You are on page 1of 26

Mẫu 1B: Mẫu trình bày bài tiểu luận

ĐẠI HỌC HUẾ


TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI NGỮ
KHOA: VIỆT NAM HỌC

BÀI TIỂU LUẬN

ĐỀ TÀI: Giới thiệu, phân tích đặc điểm và ý nghĩa của 01 lễ hội truyền
thống ở quê hương các anh/chị? Quan điểm của anh/chị về việc
bảo tồn và phát triển lễ hội đó trong giai đoạn hiện nay?

Học phần : Cơ sở văn hóa Việt Nam


Sinh viên thực hiện : Nguyễn Xuân Quốc
Mã sinh viên : 20F7540138
Nhóm học phần : Nhóm 2
Giảng viên phụ trách : Hồ Viết Hoàng
Mẫu 1B: Mẫu trình bày bài tiểu luận

Huế, tháng 6 năm 2021

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU ………………………………………………………………TrangB. NỘI


DUNG …………………………………………………………… Trang

I. Giới thiệu, phân tích đặc điểm và ý nghĩa của lễ hát bội tại làng Khánh
Đức ở Quảng Nam. Trang
II. Quan điểm của bản thân về việc bảo tồn và phát triển lễ hội đó trong
giai đoạn hiện nay. ….. Trang
Mẫu 1B: Mẫu trình bày bài tiểu luận

C. PHẦN KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ …………………..………………Trang


I..………………..…………………………………………………… Trang
II. … ….…………………………………………………………… Trang

Tài liệu tham khảo
Mẫu 1B: Mẫu trình bày bài tiểu luận

A. MỞ ĐẦU

Việt Nam là một đất nước có một kho tàng văn hóa – lịch sử đa dạng, phong
phú. Ngoài những khu di tích mang bề dày lịch sử ngàn năm văn hiến, những
địa điểm du lịch hấp dẫn, những nhạc cụ, hay điệu múa đầy cuốn hút của dân
tộc Êđê,… thì những lễ hội truyền thống cũng trở thành một món ăn tinh thần
không thể thiếu đối với người dân Việt Nam. Chúng ta không thể phủ nhận
được rằng lễ hội truyền thống luôn là một đề tài luôn mới mẻ đối với các nhà
nghiên cứu dân tộc. Bởi vì mỗi tỉnh thành trên mảnh đất hình chữ S của chúng
ta đều có cho mình những lễ hội truyền thống riêng, mang đậm nét đặc trưng
riêng, không trộn lẫn. Có thể kể đến những lễ hội nổi bật như: lễ hội Đền Hùng
tại Phú Thọ, lễ hội đền Gióng tại Sóc Sơn hay lễ điện Hòn Chén tại Huế,…
Trong bài nghiên cứu này, tôi muốn trình bày nhiều hơn nữa những khía
cạnh về “Những lễ hội truyền thống ở địa phương”. Cụ thể là lễ hội hát bội của
người dân làng Khánh Đức.
Có nhiều nguyên nhân khiến thôi thúc tôi thực hiện nghiên cứu về đề tài
này. Thứ nhất, bản thân tôi nhận thấy lễ hội truyền thống ở địa phương là một
đề tài rất hay và thú vị. Đặc biệt tôi nhận thức được tầm quan trọng mà lễ hội
này mang lại đối với người dân địa phương tôi từ trước đến nay. Hát bội trở
thành lễ hội thường niên mỗi độ xuân về. Bên cạnh đó, tôi muốn giới thiệu
những giá trị nhân văn của mà lễ hội này mang lại đến du khách để nó được biết
đến nhiều hơn. Cuối cùng, tôi cho rằng người dân đặc biệt là thế hệ trẻ cần có
trách nhiệm trong việc bảo tồn, giữ gìn và phát huy giá trị mà lễ hội này mang
lại.
Mục tiêu của bài tiểu luận này là cung cấp những kiến thức về lễ hội hát
bội của quê hương tôi thông qua các phần giới thiệu, phân tích đặc điểm và ý
nghĩa của 1 lễ hội truyền thống tại quê hương tôi đến với mọi người. Hơn nữa,
tôi trình bày quan điểm của bản thân về việc bảo tồn và phát triển lễ hội đó
trong giai đoạn hiện nay.
Mẫu 1B: Mẫu trình bày bài tiểu luận

Bài tiểu luận được sử dụng phương pháp nghiên cứu lý thuyết. Tôi thu thập
thông tin qua những bài báo, những bài tư liệu để từ đó chọn ra những khái
niệm, những luận cứ cơ sở để từ đó phát triển đề tài của mình một cách tốt nhất.
Với đề tài trên, tôi xin được trình bày những nội dung sau đây :
Phần I : Giới thiệu, phân tích đặc điểm và ý nghĩa của « lễ hội hát bội » tại làng
Khánh Đức ở Quảng Nam.
1. Giới thiệu chung về lễ hội hát bội.
2. Phân tích đặc điểm của lễ hội hát bội.
3. Ý nghĩa lễ hội hát bội.
Phần II : Quan điểm của bản thân về việc bảo tồn và phát triển lễ hội đó trong
xã hội hiện nay.
Mẫu 1B: Mẫu trình bày bài tiểu luận

