You are on page 1of 1

Phạm Thành Đạt_MSSV: 1911252049_Lớp: 19DOTA1

Câu 1: Văn bản X có hiệu lực từ ngày 5/10/2016. Ông Tài vi phạm vào ngày
7/10/2016 bị phạt 300.000đ.

Câu 2: Chị Xinh vi phạm khoản a vào ngày 15/9/2016 trước thời gian quy định của
văn bản nên chị Xinh không bị phạt theo văn bản mới đưa ra.

Câu 3: Theo em quy định này trái pháp luật.

Vì thời điểm có hiệu lực của toàn bộ hoặc một phần văn bản quy phạm pháp luật được
quy định tại văn bản đó nhưng không sớm hơn 45 ngày kể từ ngày thông qua hoặc ký
ban hành đối với văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan nhà nước trung ương;
không sớm hơn 10 ngày kể từ ngày ký ban hành đối với văn bản quy phạm pháp luật
của Hội đồng nhân dân; Ủy ban nhân dân cấp tỉnh; không sớm hơn 07 ngày kể từ ngày
ký ban hành đối với văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân
dân cấp huyện và cấp xã. Chính vì thế quy định này trai pháp luật.

Câu 4:

a. Anh Xanh vi phạm khoản b vào ngày 21/7/2017 thì bị phạt 500.000đ vì văn bản nhà
nước ban hành có hiệu lực từ ngày 20/7/2017 kể từ ngày ký.

b. Chị Mai vi phạm khoản a vào ngày 21/7/2016 thì sẽ không bị phạt theo văn bản
theo ngày 21/7/2017 vì văn bản nhà nước ban hành có hiệu lực từ ngày 20/7/2017 kể
từ ngày ký.

c. Giả sử văn bản Y do chính phủ ban hành, văn bản X do Ủy ban thường vụ Quốc hội
ban hành thì văn bản Y không thay thế được văn bản X.

Vì: Ủy ban thường vụ Quốc hội (UBTVQH) đình chỉ việc thi hành văn bản của Chính
phủ, Thủ tướng Chính phủ, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao
trái với Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội và trình Quốc hội quyết định việc
bãi bỏ văn bản đó tại kỳ họp gần nhất; bãi bỏ văn bản của Chính phủ, Thủ tướng
Chính phủ, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao trái với pháp lệnh,
nghị quyết của UBTVQH (khoản 4 Điều 74). Hiện tại chưa thấy luật lệ nói về văn bản
Chính phủ ban hành có thể thay thế được văn bản UBTVQH ban hành nên em nghĩ
văn bản Chính phủ ban hành không thể thay thế được văn bản UBTVQH ban hành.

You might also like