You are on page 1of 15

THƯƠNG VỢ

THơ xưa viết về người vợ đã ít , mà viết về người vợ khi còn sống càng hiếm hoi hơn.Các thi nhân
thường chỉ làm thơ khi người bạn trăm năm đã qua đời.Kể cũng là điều nghiệt ngã khi người vợ đi vào
cõi thiên thu mới được bước vào địa hạt thi ca. Bà Tú Xương có thể đã phải chịu nhiều nghiệt ngã của
cuộc đời nhưng bà lại có niềm hạnh phúc mà bao kiếp người vợ xưa không có được :Ngay lúc còn sống
bà đã đi vào thơ ông Tú g với tất cả niềm thương yêu ,trân trọng của chồng .Trong thơ Tú Xương ,có một
mảng lớn viết về đề tài vợ mà Thương vợ được xem một trong những bài thơ hay và cảm động nhất.

Trần tế Xương là một nhà thơ trào phúng nổi tiếng của nền văn học trung đại Việt Nam ông đã
dùng ngòi bút sắc bén của mình để đạt chào động một cách chua cay sâu sắc về xã hội nửa tay nữa ta về
nạn tham nhũng,thi cử . nét đặc biệt nhất là ông còn viết về những vần thơ trào lộng chinh mình . trong
bài thơ Thương vợ của Trần Tú Xương không chỉ thể hiện tình thương sâu nặng với vợ thông qua sự thấu
hiểu nỗi vất vả và gian lao của bà Tú mà còn châm biếm chính mình vì làm thân Nam nhưng lại là gánh
nặng cho vợ con
TRÍCH THƠ ….
Mở đầu bài thơ nhà thơ đã vẽ ra không gian lao động đầy lam lũ vất vả của bà Tú
Quanh năm buôn bán ở mom song
Nuôi đủ năm con với một chồng
Quanh năm gợi ra cái dằng dặc của thời gian sống từ ngày này qua ngày khác , năm này qua năm khác
cũng gơi ra cái đều đặn của hành động, mang theo được cả những nỗi gian truân vất vả mà bá tú phải
gánh vác . buôn bán ở mom sông gợi ra các không gian nhỏ hẹp nhưng đầy số bồ của những người buô,n
kẻ bán. trong cái không gian cho bồ chật hẹp ấy hình ảnh bà Tú hiện lên Thật khiến người đọc phải xót
xa. trong quan niệm người phương đông người phụ nữ ở trong nhà là An ra ngoài là vật An người phụ
nữ được sống trong sự che chở yêu thương của người chồng là An phải sống trong sự số bộ Cuộc
Sốngbuôn bán là vô cùng gian nan khổ cực. bà Tú quanh năm vất vả với công việc buôn bán với trách
nhiệm cơm áo gạo tiền để duy trì cuộc sống hàng ngày cũng là trên bởi trên vai gánh nặng trách nhiệm
chồng con . ‘’nuôi đủ năm con với một chồng ở đây’’, + Cách dùng số đếm độc đáo “một chồng” bằng cả
“năm con”tú Xương đã góp mình vào những đứa con là một trong những gánh nặng mà bà tú phải gánh
vác. Đức ông chồng bằng cả năm bầy con . nhà thơ tự trách , tự giễu mình vì sống là thân nam nhi
không những không làm chỗ dựa vững chắc cho vợ mà còn chất chồng thêm những gian khổ nên người
phụ nữ. ''nuôi đủ'' có nghĩa là không thừa cũng không thiếu cho thấy sự tao tận Đảm đang và làm tròn
trách nhiệm của một người phụ nữ trong gia đình của bà Tú . Từ đó cho thấy sự biết ơn , thấu hiểu, trân
trọng của ông Tú dành cho bà Tú

Hình ảnh bà Tú tiếp tục thực tế Xương khắc họa và những gian khổ bằng tình thương sâu sắc dành
cho vợ nhưng đồng thời cũng thể hiện sự bất lực của bản thân khi không thể làm gì hơn để giúp vợ
‘’ lặn lội thân cò khi quãng vắng
eo sèo mặt nước buổi đò Đông
Khi quãng vắng”: thời gian, không gian heo hút rợn ngợp, chứa đầy những nguy hiểm lo âu.  “Lặn lội” eo
sèo’’ được đưa lên đầu câu nhằm nhấn mạnh sự vất vả: Sự lam lũ, cực nhọc, nỗi gian truân, của bà Tú .
Eo sèo mặt nước buổi đò đông”. Câu thơ gợi cảnh chen chúc ,bươn bả trên sông nước của những người
buôn bán nhỏ.Sự cạnh tranh chưa đến mức sát phạt nhau nhưng cũng không thiếu lời qua tiếng lại .Buổi
đò đông đâu phải là ít lo âu ,nguy hiểm hơn khi quãng vắng.Trong ca dao ,người mẹ từng dặn con : Con
ơi nhớ lấy câu này / Sông sâu chớ lội , đò đầy chớ qua. “Buổi đò đông” không chỉ có những lời phàn
nàn ,mè nheo , cau gắt , những sự chen lán xô đẩy mà còn chứa đầy bất trắc hiểm nguy .Hai câu thực đối
nhau về ngữ ( khi quãng vắng đối với buổi đò đông ) nhưng lại thừa tiếp nhau về ý để làm nổi bật sự vất
vả gian truân của bà Tú: đã vất vả , đơn chiếc ,lại thêm sự bươn bả trong hoàn cảnh chen chúc làm ăn .
nổi bật lên trong hai câu thơ này đó chính là hình ảnh thân cò. hình ảnh thân cò gợi ra những liên tưởng
đến những hình ảnh con cò trong những câu ca dao :
Con cò lặn lội bờ sông gánh gạo
Nuôi chồng tiếng khóc nỉ non
nước non lận đận một mình thân cô
Lên thác xuống gần mấy nhiêu
Hình ảnh con cò trong những câu ca dao lgắn liền với những hình ảnh người phụ nữ vất vả và đáng
thương. ở đây nhà thơ là nâng lên thành thân cò gợi ra dáng vẻ hình ảnh nhỏ bé cô độc lầm lũi cùng với
đó nói lên nỗi đau thân phận của người phụ nữ nữ