B. NỘI DUNG

I. GIỚI THIỆU CHUNG, PHÂN TÍCH ĐẶC ĐIỂM VÀ Ý NGHĨA CỦA


LỄ HỘI HÁT BỘI TẠI LÀNG KHÁNH ĐỨC Ở QUẢNG NAM.
1. Khái niệm lễ hội:
- Lễ hội là một hình thức sinh hoạt tổng hợp bao gồm các mặt tinh thần và vật
chất, tôn giáo tín ngưỡng và văn hóa nghệ thuật, linh thiêng và đời thường… là
một sinh hoạt có sức hút một số lượng lớn những hiện tượng của đời sống xã
hội.
- Lễ hội là một hình thức sinh hoạt tập thể của nhân dân sau những ngày lao
động vất vả hoặc là một dịp để mọi người hướng về một sự kiện lịch sử trọng
đại của đất nước, hoặc liên quan đến những tín ngưỡng của nhân dân, hoặc chỉ
đơn thuần là những hoạt động có tính chất giải trí.
- Lễ hội là mang tầm quan trọng, nó là những dấu ấn văn hóa đặc trưng riêng
của đất nước nói chung và từng vùng miền, tỉnh thành nói riêng.

1. Giới thiệu chung về lễ hội hát bội.

Quê hương tôi Quảng Nam là một mảnh đất mang nét văn hóa lịch sử đặc
trưng, được mệnh danh là mảnh đất “ngũ phụng tề phi “ với những lễ hội truyền
thống như: lễ Cầu Bông, lễ vía bà Thu Bồn, lễ tế cá Ông,… Nhưng một lễ hội
mà tôi cảm thấy vô cùng ý nghĩa chính là lễ hội hát bội được tổ chức hàng năm
tại làng Khánh Đức - làng hát bội nổi danh của xứ Quảng.

Giới thiệu sơ lược về làng Khánh Đức:

Theo các cụ cao niên, làng Khánh Đức là do cư dân xứ Thanh Nghệ lập từ trước
năm Minh Mạng thứ 17 (1836) khi vua ra lệnh cắt bốn tổng của huyện Duy
Xuyên và một tổng của huyện Lễ Dương (nay là Thăng Bình) lập nên huyện
Quế Sơn. Ngôi làng nằm nép mình bên tả ngạn sông Ly Ly hiền hòa uốn lượn
dưới những vùng đồi nhấp nhô, khô cằn của miền trung du.
Mẫu 1B: Mẫu trình bày bài tiểu luận

Trên một ngọn đồi ở đầu làng có hai tảng đá lớn, hình thù giống như chiếc mão
đội đầu của quan lại. Một tảng giống mão của quan văn, tảng kia giống mão của
tướng võ. Tương truyền, khi xưa có thầy địa lý ngang qua làng nhìn thấy thế đất
“hổ tọa” và hai tảng đá lạ bèn ghé hỏi thăm có phải trong làng đã có người đỗ
đạt cao hiện đang làm quan một văn và một võ. Người trong làng trả lời rằng
không. Thầy địa ngạc nhiên lắm, nhưng khi nghe dân làng kể làng có truyền
thồng hát bội thì thầy địa lý gật gù mà rằng, hát bội cũng được làm quan văn,
quan võ vậy.

Làng Đức Giáo (nay thuộc xã Quế Châu, huyện Quế Sơn, Quảng Nam) từ lâu
được xem là 'cái nôi' của hát bội xứ 'ngũ phụng tề phi'.
ẢNH: LÊ CÔNG SƠN
NGUỒN GỐC LỄ HỘI HÁT BỘI:
Truyền thống hát bội của làng Khánh Đức có từ đầu thế kỷ XIX khi một nhóm
nghệ sĩ hát bội tại kinh thành Huế đến định cư và lập một làng riêng ngay trong
Mẫu 1B: Mẫu trình bày bài tiểu luận

