You are on page 1of 28

Hội Gia sư Đà Nẵng chuyên giới thiệu các suất gia sư dạy kèm tại nhà

0934490995 - Hải Quyên

CƠ SỞ VĂN HÓA VIỆT NAM


ĐÁP ÁN NỘI DUNG ÔN TẬP CUỐI KỲ
1. Một số học giả tiêu biểu đề cập đến thuật ngữ Văn hóa trên thế giới và Việt
Nam (F.B. Tylor, F.Boas , tổ chức UNESCO, Trần Ngọc Thêm, Phan Ngọc, Hồ Chí
Minh)
2. Người đặt nền móng cho ngành Văn hóa học trên thế giới
3. Khái niệm văn hóa, văn minh, văn hiến, văn vật
4. Đặc trưng và chức năng của văn hóa
5. Quốc hiệu Việt Nam qua các thời kỳ lịch sử
6. Kinh đô Việt Nam qua các thời kỳ lịch sử
7. Cơ cấu ăn, cơ cấu bữa ăn, đặc trưng ẩm thực Việt
Nam
8. Đặc trưng trang phục Việt Nam
9. Tiêu chí chọn lựa nơi cư trú , xây dựng nhà ở
10. Biểu tượng văn hóa làng xã
11. Nguyên tắc tổ chức nông thôn truyền thống của người Việt
12. Mục đích xăm mình của người Việt cổ
13. An Nam tứ đại khí bao gồm?
14. Biểu tượng của tín ngưỡng phồn thực
15. Tín ngưỡng thờ Tứ bất tử
16. Những học thuyết, tư tưởng của Nho giáo, Phật giáo, Đạo giáo, Thiên chúa
giáo, Đạo Hồi
17. Phong tục tang ma , hôn nhân của người Việt
18. Nguyên lý Ngũ hành, tương sinh, tương khác
19. Loại hình nghệ thuật trong tín ngưỡng thờ cúng cả Ông, thờ Mẫu, thờ Then
20. Tiêu chí phân vùng văn hóa và phân vùng văn hóa Việt Nam (phân làm 6
vùng văn hóa)
21. Các tỉnh thành ở các vùng văn hóa châu thổ Bắc Bộ, Tây Bắc, Việt Bắc,
Trung Bộ, Tây Nguyên, Nam Bộ
22. Dân tộc đại diện cho sắc thái văn hóa Tây Bắc, Việt Bắc
23. Lễ hội đặc trưng ở các vùng văn hóa (lễ hội đâm trâu, cấp sắc, lồng tổng,
cầu ngư…)
24. Ẩm thực đặc trưng ở các vùng văn hóa
25. Tín ngưỡng thờ nữ thần ở các vùng văn hóa (thờ Thiên Y A Na, Pô Inư
Nagar, Mẹ Hoa …)

1
Hội Gia sư Đà Nẵng
https://hoigiasudanang.com/
Hội Gia sư Đà Nẵng chuyên giới thiệu các suất gia sư dạy kèm tại nhà
0934490995 - Hải Quyên

GỢI Ý TRẢ LỜI ĐỀ CƯƠNG CƠ SỞ VĂN HÓA VIỆT NAM

GỢI Ý TRẢ LỜI ĐỀ CƯƠNG CƠ SỞ VĂN HÓA VIỆT NAM 2


Người đặt nền móng cho ngành Văn hóa học trên thế giới 3
Khái niệm văn hóa, văn minh, văn hiến, văn vật 4
Đặc trưng và chức năng của văn hóa 5
Quốc hiệu Việt Nam qua các thời kỳ lịch sử 6
Kinh đô Việt Nam qua các thời kỳ lịch sử 8
Cơ cấu ăn, cơ cấu bữa ăn, đặc trưng ẩm thực Việt Nam 12
Đặc trưng trang phục Việt Nam 14
Tiêu chí chọn lựa nơi cư trú , xây dựng nhà ở 16
Biểu tượng văn hóa làng xã 17
Nguyên tắc tổ chức nông thôn truyền thống của người Việt 17
Mục đích xăm mình của người Việt cổ 18
An Nam tứ đại khí bao gồm? 18
Biểu tượng của tín ngưỡng phồn thực 19
Tín ngưỡng thờ Tứ bất tử 19
Những học thuyết, tư tưởng của Nho giáo, Phật giáo, Đạo giáo, Thiên chúa
giáo, Đạo Hồi 20
Phong tục tang ma , hôn nhân của người Việt 20
Phong tục tang ma 20
Phong tục hôn nhân 21
Nguyên lý Ngũ hành, tương sinh, tương khắc 22
Luật tương sinh: 22
Luật tương khắc: 23
Loại hình nghệ thuật trong tín ngưỡng thờ cúng cá Ông, thờ Mẫu, thờ Then
23
Tín ngưỡng thờ cúng cả Ông 23
Tín ngưỡng thờ Mẫu 23
Thờ Then 23
2
Hội Gia sư Đà Nẵng
https://hoigiasudanang.com/
Hội Gia sư Đà Nẵng chuyên giới thiệu các suất gia sư dạy kèm tại nhà
0934490995 - Hải Quyên

