You are on page 1of 27

ÔN TẬP CHƯƠNG 1

1. Khái niêm tâm lý


Thế giới nội tâm hay “Lòng người”; Tất cả những hiện tượng tinh thần xảy
trong não con người, nó gắn liền với việc điều khiển hành vi và hoạt động của con
người
2. Khái niêṃ Tâm lý học
Khoa học nghiên cứu về tâm lý và hoạt động tâm lý của cá nhân, của 1
nhóm người gọi là khoa học tâm lý hay tâm lý học.
3. Nhiêm ̣ vụ của tâm lý học
- Nghiên cứu và lý giải một cách khoa học các hiện tượng tâm lý con người
- Nghiên cứu những quy luật nảy sinh, hình thành và phát triển tâm lý.

4. Khái niêm
̣ Du lịch

Du lịch là các hoạt động có liên quan đến chuyến đi của con người ngoài nơi
cư trú thường xuyên trong thời gian không quá 01 năm liên tục nhằm đáp ứng nhu
cầu tham quan, nghỉ dưỡng, giải trí, tìm hiểu, khámphá tài nguyên du lịch hoặc kết
hợp với mục đích hợp pháp khác.

(Điều 3, Chương 1, Luật Du lịch 2017)

5. Khái niêṃ Khách du lịch


- Khách du lịch là những người rời khỏi nơi cư trú thường xuyên đến một
nơi khác vì những mục đích: nghỉ ngơi, phục hồi sức khỏe, tham quan giải trí, thoả
mãn nhu cầu tìm hiểu, thưởng thức những điều mới lạ... và họ phải sử dụng các
dịch vụ do những người tổ chức du lịch cung cấp để đi lại, để đảm bảo các sinh
hoạt thiết yếu tại nơi lưu trú tạm thời cùng với các dịch vụ phục vụ cho các mục
đích nêu trên.
- Họ sẽ được phục vụ chu đáo, tận tình.
- Họ phải trả tiền để được hưởng các dịch vụ đó, họ là khách hàng.
Khách du lịch là người đi du lịch hoặc kết hợp đi du lịch, trừ trường hợp đi
học, làm việc để nhận thu nhập ở nơi đến.
(Điều 3, Chương 1, Luật Du lịch 2017)
6. Phân loại khách du lịch
- Khách DL bao gồm khách du lịch nội địa, khách du lịch quốc tế đến Việt
Nam và khách du lịch ra nước ngoài.
- Khách DL nội địa là công dân Việt Nam, người nước ngoài cư trú ở Việt
Nam đi du lịch trong lãnh thổ Việt Nam.

- Khách DL quốc tế đến Việt Nam là người nước ngoài, người Việt Nam
định cư ở nước ngoài vào Việt Nam du lịch.

- Khách DL ra nước ngoài là công dân Việt Nam và người nước ngoài cư
trú ở Việt Nam đi du lịch nước ngoài.

(Điều 10, Chương 2, Luật Du lịch 2017)

7. Đối tượng không phải khách du lịch

- Những người ra nước ngoài để tìm kiếm việc làm hoặc làm việc theo
hợp đồng

- Những công dân ở vùng giáp giới, sống ở nước bên này nhưng làm việc
ở nước bên kia

- Những dân di cư tạm thời hoặc cố định

- Những người tị nạn

- Những nhà ngoại giao, nhân viên các đại sứ quán

- Những người đi học ở nước ngoài

8. Đă ̣c điểm của tiêu dùng du lịch

- Bản thân hoạt động du lịch không trực tiếp tạo ra của cải vật chất mà chỉ
khai thác, tiêu dùng các giá trị vật chất, văn hóa tinh thần. Nhưng qua tiêu dùng,
con người được tái sản xuất sức lao động của họ.

- Tiêu dùng trong du lịch thoả mãn các nhu cầu thiết yếu của con người
khi chuyển cư như: Vận chuyển, lưu trú, ăn uống và các nhu cầu khác nhằm đảm
bảo cho du khách cảm thấy thoải mái nhất

- Tiêu dùng các dịch vụ và hàng hóa trong du lịch xảy ra trong cùng một
thời gian, ở ngay địa điểm du lịch và có thể mang tính chất thời vụ.
- Nhu cầu đặc biệt trong du lịch là nhu cầu tinh thần: tìm hiểu văn hóa-xã
hội, thưởng ngoạn cảnh đẹp, vui chơi giải trí... chứ không chỉ là nhu cầu vật chất
thuần tuý.
9. Phân tích 4 đă ̣c điểm của tiêu dùng du lịch thông qua 1 điểm du lịch cụ
thể

- Bản thân hoạt động du lịch không trực tiếp tạo ra của cải vật chất mà
chỉ khai thác tiêu dùng các giá trị vật chất, văn hóa tinh thần. Nhưng
qua tiêu dùng con người được tái sản xuất sức lao động của họ.
Ví dụ: Hoạt động du lịch là đi du lich ở Đà Nẵng
+ Bản thân hoạt động du lịch không tự tạo ra của cải vật chất là tiền bạc mà
chỉ khai thác tiêu dùng các giá trị vật chất văn hóa tinh thần ở Đà Nẵng như:
 Tài nguyên thiên nhiên, danh lam thắng cảnh: Cầu Rồng, khu Ngũ
Hành Sơn, bãi biển Mỹ Sơn, chùa Linh Ứng, khu Bán đảo Sơn Trà,
suối Tiên, suối Đá, bãi Bụt, bãi tắm Non Nước, Bà Nà-Núi Chúa, đòe
Hải Vân, làng nghề Cẩm Nê, Hội An....
 Ẩm thực: mì Quảng, bánh tráng thịt heo, gỏi cá Nam Ô, bún chả cá,
bánh bèo, bánh xèo, Bê thui Cầu Mống, chè xoa xoa hạt lựu, các loại
hải sản...
 Lễ hội: lễ hội pháo hoa, đua thuyền, lễ hội Quan Thế Âm...
+ Đi du lịch với mục đích giải trí thư giãn, thông qua đó con người có thể
tái sản xuất sức lao động, cảm thấy phấn chấn hơn, có sức lao động hơn,
khỏe khoắn hơn vì được xả tress, nghỉ ngơi, giải trí, gắn kết mối quan hệ gia
đình bạn bè.
- Tiêu dùng trong du lịch thỏa mãn các nhu cầu thiết yếu của con người
khi chuyển cư như: vận chuyển, lưu trú, ăn uống, và các nhu cầu khác
nhằm bảo đảm cho du khách cảm thấy thoải mái nhất.
Ví dụ: Hoạt động du lịch là đi du lich ở Đà Nẵng
+ Vận chuyển:
- Đến Đà Nẵng bằng xe khách, tàu hỏa, máy bay
- Các hình thức vận chuyển tại Đà Nẵng:
 Xe buýt: Đây là phương án di chuyển đơn giản và tiết kiệm
nhất. Tại bến xe Đà Nẵng sẽ có tuyến xe buýt số 1 khởi hành từ Đà Nẵng
chạy thẳng tới Hội An
 Taxi: Di chuyển bằng taxi giúp bạn thuận tiện hơn về thời gian
và địa điểm, tuy nhiên giá thành sẽ cao hơn rất nhiều so với các phương tiện
di chuyển khác.
 Xe máy: Bạn cũng có thể liên lạc với khách sạn để được hướng
dẫn thuê xe máy khi du lịch Đà Nẵng - Hội An. Tuy nhiên bạn cần có bản đồ
hướng dẫn và luôn đảm bảo an toàn khi tham gia giao thông.
+ Lưu trú:
 Các khách sạn 4 - 5 sao với chất lượng dịch vụ hoàn hảo, những
căn phòng view biển hay thành phố cực “chill” như Pullman Danang Beach
Resort, Fusion Maia Danang
 Những khách sạn 2 - 3 sao với vị trí trung tâm thành phố, đi lại
thuận tiện, phòng ốc sạch sẽ, tiện nghi sẽ có mức giá từ 400,000 - 800,000
VND/ đêm như Sea Garden Hotel, Princess Hotel Đà Nẵng, Bamboo Green
Hotel,...
 Các nhà nghỉ, homestay cho những ai thích trải nghiệm không
khí của các nơi lưu trú địa phương như Mộc House, Rose Homestay Đà
Nẵng, D-Green Hostel, Like Backpacker Hostel,...
+ Ăn uống
 Mì Quảng, bánh tráng thịt heo, gỏi cá Nam Ô, bún chả cá, bánh
bèo, bánh xèo, Bê thui Cầu Mống, chè xoa xoa hạt lựu, các loại hải sản...
tại khách sạn hay nhà hàng dân giã.
+ Các nhu cầu khác

