You are on page 1of 11

Họ và tên : Hoàng Thị Khánh Huyền

Lớp hành chính : K54QT1


Mã sinh viên : 18D107018

BÀI THU HOẠCH


TUẦN SINH HOẠT CÔNG DÂN – SINH VIÊN ĐẦU NĂM

Câu 1: Anh (chị) hãy trình bày Điều 4 “Trách nhiệm với công tác học tập, rèn luyện”,
Điều 5 “Ứng xử với giảng viên, cán bộ quản lý giáo dục và nhân viên trong Nhà
trường” và điều 8 “Ứng xử với cảnh quan, môi trường, tài sản công” trong “Quy tắc
ứng xử của người học trong Trường Đại học Thương mại” (ban hành theo quyết định
số 459/QĐ - ĐHTM ngày 12 tháng 4 năm 2019 của Hiệu trưởng Trường Đại học
Thương mại).

Điều 4: Trách nhiệm với công tác học tập rèn luyện:

1. Thực hiện nghiêm túc các quy chế của Bộ Giáo dục và Đào tạo, quy định của Nhà
trường và các cơ quan, ban ngành liên quan. Tích cực tham gia các hoạt động xã hội,
hoạt động cộng đồng và các phong trào thi đua do Nhà trường phát động. Có ý thức tự
rèn luyện các kĩ năng sống và học tập.
2. Có ý thức tự giác, tích cực, sáng tạo và tự trọng trong học tập, nghiên cứu và rèn
luyện.
3. Trung thực, nghiêm túc trong học tập và rèn luyện. Không gian lận trong học tập và
thi cử dưới mọi hình thức. Không sử dụng điện thoại và làm việc riêng trong giờ học.
Tích cực tham gia phòng, chống các biểu hiện và hành vi tiêu cực trong hoạt động đào
tạo, tham gia phòng, chống tội phạm, các tệ nạn ma túy, mại dâm và các tệ nạn xã hội
khác.
4. Tìm hiểu về lịch sử, truyền thống của Nhà trường để biết rõ hơn về môi trường bản
thân đang học tập và rèn luyện.
5. Không tuyên truyền và tham gia các tổ chức chống phá Nhà nước, các hoạt động mê
tín dị đoan và các hoạt động tôn giáo trong Nhà trường, không tụ tập gây rối làm mất
trật tự, an ninh, an toàn trong Nhà trường. Chấp hành nghiêm các hành vi sinh viên
không được làm trong Quy định về công tác sinh viên trong Trường Đại học Thương
mại.
Điều 5. Ứng xử với giảng viên, cán bộ quản lý giáo dục và nhân viên trong Nhà
trường

1. Kính trọng, lễ phép, tôn trọng giảng viên, cán bộ quản lý giáo dục và nhân viên
trong Nhà trường. Thái độ ứng xử thể hiện sự “Tôn sư - Trọng đạo”.
2. Thể hiện tính dân chủ một cách có tổ chức với ý thức xây dựng. Có thái độ tích cực
khi bày tỏ ý kiến và nguyện vọng của mình, của tập thể đối với Nhà trường, các đơn vị
trực thuộc Nhà trường và với từng cán bộ, giảng viên, nhân viên trên tinh thần thẳng
thắn, chân thành, trung thực và cầu thị.
3. Tích cực hợp tác với cán bộ, giảng viên, nhân viên của Nhà trường trong mọi hoạt
động đào tạo, giáo dục và rèn luyện.
4. Dũng cảm đấu tranh, lên án hành vi vụ lợi cá nhân, những cá nhân lợi dụng việc
chung để thực hiện những hành vi vi phạm phẩm chất đạo đức, làm xấu đi mối quan hệ
giữa thầy và trò trong Nhà trường.
5. Mạnh dạn báo cáo và đề nghị Nhà trường làm sáng tỏ mọi hành vi trù dập, đe dọa,
gợi ý tiêu cực của cán bộ, giảng viên, nhân viên Nhà trường với người học.
6. Không đăng tải, bình luận, chia sẻ bài viết, hình ảnh có nội dung dung tục, bạo lực,
đồi trụy, xâm phạm an ninh quốc gia, chống phá Đảng và Nhà nước, xuyên tạc, vu
khống, xúc phạm uy tín của Nhà trường, danh dự và nhân phẩm của giảng viên, cán bộ
quản lý giáo dục và nhân viên trong Nhà trường trên các phương tiện thông tin đại
chúng.