Tiêu chí phân vùng văn hóa và phân vùng văn hóa Việt Nam (phân làm 6
vùng văn hóa) 24
Các tỉnh thành ở các vùng văn hóa châu thổ Bắc Bộ, Tây Bắc, Việt Bắc,
Trung Bộ, Tây Nguyên, Nam Bộ 24
Vùng văn hoá Tây Bắc 24
Vùng văn hóa Việt Bắc 24
Vùng văn hoá châu thổ Bắc Bộ 24
Vùng văn hoá Trung Bộ 25
Vùng văn hóa Tây Nguyên 25
Vùng văn hóa Nam bộ 25
Dân tộc đại diện cho sắc thái văn hóa Tây Bắc, Việt Bắc 25
Lễ hội đặc trưng ở các vùng văn hóa (lễ hội đâm trâu, cấp sắc, lồng tổng,
cầu ngư…) 25
Ẩm thực đặc trưng ở các vùng văn hóa 26
Vùng văn hóa Tây Bắc 26
Vùng văn hóa Việt Bắc 26
Vùng văn hóa châu thổ Bắc Bộ 26
Vùng văn hóa Trung Bộ 27
Vùng văn hóa Tây Nguyên 27
Vùng văn hóa Nam Bộ 27
Tín ngưỡng thờ nữ thần ở các vùng văn hóa (thờ Thiên Y A Na, Pô Inư
Nagar, Mẹ Hoa …) 27

Người đặt nền móng cho ngành Văn hóa học trên thế giới

Người đầu tiên ​đặt nền móng cho cách tiếp cận tổng thể trong nghiên cứu văn
hóa và cũng được coi là người đầu tiên đặt nền móng cho văn hóa học là ​Edward
B.Tylor​ –
​ nhà nhân học nổi tiếng người Anh với cuốn Văn hóa nguyên thủy (1871).

Công ​sáng lập ra ​văn hóa học thì thuộc về nhà nhân học Hoa Kỳ ​Leslie Alvin
White (1900-1975). Ông nổi tiếng với những công trình lý luận về sự tiến hóa của văn
hóa và với những nghiên cứu khoa học về văn hóa mà ông gọi là “văn hóa học”. Trong
các tác phẩm ​“Khoa học về văn hóa” (The Science of Culture - 1949), ​“Sự tiến hóa của
văn hóa” (The Evolution of Culture - 1959), “Khái niệm văn hóa” (The concept of
3
Hội Gia sư Đà Nẵng
https://hoigiasudanang.com/
Hội Gia sư Đà Nẵng chuyên giới thiệu các suất gia sư dạy kèm tại nhà
0934490995 - Hải Quyên

​ .A.White đã đặt cơ sở cho văn hóa học với tính cách là một môn khoa
Culture - 1973) L
học độc lập, lý giải văn hóa như một hệ thống toàn vẹn, làm rõ phạm vi, nguyên tắc và
đối tượng nghiên cứu của văn hóa học…

Khái niệm văn hóa, văn minh, văn hiến, văn vật

Văn hóa ​là sản phẩm của con người được tạo ra trong quá trình lao động (từ lao
động trí óc đến lao động chân tay), được chi phối bởi môi trường (môi tự nhiên và xã
hội) xung quanh và tính cách của từng tộc người. Nhờ có văn hóa mà con người trở
nên khác biệt so với các loài động vật khác; và do được chi phối bởi môi trường xung
quanh và tính cách tộc người nên văn hóa ở mỗi tộc người sẽ có những đặc trưng
riêng.
Văn minh ​là khái niệm mang tính quốc tế, có nguồn gốc từ phương Tây đô thị và
chỉ trình độ phát triển nhất định của văn hóa chủ yếu về phương diện vật chất
Văn hiến dùng để chỉ những giá trị tinh thần do những người có tài đức chuyển
tải (Văn là văn hóa, hiến là hiền tài).
Văn vật ​là truyền thống văn hóa tốt đẹp được thể hiện thông qua một đội ngũ
nhân tài và hiện vật trong lịch sử.