 Vui chơi giải trí: công viên châu Á-Asian Park, BaNa Hill,
Fantasy Park, ...
 Các danh lam thắng cảnh: bãi biển Mỹ Khê, Bán đảo Sơn Đà,
phố cổ Hội An, chùa Linh Ứng, Ngũ Hành Sơn
 Mua sắm: chợ đêm, chợ Hàn, Vincom...

- Tiêu dùng các dịch vụ và hàng hóa trong du lịch xảy ra trong cùng một
thời gian, ở ngay địa điểm du lịch và có thể mang tính chất thời vụ.
Ví dụ: Hoạt động du lịch là đi du lich ở Đà Nẵng
+ Tiêu dùng dịch vụ hàng hóa:
+ Vận chuyển:
- Đến Đà Nẵng bằng xe khách, tàu hỏa, máy bay
- Các hình thức vận chuyển tại Đà Nẵng:
 Xe buýt: Đây là phương án di chuyển đơn giản và tiết kiệm nhất. Tại
bến xe Đà Nẵng sẽ có tuyến xe buýt số 1 khởi hành từ Đà Nẵng chạy thẳng tới
Hội An
 Taxi: Di chuyển bằng taxi giúp bạn thuận tiện hơn về thời gian và địa
điểm, tuy nhiên giá thành sẽ cao hơn rất nhiều so với các phương tiện di
chuyển khác.
 Xe máy: Bạn cũng có thể liên lạc với khách sạn để được hướng dẫn
thuê xe máy khi du lịch Đà Nẵng - Hội An. Tuy nhiên bạn cần có bản đồ
hướng dẫn và luôn đảm bảo an toàn khi tham gia giao thông.
+ Lưu trú:
 Các khách sạn 4 - 5 sao với chất lượng dịch vụ hoàn hảo, những căn
phòng view biển hay thành phố cực “chill” như Pullman Danang Beach Resort,
Fusion Maia Danang
 Những khách sạn 2 - 3 sao với vị trí trung tâm thành phố, đi lại thuận
tiện, phòng ốc sạch sẽ, tiện nghi sẽ có mức giá từ 400,000 - 800,000 VND/
đêm như Sea Garden Hotel, Princess Hotel Đà Nẵng, Bamboo Green Hotel,...
 Các nhà nghỉ, homestay cho những ai thích trải nghiệm không khí của
các nơi lưu trú địa phương như Mộc House, Rose Homestay Đà Nẵng, D-
Green Hostel, Like Backpacker Hostel,...
+ Ăn uống
 Mì Quảng, bánh tráng thịt heo, gỏi cá Nam Ô, bún chả cá, bánh bèo,
bánh xèo, Bê thui Cầu Mống, chè xoa xoa hạt lựu, các loại hải sản... tại khách
sạn hay nhà hàng dân giã.
+ Các nhu cầu khác
 Vui chơi giải trí: công viên châu Á-Asian Park, BaNa Hill, Fantasy
Park, ...
 Các danh lam thắng cảnh: bãi biển Mỹ Khê, Bán đảo Sơn Đà, phố cổ
Hội An, chùa Linh Ứng, Ngũ Hành Sơn
 Mua sắm: chợ đêm, chợ Hàn, Vincom...
 Dịch vụ sức khỏe: Khu du lịch suối nước khoáng nóng Thần Tài
+ Tính chất thời vụ:
 Thời điểm đông khách du lịch đến Đà Nẵng nhất chính là vào mùa hè,
bắt đầu từ khoảng đầu tháng 4 và kéo dài đến cuối tháng 8. Đây là lúc thời tiết
khô ráo, nắng đẹp và ít mưa bão, phù hợp cho việc tắm biển, khám phá núi rừng
và tham gia các hoạt động ngoài trời.
 Mỗi năm cứ đến ngày 12-9 âm lịch có Lễ hội Quán Thế Âm là một lễ
hội truyền thống lớn ở Đà Nẵng
 Lễ hội Carnival diễn ra từ tháng 4 đến tháng 9
 Đầu năm vào tháng giêng âm lịch có lễ hội đua thuyền
- Nhu cầu đặc biệt trng du lịch là nhu cầu tinh thần: tìm hiểu văn hóa xã
hội, thưởng ngoạn cảnh đẹp, vui chơi giải trí... chứ không chỉ là nhu cầu
vật chất thuần túy.
Ví dụ: Hoạt động du lịch là đi du lich ở Đà Nẵng
+ Nhu cầu vật chất thuần túy: chỗ có thể ăn, ngủ, nghi ngơi được.
+ Nhu cầu tinh thần:
Vui chơi giải trí: công viên châu Á-Asian Park, BaNa Hill, Fantasy Park, ...
Các danh lam thắng cảnh: bãi biển Mỹ Khê, Bán đảo Sơn Đà, phố cổ Hội
An, chùa Linh Ứng, Ngũ Hành Sơn
Các khách sạn, homestay, các lễ hội đặc biệt, các làng nghề truyền thống,
đặc sản, công việc, cách thức sinh hoạt hàng ngày của người dân.

10. Viêc̣ nắm vững các đă ̣c điểm tiêu dùng du lịch có ý nghĩa như thế nào
với hoạt động du lịch hiêṇ nay
Việc nắm vững các đặc điểm tiêu dùng du lịch có ý nghĩa quan trọng với
hoạt đọng du lịch hiện nay vì có thể vận dụng được những dặc điểm tích cực, hạn
chế những đặc điểm tiêu cực để nâng cao chất lượng dịch vụ du lịch
11.Khái niêṃ tâm lý du khách
Tâm lý du khách là một bộ phận của tâm lý học, chuyên nghiên cứu các đặc
điểm của tâm lý khách du lịch, nghiên cứu những yếu tố ảnh hưởng, tác động đến
tâm lý của khách cũng như nghiên cứu và vận dụng các thành tựu của Khoa học
tâm lý trong phục vụ khách du lịch.
12. Vai trò của viêc̣ nghiên cứu tâm lý khách du lịch trong hoạt động du
lịch.
- Giúp những người phục vụ du lịch điều chỉnh hành vi sao cho phù hợp với
những đặc điểm tâm lý và hành vi của khách du lịch.
- Giúp cho những nhà kinh doanh du lịch sáng tạo, phát triển thêm những
sản phẩm du lịch đáp ứng nhu cầu, thị hiếu của khách du lịch.
- Giúp nhà kinh doanh du lịch hiểu được tâm lý của những người phục vụ để
có biện pháp thích hợp khắc phục, hoàn thiện năng lực chuyên môn, giao tiếp,
phẩm chất tâm lý XH cần thiết.
13.Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến tâm lý của khách du lịch.
1. Môi trường tự nhiên
- MTTN ảnh hưởng trực tiếp đến con người và ảnh hưởng gián tiếp đến tâm
lý con người thông qua MTXH.
- Yếu tố tự nhiên như vị trí địa lý, khí hậu, thủy văn... Ảnh hưởng đến vóc
dáng, màu tóc, màu da, khả năng thích nghi, sự chịu đựng của cơ thể -> tác động
trực tiếp đến tâm lý con người.
2. Môi trường xã hội
- MT dân tộc: tâm lý chung, tâm lý tầng lớp, đặc điểm sinh hoạt trong cuộc
sống

