You are on page 1of 7

BÀI KIỂM TRA ĐIỀU KIỆN

HỌ VÀ TÊN: Phan Thị Thanh Thuận


MSV: 20F7510390
LỚP: ANH K17J
TRƯỜNG: Đại Học Ngoại ngữ, Đại Học Huế
HỌC PHẦN: Kinh tế chính trị Mác- Lênin
GIẢNG VIÊN: Nguyễn Văn Thắng
ĐỀ BÀI: Thế nào là định hướng xã hội chủ nghĩa ? Tại sao nói việc lựa chọn
mô hình kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam là phù hợp
quy luật khách quan và hoàn cảnh lịch sử của đất nước ? Hãy giải thích lý do
Việt Nam chủ trương xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ trong hội nhập kinh tế
quốc tế ?
MỤC LỤC:
I. ĐỊNH HƯỚNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA .............................................................1 trang
II. MÔ HÌNH KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG XÃ HỘI CHỦ
NGHĨA Ở VIỆT NAM ........................................................................................... 2 trang
III. VIỆT NAM CHỦ TRƯƠNG XÂY DỰNG NỀN KINH TẾ ĐỘC LẬP TỰ
CHỦ TRONG HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ .................................................. 3 trang
TÀI LIỆU THAM KHẢO:
1. Tạp chí Cộng Sản
2. Văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX- Nhà xuất bản chính trị quốc
gia.
3. Giáo trình Kinh tế chính trị Mác- Lênin
4. Báo quân khu 7
5. Toàn cầu hoá kinh tế của Dương Phú Hiệp và Vũ Văn Hà NSBKHXH
I. ĐỊNH HƯỚNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA:
Định hướng xã hội chủ nghĩa thực chất là thuật ngữ dùng để chỉ mục tiêu xã
hội chủ nghĩa mà chúng ta cần đạt cùng những phương hướng cơ bản để từng
bước tiến tới mục tiêu đó.
Định hướng xã hội chủ nghĩa chỉ dùng trong điều kiện giai cấp công nhân
dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng Sản đã giành được chính quyền và đang tổ
chức xây dựng xã hội mới Xã Hội Chủ Nghĩa. Định hướng là nhấn mạnh vai trò
của nhân tố chủ quan tác động đến quá trình phát triển khách quan.
II. MÔ HÌNH KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG XÃ HỘI CHỦ
NGHĨA Ở VIỆT NAM:
1. Mô hình kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam:
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là nền kinh tế vận hành theo
các quy luật của thị trường, đồng thời góp phần hướng tới từng bước xác lập
một xã hội mà ở đó dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh.
Định hướng xã hội chủ nghĩa của nền kinh tế thị trường ở Việt Nam thực
chất là hướng tới các giá trị cốt lõi của xã hội mới( dân giàu, nước mạnh, xã hội
dân chủ, công bằng, văn minh)
Để đạt được hệ giá trị cốt lõi đó thì nền kinh tế thị trường ở Việt Nam cần có
vai trò điều tiết của nhà nước, nhưng đối với Việt Nam, nhà nước phải đặt dưới
sự lãnh đạo của ĐCSVN.
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam vừa phải bao
hàm đầy đủ các đặc trưng chung vốn có của nền kinh tế thị trường nói chung
vừa có những đặc trưng riêng của Việt Nam.
2. Tại sao nói việc lựa chọn mô hình kinh tế thị trường định hướng xã hội
chủ nghĩa ở Việt Nam là phù hợp quy luật khách quan và hoàn cảnh lịch sử
của đất nước:
Việc lựa chọn mô hình kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt
Nam là phù hợp quy luật khách quan và hoàn cảnh lịch sử của đất nước:
- Một là, phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là phù
hợp với xu hướng phát triển khách quan của Việt Nam trong bối cảnh thế giới
hiện nay:
Sự phát triển kinh tế hàng quá theo các quy luật tất yếu đạt tới trình độ kinh tế
thị trường, đó là tính quy luật. Ở Việt Nam, các điều kiện ra đời và phát triển
kinh tế hàng hoá luôn tồn tại, do đó sự hình thành kinh tế thị trường ở Việt Nam
là tất yếu, khách quan.
Thực tiễn cho thấy, nền kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa đã đạt tới giai đoạn
phát triển khá cao và phồn thịnh ở các nước tư bản phát triển, nhưng những mâu
thuẫn vốn có của nó vẫn không thể nào khắc phục được trong lòng xã hội tư
bản. Nền kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa đang có xu hướng tự phủ định, tự
tiến hoá tạo tiền đề cho cuộc cách mạng XHCN và ra đời kinh tế thị trường định
hướng XHCN.