lòng làng Khánh Đức lấy tên là Đức Giáo. Họ đã chọn trung tâm thung lũng
Quế Sơn làm nơi định cư mới và hành nghề ca bộ. Trong dân gian hiện còn lưu
truyền “Đức Giáo vô địa lập chùy dĩ xướng ca vi nghệ” (Làng Đức Giáo không
mảnh đất cắm dùi lấy xướng ca làm nghề) và “Hữu đinh vô điền, xuất ca chi các
huyện hạt, dĩ thu ngân sung nạp ngân đinh” (Có đinh mà không có ruộng, đi hát
khắp các huyện hạt lấy tiền để nạp thuế đinh).
Gánh hát Đức Giáo nhờ mối quan hệ gần gũi với cung đình cùng phong
cách nghệ thuật chính cống đã có một chỗ đứng nhất định trong giới ca bộ lúc
bấy giờ, cùng với Khánh Thọ (Tam Kỳ) là hai gánh hát nổi tiếng nhất xứ Quảng
Nam. Nghệ sĩ của Đức Giáo thường được mời về kinh biểu diễn, có lúc gánh
hát làng Đức Giáo còn được vua Nguyễn sắc phong là làng Nhị ca chỉ đứng sau
cung đình mà thôi (tuồng cung đình là Nhất ca). Rất tiếc những thư tịch cổ này
đã bị chôn vùi trong một trận bom năm 1972 cùng với nhiều đạo cụ và y trang
của gánh hát nhưng những cụ già luôn nhắc về điều đó như là một niềm tự hào
riêng của xóm làng. Những lúc hưng thịnh gánh hát Đức Giáo chia làm hai đội
thay phiên nhau lưu diễn. Một phần của không gian văn hóa cổ truyền, lễ hội sôi
động của Quảng Nam xưa gắn liền với ca bộ làng Đức Giáo.
Đến cuối thời Nguyễn hoạt động ca xướng lâm vào thoái trào do nhà
nước không còn đảm đương ngân sách và chính sách bảo trợ. Tuồng cung đình
bị giải thể, cùng lúc đó các hình thức giải trí hoạt động văn hóa mới xuất hiện
chiếm dần không gian văn hóa ca bộ. Các gánh hát tư ở Huế, Quảng Nam, Bình
Định tuy không sụp đổ nhưng dần rơi vào suy yếu, hát bội chỉ còn xuất hiện
trong các buổi tế lễ, hội hè quan trọng của năm chứ không còn là hình thức giải
trí đại trà và bình dân nữa.
Hát bội - sự thay đổi theo thời gian:
Xưa, quanh năm có đủ lý do, lễ hội để người dân xứ Quảng bày trò ca
hát. Làng hát bội Đức Giáo vì thế cũng bận rộn theo nhịp sống, các nghệ sĩ làng
bôn ba khắp chốn và trở nên nổi tiếng. Theo lệ cũ vào những ngày đầu năm
gánh hát Đức Giáo sẽ tổ chức hát lễ cầu an tại làng quê trước khi đi lưu diễn
Mẫu 1B: Mẫu trình bày bài tiểu luận

làm ăn. Những lúc hưng thịnh, gánh hát Đức Giáo tổ chức đến hai hoặc ba đêm
biểu diễn quy tụ những nghệ sĩ tên tuổi của làng và những gánh hát vùng lân
cận có quan hệ. Đó thực sự là lễ hội văn hóa sôi động vào những ngày đầu năm
ở thung lũng Quế Sơn. Sân bãi có diễn tuồng xưa thường chật kín người, khán
giả xa gần lũ lượt kéo về làng Khánh Đức để xem. Khi lưu diễn gánh tuồng Đức
Giáo luôn nhận được ái mộ xa gần, chuyện trẻ bỏ nhà, thôn nữ trốn cha lén theo
gánh Đức Giáo xem hát là chuyện không hiếm. Lúc đó Đức Giáo là một làng
nghệ sĩ.
Hiện nay, gánh hát Đức Giáo chuyên nghiệp không còn tồn tại, nghệ sĩ
hát bội làng Khánh Đức không còn được mời đi lưu diễn như xưa, ca bộ không
còn là kế sinh nhai nữa, họ dần trở thành những nông dân bình thường, với cuộc
sống mưu sinh khá nhọc nhằn nhưng những hậu duệ của gánh hát năm xưa vẫn
luôn luôn duy trì được truyền thống ca bộ.
Mỗi năm vào mồng 2 dịp Tết Nguyên đán làng Khánh Đức tổ chức lễ hát
bội cầu an một lần và họ lại trở thành nghệ sĩ. Theo các cụ già nếu năm nào tổ
chức tốt dân làng sẽ được phù hộ làm ăn suôn sẻ, xóm làng thuận hòa, con cháu
đi xa làm ăn phát đạt. Nói đến văn hóa làng Khánh Đức người ta nghĩ ngay đến
ca bộ, trước đây hầu như gia đình nào trong làng cũng có người  biết ca xướng.
Tuy nhiên mỗi năm tổ chức một lần nên bầu gánh hát chỉ chọn một số người
thích hợp nhất cho tuồng diễn. Chính cơ chế “hạn ngạch” đó khiến nhiều người
dù biết ca bộ nhưng chưa một lần được lên sân khấu hoặc phải đợi thật lâu mới
tới lượt mình.
Hiện tại phong trào hát bội làng Khánh Đức hoạt động trong khuôn khổ
câu lạc bộ tuồng, hội viên chính là những nghệ nhân lão làng được chân truyền
qua bao thế hệ, đứng đầu là nghệ nhân Huỳnh Hoa tuổi ngoài tứ tuần, người đã
gắn bó với ca bộ từ khi còn nhỏ. Ông là một nghệ sĩ hát bội tài hoa, đam mê
nghề, được nhiều người yêu thích là linh hồn của Câu lạc bộ Tuồng làng Khánh
Đức. Ông là kép chính của gánh hát đồng thời là người phụ trách mọi mặt cho
câu lạc bộ từ chuyện tổ chức đào tạo và diễn xuất. Công việc này nghệ nhân
Mẫu 1B: Mẫu trình bày bài tiểu luận