- MT giai cấp: g/c ≠ có vị trí XH, quyền lợi XH, nhu cầu, thị hiếu ≠

- MT nghề nghiệp: ảnh hưởng của nghề nghiệp đến tâm lý

3. Đặc điểm cá nhân du khách


- Đặc điểm về sinh lý: sức khỏe, giới tính, độ tuổi
- Đặc điểm về nghề nghiệp
- Đặc điểm về gia đình
4. Các hiện tượng tâm lý XH
- Phong tục tập quán
- Truyền thống
- Bầu không khí xã hội
- Tôn giáo, tín ngưỡng
- Dư luân xã hội
- Thị hiếu
- Tính cách dân tộc

ÔN TẬP CHƯƠNG 2

1. Khái niêm
̣ nhu cầu du lịch

Nhu cầu du lịch là một loại nhu cầu đặc biệt và mang tính xã hội cao, biểu hiện
sự mong muốn tạm thời rời khỏi nơi cư trú thường xuyên để đến với thiên nhiên và
văn hóa ở một nơi khác; là nguyện vọng cần thiết của một con người muốn được
giải phóng khỏi sự căng thẳng để được nghỉ ngơi, giải trí, phục hồi sức khỏe và
tăng cường hiểu biết.
2. Phân tích vai trò sinh học và vai trò xã hội khi nghiên cứu nhu cầu du
lịch
- Vai trò sinh học: Sự thỏa mãn nhu cầu du lịch là điều kiện để cơ thể hồi
phục sức khỏe sau quá trình lao động, lấy lại thăng bằng tâm - sinh lý nhằm tiếp
tục tái sản xuất sức lao động để có thể làm việc được tốt hơn. 
- Vai trò xã hội: Mọi hoạt động của con người đều có mục đích, và bởi vậy,
du lịch cũng nhằm mục đích mang lại cho họ sự phát triển trí tuệ và nhân cách, sự
thư thái, sảng khoái hay những xúc cảm thẩm mỹ khác…
3. Nguyên nhân lý giải sự phát triểncủa nhu cầu du lịch? Phân tích
- Mức sống của người dân nhiều quốc gia được cải thiện. Điều này sẽ khiến
khả năng thanh toán cho các dịch vụ và sản phẩm du lịch của họ ngày càng được
nâng cao.
- Phí tổn du lịch giảm dần
- Thời gian nhàn rỗi của người dân ngày càng tăng
- Thay đổi trong cơ cấu độ tuổi (người nghỉ hưu nhiều, có điều kiện đi du
lịch)
- Sự đô thị hóa ngày càng gia tăng
- Các loại hình du lịch khác nhau ngày càng phát triển, đáp ứng nhu cầu đa
dạng của tất cả mọi người
4. Trình bày các nhu cầu cụ thể của du khách trong các giai đoạn của một
tour du lịch

5. Nhu cầu du lịch nào sẽ xuất hiêṇ trong tương lai và cách thức để thỏa
mãn nhu cầu đó

6. Phân tích 5 loại nhu cầu du lịch xét theo tháp nhu cầu của Maslow.
- Nhu cầu sinh học đan xen với các nhu cầu như:
+ Nhu cầu thay đổi môi trường sống nhàm chán
+ Nhu cầu thư giãn, kiếm tìm cảm xúc mới
+ Nhu cầu tìm hiểu, khám phá những vùng đất lạ
+ Nhu cầu thưởng thức nghệ thuật ẩm thực tại điểm đến…
- Nhu cầu an toàn: Chuyến đi sẽ chỉ thành công khi nhu cầu an
toàn của du khách được thỏa mãn, cụ thể là:
+ An toàn về tính mạng, không gặp sự cố an ninh, tai nạn giao thông, ngộ
độc thực phẩm, bệnh do thời tiết, côn trùng…
+ Được bảo vệ và chăm sóc kịp thời về sức khỏe, không gặp tình trạng thiếu
bác sĩ, thiếu cơ sở y tế hoặc thiếu thuốc cấp cứu khi đi tour.
+ Được bảo vệ tài sản, không bị thất lạc, mất mát, nhầm lẫn, không bị cướp
giật, lừa đảo…
+ Được lưu trú, di chuyển và sinh hoạt trong điều kiện vệ sinh đảm bảo, có
tiện nghi sinh hoạt phù hợp.
+ Được đảm bảo an toàn và bí mật thông tin, không bị tiết lộ các thông tin
cá nhân, không bị kiểm soát hoặc tò mò trong các liên lạc viễn thông hoặc điện tử.
- Nhu cầu xã hội: Trong chuyến đi, nhu cầu xã hội của du khách được
thể hiện qua các khía cạnh:
+ Nhu cầu giao tiếp
+ Nhu cầu hòa nhập với các thành viên trong đoàn, với các nhà cung cấp
dịch vụ, với người dân địa phương
+ Nhu cầu được quan tâm chăm sóc
- Nhu cầu được tôn trọng: là nhu cầu muốn được người khác kính nể và
thực hiện ý muốn của mình. Trong chuyến du lịch, nhu cầu này được biểu hiện
thông qua:
+ Nhu cầu được phục vụ chu đáo, theo đúng những gì đã cam kết. Bất cứ sự
thay đổi nào so với hợp đồng mà không có thông báo, không được xin ý kiến, đều
khiến du khách khó chịu vì thấy mình ko được tôn trọng.
+ Nhu cầu được mọi người (đặc biệt là hướng dẫn viên) lắng nghe và tôn
trọng ý kiến của mình.
+ Nhu cầu được đối xử bình đẳng giữa các du khách trong đoàn
- Nhu cầu tự khẳng định
+ Được làm việc mình thích
7. Phân tích 5 loại nhu cầu du lịch xét theo sản phẩm, dịch vụ phục vụ du
lịch.
- Nhu cầu ăn uống: Đối tượng thỏa mãn nhu cầu ăn uống gồm hai
bộ phận cơ bản:
+ Các dịch vụ phục vụ ăn uống như: các nhà hàng, quán ăn…
+ Các sản phẩm ăn uống: đồ ăn
- Nhu cầu lưu trú:
+ Đối tượng thỏa mãn nhu cầu lưu trú của du khách chính là hệ thống các cơ
sở lưu trú như: khách sạn, nhà nghỉ, làng kinh doanh du lịch, biệt thự kinh doanh
du lịch, căn hộ du lịch, bãi cắm trại du lịch, nhà có phòng cho khách du lịch thuê
và một số các loại hình lưu trú khác.