Hai câu luận đã làm nổi bật lên vẻ đẹp phẩm chất của bà Tú
Một Duyên Hai Nợ Âu đành phận
năm nắng mười mưa dám quản công
ở đây Tú Xương đã vận dụng một cách tài tình các thành ngữ dân gian một duyên hai nợ và năm nắng
mười Mưa. Duyên nợ vốn xuất phát từ Đàọ Phật người ta gặp nhau đến với nhau trở thành vợ chồng là
do duyên nợ . ‘’ tu trăm năm mới đi chung thuyền tu ngàn năm mới nên duyên nợ’’. Dưới cái nhìn của
Tú Xương thì hơn nữa chỉ có một mà nợ thì hay Duyên ít nợ nhiều. Nghầm cho kỹ bà Tú lấy được ông Tú
cũng là một cái duyên nhưng với người chồng hờ hững ấy thì lại nợ nhiều hơn chính vì điều đó đã khiến
cho sự vật vả cực nhọc của một thân phận được nâng lên thành Định Mệnh của cả một kiếp người .
‘’năm nắng mười mưa’’ cho thấy sự khắc nghiệt của cuộc đời những nỗi vất vả nhọc nhằn mà bà tú phải
gánh chịu . Nhưng vì là duyên là nợ nên Âu đành phận'' Âu'' là cam chịu ràng , ''đành''là chấp nhận vì
chấp nhận điều đó nên dám quản công. Các số từ theo thứ tự 1,2 ,5,10được sắp xếp theo thứ tự cấp số
nhân cho thấy sự khó khăn chồng chất khó khăn trên đôi vai bà Tú. Tuy gánh vác trên vai mọi gánh năng
nhưng bà Tú không hề than vãn trách móc số phận mà chấp nhận âm thầm sẵn sàng hi sinh chỉ mong
một cuộc sống lo đủ cho chồng coni. Qua đó cho ta thấy vẻ đẹp người phụ nữ đảm đang , tạo tận chịu
thương chịu khó ,tháo vát chu toàn, giàu đức hi sinh . Đó là cũng chính là một điển hình cụ thể khái quát
cho vẻ đẹp phẩm chất của người phụ nữ Việt Nam xưa.

Nỗi bất mình với thời thế ,lời tự trách đối với sựh hờ hững của bản thân được tác giả Trần tế
Xương thể hiện rõ nét qua hai câu thơ cuối của bài thơ.
Cha mẹ thói đời ăn ở bạc
có chồng hờ hững cũng như không
Tiếng chửi thấm đậm chất văn xuôi cất lên như một lời nói cho cuộc sống hàng ngày vì Bất mình bị bế
tắc trước cuộc sống hiện tại trước sự bất lực của bản thân mà tiếng chửi cứ thể cất lên không hề có sự
trau chuốt kỹ lưỡng nào hết mà xuất phát từ tận đáy sâu từ sự chán ghét xã hội . ’’thói đời’’ là những tư
tưởng cổ hủ lạc hậu, những quy tắc lễ giáo bất công đã ăn sâu vào tiềm thức của con người như'' Trọng
nam khinh nữ nữ trai năm thê bảy thiếp gái chính chuyên chỉ có một chồng . Những tư tưởng đó đã gây
nên nỗi bất hạnh cho những người phụ nữ xưa. Bằng ngôn từ đời thường tác giả Trần tế Xương đã lên
án xã hội phong kiến đời bạc bẽo đã mang biết bao thử thách khắc nghiệt đối với con người cũng chính
xã hội nữa tay nữa ta ấy Iđã khiến Tú xuơnng mãi lần đận với con đường thi cử mà trở thành người
chồng vô dụng mang gánh nặng đến cho vợ con. vì mải theo đuổi sự nghiệp công danh tú xương trở
thành người chồng hỡ hữ ng. Ý thức được nỗi khổ của vợ cũng thấu hiểu được sự thiếu sót trong trách
nhiệm của bản thân đối với gia đình nên ông đã cay đắng thừa nhận mình là chồng ‘’hờ Hừng’’ có chồng
hờ hững cũng như không . ‘’hờ hững l’’ à từ đắt nhất trong toàn bộ bài thơ. Hiểu được tâm tư của bà Tú
nói riêng và người phụ nữ nói chung là một trong những khía cạnh của giá trị nhân văn. ''có chồng hờ
hững cũng như không'' đâu Chỉ là tiếng lòng của bà chú mà Đó cũng là tiếng lòng của tất cả những người
phụ nữ trong xã hội này . Câu thơ cuối là một lời lời cảnh tỉnh của Tú xương đến với tất cả những đức
ông chồng trong xã hội này và là một lời nhắc nhở là hãy quan tâm tâm đến đời sống của người tình cảm
của người phụ nữ. Hai câu thơ cuối của bài thơ đã thể hiện được nỗi bất bình của nhà thơ đối với cuộc
đời bạc bẽo, tự giễu bản thân khi chưa hoàn thành được trách nhiệm với gia đình ,thân làm nam nhi
nhưng lại để vợ bươn chải với cuộc sống lam lũ vất vả. Qua đó cũng thể hiện được sự thấu hiểu, tình
yêu thương, lòng thương vợ của ông Tú . Vì thương vợ mà chửi đời, tự trách bản thân . Ông Tú hiện lên
vừa là một người đáng thương ,đáng trách nhưng mà cũng rất đáng trọng . Đáng trách là ông đã không
giúp gì được cho vợ , đáng trọng là ở cái thời mà xã hội mà người phụ nữ không có tiếng nói riêng thế
mà có một nhà nho dám sòng phẳng với bản thân ,với cuộc đời,dám tự thừa nhận mình là quân ăn
lương vợ ,không những đã biết nhận ra thiếu sót, mà còn dám tự nhân khuyết điểm .
Với từ ngữ giản dị giàu sức gợi , sử dụng nhiều từ láy nghệ thuật ẩn dụ, đảo đối rất chính.,nhiều từ chỉ
số đếm .Sử dụng sáng tạo mới mẻ nhiều thành ngữ dân gian. Qua đó đã ghi lại một cách chân thật hình
ảnh bà Tú tần tảo đảm đang chịu thương chịu khó , giàu đức hi sinh . Đó cũng chính là những nét đẹp
truyền thống của những phụ nữ VN xưa . Từ đó cũng thể hiện tình cảm thái độ trân trọng yêu thương
cảm thông chia sẻ của ông Tú dành cho bà chú đồng thời lên án xã hội nửa tay nữa ta xã hội mà người
phụ nữ là bị tước đoạt đi quyền sống, hạnh phúc

Ngày nay xã hội đã đổi thay cuộc đời người phụ nữ đã tươi sáng hơn rất nhiều bởi họ tự quyết định
tình yêu số phận và thực sự có chỗ đứng bên cạnh nam giới . Nhưng ta đừng quên dành và giây phút để
lại nghe để nghe lại tiếng lòng xưa nghe lại người phụ nữ trước đây đã có số phận khắc nhiệt như thế
nào và có những phẩm hạnh tuyệt vời ra sao và là một người phụ nữ hiện đại hãy sống để không hổ với
gương Xưa . Và là một người nam giới Hãy cảm nhận vẻ đẹp ,lắng nghe khát khao và giang rộng vòng
tay yêu thương với những người phụ nữ của cuộc đời mình