Huỳnh Hoa làm gần như không công, vì kinh phí ít ỏi của câu lạc bộ là do dân
làng tự nguyện đóng góp, thỉnh thoảng mới có những mạnh thường quân hào
phóng và nhận được sự quan tâm của chính quyền địa phương. Điều làm ông
hạnh phúc nhất là đã tự tay gầy dựng được đội hát bội đồng ấu bao gồm các em
nhỏ của làng Khánh Đức, đó là thế hệ nghệ sĩ tương lai cho ca bộ làng Khánh
Đức.
2. Vài nét về đặc điểm của lễ hội hát bội.

PHẦN NÀY CHIA RA VỀ NHÂN VẬT (CÁCH THỂ HIỆN, TRANG


ĐIỂM,…), SÂN KHẤU, NHẠC CỤ BIỂU DIỄN, THỂ LOẠI NHẠC
ĐƯỢC CHỌN ĐỂ BIỂU DIỄN, CÁCH CHỌN BÀI HÁT

Do xuất phát trước cải lương, khi xã hội còn bị chi phối sâu sắc bởi chế độ
phong kiến nên nội dung cốt lõi của các vở tuồng trong lễ hội hát bội là về
lịch sử, đối nhân xử thế, nhân lễ là nghĩa trí tín, đề cao đạo hiếu (gia đình,
bằng hữ, quân thần,...). Mọi hành động, lời ca trong hát bội đều được diễn
xuất rất bi hùng, oai phong lẫm liệt dù là bất cứ vai nào, mang tính ước lệ
cao.

Nghệ thuật sân khấu của lễ hội hát bội thuộc thể loại bi hùng, tư tưởng
luôn đề cao tính trung quân tiết nghĩa, nội dung hầu hết dựa theo tích xưa,
chính sử Trung Quốc nhưng do các tác giả người Việt biên soạn. Đặc điểm
này rất nổi trội trong Hát bội, khi tiết mục hát bội mở màn, sân khấu là
những cung điện nguy nga lộng lẫy những lâu đài hoành tráng hoặc là những
phong cảnh tuyệt đẹp ở bên ngoài
Mẫu 1B: Mẫu trình bày bài tiểu luận

Các nhân vật là những ông hoàng, bà chúa, thánh thần, tiên ông, công
hầu, khanh tướng hoặc là nô lệ, dân thường,...Nói chung là đầy đủ mọi tầng
lớp khác nhau trong xã hội thời phong kiến xa xưa, với những xiêm y rực rỡ;
oai phong lẫm liệt những áo mão cân đai, những bộ đồ bình thường, ránh
rưới...
Trong tiết mục hát bội, số phận của những nhân vật trung quân tiết nghĩa
luôn được đề cao, dù kết cuộc có bi thảm nhưng rất hào hùng, bi tráng như
cái chết của Quan Công (Quan Vân Trường); là bậc trượng phu quân tử thà
chết chứ không chịu đầu hàng giặc “đi đại lộ về đại lộ”, dù biết giặc phục
quân nguy hiểm...; cái chết thế đứng của người hùng “Hữu dũng vô mưu”-
Từ Hải...; Đơn Hùng Tín thà chết để giữ chữ “tiết nghĩa”...
Vì thế mà hát bội không có hình tượng người công nhân, nông dân, sinh
viên, giáo viên, bác sỹ, kĩ sư...; cũng không có cảnh trí thiên nhiên như đồng
ruộng, núi đồi, trường học, trạm xá...Vì hát bội là hướng về những câu
chuyện cổ xưa, những chuyện xưa tích cũ nên mang một phong cách cổ
trang nên không có những cảnh trí và nhân vật hiện đại.
Cái hấp dẫn của lễ hát bội chính là diễn những tuồng tích thấm đẫm đạo
lý làm người mà những con người dân quê mộc mạc muốn hướng đến và
cũng là cách ứng xử rất đời thường đối với người thân trong gia đình, họ tộc
cũng như láng giềng và xã hội.
Về thủ pháp nghệ thuật, hát bội có tính ước lệ và tượng trưng rất cao.
Chỉ những bước chân của diễn viên trên sân khấu là bằng cả vạn dậm ngoài
trời, cây roi có lúc tương trưng là con ngựa, có lúc là binh khí để đánh giặc,
cái nhúng nhảy là ước lệ cho sự bay lên trời hay về núi... Ngôn ngữ Hát bội
đa phần là từ ngữ Hán Việt hoặc những từ ngữ tiết lý Nho giáo như “Quân
xử thần tử, thần bất tử bất trung; phụ từ tử hiếu, tử bất hiếu bất tử; vũ vô
thuyết tả năng lưu khách, sắc vị ba đào chốn nịch nhân...” Hát bội còn là loại
hình sân khấu gián cách, mang những đặc thù của Sân khấu phương Đông.
Mẫu 1B: Mẫu trình bày bài tiểu luận