Như vậy, văn hóa và văn minh khác nhau ở các điểm sau:
● Văn hóa là khái niệm bao trùm gồm cả giá trị vật chất lẫn tinh thần còn văn
minh thiên về giá trị vật chất.
● Văn hóa luôn có bề dày của quá khứ còn văn minh chỉ là một lát cắt đồng
đại, chỉ “trình độ phát triển”.
● Văn hóa mang tính dân tộc, văn minh mang tính quốc tế.
● Văn hóa gắn bó nhiều hơn với phương Đông nông nghiệp còn văn minh
gắn bó nhiều hơn với phương Tây đô thị.

VĂN HÓA VĂN VĂN VẬT VĂN MINH


HIẾN

Chứa cả giá trị Thiên về Thiên về Thiên về giá trị vật chất- kỹ thuật
vật chất lẫn tinh giá trị tinh thần giá trị vật chất
thần

Có bề dày lịch sử Chỉ trình độ phát triển


4
Hội Gia sư Đà Nẵng
https://hoigiasudanang.com/
Hội Gia sư Đà Nẵng chuyên giới thiệu các suất gia sư dạy kèm tại nhà
0934490995 - Hải Quyên

Có tính dân tộc Có tính quốc tế

Gắn bó nhiều với Phương Đông nông nghiệp Gắn bó nhiều với phương Tây đô
thị

Đặc trưng và chức năng của văn hóa

Tính hệ thống là đặc trưng hàng đầu của văn hóa​. Chính nhờ có tính hệ thống
mà văn hóa, với tư cách là một đối tượng bao trùm mọi hoạt động của xã hội, thực hiện
được một trong ba chức năng cơ bản của mình là chức năng tổ chức xã hội . Chính
văn hóa thường xuyên làm tăng độ ổn định của xã hội, cung cấp cho xã hội mọi
phương tiện cần thiết để ứng phó với môi trường tự nhiên và xã hội của mình.

Đặc trưng thứ hai của văn hóa là t​ ính giá trị ​( "văn hóa là một hệ thống ... của các
giá trị vật chất và tinh thần...").Văn hóa có nghĩa là "trở thành đẹp, thành có giá trị".
Văn hóa chỉ chứa cái đẹp, chứa các giá trị. Nó là thước đo mức độ nhân bản của xã
hội và con người. Đặc trưng tính giá trị cho phép phân biệt văn hóa với hậu quả của
văn hóa hoặc những hiện tượng phi văn hóa.

Nhờ thường xuyên xem xét, phân loại các giá trị mà văn hóa thực hiện được chức
năng quan trọng thứ hai của mình là ​chức năng điều chỉnh xã hội, nó định hướng
các giá trị, điều chỉnh các ứng xử, nó là động lực cho sự phát triển của xã hội, giúp cho
xã hội duy trì được trạng thái cân bằng động của mình.

Đặc trưng thứ ba của v​ ăn hóa là ​tính lịch sử ​("văn hóa... do con người... tích lũy
qua quá trình hoạt động thực tiễn...)" . Tính lịch sử của văn hóa thể hiện ở chỗ nó bao
giờ cũng hình thành trong một quá trình và được tích luỹ qua nhiều thế hệ. Tính lịch sử
tạo cho văn hóa một bề dày, một chiều sâu; và chính nó buộc văn hóa thường xuyên
tự điều chỉnh, tiến hành phân loại và phân bố lại các giá trị.

Tính lịch sử của văn hóa được duy trì bằng truyền thống văn hóa. Truyền thống
(truyền = chuyển giao, thống = nối tiếp ) là cơ chế tích lũy và truyền đạt kinh nghiệm
qua không gian và thời gian trong cộng đồng. ​Truyền thống văn hóa là những giá trị
tương đối ổn định (những kinh nghiệm tập thể ) thể hiện dưới những khuôn mẫu xã hội

5
Hội Gia sư Đà Nẵng
https://hoigiasudanang.com/
Hội Gia sư Đà Nẵng chuyên giới thiệu các suất gia sư dạy kèm tại nhà
0934490995 - Hải Quyên

được tích lũy và tái tạo trong cộng đồng người qua không gian và thời gian và được cố
định hoá dưới dạng ngôn ngữ, phong tục, tập quán, nghi lễ, luật pháp, dư luận....

Truyền thống văn hóa được tồn tại nhờ giáo dục. C
​ hức năng giáo dục ​là chức
năng quan trọng thứ ba của văn hóa. Nhưng văn hóa thực hiện chức năng giáo dục
không chỉ bằng những giá trị đã ổn định (truyền thống), mà còn bằng cả những giá trị
đang hình thành. Các giá trị đã ổn định và những giá trị đang hình thành tạo thành một
hệ thống chuẩn mực mà con người hướng tới. Nhờ nó mà văn hóa đóng vai trò quyết
định trong việc hình thành nhân cách ở con người, trồng người (dưỡng dục nhân
cách). Từ chức năng giáo dục, văn hóa có chức năng phái sinh là đảm bảo tính kế tục
của lịch sử.

