You are on page 1of 4

AXIT CACBOXYLIC

I.ĐỊNH NGHĨA, PHÂN LOẠI, DANH PHÁP:


1.Định nghĩa: Axit cacboxylic là những hợp chất hữu cơ mà phân tử có nhóm chức cacboxyl (-COOH) liên kết
trực tiếp với nguyên tử cacbon hoặc nguyên tử hiđro.
Thí dụ: H-COOH, C2H5COOH, HOOC-COOH
Nhóm cacboxyl (-COOH) là nhóm chức của axit cacboxylic.
2.Phân loại:
a)Axit no, đơn chức mạch hở:
CnH2n+1COOH (n  0) hay CmH2mO2 (m  1)
VD: H-COOH, C2H5COOH……
b)Axit không no, đơn chức, mạch hở:
VD: CH2=CH-COOH,….
c)Axit thơm, đơn chức:
VD: C6H5-COOH, CH3-C6H4-COOH,…
d)Axit đa chức:
VD: HOOC-COOH, HOOC-CH2-COOH…
3.Danh pháp:
a)Tên thay thế:
axit + tên hiđrocacbon tương ứng với mạch chính + “oic”
VD: 5 4 3 2 1
CH3-CH-CH2-CH2-COOH
CH3
Axit 4-metylpentanoic
b)Tên thông thường: Xuất phát từ nguồn gốc tìm ra chúng
Tên thay thế = Tên axit
Anđehit
Tên hidrocacbon tương ứng + oic Tên riêng (học thuộc)
H-COOH metanoic axit fomic
CH3-COOH etanoic axit axetic
CH3CH2-COOH propanoic axit propionic
CH3CH(CH3)COOH 2-metylpropanoic axit isobutiric
CH3(CH2)3COOH pentanoic axit valeric
(CH3)2CHCH2-COOH 3-metylbutanoic axit iso valeric
CH3(CH2)4COOH Hexanoic axit caproic
CH2=CH-COOH propenoic axit acrylic
CH2=C(CH3)-COOH 2-metylpropenoic axit metacrylic
CH3CH=CH-COOH but-2-en-1-oic axit crotonic
C6H5-COOH Phenyl metanoic axit benzoic
HO-C6H4-COOH (ở vị trí ortho) o-hidroxi benzoic axit salyxilic
HOOC - COOH Etandioic Axit oxalic
HOOC-C6H4-COOH (ở vị trí para) Benzene-1,4-dicarboxylic axit Axit terephtalic

II.ĐẶC ĐIỂM CẤU TẠO


-Nhóm cacboxyl (-COOH) là sự kết hợp bởi nhóm cacbonyl (>C=O) và nhóm hiđroxyl (-OH).
-Nhóm –OH và nhóm >C=O lại có ảnh hưởng qua lại lẫn nhau:
O
R C
O H
-Liên kết giữa H và O trong nhóm –OH phân cực mạnh, nguyên tử H linh động hơn trong ancol, anđehit và
xeton có cùng số nguyên tử C.
III.TÍNH CHẤT VẬT LÍ:
-Ở ĐK thường các axit cacboxylic đều là những chất lỏng hoặc rắn.
-Nhiệt độ sôi tăng theo chiều tăng M và cao hơn các ancol có cùng M: nguyên nhân là do giữa các phân tử
axit cacboxylic có liên kết hiđro bền hơn liên kết hidro giữa các phân tử ancol.
O...H-O
CH3- C C- CH3
O-H...O
IV.TÍNH CHAÁT HOÙA HOÏC
1.Tính axit:
a)Trong dung dịch, axit cacboxylic phân li thuận nghịch: CH3COOH  H+ + CH3COO-
Dung dịch axit cacboxylic làm quỳ tím chuyển sang màu đỏ
b)Tác dụng với bazơ, oxit bazơ tạo thành muối và nước:
CH3COOH + NaOH  CH3COONa + H2O
2CH3COOH + ZnO  (CH3COO)2Zn + H2O
c)Tác dụng với muối: 2CH3COOH + CaCO3  (CH3COO)2Ca + H2O + CO2
d)Tác dụng với kim loại trước hiđro: 2CH3COOH + Zn  (CH3COO)2Zn + H2
2. Phản ứng thế nhóm –OH: Phản ứng giữa axit và ancol được gọi là phản ứng este hóa.
t 0 , xt
RCOOH + R’OH    RCOOR’ + H2O