Điều 8. Ứng xử với cảnh quan, môi trường, tài sản công

1. Trang phục nghiêm túc, gọn gàng, sạch sẽ phù hợp với môi trường học đường.
2. Thực hiện văn hóa xếp hàng khi vào thư viện, thang máy, căng tin.
3. Giữ gìn và bảo vệ cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy và học, chỉ sử dụng hệ thống
mạng máy tính tại phòng thực hành và thư viện cho mục đích học tập. Thực hành tiết
kiệm, chống lãng phí của công.
4. Có ý thức giữ gìn vườn hoa cây cảnh, khuôn viên trong trường, giữ gìn môi trường
sống xung quanh xanh - sạch - đẹp.
5. Không tự ý treo, dán băng rôn, áp phích, biểu ngữ khi chưa được phép của Nhà
trường.
6. Không ăn trong giờ học, nơi học tập, thư viện, giữ gìn vệ sinh chung nơi công cộng
và bỏ rác đúng nơi quy định.
7. Không hút thuốc lá, uống rượu bia, không sử dụng các chất cấm trong Nhà trường.
9. Không trang điểm quá cầu kì, dị biệt; không ăn mặc phản cảm và để kiểu tóc không
phù hợp với môi trường học đường.
8. Không gây ồn ào, mất trật tự ở nơi công cộng; làm ảnh hưởng đến khu vực làm việc
và học tập của cán bộ, giảng viên, nhân viên và người học.
Câu 2: Anh (Chị) hãy trình bày Điều 13 “Cảnh báo kết quả học tập, buộc thôi học”,
Điều 27 “Xử lý kỷ luật đối với sinh viên vi phạm các quy định học tập, thi, kiểm tra và
làm tốt nghiệp khóa học” trong “Quy định về đào tạo đại học chính quy theo hệ thống
tín chỉ” (ban hành kèm theo Quyết định số 555/QĐ-ĐHTM ngày 16 tháng 8 năm 2013
của Hiệu trưởng Trường Đại học Thương mại và Quyết định số 247/QĐ-ĐHTM-
QLĐT ngày 10 tháng 4 năm 2017, Quyết định số 598/QĐ-ĐHTM-QLĐT ngày 12
tháng 9 năm 2017 v/v sửa đổi, bổ sung một số điều trong quy chế đào tạo hệ đại học
chính quy theo hệ thống tín chỉ).