 Nhân loại muốn tiếp tục phát triển không chỉ dừng lại ở kinh tế thị trường
TBCN. Sự lựa chọn mô hình kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa của
Việt Nam là phù hợp với quy luật khách quan, xu thế tất yếu của thời đại (yêu
cầu hội nhập quốc tế) và đặc điểm phát triển của đất nước, không mâu thuẩn với
tiến trình phát triển của đất nước.
- Hai là, tính ưu việt của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa
trong thúc đẩy phát triển đối với Việt Nam.
Kinh tế thị trường định hướng XHCN là phương thức phân bổ nguồn lực hiệu
quả, là động lực thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển nhanh chóng và luôn
phát triển theo hướng năng động, kích thích tiến bộ kỹ thuật công nghệ, nâng
cao năng suất lao động, chất lượng sản phẩm và giá thành hạ. Vì thế, sự phát
triển của kinh tế thị trường không hề mẫu thuẫn với mục tiêu của CNXH.
Do vậy, trong phát triển của Việt Nam cần phát triển kinh tế thị trường để thúc
đẩy lực lượng sản xuất thực hiện nhanh và có hiệu quả, thực hiện mục tiêu của
CNXH. Tuy nhiên, cần chú ý tới những thất bại và khuyết tật của thị trường để
có sự can thiệp, điều tiết kịp thời của nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam.
 Sự phát triển của kinh tế thị trường không hề mẫu thuẫn với mục tiêu của
CNXH. Phát triển kinh tế thị trường là lựa chọn cách làm, bước đi đúng quy
luật kinh tế khách quan, là phương tiện cần thiết để đi tới mục tiêu XHCN
nhanh và có hiệu quả.
- Ba là, kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa phù hợp với nguyện
vọng của nhân dân: mong muốn dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn
manh và hoàn cảnh lịch sử của đất nước.
Mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh là mục
tiêu, khát vọng của nhân dân Việt Nam. Kinh tế thị trường định hướng XHCN
là công cụ, phương tiện để thực hiện mục tiêu đó.
Trong thời kì quá độ lên CNXH ở nước ta, những điều kiện ra đời và tồn tại của
kinh tế thị trường vẫn còn và có lợi ích. Ngay cả kinh tế thành phần nhà nước
vẫn còn cần đến quan hệ hàng hoá- tiền tệ để giải quyết vẫn đề kinh tế.
Phát triển kinh tế thị trường định hướng XHCN sẽ phá vỡ tính chất tự cấp, tự
túc của nền kinh tế, đẩy mạnh phân công lao động, phát triển nghành nghề,…
tăng năng suất lao động, đẩy mạnh XHH sản xuất, chuyển sản xuất nhỏ lên sản
xuất lớn XHCN, bước quá độ để đi lên CNXH.
Kinh nghiệm hàng chục năm ở nước ta và các nước XHCN về mô hình kinh tế
tập trung không sử dụng kinh tế thị trường, mặc dù có nhiều thành tựu mới
nhưng trong điều kiện mới không còn phù hợp cần chuyển sang mô hình kinh tế
thị trường.
 Thực tiễn 35 năm đổi mới cho thấy: Việt Nam chuyển sang mô hình kinh tế
thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là đúng đắn, sáng tạo, là phù hợp quy
luật khách quan và hoàn cảnh lịch sử của đất nước.
III. VIỆT NAM CHỦ TRƯƠNG XÂY DỰNG NỀN KINH TẾ ĐỘC LẬP
TỰ CHỦ TRONG HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ:
1. Nền kinh tế độc lập tự chủ:
- Nền kinh tế như thế nào được gọi là một nền kinh tế độc lập tự chủ:
Nền kinh tế độc lập tự chủ là nền kinh tế không bị lệ thuộc, phụ thuộc vào nước
khác, hoặc một tổ chức kinh tế nào đó về đường lối, chính sách phát triển,
không bị bất cứ ai dùng những điều kiện kinh tế, tài chính, thương mại, viện
trợ... để áp đặt, khống chế, làm tổn hại chủ quyền quốc gia và lợi ích cơ bản của
dân tộc.
Nền kinh tế độc lập tự chủ là nền kinh tế trước những biến động của thị trường,
trước sự khủng hoảng kinh tế tài chính ở bên ngoài, nó vẫn có khả năng cơ bản
duy trì sự ổn định và phát triển; trước sự bao vây, cô lập và chống phá của các
thế lực thù địch, nó vẫn có khả năng đứng vững, không bị sụp đổ, không bị rối
loạn.
