You are on page 1of 25

BỘ TÀI LIỆU TẶNG DÀNH CHO LỚP 11

A.  Câu cá mùa thu – Nguyễn Khuyến:

I. Tìm hiểu chung:

1. Tác giả:

- Nguyễn Khuyến quê ở Yên Đổ - Bình Lục - Hà Nam. Ông đỗ đầu 3 kì thi nên
được gọi là cụ Tam Nguyên Yên Đổ. Là bậc túc nho tài năng, cốt cách thanh cao,
tấm lòng yêu nước thương dân nhưng lại bất lực trước thời cuộc.

- Thơ ông thể hiện tình yêu với quê hương đất nước, gia đình, bộc lộ tấm lòng ưu
ái với dân với nước. Nguyễn Khuyến được mệnh danh là nhà thơ của dân tình làng
cảnh Việt Nam.

2. Tác phẩm:

- Vị trí : Bài thơ “Mùa thu câu cá” một trong chùm ba bài thơ thu của Nguyễn
Khuyến

- Hoàn cảnh sáng tác: Viết trong thời gian khi Nguyễn khuyến về ở ẩn tại quê nhà.

- Đề tài: Viết về mùa thu – đề tài quen thuộc

II.Tìm hiểu chi tiết:

1. Điểm nhìn đón nhận cảnh thu của Nguyễn Khuyến:

- Bài thơ mở ra một không gian nghệ thuật đầy thi vị đầy ắp không khí của làng
quê vùng đồng bằng Bắc Bộ. Vì đi câu cá nên điểm xuất phát của cảm hứng là hình
ảnh chiếc ao thu, hiện lên trên không gian ấy là một chiếc thuyền câu xinh xắn, nhỏ
bé đáng yêu; có gió, có lá vàng khẽ đung đưa. Từ điểm nhìn ấy nhà thơ ngước mắt
lên cao nhìn trời xanh, nhìn đường làng ngõ xóm quanh co vắng vẻ rồi lại trở về ao
thu với chiếc thuyền câu. Như vậy điểm nhìn cảnh thu của thi sĩ là từ gần đến cao
xa, từ cao xa trở lại gần.

=> Với điểm nhìn ấy Nguyễn Khuyến đã mở ra nhiều hướng Bài thơ mở ra một
không gian nghệ thuật đầy thi vị đầy ắp không khí của làng quê vùng đồng bằng
Bắc Bộ.
2. Bức tranh thiên nhiên mùa thu: Cảnh trong “Câu cá mùa thu” được xem là
“điển hình hơn cả cho mùa thu của làng cảnh Việt Nam” (Xuân Diệu). Đúng như
ông hoàng thơ tình nhận xét, không khí mùa thu được gợi lên từ sự dịu dàng thanh
sơ của cảnh vật.

- Hai câu đề: Cảnh màu thu được mua tả trong một không gian hẹp với hình ảnh
thân thuộc, bình dị của làng quê xứ Bắc:

“Ao thu lạnh lẽo nước trong veo

Một chiếc thuyền câu bé tẻo teo”

+ Ao thu “lạnh lẽo”, cụm từ này đặc tả được không khí lạnh của ao nước vào tiết
trời thu, với gió heo may lành lạnh. Cái lạnh ấy dường như thấm sâu vào da thịt
con người.

+ Tính từ “trong veo” đã tuyệt đối hóa độ trong của nước. Đã vắng những cơn mưa
mùa hạ, nước thu trong veo không một chút vẩn đục, có thể nhìn xuyên tận đáy
khiến cho mặt nước giống như một chiếc gương tròn khổng lồ in bóng mây trời
của làng quê.

+ Trên không gian ấy xuất hiện hình ảnh một chiếc thuyền câu lẻ loi, nhỏ bé và
đáng yêu đến lạ thường. Đó chính là chiếc thuyền thúng quen thuộc của vùng quê
Bình Lục, Hà Nam – chiếc thuyền đủ cho một người ngồi.

+ “Bé” nghĩa là nhỏ, lại thêm hai chữ “tẻo teo” khiến chiếc thuyền như nhỏ lại hơn.
Có vẻ ao thu chắc cũng không to lắm nên chiếc thuyền cũng “bé tẻo teo” cho hài
hòa với khuôn ao.

=> Cảnh thu hiện lên hết sức quen thuộc đối với làng quê Bắc Bộ Việt nhưng lại
đìu hiu, lạnh lẽo, vắng lặng. Phải chăng cái lạnh của không gian cũng là cái lạnh
của lòng người.

- tiếp theo đên Hai câu thực: Với những nét vẽ tài ba làm rõ thêm cái hồn của cảnh
thu khi có thêm hình ảnh sóng thu, lá thu, gió thu:

                          “Sóng biếc theo làn hơi gợn tí

                          Lá vàng trước gió khẽ đưa vèo”

+ Sóng thu “xanh biếc” như phản chiếu màu cây màu trời khẽ chuyển động lăn tăn,
nhẹ nhàng.
+ Lá vàng rơi “khẽ” và cả cử động của nó “vèo” gợi sự tĩnh lặng của không gian.
Đặc biệt chữ “vèo” được sử dụng rất độc đáo: Nó không những chỉ tốc độ nhanh
và biến mất mà hơn thế nữa còn diễn tả trạng thái thời thế, sự biến chuyển nhanh
chóng của thời cuộc mà thi nhân chưa tìm được hướng đi.

=> ình ảnh “chiếc lá vàng” là một hình ảnh quen thuộc mỗi độ thu về, không
thể thiếu khi nhắc đến trong thơ ca. Với nhà thơ Xuân Diệu thu đến như
khoác trên mình một bHộ quần áo mới màu mơ phai:

                “Đây mùa thu tới! Mùa thu tới

                Với áo mơ phai dệt lá vàng”

+ Gió thu: nhẹ nhàng không đủ sức tạo nên những con sóng lớn khiến cho sóng thu
chỉ hơi gợn tí lăn tăn và cũng chỉ đủ để bứt chiếc lá vàng lìa cành khẽ đưa theo
chiều gió.

=> NT: Hình thức đối: “Sóng biếc >< lá vàng”, “hơi gợn tí >< khẽ đưa vèo” ; lấy
động tả tĩnh câu thơ không phá vỡ cái tĩnh lặng, mà ngược lại nó càng làm tăng sự
yên ắng, tĩnh mịch của cảnh.

=> Cảnh đẹp, giản dị mà lắng sâu, chất chứa suy tư

- Hai câu luận:

                          “Tầng mây lơ lửng trời xanh ngắt

                          Ngõ trúc quanh co khách vắng teo”

+ Đến đây nhà thơ đột ngột hướng mắt lên cao, mở rộng tầm nhìn để cảm nhận bức
tranh thu khoáng đạt, vời vợi

 Trời “xanh ngắt”, đây là gam màu xanh đậm, trong, không một gợn mây => Nó
gợi độ cao, rộng và có chiều sâu của không gian.

 Hình ảnh “bầu trời xanh ngắt” là một hình ảnh quen thuộc, đặc trưng trong thơ
thu Nguyễn Khuyến:

                          “Trời thu xanh ngắt mấy tầng mây”

                                                                (Thu vịnh)

                         
“Da trời ai nhuộm màu xanh ngắt”

                                                                (Thu ẩm)

Đó đều là hình ảnh của bầu trời thu trong trẻo, yên tĩnh, thăm thẳm. Song vẫn có
những nét khác biệt

 Xuất hiện trên nền trời ấy là những đám mây nhè nhẹ trôi lơ lửng như đang
ngưng đọng giữa lưng trời. Dường như trạng thái đám mây cũng là trạng thái phân
thân mơ màng của tác giả.

+ Từ tầm cao xa nhà thơ trở về với tầm thấp gần ghi lại hình ảnh thân thuộc của
làng quê

 Đường làng Việt Nam vốn lắm tre nhiều trúc. Từ “quanh co” gợi sự liên tưởng
đến con đường làng nhỏ uốn lượn mềm mại như dải lụa đào, hai bên đường rợp
bóng tre bóng trúc. “Ngõ trúc” trong thơ Tam nguyên Yên Đổ lúc nào cũng gợi tả
một tình quê nhiều bâng khuâng, man mác:
                          “Dậm thế, ngõ đâu từng trúc ấy
                          Thuyền ai khách đợi bến đâu đây”

 “Vắng teo” là vắng ngắt. Con đường làng vắng vẻ không một bóng người qua lại.