Điều 13. Cảnh báo kết quả học tập, buộc thôi học

1. Cảnh báo kết quả học tập được thực hiện theo từng học kỳ, nhằm giúp cho sinh viên
có kết quả học tập kém biết và lập phương án học tập thích hợp để có thể tốt nghiệp
trong thời hạn tối đa được phép theo học chương trình. Sinh viên thuộc diện cảnh báo
kết quả học tập nếu rơi vào một trong các trường hợp sau:
a) Điểm trung bình chung tích luỹ đạt dưới 1,20 đối với sinh viên năm thứ nhất,
dưới 1,40 đối với sinh viên năm thứ hai, dưới 1,60 đối với sinh viên năm thứ ba
hoặc dưới 1,80 đối với sinh viên năm thứ tư theo quy định tại khoản 1 Điều 10
của Quy định này.
b) Điểm trung bình chung học kỳ đạt dưới 0,80 đối với học kỳ đầu của khóa học,
dưới 1,00 đối với các học kỳ tiếp theo;
2. Sau mỗi học kỳ, Trường tổ chức xét và quyết định sinh viên thôi học. Sinh viên
thuộc diện thôi học nếu rơi vào các trường hợp sau:
a) Đã bị cảnh báo kết quả học tập ở kỳ học trước, nhưng ở kỳ học tiếp theo kết
quả học tập vẫn vi phạm các quy định tại khoản 1 của điều này.
b) Có tổng số lần cảnh báo kết quả học tập vượt quá 4 lần tính từ đầu khóa học
cho đến thời điểm xét;
c) Vượt quá thời gian tối đa được phép học tại trường theo quy định tại điểm a
khoản 2 Điều 5 của Quy định này;
d) Bị kỷ luật ở mức buộc thôi học theo quy định tại các khoản 2, 3 Điều 27 của
Quy định này hoặc bị kỷ luật ở mức xoá tên khỏi danh sách sinh viên của trường.
3. Danh sách sinh viên thuộc diện cảnh báo kết quả học tập do Hội đồng xét cảnh báo
kết quả học tập, buộc thôi học cấp khoa đề nghị Hội đồng xét cảnh báo kết quả học tập,
buộc thôi học cấp Trường xem xét quyết định.
4. Sinh viên không thuộc diện buộc thôi học quy định tại khoản 2 nhưng không tích lũy
đủ số tín chỉ theo tiến độ chuẩn sẽ được chuyển lùi khóa học tương ứng với xếp hạng
năm đào tạo quy định tại khoản 1 Điều 10 của Quy định này. Việc chuyển lùi khóa học
được thực hiện theo năm học. Danh sách sinh viên chuyển khóa học do Trưởng khoa
quản lý sinh viên đề nghị Hiệu trưởng quyết định.
5. Chậm nhất là một tháng sau khi sinh viên có quyết định buộc thôi học, phòng Công
tác chính trị và sinh viên phải thông báo trả về địa phương nơi sinh viên có hộ khẩu
thường trú. Trường hợp tại trường có các chương trình đào tạo ở trình độ thấp hơn
hoặc chương trình giáo dục thường xuyên tương ứng, thì những sinh viên thuộc diện bị
buộc thôi học quy định tại các điểm a, b, c khoản 2 của Điều này, được quyền xin xét
chuyển qua các chương trình đó và được bảo lưu một phần kết quả học tập ở chương
trình cũ khi học ở các chương trình mới này. Hiệu trưởng xem xét quyết định cho bảo
lưu kết quả học tập đối với từng trường hợp cụ thể.

Điều 27. Xử lý kỷ luật đối với sinh viên vi phạm các quy định về học tập, thi, kiểm
tra và làm tốt nghiệp khóa học.

1. Trong khi học, dự kiểm tra học phần; làm tiểu luận, đồ án, bài tập lớn; chuẩn bị và
tham gia thảo luận, thực hành; thi kết thúc học phần; làm khóa luận tốt nghiệp nếu vi
phạm quy chế, sinh viên sẽ bị xử lý kỷ luật với từng học phần đã vi phạm theo Quy
định hoạt động khảo thí của Trường.
2. Sinh viên đi thi hộ hoặc nhờ người thi hộ; làm hộ báo cáo thực tập, khóa luận tốt
nghiệp hoặc nhờ người làm hộ báo cáo thực tập, khóa luận tốt nghiệp đều bị kỷ luật ở
mức đình chỉ học tập 1 năm đối với trường hợp vi phạm lần thứ nhất và buộc thôi học
đối với trường hợp vi phạm lần thứ hai.
3. Sinh viên đi học hộ hoặc nhờ người đi học hộ tùy theo mức độ, xử lý kỷ luật từ
khiển trách đến buộc thôi học.
4. Trừ trường hợp như qui định tại điều khoản 2, 3 ở trên, mức độ sai phạm và khung
xử lý kỷ lụât đối với sinh viên vi phạm được thực hiện theo qui định của Qui chế tuyển
sinh đại học, cao đẳng hệ chính qui hiện hành; Qui chế về công tác học sinh, sinh viên
trong các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp của Bộ Giáo dục và Đào
tạo và các Qui định của Trường.

Câu 3: Trình bày nhận thức của bản thân về tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí
Minh đối với công tác xây dựng Đảng và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh.
Hiện nay Đảng và Nhà nước ta vận dụng tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh
về những vấn đề trên như thế nào ?

