You are on page 1of 25

CÁC LUẬN ĐIỂM CƠ BẢN TRONG CÁC TÁC PHẨM, BÀI

VIẾT, BÀI NÓI CHUYỆN CỦA CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH

1. Trong bài “Cần kiệm liêm chính”, viết xong khoảng tháng 6-1949, ký tên
Lê Quyết Thắng, Hồ Chí Minh viết:
“ Trời có bốn mùa: Xuân, Hạ, Thu, Đông.
Đất có bốn phương: Đông, Tây, Nam, Bắc.
Người có bốn đức: Cần, Kiệm, liêm, Chính.
Thiếu một mùa, thì không thành trời.
Thiếu một phương, thì không thành đất.
Thiếu một đức thì không thành người.”
 “Cần là siêng năng, chăm chỉ, cố gắng, dẻo dai,… Tục ngữ ta có câu:
nước chảy mãi, đá cũng mòn, kiến tha lâu cũng đầy tổ… Dao siêng mài thì
sắc bén. Ruộng siêng làm cỏ thì lúa tốt… Mọi người đều phải cần, cả nước
đều phải cần”
 “Nếu làm cố chết cố sống trong một ngày, một tuần hay một tháng,
đến nỗi sinh ốm đau, phải bỏ việc, như vậy không phải là cần”
 “Kiệm là tiết kiệm, không xa xỉ, không hoang phí, không bừa bãi…”.
“Tiết kiệm không phải là bủn xỉn… Việc đáng tiêu mà không tiêu là bủn xỉn,
dại dột chứ không phải là KIỆM ”. “Cần với Kiệm phải đi đôi với nhau như
hai chân của con người. Cần mà không Kiệm thì “làm chứng nào xào chừng
ấy”, cũng như một cái thùng không đáy, nước đổ vào chừng nào, chảy ra hết
chừng ấy, không lại hoàn không… Kiệm mà không cần,… như cái thùng chỉ
đựng một ít nước, không tiếp tục đổ thêm vào lâu ngày chắc nước đó sẽ hao
bớt dần cho đến khi khô kiệt”
 “Liêm là trong sạch, không tham lam… ngày xưa dưới chế độ phong
kiến, những người làm quan không đục khoét của dân thì gọi là liêm. Chữ
Liêm ấy chỉ có nghĩa hẹp… ngày nay, nước ta là nước dân chủ cộng hòa,
chữ Liêm có nghĩa rộng hơn là mọi người đều phải Liêm… Chữ Liêm phải
đi đôi với chữ Kiệm cũng như chữ Kiệm phải đi đôi với chữ Cần. Có Kiệm
mới Liêm được, vì xa xỉ mà sinh tham lam”
 “Chính, nghĩa là không tà, nghĩa là thẳng thắn, đứng đắn... Cần,
Kiệm, Liêm là gốc rễ của Chính. Nhưng một cây cần có gốc rễ, lại cần có
nhành, lá, hoa, quả mới là cây hoàn toàn. Một người phải Cần, Kiệm, Liêm,
nhưng còn phải Chính mới là hoàn toàn”
2. Trong Di chúc, năm 1969, Hồ Chí Minh viết:
 “Cuộc kháng chiến chống Mỹ có thể sẽ kéo dài mấy năm nữa,
Đồng bào ta có thể hy sinh nhiều người. Dù sao chúng ta phải quyết tâm
đánh giặc Mỹ đến thắng lợi hoàn toàn.
Còn non, còn nước, còn người
Thắng giặc Mỹ, ta sẽ xây dựng hơn mười ngày nay! "
 "Đảng ta là một Đảng cầm quyền. Mỗi đảng viên và cán bộ
phải thật sự thấm nhuần đạo đức cách mạng, thật sự cần kiệm liêm chính,
chí công vô tư. Phải giữ gìn Đảng ta thật trong sạch, phải xứng đáng là
người lãnh đạo, là người đầy tớ thật trung thành của nhân dân" 
 "Đoàn kết là một truyền thống cực kỳ quý báu của Đảng ta, của
dân ta. Các đồng chí từ trung ương đến các chi bộ cần phải giữ gìn sự đoàn
kết nhất trí của Đảng như giữ gìn con ngươi của mắt mình".
 “Đoàn viên và thanh niên ta nói chung là tốt, mọi việc đều hăng
hái xung phong, không ngại khó khăn, có chí tiến thủ. Đảng cần phải chăm lo
giáo dục đạo đức cách mạng cho họ, đào tạo họ thành những người thừa kế xây
dựng chủ nghĩa xã hội vừa “hồng” vừa “chuyên”.
 “Bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau là một việc rất quan
trọng và rất cần thiết”.
 “Đảng cần phải có kế hoạch thật tốt để phát triển kinh tế và văn
hóa, nhằm không ngừng nâng cao đời sống của nhân dân”
 "Đảng ta là một Đảng cầm quyền"
3. Trong “Bài nói tại buổi khai mạc Đại hội thống nhất Việt Minh – Liên
Việt”, ngày 3/3/1951, Hồ Chí Minh viết:
 "Hôm nay, trông thấy rừng cây đại đoàn kết ấy đã nở hoa
kết quả và gốc rễ nó đang ăn sâu lan rộng khắp toàn dân và nó có một cái
tương lai "trường xuân bất lão". Vì vậy cho nên lòng tôi sung sướng vô
cùng".
4. Trong "Bài nói tại lớp chỉnh huấn đầu tiên của Trung ương", ngày
11/5/1952, Hồ Chí Minh viết:
 "Cán bộ quyết định mọi việc. Các đồng chí đều là cán bộ cao cấp, đều
giữ những trách nhiệm quan trọng công việc thành hay bại một phần lớn là
do nơi Tư tưởng đạo đức, thái độ và lề lối làm việc của các đồng chí".
5. Trong bài “Nói chuyện tại hội nghị đại biểu mặt trận Liên - Việt toàn
quốc”, ngày 10/1/1955, Hồ Chí Minh viết:
 “muốn thống nhất phải có hòa bình. Muốn độc lập thì phải
thống nhất. Muốn thật sự độc lập thì phải có dân chủ. Bốn điểm đó như bầu
trời có bốn phương: Đông, Tây, Nam, Bắc; như một năm có bốn mùa: Xuân,
Hạ, Thu, Đông; không thể tách rời nhau, không thể thiếu một điểm nào”
6. Trong bài “Phải theo đúng kỷ luật của Đảng”, 22/8/1954, Hồ Chí Minh
viết:
 “Đoàn kết là sức mạnh của Đảng. Đoàn kết chặt chẽ và
kỷ luật nghiêm khắc, hai điều đó không thể tách rời nhau”
7. Trong bài “đạo đức công dân”, ngày 15/1/1955, Hồ Chí Minh viết:
 “Giáo dục là chính, nhưng đối với những kẻ ngoan
cố không chịu sửa đổi thì chính quyền phải dùng pháp luật”.
8. Trong “Bài nói chuyện tại buổi lễ khai mạc Trường Đại học Nhân dân
Việt Nam”, 19/1/1955, Hồ Chí Minh viết:
 “Trong trường, cần có dân chủ. Đối với mọi
vấn đề, thầy và trò cùng nhau thảo luận, ai có ý kiến gì đều thật thà phát
biểu. Điều gì chưa thông suốt, thì hỏi, bàn cho thông suốt. Dân chủ nhưng
trò phải kính thầy, thầy phải quý trò, chứ không phải là “cá đối bằng đầu””
9. Trong Bài “Người cán bộ cách mạng”, ngày 3/3/1955, Hồ Chí Minh nói:
 “Đạo đức cách mạng có thể nói tóm
tắt là: nhận rõ phải, trái. Giữ vững lập trường. Tận trung với nước. Tận
hiếu với dân”
10. Trong bài “Tự phê bình và phê bình”, ngày 14/6/1955, Hồ Chí Minh
nói:
 “Tự phê bình và phê bình là thứ
vũ khí sắc bén nhất, nó giúp cho Đảng ta mạnh và ngày càng thêm mạnh.
Nhờ nó mà chúng ta sửa chữa khuyết điểm, phát triển ưu điểm, tiến bộ
không ngừng”.