=> NT: Với hình ảnh ước lệ và cách gieo vần “eo” độc đáo tạo nên sự cộng hưởng
ngữ nghĩa làm cho cảnh vật như cố thu lại trong chiếc ao bé nhỏ, trong không gian
tĩnh lặng, yên ả. Phải nói rằng Nguyễn Khuyến đã vẽ lên một bức tranh thu điển
hình tuyệt đẹp của mùa thu vùng đồng bằng Bắc Bộ vừa bình dị thân quen, trong
sáng tĩnh lặng, vừa mang nặng nỗi niềm thi nhân.

- Hai câu kết: “Thu điếu” nghĩa là mùa thu câu cá. Sáu câu đầu mới chỉ có cảnh
vật: ao thu, chiếc thuyền câu, sóng biếc, lá vàng, tầng mây, ngõ trúc… mãi đến
phần kết mới xuất hiện người câu cá.

                          “Tựa gối buông cần lâu chẳng được

                          Cá đâu đớp động dưới chân bèo”

+ Câu cá, làm thơ, uống rượu là thú vui tao nhã của những bậc tao nhân mặc khách
thưở xưa, nhất là khi nhàn tản. Nhưng đi câu chỉ là hình thức bên ngoài, thực ra là
nhà thơ đang suy tư về sự đời, về tình hình đất nước đang đau thương nhưng không
thể làm gì được để giúp đời giúp nước. => Trong lòng thi nhân đang mang một nỗi
u hoài về sự bất lực của bản thân
+ Đi câu chỉ là một cái cớ nghệ thuật để cho nhà thơ mở lòng đón nhận cảnh thu, đi
câu mà dường như không để ý đến việc câu cá kiếm ăn. Cho nên mới có chuyện
mơ hồ, không xác định rõ “cá đâu”

 + Từ “đâu” có hai cách hiểu:

 Có thể hiểu là không có tiếng cá đớp động dưới chân bèo

 Có tiếng có ở đâu đó đớp động dưới chân bèo

=> Đây là âm thanh duy nhất, tuy là động nhưng lại là động tĩnh, càng nhấn mạnh
sự tĩnh lặng của mùa thu. Câu kết chính là điểm nhãn của cả bài thơ. Nó phá vỡ sự
tĩnh lặng làm cho bài thơ trở nên hài hòa, rất đẹp.

=>> Kết luận: Chỉ với hai câu kết ngắn gọn nhà thơ đã gợi cho người đọc một hình
ảnh hấp dẫn về thi nhân, một người yêu thiên nhiên tha thiết nhưng cũng mang
nặng nỗi suy tư về đời.

3. Nghệ thuật:

- Nghệ thuật lấy động tả tịm kết hợp với nhiều từ láy góp phần tạo thanh tạo hình
cho cảnh vật.

- Cách gieo vần “eo” độc đáo, oái ăm được Nguyễn Khuyến vận dụng một cách
thần tài.

- Ngôn ngữ trong sáng, giản dị diễn đạt được những biểu hiện tinh tế của sự vật

B. Thương vợ - Trần Tế Xương:

I. Tìm hiểu chung:

1.Tác giả:

- Trần Tế Xương sinh ra và lớn lên trong thời đại đen tối nhất của lịch sử Việt Nam
khi thực dân Pháp sang xâm lược đất nước, xã hội thì đảo điên.

- Là người học giỏi, thông minh có cá tính, đầy góc cạnh, phóng túng nhưng thi
nhiều lần mới đỗ đến tú tài.

- Sáng tác: chủ yếu là thơ Nôm.


2. Tác phẩm:

- Bài thơ “Thương vợ” viết về bà Tú – Phạm Thị Mẫn thuộc hàng tiểu thư con nhà
khoa bảng nhưng từ khi lấy ông Tú thì trở thành một người vợ tần tảo. Viết
“Thương vợ” nhà thơ đã thể hiện lòng kính trọng của mình dành cho vợ

- Thể thơ: thất ngôn bát cú Đường luật

II. Tìm hiểu chi tiết:

1. Hai câu đề: Kể về công việc làm ăn và gánh nặng mà bà Tú phải đảm
đang:

“Quanh năm buôn bán ở mom song

Nuôi đủ năm con với một chồng”

- Câu 1 là lời giới thiệu hiện lên hình ảnh một bà Tú tất bật:
+ Quanh năm: Cách tính thời gian vất vả, triền miên, hết năm này sang năm khác.
+ Buôn bán: bà Tú không phải thương nhân buôn bán lớn nên công việc chỉ là
buôn thúng, bán lưng, mua đi bán lại.
+ Mom sông – một thẻo đất nhô song mà ba bề đều là nước. Đây là một địa điểm
làm ăn cheo leo, nguy hiểm, không ổn định.
=> Hình ảnh gợi lên hoàn cảnh kiếm sống lam lũ, vất vả với một không gian sinh
tồn bấp bênh, khó khăn.
- Câu 2 làm rõ nguyên nhân vì sao bà Tú phải vất vả:
+ “Nuôi đủ” được sử dụng rất hay. Có nghĩa là vừa đủ không thừ không thiếu. Hơn
thế nữa nó còn có nghĩa là đầy đủ về vật chất là tinh thần, chồng con không sợ thua
thiệt người ta.
+ Cụm từ “năm con một chồng” không chỉ nói đến sự tần tảo của vợ mà còn thể
hiện phần nào nỗi niềm của nhà thơ. Ông Tú coi một mình ông bằng gánh nặng
năm đứa con.
=> Hai câu thơ đã gợi lên hình ảnh một bà mẹ đảm đang, tháo vát chịu thương chịu
khó, vất vả kiếm ăn vì chồng, vì con, mái ấm gia đình.
2. Hai câu thực: Đặc tả cảnh vất vả để mưu sinh của bà Tú:
“Lặn lội thân cò khi quãng vắng
Eo sèo mặt nước buổi đò đông”
- Quãng vắng, đò sông: Không gian heo hút, vắng lặng chứa đầy những lo âu, nguy
hiểm.
- Hình ảnh ẩn dụ “thân cò”, trong không gian thời gian “khi quãng vắng”, tính chất
công việc “lặn lội” => Gợi nên không gian heo hút, rợn ngợp, chứa đầy âu lo, nguy
hiểm và nỗi vất vả đơn chiếc của bà Tú.
- Đảo ngữ “lặn lội” đưa lên đầu câu, dùng “thân cò” thay cho “con cò” nhấn mạnh
nỗi vất vả, gian truân của bà Tú.
- Từ “eo sèo”, “đò đông” gợi cảnh chen chúc, bươn trải trên sông nước của những
người bán hàng nhỏ. Sự cạnh tranh đến mức sát phạt nhau, lời qua tiếng lại với
nhau. Hình ảnh “đò đông” còn ẩn chứa những sự bất trắc không ngờ.
=> Hoàn cảnh kiếm sống lam lũ, vất vả với một không gian sinh tồn bấp bênh,
khó khăn. Sự vất vả, đơn chiếc, bươn trải trong cảnh chen chúc làm ăn của bà Tú.
- Biện pháp đối: khi quãng vắng >< buổi đò đông.
- Ca dao nói đến con cò: “Con cò lặn lội bờ song”, Tú Xương đã nâng lên thành
thân cò, ý thơ như xoáy vào nỗi cực khổ nặng nặng nề. Từ đó tình thương vợ cũng
từ đó mà nhân lên gấp bội lần.
=> Hai câu thơ đã vẽ lên hình ảnh một người phụ nữ giàu nghị lực, chịu thương
chịu khó.
3. Hai câu luận: Thể hiện tình cảm yêu thương quý trọng, tri ân đến vợ, cảm
phục trước sự quên mình của bà Tú:
“Một duyên hai nợ âu đành phận
Năm nắng mười mưa dám quản công”
- “Một duyên/ hai nợ”: tách “duyên/ nợ” ra làm hai, duyên thì ít mà nợ thì nhiều
- Tú Xuyên một lần nữa cảm phục sự quên mình của vợ bởi “duyên” một mà “nợ”
tận hai, nhưng bà Tú không hề phản nàn, lặng lẽ chấp nhận số phận “âu đành
phận”.
- Thành ngữ “năm nắng mười mưa” khiến câu thơ như một tiếng thở dài nhưng lạ
lùng thay đó là tiếng thở dài của sự mãn nguyện: sẵn sàng vì chồng vì con mà nhận
nỗi vất vả về mình.
=> Hình ảnh một người phụ nữ giàu đức hy sinh với tấm lòng vị ta cao cả.
4. Hai câu kết: Là tiếng nói bi phẫn không kiềm chế được của tấm lòng một
người chồng:
“Cha mẹ thói đời dám quản công
Có chồng hờ hững cũng như không”
- Nhà thơ đã tự cất tiếng chửi minh: tội làm chồng mà ăn ở bạc, hờ hững, có cũng
chỉ như không => Nhận ra mình là một gánh nặng lớn trên đôi vai vợ.
- Ý nghĩa tiếng chửi:
+ Sau đó còn là lời tự chửi bản thân mình. Tự coi mình là loại vô tích sự, ăn lương
vợ, tự mắng mình là gánh nặng của vợ.
+ Tiếng chửi xã hội, thói đời đểu cáng bạc bẽo khiến người vợ phải chịu nhiều vất
vả, còn mình là người chồng ăn bám, vô tích sự "có như không".
=> Hai câu kết nhà thơ đã mở rộng từ một tình yêu, lòng thương vợ chân thành và
sâu nặng sang thái độ đối với XHPK => Đó là ý nghĩa sâu sắc của tác phẩm. Đó là
bi kịch của một thế hệ tri thức vì xã hội đảo điên mà biến mình thành kẻ vô dụng.
5. Nghệ thuật: Bài thơ cho thấy tài vẽ cảnh, vẽ người của tác giả. Với ngôn
ngữ giản dị, lời thơ tự nhiên chỉ bằng vài nét phác họa Tú Xương đã thành công
xây dựng hình tượng bà Tú – một người vợ đảm đang, giàu đức hy sinh chuẩn mẫu
người phụ nữ Việt Nam.