- Nhu cầu vận chuyển: Đối tượng thỏa mãn nhu cầu này là

+ Các phương tiện vận chuyển: máy bay, tàu thủy, tàu hỏa, ô tô, xe máy, xe
đạp, xích lô…

+ Dịch vụ vận chuyển: của các hãng hàng không, các công ty hoặc doanh
nghiệp vận chuyển, công ty lữ hành, du lịch

- Nhu cầu tham quan giải trí: Các đối tượng thỏa mãn nhu cầu này
chính là các tài nguyên du lịch tự nhiên và nhân văn như:
+ Các điểm du lịch với điều kiện tự nhiên, danh lam thắng cảnh, các tài
nguyên du lịch, điều kiện văn hóa xã hội và những nét độc đáo của nó
+ Các công trình kiến trúc mang tính văn hóa, lịch sử, tôn giáo, tín
ngưỡng…
+ Các tài nguyên du lịch nhân văn như: phong tục tập quán, truyền thống, lễ
hội, các trò chơi dân gian…
+ Các khu vui chơi giải trí, viện bảo tàng, hội chợ, triển lãm…
- Nhu cầu bổ sung (nhu cầu về thông tin, liên lạc, giải trí, chăm sóc sức
khỏe và sắc đẹp) bao gồm: Dịch vụ giặt là, bán hàng lưu niệm, thông tin liên lạc,
cung cấp thông tin, chăm sóc sức khỏe y tế, làm đẹp, văn phòng, giải trí, thể thao,
mua sắm, mua vé…
8. Phân tích 6 loại hình du lịch phân loại theo tiêu chí nhu cầu của du
khách
- Du lịch tham quan
+ Là một trong những nhu cầu của con người nhằm nâng cao hiểu biết về thế
giới xung quanh.
+ Đối tượng tham quan: tài nguyên du lịch tự nhiên như các cảnh quan thiên
nhiên kỳ thú, tài nguyên du lịch nhân văn như một công trình đương đại hay các
cơ sở nghiên cứu, sản xuất...
- Du lịch giải trí
- Du lịch thể thao
- Du lịch văn hóa
- Du lịch công vụ
- Du lịch tôn giáo
+ Các chuyến đi của du khách chủ yếu nhằm thỏa mãn các nhu cầu về thực
hiện các nghi lễ tôn giáo của tín đồ, tìm hiểu hoặc nghiên cứu về tôn giáo.
+ Điểm đến của loại hình du lịch này thường là chùa chiền, nhà thờ hay các
thánh địa...
9. Ở Viêṭ Nam có thể có những mô hình nào đáp ứng nhu cầu, thị hiếu của
khách du lịch?
Mô hình 4S, 3H
10.Trong tương lai có thể có thêm những mô hình nào khác

- Mô hình nông nghiệp kết hợp du lịch


Là đất nước gắn liền với nông nghiệp, Việt Nam có nhiều thuận lợi để phát
triển mô hình du lịch kết hợp với nông nghiệp. Cụ thể, trải khắp ba miền đất nước
còn hàng ngàn làng nghề nông lâm ngư nghiệp truyền thống. Nếu đi vùng trung du
và miền núi phía Bắc thì du khách có thể trải nghiệm tham quan nông trường Mộc
Châu – Ba Vì, ngắm ruộng bậc thang ở Sapa, thăm bản làng ở Hòa Bình… Khám
phá dải đất miền trung, được trải nghiệm làm nông dân ở Hội An, làm gốm ở
Thanh Hà hay làng rau ở Trà Quế…Về miền Tây, mọi du khách đều thích một lần
trở thành nông dân vùng đồng bằng châu thổ để được đi cấy, đi tát đìa bắt cá, trồng
rau…
Mô hình du lịch kết hợp nông nghiệp và du lịch mang đến hình thức du lịch
mới lạ. Không chỉ là nghỉ dưỡng mà mỗi tour du lịch là một dịp để du khách thử
thách bản thân, rèn luyện cơ thể và khám phá cuộc sống, con người ở các địa
phương.
- Mô hình kinh tế trang trại kết hợp du lịch sinh thái
Mô hình du lịch này có ưu điểm là không cần đầu tư chi phí có các hạng mục
cao cấp, hiện đại như khách sạn, bể bơi, quán bar, nhà hàng… Điểm chung của mô
hình kinh tế trang trại kết hợp du lịch sinh thái là những trang trại làm nông nghiệp
sạch và một không gian sống mộc mạc, gần gũi với thiên nhiên. Đến những điểm
du lịch này, du khách không chỉ nghỉ ngơi mà còn tự tay gieo trồng, tưới cây, cho
vật nuôi ăn, chặt củi, nấu ăn…
- Mô hình du lịch sinh thái miệt vườn
Mô hình du lịch sinh thái miệt vườn hay còn gọi là mô hình vườn sinh thái phát
triển mạnh mẽ ở các tỉnh phía Nam. Ở các tỉnh như Đồng Nai, Long An, Kiên
Giang, Hậu Giang, Cần Thơ… là những nơi có diện tích vườn cây ăn quả lớn với
nhiều loại quả đặc sản địa phương như chôm chôm, măng cụt, sầu riêng, dâu tây,..
Du khách đến các khu miệt vườn được tham quan và tự tay hái trái cây để thưởng
thức. Nhiều chủ vườn đã mạnh dạn đầu tư để mang đến nhiều dịch vụ đi kèm như
cung cấp những món ngon của địa phương như các lóc nướng, rượu dừa, gỏi chôm
chôm… Các mô hình du lịch có quy mô lớn thì còn có các hoạt động trải nghiệm
cho khách tự tay làm các nghề thủ công như dệt vải, làm kẹo, lấy mật ong…
- Mô hình du lịch nghỉ dưỡng kết hợp chữa lành
Đây là một mô hình du lịch khá mới mẻ ở Việt Nam. Một trong những cái tên
đầu tiên của mô hình du lịch nghỉ dưỡng chữa lành ở Việt Nam là MEDI Thiên
Sơn ở Ba Vì. Khi khám phá những tour du lịch này, Tại MEDI Thiên Sơn, du
khách được hòa mình vào thiên nhiên để thưởng thức những món ngon bổ dưỡng
theo chế độ ăn uống dược thiện bổ dưỡng. Với tên gọi là du lịch chữa lành, MEDI
Thiên Sơn nổi tiếng với các tour Một ngày sống lành hay tour chữa lành chuyên
biệt. Sau những ngày làm việc căng thẳng, bạn cảm thấy stress, tâm trạng không tốt
thì hãy dành 1 ngày cuối tuần để trải nghiệm tour một ngày sống lành tại đây

