You are on page 1of 4

Họ và tên : Lê Thị Lan Phương

Mã số sinh viên : 411200459

Lớp sinh hoạt : 20CNA10

Lớp học phần : Dẫn luận ngôn ngữ 01

Đề bài : Dựa trên những hiểu biết về ngữ âm, từ vựng và ngữ pháp, hãy
phân tích sự phát triển của ngôn ngữ.

Bài làm :

Ngôn ngữ cũng giống như một cơ thể sống, một động vật hoặc một
thực vật. Cùng với sự phát triển của tổ chức xã hội từ thị tộc sang bộ lạc
rồi liên minh bộ lạc dẫn đến sự ra đời và phát triển của ngôn ngữ. Nhưng
qua mỗi chặng đường, ngôn ngữ cũng được thay đổi về chất. Nhìn lại toàn
bộ quá trình phát triển của ngôn ngữ, có thể thấy những bước như sau:

Ngôn ngữ bộ Ngôn ngữ Ngôn ngữ dân Ngôn ngữ văn Ngôn ngữ
lạc khu vực tộc hóa dân tộc cộng đồng
tương lai

Quá trình phát triển từ ngôn ngữ bộ lạc đến ngôn ngữ cộng đồng
tương lai là quá trình phát triển của các ngôn ngữ về mặt chức năng. Sự
phát triển mặt cấu trúc của ngôn ngữ thể hiện ở sự biến đối của hệ thống
ngữ âm, thành phần hình thái học, từ vựng-ngữ nghĩa và cơ cấu ngữ
pháp.

Ngôn ngữ đầu tiên là ngôn ngữ bộ lạc. Ở chế độ công xã nguyên
thủy tồn tại các cộng đồng xã hội là thị tộc và bộ lạc. Vì các thị tộc trong
một bộ lạc có quan hệ rất chặt chẽ với nhau cho nên không có ngôn ngữ
riêng cho từng thị tộc mà cả bộ lạc có một ngôn ngữ chung. Lúc này, ngôn
ngữ phát triển theo hai xu hướng. Xu hướng chia cắt, phân li: khi bộ lạc
phát triển đến một mức nào đó, có một bộ phận tách ra, sống phân tán nơi
khác, dần trở thành bộ lạc độc lập và nảy sinh ngôn ngữ có sự khác biệt so
với ngôn ngữ gốc, tạo thành thổ ngữ và phương ngữ (trong phương ngữ
có thổ ngữ). Xu hướng thứ hai là xu hướng hợp nhất: đó là sự liên minh
giữa các bộ lạc nên có sự tiếp xúc ngôn ngữ những vẫn chịu ảnh hưởng
ngôn ngữ gốc và ít nhiều có biến đổi.

Ngôn ngữ khu vực chính là bước quá độ trên con đường phát triển
ngôn ngữ dân tộc. Do sự phát triển của kinh tế, thủ công nghiệp, chăn nuôi
và thương mại,…=> hình thức cư trú tách biệt không còn nữa => những
mối liên hệ với thị tộc, bộ lạc dần mất đi, nhường chỗ cho những mối liên
hệ mới về kinh tế, chính trị, giữa những người thuộc các thị tộc bộ lạc khác
nhau cùng sống trong một khu vực => nhu cầu đó đòi hỏi phải có ngôn ngữ
chung thống nhất => ngôn ngữ từng khu vực ra đời. Ngôn ngữ khu vực là
phương tiện giáo tiếp chung của tất cả mọi người trong một vùng, không
phân biệt thị tộc, bộ lạc.

Sự phát triển của dân tộc và của nhà nước đã đẩy mạnh sự thống
nhất bên trong về kinh tế, chính trị, văn hóa…tăng cường mở rộng quan hệ
giữa các quốc gia. Các bộ lạc, bộ tộc, liên minh bộ lạc tan rã thay thế vào
đó là sự ra đời của các dân tộc. Ngôn ngữ dân tộc là phương tiện giao tiếp
chung của toàn dân tộc, bất kể sự khác nhau về lãnh thổ hay xã hội của
họ. Tuỳ theo hoàn cảnh lịch sử mà sự hình thành của dân tộc và ngôn ngữ
dân tộc mỗi nơi, mỗi thời kì một khác, theo những con đường khác nhau.
Marx và Engels đã nói đến 3 con đường hình thành nên ngôn ngữ dân tộc:

Từ chất liệu vốn có: Ví dụ tiếng Pháp. Trước khi ngôn ngữ dân tộc
Pháp hình thành thì trên đất Gaul đã có sự pha trộn của tiếng Latin với
tiếng Celtic. Trên cơ sở này phát triển thành nhiều tiếng địa phương trên
đất Pháp. Đến thời Phục hưng, tiếng địa phương miền Paris đã chiếm ưu
thế, dần dần phát triển thành ngôn ngữ dân tộc vào thế kỉ 16–17.
Do sự pha trộn nhiều dân tộc: Thí dụ tiếng Anh. Các tiếng Anglo-
Saxon (tiếng Anh cổ) vốn ngữ trị trên đất Anh từ thời cổ, đến thế kỉ 9 và 10,
do sự xâm lược của người Đan Mạch mà có sự pha trộn với tiếng Đan
Mạch. Từ thế kỉ 11–16, do sự xâm lược của người Normand nên lại được
pha trộn một lần nữa với tiếng Normand. Như vậy, ngôn ngữ dân tộc Anh
hiện đại hình thành trên cơ sở tiếng địa phương Luân Đôn, là do sự pha
trộn của ba thứ tiếng Anglo-Saxon, Đan Mạch và Normand.

Do sự tập trung của các tiếng địa phương: ví dụ như vua quan nước
ta trước đây dùng từ ngữ xa lạ với quảng đại quân chúng nhân dân.
Những tiếng địa phương trước đây, nhờ tăng cường và mở rộng giao lưu
văn hoá và trao đổi kinh tế mà dần dần phát triển ngày càng nhiều các hiện
tượng ngữ âm, từ vựng và ngữ pháp chung cho toàn dân tộc, nhưng
những hiện tượng khác nhau giữa các địa phương vẫn còn nhiều. Nói
chung, sự khác biệt giữa các phương ngữ trong ngôn ngữ dân tộc thể hiện
chủ yếu ở ngữ âm, sau đó đến từ vựng, còn sự khác nhau về ngữ pháp ít
thấy hơn.

Ngôn ngữ văn hóa: Sự ra đời của ngôn ngữ văn hoá là một cái mốc
lớn trên con đường thống nhất ngôn ngữ dân tộc. Cần phải có phương tiện
giao tiếp chung, phục vụ trước hết cho nhà thờ, tôn giáo, cho việc viết sách
và cho công việc hành chính. Nhu cầu ấy đã đề ra ngôn ngữ văn hoá.

Nhưng ngôn ngữ văn hoá trong thời kì này chỉ là ngôn ngữ trên
phương ngôn, được dùng trong hành chính, giấy tờ, trường học, tôn giáo,
… nói chung là ngôn ngữ sách vở. Thường thường, người ta dùng từ ngữ
hay tiếng nước ngoài làm ngôn ngữ văn hoá. Tiếng Latin đã là ngôn ngữ
văn hoá cho rất nhiều nước ở châu Âu. Ở Việt Nam, suốt một thời gian dài
chữ Hán đã được dùng làm văn tự chính thức của nhà nước.

Ngôn ngữ văn hoá dân tộc dựa trên ngôn ngữ nói của toàn dân tộc.
Nhưng nó khác với ngôn ngữ nói dân tộc ở sự thống nhất hết sức to lớn
trong kết cấu của nó. Ngôn ngữ văn hoá hoạt động tuân theo những quy
tắc chặt chẽ được gọi là chuẩn mực.

Ngôn ngữ cộng đồng tương lai : Từ lâu, con người đã mơ ước có
một ngôn ngữ thống nhất cho toàn nhân loại. Nếu ngôn ngữ thống nhất đó
mà có được thì con người có thể tiết kiệm được không biết bao nhiêu sức
lực và trí tuệ phải bỏ ra để dạy và học ngoại ngữ như hiện nay.

Hiện nay, các nhà ngôn ngữ học có những dự đoán khác nhau về
tương lai ngôn ngữ loài người. Các ngôn ngữ hòa nhập vào nhau tạo ra
một ngôn ngữ thống nhất dựa vào liên minh giữa các ngôn ngữ hiện đại. Ví
dụ các thuật ngữ khoa học mang tính quốc tế. Một số người lại dự đoán sự
phát triển của ngôn ngữ sẽ đi theo con đường tạo ra các ngôn ngữ giao
tiếp chung giữa các dân tộc. Ví dụ như tiếng Anh, tiếng Nga, tiếng Đức
được ghi nhận là ngôn ngữ giao tiếp quốc tế. Ngôn ngữ chung này sẽ
không phải là một ngôn ngữ nào mới được tạo ra, mà chỉ là một ngôn ngữ
có sẵn, nhưng được đề lên cương vị ngôn ngữ giao tiếp chung giữa các
dân tộc.

Ngôn ngữ biến đổi từ từ, liên tục không đột biến. Phát triển kế thừa
và bảo tồn những cái đã có. Mỗi chế độ xã hội mới, thế hệ mới đều sử
dụng ngôn ngữ vốn có. Sự phát triển không đồng đều giữa các mặt như
lĩnh vực về từ vựng biến đổi nhanh và nhiều hơn, trái lại ngữ âm và ngữ
pháp biến đổi chậm hơn.

You might also like