You are on page 1of 6

TRƯƠNG LÊ QUỲNH ANH 2021008409

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH - MARKETING


PHIẾU LÀM BÀI THU HOẠCH
HỌC PHẦN: CHỦ NGHĨA XÃ HỘI KHOA HỌC
Ngày kiểm tra: 4 /12/ 2021
Họ tên sinh viên: Trương Lê Quỳnh Anh MÃ ĐỀ:06
Mã số sinh viên : 2021008409
Mã lớp học phần: 2111702047915
Bài làm gồm: 6 trang
Điểm CB chấm thi
Bằng số Bằng chữ (Ký, ghi rõ họ tên)

BÀI LÀM:

CÂU 1. (5 ĐIỂM)

a)Mỗi giai cấp trong lịch sử đều có một thiết chế nhà nước riêng để bảo vệ
quyền lợi của chính giai cấp đó. Khẳng định này là sai vì thực tế trong lịch sử
chỉ có giai cấp thống trị mới có thể nắm giữ thiết chế nhà nước riêng để bảo vệ
quyền lợi của chính giai cấp thống trị chứ không phải giai cấp nào trong lịch sử
đều có riêng một thiết chế nhà nước để bảo vệ quyền lợi của chính giai cấp đó.
Chẳng hạn như:

Trong xã hội chiếm hữu nô lệ, giai cấp chủ nô chỉ chiếm một phần nhỏ dân số
trong xã hội nhưng lại nắm giữ hầu hết các tư liệu sản xuất, còn nô lệ thì chiếm
số đông trong xã hội nhưng lại không thể nắm dữ được tính mạng, số phận cũng
như mọi hoạt động của họ trong xã hội đều do chủ nô quyết định. Về kinh tế - xã
hội như trên ta thấy rằng tính xã hội tuy chưa được thể hiện rõ nhưng tính giai
cấp thì lại thể hiện rất rõ nét. Trong xã hội chiếm hữu nô lệ, quyền lực chính trị
luôn thuộc về giai cấp chủ nô. Quyền lực đó được thể hiện rõ khi họ sử dụng nó

1
TRƯƠNG LÊ QUỲNH ANH 2021008409
như một công cụ để cưỡng bức, đàn áp nô lệ một cách công khai, có tổ chức;
dùng nó để bảo vê sự thống trị kinh tế, chính trị và tinh thần của chủ nô đối với
nô lệ, nhằm duy trì sự tồn tại của chế độ chiếm hữu nô lệ. Vì vậy bên cạnh
những thực hiện chức năng chuyên chính, nhà nước còn thực hiện các chức năng
xã hội nhằm duy trì trật tự xã hội và điều hòa xã hội theo trật tự mà giai cấp
thống trị có lợi nhất. Nhà nước là bộ máy của giai cấp thống trị, phục vụ cho lợi
ích giai cấp thống trị. Vì vậy V.I. Leenin khẳng đã khẳng định nhà nước trong
lịch sử là một công cụ để duy trì sự thống trị của một giai cấp này đối với các
giai cấp khác.

Vì vậy không một nhà nước nào có thể tồn tại trong lâu dài nếu chỉ duy trì tính
giai cấp mà quên đi tính xã hội. Trong bất kì hình thái kinh tế - xã hội nào, dù
giai cấp thống trị có địa vị quan trong như thế nào đi chăng nữa thì cũng chỉ là
một bộ phận của xã hội, vì vậy giai cấp thống trị phải điều hòa lợi ích và bảo vệ
quyền lợi của các giai tầng khác. Khi đó mới có thể duy trì được ổn định và phát
triển xã hội.

b)Tư duy “dân chủ làng xã” lâu đời vừa mang đến những thuận lợi nhưng cũng
gây nên những hạn chế,khó khăn cho quá trình xây dựng và hoàn thiện nhà nước
pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay

