You are on page 1of 4

Biên soạn: Phạm Văn Trọng- SĐT: 0974846768

ĐỀ LUYỆN TẬP LÝ THUYẾT SỐ 03-PVT 2021

Câu 1. Dung dịch của chất nào dưới đây có môi trường axit?
O A. NH4Cl. O B. Na2CO3 O C. Na3PO4 O D. NaCl
Câu 2. Este nào sau đây có phân tử khối là 88?
O A. Etyl axetat. O B. Metyl fomat. O C. Vinyl fomat. O D. Metyl axetat.
Câu 3. Chất nào sau đây tác dụng với dung dịch BaCl2 sinh ra kết tủa?
O A. KHCO3 O B. KOH O C. NaNO3 O D. Na2SO4
Câu 4. Chất nào sau đây có tính lưỡng tính?
O A. Al(NO3)3. O B. NaHCO3. O C. Al O D. MgCl2.
Câu 5. Cho các nhận định sau:
(a) Glucozơ và fructozơ đều tác dụng được với nước brom.
(b) Độ ngọt của fructozơ ngọt hơn của saccarozơ.
(c) Saccarozơ cho được phản ứng thủy phân.
(d) Xenlulozơ là chất rắn hình sợi, không tan trong nước nhưng tan tốt trong ete.
Các nhận định đúng là:
O A. (a), (b), (c) O B. (b), (c) O C. (b), (c), (d) O D. (a), (c)
Câu 6. Dung dịch nào sau đây không hòa tan được Al?
O A. HCl. O B. NaOH. O C. Mg(NO3)2. O D. FeSO4.
Câu 7. Trong điều kiện thường, X là chất rắn, dạng sợi màu trắng. Phân tử X có cấu trúc mạch không
phân nhánh, không xoắn. Thủy phân X trong môi trường axit, thu được glucozơ. Tên gọi của X là:
O A. Fructozơ O B. xenlulozơ O C. saccarozơ O D. amilopectin
Câu 8. Có thể phân biệt xenlulozơ với tinh bột nhờ phản ứng
O A. với axit H2SO4 O B. với kiềm O C. với dung dịch iôt O D. thủy phân
Câu 9. Ancol và amin nào sau đây cùng bậc?
O A. (CH3)2CHOH và (CH3)2CHNH2 O B. C6H5NHCH3 và C6H5CH(OH)CH3
O C. (CH3)3COH và (CH3)3CNH2 O D. (C6H5)2NH và C6H5CH2OH
Câu 10. X có công thức cấu tạo CH2=CHCOOCH3. Tên gọi của X là
O A. vinyl axetat. O B. metyl acrylat. O C. metyl fomat. O D. metyl axetat.
Câu 11. Phát biểu nào sau đây đúng?
O A. Tất cả các amin đều làm quỳ tím ẩm chuyển màu xanh.
O B. Ở nhiệt độ thường, tất cả các amin đều tan tốt trong nước.
O C. Để rửa sạch ống nghiệm có dính anilin, có thể dùng dung dịch HCl.
O D. Các amin đều không độc, được sử dụng trong chế biến thực phẩm.
Câu 12. Kim loại nào sau đây không tan trong nước dư ở nhiệt độ thường?
O A. Ca. O B. Na. O C. Ba. O D. Fe.
Câu 13. Thuỷ phân este X(C5H10O2) trong môi trường axit thu được sản phẩm có phản ứng tráng gương.
Số công thức cấu tạo của X là
O A. 3 O B. 4 O C. 5 O D. 2
Biên soạn: Phạm Văn Trọng- SĐT: 0974846768

