You are on page 1of 6

NHÓM 1 - 45K08.

2 - SỐNG VỚI TIN ĐỒN

PHẦN 2: NỘI DUNG


2.6        Bản chất và đặc điểm của tin đồn

Tin đồn chỉ là thông tin đơn thuần về sự việc, hiện tượng theo lối mô tả, kể lại,
chứa đựng nhiều thiên kiến. 

Tin đồn hình thành ban đầu không được xác minh hoặc ghi nhận bằng một kênh
truyền thông chính thức; cơ chế lan truyền ban đầu của nó thường là qua truyền
miệng, qua các trang mạng xã hội phi chính thức, và nó cũng được thảo luận phi chính
thức khi sự quan tâm của các cá nhân có xu hướng gia tăng. Công chúng của tin đồn
được mở rộng ra cả những người ban đầu vốn không quan tâm khi những người này
được chuyển từ nhóm thảo luận này sang nhóm thảo luận khác, và thường được củng
cố bằng cách trích dẫn những nguồn được cho là chính thống.

Khi một tình huống có vấn đề, thu hút sự quan tâm của công chúng nhưng lại thiếu
vắng thông tin lý giải đã được kiểm chứng, chính thức và thuyết phục thì cách lý giải
chưa được kiểm chứng, không chính thức và có phần “bán tín, bán nghi” sẽ là cơ sở
để xuất hiện tin đồn.

Tin đồn về cơ bản là kết quả của việc bóp méo trong nhận thức và trong giao tiếp
bằng lời nói đơn phương. Vì vậy không có những thay đổi xảy ra trong quá trình thảo
luận phi chính thức. Các cá nhân lan truyền tin đồn đến một loạt người khác, nhóm
khác, tất nhiên người ta không thể đưa ra các phiên bản tin đồn khác nhau, nhưng nó
lại được thêm thắt các chi tiết khi được truyền từ người này sang người khác. Đó
không phải do trí nhớ của người truyền đạt mà là thể hiện những kỳ vọng, nỗi sợ hãi,
lo âu, thù địch và khát vọng của cá nhân họ và xã hội. Sự phát triển và lan truyền tin
đồn liên quan đến việc giải thích, thảo luận, suy đoán và tưởng tượng một cách sáng
tạo.

Sự bóp méo của tin đồn được giải thích rằng: với một người, trong vai trò người lan
truyền, có thể quan tâm đến tin đồn nhiều hơn khi ở trong vai trò người nhận. Uy tín
của người lan truyền sẽ cao hơn nếu như câu chuyện được kể có vẻ chân thực. Người
lan truyền có đủ động lực để quên những chi tiết khiến câu chuyện trở nên mơ hồ,

1
NHÓM 1 - 45K08.2 - SỐNG VỚI TIN ĐỒN

đồng thời nhấn mạnh những chi tiết khiến nó hợp lý, và để đưa vào những chi tiết
chứng thực mới.

Trong quá trình truyền miệng, một số chi tiết của tin đồn có thể giảm xuống, nhưng
một số chi tiết khác lại bị phóng đại lên. Nhiều trường hợp, chủ thể lan truyền tin đồn
còn sử dụng phương tiện truyền thông một cách hợp pháp để lừa bịp những người cả
tin. Khi tin đồn được “chính thống hóa” trên báo chí, với sức mạnh vô biên của các
phương tiện truyền thông đại chúng, nó trở thành “quả bom” có sức công phá khủng
khiếp.

Trong các tin đồn nói chung có nhiều tin đồn không xác thực, một số tin đồn xác
thực, một số khác chứa dựng cả 2 yếu tố: Nhiều thông tin chi tiết trong tin đồn là sai
lệch nhưng vấn đề mà nó đề cập lại là có thật. Ngay cả khi tin đồn là sai hoàn toàn thì
nó vẫn chứa đựng một dạng "sự thật", bởi nó cho chúng ta biết rằng có một chuyện gì
đó đang diễn ra và đòi hỏi cần phải xử lý.

Tin đồn liên quan đến hầu hết các lĩnh vực như chính trị, tài chính, tội phạm, trật tự
xã hội, thị trường, nghệ thuật.... Tin đồn thường gợi lên nhiều liên tưởng cảm xúc, hấp
dẫn, kỳ quặc, kỳ lạ... Bởi vậy, tin đồn có nhiều cảm xúc hơn dư luận. Tâm lý đám
đông và hành động theo tâm lý đám đông dễ xảy ra tức thì và mãnh liệt. Khi công
chúng phản ứng bằng tình cảm với một vấn đề, sự suy đoán và tưởng tượng sẽ được
khơi dậy. Tin đồn phản ánh tâm trạng bất an nào đó của người dân.