Trong bài thơ hình ảnh bà Tú hiện lên rõ qua những nét hoa của Tú Xương nhưng để làm được
điều đó vì đàn ông phải là một người chồng yêu thương và hiểu vợ rất nhiều luôn dõi theo những bước
đi đầy gian truân của bà Tú thương nhưng chẳng biết làm gì chỉ biết thể hiện nó qua thơ ca bằng những
người thôi chân thật mộc mạc chân thành đã khắc họa rõ nét hình ảnh bà Tú với lòng yêu thương da
diết mỗi chữ trong thơ Tú Xương đều Chất chứa bao tình yêu và thương và lòng cảm phục sâu sắc.
‘’ Thơ là thu của lòng người, thu là thơ của đất trời’’ Phải chăng vì thế mà mùa thu đã trở thành một
nguồn cảm hứng bất tận cho biết bao thì nhân xưa và mỗi thi sĩ thì có những những khám phá phá phát
hiện mới mẻ riêng về mùa thu nếu như mùa thu. Nếu như trong’’ thu hứng’’ của Đỗ Phủ gợi cảm giác
buồn bã mênh mông nỗi nhớ da diết thì mùa thu trong ‘’ Đây mùa thu …’’ của XD lại có những nét tươi
vui , tươi trẻ , tinh tế thì đến với ‘’Thu điếu’’ của NK lại cho ta cảm nhận về một mùa thu thật yên bình ,
tĩnh lặng và trong trẻo .
Trích thơ …….
Nguyễn Khuyến là một người tài năng có cốt cách thanh cao, một tác giả chịu ảnh hưởng đậm nét tư
tưởng Nho giáo, sáng tác của ông thường về đạo đức con người, người quân tử. Sau khi thấy thực tại rối
ren, ông ở ẩn thì các sáng tác thể hiện sự hòa hợp với thiên nhiên thanh tịnh. Vì vậy , Ông còn được
mệnh danh là nhà thơ của làng cảnh Việt Nam. Câu Cá Mùa Thu nằm trong chùm ba bài thơ Thu của
Nguyễn Khuyến Thu Điếu thu âm và thú vịnh..  Riêng bài "Thu điếu", nhà thơ Xuân Diệu đã khẳng định
là "điển hình hơn cả cho mùa thu của làng cảnh Việt Nam". "Thu điếu" là bài thơ tả cảnh ngụ tình đặc
sắc: Cảnh đẹp mùa thu quê hương, tình yêu thiên nhiên, yêu mùa thu đẹp gắn liền với tình yêu quê
hương tha thiết.
"Thu điếu" được viết bằng thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật, ngôn ngữ tinh tế, hình tượng và
biểu cảm. Cảnh thu, trời thu xinh đẹp của làng quê Việt Nam như hiện lên trong dáng vẻ và màu sắc
tuyệt vời dưới ngọn bút thần tình của Nguyễn Khuyến. Điểm nhìn của nhà thơ có sự vận động từ thấp
đến cao, từ xa đến rộng rồi lại trở lại gần, từ một không gian hẹp thì không gian cảnh sắc mùa thu
được mở rộng nhiều chiều nhiều hướng giúp tác giả bao quát mùa thu một cách sinh động nhất.
Cảnh màu thu được miêua tả trong một không gian hẹp với hình ảnh thân thuộc, bình dị của làng
quê xứ Bắc “Ao thu lạnh lẽo nước trong veo
Một chiếc thuyền câu bé tẻo teo
Ao thu “lạnh lẽo”, cụm từ này đặc tả được không khí lạnh của ao nước vào tiết trời thu, với gió heo may
lành lạnh. Cái lạnh ấy dường như thấm sâu vào da thịt con người.
+ Tính từ “trong veo” đã tuyệt đối hóa độ trong của nước. Đã vắng những cơn mưa mùa hạ, nước thu
trong veo không một chút vẩn đục, có thể nhìn xuyên tận đáy khiến cho mặt nước giống như một chiếc
gương tròn khổng lồ in bóng mây trời của làng quê.
+ Trên không gian ấy xuất hiện hình ảnh một chiếc thuyền câu lẻ loi, nhỏ bé và đáng yêu đến lạ
thường“Bé” nghĩa là nhỏ, lại thêm hai chữ “tẻo teo” khiến chiếc thuyền như nhỏ lại hơn. tác giả vẻ ra
khung cảnhtưởng như đối lập ao thhu, thuyền câu nhưng kì thực chúng hòa quyện với nhau đến kỳ lạ
Bởi vật Tác giả chọn là ao thu chưa có chứ không phải là Hồ Thu- gợi cảm giác rộng lớn choáng ngợp .
Ao thu ấy khi có thuyền câu bên cạnh trở nên hài hòa cân xứng và đậm chất khung cảnh làng quê bắc
bộ Việt Nam. như vậy hai câu thơ đầu đã gợi ra một không gian Mùa Thu Trong Sáng tĩnh lặng, nhà thơ
gợi chuyện câu cá nhưng dường như không hứng thú với việc này mà đắm say trong cảnh sắc nỗi buồn
và sự u Hoài trong lòng
Với những nét vẽ tài ba làm rõ thêm cái hồn của cảnh thu khi có thêm hình ảnh sóng thu, lá thu,
gió thu:
                          “Sóng biếc theo làn hơi gợn tí
                          Lá vàng trước gió khẽ đưa vèo”
Sóng biếc: Gợi hình ảnh nhưng đồng thời gợi được cả màu sắc, đó là sắc xanh dịu nhẹ và mát mẻ, phải
chăng là sự phản chiếu màu trời thu trong xanh. ''Hơi gợn tí '' là sóng chuyển động rất nhỏ rất khẽ. Hơi
là phó từ chỉ mức độ thấp , ''gợi'' là chuyển động nhẹ ''Tí'' là tính từ chỉ sự nhỏ bé . Như vậy cảnh thu
động nhưng thực chất lại rất tĩnh.
Trong màu xanh đất trời vào thu hình ảnh chiếc lá vàng xuất hiện trở thành điểm nhấn của bức tranh
hình ảnh “chiếc lá vàng” là một hình ảnh quen thuộc mỗi độ thu về, không thể thiếu khi nhắc đến trong
thơ ca. Với nhà thơ Xuân Diệu thu đến như khoác trên mình một bHộ quần áo mới màu mơ phai:
                “Đây mùa thu tới! Mùa thu tới
                Với áo mơ phai dệt lá vàng”
Trong ‘’Tiếng Thu’’ của Lưu Trọng Lư
con nai vàng ngơ ngác Đạp trên lá vàng khô
Tuy nhiên đối với Nguyễn Khuyến thì'' lá vàng rơi khẽ đưa vèo'' Vèo là chuyển động nhanh nhưng khi kết
hợp với tính từ KHẼ khi tốc độ bay như giảm lại KHIẾN người đọc có thể hình dung chiếc lá bay trong gió
rất khẽ .
Với biện pháp lấy động tả tĩnh thơ không hề phá vỡ cái tĩnh lặng, mà ngược lại nó lại càng làm tăng sự
yên ẳng, tĩnh mịch của cảnh.
Nhà thơ còn mở rộng không gian lên cao giúp cho bức tranh của Thu điếu thêm phần rộng lớn,
bao quát , thêm đường nét và thêm những đường sắc mới.
“  Tầng mây lơ lửng trời xanh ngắt
Ngõ trúc quanh co khách vắng teo”  