Câu 14. Este nào sau đây tác dụng với NaOH theo tỉ lệ mol tương ứng 1 : 2?
O A. C2H5COOCH3. O B. C6H5COOCH3. O C. CH3COOC6H5. O D. HCOOCH3.
Câu 15. Trong công nghiệp, kim loại nào sau đây được điều chế bằng phương pháp nhiệt luyện?
O A. Mg. O B. Cu. O C. Na. O D. Al.
Câu 16. Sản phẩm cuối cùng khi thủy phân tinh bột là
O A. xenlulozơ O B. glucozơ O C. saccarozơ O D. fructozơ
Câu 17. Hoà tan hoàn toàn một lượng hỗn hợp gồm Al, MgCO3, Fe3O4 vào dung dịch H2SO4 loãng, thu
được dung dịch X. Cho dung dịch Ba(OH)2 tới dư vào dung dịch X, sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn
thu được kết tủa Y. Nung Y trong không khí đến khối lượng không đổi, thu được hỗn hợp chất rắn Z gồm
O A. BaSO4, MgO và FeO. O B. BaSO4, MgO, Al2O3 và Fe2O3.
O C. MgO và Fe2O3. O D. BaSO4, MgO và Fe2O3.
Câu 18. Cho các phát biểu:
(1) Nhiệt độ sôi của metylaxetat cao hơn nhiệt độ sôi của axit axit propionic.
(2) Phản ứng thủy phân este trong dung dịch NaOH là phản ứng thuận nghịch.
(3) Đốt cháy este no, mạch hở, đơn chức thu được số mol H2O bằng số mol CO2.
(4) Thủy phân este trong dung dịch kiềm luôn thu được muối của axit cacboxylic và ancol.
(5) Tổng số nguyên tử hidro và oxi trong một phân tử este luôn là số chẵn.
(6) Isoamyl axetat là một este không no, đơn chức, mạch hở
Số phát biểu đúng là
O A. 1. O B. 3. O C. 4. O D. 2.
Câu 19. Este đa chức, mạch hở X có công thức phân tử C6H8O4 tác dụng với dung dịch NaOH, thu được
sản phẩm gồm một muối của một axit cacboxylic Y và một ancol Z. Biết X không có phản ứng tráng bạc.
Phát biểu nào sau đây đúng?
O A. Z hòa tan Cu(OH)2 ở điều kiện thường.
O B. Chỉ có hai công thức cấu tạo thỏa mãn X.
O C. Phân tử X có 3 nhóm -CH3.
O D. Chất Y không làm mất màu nước brom.
Câu 20. Cho các sơ đồ phản ứng sau:
to
(1) X + 3NaOH  X1 + X2 + X3 + H2O
CaO, t o
(2) X1 + 2NaOH (rắn) 
 CH4 + 2Na2CO3
(3) X2 + HCl 
 Phenol + NaCl
to
(4) X3 + 2AgNO3 + 3NH3 + H2O  C2H7NO2 + 2NH4NO3 + 2Ag.
Công thức phân tử của X là
O A. C11H12O5. O B. C10H12O4. O C. C10H8O4. O D. C11H10O4.
Câu 21. Dãy nào sau đây gồm các chất được xếp theo thứ tự tăng dần lực bazơ?
O A. Amoniac, etylamin, anilin.
O B. Etylamin, anilin, amoniac.
O C. Anilin, metylamin, amoniac.
O D. Anilin, amoniac, metylamin.
Biên soạn: Phạm Văn Trọng- SĐT: 0974846768

Câu 22. Có 4 dung dịch riêng biệt là NaOH, NaHCO3, NaHSO4 và Na2CO3 được đặt tên không biết thứ
tự: X, Y, Z, T. Tiến hành thí nghiệm và cho kết quả như sau:
Mẫu thử Thuốc thử Hiện tượng
X Dung dịch Ca(OH)2 Kết tủa trắng
Y Dung dịch CaCl2 Kết tủa trắng
T Quỳ tím Quỳ tím hoá đỏ
Kết luận nào sau đây đúng?
O A. T là NaHCO3. O B. Y là NaHSO4. O C. X là Na2CO3. O D. Z là NaOH.
Câu 23. Cho các phát biểu:
(1) Vinyl axetat làm mất màu dung dịch brom.
(2) Các este không no có khả năng trùng hợp để tạo thành các polime
(3) Trong phản ứng este hóa, phân tử H2O được tạo thành từ H của axit và nhóm -OH của ancol.
(4) Các este không no, mạch hở luôn có số nguyên tử C lớn hơn 3.
(5) Trong phân tử vinyl acrylat có chứa 2 liên kết π
Số phát biểu đúng là
O A. 2. O B. 3. O C. 1. O D. 4.
Câu 24. Cho các nhận xét sau:
(1) Hàm lượng glucozơ không đổi trong máu người bình thường là khoảng 0,1%.
(2) Có thể phân biệt glucozơ và fructozơ bằng phản ứng tráng gương.
(3) Thủy phân hoàn toàn tinh bột, xenlulozơ, saccarozơ đều cho cùng một loại monosaccarit.
(4) Glucozơ là chất dinh dưỡng và được dùng làm thuốc tăng lực cho người già, trẻ em và người ốm.
(5) Xenlulozơ là nguyên liệu được dùng để sản xuất tơ nhân tạo, chế tạo thuốc súng không khói.
(6) Mặt cắt củ khoai tác dụng với I2 cho màu xanh tím.
(7) Saccarozơ là nguyên liệu để thủy phân thành glucozơ và fructozơ dùng trong kĩ thuật tráng gương,
ruột phích.
Số nhận xét đúng là
O A. 4. O B. 7. O C. 5. O D. 6.
Câu 25. Cho các phát biểu sau:
(1) Metylamin, đimetylamin, trimetylamin và etylamin là những chất khí mùi khai khó chịu, độc.
(2) Các amin đồng đẳng của metylamin có độ tan trong nước giảm dần theo chiều tăng của khối lượng
phân tử.
(3) Anilin có tính bazơ và làm xanh quỳ tím ẩm.
(4) Lực bazơ của các amin luôn lớn hơn lực bazơ của amoniac.
Những phát biểu đúng là:
O A. (1), (2), (4). O B. (2), (3), (4). O C. (1), (2), (3). O D. (1), (2).
Câu 26. Cho các phát biểu sau:
(a) Metylamin, đimetylamin, etylamin là những chất khí ở điều kiện thường.
(b) Anilin ít tan trong nước, tan trong benzen.
(c) Dung dịch các amin đều đổi màu quỳ tím sang xanh.
(d) Phenylamoni clorua là chất tan tốt trong nước.
Số phát biểu đúng là
O A. 2 O B. 4 O C. 3 O D. 1
Biên soạn: Phạm Văn Trọng- SĐT: 0974846768