Trình thức của Hát bội là cung đình, là những nghi thức tấu trình, thưa
bẫm, nghi lễ được quy ước theo khung khổ trong Cung đình rất quy củ...
Tính nghệ thuật chuyên nghiệp; trong lễ hội hát bội, hệ thống âm nhạc hoàn
chỉnh là loại âm nhạc bác học, hệ thống vai diễn (khoảng 30 loại vai đào -
kép cụ thể tính cách) kịch bản văn học hoàn chỉnh khá chặt chẽ, tính hội họa
rất cao trong miêu tả nhân vật và trong không gian - thời gian...
Ngoài ra, điều đặc biệt nhất và gần như là điểm dễ nhận biết nhất để phân
biệt hát bội với các nghệ thuật khác đó là trong lễ hội hát bội thường mặc
trên người các trang phục, trang sức và trang điểm vô cùng cầu kỳ. Cách
trang điểm, tô vẽ trên gương mặt, từ hình dáng đến màu sắc, cả trang phục,
điệu bộ, cử chỉ được quy định rõ ràng nên người xem hát bội chỉ cần nhìn
vào nhân vật là có thể biết được diễn viên diễn vai gì. Qua màu sắc và cách
hóa trang mà người xem có thể nhận ngay từ đầu về tính cách nhân vật hoặc
vai vế, vị trí của nhân vật đó...

Về mặt của nhân vật, nếu màu đỏ đại diện cho nhân vật là người thẳng
thắn, trí dũng, nghĩa khí, trung liệt. Nhân vật màu trắng có diện mạo đẹp, thư
Mẫu 1B: Mẫu trình bày bài tiểu luận

sinh, nhu mì, trong sáng. Màu xanh da trời là nhân vật này chưa biết tốt hay
xấu, nhưng rất mưu mô, xảo quyệt, ngông nghênh. Màu lục: nhân vật dạng
này không chung thủy, trước sau không đồng nhất ý kiến. Màu ???? và màu
bạc là nhân vật các nhà tu hành, thần tiên. Trắng mốc, xám, hồng nhạt là vai
nịnh thần, gian thần. Mặt thật, má hồng là các vai trung thần. Còn mặt vằn,
vện đen, trắng là nhân vật có tính bộc trực, nóng nảy. Cuối cùng mặt vằn
vện có xen màu đỏ là vai yêu ma quỷ quái.

Về lông mày, lông mày trắng là thần tiên, người cao tuổi. Lông mày mềm
mại đơn giản là người hiền. Lông mày uốn lượn, bay múa là người đắc ý,
kiêu ngạo. Lông mày thẳng dốc hoặc có viền đỏ là người nóng tính. Lông
màu cau có là người hay trầm tư, sầu muộn. Lông mày ngắn là kẻ gian xảo,
xu nịnh.

Cuối cùng là về râu, râu xanh hay đen dài là quan văn. Râu trắng hoặc bạc
dài là vai lão võ. Râu bắp màu hung đỏ là vai yêu ma. Râu ba hoặc năm
chòm xuông dài là vai đôn hậu, trầm tĩnh, quý phái. Râu đen xoắn là vai
nóng tính, dữ dằn. Râu ngắn ba chòm dành cho các vai dân thường, nông
dân, dân chài, tiều phu. Râu chuột là vai có tính cách bộp chộp, lanh chanh.
Râu dê hoặc râu vẽ lên mặt là các vai dê gái, công tử bột hoặc các vai diễn
hề.
Mẫu 1B: Mẫu trình bày bài tiểu luận

Hình tượng tướng giặc, kẻ gian được nhận diện qua màu mặt trắng mốc, râu
ria

Bài nhạc trong lễ hội hát bội là những bài nhạc cố định, dựa trên các
làng điệu đó mà soạn giả sẽ viết các lời khác nhau, phối hợp linh hoạt nhiều
làn điệu với nhau tạo ra sự phong phú cho môn nghệ thuật này. Hệ thống bài
bản của hát bội cực kì phong phú và phức tạp. Có ba loại điệu hát, trong mỗi
loại điệu chia ra nhiều điệu, nhiều bài nhỏ.