11. Trong bài “Nói chuyện tại lớp hướng dẫn giáo viên cấp 2, cấp 3 và Hội
nghị sư phạm”, tháng 7/1956, Hồ Chí Minh nói:
 “chủ nghĩa xã hội là lấy nhà
máy, xe lửa, ngân hàng, v.v. làm của chung. Ai làm nhiều thì ăn nhiều, ai
làm ít thì ăn ít, ai không làm thì không ăn, tất nhiên là trừ những người già
cả, đau yếu và trẻ con”; “chủ nghĩa xã hội làm làm sao cho dân giàu nước
mạnh”;
 “chủ nghĩa xã hội không thể
làm mau được mà phải làm dần dần”;
“tiến lên chủ nghĩa xã hội, không thể một sớm một chiều”
12. Trong “Bài nói chuyện tại lớp nghiên cứu chính trị khóa II trường Đại
học nhân dân Việt Nam”, ngày 8/12/1956, Hồ Chí Minh nói:
 “Trong bầu trời không gì quý bằng nhân dân.
Trong thế giới không gì quý bằng lực lượng đoàn kết của nhân dân”;
 “Trong xã hội không có gì tốt đẹp, vẻ vang bằng
phục vụ cho lợi ích của nhân dân”;
 “Dân chủ là của quý báo nhất của nhân dân,
chuyên chính là cái khóa, cái cửa để đề phòng kẻ phá hoại, nếu hòm không
có khóa, nhà không có cửa thì sẽ mất cắp hết. Cho nên có cửa phải có khóa,
có nhà phải có cửa. Thế thì dân chủ cũng can phải có chuyên chính để giữ
gìn lấy dân chủ”
13. Trong bài “Nói chuyện ở trường cán bộ Công đoàn”, ngày 19/1/1957,
Hồ Chí Minh nói:
 “lao động là vẻ vang”
14. Trong bài “Đông dương”, tháng 4/1921, Hồ Chí Minh nói:
 “sự tàn bạo của chủ nghĩa tư bản đã chuẩn bị đất rồi: chủ nghĩa xã hội
chỉ còn phải làm cái việc là gieo hạt giống của công cuộc giải phóng nữa
thôi”
15. Trong bài “Phong trào Cộng sản quốc tế”, tháng 5/1921, Hồ Chí Minh
nói:
 “Ngày mà hàng trăm triệu nhân dân châu Á bị tàn sát và áp bức thức
tĩnh để gạt bỏ sự bóc lột đê tiện của một bọn thực dân lòng tham không đáy,
họ sẽ hình thành một lực lượng khổng lồ, và trong khi thủ tiêu một trong
những điều kiện tồn tại của chủ nghĩa tư bản là chủ nghĩa đế quốc, họ có thể
giúp đỡ những người anh em mình ở phương Tây trong nhiệm vụ giải phóng
hoàn toàn”
16. Trong tác phẩm “Bản án chế độ thực dân Pháp”, năm 1925, Hồ Chí
Minh nói:
 “chủ nghĩa tư bản là một con đĩa có một cái vòi bám vào giai cấp vô
sản ở chính quốc và một cái vòi khác bám vào giai cấp vô sản ở thuộc địa.
Nếu muốn giết con vật ấy, người ta phải đồng thời cắt cả hai vòi. Nếu người
ta chỉ cắt một vòi thôi, thì cái vòi còn lại kia vẫn tiếp tục hút máu của giai
cấp vô sản, con vật vẫn tiếp tục sống và cái vòi bị cắt đứt lại sẽ mọc ra”;
17. Trong bài “Đoàn kết giai cấp”, năm 1924, Hồ Chí Minh nói:
 “dù là màu da có khác nhau, trên đời này chỉ có hai giống người:
giống người bóc lột và giống người bị bóc lột. Mà cũng chỉ có một mối tình
hữu ái là thật mà thôi: tình hữu ái vô sản”
18. Trong tác phẩm “Bản án chế độ thực dân Pháp”, năm 1925, Hồ Chí
Minh nói:
 “Vận dụng công thức của Các Mác, chúng tôi xin nói với anh em
rằng, công cuộc giải phóng anh em chỉ có thể thực hiện được bằng sự nỗ lực
của bản thân anh em”
 “Hỡi Đông Dương đáng thương hại! Người sẽ chết mất, nếu đám
thanh niên già cỗi của Người không sớm hồi sinh”
19. Trong bài “Thư gửi các học sinh”, 9/1945, Hồ Chí Minh nói:
 “Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không, dân tộc Việt
Nam có bước tới đài vinh quang để sánh vai với các cường quốc năm châu
được hay không, chính là nhờ một phần lớn ở công học tập của các em”
20. Trong bài “Thư gửi ủy ban nhân dân các kỳ, Tỉnh, Huyện và Làng”,
17/10/1945, Hồ Chí Minh nói:
 “Nếu nước độc lập mà dân không hưởng hạnh phúc tự do, thì độc lập
cũng chẳng có nghĩa lý gì”;
 “nếu không có nhân dân thì chính phủ không đủ lực lượng. Nếu không
có chính phủ, thì nhân dân không ai dẫn đường”;
 “việc gì lợi cho dân ta, phải hết sức làm. Việc gì hại đến dân, ta phải
hết sức tránh. Chúng ta phải yêu dân, kính dân thì dân mới yêu ta, kính ta”
21. Trong bài “Trả lời các nhà báo nước ngoài”, 21/1/1946, Hồ Chí Minh
nói:
 “Tôi chỉ có một sự ham muốn, ham muốn tột bậc, là làm sao cho nước
ta được hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ai cũng có
cơm ăn áo mặc, ai cũng được học hành”
 22. Trong tác phẩm “Đường cách mệnh”, năm 1927, Hồ Chí Minh
viết: “công nông là người chủ cách mệnh”,
 “công nông là gốc cách mệnh”,
 “sức cách mệnh phải tập trung, muốn tập trung phải có đảng cách
mệnh”;
 “cách mạng trước hết phải có gì? Phải có Đảng Cách mệnh, để trong
thì vận động và tổ chức dân chúng, ngoài thì liên lạc với dân tộc bị áp bức
và vô sản giai cấp ở mọi nơi. Đảng có vững cách mạng mới thành công,
cũng như người cầm lái có vững thì con thuyền mới chạy. Đảng muốn vững
phải có chủ nghĩa làm cốt, trong đảng ai cũng phải hiểu, ai cũng phải theo
chủ nghĩa ấy. Đảng mà không có chủ nghĩa cũng như người không có trí
khôn, tàu không có bàn chỉ nam
Bây giờ học thuyết nhiều, chủ nghĩa nhiều, nhưng chủ nghĩa chân chính
nhất, chắc chắn nhất, cách mệnh nhất là chủ nghĩa Lênin”
23. Trong “Chánh cương vắn tắt của Đảng”, năm 1930, Hồ Chí Minh viết:
 “chủ trương làm tư sản dân quyền cách mạng và thổ địa cách mạng
để đi tới xã hội cộng sản”.
24. Trong “Sách lược vắn tắt của Đảng”, năm 1930, Hồ Chí Minh viết:
 “Đảng là đội tiên phong của vô sản giai cấp”.
25. Trong “Chương trình tóm tắt của Đảng”, năm 1930, Hồ Chí Minh viết:
 “Đảng là đội tiên phong của đạo quân vô sản”
26. Trong bài “Mười chính sách của Việt Minh”, năm 1941, Hồ Chí Minh
viết:
 “khuyên ai xin nhớ chữ đồng
Đồng tình, đồng sức, đồng lòng, đồng minh”
27. Trong bài “Nên học sử ta”, đăng trên báo Việt Nam độc lập, số 117,
ngày 1/2/1942, Hồ Chí Minh viết:
 “Dân ta phải biết sử ta, cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam”;