CH3 - C - OH + H - O -C2H5 H2SO4 ñaëc


CH3 -C -O-C2H5 + H2O
O t0
O
etyl axetat
Phaûn öùng thuaän nghòch, xuùc taùc H2SO4 ñaëc.
3. Phản ứng cháy
Với axit cacboxylic nói chung: Đặt CTTQ CnH2n+2-2k-2xO2x (hoặc CxHyOz)
3n  1  k  3 x
CnH2n+2-2k-2xO2x + O2 → n CO2 + (n+1-k-x) H2O
2
- Với axit cacboxylic no, đơn chức, mạch hở: Đặt CTTQ CnH2nO2
3n
CnH2nO2 + O2 → n CO2 + n H2O
2
nCO2 = nH2O ↔ axit no đơn chức, hở
Nếu bài toán COOH đốt cháy hoàn toàn một hỗn hợp các axit cacboxylic thuộc cùng dãy đồng đẳng thu
được
nCO2 = nH2O thì đó là axit no, đơn chức, mạch hở.
4. Phản ứng tách nước tạo anhidrit axit:

(CH3CO)2O
5. Phản ứng ở gốc hidrocacbon: gốc no có phản ứng thế halogen (ở Cα); không no có pư cộng, trùng hợp...

V.ĐIỀU CHẾ: men giấm


1.Phương pháp lên men giấm: C2H5OH + O2 CH3COOH + H2O
2.Oxi hóa anđehit axetic: 2CH3CHO + O2  xt
 2CH3COOH
’ 0 ’
3.Oxi hóa ankan: 2R-CH2-CH2-R + 5O2  t , xt
 2RCOOH + 2R COOH + 2H2O
VD: CH3CH2CH2CH3 + 5O2   4CH3COOH + 2H2O
xt
1800 C , 50 atm
0
4.Từ metanol: CH3OH + CO 
t , xt
 CH3COOH
AXIT CACBOXYLIC
A. CÂU HỎI LÝ THUYẾT VỀ AXIT CACBOXYLIC
Câu 1: Viết CTCT và gọi tên các axit có CT: C4H8O2, C2H4O2, diaxit: C4H6O4.
Câu 2: Viết các phương trình phản ứng chứng tỏ tính axit của HCl> CH3COOH> H2CO3 > C6H5OH
Câu 3: a. Viết các phương trình phản ứng hóa học chứng tỏ phenol có tính axit nhưng là axit yếu?
b. Axit fomic có thể cho phản ứng tráng gương với bạc oxit trong dung dịch ammoniac và phản ứng khử Cu(OH) 2 thành kết tủa
đỏ gạch Cu2O. Gỉai thích và viết các phương trình phản ứng? (ĐỀ khối A năm 2005)

Câu 4: Nhận biết các lọ mất nhãn sau:


a. Axit axetic, axit acrylic, axit fomic, aldehyd axetic, axeton, rượu etylic.
b. Axit benzoic, axit metacrylic, phenol, anilin, amoniac, aldehyd propionic, benzen.
Câu 5: Từ metan và các chất vô cơ cần thiết hãy viết các phản ứng điều chế: axit axetic, axit propionic, axit oxalic, axit benzoic.
Câu 6: Khi oxi hóa rượu etylic thu được hỗn hợp gồm aldehyd, axit tương ứng, rượu dư và nứơc. Hãy tách riêng từng chất hữu cơ ra khỏi
hỗn hợp.
Câu 7: A là HCHC mạch hở chỉ chứa C, H, O. Trong phân tử chỉ chứa 2 nhóm chức cacboxyl, ngòai ra không có nhóm chúc nào khác.
Cứ 0,15 mol A thì làm mất màu vừa đủ 24 gam Br2 trong dung dịch Brom.
a. Thiết lập CTTQ của A theo n (n là số nguyên tử cacbon trong phân tử A)
b. Cho n=4, hãy viết CTCT của A.
Câu 8: Một axit cacboxylic no, mạch hở có công thức nguyên là (C3H4O3)n. Tìm CTPT của A.
Câu 9: Công thức đơn giản của một axit A là (CHO)n. Khi đốt cháy 1 mol A thu được dưới 6 mol CO2. Tìm CTCT có thể có của A?
Câu 10: Công thức nguyên của A là (C 3H4O3)n và B là (C2H3O3)m. Hãy biện luận tìm CTPT của A, B biết A là một axit no, B là một axit
chứa đồng thời nhóm –OH.
Câu 11: Để trung hòa 11,8 gam axit caboxylic A cần 200ml dung dịch NaOH 1M.
Mặt khác, khi đốt cháy cũng lượng A trên thu được 17,6 gam CO2.
a. Xác định CTCT có thể có của A (Đs: CH3-CH(COOH)-COOH) hoặc HOOC-CH2-CH2-COOH)
b. Biết A có thể được điều chế từ butadien-1,3. bằng 5 phản ứng liên tiếp. hãy xác dịnh CTCT đúng của A và viết các phương
trình phản ứng.
Câu 12: Bốn chất hữu cơ A, B, C, D mạch hở đều có CTPT là C3H4O2 đều cho phản ứng với H2 trong đó B, C phản ứng theo tỉ lệ 1:2 cò A
và D theo tỉ lệ 1:1. A, B, C cho phản ứng tráng gương. B có thể được điều chế bằng cách oxi hóa propadiol-1,3.
Xác định CTCT của chúng và viết các phương trình phản ứng xảy ra.
B. PHẦN BÀI TẬP AXIT CACBOXYLIC
Bài 1: Tìm CTCT của chất A trong các trường hợp sau:
a. A là axit đơn chức no có tỉ khối hơi so với H2 là 30.
b. A là axit đơn chức no có 40% cacbon về khối lượng
c. A: đơn chức, tác dụng với Na2CO3 giải phóng CO2, dA/O2= 2,75
Bài 2: Oxi hóa rượu đơn chức no A thành axit B tương ứng. Lấy 3,42 gam hỗn hợp gồm A, B cho tác dụng hết với Na thu được 0,56 lít H 2
(đkc).
a. Xác định CTCT của A và B.
b. Đun nóng 3,42 gam hỗn hợp trên với H2SO4 đặc. Tính khối lượng este thu được biết hiệu suất của phản ứng este hóa là 80%.
Bài 3: a. Tìm CTPT của một axit hữu cơ A mạch hở, biết 0,1 mol A tác dụng vừa đủ với 250 ml dung dịch NaOH 0,4M. Khi đốt cháy bất
kì lượng A luôn thu được CO2 và H2O theo tỉ lệ khối lượng 88:27. Lấy muối Na của A đem nung với vôi tôi–xút thì được khí hidrocacbon.
c. Viết các đồng phân của A.
Bài 4: Đốt cháy hết 11,6 g axit A thu 17,6 g CO 2. Mặt khác, để trung hòa lượng A ấy cần dùng 100ml dung dịch NaOH 2M. Tìm CTCT
của A biết khi đốt cháy 1mol A thu được không quá 3 mol H2O.
Bài 5: Đốt cháy hòan tòan 0,44 một axit hữu cơ. Sản phẩm cháy được hấp thu hòan tòan vào bình 1 chứa P 2O5 và bình 2 chứa dung dịch
KOH. Sau thí nghiệm thấy bình 1 tăng 0,36 g và bình 2 tăng 0,88 g.
Mặt khác, để phản ứng hết với 0,05 mol axit ấy cần dùng 250 ml dung dịch NaOH 0,2M.
Xác định CTPT và viết các CTCT của axit.
Bài 6: Đốt cháy hòan tòan 7,2 gam một axit hữu cơ mạch thẳng A (chỉ chứa một lọai nhóm chức) rồi cho sản phẩm hấp thụ hết vào dung