Thuận lợi: Văn hóa làng xã đã tạo nên nét đặc trưng trong nền văn hóa Việt
Nam, còn là những đức tính tốt đẹp của người Việt Nam. Giống với câu “bán bà
con xa, mua láng giềng gần” thể hiện truyền thống đoàn kết, gắn bó yêu thương
xóm làng đã có từ rất lâu trong bản chất con người Việt Nam . Từ một tình yêu
quê hương, xóm làng ngày càng được đẩy lên cao là tình yêu đất nước, tổ quốc.
Làng và nước là cặp khái niệm xuất hiện thường xuyên trong đời sống và tư duy
của con người Việt Nam. Trong các cuộc chống giặc ngoại xâm muốn chiến
thắng giành lại đọc lập cho tổ quốc thì cần phải có tinh thần đoàn kết và lòng
nồng nàn yêu nước. Hai điều kiện này đã có sẵn từ tính cộng đồng và tính tự trị
của làng xã từ xa xưa. Ngày nay tính cộng đồng được thể hiện trong hàng loạt
lĩnh vực như đồng tộc, đồng hương, đồng nghiệp và trở thành phạm vi quốc gia
2
TRƯƠNG LÊ QUỲNH ANH 2021008409
như đồng bào. Tính đồng nhất đã giúp cho người Việt Nam có tinh thần đoàn
kết, gắn bó rất cao, luôn yêu thương, giúp đỡ nhau, coi cộng động như anh em
trong nhà. Khi trong một nhà có xảy ra trộm cắp, cháy nổ, hay thiếu thốn thì mọi
người trong xóm sẽ đến để bắt trộm hay quyên góp để giúp đỡ gia đình đó vượt
qua khó khăn. Giúp quá trình xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở
Việt Nam ngày càng dễ dàng được hoàn thiện hơn.

Khó khăn: Từ xa xưa, tính cộng đồng như tình làng nghĩa xóm đã tạo nên cách
xử lý nặng về tình nhẹ về lý ( truyền thống đặt chữ lý thấp hơn chữ tình). Chính
vì vậy luật pháp phong kiến và cả luật pháp tư sản cũng đã dựa vào đạo đức này
để che giấu bản chất giai cấp. Vì vậy ngày nay tư tưởng tôn ti, trật tự xã hội,
thiếu pháp luật và pháp luật chưa nghiêm… là những hạn chế, khó khăn phổ
biến đã và đang in đậm trong tâm lý, thói quen, cách suy nghĩ, cách làm người
Việt Nam cũng như triết lý “có lý, có tình” như một tổng kết trong quản lý có
lúc, có nơi đã mâu thuẫn với pháp chế, với lý tính. Tâm lý dân tộc từ lâu đã gây
ra một số khó khăn để hình thành và phát triển một tinh thần pháp quyền trong
xã hội. Ngày nay tư tưởng vẫn còn tồn tại trong các bộ máy chính quyền nhà
nước như: tham nhũng, lộng quyền, vô trách nhiệm, xâm phạm quyền dân chủ
của công nhân,…vì vậy gây cản trở, khó khăn trong quá trình xây dựng và hoàn
thiện nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay

c)Để xây dựng, hoàn thiện nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam
thì lĩnh vực kinh tế sẽ cải tạo và đẩy lùi những hạn chế, khó khăn trên

Trước hết cần thể chế hóa quan điểm của Đảng về phát triển đa dạng các hình
thức sở hữu, các thành phần kinh tế, các loại hình doanh nghiệp, bảo hộ các
quyền và lợi ích của chủ sở hữu tài sản thuộc các hình thức sở hữu, loại hình
doanh nghiệp trong nền kinh tế. Xây dựng, hoàn thiện pháp luật về sở hữu đối
với các tài sản mới như sở hữu trí tuệ, trái phiếu... quy định rõ ràng, trách nhiệm
của các chủ sở hữu đối với xã hội. Cùng với đó là có nhận thức đúng đắn về vai
trò quan trọng của thể chế, xây dựng và hoàn thiện thể chế phải được tiến hành
đồng bộ cả ba khâu: Ban hành các văn bản, quy định của các thể chế; xây dựng
3
TRƯƠNG LÊ QUỲNH ANH 2021008409
cơ chế vận hành, thực thi thể chế trong hoạt động kinh doanh cụ thể; hoàn thiện
tổ chức bộ máy theo dõi giám sát việc thi hành thể chế, xử lý vi phạm và tranh
chấp trong thực thi thể chế. Trong khi triển khai đồng bộ thể chế môi trường
kinh doanh phải tập trung cải cách hành chính, từ bộ máy hành chính đến thủ tục
hành chính. Thắng lợi của cải cách hành chính sẽ nhanh chóng thúc đẩy cải
thiện nhiều về môi trường kinh doanh. Đồng thời, phải phát triển đồng bộ các
yếu tố thị trường và các loại thị trường. Hình thành việc rà soát, bổ sung, hoàn
thiện các quy định pháp luật về kinh doanh phù hợp với Việt Nam.