Nhận thức của bản thân về tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh đối với
công tác xây dựng Đảng và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh

Trước hết, về tư tưởng xây dựng Đảng Cộng Sản cầm quyền trong sạch, vững
mạnh làm hạt nhân lãnh đạo toàn bộ hệ thống chính trị.
Về vai trò, nhiệm vụ của Đảng Cộng sản cầm quyền, Hồ Chí Minh khẳng định:
Cách mệnh trước hết “phải có đảng cách mệnh, để trong thì vận động và tổ chức dân
chúng, ngoài thì liên lạc với dân tộc bị áp bức và vô sản giai cấp mọi nơi. Đảng có
vững cách mệnh mới thành công, cũng như người cầm lái có vững thuyền mới chạy”.
Sự ra đời, tồn tại và phát triển của Đảng Cộng sản Việt Nam phù hợp với quy luật phát
triển của xã hội. Đây là sự vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác-Lênin của Hồ Chí Minh
trong quá trình chuẩn bị và thành lập Đảng Cộng sản ở một nước thuộc địa nửa phong
kiến như Việt Nam. Sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng Cộng sản Việt Nam là nhân tố
quyết định thắng lợi của cách mạng Việt Nam.. Nhiệm vụ của Đảng “có thể đúc lại
trong mấy chữ là làm cho nước Việt Nam ta: ĐỘC LẬP - THỐNG NHẤT - DÂN
CHỦ - PHÚ CƯỜNG”
Về bản chất của Đảng Cộng sản cầm quyền, Chủ tịch Hồ Chí Minh nêu: Đảng
Cộng sản Việt Nam là đại biểu của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của cả
dân tộc. Đảng mang bản chất giai cấp công nhân, giai cấp đại diện cho phương thức
sản xuất tiến bộ, có đầy đủ phẩm chất và năng lực lãnh đạo thực hiện những mục tiêu
cách mạng. Đảng lãnh đạo nhân dân Việt Nam giành được chính quyền, trở thành
Đảng cầm quyền, nhưng là quyền do nhân dân ủy nhiệm, nhân dân mới thực sự là chủ.
Đảng cầm quyền vừa là người lãnh đạo, vừa là người đày tớ trung thành của nhân dân.
Về phương thức lãnh đạo của Đảng: Đảng lãnh đạo bằng cương lĩnh, đường lối,
chủ trương, nghị quyết, bằng công tác cán bộ, công tác kiểm tra, giám sát và bằng sự
tiên phong, gương mẫu của đội ngũ cán bộ, đảng viên.Xây dựng Đảng là quy luật tồn
tại và phát triển của Đảng. Để hoàn thành sứ mệnh của đảng cộng sản cầm quyền, cần
tập trung xây dựng Đảng trên các mặt tư tưởng, chính trị, tổ chức và đạo đức.
Xây dựng Đảng về chính trị và xây dựng Đảng về tư tưởng: Phải dựa vào lý
luận khoa học và cách mạng của chủ nghĩa Mác-Lênin để xây dựng Đảng vững mạnh
về chính trị và tư tưởng. Chủ tịch Hồ Chí Minh lưu ý: việc học tập, nghiên cứu, tuyên
truyền và vận dụng chủ nghĩa Mác-Lênin phải phù hợp với từng đối tượng, hoàn cảnh.
Nội dung xây dựng Đảng về chính trị và tư tưởng bao gồm: đường lối chính trị, bảo vệ
chính trị, xây dựng và thực hiện nghị quyết, xây dựng và phát triển hệ tư tưởng chính
trị, củng cố lập trường chính trị, nâng cao bản lĩnh chính trị… Trong đó, đường lối
chính trị là vấn đề cốt tử trong sự tồn tại và phát triển của Đảng. Đảng cần phải
thường xuyên giáo dục đường lối, chính sách của Đảng, thông tin thời sự cho cán bộ,
đảng viên để họ luôn luôn kiên định lập trường, giữ vững bản lĩnh chính trị trong mọi
hoàn cảnh.
Xây dựng Đảng về tổ chức:Về hệ thống tổ chức đảng, Chủ tịch Hồ Chí Minh
khẳng định: sức mạnh của Đảng bắt nguồn từ tổ chức. Hệ thống tổ chức của Đảng từ
Trung ương đến cơ sở phải thực chặt chẽ, có tính kỷ luật cao. Sức mạnh các tổ chức
liên quan chặt chẽ với nhau; mỗi cấp độ tổ chức có chức năng, nhiệm vụ riêng. Trong
