You are on page 1of 5

Trường THCS – THPT Đinh Thiện Lý – Hóa 9 NH: 2021-2022 HS: …………………..

Chuyên đề

LÝ THUYẾT CƠ BẢN VỀ NHẬN BIẾT CHẤT


Lưu ý:
• Phần lý thuyết này dành cho HS lớp 9. Khi các con học tiếp lên cấp 3 sẽ được bổ sung thêm
kiến thức, vd: cách nhận biết khác khi nhận biết một chất nào đó, ...
• Phương pháp học (nghe hướng dẫn), tránh máy móc học thuộc lòng, cần hiểu nguyên tắc và
vận dụng kiến thức (lý thuyết + làm thí nghiệm).
A – LÝ THUYẾT
Nhận biết chất là dạng bài tập thực nghiệm trong hóa học. Ta thường xuyên gặp dạng bài tập này
trong chương trình Hóa THCS và THPT.
I. Nguyên tắc
Thực hiện phản ứng đặc trưng với chất cần nhận biết mà phản ứng có kèm theo dấu hiệu quan
sát được: xuất hiện kết tủa, hợp chất có màu, hoà tan kết tủa vừa tạo thành, chất khí (sủi bọt khí
thoát khỏi dung dịch hay khí thoát ra làm đổi màu giấy quỳ tím, giấy pH, …), dung dịch đổi màu, ...
II. Chất thử và thuốc thử
- Chất thử (còn gọi là chất phân tích – chất đem phân tích hay mẩu thử): chất ta cần nhận biết.
- Thuốc thử: chất được sử dụng cho vào chất thử/mẩu thử để tạo ra phản ứng có dấu hiệu đặc
trưng giúp ta có thể phân biệt được chất thử với các chất khác hoặc nhận biết ra chất thử đó.
- Phản ứng đặc trưng: phản ứng chỉ xảy ra với riêng chất mà ta cần nhận biết (cần phân tích) và
kèm theo dấu hiệu quan sát được (như trên).
III. Nhận biết một số chất
Các chất cần nhận biết có thể là chất khí, rắn hoặc dung dịch.
1. Chất khí
- Các khí thường gặp: H2, O2, N2, không khí (gồm 4/5 N2 và 1/5 O2), CO2, SO2, NH3, Cl2, H2S, HCl.
- Nguyên tắc chung: dựa vào tính chất vật lí (màu sắc, mùi, sự hoà tan) hoặc TCHH đặc trưng của
khí  thực hiện phản ứng hóa học tạo thành sản phẩm có kèm theo dấu hiệu quan sát được.
Lưu ý: về nguyên tắc ta thường không dựa vào mùi của khí khi nhận biết vì các khí có mùi
thường độc.
- Nhận biết một số chất khí:

Hiện tượng – Dấu


Khí Màu, mùi Thuốc thử PTHH
hiệu
Không màu, Que đóm còn tàn Que đóm / mẩu than Khí O2 duy trì sự cháy
không mùi đỏ hoặc mẩu than bùng cháy
O2 hồng
Cu (đỏ), đun nóng Hoá đen do tạo ra CuO ⎯⎯→
t o
2Cu + O2 2CuO
Không màu, Que đóm còn tàn Que đóm / mẩu than
Không
không mùi đỏ hoặc mẩu than cháy bình thường
khí
hồng
Không màu, CuO (đen), đun Hoá đỏ (tạo ra Cu) ⎯⎯→
t o
H2 H2 + CuO Cu + H2O
không mùi nóng
Không màu, CuO (đen), đun Hoá đỏ (tạo ra Cu) ⎯⎯→
t o
CO + CuO Cu + CO2
CO không mùi nóng
(độc) (Hầu như không gặp CO trong bài
tập nhận biết)
Không màu, Dd Ca(OH)2 (hoặc Dung dịch bị vẩn đục. CO2 + Ca(OH)2 → CaCO3↓ + H2O
CO2 không mùi Ba(OH)2) CO2 + Ba(OH)2 → BaCO3↓ + H2O
Trường THCS – THPT Đinh Thiện Lý – Hóa 9 NH: 2021-2022 HS: …………………..

Hiện tượng – Dấu


Khí Màu, mùi Thuốc thử PTHH
hiệu
Thường dùng dd Ca(OH)2
Không màu, - Dd Ca(OH)2 - Dung dịch bị vẩn đục. SO2 + Ca(OH)2 → CaSO3↓ + H2O
mùi hắc (độc) (hoặc Ba(OH)2) - Cánh hoa bị tẩy nhạt SO2 + Ba(OH)2 → BaSO3↓ + H2O
- Cánh hoa hồng hoặc mất màu. * Trường hợp đề cho cả CO2 và SO2
(ít dùng) thì không dùng dd Ca(OH)2 mà
SO2
dùng dd Br2 (màu da cam) để nhận
biết SO2 vì SO2 làm mất màu dd Br2
(lớp 10 học).
SO2 + Br2 + 2H2O → H2SO4 + 2HBr
Không màu, Quỳ tím ẩm Quỳ tím ẩm hoá xanh NH3 + H2O  NH4OH (base yếu,
NH3 mùi khai và chủ yếu gặp ở lớp 11)
xốc
Màu vàng lục, Quỳ tím ẩm Quỳ tím ẩm hoá đỏ rồi Cl2 + H2O  HCl(dd) + HClO(dd)
mùi hắc (độc) bị tẩy màu HClO: acid hipoclorơ
Giải thích: lúc đầu do có 2 acid nên
Cl2 làm quỳ tím ẩm hoá đỏ nhưng
nhanh chóng bị mất màu do HClO
có tính oxi hóa mạnh (sẽ hiểu sâu
hơn ở lớp 10 ☺).

