You are on page 1of 4

GIẢI BÀI TOÁN KÍCH THÍCH CỦA CON LẮC LÒ NẰM NGANG XO BẰNG

NGOẠI

Các ngoại lực:

1. Lực ma sát: 𝐹𝑚𝑠 = 𝜇𝑁 = 𝜇𝑚𝑔 𝑁


2. Lực điện trường: 𝐹đ𝑡 = 𝑚𝑎 = 𝑞. 𝐸
3. Lực quán tính: 𝐹𝑞𝑡 = 𝑚. 𝑎
4. Lực kéo

Độ biến dạng của con lắc:


𝜇𝑚𝑔
𝑘. ∆𝑙 = 𝜇𝑚𝑔 => ∆𝑙 =
𝑘
Nếu cllx nằm ngang dao động chịu tác động của lực ma sát thì con lắc vẫn dao
động quanh VTCB nhưng biên độ bị giảm.

∆𝑙 là độ giảm của biên độ trong 1/4 chu kỳ.

Câu 1: Một con lắc lò xo nằm ngang gồm vật nặng tích điện q = 20μC và lò xo có
độ cứng k = 10 N/m. Khi vật đang nằm cân bằng, cách điện, trên mặt bàn ngang
nhẵn thì xuất hiện tức thời một điện trường đều E = 2,5.10 -4 V/m trong không gian
bao quanh có hướng dọc theo trục lò xo. Sau đó con lắc dao động điều hòa với
biên độ A dọc theo trục của lò xo. Giá trị A là

A. 1,5 cm. B. 1,6 cm C. 1,8 cm D. 5,0 cm

Câu 2: Một con lắc lò xo nằm ngang gồm vật nặng tích điện q = 20 µC và lò xo có
độ cứng k = 10 N/m. Khi vật đang nằm cân bằng, cách điện, trên mặt bàn nhẵn thì
xuất hiện tức thời một điện trường đều trong không gian bao quanh có hướng dọc
theo trục lò xo. Sau đó con lắc dao động trên một đoạn thẳng dài 4 cm. Độ lớn
cường độ điện trường E là

A. 2.104 V/m. B. 2,5.104 V/m.

C. 1,5.104 V/m. D. 104 V/m.

Câu 3: Một con lắc lò xo nằm ngang gồm vật nặng có khối lượng m tích điện q và
lò xo có độ cứng k = 10 N/m. Khi vật đang nằm cân bằng, cách điện, trên mặt bàn
𝑚
ngang nhẵn thì xuất hiện trong thời gian ∆𝑡 = 7𝜋√ một điện trường đều E =
𝑘

2.5.10-4 V/m trong không gian bao quanh có hướng dọc theo trục lò xo. Sau đó
con lắc dao động điều hòa với biên độ 8 cm dọc theo trục của lò xo. Giá trị q là:

A.16 μC B. 25 μC C. 32 μC D. 20 μC

Câu 4: Trong thang máy treo một con lắc lò xo có độ cứng 25N/m, vật nặng có
khối lượng 400 g. Khi thang máy đứng yên ta cho con lắc dao động điều hoà,
chiều dài con lắc thay đổi từ 32cm đến 48cm. Tại thời điểm mà vật ở vị trí thấp
nhất thì cho thang máy đi xuống nhanh dần đều với gia tốc a = g/10. Lấy g = π2 =
10 m/s2. Biên độ dao động của vật trong trường hợp này là:

A. 17 cm. B. 19,2 cm.

C. 8,5 cm. D. 9,6 cm.

Câu 5: Một con lắc lò xo được đặt nằm ngang gồm lò xo có độ cứng k = 50 N/m
và vật nặng khối lượng m = 200 g. Khi vật đang ở vị trí cân bằng thì tác dụng một
lực F không đổi dọc theo trục của lò xo và có độ lớn là 2 N trong khoảng thời gian
0,1 s. Bỏ qua mọi ma sát, lấy g = 10 m/s2; π2 = 10. Xác định tốc độ cực đại của
vật sau khi lực F ngừng tác dụng ?

A. 20π cm/s. B. 20π√2 cm/s.

C. 25π cm/s. D. 40π cm/s.

Câu 6: Con lắc gồm lò xo có độ cứng k = 100N/m; vật nặng có khối lượng m =
200g và điện tích q = 100µC. Ban đầu vật dao động điều hòa với biên độ A = 5cm
theo phương thẳng đứng. Khi vật đi qua vị trí cân bằng người ta thiết lập một điện
trường đều thẳng đứng, hướng lên có cường độ E = 0,12MV/m. Tìm biên dao
động lúc sau của vật trong điện trường.

A. 7cm B. 18cm C. 12,5cm D. 13cm

Câu 7: Một con lắc lò xo nằm ngang có độ cứng k = 40N/m, khối lượng của vật m
= 100g. Hệ số ma sát giữa mặt bàn và vật là 0,2 lấy g = 10m/s2, đưa vật tới vị trí
mà lò xo nén 6cm rồi thả nhẹ. Chọn gốc O là vị trí vật khi lò xo chưa bị biến dạng,
chiều dương theo chiều dãn của lò xo. Quãng đường mà vật đi được từ lúc thả đến
lúc véc tơ gia tốc đổi chiều lần thứ 2 là:

A. 29cm. B. 28,5cm. C. 15,5cm. D. 17,8cm.

Câu 8: Một con lắc lò xo gồm vật nhỏ khối lượng 0,02 kg và lò xo có độ cứng 1
N/m. Vật nhỏ được đặt trên giá đỡ cố định nằm ngang dọc theo trục lò xo. Hệ số
ma sát trượt giữa giá đỡ và vật nhỏ là 0,1. Ban đầu giữ vật ở vị trí lò xo bị nén 10
cm rồi buông nhẹ để con lắc dao động tắt dần. Lấy g = 10 m/s2. Tốc độ lớn nhất vật
nhỏ đạt được trong quá trình dao động là

A. 10 30 cm/s. B. 20 6 cm/s. C. 40 2 cm/s. D. 40 3 cm/s.


Câu 9: Một con lắc lò xo, lò xo có độ cứng 20 (N/m), vật nặng M = 100 (g) có thể
trượt không ma sát trên mặt phẳng nằm ngang. Hệ đang ở trạng thái cân bằng,
dùng một vật m = 100 (g) bắn vào M theo phương nằm ngang với tốc độ 3 (m/s).
Sau va chạm hai vật dính vào nhau và cùng dao động điều hoà theo phương ngang
trùng với trục của lò xo với biên độ là

A. 15 cm B. 10 cm.

C. 4 cm D. 8 cm

Câu 10: Một con lắc lò xo, lò xo có khối lượng không đáng kể, độ cứng 100N/m,
vật nặng M = 300g có thể trượt không ma sát trên mặt phẳng nằm ngang. Hệ đang
ở trạng thái cân bằng, dùng một vật m = 200g bắn vào M theo phương nằm ngang
với tốc độ 2m/s. Va chạm là hoàn toàn đàn hồi. Gốc tọa độ là điểm cân bằng, gốc
thời gian là ngay sau lúc va chạm, chiều dương là chiều lúc bắt đầu dao động.
Tính khoảng thời gian ngắn nhất vật có li độ -8,8cm

A. 0,25s B. 0,26s C. 0,4s D. 0,09s

You might also like