hệ thống đó, chi bộ đóng vai trò là hạt nhân, quyết định chất lượng lãnh đạo của Đảng;
là môi trường tu dưỡng, rèn luyện và giám sát đảng viên; có vai trò quan trọng trong
việc gắn kết giữa Đảng với quần chúng nhân dân.
Về công tác cán bộ: Chủ tịch Hồ Chí Minh quan tâm xây dựng, rèn luyện đội
ngũ cán bộ, đảng viên có đức, có tài. Người nhận thức rõ vị trí, vai trò của người cán
bộ, đảng viên trong sự nghiệp cách mạng. “Cán bộ là những người đem chính sách của
Đảng, của Chính phủ giải thích cho dân chúng hiểu rõ và thi hành. Đồng thời đem tình
hình của dân chúng báo cáo cho Đảng, cho Chính phủ hiểu rõ để đặt chính sách cho
đúng. Vì vậy, cán bộ là cái gốc của mọi công việc. Vì vậy, huấn luyện cán bộ là công
việc gốc của Đảng”.Theo Người, “Đảng phải nuôi dạy cán bộ, như người làm vườn
vun trồng những cây cối quý báu..
Tiếp theo là đạo đức Hồ Chí Minh trong xây dựng Đảng
Hồ Chí Minh suốt một đời phấn đấu cho sự nghiệp cách mạng của Đảng, quan
tâm rèn luyện Đảng, xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh.Trong quá trình chuẩn bị
các điều kiện thành lập Đảng, Người không chỉ quan tâm đến việc truyền bá chủ nghĩa
Mác-Lênin, mà còn rất quan tâm giáo dục, rèn luyện đội ngũ cán bộ nòng cốt của Đảng
về đạo đức, tư cách người cách mạng. Trong cuốn Đường Kách mệnh, Hồ Chí Minh đã
chỉ ra nhiều phẩm chất đạo đức cần có đối với người cách mạng, như: Cần kiệm; Hòa
mà không tư; Cả quyết sửa lỗi mình; Cẩn thận mà không nhút nhát; Nhẫn nại (chịu
khó); Vị công vong tư; Không hiểu danh, không kiêu ngạo; Nói thì phải làm; Hy
sinh…
Tấm gương mẫu mực của Người về phẩm chất, tư cách, suốt đời phấn đấu, hy
sinh cho sự nghiệp cách mạng của Đảng được thể hiện nổi bật ở các điểm sau: Một là,
tuân thủ các nguyên tắc tổ chức và sinh hoạt Đảng. Là người thành lập, rèn luyện và
lãnh đạo Đảng, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn gương mẫu, trung thực, trách nhiệm, thực
hiện nghiêm các nguyên tắc tổ chức, sinh hoạt Đảng, coi kỷ luật Đảng là kỷ luật
nghiêm minh và tự giác, quan tâm đến việc thực hành dân chủ trong Đảng. Người xác
định rõ trách nhiệm cá nhân, nêu cao tinh thần “phụ trách” trước Đảng, trước dân tộc
và nhân dân. Hai là, tấm gương luôn tự rèn luyện, trau dồi phẩm chất, năng lực, đạo
đức, lối sống, tác phong của một đảng viên. Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn giữ vững, rèn
luyện ý chí, quyết tâm thực hiện nhiệm vụ với tinh thần “Không có gì quý hơn độc lập,
tự do!”; trách nhiệm trung thành với Đảng, Nhà nước, hiếu với nhân dân.
Người cũng nêu rõ, chuẩn mực đạo đức đầu tiên cần có của cán bộ, đảng viên là
trung với Đảng, với Nước, hiếu với Dân. “Quyết tâm suốt đời đấu tranh cho Đảng, cho
cách mạng. Đó là điều chủ chốt nhất... Đặt lợi ích của Đảng và của nhân dân lao động
lên trên, lên trước lợi ích riêng của cá nhân mình. Hết lòng hết sức phục vụ nhân dân”.
Điểm cốt lõi trong đạo đức cách mạng của cán bộ, đảng viên là cần kiệm liêm chính,
chí công vô tư. “Quyết tâm tẩy bỏ cho kỳ hết bệnh quan liêu, tham ô, lãng phí”.
Để các tổ chức đảng, cán bộ, đảng viên tu dưỡng, rèn luyện được các phẩm chất
đạo đức cách mạng nói trên, Chủ tịch Hồ Chí Minh định ra 3 nguyên tắc:
Một là, xây đi đôi với chống. Xây cái tốt, nâng cao đạo đức cách mạng. Chống
cái xấu, quét sạch chủ nghĩa cá nhân. “Xây tốt thì chống mới tốt. Chống tốt thì xây mới
tốt”.
Hai là, nói đi đôi với làm, gương mẫu đạo đức. Từ mỗi tổ chức đảng cho đến