 Trời “xanh ngắt”, đây là gam màu xanh đậm, trong, không một gợn mây => Nó gợi độ cao, rộng và có
chiều sâu của không gian.
 Hình ảnh “bầu trời xanh ngắt” là một hình ảnh quen thuộc, đặc trưng trong thơ thu Nguyễn Khuyến:
                          “Trời thu xanh ngắt mấy tầng mây”
                                                                (Thu vịnh)
                          “Da trời ai nhuộm màu xanh ngắt”
                                                                (Thu ẩm)
Đó đều là hình ảnh của bầu trời thu trong trẻo, yên tĩnh, thăm thẳm. Song vẫn có những nét khác biệt
 Xuất hiện trên nền trời ấy là những đám mây nhè nhẹ trôi lơ lửng như đang ngưng đọng giữa lưng trời
+ Từ tầm cao xa nhà thơ trở về với tầm thấp gần ghi lại hình ảnh thân thuộc của làng quê
 Đường làng Việt Nam vốn lắm tre nhiều trúc. Từ “quanh co” gợi sự liên tưởng đến con đường làng nhỏ
uốn lượn mềm mại như dải lụa đào, hai bên đường rợp bóng tre bóng trúc. “Ngõ trúc” trong thơ Tam
nguyên Yên Đổ lúc nào cũng gợi tả một tình quê nhiều bâng khuâng, man mác:
                          “Dậm thế, ngõ đâu từng trúc ấy
                          Thuyền ai khách đợi bến đâu đây”
 “Vắng teo” là vắng ngắt. Con đường làng vắng vẻ không một bóng người qua lại Tất cả mọi vật đều
vắng lặng trong khung cảnh mùa thu..
Chỉ với 6 câu thơ đầu với nghệ thuật miêu tả tinh tế, ngôn từ giản dị tự nhiênnhưng sâu lắng, sử
dụng nhiều từ láy biện pháp lấy động tả tỉnh ,đối lập đặc biệt theo xuyên suốt từ đầu đến cuối bài là vần
''eo '' .....khiên cho ta cảm nhận vạn vật dường như nhỏ bé dưới cái lạnh mùa thu . Bức tranh thu hiện
lên . Phải gắn bó tha thiết với qh, phải có một tâm hồn nhạy cảm, tinh tế ,nắm bắt được vạn vậ,t lắng
nghe thiên nhiên đến độ nào thì NK mới có thể miêu tả được một cách tinh tế đến thế .
Thế nhưng, phải chăng ‘’TĐ’’ là bài thơ chỉ thuần tả cảnh hãy sau nó còn ẩn chứa một nỗi niềm
gì khác ? Có lẽ nếu chỉ hiểu về phương diện tả cảnh không thôi thì chúng ta chưa thấy được cái hay cái
đẹp của bài thơ chưa thật sự đi sâu đồng cảm cùng chủ thể trữ tình. Nếu tinh ý ta sẽ nhận thấy ngay đầu
đề bài thơ Nói tới việc Câu Cá Mùa Thu ,thể nhưng trong toàn bài ,tác giả chủ yếu miêu tả cảnh vật và
dường như không hề xuất hiện với dáng dấp một ông câu .Câu cá giống như một cái cớ nghệ thuật. Từ
xưa đến nay Câu cá giống như chú chơi tao ,nhã thanh cao. Đi câu Cần một bầu không khí tĩnh lặng tâm
hồn thoải mái không vướng bận . Hành động của Tgiả cùng với sắc nước trời thu trong trẻo đã cho
thấy vẻ đẹp miêu tả trong bài thơ không chỉ là vẻ đẹp của thiên nhiên cảnh vật mà còn là vẻ đẹp thuần
khiết thanh cao trong tâm hồn tác giả .Chỉ những tâm hồn đẹp mới đủ sức sáng tạo nên cái đẹp. Và khi
một bài thơ hội tụ vẻ đẹp của thiên nhiên và con người thì đó là vẻ đồng điệu và hoàn chỉnh nhất
Có ý kiến cho rằng Thu Điếu đẹp thật nhưng vẫn vương buồn . Cái lạnh lẽo của ao Thu đã nói lên điều
đó . Trích hơ
Tư thế ngồi của tác giả không hề thanh thản mà mang dáng vẻ của một người đang suy tư
trăn trở day dứt. Cá đâu đớp động với ba phụ âm liên tiếp gợi được Âm thanh đủ sức phá vỡ bầu không
khí tĩnh lặng và khiến tác giả phải giật mình đây chứng tỏ tác giả đang miên man trong tâm trạng u hoài .
Dù toàn bài thơ không hề xuất hiện một từ ngữ miêu tả tâm trạng nhưng ta vẫn hiểu sự suy tư của tác
giả về sự đời, đất nước sự bất lực của chính bản thân. Một lần nữa ta nhận ra sự tinh tế của nhà thơ có
dấu cảm xúc tâm sự của mình trong tác phẩm.
Trong dòng chảy văn học việt nam , mùa thu đã trở thành một đề tài quen thuộc , và rất nhiều
nhà thơ , nhà văn đã rất thành thành công trong mảng văn học này . Đọc nhiều bài thơ , ta sẽ cảm nhận
thấy mỗi thi sĩ có cách nhìn , phong cách riêng như ‘’ Đây mùa thu tới ‘’ ‘’tiếng thu ‘’ lưu trọng lư
‘’sangthu’’ hữu thỉnh . Do vậy, khi đọc chùm thơ thu của NK cũng mang lại cho ta những ấn tượng riêng
bt về thu của NK , chẳng hạn một mùa thu thanh bình , nhẹ nhàng , nhưng cũng rất đầy tinh tế cúa tg
tròng bài ‘’câu cá mùa thu ‘’ . Qủa thật không sai khi mà nói rằng ‘’ NK là nt của làng cảnh VN ‘’
Với cách miêu tả khéo léo ,tinh tế ngôn từ giản dị, gần gũi, sử dụng nhiều từ láy , nhiều biện như
lấy động tả tình đối lập, nghệ thuật gieo vần một cách rất là độc đáo đã làm nên sự thành công cho bài
thơ . Bài thơ “Câu cá mùa thu " là một bài thơ tả cảnh ngụ tình rất đặc sắc của Nguyễn Khuyến. Cảnh sắc
mùa thu quê hương được miêu tả bằng những gam màu đậm nhạt, những nét vẽ xa gần, tinh tế gợi
cảm. Âm thanh của tiếng lá rơi đưa "vèo " trong làn gió thu, tiếng cá "đớp động" chân bèo - đó là tiếng
thu dân dã, thân thuộc của đồng quê đã khơi gợi trong lòng chúng ta bao hoài niệm đẹp về quê hương
đất nước.. Thi sĩ Xuân Diệu đã từng viết: "Cái thú vị của bài "Thu điếu " ở các điệu xanh, xanh ao, xanh
bờ, xanh sóng, xanh tre, xanh Trời, xanh bèo, có một màu vàng đâm ngang của chiếc lá thu rơi"…Cái hay
cái đẹp của Thu Điếu đã chứng tỏ tài năng thơ ca của Nguyễn Khuyến. Ông chính là nhà thơ của làng
quê Việt Nam với ngòi bút ấm áp bình dị. Thông qua bài thơ , ta còn thấy chất chứa trong tác giả là sự
ưu thời mẫn thế , nỗi niềm thi sĩ chất chứa giữa cuộc đời