CÂU 2. (5 ĐIỂM)

a)Hiện nay trên thế giới cũng như ở Việt Nam, phong trào đấu tranh cho quyền
của phụ nữ đang diễn ra sôi nổi với nhiều hoạt động và hình thức khác nhau.
Chúng ta không hề thổi phồng quá mức vấn đề này vì:

Từ xa xưa, số phận của người phụ nữ Việt Nam trong xã hội phong kiến luôn
phải cam chịu sự bất công trong tư tưởng “trọng nam khinh nữ”. Ngoài xã hội
thì họ chỉ coi phụ nữ là tầng lớp cuối cùng của xã hội không có chỗ để họ vực
dậy đấu tranh. Còn ở những nơi được gọi là gia đình thì họ bị kìm hãm trong
xiềng xích “tam tòng”, suốt ngày chỉ biết quanh quẩn bên bếp núc, hoặc bị
chồng đánh đập ngược đãi.

Hiện nay trên thế giới cũng như ở Việt Nam, phong trào đấu tranh cho quyền
của phụ nữ đã và đang diễn ra sôi nổi với nhiều hoạt động và hình thức khác
nhau nhằm cất lên tiếng nói của mình, tạo ra một thứ vũ khí mạnh mẽ để dành
lại quyền lợi mà mình phải được hưởng. Một số phong trào nữ quyền tiêu biểu ở
Việt Nam và thế giới như: phong trào Me Too kèm với hashtag #Metoo nhằm
kêu gọi ngăn chặn vấn nạn quấy rối và xâm hại tình dục trên toàn thế giới từ
năm 2006; ở nhiều nước trên thế giới trong đó có cả Việt Nam chọn ngày 8/3 là
ngày Quốc tế Phụ nữ nhằm vinh danh nữ công nhân lao động nói riêng và phụ
nữ nói chung; nữ diễn viên Emma Watson đại sứ thiện chí LHQ về phụ nữ, cô
kêu gọi và đề cao vai trò của nam giới trong việc thúc đẩy nữ quyền với mục

4
TRƯƠNG LÊ QUỲNH ANH 2021008409
đích kêu gọi phái mạnh đứng lên đấu tranh vì quyền bình đẳng giới đã gây tiếng
vang lớn.

Phong trào dù diễn ra một cách sôi nổi, liên tục và không ngừng, tuy nhiên
những con số “biết nói” này vẫn phản ánh một tình trạng thực tế về quyền bình
đẳng của người phụ nữ trong gia đình và xã hội hiện nay:

- Theo kết quả điều tra của quốc gia về bạo lực đối với phụ nữ ở Việt Nam
năm 2019 cho thấy: cứ có 3 người phụ nữ thì có gần 2 người phụ nữ phải
chịu ít nhất một hoặc nhiều hình thức bạo lực do chồng gây ra trong đời;
tỉ lệ phụ nữ bị chồng bạo lực tình dục trong gời năm 2019 là 13,3% cao
hơn 2010 là 9,9%; 4,4% phụ nữ đã bị lạm dụng tình dục trước 15 tuổi.
Một nửa phụ nữ bị bạo lực chưa bao giờ kể với bất cứ ai về việc này,
90,4% phụ nữ bị bạo lực về thể xác hoặc tình dục không tìm kiếm bất kỳ
sự hỗ trợ từ các cơ quan có thẩm quyền.