11.Phân tích mô hình 4S, 3H, 6S ở Viêṭ Nam


- Mô hình 4S: Mô hình sản phẩm du lịch 4S bắt nguồn từ Mỹ, với bốn
yếu tố đặc trọng bắt đầu bằng chữ S là: Sea: biển, Sun: nắng, Shop: mua sắm, Sex:
sự lôi cuốn, quyến rũ.
Trong đó, các yếu tố này sẽ đáp ứng được những nhu cầu của một số lượng
lớn đối với du khách ở Việt Nam:
+ Sea - Bãi biển. Đây là một trong những tiềm năng du lịch lớn của nước ta
với cả chiều dài đất nước hình chữ S nằm dọc biển Đông với rất nhiều biển và vịnh
biển đã được các tổ chức du lịch thế giới công nhận. Việt Nam có hơn 2.500km bờ
biển với nhiều bãi biển đẹp được thế giới xếp hạng như Vũng Tàu, Đà Nẵng, Nha
Trang, Vịnh Hạ Long, Phú Quốc,… cùng vô số bãi biển hoang sơ đang được khai
thác chính là thế mạnh để phát triển du lịch biển trong tương lai.
+ Sun – Nắng: Việt Nam là một đất nước nhiệt đới có ánh nắng quanh năm.
Đặc biệt tại khu vực Miền Nam được chia 2 mùa nắng – mưa rõ rệt, đây chính là
yếu tố thời tiết thuận lợi để phát triển du lịch ở khu vực này. Số giờ nắng khá cao
của cũng là một trong những yếu tố rất thu hút du khách, đặc biệt là những du
khách đến từ các nước ôn đới hoặc hàn đới.
+ Shop – Mua sắm: Du khách thường có nhu cầu mua sắm các đồ lưu niệm
để làm quà, để lưu giữ lại những kỷ niệm về những nơi đã đi qua. Những sản phẩm
thủ công mỹ nghệ truyền thống ở các làng nghề như làng chiếu Cẩm Nê, làng gốm
Bát Tràng, làng lụa Vạn Phúc… rất thích hợp để đáp ứng nhu cầu này. Bên cạnh
đó, có rất nhiều du khách thực hiện chuyến đi với mục đích đi mua sắm với những
tour du lịch mua sắm. Ví dụ: những khu chợ truyền thống chợ Cồn, chợ nổi Cần
Thơ…., các cửa hàng miễn thuế tại sân bay…
+ Sex - Sự hấp dẫn, quyến rũ. Đây là một nét đặc trọng cần thiết của du
lịch. Sự hấp dẫn này được thể hiện trong phong cảnh, con người, các nét văn hóa
truyền thố
- Mô hình 3H (Mỹ)
Heritage – Di sản
Hospitality – Lòng hiếu khách
Honesty – Chân thật, uy tín, chân thành
+ Heritage: những di sản truyền thống, những công trình văn hóa nghệ
thuật, kiến trúc của một vùng, một đất nước có thể trở thành những tài sản quý giá
trong du lịch. Việt Nam là đất nước có bề dày lịch sử với 4000 năm giữ nước và
dựng nước. Trải qua bao thăng trầm của thời gian và những biến cố của lịch sử,
nhiều giá trị truyền thống với những di sản văn hóa đã được hình thành, phát triển
và gìn giữ cho đến ngày nay. Những di sản này trở thành những yếu tố hấp dẫn du
khách đến để khám phá về đất nước và con người Việt Nam. Do đó, dưới góc độ
kinh doanh du lịch, cần phát huy và quảng bá những yếu tố này đến du khách trong
và ngoài nước để tăng hiệu quả kinh doanh du lịch. Việt Nam có rất nhiều di sản
được thế giới công nhận như Cố đô Huế, thánh địa Mỹ Sơn, phố cổ Hội An…
+ Hospitality: chính là lòng hiếu khách của người dân địa phương tại điểm
đến cũng như sự chu đáo trong quy cách phục vụ tại các cơ sở phục vụ lưu trú ăn
uống. Đây là yếu tố quyết định việc du khách có ấn tượng như thế nào với điểm
đến đó cũng như dịch vụ đó cũng như tỷ lệ họ sẽ quay trở lại hoặc giới thiệu với
người thân, bạn bè.
+ Honesty: Tính lương thiện, uy tín của doanh nghiệp kinh doanh du lịch là
một trong những nhân tố ảnh hưởng lớn tới việc thu hút du khách và đảm bảo cho
khả năng quay lại của du khách đối với doanh nghiệp. Khách quan, yếu tố này
không được khách du lịch nước người đánh giá cao khi đến Việt Nam. Họ không
chỉ phải chi trả phí dịch vụ cao hơn khách trong nước mà còn bị chèo kéo, ép giá,
… khi mua sắm, ăn uống, mua sắm đồ lưu niệm…
- Mô hình 6S (Pháp)
Sanitaire – Vệ sinh Serenité – Thanh thản
Santé – Sức khỏe Service – Dịch vụ
Securité – An ninh Satisfaction – Sự hài lòng
Trong đó:
+ Sanitaire – Vệ sinh: bao gồm vệ sinh thực phẩm, vệ sinh ăn uống, vệ sinh
nơi ngủ nghỉ, vệ sinh môi trường, vệ sinh các điểm tham quan.
- Santé – Sức khỏe: Ở Việt Nam, có những vùng đất có khí hậu ôn hòa, mát mẻ và
không khí trong lành phù hợp với các sản phẩm như : Đà Lạt, Sa Pa… yếu tố liên
quan đến sức khỏe như các hoạt động thể thao, nghỉ dưỡng, chữa bệnh: các khu
suối khoáng nóng
+ Securité – An ninh: bảo đảm an toàn về tính mạng, tài sản. Tại Việt Nam
đựơc xem là một đất nước hòa bình, có tình hình chính trị ổn định. Đáp ứng được
các nhu cầu về đảm bảo an toàn cho du khách.
+ Serenité – Thanh thản: du khách đi du lịch là để tìm sự thanh thản, thư
giãn và thiên nhiên thường là đối tượng tốt nhất cho sự thỏa mãn nhu cầu này.
- Service – Dịch vụ: Sản phẩm du lịch được cấu tạo nên chủ yếu bằng các dịch vụ
du lịch. Do vậy, muốn có sản phẩm tốt thì phải có dịch vụ tốt. Dịch vụ du lịch rất
đa dạng như dịch vụ lưu trú, dịch vụ vận chuyển, dịch vụ ăn uống, dịch vụ bưu
điện, ngân hàng…. Tại Việt Nam, các dịch vụ đang ngày càng được bổ sung nâng
cấp phục vụ du khách
+ Satisfaction – Sự hài lòng: Sự hài lòng của du khách phụ thuộc vào chất
lượng các dịch vụ cũng như phong cách phục vụ. Nếu khách hàng thực sự hài lòng,
họ sẽ mang thêm nhiều du khách khác nưa. Và uy tín, thương hiệu của doanh
nghiệp cũng từ đó được khẳng định
12.Khái niêṃ động cơ đi du lịch
Động cơ đi du lịch chính là những động lực thúc đẩy con người ta tham gia
vào các hoạt động du lịch.
13.Phân tích các loại động cơ đi du lịch phổ biến của du khách
- Nhóm động cơ đi du lịch thuần túy:
+ Đi du lịch với mục đích nghỉ ngơi, nghỉ dưỡng, nghỉ hè, nghỉ lễ, nghỉ cuối
tuần…
+ Đi du lịch với mục đích tham quan giải trí, thay đổi môi trường sống, phục
hồi tâm sinh lý, tái tạo sức lao động…
+ Đi du lịch với mục đích tham dự các lễ hội văn hóa, thể thao…
+ Đi du lịch với mục đích khám phá, tìm hiểu…
- Nhóm động cơ du lịch kết hợp công vụ
+ Đi du lịch với mục đích thăm viếng ngoại giao
+ Đi du lịch với mục đích công tác
+ Đi du lịch với mục đích kinh doanh
+ Đi du lịch với việc tham dự các liên hoan, hội thảo, triển lãm, thi đấu thể
thao…
+ Đi du lịch với mục đích nghiên cứu khoa học, giáo dục, du khảo văn
hóa…
- Nhóm các động cơ khác:
+ Đi du lịch với mục đích thăm viếng người thân
+ Đi du lịch với mục đích tôn giáo, tín ngưỡng
+ Đi du lịch vì thị hiếu
+ Đi du lịch tuần trăng mật

14.Khái niêṃ sở thích


Sở thích là 1 biểu hiện của hứng thú, là thái độ của du khách đối với một
đối tượng nào đó vừa có ý nghĩa đối với du khách, vừa đem lại sự khoái cảm cho
du khách do sự hấp dẫn lôi cuốn của đối tượng đó.
15.Phân tích các loại sở thích phổ biến của du khách