Thơ là sự cách điệu tâm hồn. Nguyễn Khuyến yêu thiên nhiên mùa thu, yêu cảnh sắc đồng quê
với tất cả tình quê nồng hậu. Đọc "Câu cá mùa thu" ta càng yêu thêm non sông xứ sở đất Việt này. Bức
tranh mùa thu đậm chất vẻ đẹp thiên nhiên của Việt Nam trong bao biến động xô bồ của cuộc đời này.
Có cần chăng nhiều lúc lòng chúng ta nên lắng lại để thưởng thức "Thu điếu" để thanh lọc lại hồn mình,
để yêu quê hương đất nước, hơn nữa ...
Quả cau nho nhỏ miếng trầu hô
Này của Xuân Hương mới quệt rồi

Hồ Xuân Hương- bà Chúa thơ Nôm-một hiện tượng đặc biệt trong nền văn học Việt Nam .Có số phận
éo le ngang trái nên hồn thơ của bà là tiếng nói đại diện cho những người phụ nữ sống trong xã hội
phong kiến. Từ một khát vọng tình yêu hạnh phúc lứa đôi, chùm thơ Tự tình của bao gồm 3 bài là sự
phản ánh đặc sắc tâm tư tình cảm của nhà thơ, một người phụ nữ hồng nhan bạc phận đường tình,
duyên không trọn vẹn quá lớ lữa . Trong đó , tự tình 2 được coi là bài thơ hay nhất , giàu cảm xúc nhất
và lắng đọng nhất.

Bài thơ được viết theo thể thơ thất ngôn bát cú đường luật nhưng cái đặc sắc không phải là viết
bằng chữ Hán mà được viết bằng ngôn ngữ của dân tộc đó là chữ Nôm . Phải đến thời kỳ Hồ Xuân
Hương Nguyễn Du phong trào làm thơ nôm mới đạt đến đỉnh cao thực sự . HXH là người phụ nữ đa
tài ,đa tình mà số phận truân chuyên , bà là vợ lẽ lại là đã từng muộn màng trong đường tình duyên .
Từng mang thân đi làm lẽ và sống trong cảnh góa bụa,chính hoàn cảnh ấy là cảm hứng cho bà sáng tác
chùm thơ ‘’tự tình’’. Nhan đề bài thơ đã giúp ta phần nào hiểu được nỗi niềm của Hồ Xuân Hương, tự
tình là tự bộc lộ, giãi bày tâm trạng hay chính là sự hé mở những nỗi lòng khó nói và dường như bà
không chỉ nói cho riêng mình mà còn nói cho cả biết bao số phận hẩm hiu người phụ nữ trong xã hội
phong kiến luôn khát vọng được sống, được hạnh phúc và yêu thương đến từ họ.

Mở đầu bài thơ gợi lên cho độc giả nỗi niềm cô đơn buồn tủi giữa đêm khuya thanh vắng của một
tâm hồn đa sầu, đa cảm khiến ta không khỏi xót thương:
“Đêm khuya văng vẳng trống canh dồn
Trơ cái hồng nhan với nước non”

Thi phẩm đã mở ra một bối cảnh chứa thời gian, không gian gợi nỗi buồn và cái lạc long. Trước hết là về
thời gian ''đêm '' đêm là khoảng thời gian vạn vật chìm vào giấc ngủ. Trong cảnh thanh vắng kẻ phải
thao thức là kẻ chất chứa bao ttâm sự ứ đọng bởi không ai có thể sẽ chia được. Như một lẽ tự nhiên,
màn đêm sẽ gợi cho ta nhiều nỗi niềm, làm cho con người miên man đắm chìm trong những ý nghĩ về
cuộc đời và thân phận . Đêm dễ làm buồn lòng người , càng buồn hơn với người phụ nữ nữ đặc biệt là
với nggười vợ lẽ hơn thế nữa đây còn là một thi nhân thì màn đêm lại trở thành nỗi buồn ghê gớm .
Nhưng chưa dừng lại ở đó , bối cảnh con vẽ lên âm thanh ''văng vẳng'' của tiếng trống canh . Tiếng trống
canh dồn đó là tiếng trống gợi dòng thời gian trôi, trôi một cách là thương dường như thời gian đang
hôi hả , đang vội vã vượt qua kéo theo tuổi đời ,nhan sắc, thân Phận của người phụ nữ. Nghệ thuật lấy
động tả tĩnh lấy cái âm thanh “văng vẳng” của tiếng trống canh để nói cái không gian tĩnh lặng về đêm.
Lấy cái ngoại cảnh để nói tâm cảnh. Là cảnh vật tác động đến con người hay là vì “người buồn cảnh có
vui đâu bao giờ”. Đêm khuya thanh vắng là lúc con người ta trở nên bé nhỏ và lạc lõng vô cùng khi
giường đơn gối chiếc đối diện với chính mình mà cảm thấy “trơ”.” Từ “trơ” được đảo lên đầu câu kết
hợp nhịp thơ 1/3/3 bất thường như khắc sâu thêm vào cái sự bẽ bàng.Trơ” là tủi hổ, là trơ trụi, thêm
vào đó là cách kết hợp từ độc đáo hai từ “hồng nhan” vốn chỉ nhan sắc của người phụ nữ nay lại đi cùng
từ “cái” định danh đồ vât nghe mới rẻ rúng, mỉa mai biết nhường nào. . Cái hồng nhan trơ với nước non
không chỉ gợi sự dãi dầu mà hơn thế là sự cay đắng cho số phận, câu thơ như chì chiết, mỗi lúc một khơi
sâu vào nỗi đau khôn tả, nó làm ta nhớ đến tâm trạng Thúy Kiều khi bị bỏ rơi không chút đoái hoài
“Đuốc hoa để đó mặc nàng nằm trơ”
Nghệ thuật đối giữa “cái hồng nhan” với “nước non”, giữa thân phận nhỏ bé với tầm vóc không gian lớn
lao, bỏ lại nỗi đau phía sau là nỗi đau đớn thân phận, ’’ trơ” phải chăng cũng là sự thách thức “nước
non” của một con người có cá tính mạnh mẽ, táo bạo. Hồ Xuân Hương như muốn thách thức, bền gan,
đối chọi với xã hội phong kiến hà khắc:. Khiến ta lien tưởng đến những câu thơ của Bà Huyện Thanh
Quan:

“Đá vẫn trơ gan cùng tuế nguyệt

Nước còn cau mặt với tang thương’’

”. Vì lắm đau buồn mà nét mặt con người như trơ ra trước cảnh vật, trước mọi người như hóa đá không
còn cảm giác. Người đọc tưởng như nghe được cả tiếng thở dài, ngao ngán của người phụ nữ trước
duyên phận bẽ bàng.

Khi nỗi buồn đã thấm đến tận tâm can thì con người cũng chỉ biết mượn rượu giải sầu và Hồ Xuân
Hương cũng vậy, nhưng liệu rượu có giúp người phụ nữ ấy quên đi tất cả:

“Chén rượu hương đưa say lại tỉnh


Vầng trăng bóng xế khuyết chưa tròn”
Khi xưaThúy Kiều rơi vào lầu xanh cũng uống rượu thâu đêm suốt sáng và rồi khi tỉnh dậy thì cũng chỉ
biết “Khi tỉnh rượu lức tàn canh / Giật mình mình lại thương mình xót xa” còn sau này ta lại bắt gặp Chí
Phèo, khi gã tìm đến men rượu để quên đi tất cả nỗi đau của cuộc sống nhưng rồi khi hắn tỉnh rượu thì
lại càng thấm thía, càng thấy rõ cuộc đời mình bất hạnh là do đâu, càng thấy rõ mình chẳng thể quay lại
làm người lương thiện được nữa . Như trong những vần thơ của lý bạch ‘’ nâng chén tiêu sầu , sầu lại
càng HXH tìm đến rượu để được say nhưng thật đau lòng thay là càng uống lại càng say, say rồi lại tỉnh.
Mà khi đã tỉnh thì nỗi đau về thân phận lại càng trở nên quặn thắt hơn . Từ “lại” hiện lên như một vòng
luẩn quẩn mà thi nhân mãi không thoát ra được, vô vọng và bế tắc . Không thể tìm đến rượu để giải sầu
người thi sĩ tìm đến trăng như người bạn chia sẽ tri kỉ , nhưng đáng buồn thay đó không phải mộ t vầng
trăng tròn vành vạnh, viên mãn mà lại là mộ t vầng trăng “khuyết chưa tròn”. Nhìn lên vầng trăng
“khuyết”, nhân vật trữ tình càng ý thức sâu sắc hơn về tình cảnh của mình, bi kịch tình yêu không trọn
vẹn như vầng trăng khuyết kia. Ta chợt nhớ đến ý thơ trong Truyện Kiều của Nguyễn Du :’’ vầng trăng ai
xẻ làm đôi nửa in gối chiếc nửa soi dặm trường’’Ta có thểt nhận thấy ở đây vầng trăng phi logic . Theo lẽ
thường thì Vầng Trăng phải là khuyết- xế-tròn nhưng đối với Hồ Xuân Hương thì Vầng Trăng ‘’ bóng xế
Khuyết chưa tròn ‘’Mặc dù là phi lý nhưng lại phản chiếu đúng tình cảnh của Hồ Xuân Hương. Vầng
trăng cuộc đời của bà thì đã bóng xế , tuổi xuân đã trôi qua nhưng vầng trăng hạnh phúc vẫn chưa tròn,
nhân duyên của bà chưa bao giờ là trọn đầy ,hạnh phúc, viên mãn cả

Tản đà từng nx thơ của Hồ Xuân Hương rằng: “Trong thơ Hồ Xuân Hương Hương có quỷ” bởi lẽ
mọi sự vật trong thơ bà lúc nào cũng cựa quậy, căng đầy sức sống:
“Xiên ngang mặt đất, rêu từng đám
Đâm toạc chân mây, đá mấy hòn”
Dưới ngòi bút tài hoa của nữ sĩ họ Hồ, những sự vật hèn mọn như đám rêu kia vẫn không chịu nhỏ bé,
những viên đá vô tri vô giác cũng không chịu đứng yên. Biện pháp nghệ thuật đảo ngữ kết hợp động tự
mạnh “xiên ngang”, “đâm toạc” cho ta thấy những hoạt động dữ dội, phá phách, ngang ngạch và bướng
bỉnh. Không phải “xiên thẳng” mà phải là “xiên ngang”, chẳng phải “đâm rách” mà cứ là “đâm toạc” đó
là cách dùng từ rất “Xuân Hương”. Hai câu luận như nói lên chính tính cách của bà vậy, chẳng bao giờ
tuân theo lễ giáo, ngang ngạch, bướng bỉnh, dù ở hoàn bi thảm nhất nhưng trong người phụ nữ ấy vẫn
luôn ẩn chứa mạnh mẽ một sức sống, một khát khao đến cháy bỏng. Đó cũng chính là điểm khác biệt
của Hồ Xuân Hương đối với những người phụ nữ khác Những người phụ nữ xưa thì thì ôm niềm tủi hơn
rồi trôi theo dòng nước số phận an bài .

‘’Thân em như trái bần trôi

Gió dập , song dồn biế táp vào đâu ‘’

Nhưng đối với nữ sĩ HXH , bà lên án , đứng dậy đấu tranh vs xh pk đương thời .

