You are on page 1of 8

Ngày soạn:

Ngày dạy:

LẶNG LẼ SA PA
Nguyễn Thành Long

I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT.  


1.Kiến thức:
+ Nhân vật, sự việc, cốt truyện trong một tác phẩm truyện hiện đại.
+ C/s bình dị mà tốt đẹp của người thanh niên làm công tác khí tượng trên điểm cao.
+ Vẻ đẹp của người lao động bình thường những năm đầu xây dựng CNXH ở Miền Bắc và ý nghĩa
công việc thầm lặng.
+ Nghệ thuật kể chuyện: tình huống, ngôi kể, cách kể chuyện đan xen nhiều phương thức tự sự, miêu
tả, biểu cảm, nghị luận.
2. Năng lực:
a) Năng lực đặc thù:
- Nhận biết cốt truyện, nhân vật, ngôi kể, tình huống truyện.
- Tóm tắt truyện.
- Phân tích tác dụng của tình huống, cốt truyện, ngôi kể trong truyện.
- Phân tích, cảm nhận được vẻ đẹp tâm hồn của nhân vật anh thanh niên và các nhân vật khác trong
truyện.
- Trình bày được ý nghĩa của tác phẩm.
b) Năng lực chung: Năng lực tự chủ và tự học, năng lực hợp tác, năng lực giao tiếp.
3. Phẩm chất:
  + Chăm chỉ, yêu lao động, tinh thần trách nhiệm trước của công dân.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
- GV, HS sử dụng tài khoản Microsoft Teams, Zoom hoặc một số phần mềm khác được nhà trường
cung cấp.
- SGK Ngữ văn 9, PHT.
 III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
A. HOẠT ĐỘNG MỞ ĐẦU
III. Tiến trình tổ chức hoạt động dạy học
1. Hoạt động 1: Mở đầu (thực hiện ở nhà, trước giờ học)
a) Mục tiêu:
- Tác giả Nguyễn Thành Long và tác phẩm “Lặng lẽ Sa Pa”.
- Nhân vật, sự việc, cốt truyện trong một tác phẩm truyện hiện đại
- Phân tích tác dụng của tình huống, cốt truyện, ngôi kể trong truyện.
- Phân tích, cảm nhận được vẻ đẹp tâm hồn của nhân vật anh thanh niên và các nhân vật khác trong
truyện.
- Nghệ thuật đặc sắc của truyện.
- Trình bày được ý nghĩa của tác phẩm.
b) Nội dung: Thực hiện các nhiệm vụ sau vào vở ghi:
Nhiệm vụ 1:Tìm hiểu chung:
- Đọc văn bản, đọc phần chú thích * sgk Ngữ văn 9 trang 188 thực hiện yêu cầu theo phiếu học tập
số 1 rồi ghi vào vở.

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1

Tác giả
Yêu cầu Nội dung
-Tên, quê quán tác giả
- Các tác phẩm chính
Tác phẩm
Hoàn cảnh ra đời của văn
bản
Thể loại
Phương thức biểu đạt
Bố cục
Tóm tắt văn bản

Nhiệm vụ 2:Tìm hiểu văn bản:


PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2
(Tìm hiểu hoàn cảnh sống và làm việc của nhân vật anh thanh niên)
Đọc văn bản Lặng lẽ Sa Pa trang 181,183,184, 185, em tìm những chi tiết thể hiện hoàn cảnh
sống và làm việc của nhân vật anh thanh niên. Qua đó em có nhận xét gì về hoàn cảnh sống và làm
việc của nhân vật.

Nội dung tìm hiểu Chi tiết Nhận xét về hoàn cảnh
sống và làm việc của nhân
vật anh thanh niên
Nơi ở và điều kiện
làm việc

Công việc hàng ngày

Yêu cầu công việc

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 3


( Tìm hiểu những phẩm chất tốt đẹp của nhân vật anh thanh niên.)

Đọc văn bản tìm chi tiết về những suy nghĩ, quan điểm, hành động, lời nói của nhân vật anh
thanh niên trong truyện. Nêu nhận xét của em về nhân vật (tiêu biểu cho lớp người nào trong xã hội
lúc bấy giờ), nghệ thuật xây dựng nhân vật của tác giả.

Chi tiết Phẩm chất


Những cảm nhận, suy nghĩ,
quan niệm của anh về công
việc
Sắp xếp nơi ở, làm việc
Khi được hõa sĩ vẽ chân
dung
Thái độ, hành động đối với
bác lái xe, ông họa sĩ và cô kĩ
sư.
Nhận xét về nhân vât, và
nghệ thuật xây dựng nhân
vật.