16.Phân tích Sở thích và thị hiếu của khách du lịch. Làm thế nào để vừa
đáp ứng được thị hiếu và sở thích của du khách, vừa đón trước được thị hiếu
và sở thích của du khách

17.Khái niêm
̣ Tâm trạng của du khách

- Tâm trạng của du khách là 1 dạng xúc cảm của du khách có cường độ vừa
phải, tồn tại trong thời gian tương đối dài và du khách ko có ý thức được nguyên
nhân gây ra nó.
- Tâm trạng là trạng thái xúc cảm chung, làm nền cho các hoạt động của con
người.
18.Các loại tâm trạng thường gă ̣p của khách du lịch
- Khách du lịch có tâm trạng dương tính: vui vẻ, hào hứng, thoải mái, cởi
mở, dễ hòa đồng và thích giao tiếp, dễ dãi trong quá trình tiêu dùng, phục vụ theo
đúng quy trình một cách chuyên nghiệp, thoải mái tránh quá thoải mái, thiếu tôn
trọng…
- Khách du lịch có tâm trạng âm tính: nét mặt, ánh mặt buồn bã, lo lắng;
cử chỉ, hành động mang gò bó, miễn cưỡng, khó tính, xét nét về giá cả, chất lượng,
cần bình tĩnh, tránh coi thường, lảng tráng, cần thân thiện, tạo cơ hội để đẩy dần
tâm trạng về ngưỡng dương tính.
- Khách du lịch trong tình tâm trạng căng thẳng (stress): khá phức tạp nhận
ra thông qua ánh mắt, hành vi, cần chu đáo, tận tình, lịch sự, tôn trọng và đối xử
công bằng, tránh những hành vi, lời nói làm họ cảm thấy khó chịu hơn.
19.Viêc̣ nắm được tâm trạng của du khách có ý nghĩa gì?
- Tâm trạng của mỗi cá nhân đóng vai trò nền tảng cho mọi hoạt động tâm
lý cũng như hành vi của con người
- Nắm được tâm trạng của du khách sẽ giúp những người phục vụ du lịch
kịp thời điều chỉnh thái độ, phong cách phục vụ và giao tiếp hợp lý nhất nhằm thỏa
mãn yêu cầu của du khách
20.Làm thế nào để du khách luôn có tâm trạng tích cực trong quá trình đi
du lịch?

21.Các yếu tố ảnh hưởng đến tâm trạng khách du lịch.
- Nhóm yếu tố chủ quan: sức khỏe, khí chất, tính cách, giới tính, nghề
nghiệp, văn hóa, tôn giáo, gia đình, thu nhập…
- Nhóm nhân tố khách quan: môi trường tự nhiên, môi trường XH (giá trị
văn hóa, lịch sử, tính cách DT, phong tục tập quán tại cộng đồng ở điểm đến…),
thái độ phục vụ của nv, chất lượng, giá cả…của sản phẩm, dịch vụ, CSVCKT hạ
tầng phục vụ DL

22.Khái niêm
̣ hành vi tiêu dùng
Hành vi tiêu dùng du lịch đó là hành động mà một cá nhân biểu hiện trong việc
tìm kiếm, mua, dùng, đánh giác các sản phẩm, dịch vụ du lịch để thỏa mãn các nhu
cầu về du lịch của họ.
23.Hành vi tiêu dùng diễn ra như thế nào

Bước 1: Nhận biết nhu cầu về sản phẩm


Bước 2: Xác định khả năng thanh toán
Bước 3: Thu nhận thông tin về sản phẩm
Bước 4: Ra quyết định mua
Bước 5: Thực hiện hành vi sau mua hàng
Bước 6: Tiêu dùng đánh giá sản phẩm
24.Phân tích quá trình thực hiêṇ 1 hành vi tiêu dùng