Lưu ý: N2 rất kém hoạt động hóa học ở điều kiện thường (trơ) do cấu tạo phân tử bền vững (sẽ
học ở cấp 3) nên ta thường không nhận biết mà sẽ là khí còn lại sau khi nhận biết các khí khác.

2. Chất rắn
Nguyên tắc chung: đầu tiên ta thường dựa vào tính tan của các chất. Dùng dung môi thích hợp
(nước là dung môi của nhiều chất) cho vào ống nghiệm/ cốc đựng các mẩu thử. Nếu chất nào tan
trở thành dung dịch thì sau đó ta tiến hành nhận biết như trường hợp nhận biết dung dịch.

3. Dung dịch
- Các dung dịch thường gặp: dd acid, dd base, dd muối.
- Nguyên tắc chung:
• Xác định các chất cần nhận biết thuộc loại hợp chất vô cơ nào.
• Nếu có acid, base (hoặc 1 trong 2) thì dùng chất chỉ thị màu trước.
Với chất chỉ thị màu thường dùng: quỳ tím, phenolphtalein.
✓ Dd acid làm quỳ tím hoá đỏ.
✓ Dd base làm quỳ tím hoá xanh, dd phenolphtalein không màu hoá đỏ/hồng đậm.
Lưu ý: nếu đề không cho sử dụng chất chỉ thị màu thì ta phải chọn thuốc thử.
• Lựa chọn thuốc thử có phản ứng đặc trưng với chất cần nhận biết. Lưu ý: cần chú ý là thuốc
thử có thể phản ứng với ≥ 2 chất trong các chất cần nhận biết. Do đó, với một số gốc acid ta
cần lưu ý thứ tự nhận biết; tức là ưu tiên chọn thuốc thử nào chỉ phản ứng với 1 chất trong số
các chất thử trước (trường hợp đơn giản). Nếu không chọn được thuốc thử chỉ phản ứng với một
chất thì ta dùng thuốc thử để phân chia các chất theo từng nhóm, sau đó dùng phản ứng đặc
trưng để nhận biết chất trong từng nhóm.
Cần lưu ý nếu chọn được thuốc thử mà có thể nhận biết đồng thời ≥ 2 chất (khi phản
ứng các hiện tượng xảy ra khác nhau)  nhận biết nhanh chóng, không phải lấy mẩu thử nhiều
lần.
Trường THCS – THPT Đinh Thiện Lý – Hóa 9 NH: 2021-2022 HS: …………………..

- Các gốc acid thường gặp trong chương trình lớp 9 (acid hoặc muối): =CO3, =SO3, =SO4, −Cl,
−NO3 (chỉ gặp muối). Ta thường nhận biết theo thứ tự trong bảng sau: (ưu tiên muối tạo bởi
acid yếu sẽ nhận biết trước  khí)

STT Gốc acid Thuốc thử thường dùng Hiện tượng – Dấu hiệu nhận biết
Sủi bọt khí không màu, không mùi là CO2,
=CO3, −HCO3
làm đục nước vôi trong.
1. dd acid (HCl, H2SO4 loãng)
Sủi bọt khí không màu, mùi hắc là SO2, làm
=SO3, −HSO3 nhạt màu cánh hoa hồng (hoặc ddBr2 – lớp
10)
Kết tủa trắng BaSO4 không tan trong nước và
2. =SO4 dd BaCl2/Ba(NO3)2/Ba(OH)2
acid.
Kết tủa trắng AgCl không tan trong nước và
3. −Cl Dd AgNO3 hay dd Pb(NO3)2
acid.
4. −NO3 Còn lại, không cần nhận biết (vì tất cả muối nitrate đều tan).
Lưu ý:
- Có thể có nhiều thuốc thử có thể dùng để nhận biết một chất. Trong bảng trên chỉ đưa ra các
thuốc thử thường được sử dụng nhất để nhận biết từng gốc acid.
- Khi cho một thuốc thử lần lượt vào ống nghiệm đựng các mẫu thử, thuốc thử có thể không
phản ứng với chất nào đó. Vì vậy ta tránh dùng cách viết: cho dd A phản ứng với các
chất. Mà phải viết là: cho dd ... lần lượt vào các ống nghiệm đựng các mẩu thử. Nếu chất nào
phản ứng tạo ... là chất ...
- Cần quan sát các chất thử được cho trong mỗi bài để linh hoạt chọn thuốc thử và cách làm tốt
nhất chứ không nên máy móc.