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 4


(Tìm hiểu các nhân vật khác)

Đọc văn bản, so sánh những điểm giống nhau và khác nhau giữa các nhân vật khác trong truyện
(Bác lái xe, ông họa sĩ, cô kĩ sư, anh cán bộ lập bản đồ sét, ông kĩ sư vườn rau Sa Pa). Qua đó, theo
em, tác Nguyễn Thành Long thể hiện dụng ý gì khi xây dựng hệ thống nhân vật trong truyện?
Các nhân vật khác Anh thanh niên
Giống nhau
Khác nhau

Dụng ý của tác


giả.

Nhiệm vụ 3: Tổng kết

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 5

Nêu những nét đắc về nghệ thuật và nội dung của văn bản Lặng lẽ Sa Pa?

NGHỆ THUẬT NỘI DUNG

c) Sản phẩm:

SẢN PHẨM 1

Tác giả
Yêu cầu Nội dung
- Nhà văn Nguyễn Thành Long (1925-1991), quê quán: huyện Duy
Xuyên tỉnh Quảng Nam viết văn thời kỳ kháng chiến chống Pháp.
-Bút danh, quê quán, những - Ông là cây bút chuyên viết vê truyện ngắn và kí . Ngoài truyện, bút
điểm nổi bật về tác giả. kí, ông còn làm thơ, viết phê bình văn học.
- Các tác phẩm chính. - Tác phẩm chính: Bát cơm Cụ Hồ (1952),  Chuyện nhà chuyện
xưởng (1962), Trong gió bão (1963),  Giữa trong xanh (1972), Nửa
đêm về sáng (1978), Lý Sơn mùa tỏi (1980), ….
Tác phẩm
Hoàn cảnh ra đời của văn Viết vào mùa hè năm 1970, trong chuyến đi thực tế Lào Cai của nhà
bản văn, được in trong tập Giữa trong xanh (1972).
Thể loại Truyện ngắn

Phương thức biểu đạt Tự sự, miêu tả, biểu cảm.

Phương thức biểu đạt chính. Tự sự.


Bố cục ●   Đoạn 1: Từ đầu…đến … Kìa, anh ta kia”: giới thiệu cuộc gặp gỡ
tình cờ
●   Đoạn 2: Tiếp…đến… “không có vật gì như thế”: Cuộc gặp gỡ, trò
chuyện giữa anh thanh niên với ông họa sĩ và cô kĩ sư.
●   Đoạn 3: Còn lại: Cuộc chia tay cảm động.

Chuyến xe khách từ Hà Nội lên Lào Cai dừng nghỉ tại Sa Pa. Bác
lái xe đã giới thiệu cho ông họa sĩ và cô kĩ sư gặp gỡ, trò chuyện với
anh thanh niên 27 tuổi làm công tác khí tượng trên đỉnh Yên Sơn.
Trong cuộc gặp gỡ tình cờ, họ trò chuyện trong 30 phút, anh thanh
niên tặng hoa cho cô gái, pha trà và trò chuyện với mọi người về cuộc
sống và công việc của anh. Anh thanh niên hào hứng giới thiệu với
khách về công việc hằng ngày của mình – những công việc âm thầm
Tóm tắt văn bản nhưng vô cùng có ích cho cuộc sống. Họa sĩ già phát hiện ra phẩm chất
đẹp đẽ, cao quý của anh thanh niên nên đã phác họa một bức chân
dung. Anh thanh niên từ chối và giới thiệu với ông những người khác
mà anh cho là xứng đáng hơn anh. Qua lời kể của anh, các vị khách
còn được biết thêm về rất nhiều gương sáng trong lao động, sản xuất,
đem hết nhiệt tình phục vụ sự nghiệp xây dựng và chiến đấu bảo vệ Tổ
quốc. Ông họa sĩ và cô gái chia tay anh để tiếp tục cuộc hành trình với
bao tình cảm lưu luyến.

