You are on page 1of 3

I.

Bối cảnh
1.Bối cảnh quốc tế
 Mỗi quốc gia nếu muốn phát triển bắt buộc phải mở cửa, hội nhập vào nền kinh tế
toàn cầu.Chẳng những các lực lượng sản xuất và cơ cấu kinh tế thế giới có nhiều thay
đổi theo hướng dựa vào tri thức và khoa học công nghệ, làm xuất hiện các ngành sản
xuất mới có hàm lượng R&D và giá trị gia tăng cao, ngành dịch vụ ngày càng có vai
trò quan trọng và tỷ trọng lớn dần trong cơ cấu kinh tế quốc dân.
Mặt khác, nó làm thay đổi các quan hệ kinh tế và quản lý kinh tế thế giới theo
hướng:
Trong các nước tư bản phát triển phát triển, sau các cuộc khủng khoảng cơ cấu và
dầu lửa, từ đầu những năm 80, đã tiến hành chính sách điều chỉnh kinh tế. Các nước
đang phát triển như Đông Á và Đông Nam Á cũng thực hiện cải cách kinh tế, trở
thành khu vực phát triển năng động của thế giới.

2.Bối cảnh trong nước


Những thay đổi của tình hình thế giới và quan hệ giữa các nước do tác động của cuộc
cách mạng khoa học – kĩ thuật trở thành xu thế thế giới, đặt ra yêu cầu phải đổi mới.

Cuộc khủng hoảng toàn diện, trầm trọng ở Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa khác
trong khi các nước này đang tiến hành công cuộc cải tổ, cải cách, đổi mới, sửa chữa
sai lầm, khuyết điiểm.
Sau Đại hội VI, Ban chấp hành Trung ương và Bộ Chính trị tiếp tục bổ sung, phát
triển, cụ thể hóa đường lối đổi mới của Đảng, làm cho Nghị quyết Đại hội VI đi dần
vào cuộc sống.Nét nổi bật nhất của tình hình là từ cuối năm 1988, công cuộc cải tổ ở
Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu ngày càng chao đảo, việc thực hiện
đa nguyên về chính trị, đa đảng đối lập đã dẫn đến sự phủ nhận sạch trơn quá khứ
cách mạng, chĩa mũi nhọn công kích vào Đảng Cộng sản và chủ nghĩa Mác - Lênin,
gieo rắc những tư tưởng hoài nghi, bi quan, dao động với chủ nghĩa xã hội.

II. Nội dung đường lối đổi mới


* Về kinh tế 
Xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa với một cơ cấu hợp lí,
một nền kinh tế phát triển theo những quy luật của kinh tế thị trường, đồng thời
chịu sự chi phối bởi bản chất và những nguyên tắc của chủ nghĩa xã hội.
Thực hiện nhiều hình thức phân phối, chủ yếu là phân phối theo kết quả lao động và
hiệu quả kinh tế.
* Về chính trị
- Về chính trị, trước hết phải làm cho Đảng nâng cao được năng lực lãnh đạo và sức
chiến đấu bằng cách đổi mới tổ chức, đổi mới đội ngũ cán bộ
-Xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, nhà nước của dân, do dân và vì
dân;
-Xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, đảm bảo quyền lực thuộc về nhân dân, coi
dân chủ vừa là mục tiêu vừa là động lực của công cuộc đổi mới.
-Thực hiện quyền dân chủ của nhân dân, chuyên chính với mọi hành động xâm phạm
lợi ích của Tổ quốc, của nhân dân.
-Thực hiện chính sách đại đoàn kết dân tộc, tập hợp mọi lực lượng dân tộc, phấn đấu
vì sự nghiệp dân giàu nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh.
* Về nhận thức, tư duy lý luận và lãnh đạo 
Trên cơ sở đổi mới tư duy lý luận, nhận thức rõ hơn về CNXH và về thời kỳ quá độ
lên CNXH, dựa vào những kết quả bước đầu của sự đổi mới từng phần, lắng nghe,
tổng kết sáng kiến, kinh nghiệm của nhân dân, của các địa phương và cơ sở, Đại hội
đại biểu toàn quốc lần thứ VI Đảng Cộng sản Việt Nam (12-1986) đã hoạch định
đường lối đổi mới.
- Thật sự phát huy quyền làm chủ của nhân dân, thực hiện “dân biết, dân bàn, dân
làm, dân kiểm tra”, tăng cường và đổi mới công tác vận động quần chúng nhân dân
và thực hiện nền dân chủ xã hội chủ nghĩa.
- Đổi mới chính sách đối ngoại, thực hiện đa phương hóa, đa dạng hoá, Việt Nam
muốn là bạn và là đối tác tin cậy của các nước trên thế giới trên cơ sở giữ vững độc
lập chủ quyền, bình đẳng và cùng có lợi.
*Về xã hội, phát huy nhân tố con người, bảo đảm không ngừng nâng cao đời sống
vật chất và tinh thần của mọi thành viên trong xã hội, thực hiện công bằng xã hội.
Phát triển các sự nghiệp phúc lợi công cộng.
*Về văn hoá, xây dựng nền văn hoá tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc, kế thừa và
phát huy văn hoá truyền thống, tiếp thu những tinh hoa văn hoá nhân loại.
*Về quốc phòng và an ninh, đặt an ninh của đất nước trong bối cảnh an ninh chung
của khu vực và thế giới.