dịch Ca(OH)2 dư thì thấy khối lượng bình tăng lên 16,8 gam và trong bình có 30 gam kết tủa.
a. Xác định công thức nguyên của A. Viết CTCT có thể có của A.
b. Xác định CTCT của A biết rắng khi cho A phản ứng với HBr thì thu được một sản phẩm hữu cơ duy nhất.
Bài 7: Một HCHC (D) mạch hở, không nhánh chứa C, H, O, phân tử chỉ gồm các nhóm chức có H linh động. (D) tác dụng với Na dư cho
số mol H2 bằng số mol (D).
a. Trong (D) có thể có lọai nhóm chức nào?
b. (D) phản ứng với CuO nung nóng tạo aldehyd. Lấy 13,5 gam D phản ứng vừa đủ với Na 2CO3 thu được 16,8 gam muối E và
có khí CO2 bay ra. Xác định CTCT của D?
(Đs: D: HO-CH2-CH2-COOH)
Bài 8: Có 2 axit no A và B (chỉ chứa một lọai nhóm chức). Tiến hành 2 thí nghiệm sau:
Thínghiệm 1: Lấy 0,015 mol A và 0,02 mol B đem tác dụng với Na dư thu được 0,616 lít H2
Thí nghiệm 2: Lấy 0,02 mol A và 0,015 mol B đem tác dụng Na dư thu được 0,56 lít.
Xác định công thức phân tử của 2 2axit biết MA: MB= 185: 225 và có một axit có số cacbon bằng số nhóm chức. Thể tích các khí
đo ở điều kiện chuẩn
Bài 9: Hỗn hợp A gồm một axit đơn chức no và 2 axit không no đơn chức có một liên kết đôi, kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng. Cho A
tác dụng hòan tòan với 150ml dung dịch NaOH 2M. Để trung hòa hết lượng NaOH dư cần thêm vào 100ml dung dịch HCl 1M thu được
dung dịch D. Cô cạn cẩn thận D thu được 22,89 gam chất rắn khan.
Mặt khác đốt cháy hòan tòan A rồi cho tòan bộ sản phẩm cháy hấp thu hết vào bình chứa dung dịch NaOH đặc dư thì khối lượng
bình tăng thêm 26,72 gam.
Xác định CTCT có thể có của từng axit và tính khối lượng của chúng trong hỗn hợp. (ĐỀ 2002, khối A)
Bài 10: Một hỗn hợp X gồm H2O và 2 axit đơn chức no kế tiếp nhau. Cho hỗn hợp tác dụng với Na dư thu được 0,896 lít khí (đktc).
Nếu đốt cháy hòan tòan hỗn hợp trên sau đó dẩn sản phẩm cháy lần lượt qua bình 1 chứa CaCl 2 khan và bình 2 chứa dung dịch
KOH đặc. Sau thí nghiệm thấy bình 1 tăng 2,16 gam và bình 2 tăng 4,4 gam.
a. Tìm CTCT của 2 axit.
b. Tính % khối lượng mỗi chất trong hỗn hợp.
Bài 11: Oxi hóa một rượu đơn chức A thu được hỗn hợp X gồm aldehyd, axit, nước và rượu dư.
- Lấy m gam X đem tác dụng hết với Na thu được 8,96 lít H2 (đktc), cô cạn thu được 48,8 g chất rắn.
- Lấy 2m gam X tác dụng với NaHCO3 dư thu 8,96 lít khí (đktc).
- Lấy m gam X đem tác dụng với dung dịch AgNO3 / NH3 dư thu 21,6 gam Ag.
Xác định CTPT của A và tính % khối lượng rượu đã bị oxi hóa thành axit.
Bài 12: Oxi hóa rượu đơn chức (A) bằng oxi (có xúc tác) thu được hỗn hợp (X) gồm aldehyd, axit tương ứng, rựơu dư và nước. Lấy m
gam hỗn hợp (X) tác dụng vừa hết với Na thu được 8,96 lít H2 (đktc) và hỗn hợp (Y). Cho (Y) bay hơi thì còn lại 48,8 gam chất rắn.
Mặt khác, nếu lấy 4.m gam (X) tác dụng với Na2CO3 dư thu được 8,96 lít khí (đktc)
a. Tính % khối lượng rượu đã bị oxi hóa thành axit.
b. Tìm (A) biết m gam (X) tráng gương trong AgNO3/NH3 dư thì thu 21,6 gam Ag. (Hai 135)
Bài 13: Hỗn hợp X gồm 1 rượu đơn chức và 1 axit đơn chức. Chia hỗn hợp thành 3 phần bằng nhau.
Phần 1: cho tác dụng hết với Na dư thu được 5,6 lít H2 (đkc).
Phần 2: đem đốt cháy hòan tòan thu được 26,88 lít CO2.
Phần 3: đem đun nóng với H2SO4 đặc nóng được 20,4 g một este có tỉ khối so với N2 là 3,64.
a. Xác định tổng số mol các chất ban đầu.
b. Xác định CTCT của rượu và axit trong X.

You might also like