Về cách hát trong lễ hát bội, có một điều thú vị là nếu tinh ý thì phần lớn
tiếng nghệ sĩ hát và tiếng của dàn nhạc hầu như không ăn nhập gì nhau
nhưng tổng thể lại rất hòa hợp, nhiều cảm xúc. Cũng chính vì đàn và hát
không cần giống y đúc nhau nên người nghệ sĩ hát lẫn người nghệ sĩ dàn
nhạc đều có thể thăng hoa, phô diễn hết tài năng của mình. Có thể hiểu tiếng
đàn và tiếng hát tuy đi hai con đường khác nhau nhưng mục đích chung là
thăng hoa cảm xúc bản thân và cho người nghe, người xem. Các nghệ sĩ tuy
hát không theo nhạc, nhưng điệu bộ như động tác tay, chân, di chuyển tới
Mẫu 1B: Mẫu trình bày bài tiểu luận

lui, xoay người,... đều ăn khớp với nhịp hát và nhịp đàn, diễn tả được nội
dung câu hát. Chính điều này làm nên cái vẻ đẹp thẩm mỹ đầy tính nghệ
thuật và có chút ma mị quyến rũ người xem, người nghe. Có rất nhiều cách
hát như: Lối Nói, Hát Nam, Hát Khách, Xướng, Bách, Ngâm, Than, Oán,
Quân Bang, Quân Bài. Mỗi cách hát lại chia ra nhiều lối hát nhỏ hơn với rất
nhiều cung bậc cảm xúc để diễn tả nội dung vở tuồng như: xưng tên, giao
duyên, bẩm tấu, khẳng định điều mình muốn nói, uất ức số mệnh, than vãn
bi ai, ru con, thương nhớ người thân, diễu võ dương oai,... Kết hợp vào đó là
các cách hát thể hiện cảm xúc: hỉ, nộ, ái, ố.

.Một cảnh diễn vở Nguyệt cô hóa cáo. Ảnh: Internet

Cử chỉ của nhân vật trên sân khấu trong tiết mục hát bội được cách
điệu với sự biểu tượng hóa thu hút người xe một cách say đắm. Trong vở
Mẫu 1B: Mẫu trình bày bài tiểu luận

kịch phương Tây, khi một người tướng cưỡi ngựa thì đó phải là một con
ngựa thật hoặc một diễn viên mặc trang phục như con ngựa. Tuy nhiên ở hát
bội, người diễn chỉ cầm một cây roi màu nâu đỏ hoặc đen trắng tượng trưng
cho nhiều loại ngựa. Các diễn viên tuồng diễn xuất rất ngắn gọn và súc tích.
Chỉ với một cây roi, anh ta có thể làm cho khán giả cảm nhận con ngựa đang
phi nước đại hay nước tiểu thông qua lối diễn xuất tinh tế. Tương tự với một
mái chèo, nguời diễn sẽ làm cho khán giả cảm nhận họ đang chèo thuyền
trong tình trạng sóng to hay đang chèo với tốc độ chậm.

Ngoài ra, những chiếc trống cơm đóng vai trò rất quan trọng trong lễ hội hát
bội ở làng Khánh Đức bởi vì chúng kết nối diễn biến tâm lý tình cảm của
nhân vật với sân khấu và mang diễn viên đến gần với khán giả hơn. Nghệ
thuật hát bội ở làng tôi bao gồm nhiều mảng nghệ thuật khác như hóa trang,
thiết kế trang phục, vũ đạo, ca hát và sự kết hợp của nhiều loại nhạc cụ
truyền thống. Nghệ thuật hát bội đề cao tính Chân-Thiện-Mỹ và các quan
điểm trong cuộc sống người xưa như Nhân - Lễ - Nghĩa - Trí - Tín.
3. Ý nghĩa của lễ hội hát bội.

Lễ hội hát bội là một ngày lễ vô cùng ý nghĩa đối với người dân Quảng
Nam nói chung và đặc biệt là đối với người dân làng Khánh Đức nói riêng.
Không chỉ là một lễ hội truyền thống lâu đời mà nó còn có ý nghĩa vô cùng
quan trọng khi tổ chức đó là phù hộ mọi người dân trong làng sức khỏe dồi dào,
làm ăn thuận lợi, suôn sẻ và phát đạt, cầu mưa thuận gió hòa để người dân có
mùa màng bội thu, xóm làng thuận hòa. Lễ hội truyền thống này mang ý nghĩa
to lớn về mặt tinh thần, mang đến cho mọi người tham gia nhiều cung bậc cảm
Mẫu 1B: Mẫu trình bày bài tiểu luận

xúc khác nhau khi tham gia. Đây là một nét đẹp truyền thống từ xưa đến nay
của người dân làng Khánh Đức. Nó đã ăn sâu vào tinh thần của người dân ở
đây, lễ hội này là không thể thiếu được, là món ăn tinh thần của người dân
Khánh Đức mỗi khi tết đến xuân về.