mỗi cán bộ, đảng viên đều cần đã nói thì phải làm. “Nói cái gì phải cho tin - nói và
làm cho nhất trí”.
Ba là, tu dưỡng đạo đức hàng ngày, suốt đời. “Đạo đức cách mạng không phải
trên trời sa xuống. Nó do đấu tranh, rèn luyện bền bỉ hàng ngày mà phát triển và củng
cố. Cũng như ngọc càng mài càng sáng, vàng càng luyện càng trong”.
 Đạo đức Hồ Chí Minh trong xây dựng hệ thống chính trị
Người chỉ ra rằng phải kết hợp đạo đức với pháp luật xây dựng bộ máy nhà
nước liêm chính phục vụ Tổ quốc và nhân dân có hiệu quả. Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ
rõ, cách mạng đã xóa bỏ kiểu chính phủ cai trị dân của đế quốc, phong kiến. Nay Đảng
phải xây dựng chính phủ kiểu mới hoạt động theo pháp luật và trên cơ sở những chuẩn
mực đạo đức cách mạng. “Chính phủ là công bộc của dân vậy. Các công việc của
Chính phủ làm phải nhằm vào một mục đích duy nhất là mưu tự do hạnh phúc cho mọi
người, phải đặt quyền lợi dân lên trên hết thảy. Việc gì có lợi cho dân thì làm. Việc gì
có hại cho dân thì phải tránh”
Chính phủ phụng sự Tổ quốc, phục vụ nhân dân thì phải liêm chính, biết làm
việc. Để xây dựng Chính phủ liêm chính, hành động có hiệu quả, Người nêu rõ: “Cán
bộ phải thực hành chữ LIÊM trước, để làm kiểu mẫu cho dân. “Quan tham vì dân dại”.
Nếu dân hiểu biết, không chịu đút lót, thì “quan” dù không liêm, cũng phải hóa ra
LIÊM. Vì vậy, dân phải biết quyền hạn của mình, phải biết kiểm soát cán bộ, để giúp
cán bộ thực hiện chữ LIÊM. Pháp luật phải thẳng tay trừng trị những kẻ bất liêm, bất
kỳ kẻ ấy ở địa vị nào, làm nghề nghiệp gì”.
Nhà nước cần biết cách làm cho người dân thực sự có quyền lực, mở rộng dân
chủ để dân tham gia hoạch định chính sách, pháp luật của Nhà nước, chống tham ô,
lãng phí, quan liêu. Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ rõ, Hiến pháp nước ta cần có nội dung:
“Nhà nước ta phải phát triển quyền dân chủ và sinh hoạt chính trị của toàn dân, để phát
huy tính tích cực và sức sáng tạo của nhân dân, làm cho mọi người công dân Việt Nam
thực sự tham gia quản lý công việc Nhà nước”.
Cuối cùng phải kể đến là phong cách Hồ Chí Minh trong xây dựng Đảng và hệ
thống chính trị trong sạch vững mạnh
Để phát huy vai trò lãnh đạo của Đảng trong hệ thống chính trị, Chủ tịch Hồ Chí
Minh chú trọng xây dựng phong cách lãnh đạo dân chủ, quần chúng và phong cách
lãnh đạo nêu gương cho cán bộ, đảng viên.
Về phong cách lãnh đạo dân chủ, quần chúng, Người chỉ rõ: “Chúng ta cần phải
nâng cao mở rộng dân chủ ra, khuyên gắng cán bộ và đảng viên, bày cho họ suy nghĩ,
bày cho họ học hỏi quần chúng, cổ động họ tìm tòi, đề nghị, làm những việc ích lợi
cho quần chúng. Khi họ đã có ít nhiều sáng kiến, thì giúp đỡ họ phát triển, khen ngợi
cho họ thêm hăng hái. Cán bộ lãnh đạo không nên tự tôn, tự đại, mà phải nghe, phải
hỏi ý kiến của cấp dưới và nhân dân. Phong cách lãnh đạo dân chủ, quần chúng là
khiến cho cấp dưới và nhân dân cả gan nói, cả gan đề ra ý kiến. Lãnh đạo là dìu dắt
nhân dân. Xa nhân dân thì không đoàn kết, lãnh đạo được nhân dân.
Về phong cách lãnh đạo nêu gương cho cán bộ, đảng viên, Chủ tịch Hồ Chí
Minh coi đây là một phong cách lãnh đạo nhân văn và hiệu quả. Là tấm gương sáng
nhất, Người chỉ dẫn: Mỗi đảng viên là một người thay mặt cho Đảng trước quần
chúng, để giải thích chính sách của Đảng và của Chính phủ cho quần chúng hiểu rõ và