Say đến đâu rồi cũng phải tỉnh, ngày dài đến mấy thì cũng sang đêm, “xuân xanh” biết bao vẫn phải
úa tàn và ngang ngạch nhường cũng phải chịu thua trước cái xã hội phong kiến mục nát . Đằng sau một
người phụ nữ mạnh mẽ đến bao nhiên vẫn là một nỗi cô đơn tủi hơn chua chátcho sp mình

"Ngán nỗi xuân đi, xuân lại lại,

Mảnh tình san sẻ tí con con".

“Ngán”ở đây là tâm trạng, cảm xúc ngao ngán, chán nản cuộc đời ngang trái. Xuân chỉ mùa xuân của đất
trời, mùa của muôn hoa đua nở khoe sắc khoe hương, mùa của sum họp nhưng còn có hàm ý chỉ tuổi
trẻ, tuổi xuân thì của người phụ nữ. Từ “Lại” cho thấy sự tuần hoàn lặp đi lặp lại. Đáng lẽ mùa xuân tươi
đẹp căng tràn nhựa sống trở về con người phải cảm thấy hớn hở, vui mừng thì thi sĩ lại càng cảm thấy
thêm ê chề, ngao ngán bởi lẽ xuân đến là một lần tuổi đời lại thêm, tuổi trẻ dần qua đi mà bản thân
mình vẫn đơn độc, thiếu thốn yêu thương. ‘’xuân đi, xuân lại lại,’’ làm ta nhớ đến câu thơ

‘’ xuân người đi không bao giờ trở lại,

Xuân đất trời luân phiên tới lại về ‘’

Trong câu thơ cuối, nghệ thuật tăng tiến được Hồ Xuân Hương sử dụng khéo léo làm cho nghịch cảnh
của nhân vật trữ tình càng éo le hơn: mảnh tình – san sẻ - tí – con con. Ở đây không còn là “Khối tình cọ
mãi với non sông” mà là “mảnh tình”. “Mảnh tình” vốn đã ít ỏi, đã nhỏ bé, đã không còn trọn vẹn nay lại
còn phải sẻ ra mà chia, mà đong, mà đếm gần như không còn lại gì cả (tí con con) Tí con con” tạo nên
cảm xúc xót thương, đau đớn, ngậm ngùi và ấm ức . Phải chăng đó chính là nỗi lòng của người phụ nữ
trong xã hội phong kiến xưa, khi với họ, hạnh phúc chỉ là một chiếc chăn quá nhỏ:
“Kẻ đắp chăn bông kẻ lạnh lùng,
Chém cha cái kiếp lấy chồng chung.

Trong xã hội phong kiến hình ảnh người phụ nữ mang vẻ đẹp cả ngoại hình lẫn tài năng, dù xinh
đẹp tài năng và có những phẩm chất quý giá họ lại có một số phận đầy bị thương nhỏ bé , bị xã hội chà
đạp
'' đau đớn thay phận đàn bà
Lời rằng bạc mệnh cũng là lời chung'''
trong xã hội phong kiến thối nát với những tư tưởng cổ hủ lạc hậu đã ăn sâu vào tiềm thức con người ''
Trọng nam khinh nữ'''' trai năm thê bảy thiếp gái chính chuyên chỉ có một chồng'''' công dung ngôn
hạnh'' cái xã hội mà đồng tiền lăn tròn trên số phận người phụ nữ khiến cho sp người phụ nữ mới bạc
bẽo đang sống làm sao. Vì thế và đề tài của người phụ nữ là sợi chỉ đỏ xuyên suốt trong dòng chảy văn
học trung đại Việt Nam.
Hồ Xuân Hương cũng không phải là một ngoại lệ, là một người phụ nữ tài hoa sắc sảo thông minh nhất
lúc mấy giờ nhưng nhiều lần lận đận về đường tình duyên, hai lần sang ngang đều bị đứt gánh giữa
đường ,luôn khao khát Tình Yêu , Vì thế tâm sự của bà cũng nỗi lòng và tiếng nói của người phụ nữ Việt
Nam lúc bấy giờ bà thấu hiểu tiếng lòng đó và đã lên tiếng nói hành động đấu tranh lại xh này ..

Bài thơ khép lại nhưng những suy tư của nhân vật trữ tình thì vẫn quẩn quanh mãi. Trong bài thơ,
tác giả đã vận dụng sáng tạo thể thơ thất ngôn bát cú Đường Luật. Các từ ngữ giản dị kết hợp với nhiều
động từ mạnh và từ láy tượng thanh đã thể hiện khao khát cháy bỏng và sự nổi loạn trong tâm hồn tác
giả. Đặc biệt dùng những hình ảnh giàu sức gợi để diễn tả chân thực những cung bậc cảm xúc trong tâm
trạng của người phụ nữ. Từ đó, người đọc không chỉ cảm nhận được nỗi cô đơn, đau xót của người phụ
nữ mà còn cảm nhận được sự cứng cỏi, mạnh mẽ và tâm hồn nhạy cảm , khao khát ty đến cháy bóng
của nữ thi sĩ cũng chính là khát vọng của những người phụ nữ xưa..

Ngày nay xã hội đã đổi thay cuộc đời người phụ nữ đã tươi sáng hơn rất nhiều bởi họ tự quyết định tình
yêu số phận và thực sự có chỗ đứng bên cạnh nam giới . Nhưng ta đừng quên dành và giây phút để lại
nghe để nghe lại tiếng lòng xưa nghe lại người phụ nữ trước đây đã có số phận khắc nhiệt như thế nào
và có những phẩm hạnh tuyệt vời ra sao và là một người phụ nữ hiện đại hãy sống để không hổ với
gương Xưa . Và là một người nam giới Hãy cảm nhận vẻ đẹp ,lắng nghe khát khao và giang rộng vòng
tay yêu thương với những người phụ nữ của cuộc đời mình