C. Hai đứa trẻ - Thạch Lam:

I. Tìm hiểu chung:

1. Tác giả:

- Thạch Lam là thành viên cảu nhóm Tự lực văn đoàn, một trong những cây bút
chủ chốt của báo “Phong hóa”, “Ngày nay”

- Xuất thân trong một gia đình quan chức, gốc quan lại ở Hà Nội. Tuổi nhỏ sống ở
quê ngoại phố huyện Cẩm Già, Hải Dương sau này trở thành một không gian nghệ
thuật cho nhiều sáng tác của nhà văn.

- Là người thông minh, điềm tĩnh, đôn hậu và rất tinh tế


- Sáng tác: truyện ngắn, tiểu thuyết , tùy bút. Nhưng đặc sắc nhất vẫn là truyện
ngắn.

- Đặc điểm truyện ngắn: ông thường viết truyện không có cốt truyện nhưng giàu
tâm tình; lời văn bình dị, gợi cảm; chủ yếu khai thác thế giới nội tâm nhân vật với
những cảm giác mơ hồ, mong manh

- Các tác phẩm tiêu biểu: Gió đầu mùa (1937), Nắng trong vườn (1938)…

2. Tác phẩm:

- In trong tập “Nắng trong vườn” (1938)

- Là truyện ngắn tiêu biểu nhất cho phong cách nghệ thuật của Thạch Lam, truyện
không có cốt truyện chủ yếu là khai thác nội tâm nhân vật có sự kết hợp giữa hai
yếu tố lãng mạn và hiện thực

II. Tìm hiểu chi tiết:

1. Bức tranh huyện lúc chiều tà:

a) Cảnh chiều muộn: Truyện mở đầu bằng một bức tranh thiên nhiên phố huyện lúc
chiều tàn. Đó là một bức tranh đẹp, nên thơ với những âm thanh và hình ảnh báo
hiệu một ngày tàn

- Hình ảnh: “Phương tây đỏ rực như lửa cháy và những đám mây ánh hồng như
hòn than sắp tàn. Dãy tre làng trước mặt đen lại và cắt hình rõ rệt trên nền trời”.
Lúc này chỉ tứ ánh sáng duy nhất còn xót lại chính là thứ ánh sáng rực rỡ bùng
cháy của một hòn than sắp tàn. Ở dưới mặt đất ánh dáng từ ngọn đèn của những cư
dân chiếu ra ngoài phố khiến cát lấp lánh từng chỗ và đường mấp mô thêm vì
những hòn đá nhỏ một bên sáng một bên tối.

- Âm thanh: “tiếng trống thu không trên cái chòi của huyện nhỏ, từng tiếng một
vang ra để gọi buổi chiều”, xen lẫn vào đó là tiếng ếch nhái kêu rên ngoài đồng
ruộng, tiếng muỗi vo ve. => Đây đều là những âm thanh đặc trưng của đồng quê
vào chiều tàn. Nhưng những âm thanh đó không tạo lên sự rộn ràng nhộn nhịp của
sự sống mà càng khiến cho không khí nơi đây trở nên đìu hiu, vắng vẻ hơn. Sự đan
xen giữa cái tĩnh và cái động càng làm tăng thêm sự hiu hắt, lụi tàn của chiều
muộn.

- Mùi vị: là mùi nồng của đất và cát lẫn với rác rưởi mà Liên xem đó là mùi vị
riêng của mảnh đất này.
=> Đây chính là không gian, địa điểm diễn ra câu truyện nơi phố huyện nghèo
cạnh ga xép. Bức tranh về một vùng quê yên ả, thanh bình nhưng lại đượm buồn
được Thạch Lam miêu tả từ trên cao xuống thấp. Thế là khi ánh sáng của một buổi
chiều dần lụi tắt, cả không gian chìm vào trong cảnh trong tối tranh sáng, từ bầu
trời đến mặt đất ánh sáng và bóng tối tranh giành nhau từng tất đất một.

b) Cảnh chợ tàn:

- Bình thường khi nhắc đến chợ người ta sẽ nghĩ đến ngay sự đông vui nhộn nhịp.
Vậy nhưng trong truyện Thạch Lam, dù ông đã miêu tả đây là một phiên chợ quê
vào dịp chính phiên nhưng chỉ thấy sự thưa thớt ế ẩm. Mọi sinh hoạt của người dân
phố huyện được nhà văn khắc họa qua cảnh một phiên chợ tàn: “Chợ họp giữa phố
vãn từ lâu. Người về hết và tiếng ồn ào cũng mất. Trên đất chỉ còn rác rưởi, vỏ
bưởi, vỏ thị, lá nhãn, mía”. Giờ đây sự huyên náo lùi về sau nhường chỗ cho sự
trống vắng, hiu quanh. Cái còn lại chỉ là những thứ phế thải.

=> Hình ảnh một chốn quê nghèo xơ xác, tẻ nhạt, đơn điệu gợi một nỗi buồn mênh
mang.

- Liên hệ: Xưa kia trong văn chương cũng gặp nhiều cảnh chợ tàn:

+ “Đâu tiếng làng xa vãn chợ chiều” - (Huy Cận)

c) Kiếp người tàn: Phải nói rằng sự miêu tả của Thạch Lam là hoàn toàn có chủ ý.
Cảnh vật như tô điểm làm sâu sắc hơn cuộc sống tù túng, lụi tàn của những kiếp
người sống nghèo đói, quẩn quanh không ánh sáng tương lai. Trên cái nền thiên
nhiên u sầu ấy lần lượt hiện ra những mảnh đời tội nghiệp. Đó là:

- Mẹ con chị Tí: ngày mò cua bắt tép trên những cánh đồng, từ chập tối đến đêm
gắn liền với cái hàng nước đơn sơ bán chè tươi, điếu thuốc lào cho dăm ba phu gạo
phu xe, mấy chú lính lệ hay người nhà thầy Thừa đi gọi chân tổ tôm. Hàng vắng
khách tuy chiều nào cũng dọn từ chập tối đến đêm muộn nhưng cũng “chả kiếm
được bao nhiêu”

- Mấy đứa trẻ con nhà nghèo ven chợ: “Cúi khom khom trên mặt đất đi lại tìm tòi.
Chúng nhặt nhanh thanh nứa, tre hay bất cứ cái gì đó có thể dùng được của các
người bán hàng để lại”. Chúng sẽ bòn mót được gì đây khi phiên chợ kia chỉ toàn
là rác thải.

- Bà cụ Thi: hơi điên, nghiện rượu xuất hiện với tiếng cười khanh khách, xiêu vẹo
đi vào bóng tối như ma “ngửa cổ uống một hơi cạn sạch cốc rượu ti đầy và khuất
vào bóng tối với tiếng cười khanh khách nhỏ dần”
- Gia đình bác xẩm: ngồi trên manh chiếu, cái thau để trước mặt, “góp chuyện bằng
mấy tiếng đàn bầu, bật trong yên lặng”

- Chị em Liên: Trước đây gia đình Liên sống ở Hà Nội cuộc sống cũng no đủ
nhưng từ khi cha mất việc, gia đình phải chuyển về quê ở. Vì vậy mẹ Liên mới dọn
một cửa hàng tạp hóa nhỏ để hai chị em bán vặt hòng thêm thắt cho cuộc sống gia
đình. Dù không nghèo khổ như hai mẹ con chị Tí nhưng cũng là những thân phận
đáng thương bởi quá khứ tươi đẹp ngày nào của hai chị em giờ đây đã đi vào dĩ
vãng.