 “Lúc nào dân ta đoàn kết muôn người như một thì nước ta độc lập,
tự do. Trái lại lúc nào dân ta không đoàn kết thì bị nước ngoài xâm lấn”
28. Trong bài “Lịch sử nước ta”, tháng 2/1942, Hồ Chí Minh viết:
 “Dân ta phải biết sử ta, cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam”;
 “Dân ta xin nhớ chữ đồng: Đồng tình, đồng sức, đồng lòng, đồng
minh”
29. Trong “Tuyên ngôn độc lập”, ngày 2/9/1945, Hồ Chí Minh viết:
 “Tất cả mọi người đều sinh ra có quyền bình đẳng. Tạo hóa cho họ
những quyền không ai có thể xâm phạm được; trong những quyền ấy, có
quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc” (Tuyên ngôn
độc lập của Mỹ, 1776)
 “Tất cả các dân tộc trên thế giới đều sinh ra bình đẳng, dân tộc nào
cũng có quyền sống, quyền sung sướng và quyền tự do”
 “Người ta sinh ra tự do và bình đẳng về quyền lợi; và phải luôn luôn
được tự do và bình đẳng về quyền lợi” (Tuyên ngôn nhân quyền và dân
quyền của Pháp, 1791)
 “Nước Việt Nam có quyền hưởng tự do và độc lập, và sự thật đã
thành một nước tự do độc lập. Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem tất cả
tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải để giữ vững quyền tự do, độc
lập ấy”
30. Trong bài “Thư gửi đồng bào Nam bộ”, ngày 1/6/1946, Hồ Chí Minh
viết:
 “Năm ngón tay cũng có ngón vắn, ngón dài. Nhưng vắn hay dài đều
họp nhau lại nơi bàn tay. Trong mấy triệu người cũng có người thế này thế
khác, nhưng thế này hay thế khác đều dòng dõi của tổ tiên ta. Vậy nên ta
phải khoan hồng đại độ. Ta phải nhận rằng đã là con Lạc cháu Hồng thì ai
cũng có ít hay nhiều lòng ái quốc. Đối với những đồng bào lạc lối lầm
đường, ta phải lấy tình thân ái mà cảm hóa họ. Có như thế mới thành đại
đoàn kết, có đại đoàn kết thì tương lai chắc chắn sẽ vẻ vang”.
31. Trong Bài “Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến”,19/12/1946, Hồ Chí
Minh viết:
 “Không! Chúng ta thà hy sinh tất cả chứ nhất định không chịu mất
nước, nhất định không chịu làm nô lệ”
32. Trong bài “Thanh Hóa kiểu mẫu”, ngày 20/2/1947, Hồ Chí Minh viết:
 “Làm cho người ngèo thì đủ ăn, người đủ ăn thì khá giàu, người khá
giàu thì giàu thêm”; “Cách làm: đem tài dân, sức dân, của dân làm lợi cho
dân”
33. Trong tác phẩm “Đời sống mới”, ngày 20/3/1947, Ký tên Tân Sinh, Hồ
Chí Minh viết:
 “thực hành đời sống mới là Cần, Kiệm, Liêm, Chính”;
 “nêu cao và thực hành Cần, Kiệm, Liêm, Chính tức là nhen lửa cho
đời sống mới”
 “việc gì lợi cho nước, phải ra sức làm. Việc gì hại đến nước phải ra
sức tránh”
34. Trong Bài “Trả lời Ông VAXIĐÉP RAO, THÔNG TÍN VIÊN HÃNG
ROITƠ”, tháng 5/1947, Hồ Chí Minh viết:
 “Thái độ nước Việt Nam đối với những nước châu Á là một thái độ
anh em, đối với ngũ cường là thái độ bạn bè”;
 “Nếu không hòa bình được, chúng tôi sẽ chiến đấu đến cùng. Toàn
dân Việt Nam cương quyết tranh đấu cho thống nhất và độc lập”
35. Trong bài “Trả lời nhà báo mỹ S.ÊLIMÂYSI”, tháng 9/1947, Hồ Chí
Minh viết:
 “Hỏi: Ngài cho biết những đại cương chính sách đối ngoại của nước
Việt Nam (thứ nhất là dựa theo tinh thần quốc tế hiện giờ)?
Đáp: Làm bạn với tất cả mọi nước dân chủ và không gây thù oán với một ai”
36. Trong tác phẩm “Sửa đổi lối làm việc”, tháng 10/1947, ký tên X.Y.Z,
xuất bản đầu tiên năm 1948, Hồ Chí Minh viết:
 “Mục đích phê bình cốt để giúp nhau sửa chữa, giúp nhau tiến bộ.
Cốt để sửa đổi cách làm việc cho tốt hơn, đúng hơn. Cốt đoàn kết và thống
nhất nội bộ”;
 “Nguyên nhân của bệnh chủ quan là: kém lý luận, hoặc kinh lý luận,
hoặc lý luận suông”
 “Lý luận là đem thực tế trong lịch sử, trong kinh nghiệm, trong các
cuộc tranh đấu, xem xét, so sánh thật kỹ lưỡng rõ ràng, làm thành kết luận.
Rồi lại đem nó chứng minh với thực tế. Đó là lý luận chân chính”
 “Lý luận như cái kim chỉ nam, nó chỉ phương hướng cho chúng ta
trong kinh nghiệm thực tế”
 “Không có lý luận thì lung túng như nhắm mắt mà đi”
 “Có kinh nghiệm mà không có lý luận, cũng như một mắt sáng một
mắt mờ”
 “Lý luận cốt để áp dụng vào công việc thực tế. Lý luận mà không áp
dụng vào thực tế là lý luận suông”
 “Tri thức là hiểu biết”
 “Lý luận phải đem ra thực hành. Thực hành phải nhằm theo lý luận”
 “Lý luận cũng như cái tên (hoặc viên đạn). Thực hành cũng như cái
đích để bắn. Có tên mà không bắn, hoặc bắng lung tung, cũng như không có
tên”
 “Ngoài lợi ích của dân tộc, của Tổ quốc, thì Đảng không có lợi ích
gì khác”
 “Một Đảng mà giấu giếm khuyết điểm của minh là một Đảng hỏng.
Một Đảng có gan thừa nhận khuyết điểm của mình, vạch rõ những cái đó, vì
đâu mà có khuyết điểm đó, xét rõ hoàn cảnh sinh ra khuyết điểm đó, rồi tìm
kiếm mọi cách để sửa chữa khuyết điểm đó. Như thế là một Đảng tiến bộ,
mạnh dạn, chắc chắn, chân chính”
“Thang thuốc hay nhất là thiết thực tự phê bình và phê bình”
“Cũng như sông thì có nguồn mới có nước, không có nguồn thì sông cạn.
Cây phải có gốc, không có gốc thì cây héo. Người cách mạng phải có đạo
đức, không có đạo đức thì dù tài giỏi mấy cũng không lãnh đạo được nhân
dân”.
37. Trong Diễn văn khai mạc lớp học lý luận khóa I của trường Nguyễn Ai
Quốc ngày 7/9/1957, Hồ Chí Minh đã nêu rõ:
“Thực tế là các vấn đề mình phải giải quyết, là mâu thuẫn của sự vật. Chúng
ta là những người cán bộ cách mạng, thực tế của chúng ta là những vấn đề
mà cách mạng đề ra cho ta giải quyết. Thực tế bao gồm rất rộng. Nó bao
gồm kinh nghiệm công tác và tư tưởng của cá nhân, chính sách và đường lối
của Đảng, kinh nghiệm lịch sử của Đảng cho đến các vấn đề trong nước và
trên thế giới”