SẢN PHẨM 2
(Tìm hiểu hoàn cảnh sống và làm việc của nhân vật anh thanh niên)

Nội dung tìm hiểu Chi tiết Nhận xét về hoàn


cảnh sống và làm việc
của nhân vật anh
thanh niên
Nơi ở và điều kiện - Anh sống và làm việc một mình trên đỉnh núi Yên Sơn Anh thanh niên
làm việc cao hai nghìn sáu trăm mét quanh năm làm bạn với cỏ cây sống và làm việc trong
mây núi Sa Pa. hoàn cảnh hết sức
Công việc hàng ngày - Anh làm công tác khí tượng kiêm vật lí địa cầu, công gian khổ.
việc của anh hàng ngày là: đo gió, đo mưa, đo nắng, tính
mây, đo chấn động mặt đất, tham dự vào việc báo trước
thời tiết hàng ngày. 
- Hàng ngày anh phải báo về trung tâm bốn lần một ngày.
Khó khăn nhất là lúc một giờ sáng  nửa đêm , nghe tiếng
chuông đồng hồ anh chỉ muốn tắt đi …..thức dậy xách đèn
bão ra vườn , vặn đèn to đến đâu vẫn thấy không đủ sáng
….gió cứ chờ mình đến là ào ào xô tới …
Yêu cầu công việc Công việc của anh phải đòi hỏi độ chính xác, có tinh thần
trách nhiệm cao.

SẢN PHẨM 3
( Tìm hiểu những phẩm chất tốt đẹp của nhân vật anh thanh niên.)

Phương diện Chi tiết Phẩm chất


Những cảm nhận, suy nghĩ, - “Khi ta làm việc ta với công việc là đôi, sao gọi
quan niệm của anh về công là một mình được. Huống chi việc của cháu gắn Anh rất yêu
việc liền với bao anh em, đồng chí dưới kia. Công việc nghề, tinh thần
của cháu gian khổ thế đấy chứ cất nó đi cháu trách nhiệm cao
buồn đến chết mất”. và có lí tưởng vì
- Anh cảm thấy rất “hạnh phúc” khi biết nhờ mình mọi người.
phát hiện một đám mây khô mà không quân ta đã
bắn rơi máy bay Mĩ trên cầu Hàm Rồng

Sắp xếp nơi ở, làm việc - Ngôi nhà ba gian với cuộc đời riêng của anh
thanh niên thu gọn lại một góc trái gian với chiếc
giường con, một bàn học một giá sách. Anh có lối
- Anh nuôi gà, trứng ăn không xuể, anh trồng hoa sống kỉ luật,
với một vườn rất nhiều hoa: hoa dơn, hoa thược ngăn nắp, yêu
dược vàng, tím, đỏ, hồng phấn, tổ ong. cuộc sống .
- Anh ham đọc sách, tìm tòi, học hỏi...
- Nửa đêm giữa mùa đông giá rét, đến đúng giờ ốp
là anh thức giấc, xách đèn "đi ốp", xách máy đi
đo, không bỏ sót một ngày nào,…
Khi được họa sĩ vẽ chân - Anh đã từ chối và nhiệt thành giới thiệu những Anh rất khiêm
dung người khác mà anh thực sự cảm phục đó là ông kĩ tốn.
sư vườn rau Sa Pa , anh cán bộ lập bản đồ sét.
- Bác lái xe nói anh rất “thèm người”, tìm cách Anh cởi mở ,
chặn xe để được trò chuyện… chân thành chu
- Trân trọng từng giây từng phút được trò chuyện đáo.
Thái độ, hành động đối với với mọi người: “Trời ơi! Chỉ còn năm phút”. 
bác lái xe, ông họa sĩ và cô kĩ - Khi bác hoạ sĩ và cô kĩ sư đến chơi, anh đã mời
sư. họ vào nhà và pha trà mời khách, anh trò chuyện
chia sẻ những suy nghĩ về công ciệc rất hồn nhiên,
chân thật.
- Anh luôn quan tâm đến mọi người: tặng củ tam
thất khi nghe vợ bác lái xe mới ốm dậy, bó hoa
anh cắt tại vườn tặng cô kĩ sư, khi chia tay tặng
làn trứng…

Nhận xét về nhân vât, và - Anh thanh niên tiêu biểu cho lớp người lao động mới những năm
nghệ thuật xây dựng nhân đầu miền Bắc xây dựng CNXH, hang say lao động, miệt mài cống hiến
vật. xây dựng đất nước.
- Nghệ thuật:
+ Xây dựng tình huống bất ngờ để anh thanh niên hiện lên tự
nhiên chân thật;
+ Xây dựng nhân vật qua suy nghĩ, hành động cử chỉ, lời nói…
+ Chọn ngôi kể thứ ba nhưng điểm nhìn trần thuật chủ yếu đặt ở
nhân vật ông họa sĩ làm nổi bật vẻ đẹp tâm hồn của nhân vật;
+ Ngôn ngữ giàu chất thơ tăng thêm tính hấp dẫn cho truyện.

