You are on page 1of 5

Họ tên: Hoàng Thị Khánh Huyền

Lớp: K54QT1
Lớp HP: H2101CEMG2711
STT: 25
BÀI KIỂM TRA SỐ 2
MÔN: QUẢN TRỊ DỰ ÁN

Câu 1:
Các phương thức thực hiện dự án:
1. Mô hình chủ đầu tư trực tiếp quản lý thực hiện dự án. Đây là mô hình quản lý
dự án mà chủ đầu tư hoặc tự thực hiện dự án (tự sản xuất, tự xây dựng, tự tổ
chức giám sát và tự chịu trách nhiệm trước pháp luật) hoặc chủ đầu tư lập ra
ban quản lý dự án để quản lý việc thực hiện các công việc dự án theo sự uỷ
quyền. Mô hình này thường được áp dụng cho các dự án quy mô nhỏ , đơn giản
về kỹ thuật và gần với chuyên môn của chủ dự án , đồng thời chủ đầu tư có đủ
năng lực chuyên môn kỹ năng và kinh nghiệm quản lý dự án.

2. Mô hình chủ nhiệm điều hành dự án: Mô hình này là mô hình tổ chức trong đó
chủ đầu tư giao cho ban quản lý điều hành dự án chuyên ngành làm chủ nhiệm
điều hành hoặc thuê tổ chức có năng lực chuyên môn để diều hành dự án. Chủ
đầu tư không đủ điều kiện trực tiếp quản lý thực hiện dự án thì phải thuê tổ
chức chuyên môn hoặc giao cho ban quản lý chuyên ngành làm chủ nhiệm điều
hành dự án; chủ đầu tư phải trình người có thẩm quyền quyết định đầu tư phê
duyệt tổ chức điều hành dự án. Chủ nhiệm điều hành dự án là một pháp nhân
có năng lực và có đăng ký về tư vấn đầu tư và xây dựng. 

3. Mô hình chìa khoá trao tay: Mô hình này là hình thức tổ chức trong đó nhà
quản lý không chỉ là đại diện toàn quyền của chủ đầu tư - chủ dự án mà còn là "
chủ" của dự án. Hình thức chìa khoá trao tay được áp dụng khi chủ đầu tư được
phép tổ chức đấu thầu để chọn nhà thầu thực hiện tổng thầu toàn bộ dự án từ
khảo sát thiết kế, mua sắm vật tư, thiết bị, xây lắp cho đến khi bàn giao công
trình đưa vào khai thác, sử dụng.
4. Mô hình tự thực hiện dự án: Chủ đầu tư có đủ khả năng hoạt động sản xuất xây
dựng phù hợp với yêu cầu của dự án thì được áp dụng hình thức tự thực hiện
dự án. Hình thức tự thực hiện dự án chỉ áp dụng đối với các dự án sử dụng vốn
hợp pháp của chính chủ đầu tư (vốn tự có, vốn vay, vốn huy động từ các nguồn
khác). Khi thực hiện hình thức tự thực hiện dự án (tự sản xuất, tự xây dựng),
chủ đầu tư phải tổ chức giám sát chặt chẽ việc sản xuất, xây dựng và chịu trách
nhiệm trước pháp luật về chất lượng sản phẩm, chất lượng công trình xây dựng.

5. Mô hình quản lý dự án đầu tư theo chức năng: Mô hình quản lý này có đặc
điểm: Dự án đầu tư được đặt vào một phòng chức năng nào đó trong cơ cấu tổ
chức của doanh nghiệp (tuỳ thuộc vào tính chất của dự án)

6. Mô hình tổ chức chuyên trách quản lý dự án: Đây là mô hình quản lý mà các
thành viên ban quản lý dự án tách hoàn toàn khỏi phòng chức năng chuyên
môn, chuyên thực hiện quản lý điều hành dự án theo yêu cầu được giao

Câu 3:
1. Tính NPV của 2 dự án.

Từ dữ liệu đầu bài ta có bảng dòng tiền của 2 dự án như sau:

Dự án A:
Năm   0 1 2 3 4 5 6
Khoản đầu tư
(tr)   1320            
Doanh thu từ
dự án (tr)     550 550 550 550 550 550
Tài sản thanh lý
(tr)               220
Chi phí vận
hành (tr)     200 200 200 200 200 200
Dòng tiền thuần
(tr)   -1320 350 350 350 350 350 570
Thuế TNDN
(tr) 22%   77 77 77 77 77 125.4
Dòng tiền thuần
sau thuế (tr)   -1320 273 273 273 273 273 444.6

Dòng tiền chiết (1,320.00 248.1 225.6 186.4 169.5


khấu (tr) 10% ) 8 2 205.11 6 1 250.97

(34.15
NPV )
Vậy NPV dự án A = -34.15

Dự án B:
Năm   0 1 2 3
Khoản đầu tư   900      
Doanh thu từ dự án     700 700 700
Tài sản thanh ly         10
Chi phí vận hành     300 300 300
Lợi nhuận thuần   -900 400 400 410
Thuế TNDN 22%   88 88 90.2
Dòng tiền thuần sau
thuế   -900 312 312 319.8

Dòng tiền chiết khấu 10% (900.00) 283.64 257.85 240.27

NPV (118.24)

NPV dự án B = -118.24

2. NPV của dự án A = -34.15 > NPV dự án B = -118.24


So sánh NPV của 2 dự án thì dự án A có NPV cao hơn dự án B, nếu buộc phải
chọn 1 trong 2 dự án thì nên chọn dự án A.
Tuy nhiên cả 2 dự án đều có NPV <0 chứng tỏ cả 2 dự án đều không mang lại
hiệu quả, công ty nên cân nhắc tìm dự án đầu tư khác.

You might also like