38. Trong “Bài nói tại trường Đại học Sư phạm Hà Nội”, ngày 21/10/1964,
Hồ Chí Minh viết:
"Dù là tên tuổi không đăng trên báo, không được thưởng huân chương, song
những người thầy giáo tốt là những anh hùng vô danh"
39. Trong bài “Đạo đức cách mạng”, 12/1958, Hồ Chí Minh viết:
"Sức có mạnh mới gánh được nặng và đi được xa. Người cách mạng phải có
đạo đức cách mạng làm nền tảng, mới hoàn thành được nhiệm vụ cách
mạng vẻ vang".

40. Trong bài “6 điều không nên và 6 điều nên làm”, ngày 5/4/1948, Hồ Chí
Minh viết:
“Gốc có vững cây mới bền,

Xây lầu thắng lợi trên nền nhân dân”

41. Trong “Lời kêu gọi nhân ngày kỷ niệm độc lập 2-9-1948”, Hồ Chí Minh
viết:
 “Thà 5, 10 năm hy sinh cực khổ, còn hơn làm nô lệ muôn đời”

42. Trong bài “Cách làm việc tập thể lãnh đạo cá nhân phụ trách”,
23/9/1948, Hồ Chí Minh viết:
 “Ý nghĩa của tập thể lãnh đạo rất giản đơn, chân lý của nó rất rõ rệt.
Tục ngữ có câu: “khôn bầy hơn khôn độc” là nghĩa đó”. “Tục ngữ có câu:
“Nhiều sãi không ai đóng cửa chùa””
 “Lãnh đạo không tập thể, thì sẽ đi đến cái tệ bao biện, độc đoán, chủ
quan. Kết quả là hỏng việc
Phụ trách không do cá nhân, thì sẽ đi đến cái tệ bừa bãi, loan xộn, vô chính
phủ. Kết quả cũng là hỏng việc

Tập thể lãnh đạo và cá nhân phụ trách can phải luôn luôn đi đôi với nhau”
 “Tập thể lãnh đạo là dân chủ.