=> Như vậy từ mẹ con chị Thí, gia đình bác xẩm đến bà cụ Thi rồi cả hai chị em
Liên nữa, mỗi người mỗi cảnh khác nhau nhưng họ cùng chung sự buồn chán, hẩm
hiu. Điều đáng nói là cuộc sống buồn tẻ ấy cứ lặp đi lặp lại ngày qua ngày một
cách đơn điệu và quẩn quanh, không thấy ánh sáng tương lai. Bọn trẻ dường như
mất đi tuổi thơ vì chúng phải lo toan cho cuộc sống khá sớm. Thật đáng thương
biết bao!

d) Tâm trạng của Liên: Toàn bộ bức tranh phố huyện trong buổi chiều tà được tái
hiện qua con mắt của Liên, tất cả đều lụi tắt chìm dần vào bóng tối.

- Chứng kiến ngày tàn “Liên không hiểu sao” nhưng lòng cảm thấy buồn man mác.

- Chứng kiến chợ tàn, cảm nhận hương vị quê hương, có sự gắn bó với quê hương.

- Nhìn những đứa trẻ nghèo kia, Liên động lòng thương nhưng cũng không có gì
cho chúng cả,…

=> Liên là một cô bé giàu lòng trắc ẩn, có một tâm hồn nhạy cảm, tinh tế, dễn rung
động trước những biến thái của thiên nhiên và con người.

=>> Kết luận: Bằng cách miêu tả tinh tế cảnh và tình, sử dụng thành công biện
pháp nghệ thuật tương phản đối lập, khéo léo đặt nhân vật vào trong mối quan hệ
với ngoại cảnh, chú trọng diễn biến tâm trạng nhân vật vừa mong manh vừa mơ hồ
Thạch Lam đã soi tỏ những rung động trong tâm hồn Liên lúc chiều tàn.

2. Bức tranh phố huyện lúc đêm về:

a) Cảnh đêm tối: Cảnh chiều hôm đã khép lại, một ngày đã tàn nhường chỗ cho
một thế giới khác – thế giới của đêm tối nơi phố huyện nghèo. Khi vào đêm, phố
huyện càng trở nên đẹp hơn, thi vi hơn.

- Thời gian: đó là “một đêm mùa hạ êm như nhung, và thoảng qua gió mát”.
- Không gian:

+ Bóng tối: Khi ánh chiều đã tắt, bóng tối chìm xuống bao phủ từng ngõ ngách
“Đường phố và các con ngõ nhỏ chứa đầy bóng tối. Tối hết cả con đường ra sông.
Con đường qua chợ về nhà. Các con ngõ vào làng càng sẫm đen hơn…” => Phố
huyện ngập chìm trong bóng tối mênh mang, như muốn nuốt trọn xóa đi gương
mặt người và đời. => Bóng tối như cái nền không gian nghệ thuật của tác phẩm,
không gian xã hội của con người.

+ Ánh sáng:

 Là những ngôi sao lấp lánh trên bầu trời mùa hạ

 Là vệt sáng từ những con đom đóm bay là là trên mặt đất

 Ở một vài cửa hàng nhỏ chỉ hé ra một khe ánh sáng, một quầng sáng từ ngọn đèn
của mẹ con chị Tí, một chấm lửa nhỏ từ gánh phở của bác Siêu…

=> Tất cả đều là thứ ánh sáng le lắt, nhỏ bé như chính cuộc đời, số phận của những
con người nghèo khổ nơi phố huyện đơn sơ.

- NT: Thạch Lam đã thật tinh tế và khéo léo khi lựa chọn biện pháp nghệ thuật
tương phản đối lập giữa ánh sáng và bóng tối để miêu tả bức tranh thiên nhiên phố
huyên lúc về đêm.

b) Cuộc sống sinh hoạt con người: Cuộc sống về đêm cứ lặp đi lặp lại đơn điệu đến
buồn tẻ. Các hoạt động ngày hôm nay làm là sự lặp lại y nguyên của những gì xảy
ra hôm qua.

- Hai mẹ con chị Tí lại tất bật dọn hàng nước ra bán, phe phẩy cành chuối khô đuổi
ruồi bò trên hàng

- Bác phở Siêu gánh hàng ra ánh lửa chập chờn  - thứ được xem là món quà xa xỉ
nhiều tiền nhưng lại là một gánh phở rong ế khách.

- Gia đình bác xẩm ngồi trên manh chiếu, cái thau sắt trắng đặt trước mặt để chỏng
chơ đến khi màn đêm buông xuống mới góp tiếng đàn suông bần bật; hình ảnh
thằng con nhỏ bò ra đất nhặt rác bẩn vùi trong cát gợi lên bao xót xa cho tình cảnh
của những con người chống chọi với cái nghèo giữa cuộc đời này

- Hai chị em Liên: ngồi trên chõng tre dưới gốc cây bàng đón nhận cuộc sống đang
bị bao phủ bởi bóng đêm u tối.
=> Tất cả con người nơi phố huyện ấy được miêu tả với đặc trưng riêng, mỗi người
mỗi ngành nhưng họ đều có chung một cái nghèo và ai cũng có một chút thoi thóp
mong đợi “một cái gì tươi sáng hơn cho sự sống nghèo khổ hàng ngày”.

c) Tâm trạng của Liên: Trước khung cảnh phố huyện về đêm tâm trạng Liên buồn
thay cho những kiếp người nghèo khổ, cảm nhận sâu sắc về cuộc sống tù đọng nơi
đây:

- Khi gửi thấy mùi phở thơm từ gánh phở bác Siêu - đó là một thứ quà xa xỉ nhiều
tiền mà chị em Liên không có tiền mua, lại khiến Liên nhớ về Hà Nội xa xăm mơ
hồ, một Hà Nội rực rỡ vui vẻ.

- Chứng kiến cảnh sinh hoạt trong đêm tối, Liên cũng như những người dân nghèo
đang mong đợi một cái gì đó tươi sáng hơn khác với cuộc sống thực tại. Đó cũng là
lí do vì sao dù đã “buồn ngủ ríu cả mắt” nhưng Liên vẫn khao khát chờ đợi chuyến
tàu đêm đi qua phố huyện rồi mới đóng cửa hàng đi ngủ.   

       3. Hình ảnh chuyến tàu đêm đi qua phố huyện:

- Cảnh xuất hiện của đoàn tàu: Đêm nào Liên và An cũng cố thức để chờ xe lửa
chạy qua theo đúng lời mẹ dặn, nhưng ẩn đằng sau đó còn là một lí do đặc biệt
khác. Phải nói rằng cách quan sát và miêu tả của Thạch Lam tinh tế mà giàu tính
chất nghệ thuật. Tác giả đã quan sát và miêu tả hình ảnh đoàn tàu đêm từ Hà Nội
về theo trình tự thời gian, đi từ xa rồi khuất vào đêm tối:

+ Khi con tàu ở đằng xa: dù đoàn tàu chưa tới nơi nhưng đã được báo hiệu trước
bằng ánh đèn gác ghi, Liên trông thấy “ngọn lửa xanh biếc, sát đất như ma trơi” rồi
tiếng còi xe lửa “kéo dài ra theo gió”

+ Khi tàu đến gần: rồi tiếng dồn dập, tiếng xe rít mạnh vào ghi, kèm theo “một làn
khói bừng sáng trắng lên đằng xa, tiếp đến tiếng hành khách ồn ào”. Thế là tàu rầm
rộ đi tới, các toa tàu sáng trưng, đồng và kèn sáng lấp lánh.

+ Khi chuyến tàu đi xa: cuối cùng là cảnh tàu đi vào đêm “để lại những đốm than
đỏ bay tung trên đường sắt”, “chiếc đèn xanh treo trên toa sau cùng, xa xa mãi rồi
khuất sau rặng tre”…    

=> Dù chỉ xuất hiện trong chốc lát, nhưng nó đã đưa cả phố huyện thoát ra khỏi
cuộc sống tù đọng, bế tắc.

=> Ý nghĩa biểu tượng của đoàn tàu: Đối với chị em Liên và cả người dân phố
huyện nghèo khổ này chuyến tàu đêm là biểu tượng của một cuộc sống đáng sống:
sôi động, nhộn nhịp, vui vẻ và hiện đại; nó khác hẳn cái sự nghèo nàn, tăm tối và
quẩn quanh của phố huyện này. Riêng đối với chị em Liên, đoàn tàu là một Hà Nội
thu nhỏ, gợi nhớ về những kí ức tươi đẹp của ngày xưa.  