VD: Điểm du lịch Đà Nẵng


Bước 1: Nhận biết nhu cầu về sản phẩm
Đà Nẵng là một địa điểm du lịch hấp dẫn để giải tỏa căng thẳng, giảm stress
sau khoảng thời gian làm việc căng thẳng cũng như để tìm hiểu khám phá thêm về
thiên nhiên con người, phong tục tập quán, cảnh vật nơi đây.
Bước 2: Xác định khả năng thanh toán
- Phương tiện đi đến Đà Nẵng: Có 3 loại phương tiện phổ biến mà các bạn
có thể sử dụng để di chuyển tới Đà Nẵng, đó là máy bay, xe khách hay tàu hỏa.
Còn những ai muốn được ngắm đường, ngắm thiên nhiên thì có thể sử dụng xe
máy.
+ Máy bay: Hiện tại hầu hết các hãng hàng không như Vietnam Airlines, Jetstar
hay VietJetAir…đều có đường bay tới Đà Nẵng. Thường giá vé bay tới Đà Nẵng
chỉ khoảng 500.000 – 700.000/ chiều
+ Xe khách: Hiện nay, nhiều hãng xe du lịch tại các tỉnh và thành phố đều có
tuyến đi tới Đà Nẵng. Bên cạnh đó, bến xe nằm ở ngay trung tâm thành phố Đà
Nẵng nên việc di chuyển khá là tiện lợi. Từ Hà Nội các bạn bắt xe đi Đà Nẵng từ
bến xe Nước Ngầm, Giáp Bát, Mỹ Đình giá vé, chỉ từ 300.000 vnđ – 500.000
vnđ/chiều.
+ Tàu hỏa: Đà Nẵng có ga tàu ngay trong thành phố nên cực kỳ thuận tiện cho
bạn để di chuyển xung quanh thành phố và tìm đường. Giá vé tàu đi từ Hà Nội –
Đà Nẵng khoảng 300.000 – 650.000/ tùy theo loại ghế.
- Phương tiện đi lại ở Đà Nẵng
+ Thuê xe ô tô: nếu bạn đi nhóm đông, giá trong khoảng 15.000/km cho xe 4
chỗ và 16.000/km cho xe 7 chỗ.
+ Thuê xe máy với giá dao động từ 100k (đối với xe số) – 150k/ngày (xe ga) để
đi lại cho thoải mái. Hoặc có thể di chuyển bằng xe bus hay taxi, uber hoặc grab.
- Khách sạn và homestay:
+ Đà Nẵng thì có khá nhiều khách sạn và homestay nên việc chọn hay book
phòng không quá khó khăn. Các bạn có thể book trên các trang web book phòng
như Booking.com, VNTRIP.VN hay agoda hoặc traveloka .. hay có thể book qua
các bạn làm tour du lịch. Giá khoảng 900.000/người
- Ẩm thực Đà Nẵng
Ăn uống tại các nhà hàng địa phương, khu chợ,…. Giá khoảng 800.000/người
- Giá vé
Cho các trò chơi, vé vào cổng tham quan 600.000/người
- Các chi phí phát sinh khác.
Số tiền tour phải trả 15 triệu/4người
Bước 3: Thu nhận thông tin về sản phẩm
Mỗi thời điểm trong năm, Đà Nẵng đều mang những vẻ đẹp riêng nhưng từ
tháng 1 tới tháng 5 là thời điểm đẹp nhất để du lịch Đà Nẵng vì thời tiết mát mẻ và
không mưa. Tranh thủ đi tầm tháng 4 5 thì quá tuyệt vời. Khách du lịch chưa quá
đông và thời tiết thật sự dễ chịu. Một ngày với 3 mùa rõ rệt: xuân – hạ - thu. Buổi
sáng, tối đi đường cảm giác se se lạnh rất thoải mái dễ chịu.
- Địa điểm tham quan ở Đà Nẵng, không thể bỏ qua:
+ Về tắm biển phải kể tới bãi biển Mỹ Khê, được mệnh danh là bãi biển quyến
rũ nhất hành tinh với những bãi cát trắng mịn, sạch và thơ mộng. Bên cạnh tắm
biển bạn có thể tham gia nhiều hoạt động thể thao hấp dẫn như: Câu cá, lặn biển,
lướt ván, đi cano… Ngoài ra, bạn có thể lựa chọn những bãi biển hoang sơ, không
kém phần hấp dẫn như: Bãi tắm Xuân Thiều, bãi tắm ở Bán Đảo Sơn Trà hoặc Bãi
tắm Non Nước…
+ Bà Nà Hills – chốn bồng lai tiên cảnh. Cách trung tâm thành phố Đà Nẵng
khoảng 40km về phía tây nam, bạn sẽ được chiêm ngưỡng toàn bộ khung cảnh
thành phố mênh mông. Ghé thăm Bà Nà bạn sẽ được tham quan chùa Linh Ứng,
hầm rượu cổ, khu vui chơi trong nhà Fantasy Park với nhiều trò chơi hấp dẫn…
Đến Bà Nà Hill, bạn sẽ được tha hồ check in sống ảo với cây cầu bàn tay khổng lồ
– biểu tượng mới nổi của du lịch Đà Nẵng mà khách quốc tế cũng phải ngưỡng
mộ. Cầu Vàng là địa điểm du lịch nổi tiếng hiện nay ở Bà Nà Hills Đà Nẵng được
nhiều du khách yêu thích.
+ Ngoài ra, bạn có thể tham quan bảo tàng điêu khắc chăm Đà Nẵng, Suối
khoáng nóng Núi Thần Tài, Ngũ Hành Sơn, Chùa Linh Ứng, vịnh Lăng Cô, trượt
thác ở khu du lịch Hòa Phú Thành, tắm bùn…. ngắm cầu sông Hàn đặc biệt là về
đêm…
+ Nhắc đến những điểm tham quan nổi tiếng ở Đà Nẵng bạn không thể không
nhắc tới Cù Lao Chàm. Nơi đây gồm 8 hòn đảo: Hòn Lao, Dài, Mồ, Khô Mẹ, Khô
Con, Lá, Tai, Ông… Đây chính là nơi tuyệt nhất bạn có thể tận hưởng được vẻ đẹp
bình yên, hoang sơ và gần gũi của thiên nhiên.
- Ngoài ra còn có các lễ hội truyền thống như: Lễ hội đua thuyền diễn ra
vào tháng Giêng âm lịch hàng năm, lễ hội Cầu Ngư tổ chức sau khi ăn Tết và lễ hội
Quan Thế Âm., lễ hội Pháo hoa Quốc tế…
- Các làng nghề truyền thống: Làng nghề truyền thống chiếu Cẩm Nê, Nước
mắm Nam Ô, Làng đá Mỹ nghệ Non Nước, Làng nghề bánh tráng Túy Loan…
- Các địa điểm vui chơi giải trí
+ Khu phức hợp giải trí tại các siêu thị, trung tâm thương mại: Khu phức hợp
giải trí tại siêu thị Big C Đà Nẵng, Trung tâm vui chơi giải trí siêu thị Co.op Mart ,
Game center tại siêu thị Lotte Mart Đà Nẵng, Khu vui chơi tại trung tâm thương
mại Indochina…
+ Công viên vui chơi giải trí: Công viên châu Á Đà Nẵng, Phố vui chơi giải trí
đường Bạch Đằng, Khu vui chơi giải trí Bà Nà Hills Fantasy Park, Trung tâm vui
chơi giải trí Helio Center….
Bước 4: Ra quyết định mua
Vì vẫn còn là sinh viên chưa có khả năng kinh tế nên chúng em quyết định
tự xây dựng tour du lịch của riêng mình.
- Chúng em chọn xe khách để di chuyển đến Đà Nẵng cho tiết kiệm kinh phí.
Giá vé 400.000/người
- Chúng em chọn thuê xe máy để có thể chủ động di chuyển cũng như tự đi
khám phá nhiều nơi. Xe máy : 120k/1 ngày/1 xe.
- Đối với những du khách có “túi tiền” hạn hẹp hơn như chúng em và cũng
chỉ muốn tìm kiếm cho mình một nơi để ngủ và muốn đi chơi nhiều thì chũng em
đã chọn Finger Hotel Danang ở 171 Nguyễn Văn Thoại, cũng rất gần Mỹ Khê. Với
mức giá phòng : 350k/1 ngày. Khách sạn cung cấp phòng đẹp, mới với các dịch vụ
như hồ bơi ngoài trời, phòng thể dục, vườn, có bao gồm bữa sáng với đồ ăn và
phục vụ được đánh giá khá cao.
- Chúng em đã thưởng thức ẩm thực:
+ Bữa ăn hàng ngày tại khách sạn: 70.000/bữa/người
+ Quán mì Quảng Bà Mua giá khoảng 25k/tô.
+ Quán Bánh tráng Thịt Heo Bà Hường giá 50k/suất.
+ Bún chả cá 20k/bát.
+ Ngoài ra còn rất nhiều món ngon giá rẻ như: gỏi cá Nam Ô, bánh xèo, bê thui
Cầu Mống, nem lụi, chè xoa xoa hạt lựu ở chợ 5000/cốc, ốc giá 25.000/đĩa, tré …
- Giá vé
+ Giá vé Công viên Châu Á - Asia Park Đà Nẵng: 150.000/người
+ Khu du lịch suối khoáng nóng Thần Tài 400.000/người
+ Vé Cáp treo khu du lịch Bà Nà Hill: 450.000-750.000/người lớn
+ Bán đảo Sơn Trà: Bãi Rạng, Bãi Bụt: miễn phí vào cổng, Cảng Tiên sa: vé
vào cổng, đã bao gồm phí giữ xe 25.000VND/1 người, Hải đăng: 20.000 VND
/1người /1 lượt, Nhất Lâm Thủy Trang Trà: 10.000VND/1 lượt đã bao gồm tiền
giữ xe.
Bước 5: Thực hiện hành vi sau mua hàng
Ngày 1:
Sau khi xuống xe khách. Địa điểm tham qua đầu tiên là Bán đảo Sơn Trà –
tham quan chùa Linh Ứng. Sau đó thuê xe máy đi tham quan một vòng Đà Nẵng
với Cầu Tình Yêu, tượng Cá chép Hóa Rồng và chiêm ngưỡng những cây cầu đẹp
của Đà Nẵng...
Trưa: Bọn em dùng bữa trưa với đặc sản “Bánh tráng thịt heo 2 đầu da và Mỳ
Quảng”.
Chiều: Tiếp tục đi tham quan Ngũ Hành Sơn, rồi đến đi Hội An. Đến Hội An,
tham quan 1 vòng Phố cổ, chụp ảnh tại các địa danh nổi tiếng như: Chùa Cầu, Nhà
Cổ,... Lúc này Phố cổ đã bắt đầu lên đèn, đẹp lung linh. Sau đó mình đi mua sắm ở
chợ đêm, ăn tối đặc sản Hội An như: cơm gà, cao lầu,..., đi thuyền thả hoa đăng.
Tối tầm 21h: Đi xe lại khách sạn Đà Nẵng, đi dạo quanh khách sạn rồi về nghỉ
ngơi chuẩn bị cho ngày tiếp theo.
Ngày 2:
Dành cả ngày để đi Bà Nà vì nghe nói đi Bà Nà phải đi cả ngày mới chơi hết
được. Giá vé cáp treo đi là 750k/người.
Sau khi ăn sáng tại khách sạn, 8h thuê xe đi Bà Nà Hills. Trên đường đi có ghé
tạp hóa mua ít bánh và nước để đề phòng mọi người đói và mất sức.
Khi lên đến Bà Nà. Bọn em check-in tại Cầu Vàng, cây cầu nổi tiếng nhất Đà
Nẵng. Sau đó đi tham quan Hầm rượu Debay, Vườn hoa Le Jardin D’Amour,...
Đến 12h ăn buffet trưa tại nhà hàng ở làng Pháp với giá 255.000/người. Buffet
ở Bà Nà có nhiều món ngon và đa dạng.Ăn xong buffet thì kéo nhau xuống chơi
trò chơi tại Fantasy Park.
Đến chiều về lại khách sạn nghỉ ngơi, đi tắm biển Mỹ Khê.
Đến 18h00 thì đi ăn ở nhà hàng, với những món đặc sản nổi tiếng của Đà Nẵng.
Sau khi ăn thì lên đoạn Cầu rồng lang thang dạo một chút xem cầu Rồng phun
nước/lửa rồi ra Cầu tình yêu chơi, cả đoàn chụp vài kiểu ảnh, rồi lại chợ Đêm Sơn
Trà tham quan, mua 1 ít đồ về làm quà. Rồi về khách sạn nghỉ ngơi.
Ngày 3:
Quyết định đi chinh phục con đèo Hải Vân hùng vĩ. Đèo Hải Vân hay còn
gọi là đèo Mây, Hải Vân Quan cao trên 500 m so với mực nước biển, có chiều dài
20 km nối liền ranh giới Đà Nẵng và Huế. Không chỉ hấp dẫn bởi cảnh sắc tuyệt
mỹ với một bên là vách đá dựng đứng và một bên là biển cả bao la rộng lớn. Điều
mà mình thấy thích nhất ở đây là cảm giác được lái xe luồn lách qua những khúc
cua uốn lượn đến thốt tim. Tầm nhìn lý tưởng ra toàn thành phố Đà Nẵng. Tại đây,
còn được check-in với cây thông cô đơn, hòn đá cụ Rùa, Hải Vân Quan,… nữa.
Sau đó sẽ đi mua các loại hải sản tươi sống và khô như mực, tôm, cá khô
tẩm tại chợ Cồn, chợ Hàn… Các loại bánh tré Bà Đệ, rong biển Mỹ Khê, nước
mắm Nam Ông… để làm quà cho người thân bạn bè.
Cuối cùng về khách sạn xếp đồ ra xe khách và kết thúc chuyến đi.
Bước 6: Tiêu dùng đánh giá sản phẩm
Sau khi kết thúc chuyến đi và trở về, chúng em sẽ chia sẻ những kinh
nghiệm, những địa điểm thú vị cho mọi người xung quanh hoặc lên các diễn đàn về
du lịch chia sẻ chuyến đi tuyệt vời này đến với mọi người