Cá nhân phụ trách là tập trung

Tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách, tức là dân chủ tập trung”

43. Trong bài “Bài nói chuyện trong buổi bế mạc hội nghị cán bộ của Đảng
lần thứ sáu”, 18/1/1949, Hồ Chí Minh viết:
“Quần chúng chỉ quý mến những người có tư cách, đạo đức. Muốn hướng
dẫn nhân dân, mình phải làm mực thước cho người ta bắt chước”

44. Trong bài “Dân vận”, 15/10/1949, Hồ Chí minh viết:


“nước ta là nước dân chủ, bao nhiêu quyền hạn đều của dân, bao nhiêu lợi
ích đều vì dân... Nói tóm lại, quyền hành và lực lượng đều ở nơi dân”

45. Trong bài “Nói về công tác huấn luyện và học tập”, 6/5/1950, Hồ Chí
minh viết:
“Học để làm gì?...Học để sửa chữa tư tưởng…Học để tu dưỡng đạo đức cách
mạng… Học để tin tưởng…Học để hành: Học với hành phải đi đôi. Học mà
không hành thì học vô ích. Hành mà không học thì hành không trôi chảy”

46. Trong bài “Khuyên thanh niên”, 5/1950, trên đường đi chiến dịch biên
giới, Chủ tịch Hồ Chí Minh ghé thăm một đơn vị thanh niên xung phong
đang làm đường phục vụ chiến dịch, Người làm bài thơ này tặng thanh niên:
“Không có việc gì khó
Chỉ sợ lòng không bền
Đào núi và lấp biển

Quyết chí ắt làm nên”


47. 11/2/1951, trong “Báo cáo chính trị tại Đại hội đại biểu lần thứ II của
Đảng”, Hồ Chí Minh viết:
“Trong giai đoạn này, quyền lợi của giai cấp công nhân, nhân dân lao động
và của dân tộc là một. Chính vì Đảng Lao động Việt Nam là đảng của giai
cấp công nhân và nhân dân lao động cho nên nó phải là Đảng của cả dân tộc
Việt Nam”

48. Trong “Lời kết thúc buổi ra mắt của Đảng Lao động Việt Nam” ngày 3
tháng năm 1951, Hồ Chí Minh nêu mục đích của Đảng Lao động Việt Nam
gồm 8 chữ:
“đoàn kết toàn dân, phụng sự tổ quốc”

49. Hồ Chí Minh viết bài “Thực hành sinh ra hiểu biết

Hiểu biết tiến lên lý luận

Lý luận chỉ đạo thực hành” vào ngày 19/7/1951

50. Trong “Bài nói chuyện tại trường chính trị trung cấp quân đội”, ngày
25/10/1951, Hồ Chí Minh viết:
“Có người cho đạo đức cũ và đạo đức mới không có gì khác nhau. Nói như
vậy là lầm to. Đạo đức cũ và đạo đức mới khác nhau nhiều. Đạo đức cũ như
người đầu ngược xuống đất chân chổng lên trời. Đạo đức mới như người hai
chân đứng vững được dưới đất, đầu ngửng lên trời”

51. Trong “Thư gửi các họa sĩ nhân dịp triển lãm hội họa 1951”,1951, Hồ
Chí Minh viết:
“Văn hóa nghệ thuật cũng là một mặt trận

Anh chị em là chiến sĩ trên mặt trận ấy”


“Văn hóa, nghệ thuật cũng như mọi hoạt động khác, không thể đứng ngoài,
mà phải ở trong kinh tế và chính trị”
52. Trong “Bài nói tại Hội nghị cung cấp toàn quân lần thứ nhất”, ngày
25/6/1952, Hồ Chí Minh viết:
“Nước ta là nước dân chủ, địa vị cao nhất là dân, vì dân là chủ. Trong bộ
máy cách mạng, từ người quét nhà, nấu ăn cho đến chủ tịch một nước đều là
phân công làm đầy tớ cho dân”

53. Trong “Bài nói tại Hội nghị chiến tranh du kích”, tháng 7/1952, Hồ Chí
Minh viết:
“sự giúp đỡ của các nước bạn là quan trọng, nhưng không được ỷ lại, không
được ngồi mong chờ người khác. Một dân tộc không tự lực cánh sinh mà cứ
ngồi chờ dân tộc khác giúp đỡ thì không xứng đáng được độc lập”

54. Trong tác phẩm “Thường thức chính trị”, viết năm 1953, ký tên Đ.X,
Nxb Sự thật xuất bản lần đầu năm 1954, Hồ Chí Minh viết:
 “Tính chất của một nhà nước là: trong nhà nước ấy, giai cấp nào
thống trị, giai cấp nào bị thống trị. Nhà nước ấy bảo vệ lợi ích của giai cấp
nào, đàn áp giai cấp Trong tác phẩm “Thường thức chính trị”, viết năm
1953, ký tên Đ.X, Nxb Sự thật xuất bản lần đầu năm 1954nào”
 “ở nước ta chính quyền là của nhân dân, do nhân dân làm chủ”
 “Học thì phải ôn cái cũ và biết thêm cái mới. Nếu không ôn lại thì
những cái đã học được, sẽ quên hết”
 “Cộng sản có hai giai đoạn. Giai đoạn thấp, tức là chủ nghĩa xã hội.
Giai đoạn cao, tức là chủ nghĩa cộng sản”, “Chủ nghĩa xã hội tiến lên cao
nữa là chủ nghĩa cộng sản”