vui lòng thi hành. “Mà muốn cho quần chúng hăng hái thi hành, thì người đảng viên ắt
phải xung phong làm gương mẫu để quần chúng bắt chước, làm theo. Mà muốn cho
quần chúng nghe theo lời mình, làm theo mình, thì người đảng viên, từ việc làm, lời
nói cho đến cách ăn ở, phải thế nào cho dân tin, dân phục, dân yêu. Thế là làm cho dân
tin Đảng, phục Đảng, yêu Đảng và làm theo chính sách của Đảng và của Chính phủ.
Để làm cho bộ máy Nhà nước Việt Nam thật sự phục vụ nhân dân, Chủ tịch Hồ
Chí Minh chú trọng xây dựng phong cách tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách và phong
cách ứng xử chân thành cho cán bộ, đảng viên.
Về phong cách tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách, đây là phong cách lãnh đạo
cơ bản nhất của chính quyền dân chủ. Mỗi cá nhân, tập thể đều phải nêu cao nguyên
tắc, xây dựng phong cách tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách, mọi việc đều đặt quyền
lợi của Tổ quốc lên trên, có như vậy mới phát huy được khối đại đoàn kết toàn dân tộc.
Về phong cách ứng xử chân thành cho cán bộ, đảng viên, đây là phong cách để
phát huy tinh thần đoàn kết, cán bộ, công chức nhà nước. Theo đó, mỗi cá nhân cần
phải học và làm theo phong cách ứng xử Hồ Chí Minh: Khiêm tốn, nhã nhặn, tôn trọng
nhân dân. Chân tình, nồng hậu, tự nhiên với nhân dân như trong một đại gia đình. Xóa
đi bức tường ngăn cách giữa cán bộ lãnh đạo với nhân dân. Từ đó, mới đoàn kết được
toàn Đảng, toàn dân.
Hiện nay Đảng và Nhà nước ta vận dụng tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ
Chí Minh về những vấn đề xây dựng Đảng và hệ thống trính trị trong sạch, vững mạnh
Tăng cường xây dựng Đảng trong sạch vững mạnh, phát huy sức mạnh toàn
dân tộc
Kiên định chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, vận dụng sáng tạo và
phát triển phù hợp với thực tiễn Việt Nam; Đảng ta kiên định mục tiêu độc lập dân tộc
và chủ nghĩa xã hội; kiên định đường lối đổi mới và chủ trương: “Đoàn kết trong Đảng
là hạt nhân, là cơ sở vững chắc để xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc”.
Nâng cao năng lực hoạch định đường lối, chính sách của Đảng phù hợp với quy
luật khách quan và đặc điểm của Việt Nam, tạo bước đột phá để phát triển. Tiếp tục đổi
mới nội dung, phương thức, nâng cao hơn nữa tính chiến đấu, tính thuyết phục, hiệu
quả của công tác tư tưởng phục vụ yêu cầu thực hiện nhiệm vụ chính trị, phù hợp với
từng giai đoạn, tạo sự thống nhất trong Đảng, đồng thuận trong xã hội.
Tiếp tục thực hiện tốt Chỉ thị số 05-CT/TW của Bộ Chính trị về đẩy mạnh học
tập và làm theo tư tưởng, đạo đức phong cách Hồ Chí Minh; coi đó là công việc
thường xuyên của tổ chức đảng, chính quyền, tổ chức chính trị - xã hội các cấp, các địa
phương, đơn vị và cần gắn với thực hiện các Nghị quyết Trung ương 4 khóa XI, khóa
XII về công tác xây dựng Đảng, nhằm ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng
chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội
bộ.
Kiên quyết đấu tranh chống quan liêu, tham nhũng, lãng phí, chủ nghĩa cá nhân,
lối sống cơ hội, thực dụng, bè phái, “lợi ích nhóm”, nói không đi đôi với làm.
Thực hiện nghiêm cơ chế kiểm tra, giám sát, kiểm soát của tổ chức đảng, giám
sát và phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội và của
nhân dân về phẩm chất, đạo đức, lối sống của cán bộ, đảng viên.
“Tiếp tục đổi mới, nâng cao hiệu quả công tác dân vận, tăng cường quan hệ mật