II. Quan điểm của bản thân về việc bảo tồn và phát triển lễ hội đó trong
giai đoạn hiện nay.
Riêng đối với bản thân tôi, tôi vẫn còn nhớ khi trời vừa sẫm tối, tiếng trống
của lễ hội giục liên hồi làm cho chúng tôi nôn nao đến khó tả, đó là những kỉ
niệm không bao giờ quên được đối với người dân trong làng.
Nhưng theo thời gian, nhu cầu thưởng thức nghệ thuật của lớp trẻ đã khác
xưa nên lễ hội cũng đã vơi đi người tham gia. Nói cách khác, lễ hội đã dần bị
quên lãng cũng như mất đi vai trò lịch sử vốn có của hình thức nghệ thuật này.
Tuy nhiên, tôi tin chắc rằng, mỗi người con xa xứ quê tôi sẽ không bao giờ quên
được nghề hát bội truyền thống này, về những đêm hát bội ngày tết tiếng trống
chầu giục giã đến nao lòng khi mỗi độ xuân về.
NÊU HÌNH THỨC BẢO TỒN (SỬ DỤNG PHƯƠNG TIỆN TRUYỀN
THÔNG, TIẾP NỐI, DẠY NGHỆ THUẬT NÀY ĐẾN GIỚI TRẺ ĐỂ DUY
TRÌ,…)
Đối với tôi, mỗi lễ hội đều có nét tiêu biểu riêng và chứa đựng trong đó
nhiều giá trị văn hóa cao đẹp, đậm đà bản sắc dân tộc. “Lễ hội đêm Thành Cổ”
là một lễ hội truyền thống của Quảng Trị tổ chức theo định kỳ và rất đông người
đến tham gia. Lễ hội này hướng đến những linh hồn liệt sỹ đã hy sinh cho tổ
quốc, họ là những người mà ta cần phải tôn kính, ghi ơn, phải được các thế hệ
sau luôn ghi nhớ. Đó là các anh hùng dân tộc trong công cuộc chống ngoại xâm,
là những người có công lao to lớn đối với việc xây dựng đất nước, là những
người sẵn sàng hi sinh vì nghĩa lớn, ... Lễ hội chính là thái độ thể hiện lòng biết
ơn và sự ngưỡng vọng, tôn vinh của người đời sau đối với công lao, sự hy sinh
Mẫu 1B: Mẫu trình bày bài tiểu luận

của những người thế hệ đi trước. Do vậy, lễ hội này được xem như là nhịp cầu
nối quá khứ với hiện tại, là một trong những môi trường giáo dục truyền thống
và văn hóa dân tộc rất tốt cho lớp trẻ. Là một mảnh đất với toàn boom đạn, khỏi
lửa chiến tranh, Quảng Trị không ngừng xây dựng và phát triển, giữ gìn những
gì mà những thế hệ trước đã khó khăn gian khổ giành được. Tinh thần “uống
nước nhớ nguồn”, biết ơn những người có công, đây là một điều tự hào khi
tham gia lễ hội.
Tuy nhiên, trong thời thế xã hội đang ngày càng phát triển, con người dần lao
vào công cuộc đổi mới, không ngừng phát triển thì những giá trị cổ xưa dường
như có phần mai một. Những tấm lòng biết ơn chân thành và những giá trị lịch
sử ít nhiều đã bị suy giảm trước sự xâm lấn của yếu tố xã hội hóa và các hiện
tượng tiêu cực khác trong xã hội. Do vậy việc bảo tồn và phát triển lễ hội này
trong điều kiện xã hội đang bước vào công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa
là một vấn đề cấp thiết mà xã hội, hay chính bản thân tôi cần phải chú trọng.
Một số vấn đề thực trạng mà tôi nhận thấy được khi chính mình là người được
tham gia ngày “ lễ hội đêm Thành Cổ” là: Những người lớn tuổi, trung niên
hiểu được giá trị lịch sử, thấm nhuần được những khó khăn gian khổ thì rất cảm
động trong không khí của buổi lễ, còn với những người thuộc thế hệ trẻ, những
bạn ở tuổi vị thành niên có lẽ chưa thấm nhuần, cảm thấu được những giá trị đó,
họ tham gia lễ hội nhưng trong thân tâm vẫn chưa hiểu hết được những ý nghĩa,
thường xãy ra đùa cợt trong quá trình diễn ra buổi lễ. Cũng chính là vẫn đề này,
trong những lúc trang nghiêm của buổi lễ như thả đèn hoa đăng tại sông Thạch
Hãn vào buổi chiều, một số bạn lại không cảm nhận được sự linh thiêng, sự xúc
động khi cầm trên tay ngọn nến này, họ thoải mái chụp hình, nói những câu đùa
giỡn. Chưa kể đến, có những người lại chuộc lợi khi ngày lễ hội diễn ra bằng
cách buôn bán. 1/5 ở Quảng Trị đang trong khung trời mùa hạ, nắng nóng,
những người buôn bán lợi dụng đông người khách tham gia buôn bán phi lợi
nhuận những mặt hàng giải khát,... .Đó là những thực trạng trong ngày lễ mà
chính tôi cảm thấy cần phải thay đổi. Để bảo tồn và phát triển “lễ hội đêm
Mẫu 1B: Mẫu trình bày bài tiểu luận