Câu 27. Tiến hành các thí nghiệm sau


(1) Nhiệt phân muối Mg(NO3)2. (2) Cho Na vào dung dịch CuSO4 dư.
(3) Cho khí CO dư qua ống chứa ZnO (to). (4) Sục khí Cl2 vào dung dịch FeCl2.
(5) Cho Fe vào dung dịch FeCl3 dư. (6) Đốt FeS ngoài không khí.
(7) Điện phân nóng chảy KCl.
Sau khi kết thúc phản ứng, số thí nghiệm thu được kim loại là
O A. 2. O B. 4. O C. 5. O D. 3.
Câu 28. Thí nghiệm điều chế và thử tính chất của khí X được thực hiện như sau
Bước 1: Cho 10 ml ancol etylic vào bình cầu có nhánh chứa sẵn vài viên đá bọt, nhánh của bình cầu nối với
ống dẫn khí dẫn vào dung dịch NaOH, sau đó dẫn qua dung dịch Brom
Bước 2: Thêm từng giọt H2SO4 đặc (5 ml), đậy kín đồng thời lắc đều
Bước 3: Đun nóng hỗn hợp phản ứng sao cho hỗn hợp ở 170°C không trào lên ống dẫn khí
Cho các phát biểu sau:
(a) X là etilen
(b) Đá bọt có tác dụng làm hỗn hợp lỏng không sôi trào lên
(c) Dung dịch NaOH có tác dụng loại bỏ tạp chất lẫn trong khí X
(d) Dung dịch Br2 bị nhạt màu dần
(f) Thay dung dịch Br2 thành dung dịch KMnO4 thì sẽ có kết tủa
(g) Không thể thu X bằng cách đầy nước vì X tác dụng với nước
(h) Khí X là hoá chất quan trọng trong công nghiệp hoá hữu cơ
Số phát biểu đúng là
O A. 6 O B. 5 O C. 3 O D. 4
Câu 29. Cho các phát biểu sau:
(1) Hỗn hợp Ba và Al2O3 (tỉ lệ mol 1 : 2 tương ứng) tan hết trong nước dư.
(2) Nhiệt phân hoàn toàn NaNO3 có khí NO2 thoát ra.
(3) Trong công nghiệp dược phẩm, NaHCO3 được dùng để điều chế thuốc đau dạ dày.
(4) Dùng bột lưu huỳnh để xử lí thủy ngân khi nhiệt kế bị vỡ.
(5) Điện phân dung dịch CuSO4 với điện cực trơ, thu được Cu ở catot.
Số lượng nhận xét đúng là
O A. 3. O B. 4. O C. 5. O D. 2.
Câu 30. Tiến hành các thí nghiệm sau
(a) Cho kim loại Ba dư vào dung dịch Al2(SO4)3, thu được sản phẩm gồm một chất khí và hai chất kết
tủa.
(b) Cho Na vào dung dịch Fe2(SO4)3 thì sẽ thu được kết tủa màu nâu đỏ.
(c) Cho Na vào dung dịch CuSO4 thì sẽ thu được kết tủa màu trắng
(d) Cho Na từ từ đến dư vào dung dịch Al2(SO4)3 thì sẽ có tối đa ba phản ứng xảy ra.
(e) Cho Na vào dung dịch HCl thì Na sẽ phản ứng với nước trước.
(f) Cho Zn vào dung dịch FeCl3 (dư) không thu được kim loại.
Số phát biểu đúng là
O A. 4. O B. 5. O C. 6. O D. 3.

You might also like