55. Trong “Diễn văn khai mạc lớp học lý luận khóa I trường Nguyễn Ái
Quốc”, ngày 7/9/1957, Hồ Chí Minh viết:
 “Thống nhất giữa lý luận và thực tiễn là một nguyên tắc căn bản của
chủ nghĩa Mác – Lênin. Thực tiễn không có lý luận hướng dẫn thì thành
thực tiễn mù quáng. Lý luận mà không liên hệ với thực tiễn là lý luận
suông”
 “Lý luận là sự tổng kết những kinh nghiệm của loài người, là tổng
hợp những tri thức về tự nhiên và xã hội tích trữ lại trong quá trình lịch sử”.
Còn “Lý luận của chủ nghĩa Mác – Lênin là sự tổng kết kinh nghiệm của
phong trào công nhân từ trước đến nay của tất cả các nước”
 “Thực tế là các vấn đề mình phải giải quyết, là mâu thuẫn của sự
vật. Chúng ta là những người cáng bộ cách mạng, thực tế của chúng ta là
những vấn đề mà cách mạng đề ra cho ta giải quyết. Thực tế bao gồm rất
rộng. Nó bao gồm kinh nghiệm công tác và tư tưởng của cá nhân, chính sách
và đường lối của Đảng, kinh nghiệm lịch sử của Đảng cho đến các vấn đề
trong nước và trên thế giới”
 “Lý luận không phải là một cái gì cứng nhắc, nó đầy tính chất sáng
tạo; lý luận luôn luôn cần được bổ sung bằng những kết luận mới rút ra từ
trong thực tiễn sinh động”
 “Phải học tập tinh thần của chủ nghĩa Mác – Lênin : học tập lập
trường, quan điểm và phương pháp của chủ nghĩa Mác – Lênin để áp dụng
… giải quyết cho tốt những vấn đề thực tế trong công tác cách mạng của
chúng ta. Như thế chúng ta học tập lý luận là cốt đế áp dụng vào thực tế”

56. Trong “Bài nói tại Lễ kỷ niệm 30 năm ngày thành lập Đảng”, ngày
5/1/1960, Hồ Chí Minh viết:
“Đảng ta vĩ đại, vì ngoài lợi ích của giai cấp, của nhân dân, của dân tộc,
Đảng ta không có lợi ích gì khác”
“Đảng ta là đạo đức, là văn minh”

57. Trong “Bài nói tại đại hội sinh viên Việt Nam lần thứ hai”, ngày
7/5/1958, Hồ Chí Minh viết:
“Thanh niên phải có đức, có tài. Có tài mà không có đức ví như một anh làm
kinh tế tài chính rất giỏi nhưng lại đi đến thụt két thì chẳng những không
làm được gì ích lợi cho xã hội, mà còn có hại cho xã hội nữa. Nếu có đức mà
không có tài ví như ông Bụt không làm hại gì, nhưng cũng không lợi gì cho
loài người”

58. Trong bài “Đào tạo thế hệ tương lai là trách nhiệm nặng nề nhưng rất
vẻ vang”, nói tại lớp học chính trị của các giáo viên cấp II, cấp III toàn
miềm Bắc,13/9/1958, Hồ Chí Minh viết:
“Vì lợi ích mười năm thì phải trồng cây, vì lợi ích trăm năm thì phải trồng
người”

59. Trong bài “Đạo đức cách mạng”, 12/1958, Hồ Chí Minh viết:
 “Không có chế độ nào tôn trọng con người, chú ý xem xét những lợi
ích cá nhân đúng đắn và bảo đảm cho nó được thỏa mãn bằng chế độ xã hội
chủ nghĩa cộng sản chủ nghĩa”
 “Học tập chủ nghĩa Mác – Lênin là học tập cái tinh thần xử trí mọi
việc, đối với mọi người và đối với bản thân mình; là học tập những chân lý
phổ biến của chủ nghĩa Mác – Lênin để áp dụng một cách sáng tạo vào hoàn
cảnh thực tế của nước ta. Học để mà làm, lý luận đi đôi với thực tiễn”
 “Chủ nghĩa cá nhân đẻ ra hàng trăm thứ bệnh nguy hiểm: quan liêu,
mệnh lệnh, bè phái, chủ quan, tham ô, lãng phí”
 “Đạo đức cách mạng không phải trên trời sa xuống. Nó do đấu
tranh, rèn luyện bền bỉ hàng ngày mà phát triển và củng cố. Cũng như ngọc
càng mài càng sáng, vàng càng luyện càng trong”
 “…có đồng chí học thuộc lòng một số sách vở về chủ nghĩa Mác –
Lênin. Họ tự cho mình là hiểu biết chủ nghĩa Mác – Lênin hơn ai hết. Song
khi gặp việc thực tế, thì họ hoặc là máy móc, hoặc là lúng túng. Lời nói và
việc làm của họ không nhất trí. Họ học sách vở Mác - Lênin nhưng không
học tinh thần Mác – Lênin. Học để trang sức chứ không phải để vận dụng
vào công việc cách mạng”

60. Trong bài “Con đường cứu nước và giải phóng dân tộc trong thời đại
ngày nay”, tháng 1/1959, Hồ Chí Minh viết:
 “Muốn cứu nước và giải phóng dân tộc không có con đường nào
khác con đường cách mạng vô sản”
 “Cách mạng Việt Nam đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác, điều
đó chứng minh rằng trong thời đại đế quốc chủ nghĩa, ở một nước thuộc địa
nhỏ, với sự lãnh đạo của giai cấp vô sản và đảng của nó, dựa vào quần
chúng nhân dân rộng rãi trước hết là nông dân và đoàn kết được mọi tầng
lớp nhân dân yêu nước trong mặt trận thống nhất, với sự đồng tình và ủng
hộ của phong trào cách mạng thế giới, trước hết là của phe xã hội chủ
nghĩa hùng mạnh, nhân dân nước đó nhất định thắng lợi”

61. Trong “Bài nói tại Đại hội lần thứ hai Hội nhà báo Việt Nam”, ngày
16/4/1959, Hồ Chí Minh viết:
“Không biết thì phải cố gắng học, mà cố gắng học thì nhất định học được”

62. Trong “Bài nói tại Hội nghị cán bộ thảo luận dự thảo Luật Hôn nhân
gia đình”, ngày 10/10/1959, Hồ Chí Minh viết:
“Nói phụ nữ là nói phân nửa xã hội. Nếu không giải phóng phụ nữ thì không
giải phóng một nửa loài người”
“Hạt nhân của xã hội là gia đình”

