You are on page 1of 4

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI

HỌC KỲ II NĂM HỌC 2021 – 2022

(Phần dành cho sinh viên/ học viên)


Bài thi học phần: Quản trị rủi ro Số báo danh: 39
Mã số đề thi: 07
Ngày thi: 06/12/2021 Tổng số trang: 06 Lớp: 2156BMGM0411
Họ và tên: Hoàng Thị Khánh Huyền
Điểm kết luận:
GV chấm thi 1: …….………………………......

GV chấm thi 2: …….………………………......

Câu 1:

Rủi ro trong kinh doanh có thể được hiểu là tổng mức thiệt hại về tài sản, thị trường, vốn đầu
tư,... mà doanh nghiệp phải gánh chịu trong quá trình hoạt động kinh doanh của mình. Rủi ro
được chia ra làm nhiều dạng khác nhau nhưng doanh nghiệp thường xuyên sẽ gặp phải những
rủi ro về tài chính nhiều nhất. Rủi ro kinh doanh là hoạt động có thể lường trước hoặc không
lường trước được. Không chỉ các doanh nghiệp mới bắt đầu kinh doanh mới gặp rủi ro mà các
doanh nghiệp đã kinh doanh lâu năm cũng sẽ không tránh khỏi.

Lợi nhuận và rủi ro là hai vấn đề được các doanh nghiệp quan tâm hàng đầu bởi nó có ảnh
hưởng rất lớn đến các hoạt động đầu tư, kinh doanh của mỗi doanh nghiệp. Nếu mức độ chấp
nhận rủi ro của các doanh nghiệp, nhà đầu tư càng cao thì lợi nhuận kỳ vọng sẽ càng lớn. Các
nhà đầu tư luôn đòi hỏi một mức độ tương xứng giữa rủi ro và lợi nhuận khi đầu tư. Điều đó có
nghĩa là khi họ chấp nhận mức độ rủi ro trong một vụ đầu tư càng lớn thì lợi nhuận họ thu được
sẽ càng cao và ngược lại.

Họ tên SV/HV: Hoàng Thị Khánh Huyền - Mã LHP:2156BMGM0411 Trang 1/4


Tuy nhiên chấp nhận rủi ro cao hoàn toàn không đảm bảo rằng sẽ có được lợi nhuận thực tế
trong tương lai cao. Chấp nhận rủi ro cao là điều kiện cần chứ hoàn toàn không phải là điều kiện
đủ để có được lợi nhuận thực tế cao. Lợi nhuận thực tế cao hay thấp còn phụ thuộc vào nhiều
yếu tố khác nữa.

Câu 2:

Cà phê là một thức uống rất đỗi quen thuộc với người dân. Từ đó có rất nhiều quán cà phê mọc
lên nhưng không phải ai cũng có thể kinh doanh thành công.
1. Nhận dạng rủi ro:
*Mối nguy hiểm:
Lựa chọn vị trí không tốt: Phố Dương Khuê là nơi tập trung rất nhiều hàng ăn và quán cà
phê nhỏ lẻ, cũng là nơi tập trung nhiều đối tượng là người trẻ từ 16-25 tuổi vì con phố nằm ngay
gần các trường học. Tuy nhiên phố khá nhỏ và đông đúc, thường xuyên tắc đường vào giờ cao
điểm nên chỗ gửi xe cho khách còn hạn chế.
Hàng hóa bảo quản không tốt dẫn đến hư hỏng. Ví dụ sữa tươi không cho vào tủ lạnh bảo
quản, trân chân không bọc kín nên bị ẩm mốc, trà để nơi ẩm thấp, bị mốc,…
Chạy món không tốt dẫn đến quá hạn sử dụng nguyên liệu: Không tính trước khả năng bán
được đồ nên nhập quá nhiều nguyên liệu. Tuy nhiên sau đó, loại đồ uống lại không bán chạy,
nguyên liệu thừa mứa, quá hạn.
Nguồn nguyên liệu kém chất lượng dẫn tới việc đồ uống không tươi ngon: Việc lựa chọn
những nguyên liệu không rõ nguồn gốc hay chất lượng kém sẽ khiến cho hương vị của các món
ăn, nước uống không còn chuẩn vị và tươi ngon. Có thể sẽ tiết kiệm được chi phí nhưng về lâu
dài sẽ không thể phát triển quán hơn nữa.
Quản lý nhân viên không tốt. Vậy nên nhân viên khi pha chế không cẩn thận, để thừa mứa
nguyên liệu, chưa dùng hết túi này đã mở túi khác, mỗi lần pha chế lại thừa lại một ít siro,
đường, mứt trong zic đong mà không đổ hết,…Hoặc nguy hiểm hơn, tình trạng thất thoát có thể
do nhân viên không trung thực, gian lận. 
Sự cạnh tranh từ các quán cà phê khác.
*Mối hiểm hoạ:

Họ tên SV/HV: Hoàng Thị Khánh Huyền - Mã LHP:2156BMGM0411 Trang 2/4


Thiếu sự khảo sát khi mở quán, thiếu ý tưởng kinh doanh. Không am hiểu thị trường, thị
hiếu và nhu cầu của khách hàng.
Con phố Dương Khuê nơi tập trung rất nhiều quán ăn và quán cà phê nên rất dễ xảy ra sự
cạnh tranh không lành mạnh giữa các quán.
Chỉ quan tâm tới lợi nhuận, doanh thu đạt được mà bỏ qua chất lượng.
Lựa chọn nhân sự không kĩ càng gây ảnh hưởng xấu đến hình ảnh của quán khiến cho
khách hàng không thoải mái và sẽ không quay lại lần sau.
Không có chiến lược marketing: Một quán cafe không có bất kỳ một chiến lược
marketing nào, hình ảnh mờ nhạt, khách hàng không biết đến tên tuổi, chất lượng dịch vụ ra sao
là bạn đã thất bại.
*Nguy cơ tổn thất:
Quán sẽ phải đối mặt với việc chất lượng sản phẩm giảm, ảnh hưởng đến sức khỏe khách
hàng, gây tác động tiêu cực đến hình ảnh và uy tín doanh nghiệp và dễ bị khách hàng tẩy chay
không sử dụng. Doanh số bán hàng giảm khiến doanh thu, lợi nhuận giảm. Nếu tình trạng đó
tiếp diễn, doanh nghiệp sẽ sớm rơi vào cảnh giải thể, phá sản. Một khi giá trị cốt lõi là chất
lượng sản phẩm không thỏa mãn khách hàng, tất cả các chính sách xúc tiến bao quanh nó dù
làm tốt đến đây cũng sẽ không thể níu giữ người tiêu dùng. Chính vì vậy, cần nhanh chóng triển
khai quá trình kiểm soát rủi ro liên tục và kịp thời để hạn chế tối đa các tác động xấu mà rủi ro
này mang lại.

2. Phân tích rủi ro:

2.1. Rủi ro đối với doanh nghiệp:


Không tiếp cận được vốn: Nguồn vốn là điều kiện tiên quyết không thể thiếu, sử dụng
nhiều tiền mặt đòi hỏi phải có đủ thanh khoản để trả lương cho nhân viên, đầu tư cơ sở vật chất
và các chi phí để duy trì hoạt động của nhà hàng.
Chi phí đầu tư cao: Nếu chi phí không được kiểm soát thì nguồn tiền mặt có thể là một rủi
ro nghiêm trọng khi kinh doanh quán cà phê. Để bắt đầu kinh doanh, chi phí phải bỏ ra là khá
lớn như chi phí thuê mặt bằng, chi phí mua nguyên liệu máy móc, xử lý chất thải, bảo hiểm và
các chi phí phát sinh khác.

Họ tên SV/HV: Hoàng Thị Khánh Huyền - Mã LHP:2156BMGM0411 Trang 3/4


Doanh thu thấp ở mức đáng báo động có thể đến từ nhiều nguồn nguyên nhân. Một trong
những nguyên nhân cơ bản xuất phát từ vấn đề kiểm soát tài chính. Việc không kiểm soát tốt tài
chính dẫn tới kiểm soát doanh thu không chặt chẽ, tính toán chi phí không sát thực tế dẫn đến
những khoản thất thoát không nhỏ.
Không khẳng định được tính thương hiệu và nét nổi bật đặc trưng
2.2. Rủi ro đối với khách hàng:
Sức khoẻ bị ảnh hưởng do sự dụng đồ kém chất lượng

3. Giải pháp quản trị rủi ro:


- Trước khi mở quán cà phê, phải nghiên cứu thị trường và khoanh vùng khách hàng mục
tiêu, xác định được mình sẽ bán cà phê cho ai, họ thuộc thế hệ nào, thu nhập bao nhiêu, thói
quen ăn uống… 
- Quản lí chặt chẽ chi phí: Giảm thiểu sự lãng phí. Sự lãng phí có thể xuất hiện ở nhiều dạng:
lãng phí điện và nước, lãng phí nguyên vật liệu pha chế, lãng phí nhân công tại quán…
- Với hàng hóa, cố gắng kiểm đầy đủ định kỳ, tránh chuột, tránh gián mối. 
- Với nguyên liệu để tránh hết hạn, cố gắng đốc thúc nhân viên up sell món, tính toán lại menu. 
Những vấn đề này hoàn toàn có thể cải thiện được. Vấn đề khó khăn nhất vẫn là con người..
Quản lý con người chưa bao giờ là dễ.
- Đốc thúc nhân viên làm việc bằng một chế độ đãi ngộ tốt. Có phạt thì cũng phải có thưởng.
- Thiết lập một hệ thống quản lý hàng hóa càng chặt chẽ càng tốt, giảm thiểu rủi ro và con số
gian lận của nhân viên.
- Xây dựng thương hiệu đặc trưng là cách để quán cà phê không bị lu mờ hoặc nhầm lẫn với
các quán khác. Đồng thời giúp quán dễ dàng tiếp cận khách hàng hơn.
Có nhiều cách để xây dựng thương hiệu mang nét đặc trưng riêng, có thể bắt đầu từ chính
sản phẩm mình bán. Đồ uống phải đặc biệt hoặc ít nhất không tệ hơn so với đối thủ, đáp ứng
đủ tiêu chí độ – lạ – ngon. 

---Hết---

Họ tên SV/HV: Hoàng Thị Khánh Huyền - Mã LHP:2156BMGM0411 Trang 4/4

You might also like