Tuy nhiên, trong thời đại hiện nay, nói tới độc lập tự chủ về kinh tế không ai
hiểu đó là nền kinh tế khép kín, tự cung tự cấp, mà đặt trong mối liên hệ biện
chứng với mở cửa, hội nhập, chủ động tham gia sự giao lưu, hợp tác và cạnh
tranh quốc tế trên cơ sở phát huy tốt nhất nội lực và lợi thế so sánh quốc gia,
từng bước xây dựng một cơ cấu sản xuấtđáp ứng được cơ bản nhu cầu thiết yếu
về đời sống của nhân dân và có khả năng trang bị lại ở mức cần thiết cho nhu
cầu phát triển kinh tế , củng cố quốc phòng – an ninh.
2. Vì sao chúng ta phải xây dựng một nền kinh tế độc lập tự chủ vững
mạnh trong hội nhập kinh tế quốc tế:
- Một là, nhằm bảo vệ nền kinh tế trong xu hướng toàn cầu hoá, thương
mại hoá của thế giới.
Tất cả các nước tham gia hội nhập kinh tế đều xuất phát từ mục tiêu bên trong,
phục vụ cho yêu cầu, nhiệm vụ trong nước. Toàn cầu hoá, tự do hoá làm cho
các nền kinh tế phụ thuộc, đan xen vào nhau. Tuy nhiên sự ràng buộc về lợi ích
đó không có sự ràng buộc thuần tuý, vô điều kiện mà chính là vì phải chia sẻ lợi
ích một cách hợp lí, nhằm mục đích cuối cùng là thu được nhiều hơn lợi ích cho
đất nước mình, dân tộc mình, giữ được tính độc lập của nền kinh tế qua mối
quan hệ ràng buộc, phụ thuộc lẫn nhau, một sự ràng buộc đa phương về lợi ích.
Tất cả các nước tham gia vào quá trình tự do hoá thương mại đều trước hết vì
lợi ích của mình, tuyệt nhiên không vì lợi ích của nước khác. Thế nhưng, những
lợi ích ấy có được hay không còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó cơ bản
nhất là nội lực của nền kinh tế nước đó. Toàn cầu hóa, thương mại hoá, vừa tạo
ra sự hợp tác, phụ thuộc lẫn nhau, đồng thời cũng tạo nên sự cạnh tranh rất khốc
liệt và rất không cân sức giữa các nền kinh tế. Sự cạnh tranh ấy khốc liệt đến
nỗi có thể tạo nguy cơ gây mất ổn định về kinh tế và chính trị. Thậm chí còn có
thể xảy ra xung đột giữa các nước với nhau. Chính vì lẽ đó, các nước không thể
đứng nhìn toàn cầu hoá tác động tới mình, mà họ phải chủ động tham gia, đưa
ra các quyết sách nhằm hội nhập xu hướng của thế giới, đồng thời làm sao thu
lợi nhiều nhất mà vừa bảo vệ được nền kinh tế của mình. Trên thực tế đã có rất
nhiều nước tham gia vào quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, tham gia vào các tổ
chức kinh tế, tài chính, thương mại thế giới từ lâu nhưng vẫn trong tình trạng trì
trệ, thậm chí mức độ bị phụ thuộc, mất tự do lại còn tăng hơn. Như vậy đủ thấy
là mỗi nước sẽ không thể thực hiện được những mục đích đã định ra nếu không
có một nền kinh tế của chính mình và đủ mạnh.
- Hai là, Chúng ta cần một nền kinh tế độc lập vững mạnh vì sự phát
triển vững chắc và đảm bảo tính an toàn.
Trong quá trình toàn cầu hoá hiện nay ẩn chứa rất nhiều những yếu tố bất ổn,
bất lường, bất công mà mức độ cũng như khả năng phòng tránh, khắc phục nó
lại tuỳ thuộc rất nhiều ở trình độ phát triển của các nền kinh tế. Ai cũng rõ, toàn
cầu hoá làm lây lan nhanh chóng những cuộc khủng hoảng kinh tế, tài chính,
tiền tệ...làm trầm trọng thêm những vấn đề mang tính toàn cầu mà thế giới chưa
tìm được lối thoát. Điều đó cũng có nghĩa là các nền kinh tế trở nên dễ biến
động, bất ổn định hơn trước. Ví dụ: Trong những năm 1997 – 1998, Châu Á gặp
phải một cuộc khủng hoảng tài chính – tiền tệ trầm trọng. Tuy nhiên, các nước
này nhanh chóng phục hồi là nhờ lúc đó nền kinh tế Mỹ đang tăng trưởng khá.