SẢN PHẨM 4
(Tìm hiểu các nhân vật khác)

Các nhân vật khác Anh thanh niên


Giống nhau - Họ không có tên riêng, đều được gọi tên theo nghề nghiệp.
- Họ đều là những con người lao động bình thường.
- Họ đề vượt lên trên điều kiện làm việc gian khổ với tinh thần trách nhiệm cao, có lí
tưởng vì mọi người.
- Họ đều yêu nghề, gắn bó với công việc, làm việc hăng say, âm thầm, miệt mài cống
hiến cho đất nước.
Khác nhau - Nghề nghiệp khác nhau, cách cống hiến cụ thể mỗi người - Làm công tác khí
ở vị trí nghề nghiệp của mình: tượng kiêm vật lí địa
+ Bác lái xe, 30 năm gắn bó với con đường Hà Nội- Lào cầu, coi công việc là
Cai. niềm vui, là lẽ sống...
+ Ông họa sắp về hữu vẫn khát khao tìm tòi, sáng tạo cống
hiến...
+ Ông kĩ sư vườn rau, tự tay thụ phấn cho từng cây su
hào...
+ Anh cán bộ lập bản đồ sét, 11 năm không ra khỏi cơ quan,
...

Dụng ý của tác - Vừa làm nổi bật nhân vật chính, vì anh thanh niên hiện lên qua cái nhìn của các nhân
giả. vật khác.
- Vừa thể hiện được chủ đề tư tưởng của truyện: ca ngợi những con người lao động
mới của thời kì đầu miền Bác xây dựng CNXH.

SẢN PHẨM 5
Nêu những nét đặc sắc về nghệ thuật và nội dung của văn bản Lặng lẽ Sa Pa?

NGHỆ THUẬT NỘI DUNG

- Xây dựng tình huống bất ngờ để anh thanh


niên hiện lên tự nhiên chân thật;
- Hệ thống nhân vật phụ được xây dựng trong
mối tương đồng voias nhân vật chính.
- Chọn ngôi kể thứ ba nhưng điểm nhìn trần - Ca ngợi vẻ đẹp của con người lao động
thuật chủ yếu đặt ở nhân vật ông họa sĩ làm nổi mới, lo nghĩ làm việc hết mình vì đất nước.
bật vẻ đẹp tâm hồn của nhân vật; - Khẳng định ý nghĩ của những công việc
- Ngôn ngữ giàu chất thơ tăng thêm tính hấp thầm lặng.
dẫn cho truyện.