- Lí do đợi tàu:

+ Việc chờ tàu trở thành một nhu cầu như cơm ăn nước uống hằng ngày của chị em
Liên. Mẹ Liên có dặn hai chị em cố thức để đợi tàu bán hàng nhưng Liên là người
hiểu hơn ai hết, chờ tàu không phải mục đích tầm thường là đợi khách mua hàng
mà vì mục đích khác.  

+ Đây có thể là hoạt động “cuối cùng” của ngày mà chị em Liên đều muốn nhìn.
Bởi lẽ dường như Liên đang muốn tìm kiếm cái gì đó nhộn nhịp sôi động cho cuộc
sống tẻ nhạt, nghèo túng này. Chuyến tàu ấy là hình ảnh của Hà Nội, là quá khứ
êm đềm xa xôi, là những ngày dạo bờ hồ uống những cốc nước xanh đỏ mát lạnh.

+ Cảnh đợi tàu ở đây không giống cảnh đợi tàu trên sân ga bởi đó là sự chờ đợi
một niềm vui. Liên khao khát thoát ra khỏi cảnh sống bế tắc, buồn tẻ nên cô biết đã
tạo cho mình một niềm vui dù rằng rất bình dị.

=> Việc miêu tả cảnh đợi tàu Thạch Lam như muốn thể hiện ước mơ thoát khỏi
cuộc sống hiện thực, khao khát hướng tới một cuộc sống tươi sáng hơn.

- Hình ảnh chị em Liên lặng ngắm vẻ kì thú của đoàn tàu không chỉ gợi cho người
đọc niềm vui mà còn gợi sự bâng khuâng thương cảm. Chuyến tàu ấy thuộc về quá
khứ làm cho cảnh sống của hai đứa trẻ và phố huyện trở nên tăm tối, buồn tẻ hơn.

=> Miêu tả cảnh đợi tàu, Thạch Lam đã diễn tả niềm vui bình dị vừa đáng thương
vừa đáng trân trọng của hai chị em Liên. 

D. Chữ người tử tù - Nguyễn Tuân:

I. Tìm hiểu chung:

1. Tác giả: 
- Nguyễn Tuân sinh ra trong một gia đình nhà Nho,là một nhà văn giàu lòng yêu
nước và tinh thần dân tộc 
- Có cá tính độc đáo, ý thức cá nhân cao gắn liền với chữ “ngông", biết quý trọng
nghề nghiệp coi sáng tác là một thú vui đòi hỏi lao động công phu, nghiêm túc.
- Phong cách nghệ thuật và khuynh hướng sáng tác:
+ Là nhà văn thuộc khuynh hướng lãng mạn 
+ Có những tính cách độc đáo, cảm xúc mãnh liệt, luôn nhìn con người ở phương
diện tài hoa nghệ sĩ 
+ Là nhà văn thành công ở thể loại bút kí, tuỳ bút với phong cách uyên bác, tài
hoa 

2.Tác phẩm:
- Lúc đầu có tên là “Dòng chữ cuối cùng" là một truyện ngắn đặc sắc trong “Vang
bóng một thời” (1940) gồm 11 truyện ngắn viết về một thời đã xa nay còn vang
bóng 

II. Tìm hiểu chi tiết:

1. Tình huống truyện:


- Khái niệm: “Tình huống truyện là cái tình thế nảy sinh ra truyện mà ở thời điểm
đó sự sống hiện lên đậm đặc nhất” (Nguyễn Minh Châu) 
- Trong “Chữ người tử tù" là một cuộc gặp gỡ đầy éo le,ngang trái (xét về khônh
gian,thời gian và cả thân phận nhân vật) giữa Huấn Cao và quản ngục giữa chốn
ngục tù 
- Vai trò tình huống truyện:
+ Là điều kiện giúp nhân vật bộc lộ tính cách của mình
+ Tạo ra kịch tính cho truyện, tăng sức hấp dẫn
+ Giúp nhà văn thể hiện trọn vẹn tư tưởng gửi gắm qua đó

2. Nhân vật Huấn Cao:


a) Lai lịch xuất thân: 
- Là một người phản nghịch đứng đầu chống lại triều đình; một người có nhân cách
vẹn toàn, văn võ song toàn. Hình tượng nhân vật Huấn Cao phảng phấp bóng dáng
của Cao Bá Quát văn hay chữ đẹp, sống trong giai đoạn của triều Nguyễn, dám
đứng lên chống lại bọn thực dân phong kiến, bọn cường quyền. => Xây dựng hình
tượng nhân vật Huấn Cao, Nguyễn Tuân vừa thể hiện lí tưởng thẩm mĩ của ông lại
vừa thoả mãn tinh thần thác loạn của mình với xã hội tàn bạo lúc bấy giờ.

b) Con người tính cách:


- Huấn Cao là con người tài hoa nghĩa khí (tài viết thư pháp):
+ Huấn Cao có tài viết chữ rất nhanh và đẹp “chữ ông Huấn đẹp lắm, vuông lắm” 
+ Tài năng của Huấn Cao được thể hiện gián tiếp qua lời nói, thái độ, hành động
trầm trồ, ngưỡng mộ của quản ngục và thơ lại:
 “Huấn Cao, tôi nghe ngờ ngợ… hay là cái người mà vùng tỉnh Sơn ta vẫn khen
cái tài viết chữ rất nhanh và rất đẹp đó không?”
 “Chữ ông Huấn Cao đẹp lắm, vuông lắm"
 Chữ của ông Huấn trở thành niềm mong ước của nhiều người trong đó có quản
ngục: “Có chữ của ông Huấn Cao mà treo trong nhà như một vật báu trên đời"

=> Trong suốt tác phẩm gần như không có một câu nào Nguyễn Tuân trực tiếp nói
về tài Huấn Cao, ấy vậy mà ấn tượng về con người này về tài năng vẫn được hiện
ra đậm nét trước mắt người đọc. Đây là nghệ thuật “vẽ mây nẩy trăng" thường
được sử dụng trong thơ nay đã được Nguyễn Tuân vận dụng một cách tài tình
trong tác phẩm của mình. 

=> Thư pháp vốn là thứ nghệ thuật cao sang, dành cho văn nhân, tài hoa.Và nó chỉ
diễn ra ở những nơi đài cát, chốn văn phòng sang trọng, không bao giờ diễn ra ở
những nơi chết chóc, tăm tối. Ca ngợi tài hoa của Huấn Cao, Nguyễn Tuân đã thể
hiện quan niệm tư tưởng và nghệ thuật của mình: kính trọng và ngưỡng mộ những
bậc tài hoa đồng thời trân trọng nghệ thuật thư pháp cổ truyền của cha ông. 

- Huấn Cao là một anh hùng nghĩa sĩ có khí phách hiên ngang bất khuất: Xây dựng
hình tượng nhân vật theo lí tưởng thẩm mĩ không chỉ có tài còn là một anh hùng
dũng mãnh, một khí phách kiên cường. 

+ Là một kẻ sĩ, Huấn Cao đã dám đứng lên chống lại triều đình. Dù bị kết án tử
hình, đầu sắp rơi, máu sắp chảy nhưng ông vẫn tỏ ra bình thường, hiên ngang
khuất phục giữa chốn ngục tù.
- Trong thiên truyện Huấn Cao hiện lên là một người với bóng dáng lồng lộn, một
kẻ sĩ “chọc trời khuấy nước" trở thành nỗi khiếp sợ của bọn quan lại. Ngoài tài viết
chữ đẹp ông còn có tài “bẻ khoá và vượt ngục" 
+Tuy bị giam cầm về thể xác nhưng Huấn Cao vẫn hoàn toàn tự do về tinh thần
qua hành động dỗ gông => thể hiện khí phách hiên ngang, phi thường, là biểu hiện
của sự tự do muốn làm là làm 
+ Những ngày bị giam cầm trong phòng tử hình, luôn tỏ thái độ coi thường quản
ngục mặc dù biết chúng có những trò tiểu nhân hèn hạ để trả thù. Khi quản ngục
khép nép hỏi ông Huấn: “Vậy ngài có cần thêm gì nữa xin cho tôi biết. Tôi sẽ cố
gắng chịu tất”. Ông đã trả lời một cách đầy ngang tàn: “Ngươi hỏi ta muốn gì? Ta
chỉ muốn có một điều. Là nhà ngươi đừng đặt chân vào đây" 
+ Thản nhiên nhận rượu thịt, coi như đó là hứng sinh bình lúc chưa bị giam cầm. 