Hiện nay, từ sau ngày 11 – 9, nền kinh tế Mỹ đang ngập trong khó khăn thì
người ta dự đoán rằng nền kinh tế ở một số nước Châu Á khó bề vươn dậy
được. Lý do, họ dựa quá nhiều và xuất khẩu mà không tranh thủ thời cơ để tiến
hành cải cách cần thiết trong nước. Rồi đến Châu Phi đang phải gánh chịu một
bài học đắt giá về việc chỉ biết sống dựa vào bên ngoài, phụ thuộc hẳn vào bên
ngoài thì nền kinh tế trong nước sẽ không bao giờ cất mình lên nổi.
- Ba là, nhằm xây dựng một nền kinh tế độc lập, không bị lệ thuộc vào các
nước phát triển.
Hiện nay tiêu chí sản phẩm hàng hoá cùng với các thiết chế, luật kinh tế đang
trở thành luật chơi trong sân chơi toàn cầu. Muốn tham gia vào sân chơi này thì
mỗi nước phải tự khẳng định mình, tìm cho mình một vị trí đứng. Muốn vậy
điều quan trong bậc nhất là tạo ra thật nhiều sản phẩm mà ai cũng thấy cần và
được chấp nhận. Như vậy, nước nào muốn thu được nhiều lợi nhuận thì phải
nắm công cụ quan trọng là khoa học công nghệ hiện đại. Để thực hiện việc
chuyển giao công nghệ, mỗi nước phải đạt tới một trình độ nhất định mới tiếp
thu được công nghệ hiện đại. Thế nhưng một vấn đề quan trọng hơn, là phải phá
vỡ bức rào cản do các công ty xuyên quốc gia đặt ra về tình trạng độc quyền các
công nghệ hiện đại. Trong nhiều trường hợp, dựa vào ưu thế công nghệ hiện đại,
họ tự cho mình quyền chi phối các tổ chức kinh tế, tài chính quốc tế, quyền đưa
lợi ích kinh tế đi kèm với các điều kiện chính trị, áp đặt tư tưởng. Thậm chí, một
số nước phát triển còn đưa ra quyền trừng phạt các nước dưới nhiều hình thức.
Vì vậy, để khắc phục đến mức thấp nhất tình trạng bị rơi vào thế lệ thuộc, tất cả
các nền kinh tế bằng mọi cách phải nâng cao nguồn nội lực của mình, nâng sức
mạnh kinh tế trong nước, chống sự can thiệp quá sâu từ bên ngoài.
- Bốn là, nhằm xây dựng một nền kinh tế vững mạnh để chủ động hội nhập
với nền kinh tế quốc tế:
Đối với Việt Nam, qua rất nhiều đại hội Đảng ta đã nhận thấy: Toàn cầu hoá
kinh tế là một xu thế khách quan. Toàn cầu hoá có cả hai mặt tích cực và tiêu
cực, hợp tác và đấu tranh, thuận lợi và khó khăn đan xen nhau, không chỉ có cơ
hội mà có cả thách thức lớn đối với nước ta. Chúng ta phải chủ động hội nhập
kinh tế khu vực và thế giới. Muốn hội nhập có kết quả phải phát huy tối đa nội
lực, nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế, bảo đảm tính độc lập tự chủ và định
hướng xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của dân tộc, an ninh quốc gia, giữ gìn
bản sắc văn hoá dân tộc, bảo vệ môi trường.
 Trong bối cảnh quốc tế phức tạp và đầy mâu thuẫn như đã phân tích, đối với
đất nước ta, việc xây dựng một nền kinh tế độc lập, tự chủ càng cần thiết hơn
bởi nó là điều kiện quyết định giữ vững được định hướng phát triển mà chúng ta
đã lựa chọn. Nói một cách khác, có xây dựng được một nền kinh tế độc lập tự
chủ thì mới tạo được cơ sở kinh tế, cơ sở vật chất – kĩ thuật của chế độ chính trị
độc lập tự chủ. Độc lập tự chủ về kinh tế được đặt trong mối quan hệ biện
chứng với độc lập tự chủ về các mặt khác sẽ tạo ra sự độc lập tự chủ và sức
mạnh tổng hợp của một quốc gia. Tóm lại, chỉ có xây dựng được nền kinh tế
độc lập tự chủ, chúng ta mới có cơ sở và điều kiện để chủ động hội nhập kinh tế
quốc tế, đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá, nhằm thực hiện
mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.

You might also like