d) Tổ chức thực hiện


1. GV giao cho HS các nhiệm vụ như mục Nội dung và yêu cầu HS nộp lại sản phẩm chậm nhất vào buổi
tối trước giờ học.
2. HS thực hiện nhiệm vụ ở nhà. GV theo dõi qua zalo nhóm lớp, công cụ Padlet, azota hỏi thăm quá
trình làm bài có gì khó khăn để kịp thời hỗ trợ.
3. HS nộp bài thông qua hệ thống quản lí học tập. GV theo dõi, hỗ trợ những HS gặp khó khăn do vấn
đề kĩ thuật.
GV xem xét sản phẩm của HS, phát hiện, chọn ra những bài có kết quả khác nhau và những tình
huống cần đưa ra thảo luận trước lớp.
2.2 Hoạt động hình thành kiến thức (Trực tuyến)
a) Mục tiêu: HS nắm được tiểu sử của tác giả, hoàn cảnh sáng tác, thể loại, Phương thức biểu đạt, bố
cục văn bản, tóm tắt văn bản.
- Nhân vật, sự việc, cốt truyện trong một tác phẩm truyện hiện đại.
- Phân tích tác dụng của tình huống, cốt truyện, ngôi kể trong truyện.
- Phân tích, cảm nhận được vẻ đẹp tâm hồn của nhân vật anh thanh niên và các nhân vật khác trong
truyện.
- Nghệ thuật đặc sắc của truyện.
- Trình bày được ý nghĩa của tác phẩm.
b) Nội dung
- Hs Chuẩn bị để trình bày về bài làm của mình trước lớp.
- HS khác lắng nghe phần trình bày của các bạn, ghi lại những nội dung bạn có kết quả khác với em
và tìm nguyên nhân dẫn đến sự khác nhau đó.
c) Sản phẩm: HS ghi lại được những nội dung mà các bạn khác có kết quả khác với mình, đưa ra
nhận định kết quả nào đúng và giải thích tại sao.
d) Tổ chức thực hiện
1. GV giao nhiệm vụ cho HS như mục Nội dung.
2. Một số HS trình bày về bài làm của mình khi được GV chỉ định. Các HS khác thực hiện nhiệm vụ.
GV điều hành phần trình bày, đặt thêm câu hỏi để làm rõ sự giống và khác nhau trong mỗi bài.
3. GV nhận xét sơ lược về sự giống nhau và khác nhau trong bài làm của cả lớp; có thể chọn một vài HS
báo cáo/ giải thích kết quả bài làm (dựa vào những gì các em đã nộp để chọn HS theo ý đồ); yêu cầu HS
thảo luận các nội dung sau đây:
- Những chi tiết và nhận xét của các bạn ( qua từng phiếu học tập) có gì khác nhau? Những chi tiết và
nhận xét nào hợp lý? Vì sao?
4. GV phân tích, kết luận:
- GV kết luận: (1) như mục Sản phẩm trong hoạt động
3. Hoạt động 3: Luyện tập (khoảng 10 phút)
a) Mục tiêu: HS khái quát được một số nét chính về văn bản.
b) Nội dung: HS  quan sát SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV.
Câu 1. Nhan đề “Lặng lẽ Sa Pa” gợi cho em điều mà tác giả muốn gửi gắm trong truyện là gì?
Câu 2. Truyện ngắn “Lặng lẽ Sa Pa” xây dựng xoay quanh một tình huống truyện khá đơn giản mà tự
nhiên. Tình huống đó là gì? Phân tích ý nghĩa của tình huống ấy đối với việc thể hiện nhân vật và chủ
đề của truyện .
c) Sản phẩm:
Câu 1.
Nhan đề “Lặng lẽ Sa Pa” có nhiều ý nghĩa:
- Lặng lẽ là cái không khí bề ngoài của cảnh vật ở Sa Pa.
- Điều mà tác giả khám phá ra và muốn truyền đến cho người đọc chính là cái không khí lặng lẽ bên
trong, ở sự làm việc, ở suy nghĩ của những con người tại nơi đây: Trong Sa Pa lặng lẽ có biết bao
người âm thầm, bình dị cống hiến cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
- Từ đó, tác giả còn muốn gợi ra những suy nghĩ triết lí về ý nghĩa của công việc, của sự cống hiến
bằng sức lao động miệt mài, tự giác của mỗi người cho sự nghiệp chung.
Câu 2.
- Tình huống của truyện lặng lẽ sa Pa là tình huống bất ngờ: cuộc gặp gỡ bất ngờ của người thanh
niên làm việc một mình ở trạm khí tượng với hai hành khách trên chuyến xe dừng nghỉ tại Sa Pa -
ông họa sĩ già và cô kĩ sư lên thăm trong chốc lát nơi ở và nơi làm việc của anh thanh niên.
- Ý nghĩa của tình huống: Giúp tác giả khắc họa “bức chân dung” nhân vật chính (anh thanh niên)
một cách tự nhiên, chân thực, rõ nét qua sự quan sát của các nhân vật khác và qua chính lời lẽ, hành
động của anh.
d) Tổ chức thực hiện:
#1: GV giao cho HS các bài tập như mục Nội dung; yêu cầu làm bài tập vào vở và nộp bài thông qua
hệ thống quản lí học tập.
#2: HS làm bài tập. GV theo dõi, gợi ý và hỗ trợ, giải đáp thắc mắc nếu có.
#3: GV yêu cầu một số HS trình bày sản phẩm, các HS góp ý, bổ sung.
- GV nhận xét và kết luận:

Hoạt động 4: Vận dụng (khoảng 5 phút giao nhiệm vụ, thực hiện ở nhà)
a) Mục tiêu: HS vận dụng được kiến thức, kĩ năng đã học để giải quyết nhiệm vụ thực tiễn.
b) Nội dung:
Nhiệm vụ về nhà: Viết đoạn văn khoảng 10 đến 15 câu trình bày cảm nhận của em về điều mà em tâm
đắc nhất ở nhân vật anh thanh niên trong truyện Lặng lẽ Sa Pa của Nguyễn Thành Long.
d) Tổ chức thực hiện:
1. GV giao nhiệm vụ cho HS như mục Nội dung và yêu cầu nghiêm túc thực hiện.
2. HS thực hiện nhiệm vụ ở nhà.
3. – GV yêu cầu HS nộp bài qua hệ thống quản lí học tập; GV nhận xét vào bài làm.
– GV trả bài, chọn một số bài làm tốt của HS để giới thiệu trước lớp vào tiết ôn tập truyện hiện đại
Việt Nam.

You might also like