25.Nhân tố ảnh hưởng đến hành vi tiêu dùng


- Các nhân tố văn hóa
+ Văn hóa là toàn bộ những giá trị vật chất, tinh thần do con người sáng
tạo ra trong quá trình cải tạo tự nhiên và XH
+ Hệ thống các giá trị văn hóa có vai trò định hướng cho hành vi tiêu
dùng, đặc biệt là tiêu dùng các sản phẩm tinh thần: Tín ngưỡng-tôn giáo (những
quy định, những kiêng kị riêng phải tuân theo), truyền thống (Những đức tính, lối
sống, kinh nghiệm XH, được giữ gìn, củng cố và phát huy tác dụng từ thế hệ này
sang thế hệ khác), tập quán (những thói quen lâu đời, những cách ứng xử được lặp
đi lặp lại trở thành nề nếp lan truyền rộng rãi)
- Các nhân tố xã hội
+ Gia đình: có nhu cầu và cách thức tiêu dùng sản phẩm khác nhau,
phẩm cấp khác nhau.
+ Vai trò, vị trí của cá nhân trong gia đình và tập thể: có tác động đến họ
tiêu dùng những gì và như thế nào.
+ Nhóm tham chiếu: là những nhân vật CN noi theo, tác động đến hành
vi tiêu dùng. Có thể noi gương người giản dị, có thể noi gương người sành điệu,
đua đòi.
- Các nhân tố cá nhân
+ Độ tuổi: lứa tuổi khác nhau sẽ sử dụng sản phẩm khác nhau cả về
chủng loại và phẩm cấp
+ Nghề nghiệp: nghề khác nhau có nhu cầu về sản phẩm khác nhau nên
tiêu dùng những loại sản phẩm khác nhau.
+ Lối sống: Lối sống của con người chi phối hành vi tiêu dùng của họ,
họ có thể giản dị hoặc tiêu dùng xa sỉ
- Các nhân tố tâm lý
+ Đặc điểm nhân cách: mỗi con người thể hiện cụ thể trong mua sắm và
tiêu dùng
+ Động cơ, nhu cầu: CN tiêu dùng sản phẩm nào đó đều do nhu cầu,
động cơ chi phối: để thể hiện đẳng cấp hay vị thế…
+ Kinh nghiệm: Kinh nghiệm về các loại sản phẩm, về cách thức sử
dụng, bảo quản sản phẩm, những hiểu biết về sản phẩm và quá trình tiêu dùng các
loại sản phẩm.

ÔN TẬP CHƯƠNG 3

Các loại du khách được phân loại theo từng yếu tố tâm lý

Đă ̣c trưng tâm lý của du khách phân loại theo mức đô ̣ biểu hiê ̣n của nhu cầu và giải
pháp chăm sóc những đối tượng khách hàng này

Đă ̣c trưng tâm lý của du khách phân loại theo thái độ cá nhân đối với người phục
vụ và giải pháp chăm sóc những đối tượng khách hàng này.

Đă ̣c trưng tâm lý của du khách phân loại theo thói quen tiêu tiền và khả năng thanh
toán & giải pháp chăm sóc những đối tượng khách hàng này.

Đă ̣c trưng tâm lý của du khách phân loại theo giới tính và giải pháp chăm sóc
những đối tượng khách hàng này.

Đă ̣c trưng tâm lý của du khách phân loại theo đô ̣ tuổi & giải pháp chăm sóc những
đối tượng khách hàng này.

Đă ̣c trưng tâm lý của du khách phân loại theo nghề nghiê ̣p & giải pháp chăm sóc
những đối tượng khách hàng này.

ÔN TẬP CHƯƠNG 4

Khái niê ̣m giao tiếp

Phân tích các yếu tố tham gia vào quá trình giao tiếp

Khái niê ̣m giao tiếp bằng ngôn ngữ

Phân tích các hình thức giao tiếp bằng ngôn ngữ

Kỹ thuâ ̣t chung trong giao tiếp bằng ngôn ngữ / Lỗi sai trong giao tiếp bằng ngôn
ngữ và cách khắc phục / Lưu ý trong giao tiếp bằng ngôn ngữ

Hình thức giao tiếp nào quan trọng hơn? Vì sao?
Một số lưu ý để thành công trong giao tiếp lần đầu

Phân tích vai trò của giao tiếp hiê ̣u quả trong hoạt động du lịch

Phân tích các nguyên tắc khi giao tiếp du lịch.

Trình bày các kỹ năng cơ bản hỗ trợ giao tiếp hiê ̣u quả trong du lịch

Phân tích các kỹ năng dưới dạng 1 câu nhâ ̣n định. VD: Tại sao nhà triết gia Hy lạp
Aristotle lại nói: “Cá tính của người nói là một trong những thành tố hiê ̣u quả nhất
của sự thuyết phục”

You might also like