63. Trong “Báo cáo về dự thảo Hiến pháp sửa đổi tại kỳ họp thứ 11 Quốc
hội khóa I nước Việt Nam dân chủ Cộng hòa”, ngày 18/12/1959, Hồ Chí
Minh viết:
 “Tính chất nhà nước là vấn đề cơ bản của Hiến pháp. Đó là vấn đề
nội dung giai cấp của chính quyền. Chính quyền về tay ai và phục vụ quyền
lợi của ai? Điều đó quyết định toàn bộ nội dung của Hiến pháp”
 “Nước ta là một nước thống nhất gồm nhiều dân tộc. Các dân tộc
sống trên đất nước Việt Nam đều bình đẳng về quyền lợi và nghĩa vụ”
 “Quốc hội và Hội đồng nhân dân gồm các đại biểu do nhân dân bầu
ra theo chế độ phổ thông đầu phiếu”
 “Mọi người công dân từ 18 tuổi trở lên đều có quyền bầu cử, từ 21
tuổi trở lên đều có quyền ứng cử”
 “Việc tuyển cử tiến hành theo nguyên tắc phổ thông, bình đẳng, trực
tiếp và bỏ phiếu kín”
 “Nhân dân có quyền bãi miễn đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội
đồng nhân dân nếu những đại biểu ấy tỏ ra không xứng đáng với sự tín
nhiệm của nhân dân”
 “Quốc hội là cơ quan quyền lực cao nhất của Nhà nước”; “Quốc hội
là cơ quan duy nhất có quyền lập pháp”
 “Quốc hội bầu ra chủ tịch nước, Ủy ban thường vụ Quốc hội và Hội
đồng Chính phủ”; “Hội đồng nhân dân bầu ra Ủy ban hành chính các cấp”
 “Nhà nước đảm bảo quyền tự do dân chủ cho công dân, nhưng
nghiêm cấm lợi dụng các quyền tự do dân chủ để xâm phạm đến lợi ích của
Nhà nước, của nhân dân”
 “Mọi người công dân phải tự giác làm tròn nghĩa vụ đối với Nhà
nước, đối với tập thể”

64. Trong bài “Ba mươi năm hoạt động của Đảng”, ngày 6/1/1960, Hồ Chí
Minh viết:
 “Chủ nghĩa Mác – Lênin kết hợp với phong trào công nhân và phong
trào yêu nước đó dẫn tới việc thành lập Đảng Cộng sản Đông Dương vào
đầu năm 1930”
 “Đặc điểm to lớn nhất của nước ta trong thời kỳ quá độ là từ một
nước nông nghiệp lạc hậu tiến thẳng lên chủ nghĩa xã hội không kinh qua
giai đoạn phát triển tư bản chủ nghĩa”

65. Trong bài “Con đường dẫn tôi đến chủ nghĩa Lênin”, ngày 22/4/1960,
Hồ Chí Minh viết:
 “Trong Luận cương ấy, có những chữ chính trị khó hiểu. Nhưng cứ
đọc đi, đọc lại nhiều lần, cuối cùng tôi cũng hiểu được phần chính. Luận
cương của Lênin làm cho tôi rất cảm động, phấn khởi, sáng tỏ, tin tưởng biết
bao!tôi vui mừng đến phát khóc lên. Ngồi một mình trong buồng mà tôi nói
to lên như đang nói trước quần chúng đông đảo: “Hỡi đồng bào bị đọa đầy
đau khổ! Đây là cái cần thiết cho chúng ta. Đây là con đường giải phóng
chúng ta””
 “Từng bước một, trong cuộc đấu tranh, vừa nghiên cứu lý luận Mác
– Lênin, vừa làm công tác thực tế dần dần tôi hiểu được rằng chỉ có chủ
nghĩa xã hội, chủ nghĩa cộng sản mới giải phóng được các dân tộc bị áp bức
và những người lao động trên thế giới khỏi ách nô lệ”

66. Trong “Diễn văn khai mạc Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III của
Đảng Lao động Việt Nam”, ngày 5/9/1960, Hồ Chí Minh viết:
“Quan sơn muôn dặm một nhà, bốn phương vô sản đều là anh em”
“Cách mạng là sự nghiệp của quần chúng, chứ không phải là sự nghiệp của
cá nhân anh hùng nào”

67. Trong “Bài nói chuyện tại Đại hội Đảng bộ Hà Nội”, ngày 1/2/1961, Hồ
Chí Minh viết:
“Mục đích của Chủ nghĩa xã hội là gì? Nói một cách giản đơn và dễ hiểu là:
không ngừng nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân, trước
hết là nhân dân lao động”.

68. Trong “Bài nói chuyện tại Đại hội lần thứ III của Đoàn thanh niên Lao
động Việt Nam”, ngày 24/3/1961, Hồ Chí Minh viết:
 “Đạo đức cách mạng là bất kỳ ở cương vị nào, bất kỳ làm công việc
gì, đều không sợ khó, không sợ khổ, đều một lòng một dạ phục vụ lợi ích
chung của giai cấp, của nhân dân, đều nhằm mục đích xây dựng chủ nghĩa
xã hội”
 “Chủ nghĩa cá nhân là việc gì cũng chỉ lo cho lợi ích riêng của mình,
không quan tâm đến lợi ích riêng của tập thể…Nó là mẹ đẻ ra tất cả mọi tính
hư nết xấu… Nó là kẻ thù hung ác của đạo đức cách mạng, chủ nghĩa xã
hội”

69. Trong bài “Xây dựng những con người của chủ nghĩa xã hội”, 3/1961,
Hồ Chí Minh viết:
 “Muốn xây dựng chủ nghĩa xã hội, trước hết cần có những con
người xã hội chủ nghĩa”
 “Hãy tiến lên, tiến nhanh, tiến mạnh, tiến vững chắc lên chủ nghĩa
xã hội! Tiến nhanh, tiến mạnh không phải là phiêu lưu, làm ẩu. Phải thiết
thực đi từng bước, phải tiến vững chắc, phải nắm vững quy luật phát triển
của cách mạng, phải tính toán cẩn thận những điều kiện cụ thể, những biện
pháp cụ thể. Kế hoạch phải chắc chắn, cân đối. Chớ đem chủ quan của mình
thay cho điều kiện thực tế. Phải chống bệnh chủ quan, tác phong quan liêu,
đại khái”

70. Trong “Bài nói tại Đại hội liên hoan phụ nữ “năm tốt””, ngày
30/4/1964, Hồ Chí Minh viết:
 “Tăng gia sản xuất và thực hành tiết kiệm là con đường đi đến xây
dựng thắng lợi chủ nghĩa xã hội, xây dựng hạnh phúc cho nhân dân. Tăng
gia là tay phải của hạnh phúc, tiết kiệm là tay trái của hạnh phúc”
 “Lọ là thân thích ruột rà, công nông thế giới đều là anh em”