=> Tuy thất thế sa cơ nhưng xiềng xích, cường quyền, bạo lực không hề làm cho
Huấn Cao nao núng tinh thần. Rõ ràng đây là khí phách của một nhà Nho tiết tháo.

- Huấn Cao là người có cái tâm của kẻ sĩ (thiên lương trong sáng):
+ Là một nghệ sĩ tài hoa, trang anh hùng nghĩa sĩ, Huấn Cao vẫn giữ được thiêng
lương trong sáng. Trừ những người tri kỉ, còn lại ông rất ít khi cho chữ. Không vì
vàng bạc mà ép mình cho chữ bao giờ “Ta nhất sinh không vì vàng ngọc quyền thế
mà ép mình viết câu đối bao giờ. Đời ta cũng mới viết có hai bộ tứ bình và một bức
trung đường cho ba người bạn thân của ta thôi".
+ Khi biết được quản ngục là thanh âm trong trẻo chen vào giữa một bản đàn nhạc
luật đều hỗn loạn xô bồ. Huấn Cao đã cảm động trước tấm lòng “biệt nhỡn liên tài”
của viên quản ngục và vui vẻ nhận lời cho chữ một cách chân thành cảm động:
“Nào ta có biết đâu một người như thầy Quản đây lại có  sở thích cao quý như vậy.
Thiếu chút nữa ta đi phụ mất tấm lòng trong thiên hạ".
+ Ông không chấp nhận sự lẫn lộn giữa cái đẹp và cái xấu, giữa cái thiện và cái ác
nên đã khuyên viên quản ngục nên “thay đổi chỗ ở”, “thoát khỏi cái nghề này đi đã
rồi nghĩ đến chuyện chơi chữ

=>  Huấn Cao không những là một người nghệ sĩ tài hoa mà là hiện thân của một
phẩm tiết, có “cái tâm" của một kẻ sĩ, có sức mạnh cảm hoá tấm lòng người
khác.Như vậy vẻ đẹp của Huấn Cao không chỉ làm cho kẻ thù khiếp sợ mà còn làm
thức tỉnh lương tâm của một kẻ vốn tàn nhẫn. 

d) Vẻ đẹp của cái tài, cái tâm, khí phách ở cảnh cho chữ - 1 cảnh tượng “xưa nay
chưa từng có": Giữa cái ác, cái tăm tối của nhà ngục, cái đẹp vẫn sống và không hề
bị triệt tiêu. Cái đẹp sẽ không bao giờ có thể sống và tồn tại cùng với cái ác và xấu,
cái đẹp chỉ đi cùng với cái thiện. 

=>> Kết luận: Huấn Cao là một con người hội tụ đầy phẩm chất tốt đẹp nhất, tuy bị
giam cầm về thể xác nhưng hoàn toàn tự do về tinh thần. Nói cách khác dưới ngòi
bút của Nguyễn Tuân, hình tượng nhân vật Huấn Cao hiện lên là biểu tượng cho
cái đẹp trong xã hội đầy rẫy những cái xấu xa. Qua nhân vật này, nhà văn muốn
gửi gắm tư tưởng yêu nước thầm kín và quan niệm thẩm mĩ của mình: cái tài, cái
tâm, cái đẹp thống nhất làm một. 

3. Nhân vật viên quản ngục:

a) Lai lịch xuất thân: 

- Là một người làm nghề coi ngục, là công cụ chấn áp của bộ máy chính trị đương
thời nhưng lại có một thú chơi tao nhã từ thời còn trẻ 

- Tuy là người tử tế, biết yêu cái đẹp nhưng ra vào chỗ tối tăm bị hoen ố đi nhiều.
Khi gặp được Huấn Cao, lòng yêu cái đẹp bỗng trỗi dậy mãnh liệt hơn bao giờ hết
bất chấp cả tính mạng.

b) Con người tính cách: Vẻ đẹp của viên quản ngục được soi sáng bởi nhiều chi tiết
nghệ thuật: ngoại hình, nội tâm, hành động, qua lời kể tả của tác giả:
* Trước khi gặp Huấn Cao:
- Khi nghe tin Huấn Cao bị giải giam tới trại, sai lính quét dọn cái buồng trong
cùng để biệt đãi Huấn Cao, cả đêm trằn trọc suy nghĩ về người tử tề sắp đến đề lao
của mình.

* Khi gặp Huấn Cao:


- Nhìn bằng cặp mắt hiền lành, lòng kiêng nể “trái với phong tục nhận tù hằng
ngày, hôm nay viên quản ngục nhìn sáu tên tù mới vào với cặp mắt hiền lành. Lòng
kiêng nể tuy cố giữ kín đáo mà cũng đã rõ quá rồi.”.
- Biệt đãi Huấn Cao suốt một tháng trời, bí mật sau thầy thơ lại dâng rượu thịt cho
Huấn Cao và những người bạn chí cốt của ông. 
- Luôn nói năng cung kính, tử tế, chân thành: “Vậy ngài có cần thêm gì nữa xin
cho biết. Tôi sẽ cố gắng chu tất" dù bị Huấn Cao khinh bạc: “Ngươi hỏi ta muốn
gì? Ta chỉ muốn có một điều là nhà ngươi đừng đặt chân vào đây". Nghe xong chỉ
lễ phép lui ra với một câu: “Xin lĩnh ý".
- Khi được Huấn Cao cho chữ và khuyên bảo: Ngày cho chữ, ngày mà viên quản
ngục mong chờ bấy lâu nay càng làm sáng tỏ tính cách của nhân vật. Điều đó được
thể hiện rõ qua cử chỉ chắp tay vái lạy người tù một vái, nói một câu mà dòng nước
mắt rỉ vào kẽ miệng làm cho nghẹn lại: “Kẻ mê muội này xin bái lĩnh". Nhưng đó
không phải cái vái lạy thấp hèn mà sự vái lạy của một nhân cách cao đẹp => Có thể
sau khi Huấn Cao bị vào kinh chịu án tử hình cũng là lúc viên quản ngục trả áo mũ
để tìm nhà quê mà giữ thiên lương cho lành vững.

=>> Kết luận: Quản ngục quả là một người có tâm hồn nghệ sĩ, say mê, quý trọng
cái đẹp cái tà. Là một người có thiên lương trong sáng, dám bất chấp pháp luật đảo
lộn trật tự trong nhà tù, biến một kẻ tử tù thành thần tượng để tôn thờ. Đúng như
lời tác giả nhận xét viên quản ngục là một thanh âm trong trẻo chen vào giữa một
bản đàn mọi nhạc luật đều hỗn loạn xô bồ.  

4. Cảnh cho chữ - một cảnh tượng xưa nay chưa từng có:

- Bình thường: diễn ra trong thư phòng, nơi sạch sẽ, thoáng mát, sang trọng 

-Trong tác phẩm: 

+ Địa điểm: trong phòng giam 

+ Thời gian: đêm tối

+ Không gian: buồng tối chật hẹp, ẩm ướt, mạng nhện, phân chuột, phân gián…
+ Người cho chữ là tử tù cổ đeo gông, chân vướng xiềng xích bình tĩnh viết từng
nét chữ. Người xin chữ là viên cai ngục lại khúm núm, run run, vái lạy tử tù. 

+ Trật tự kỉ cương trong nhà tù bị đảo lộn. Người tù được kính trọng, quản ngục
khúm núm, người tù răn daỵ cai ngục.

+ Người có chức năng giáo dục tội phạm - quản ngục, nay lại bị tội phạm - Huấn
Cao giáo dục lại

=> Những quan hệ đối lập kì lạ làm cho ngọn lửa chính nghĩa bùng cháy giữa chốn
ngục tù tối tăm. Cái đẹp được sáng tạo giữa chốn hôi hám nhơ bẩn, cái thiên lương
cao cả lại xuất hiện trong ngục tù tày ác.

✰ Cảnh cho chữ được xem là một cảnh xưa nay chưa từng có vì:

- Thể hiện rõ tư tưởng nhân đạo Nguyễn Tuân muốn gửi gắm qua tác phẩm.

- Huấn Cao không chỉ cho chữ mà còn dạy cho quản ngục bài học về lẽ đời

- Khẳng định cái đẹp và cái thiện đã chiến thắng cho dù thực tại có tăm tối đến đâu
cũng không thể tiêu diệt được. 