III.Thành tựu của công cuộc đổi mới


1. Về kinh tế:
– Việc thực hiện Ba chương trình kinh tế lớn (lương thực – thực phẩm, hàng tiêu
dùng và hàng xuất khẩu) trong 10 năm 1986 – 1996 đạt được những kết quả quan
trọng:
+ Về lương thực – thực phẩm, từ chỗ thiếu ăn, đến năm 1990, Việt Nam đã vươn lên
đáp ứng nhu cầu trong nước, có dự trữ và xuất khẩu.
+ Hàng tiêu dùng trên thị trường dồi dào, đa dạng về mẫu mã, chất lượng ngày càng
nâng cao, lưu thông thuận lợi, một số mặt hàng sản xuất trong nước đã hoàn toàn
thay thế hàng nhập khẩu.
+ Kinh tế đối ngoại ngày càng mở rộng, hàng xuất khẩu ngày càng tăng, từng bước
tiến tới cân bằng giữa xuất và nhập khẩu phấn đấu đến năm 2020 căn bản trở thành
một nước công nghiệp theo hướng hiện đại.
+ Nền kinh tế tăng trưởng nhanh.Năm 1990, lần đầu tiên Việt Nam xuất khẩu 1,5
triệu tấn gạo, vươn lên hàng những nước xuất khẩu gạo nhiều nhất thế giới.

2.Về chính trị – xã hội


Tình hình chính trị – xã hội cơ bản ổn định, quốc phòng – an ninh được tăng cường.
- Đã giải quyết ngày càng tốt hơn các vấn đề xã hội như lao động và việc làm, xoá đói
giảm nghèo, phát triển sự nghiệp văn hoá, y tế, giáo dục, khoa học – công nghệ, thể
dục thể thao… chủ động hội nhập quốc tế, tham gia các tổ chức quốc tế: ASEAN,
APEC, WTO… Việt Nam tham gia tích cực vào các hoạt động của cộng đồng quốc tế.
- Bộ máy và đội ngũ cán bộ lãnh đạo ở các cơ quan Trung ương và địa phương được
sắp xếp lại. Nội dung và phương thức hoạt động của các tổ chức trong hệ thống
chính trị có một số đổi mới theo hướng phát huy dân chủ nội bộ và quyền làm chủ
của nhân dân, tăng cường quyền lực của các cơ quan dân cử .
IV. Ý nghĩa
Những thành tựu của công cuộc đổi mới chứng tỏ đường lối đúng đắn của Đảng ta,
bước đi của công cuộc đổi mới về cơ bản là phù hợp, được đông đảo quần chúng
nhân dân ủng hộ. Mở đầu cho công cuộc đổi mới toàn diện của đất nước, là Đại hội
kế thừa và quyết tâm đổi mới, đoàn kết bền lâu.

You might also like