71. Trong “Bài nói ở lớp huấn luyện Đảng viên mới”, ngày 14/5/1966, Hồ
Chí Minh viết:
“Người cộng sản chúng ta không được phút nào quên lý tưởng cao cả của
mình là: Suốt đời làm cách mạng phấn đấu cho Tổ quốc hoàn toàn độc lập,
làm cho chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản thắng lợi hoàn toàn trên Tổ
quốc ta và trên thế giới”

72. Trong bài “Không có gì quý hơn độc lập tự do”, ngày 17/7/1966, Hồ Chí
Minh viết:
“Chiến tranh có thể kéo dài 5 năm, 10 năm, 20 năm hoặc lâu hơn nữa. Hà
Nội, Hải Phòng và một số thành phố, xí nghiệp có thể bị tàn phá, song nhân
dân Việt Nam quyết không sợ! Không có gì quý hơn độc lập, tự do. Đến
ngày thắng lợi, nhân dân ta sẽ xây dựng lại đất nước ta đàng hoàng hơn, to
đẹp hơn”.

73. Trong “Bài nói tại kỳ họp Hội đồng chính phủ cuối năm 1966”, ngày
29/12/1966, Hồ Chí Minh viết:
“Trong công tác lưu thông phân phối, có hai điều quan trọng phải luôn luôn
nhớ:
“Không sợ thiếu, chỉ sợ không công bằng;

Không sợ nghèo, chỉ sợ lòng dân không yên”

74. Trong bài “Cái “Chìa khóa vạn năng””, ngày 25/3/1967, Hồ Chí Minh
viết:
“Thực hành dân chủ là cái chìa khóa vạn năng có thể giải quyết mọi khó
khăn”

75. Trong bài “Cách mạng tháng mười vĩ đại mở ra con đường giải phóng
cho các dân tộc”, ngày 1/11/1967, Hồ Chí Minh viết:
 “Cách mạng Tháng mười mở ra con đường giải phóng cho các dân
tộc và cả loài người, mở đầu cho một thời đại mới trong lịch sử, thời đại quá
độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội trên toàn thế giới”; “đó là thắng
lợi vĩ đại nhất của giai cấp công nhân, của nhân dân lao động và các dân tộc
bị áp bức”
 “Cần có sự lãnh đạo của một đảng cách mạng chân chính của giai
cấp công nhân, toàn tâm toàn ý phục vụ nhân dân. Chỉ có sự lãnh đạo của
một đảng biết vận dụng một cách sáng tạo chủ nghĩa Mác – Lênin vào điều
kiện cụ thể của nước mình thì mới có thể đưa cách mạng giải phóng dân tộc
đến thắng lợi và cách mạng xã hội chủ nghĩa đến thành công”
 “Trong cuộc đấu tranh gian khổ chống kẻ thù của giai cấp và của
dân tộc, cần dùng bạo lực cách mạng chống lại bạo lực phản cách mạng,
giành lấy chính quyền và bảo vệ chính quyền”
 “Tùy tình hình cụ thể mà quyết định những hình thức đấu tranh cách
mạng thích hợp, sử dụng đúng và khéo kết hợp các hình thức đấu tranh vũ
trang và đấu tranh chính trị để giành thắng lợi cho cách mạng”
 “Kết hợp chặt chẽ lòng yêu nước với tinh thần quốc tế vô sản trong
cách mạng giải phóng dân tộc cũng như trong cách mạng xã hội chủ nghĩa.
Trong thời đại ngày nay, cách mạng giải phóng dân tộc là một bộ phận
khăng khít của cách mạng vô sản trong phạm vi toàn thế giới; cách mạng
giải phóng dân tộc phải phát triển thành cách mạng xã hội chủ nghĩa thì mới
giành được thắng lợi hoàn toàn”
76. Trong bài “Nâng cao đạo đức cách mạng quét sạch chủ nghĩa cá nhân”,
ngày 3/2/1969, Hồ Chí Minh viết:
“Phải kiên quyết quét sạch chủ nghĩa cá nhân, nâng cao đạo đức cách mạng,
bồi dưỡng tư tưởng tập thể, tinh thần đoàn kết, tính tổ chức và tính kỷ luật”

77. Trong bài “Trả lời phỏng vấn của SácLơ PhuôcNiô, phóng viên báo
L’Humanité (Pháp)”, ngày 15/7/1969, Hồ Chí Minh viết:
“Chúng tôi giành được thắng lợi đó là do nhiều nhân tố, nhưng cần phải
nhấn mạnh rằng… chúng tôi giành được những thắng lợi đó trước hết là nhờ
cái vũ khí không gì thay thế được là chủ nghĩa Lênin”

78. Trong bài nói tại buổi khai mạc Hội nghị văn hóa toàn quốc lần thứ
nhất, ngày 24/11/1946, đăng báo Cứu quốc, số ra ngày 25/11/1946, Hồ Chí
Minh viết:
“Cần làm thế nào cho văn hóa vào sâu trong tâm lý của quốc dân, nghĩa là
văn hóa phải sửa đổi được tham nhũng, lười biếng, phù hoa, xa xỉ. Tâm lý
của ta lấy tự do, độc lập làm gốc – văn hóa phải làm sao cho ai cũng có lý
tưởng tự chủ, độc lập, tự do”

79. Trong Thư gửi Hội Nghị Văn hóa toàn quốc lần thứ hai, ngày 15/7/1948,
Hồ Chí Minh viết:
“Chúng ta cần phải xây đắp một nền văn hóa kháng chiến kiến quốc của toàn
dân”

80. Trong Thư gửi đồng bào toàn quốc, tháng 10/1944, Hồ Chí Minh viết:
“Chúng ta trước hết phải có một cái cơ cấu đại biểu cho sự chân thành đoàn
kết và hành động nhất trí của toàn thể quân dân ta. Mà cơ cấu ấy thì phải do
một cuộc Toàn quốc đại biểu Đại hội gồm tất cả các đảng phái cách mệnh và
các đoàn thể ái quốc trong nước bầu cử ra. Một cơ cấu như thế mới đủ lực
lượng và oai tín, trong thì lãnh đạo công việc cứu quốc, kiến quốc, ngoài thì
giao thiệp với các hữu bang”
Biên soạn

Th.S. Nguyễn Hoài Đông

You might also like