You are on page 1of 2

Tên SV: Hà Nguyễn Bích Trâm

Lớp: LKC01
Khóa: 47
Bài viết cá nhân số 01
Ý NGHĨA CỦA Ý THỨC PHÁP LUẬT TRONG THỰC TẾ ĐỜI SỐNG

Đời sống xã hội có thể tồn tại một cách có trật tự hay không phụ
thuộc vào ý thức của mỗi công dân. Và với pháp luật cũng thế, mọi vấn
đề phát sinh trong quá trình điều chỉnh pháp luật đều phụ thuộc rất lớn
vào ý thức pháp luật của những cá nhân, chủ thể có liên quan. Nói cách
khác, đối với một nhà nước pháp quyền cũng như một xã hội mà công
dân coi trọng tính thượng tôn pháp luật thì ý thức pháp luật chính là yếu
tố cơ bản, là tiền đề thiết yếu để xây dựng, tạo lập pháp luật.Ý thức pháp
luật không chỉ có ý nghĩa quan trọng trong việc xây dựng nhà nước pháp
quyền cũng như hoàn thiện hệ thống pháp luật mà hơn hết nó còn là nền
tảng để thực hiện, xây dựng lối sống theo pháp luật cũng như thúc đẩy sự
phát triển của đời sống xã hội, đời sống kinh tế và hội nhập quốc tế. Như
vậy dù là đời sống chính trị, xã hội, kinh tế hay thậm chí là sự hội nhập
cái chung của toàn cầu thì ý thức pháp luật là một trong những yếu tố
quan trọng hàng đầu. Nhưng nó thật sự có ý nghĩa cụ thể như thế nào đối
với thực tiễn đời sống?
Chúng ta đang sống, học tập và làm việc trong một đời sống có vô số
những cạm bẫy và chúng có thể lôi kéo bản thân ta sa vào vòng vây lao lý
bất cứ lúc nào nếu không giữ vững được lý trí của mình. Vì thế, ý thức
tích cực của bản thân đối với pháp luật là vô cùng quan trọng để mỗi
người có thể sống và làm việc theo đúng pháp luật một cách đúng đắn và
nghiêm minh nhất. Có thể nói, ý thức pháp luật là công cụ để các cá nhân,
chủ thể thực hiện pháp luật một cách đúng đắn, hạn chế thậm chí là loại
bỏ được những sai lầm của chính mình trong đời sống. Khi ta sống với
một ý thức pháp luật tích cực thì dường như mọi hoạt động sinh hoạt sẽ
diễn ra một cách có trật tự, ổn định và cân bằng theo đúng pháp luật. Bản
thân chúng ta cũng sẽ có ý thức trong việc lựa chọn lối sống một cách
phù hợp với thời đại nhưng vẫn mang những bản sắc dân tộc, tôn trọng
pháp luật khi tham gia các quan hệ xã hội và hoạt động pháp lý. Ngoài ra,
việc điều khiển được ý thức tích cực của mình đối với pháp luật còn có
thể loại bỏ được những quan niệm, phong tục lạc hậu lỗi thời cản trở sự
tồn tại và phát triển của luật pháp. Từ đó, bản thân chúng ta cũng luôn
phấn đấu vì một xã hội trật tự, công bằng, văn minh. Đấu tranh chống đối
những hành vi tiêu cực làm ảnh hưởng đến đời sống xã hội, tích cực
phòng chống những hành vi vi phạm pháp luật xâm phạm đến sự công
bằng, ổn định của xã hội. Ý thức pháp luật không những có ý nghĩa quan
trọng trong việc hình thành trật tự bản thân, xã hội mà còn là chìa khóa để
mỗi cá nhân có thể dễ dàng hội nhập với thế giới, trở thành công dân toàn
cầu. Bên cạnh đó ý thức pháp luật còn là động lực thúc đẩy sự phát triển
của nền kinh tế, góp phần nâng cao tính lành mạnh, hợp pháp của đời
sống kinh tế.
Như vậy, ý thức pháp luật mang ý nghĩa rất quan trọng đối với thực tế
đời sống, nó tác động đa chiều, đa phương cho sự phát triển chung của xã
hội. Mỗi người chúng ta cần nhận thức được điều ấy để góp phần nâng
cao giá trị của pháp luật, rồi từ đó đời sống sẽ dần được hoàn thiện.

You might also like