Có thể nói, Tự tình 2 là một trong những bài thơ tiêu biểu nhất cho tâm hồn, tài năng và phong cách của
nữ sĩ Hồ Xuân Hương. Bài thơ thể hiện được sự ý thức sâu sắc của người phụ nữ trước hoàn cảnh éo le,
bất công của số phận, tuy nặng trĩu nỗi buồn nhưng không hề bi lụy, ấn tượng đọng lại cuối cùng trong
lòng người đọc lại là sự mạnh mẽ của tâm hồn người phụ nữ khi khát khao vượt thoát ra khỏi hoàn
cảnh, hướng đến một cuộc sống tươi sáng hơn
Đã hơn một thế kỷ trôi qua tiếng thơ đổ chiễu vẫn ngân vang giữa cuộc đờ,i tên tuổi nhà thơ mù xứ
Đồng Nai vẫn luôn rực sáng bầu trời văn nghệ dân tộc ở nhân cách cao đẹp và những cống hiến lớn lao
của ông dành cho văn học nước nhà. ng đã để lại cho hậu thế nhiều tác phẩm có giá tri về nội dung lẫn
nghệ thuật: Lục Vân Tiên, Văn tế Trương Định, Ngư Tiều y thuật vấn đáp, Thơ Điếu Phan Tòng, Chạy
giặc…và đặc biệt không thể nào không kể đến một tác phẩm được Nguyễn Đình Chiểu viết để bày tỏ nỗi
thương tiếc đối với những người nông dân nghĩa sĩ dũng cảm chiến đấu hi sinh vì Tổ quốc thân yêu – “
Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc”. Tác phẩm đã khắc họa một hình tượng thật đẹp về người nông dân nghĩa sĩ
trong buổi đầu chống Pháp.
Nửa thế kỉ XIX là một giai đoạn biến động mạnh mẽ của lịch sử dân tộc ta, đánh dấu bằng cuộc xâm lược
của thực dân Pháp. Cảnh nước mất nhà tan, muôn dân đau khổ đã khiến cho biết
 cho bao người phải rơi lệ . Nhưng trong tk đó lại ánh lên nhungx tấm gương đáng khâm phục như
những nghĩa sĩ ở trong bài Văn tế ….văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc là bài văn NĐC viết theo yêu cầu của Đỗ
Quang, tuần phủ gia đình để tế 20 nghĩa sĩ đã hi sinh trong trận tập kích đồn quân Pháp ở CẦN GIUỘC .
Nhà thơ vừa tôn trọng vừa xót xa thương tiếc trước sự ra đi của những người đã mất . Tình cảm chân
thành đã tạo nên sự thành công của tác phẩm và tạo nên sức truyền cảm lớn.
Khi đọc “ Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc” ta không chỉ thấy ở đó tấm lòng cảm phuc kính trọng đối với những
người nghĩa sĩ mà còn bắt găp một bức tranh chân thực về cuộc sống, cuộc đời của họ – những người
nông dân khoác áo nghĩa binh. Mở đầu bài văn tế người đọc bắt gặp ở đó hoàn cảnh của cuộc chiến đấu
và ý nghĩa cao cả của sự hi sinh:
                                                    “ Súng giặc đất rền; Lòng dân trời tỏ
                                                        Mười năm công vỡ ruộng, chưa ắt còn danh nổi như phao; một trận   
                                                        nghĩa đánh Tây, tuy là mất tiếng vang như mõ”
đứng trước vận nước nguy nan,Thưc dân Pháp giày xéo lên quê hương khiến nhân dân:
“Bỏ nhà lũ trẻ lơ xơ chạy
                                                                    Mất tổ bầy chim dáo dát bay”    ( Chạy giặc)                                                thử
hỏi lòng dân ai không oán giận? Đứng trước hoàn cảnh đau thương ấy, không phải ai cũng dũng cảm
đứng lên tiêu diệt kẻ thù. Chỉ có những người nông dân vốn yêu chuộng hòa bình, yêu nước họ mới
dũng cảm quên mình dấn thân vào cuộc chiến đấu không ngại hi sinh.
Người nông dân Nam Bộ vốn hiề
"n lành chất phác chỉ biết  “ cui cút làm ăn” nhưng vẫn “ toan lo nghèo khó”. Riêng từ “ cui cút”   thôi
cũng đủ độc giả hiểu được cuộc sống của họ.. Cui cút làm ăn: có nghĩa là làm ăn lẻ loi, thầm lặng một
cách tội nghiệp.Dù mệt mỏi hay vất vả thì họ vẫn âm thầm, lặng lẽ chịu đựnng một mình mà chẳng nói
với ai ."Cui cút làm ăn; toan lo nghèo khó" đã hiện lên đầy đủ một vòng đời không lối thoát của người
nông dân Việt, người "dân ấp dân lân" Nam Bộ. Bắt đầu bằng cui cút, vật lộn làm ăn, toan lo để cuối
cùng kết thúc trong nghèo khó.Họ là những người nông dân mà quanh năm chỉ biết làm với làm, chưa
hề biết đến cái gì gọi là cung, cái gì gọi là ngựa.
"Chưa quen cung ngựa đâu tới trường nhung; chỉ biết ruộng trâu, ở trong làng bộ".
Họ là lớp người đông đảo, sống gần gũi quanh ta. Quanh năm chân lấm tay bùn với nghề nông, "chưa hề
ngó tới" việc binh và vũ khí đánh giặc: "Việc cuốc, việc cày, việc bừa, việc cấy, tay vốn quen làm; tập
khiên, tập súng, tập mác, tập cờ mắt chưa từng ngó.
với biện pháp liệt kê sử dụng nhiều từ láy tác giả đã phác họa được nguồn gốc của những người nghĩa sĩ
là xuất thân từ những người nông dân dânnghèo khó , vất vả nhưng rất cần cù chăm chỉ . Tác giả đã
nhấn mạnh việc ''chỉ quen '' và chưa quen'' đã làm nổi bật lên về tầm vóc của những người anh hung.
Vẫn là những người nông dân ấy nhưng hoàn cảnh đất nước bị xâm lăng, Nguyễn Đình Chiểu đã nhận
thấy ở họ một sức mạnh chiến đấu, một sức sống tiềm tàng khoẻ khoắn, cương trực, một vẻ đẹp đặc
trưng của con người Nam Bộ: Làm ơn há dễ trông người trả ơn. Từ những người chân lấm tay bùn, họ
bỗng rũ bùn đứng dậy sáng loà (Đất nước-Nguyễn Đình Thi), trở thành những nghĩa sĩ kiên cường mang
trên đôi vai sức vóc của cả dân tộc.
Tiếng phong hạc phập phồng hơn mươi tháng, trông tin quan như trời hạn trông mưa,mùi tinh chiên vây
vá đã ba năm ghét thói mọi như nhà nông ghét cỏ.
mới đầu thì những người nông dân là hồi hộp lo lắng ‘’ tiếng …..’’ mong tin tức từ triều đình nhà Nguyễn
tác giả đã vận dụng cách nói của người dân Nam Bộ dùng nghệ thuật so sánh trong tin quan như thời
hạn trong mưa thể hiện sự đợi chờ khắc khoải khắc họa chân thực tâm trạng của quần chúng. Thì ra cái
bi kịch xót xa là ở chỗ này: triều đình nhu nhược, không hiểu được lòng dân yêu nước. Lòng căm thù giặc
của những người nông dân thì không thể kiềm chế:
Mùi tinh chiên vấy vá đã ba năm, ghét thói mọi như nhà nông ghét cỏ. . Đã cho thấy sự chuyển biến phi
thường trong thái độ của người noongdaan từ chỗ là người bị động đã bắt đầu khao khát hành động .
.

You might also like