- Các chỉ số bình đẳng giới trên thế giới:Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF)
đã công bố một số dữ liệu thống kê như sau: chỉ có 26 phụ nữ giữ chức vụ
nguyên thủ quốc gia; phụ nữ chỉ nắm dữ 25% số ghế trong quốc hội và
21% vị trí bộ trưởng trên toàn thế giới, khoảng cách giới trong chính trị
dự kiến sẽ mất hơn 145 năm để thu hẹp ; chỉ có 4 quốc gia có trên 50%
phụ nữ làm việc trong quốc hội: Rwanda,Cuba, Bolivia, Các Tiểu vương
quốc Arab Thống nhất.

 Theo các số liệu thống kê trên cho thấy các phong trào đấu tranh quyền
phụ nữ mặc dù đang được diễn ra một cách sôi nổi trên toàn thế giới
nhưng vẫn còn khá nhiều phụ nữ vẫn đang gặp phải sự bất bình đẳng
trong xã hội, gia đình. Chính vì vậy chúng ta có quyền thổi phồng đấu
tranh cho quyền của phụ nữ, giúp người phụ nữ thoát khỏi sự bạo hành về
thể chất lẫn tinh thần của gia đình và xã hội.

b)Quan điểm trên sai là vì: để xây dựng gia đình mới xã hội chủ nghĩa cùng chế
độ hôn nhân tiến bộ trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam hiện

5
TRƯƠNG LÊ QUỲNH ANH 2021008409
nay, giải pháp là phải nâng cao được địa vị, quyền lợi và tiếng nói của người
phụ nữ trong lĩnh vực kinh tế - xã hội thì mới có được địa vị trong lĩnh vực
chính trị - xã hội.

Vì cơ sở kinh tế - xã hội để xây dựng gia đình trong thời kỳ quá độ lên chủ
nghĩa xã hội là sự phát triển của lực lượng sản xuất và tương ứng trình độ của
lực lượng sản xuất là quan hệ sản xuất mới, xã hội chủ nghĩa. Cốt lõi của quan
hệ sản xuất mới ấy là chế độ sở hữu xã hội chủ nghĩa đối với tư liệu sản xuất
từng bước hình thành. Nguồn gốc của sự áp bức bóc lột và bất bình đẳng của
người phụ nữ trong gia đình và xã hội sẽ dần dần sẽ bị xóa bỏ. Xóa bỏ chế độ tư
hữu về tư liệu sản xuất chính là xóa bỏ nguồn gốc gây nên sự thống trị của
người đàn ông, sự bất bình đẳng giữa nam và nữ, vợ và chồng. Trong gia đình
thời xa xưa, người đàn ông luôn là người tạo ra tiền bạc, của cải cho gia đình; họ
nắm giữ các nguồn lực kinh tế của gia đình. Chính vì vậy khi người phụ nữ bị
bạo hành, cưỡng hiếp thì không dám chống trả, rời xa người đàn ông vì sẽ không
có tiền bạc của cải để trang trải cuộc sống. Như Ph.Ăngghen đã từng nhấn
mạnh: khi tư liệu sản xuất chuyển thành tài sản của chung thì cả gia đình và cá
thể không còn là đơn vị kinh tế - xã hội. Khi đó nền kinh tế tư nhân sẽ biến
thành một nghành lao động xã hội. Khi nắm dữ được kinh tế người phụ nữ lúc
này sẽ có địa vị, quyền lợi và tiếng nói trong gia đình cũng như trong xã hội.
Xóa bỏ chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất cũng chính là cơ sở làm cho hôn nhân
thực hiện dựa trên tình yêu đích thực chứ không phải vì lợi ích kinh tế, địa vị xã
hội.
http://phunutinh.thaibinh.gov.vn/Tin-
Tuc/binhdanggioi/binhdanggioi/1358_Dinh-kien-gioi,-bat-binh-dang-gioi--Rao-
can-can-xoa-bo

http://hoilhpn.org.vn/web/guest/tin-chi-tiet/-/chi-tiet/phong-trao-thuc-
%C4%91ay-va-neu-cao-quyen-phu-nu-41756-4504.html

https://vbcwe.com/tin-tuc/binh-dang-gioi-tren-the-gioi-va-tai-viet-nam-qua-
nhung-con-so-/27
6

You might also like