IV. Một số dạng bài tập nhận biết chất


• Dạng 1: Không giới hạn thuốc thử
Tuỳ chọn thuốc thử nhưng số lượng càng ít càng tốt, nên sẽ cố gắng tìm xem có thể dùng
thuốc thử nào để nhận biết được hơn một chất không.
• Dạng 2: Giới hạn thuốc thử
Vd1: chỉ dùng thêm 1 thuốc thử hãy nhận biết các chất sau…
Lúc đó ta chọn thuốc thử nào có thể giúp nhận ra nhiều chất nhất và sau đó sử dụng (các) chất
đã nhận ra để nhận biết các chất còn lại.
Vd2: chỉ được dùng dd HCl, hãy nhận biết các chất sau…
• Dạng 3: Không dùng thêm thuốc thử (dùng chính những chất cần nhận biết để làm thuốc thử)
• Dạng 4: Dựa vào kết quả thí nghiệm, xác định tên chất

V. Cách trình bày bài


1. Các bước làm một bài tập nhận biết
- Bước 1: Trích/lấy mẩu thử các chất cần nhận biết.
- Bước 2: Chọn thuốc thử. Lưu ý tùy theo yêu cầu đề bài: không giới hạn thuốc thử hay hạn chế
thuốc thử hay không được sử dụng thêm thuốc thử nào khác, tức chỉ được sử dụng các chất đã
cho). Cho thuốc thử vào các mẩu thử, mô tả hiện tượng quan sát được  kết luận chất nhận
biết được.
- Bước 3: viết PTHH của các phản ứng xảy ra.
Trường THCS – THPT Đinh Thiện Lý – Hóa 9 NH: 2021-2022 HS: …………………..

2. Một số cách trình bày bài


1. Dạng sơ đồ (xem hướng dẫn)
2. Dạng kẻ bảng
3. Tường thuật cách thực hiện (dùng lời)

B – BÀI TẬP ÁP DỤNG


Bài 1: Bằng phương pháp hóa học, hãy nhận biết các dung dịch không màu đựng trong các lọ
không dán nhãn gồm:
a. sulfuric acid, sodium hydroxide, sodium chloride và potassium nitrate.
b. hydrochloric acid, sulfuric acid, potassium sulfate, potassium hydroxide, sodium nitrate.
c. sodium chloride, sodium nitrate, sodium carbonate, sodium sulfate.
d. calcium chloride, sodium hydroxide, barium nitrate, calcium hydroxide.
Bài 2: Chỉ dùng dd sulfuric acid loãng hãy nhận biết các chất rắn được đựng riêng biệt trong các lọ
không dán nhãn gồm: calcium oxide, magnesium oxide, magnesium carbonate.
Bài 3: Nhận biết các chất rắn màu trắng đựng trong các lọ không dán nhãn gồm:
a. calcium oxide, calcium carbonate, sodium oxide.
b. calcium carbonate, calcium hydroxide, sodium hydroxide.
Bài 4: Bằng phương pháp hóa học, hãy nhận biết các dung dịch không màu chứa trong các lọ
không nhãn gồm.
a. KCl, Na2CO3, NaNO3, BaCl2 (không dùng quỳ tím)
b. Ba(OH)2, NaCl, Na2SO4, KNO3

Na2CO3 KCl NaNO3 BaCl2

PTHH: ……………………………………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………………………………………………
b.

Ba(OH)2 NaCl Na2SO4 KNO3

PTHH: ……………………………………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………………………………………………
Trường THCS – THPT Đinh Thiện Lý – Hóa 9 NH: 2021-2022 HS: …………………..

Bài 1: Bằng phương pháp hóa học, hãy nhận biết các dung dịch không màu đựng trong các lọ
không dán nhãn gồm:
a. sulfuric acid, sodium hydroxide, sodium chloride và potassium nitrate (H2SO4, NaOH, NaCl,
KNO3)
Bài giải
Cách 1: tường thuật cách làm
- Thí nghiệm trên lượng nhỏ mỗi hóa chất
- Nhỏ 2 giọt mỗi dung dịch lên từng mẫu quỳ tím.
• Dd làm quỳ tím hóa đỏ là H2SO4.
• Dd làm quỳ tím hóa xanh là NaOH.
• 2 dd không làm quỳ tím đổi màu là NaCl và KNO3
- Lấy mẩu thử 2 dd NaCl và KNO3 vào 2 ống nghiệm.
- Nhỏ dd AgNO3 vào 2 ống nghiệm trên. Chất nào phản ứng tạo kết tủa màu trắng là NaCl.
PTHH: NaCl + AgNO3 → AgCl↓ + NaNO3
- Chất còn lại không phản ứng là KNO3.
Cách 2: kẻ bảng
b.

H2SO4 NaOH NaCl KNO3

PTHH: ……………………………………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………………………………………………

You might also like