Tin đồn tiêu cực thường dễ được lan truyền hơn tin đồn tích cực. Nhóm, cá nhân
càng nổi tiếng, là "người của công chúng" thì càng dễ là mục tiêu mà tin đồn nhắm
đến. Phần lớn các tin đồn đều mang tính chất "phá" nhiều hơn là "xây". Tin đồn có thể
khiến một doanh nghiệp sạt nghiệp, cũng có thể hạ gục uy tín một cá nhân.

Đám đông nặc danh là chủ thể của tin đồn; mỗi người đến lượt mình đều có thể trở
thành một nguồn chế biến tin và phát, với kiểu "nghe nhiều người nói rằng". Cũng bởi
nặc danh nên rất khó tìm được người chịu trách nhiệm về nội dung mà họ truyền đạt.

2.7        Cơ chế hình thành tin đồn

a) Sự rút bớt chi tiết

2
NHÓM 1 - 45K08.2 - SỐNG VỚI TIN ĐỒN

Khi tin đồn lan đi nó có xu hướng ngắn hơn, xúc tích hơn,dễ nắm bắt, dễ kể lại hơn.
Và do đó trong những lần thuật lại kế tiếp càng ít từ được dùng và càng ít chi tiết được
đề cập đến. Thí nghiệm chỉ ra số chi tiết được ghi nhớ giảm mạnh mẽ nhất vào giai
đoạn đầu của quá trình thuật lại. Sau đó số chi tiết ghi nhớ sẽ tiếp tục giảm nhưng
chậm hơn trong suốt cuộc thí nghiệm. 

Trong những lần truyền tin về sau lượng thông tin ngày càng ít và đến một mức độ
nào đó thì số lượng thông tin giữ không đổi. Tuy nhiên cần khẳng định rằng sự rút gọn
trong tin đồn chưa bao giờ tiến tới điểm xóa sạch tin đồn. Bởi trên thực tế mỗi khi tin
đồn được truyền đi trong một nhóm người thì dù là tin đồn huyền thoại hay tin đồn
bình thường chúng cũng sẽ biến đổi theo hướng ngắn hơn và xúc tích hơn.

b) Sự nhấn mạnh

Sự nhấn mạnh là sự cảm nhận, lưu giữ và như là số chi tiết được trần thuật lại có
lựa chọn từ một ngữ cảnh rộng lớn. Sự nhấn mạnh chắc chắn xảy ra nghịch đảo với
quá trình rút bớt chi tiết. Hay nói là sự tăng thêm một số chi tiết chiếm vị trí trung tâm
trong ý nghĩa của những lời đồn, điều này còn phụ thuộc vào nhiều nhân tố.

Các cách thức nhấn mạnh trong tin đồn:

- Việc lưu giữ lại những yếu tố kỳ quặc, những thông tin gây chú ý xuất hiện
lúc ban đầu trong chuỗi truyền miệng.
– Sự thay đổi về con số theo hướng gia tăng, chẳng hạn tăng số lượng người, số
thiệt hại… trong tin đồn.
– Sự nhấn mạnh về thời gian: các cá nhân thường có xu hướng mô tả các sự
kiện như là những cái đang xảy ra ở thời điểm hiện tại. Bởi những cái đang
xảy ra ở đây và bây giờ luôn là mối quan tâm lớn nhất và quan trọng nhất đối
với người nhận tin.
– Việc nhấn mạnh thường xảy ra khi có sự liên quan rõ ràng đến sự chuyển
động và đôi khi tin đồn được tạo nên bằng việc gắn sự chuyển động cho
những vật mà trên thực tế vật này là đứng im.
– Hình thức nhấn mạnh cuối cùng trong tin đồn chính là những lời giải thích
thêm của người tường thuật.Nhu cầu nhấn mạnh bằng sự giải thích thêm càng

3
NHÓM 1 - 45K08.2 - SỐNG VỚI TIN ĐỒN

trở nên mạnh mẽ khi câu chuyện bị bóp méo quá mức và sự mô tả lại chứa
đựng những điều đáng ngờ, xung khắc.