E. Chí Phèo – Nam Cao:

I. Tìm hiểu chung:

1. Tác giả:

- Nam Cao sinh ra trong một gia đình nông dân ở làng Đại Hoàng, tổng Cao Đà,
huyện Nam Sang, phủ Lí Nhân, tỉnh Hà Nam.

-  Con người:

+ Là con người có bề ngoài lạnh lùng, ít nói nhưng đời sống nội tâm phong phú.

+ Là người có tấm lòng đôn hậu, chan chứa tình thương, đặc biệt có sự gắn bó sâu
nặng với quê hương và những người nông dân nghèo khổ, bị áp bức, khinh miệt
trong xã hội. Ông quan niệm, không có tình thương đồng loại thì không đáng gọi
là người (Đời thừa).

- Là cây bút lớn của nền văn xuôi hiện thực Việt Nam. Ông để lại cho nền văn học
nước nhà nhiều kiệt tác với những tìm tòi độc đáo.
- Quan điểm nghệ thuật:

* Trước cách mạng tháng Tám:

+ Nghệ thuật phải bám sát vào cuộc đời, gắn bó với đời sống nhân dân lao động.

+ Nhà văn phải có đôi mắt tình thương, tác phẩm văn chương hay, có giá trị chứa
đựng nội dung nhân đạo sâu sắc.

+ Văn chương là lĩnh vực đòi hỏi phải khám phá, tìm tòi, sáng tạo.

+ Lao động nghệ thuật là một hoạt động nghiêm túc, công phu, người cầm bút
phải có lương tâm.

* Sau cách mạng tháng Tám: Nam Cao khẳng định sứ mệnh của nhà văn lúc đó
phải phục vụ cho cuộc chiến đấu. Đây là bước tiến vượt bậc trong quan điểm nghệ
thuật của Nam Cao.

- Các đề tài chính: viết về người trí thức tiểu tư sản (Nước mắt, Đời thừa, Nhật kí
Ở rừng, Đôi mắt…) và người nông dân (Một bữa no, Chí Phèo, Trẻ con không
được ăn thịt chó…)

2. Tác phẩm:

- Xuất xứ: Ban đầu truyện có tên là “Cái lò gạch cũ” (1941), nhà xuất bản Đời
Mới đã đổi thành “Đôi lứa xứng đôi”. Sau này, Nam Cao đổi thành “Chí Phèo” in
trong tập “Luống cày” (1946). Lấy tên nhân vật chính để đặt tên cho tác phẩm của
mình, nhà văn đã thể hiện một cách trọn vẹn, đầy đủ ý nghĩa của tác phẩm.

- Bố cục:
- Phần 1: từ đầu … "mau lên" => Chí Phèo từ lúc sinh ra tới khi biến thành quỷ dữ
làng Vũ Đại.

- Phần 2: còn lại => Khát vọng hoàn lương của Chí và bi kịch bị cự tuyệt quyền
làm người.
3. Tóm tắt:

– Chí Phèo nguyên là một đứa con hoang bị bỏ rơi trong cái lò gạch cũ.
– Lớn lên như một cây cỏ dại, hết đi ở cho nhà người này đến đi ở cho nhà khác.
Đến năm 20 tuổi Chí làm tá điền cho nhà Lí Kiến. Bị Lí Kiến ghen và hảm hại Chí
phải vào tù. Khi ra tù, Chí trở thành con quỷ dữ của làng Vũ Đại, là tay sai đắc lực
cho bá Kiến.
– Một đêm trăng, Chí Phèo say khước thì gặp Thị Nở. Được sự săn sóc tận tình của
thị, Chí Phèo khao khát muốn làm người lương thiện. Bị bà cô Thị Nở ngăn cản.
Chí Phèo rơi vào tuyệt vọng, uất ức Chí đến nhà bá Kiến đòi quyền làm người. Chí
Phèo đâm chết bá Kiến rồi tự sát.
II. Tìm hiểu chi tiết:

1. Cách vào truyện của Nam Cao và ý nghĩa tiếng chửi của Chí Phèo:

-  Nam Cao đã mở đầu truyện bằng một tình huống độc đáo gây ấn tượng với bạn
đọc với ngôn ngữ nửa trực tiếp để giới thiệu nhân vật chính: Chí Phèo vừa đi vừa
chửi, nhưng điều lạ lùng là không có người chửi lại hắn và cũng không có người
nghe hắn chửi. Lời chửi của Chí nghe ghê gớm: chửi đời, chửi trời, đất, chửi làng
Vũ Đại.
- Ý nghĩa tiếng chửi:
+ Tiếng chửi mở đầu tác phẩm một cách bất ngờ: Đây cũng là cách giới thiệu nhân
vật một cách ấn tượng.
+ Đây là tiếng chửi của một kẻ say rượu có vẻ vu vơ mơ hồ. Nhưng thật ra rất tỉnh
táo. Hình như anh ta mượn rượu để chửi đời. Tiếng chửi rất văn vẻ có thứ tự: Chửi
trời, chửi đời, cả làng Vũ Đại, Cha đứa nào không chửi nhau với hắn, đứa chết mẹ
nào đã đẻ ra Chí. Đối tượng vì thế đã được xác định: Cái xã hội đã sinh ra kiếp
sống Chí  Phèo.
+ Tiếng chửi thảm hại khi mà “đáp lại lời hắn chỉ có lũ chó cắn xôn xao trong
xóm”. Tiếng chửi ấy thể hiện tâm trạng bi phẫn cùng cực của Chí.
=> Tiếng chửi chính là phản ứng của Chí với toàn bộ cuộc đời, bộc lộ nội tâm của
người bất mãn ý thức được mình bị gạt ra khỏi xã hội loài người.

2. Nhân vật Chí Phèo: Là một hình tượng hội tụ đầy đủ những đặc sắc của
thiên truyện:
a) Lai lịch xuất thân:
- Không cha, không mẹ, không họ hàng. Là đứa trẻ xám ngắt được đặt trong một
tấm váy đụp bên cạnh lò gạch cũ.
- Tuổi thơ bơ vơ, Chí như một món hàng truyền tay hết người này đến người kia,
không ai chịu nuôi nấng.
=> Một số phận ngay từ đầu đã bị hắt hủi bỏ rơi giữa cuộc đời hoang lạnh. Là “Cả
một con số 0 to tướng, tròn trịa đè bẹp cuộc đời lớn lên của Chí” (Giáo sư Nguyễn
Đăng Mạnh)

b) Cuộc đời – con người:


* Trước lúc vào tù:
- Chí Phèo là người có lòng tự trọng: Khi bị mụ vợ ba của Bá Kiến bắt làm những
việc nhằm thoả mãn nhục dục của mụ, Chí cảm thấy xấu hổ và nhục nhã.
- Chí Phèo ước mơ có cuộc sống bình thường, lương thiện, với “một gia đình nho
nhỏ… mua dăm ba sào ruộng làm”.
=> Chí Phèo hiền lành, lương thiện, biết tự trọng, có những ước mơ bình dị. Cuộc
sống tối tăm nhưng vẫn không làm hắn đánh mất bản chất tốt đẹp của mình.
- Nhưng xã hội độc tàn ấy không cho Chí sống một cuộc sống lương thiện mà phái
sống bất lương, phá hoại hạnh phúc dân lành.

* Sau khi ra tù: Có hai nguyên nhân chính:


- Chỉ vì cơn ghen vô cớ của Lí Kiến mà Chí Phèo phải vào tù. Thời gian ở tù 7- 8
năm, Chí bị môi trường nhà tù nhào nặn thành con người khác hẳn.
+ Dị dạng nhân hình“Cái đầu trọc lốc, hàm răng cạo trắng hớn, cái mặt thì câng
câng đầy những vết sứt sẹo, hai con mắt gườm gườm..”.
+ Thay đổi hoàn toàn nhân tính và mất hết ý thức về phẩm giá: du côn, du đãng,
triền miên trong cơn say, đâ ̣p đầu, chửi bới, phá phách và làm công cụ cho Bá
Kiến..
=> Chí trở thành “con quỉ dữ của làng Vũ Đại”. Đây được xem như là bi kịch đầu
tiên của cuộc đời Chí Phèo.
- Sau hai lần đầu đến nhà Bá Kiến, Chí bị rơi vào cạm bẫy nham hiểm của hắn.
+ Lần thứ nhất: Chí Phèo đến để trả thù nhưng thực chất là ăn vạ. Hắn bị Bá Kiến
lừa phỉnh (ân cần ngọt ngào, sai người giết gà đãi Chí Phèo, tiễn Chí Phèo về sau
khi đã biếu thêm đồng bạc để về uống thuốc). Chí Phèo tưởng mình thắng nhưng
thực chất đã thua rất đau. Chính từ những đồng tiền đó, Chí Phèo bị biến thành quỷ
dữ mà không hay.
+ Lần thứ hai: Chí Phèo đến đòi đi tù nhưng thực chất là đòi đất, đòi nhà. Bá Kiến
ranh ma đã đẩy Chí Phèo vào cuộc trao đổi: Đòi được tiền của Đội Tảo thì có nhà,
có đất! Chí Phèo làm được điều đó nhưng trở thành công cụ đắc lực của Bá Kiến
mà không hay biết.
=> Bá Kiến và nhà tù thực dân đã hủy hoại nhân hình lẫn nhân tính của Chí Phèo,
biến con người hiền lành lương thiện thành kẻ lưu manh. Chí điển hình cho hình
ảnh người nông dân lao động bị đè nén đến cùng cực, và cũng là một nhân chứng
tố cáo chế độ thực dân  phong kiến đã cướp đi quyền làm người của Chí.
* Sau khi gặp Thị Nở: Chính Thị Nở và tình yêu của hai nguời đã thức tỉnh Chí
Phèo, làm cho hắn khao khát cuộc đời lương thiện. Và diễn biến tâm lý của nhân
vật này được Nam Cao miêu tả rất tinh tế.
- Sau cái đêm uống rượu say và gặp Thị Nở, sáng hôm sau tỉnh dậy, nét độc ác
hung hãn của Chí Phèo hoàn toàn biến mất, cái bản chất lương thiện của hắn đã trở
về. Có lẽ khi miêu tả ngoại hình của Thị Nở xấu đến “ma chê quỷ hờn” để tạo ra
một cặp tương xứng tương đồng với Chí Phèo là một dụng ý đặc biệt của nhà văn.
Nó giống như một phép đòn bẩy làm thức tỉnh bản tính trong con người Chí.
- Diễn biến tâm lí:
+ Về nhâ ̣n thức: Nhận biết được mọi âm thanh trong cuộc sống. Lần đầu tiên sau
bao nhiêu năm sống trong cơn say giờ đây Chí đã nghe thấy tiếng chim hót, tiếng
người đi chợ nói chuyện vui vẻ,… Nhâ ̣n ra bi kịch trong cuô ̣c đời của mình và sợ
cô đơn, cô đô ̣c đối với Chí Phèo “ cô đô ̣c còn đáng sợ hơn đói rét và ốm đau”.
+ Về ý thức: Chí Phèo thèm lương thiê ̣n và muốn làm hòa với mọi người. => Phần
“người” trong tâm hồn dần hồi sinh
=> Ý nghĩa cuộc gặp gỡ: 

+ Đó là những giây phút Chí được trở lại “làm người”, mong được sống hạnh
phúc.

+ Giúp Chí tỉnh táo nhìn lại cuộc đời trong quá khứ, hiện tại, tương lai, ước mơ có
gia đình nhỏ, với cuộc sống giản dị.

+ Tác giả thể hiện được tư tưởng nhân đạo sâu sắc của mình đối với hình tượng
người nông dân bị tha hóa khi sáng tạo ra chi tiết gặp gỡ của Chí Phèo với Thị Nở.

- Sự chăm sóc của Thị Nở đã làm thức tỉnh lương tâm của Chí Phèo qua chi tiết bát
cháo hành: Chí Phèo rất ngạc nhiên và mắt “hình như ươn ướt” -> Hắn nhớ lại
cuộc đời đã qua và xót xa, đau đớn -> Nhìn lại bát cháo hành, hắn rút ra một điều
là hắn có thể kết bạn -> Hắn kỳ vọng Thị Nở sẽ là cầu nối đưa hắn trở về với làng
Vũ Đại. => Hình ảnh bát cháo hành là hình ảnh đô ̣c đáo, chân thâ ̣t và giàu ý nghĩa.
Lần đầu tiên và cũng là lần cuối cùng Chí được ăn trong tình yêu thương và hạnh
phúc. Chí Phèo đã hoàn toàn thức tỉnh, Chí đang đứng trước tình huống có lối
thoát là con đường trở về với cuô ̣c sống của mô ̣t con người. Đây quả thực là một
cái nhìn đầy chiều sâu nhân đạo của nhà văn.
=> Đây chính là đỉnh cao của sự thức tỉnh nhân tính

* Thị Nở từ chối Chí Phèo (bi kịch bị từ chối quyền làm người):
- Thị Nở từ chối Chí Phèo là vì nghe theo lời bà cô. Và nguyên nhân bà cô không
cho Thị lấy Chí Phèo chỉ bởi vì hắn là “cải thằng không cha”, là “kẻ chuyên rạch
mặt ăn vạ”. => Như vậy, chính cái định kiến khắt khe của làng Vũ Đại đã thiêu rụi
niềm hy vọng cuối cùng và dồn đuổi Chí Phèo vào bước đường cùng.
- Diễn biến tâm lý của Chí Phèo khi bị Thị Nở từ chối:
+ Không tin, cười và lắc lư cái đầu.
+ Ngẩn người, ngẩn mặt, sửng sốt, níu Thị Nở lại.
+ Uất ức, tuyệt vọng, uống rượu cho say nhưng càng uống càng tỉnh.
+ Ôm mặt khóc rưng rức
+ Cầm dao đi trả thù.
+ Lúc cầm đao đi trả thù, đầu tiên Chí Phèo trỏ vào cô cháu Thị Nở, nhưng bước
chân xệch xạc lại đưa hắn đến nhà Bá Kiến. Có lẽ, chính khi đó hắn lờ mờ nhận ra
kẻ thù của hắn là Bá Kiến, kẻ đã bám riết, đeo đuổi, can thiệp vào đời hắn hàng
chục năm và biến hắn thành một kẻ lưu manh, gây tội ác đến nỗi “không thể làm
người lương thiện được nữa”. Và Chí đã giết chết Bá Kiến.
+ Chí Phèo giải thoát bằng cách trả thù và tự sát.
=> Ý nghĩa hành đô ̣ng đâm chết Bá Kiến và tự sát của Chí:
+ Đâm chết Bá Kiến là hành đô ̣ng lấy máu rửa thù của người nông dân thức tỉnh về
quyền sống.
+ Cái chết của Chí Phèo là cái chết của con người trong bi kịch đau đớn trên
ngưỡng cửa trở về cuô ̣c sống làm người.

=>> Kết luận: Qua hình tượng nhân vật Chí Phèo đặc biệt là cái chết, Nam Cao đã
lên án gay gắt xã hội phong kiến đương thời bạo tàn xô đẩy những người nông dân
nghèo khổ vào bước đường cùng, khiến họ không được sống là chính mình, bị cự
tuyệt quyền làm người. Chí Phèo chính là một nhân vật điển hình cho người dân bị
áp bức đè nén đến tận cùng đã chống trả bằng hành động lưu manh hóa.

3. Nghệ thuật điển hình hóa nhân vật của Nam Cao:
- Chí Phèo là hiện tượng có tính quy luật trong xã hội đương thời của tình trạng bị
đè nén, áp bức trước CM tháng Tám.
- Người lao động bị lưu manh hóa, từ những nhân vật hiền lành trở nên mất nhân
tính.
- Tâm lý nhân vật được miêu tả sắc sảo, tinh tế, đi sâu vào bộc lộ nội tâm diễn tả
những chuyển biến phức tạp trong cuộc sống.
- Xây dựng thành công nhân vật Chí Phèo bị tha hóa, bị xã hội ruồng bỏ, tác giả
muốn thể hiện tư tưởng nhân đạo sâu sắc, tấm lòng yêu thương, trân trọng con
người khốn khổ.
- Chí Phèo là nhân vật hiện lên sắc nét, vừa có ý nghĩa tiêu biểu, vừa hết sức sinh
động, có trạng thái tâm lí phức tạp.
4. Tư tưởng nhân đạo của Nam Cao trong truyện ngắn này mới mẻ và sâu
sắc ở chỗ:
- Nhà văn đã phát hiện và miêu tả phẩm chất tốt đẹp của người lao động ngay khi
tưởng như họ đã bị cái xã hội tàn ác cướp mất cả bộ mặt lẫn linh hồn người (Tư
tưởng nhân đạo của phần lớn các cây bút hiện thực khác chủ yếu thể hiện ở sự
đồng cảm với nỗi khổ của người nông dân, lên án cái xã hội thực dân nửa phong
kiến đẩy họ vào đường cùng, ngợi ca phẩm chất của họ).
- Ca ngợi phẩm chất tốt đẹp, bản chất thiện lương của con người

You might also like