Thành Cổ” trong thời thế xã hội hiện nay , ta cần phải đưa ra một vài biện pháp
để ngày lễ mãi mãi bảo tồn được sự uy nghiêm, thiêng liêng. Các nhà lãnh đạo
cần thắt chặt vẫn đề buôn bán trong ngày lễ diễn ra, thay vào đó bố trí những
bình nước ở quanh mọi hướng nơi diễn ra buổi lễ, để đảm bảo việc ổn định
trong ngày lễ. Một điều quan trọng mà tôi muốn mọi người, đặc biệt là những
lớp trẻ, những người con của Quảng Trị cần làm đó chính là biết về lịch sử của
quê hương mình, biết về lịch sử của trận Thành Cổ, trận chiến máu lửa năm
1972, họ phải có những hiểu biết về lịch sử, từ đó mới có thể nhận ra được
những giá trị của ngày “ lễ hội đêm Thành Cổ”. Khi họ nhận ra được những giá
trị đó, họ sẽ cảm thấy háo hức trông chờ ngày hội diễn ra để được chính mình
bày tỏ lòng biết ơn, ghi nhớ lại những công ơn của những chiến sỹ đã ngã
xuống. Đó cũng chính là điều mà bản thân tôi muốn chính mình cần phải làm
được. Trong cuộc sống hằng ngày của tôi, trong thời thế bây giờ, ngoại trừ
những giờ được học môn lịch sử thì hình như tôi chẳng bao giờ quan tâm đến
lịch sử, bận rộn xoay quanh với những thứ khác, dường như lịch sử bị tôi lãng
quên đi, nhưng bây giờ, khi tôi được tự mình tìm hiểu về ngày lễ hội này tại
Quảng Trị, tôi càng nhận ra những giá trị lịch sử tại mãnh đất Thành Cổ, mảnh
đất Quảng Trị thân thương. Tôi sẽ trau dồi kiến thức lịch sử mỗi ngày và hy
vọng mình sẽ tham gia ngày “ lễ hội đêm Thành Cổ” trong một suy nghĩ khác,
một lòng biết ơn chân thành đến những người chiến sỹ nơi đây. Là một người
thuộc thế hệ trẻ tại Quảng Trị, tôi sẽ không ngừng thay đổi bản thân mà còn
truyền đạt đến những người xung quanh, những người thuộc lớp trẻ là người
con của Quảng Trị nói riêng và mọi miền nói chung để đảm bảo và phát triển
ngày “ lễ hội đêm Thành Cổ” tại Quảng Trị. Giá trị, ý nghĩa của ngày lễ mãi
mãi được bảo tồn và phát triển, mọi người sẽ luôn hướng đến Thành Cổ vào
ngày 1/5 “ lễ hội đêm Thành Cổ”.
Mẫu 1B: Mẫu trình bày bài tiểu luận
Mẫu 1B: Mẫu trình bày bài tiểu luận
Mẫu 1B: Mẫu trình bày bài tiểu luận
Mẫu 1B: Mẫu trình bày bài tiểu luận

B. NỘI DUNG

I.
II
….
Mẫu 1B: Mẫu trình bày bài tiểu luận

C. KẾT LUẬN

I.
II
….
Mẫu 1B: Mẫu trình bày bài tiểu luận
Mẫu 1B: Mẫu trình bày bài tiểu luận

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Như chúng ta đã biết, Làng Khánh Đức, xã Quế Châu, huyện Quế Sơn có
truyền thống hát bội lâu đời và nổi tiếng xứ Quảng một thời. Nay hát bội không
còn là nghề mang tính sống còn, nhưng truyền thống ca bộ và dòng máu nghệ sĩ
vẫn lan tỏa như một hiện tượng văn hóa ngẫu nhiên và thú vị.

You might also like