thiết giữa Đảng với nhân dân”. Củng cố vững chắc niềm tin của nhân dân đối với
Đảng, tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân tộc và mối quan hệ mật thiết giữa Đảng
với nhân dân; tập hợp, vận động nhân dân thực hiện tốt các chủ trương của Đảng và
chính sách, pháp luật của Nhà nước; phát huy sức mạnh to lớn của nhân dân, tạo thành
phong trào cách mạng rộng lớn xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
“Đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng về công tác dân vận trong điều kiện
phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế. Đội ngũ
cán bộ, đảng viên phải thật sự tin dân, trọng dân, gần dân, học dân, dựa vào dân, có
trách nhiệm với dân. Giải quyết kịp thời, có hiệu quả những bức xúc, những kiến nghị
chính đáng của nhân dân và khiếu nại, tố cáo của công nhân”. Tăng cường thực hiện tổ
chức trao đổi, đối thoại với nhân dân theo Quy định 11- Qđi/TW ngày 18-02-2019 của
Bộ Chính trị về “Trách nhiệm của người đứng đầu cấp ủy trong việc tiếp dân, đối thoại
trực tiếp với dân và xử lý những phản ánh, kiến nghị của dân”.
Tiếp tục hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa do Đảng lãnh đạo,
phát huy sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân tộc
Tiếp tục đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng đối với hệ thống chính trị,
phát huy mạnh mẽ vai trò, hiệu lực của Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức
chính trị - xã hội, xây dựng hệ thống chính trị tinh gọn, có hiệu lực và hiệu quả.
“Bảo đảm pháp luật vừa là công cụ để nhà nước quản lý xã hội, vừa là công cụ
để nhân dân làm chủ, kiểm tra, giám sát quyền lực nhà nước. Quản lý đất nước theo
pháp luật, đồng thời coi trọng xây dựng nền tảng đạo đức xã hội”.
Bãi bỏ những thủ tục hành chính gây phiền hà cho người dân, doanh nghiệp. Đề
cao đạo đức công vụ, trách nhiệm xã hội, siết chặt kỷ luật, kỷ cương trong chỉ đạo và
thực thi công vụ của cán bộ, công chức.
Chú trọng xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức có bản lĩnh chính trị vững vàng,
phẩm chất đạo đức trong sáng, có trình độ, năng lực chuyên môn phù hợp, đáp ứng yêu
cầu của giai đoạn mới. Kiên quyết đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí, quan
liêu, hách dịch, cửa quyền; thực hành tiết kiệm trong các cơ quan nhà nước, đội ngũ
cán bộ, công chức.
Tiếp tục củng cố, tăng cường tổ chức, đổi mới nội dung, phương thức hoạt động
của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân
Đảng phân công: “Mặt trận Tổ quốc đóng vai trò nòng cốt trong tập hợp, vận
động nhân dân, đẩy mạnh phong trào thi đua yêu nước, phát huy sức mạnh đại đoàn
kết toàn dân tộc, thực hiện dân chủ, tăng cường đồng thuận xã hội; giám sát và phản
biện xã hội; tham gia xây dựng Đảng, Nhà nước, hoạt động đối ngoại nhân dân góp
phần xây dựng bảo vệ Tổ quốc”.
Đẩy mạnh dân chủ hóa xã hội để phát huy quyền làm chủ của nhân dân, vai trò
chủ động, sáng tạo của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân. Tổ chức thực hiện
tốt Quyết định số 217-QĐ/TW về giám sát và phản biện xã hội và Quyết định số 218-
QĐ/TW về tham gia góp ý xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền của Mặt trận Tổ
quốc và các tổ chức chính trị - xã hội.
Không ngừng hoàn thiện, cụ thể hóa, thể chế hóa các quan điểm, chủ trương của
Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước.

You might also like