=>Nhận xét: Nhìn chung các chi tiết được rút ngắn hay nhấn mạnh mục đích là để
phù hợp với chủ đề chính của câu chuyện, khiến chúng trở nên phù hợp với chủ đề
này theo hướng làm cho câu chuyện có kết cục gắn kết, hợp lý, tròn trịa hơn.

c) Sự sắp xếp lại

Đây là một quá trình bảo tồn và tổ chức lại những thông tin xung quanh một số
động cơ, sở thích của các cá nhân. Quá trình ấy là kết quả hấp dẫn của những tập
quán, động cơ, lợi ích và tình cảm của những người tiếp nhận lời đồn đối với vấn đề
được nêu.

Rõ ràng, cả sự rút bớt và sự nhấn mạnh là những quá trình mang tính chọn lọc.
Những việc gì dẫn tới việc xoá bỏ hay nhấn mạnh một vài chi tiết; và cái gì giải thích
cho sự hoán đổi, sự tiếp nhận những xuyên tạc trong quá trình lây lan của tin đồn?
Câu trả lời được tìm ra trong quá trình sắp xếp lại, cái đã phải làm bằng sức mạnh hấp
dẫn ảnh hưởng đến tin đồn bởi thói quen, lợi ích, tình cảm trong đầu người nghe.

Trong tin đồn, sự sắp xếp lại thường là:

- Sự sắp xếp lại theo chủ đề chính thể hiện ở việc thu hẹp hay nhấn mạnh các
chi tiết làm cho chúng trở nên phù hợp với tư tưởng chi phối câu chuyện hàm
chứa những chi tiết ấy, làm tăng thêm tính nhất quán, vẻ giống như thật và
logic của câu chuyện.
– Sắp xếp theo sự tiếp diễn tốt đẹp đó là do con người thường có mong muốn
tìm kiếm các chi tiết của câu chuyện theo một chiều hướng tốt đẹp để hoàn
chỉnh ý nghĩa vào chỗ bị thiếu hoặc chưa hoàn thiện.
– Sắp xếp lại bằng sự cô đọng. Đôi khi có vẻ như là trí nhớ của chúng ta cố
gắng hạn chế đến mức sao cho ghi nhớ càng ít càng tốt, và thay vì nhớ hai tin
sẽ tiết kiệm hơn, nhớ tốt hơn nếu hợp nhất chúng lại thành một tin.
– Sự sắp xếp lại theo kỳ vọng tức là sự vật được cảm nhận và ghi nhớ theo cách
mà chúng thường diễn ra và theo thói quen suy nghĩ của cá nhân.
– Sự sắp xếp lại theo thói quen ngôn ngữ.

4
NHÓM 1 - 45K08.2 - SỐNG VỚI TIN ĐỒN

– Sự sắp xếp lại theo động cơ: sự quan tâm, thành kiến, định kiến sắc tộc.

=>Tóm lại: Các quá trình rút bớt, nhấn mạnh, sắp xếp lại trong tin đồn không phải là
một cơ chế độc lập mà chúng được thực hiện đồng thời với nhau và phản ánh một quá
trình mang tính nội tâm duy nhất mà có kết quả là tính tự kỷ và sự xuyên tạc vốn là
đặc tính của tin đồn.

2.8        Khắc phục tin đồn trong quản lý xã hội

Thường xuyên cung cấp các thông tin đầy đủ, kịp thời, chính xác, có định hướng
cho quần chúng nhân dân, yêu cầu nhiệm vụ kinh tế – xã hội, bảo đảm cung cấp thông
tin nhanh chóng, kịp thời, chính xác nhằm vô hiệu hóa những tin đồn mà kẻ địch tung.
Mặc khác, thông tin cung cấp cho công dân phải bảo đảm tính tư tưởng, tập trung
thống nhất, khách quan chân thực, có tác dụng giáo dục đối với toàn xã hội, qua đó
đẩy lùi các luồng thông tin từ các kênh không chính thức.

Khi có dấu hiệu xuất hiện tin đồn cần nhanh chóng tìm ra nguyên nhân, nguồn phát
tin, người đưa tin ban đầu để ngăn chặn không cho nó lan truyền trong xã hội.

Phát huy vai trò cán bộ chủ trì, những cá nhân điển hình tiên tiến trong các tập thể,
tạo ra dư luận xã hội tích cực, ngăn ngừa dư luận tiêu cực và những tin đồn thất thiệt,
cũng như chuẩn bị tư tưởng, tâm lý cho toàn xã hội trước mỗi sự kiện sắp xảy

Xây dựng một đội ngũ tuyên truyền viên để hướng dẫn dư luận xã hội tích cực,
ngăn ngừa tin đồn tiêu cực, phục vụ cho nhiệm vụ phát triển kinh tế – xã hội.

You might also like