Văn hóa còn c​ ó ​tính nhân sinh ​(văn hóa... do con người sáng tạo... ). Nó là một
hiện tượng xã hội, là sản phẩm hoạt động thực tiễn của con người. Nói một cách hình
tượng, văn hóa là cái tự nhiên đã được biến đổi dưới tác động của con người, là "phần
giao" giữa tự nhiên và con người. Đặc trưng này cho phép phân biệt văn hóa với
những giá trị tự nhiên chưa mang dấu ấn sáng tạo của con người (như các tài nguyên
khoáng sản trong lòng đất). Sự tác động của con người đối với tự nhiên có thể mang
tính vật chất (như việc luyện quặng để chế tạo đồ dùng, đẽo gỗ tạc tượng) hoặc mang
tính tinh thần (như việc đặt tên, tạo truyền thuyết cho các cảnh quan thiên nhiên: vịnh
Hạ Long, núi Ngũ Hành Sơn, hòn Vọng Phu....).

Do gắn liền với con người và hoạt động của con người trong xã hội, văn hóa trở
thành một công cụ giao tiếp quan trọng. ​Chức năng giao tiếp là chức năng thứ tư của
văn hóa. Nếu ngôn ngữ là hình thức của giao tiếp thì văn hóa là nội dung của nó; điều
đó đúng với giao tiếp giữa các cá nhân trong một dân tộc, lại càng đúng với giao tiếp
giữa những người thuộc các dân tộc khác nhau và giao tiếp giữa các nền văn hóa.

Quốc hiệu Việt Nam qua các thời kỳ lịch sử

Văn Lang: Được coi là quốc hiệu đầu tiên cho Việt Nam. Lãnh thổ gồm khu vực
Đồng bằng Bắc Bộ và ba tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh bây giờ. Kinh đô đặt ở
Phong Châu.
Âu Lạc: Năm 257 trước công nguyên, nước Âu Lạc được dựng lên, từ liên kết
các bộ lạc Lạc Việt (Văn Lang) và Âu Việt, bao gồm lãnh thổ của Văn Lang trước đây
và một phần đông nam Quảng Tây (Trung Quốc).

6
Hội Gia sư Đà Nẵng
https://hoigiasudanang.com/
Hội Gia sư Đà Nẵng chuyên giới thiệu các suất gia sư dạy kèm tại nhà
0934490995 - Hải Quyên

Vạn Xuân: Là quốc hiệu của Việt Nam trong một thời kỳ độc lập ngắn ngủi dưới
sự lãnh đạo của Lý Nam Đế. Quốc hiệu này tồn tại từ năm 544 đến năm 602.
Đại Cồ Việt: Là quốc hiệu của Việt Nam từ thời nhà Đinh đến đầu thời nhà Lý, do
Đinh Tiên Hoàng đặt năm 968. Quốc hiệu này tồn tại 86 năm đến năm 1054, đời vua
Lý Thánh Tông đổi sang quốc hiệu khác.
Đại Việt: Là quốc hiệu của Việt Nam từ thời nhà Lý, bắt đầu từ năm 1054, khi vua
Lý Thánh Tông lên ngôi. Quốc hiệu này tồn tại không liên tục (gián đoạn 7 năm thời
nhà Hồ và 20 năm thời thuộc Minh), đến năm 1804, trải qua các vương triều Lý, Trần,
Lê, Mạc và Tây Sơn, khoảng 743 năm.
Đại Ngu​: Là quốc hiệu của Việt Nam thời nhà Hồ, từ năm 1400. Chữ Ngu ở đây
có nghĩa là "sự yên vui, hòa bình".
Việt Nam: Quốc hiệu Việt Nam chính thức xuất hiện vào thời nhà Nguyễn. Vua
Gia Long đã đề nghị nhà Thanh công nhận quốc hiệu Nam Việt.. Tuy nhiên tên Nam
Việt trùng với quốc hiệu của quốc gia cổ Nam Việt thời nhà Triệu, gồm cả Quảng Đông
và Quảng Tây của Trung Hoa. Nhà Thanh yêu cầu nhà Nguyễn đổi ngược lại thành
Việt Nam để tránh nhầm lẫn. Quốc hiệu này được tuyên phong vào năm 1804.
Tuy nhiên, tên gọi Việt Nam có thể đã xuất hiện sớm hơn. Ngay từ cuối thế kỷ 14,
đã có một bộ sách nhan đề Việt Nam thế chí và đầu thế kỷ 15 trong cuốn "Dư địa chí"
đã thấy nhiều lần nhắc đến hai chữ "Việt Nam". Điều này còn được đề cập rő ràng
trong những tác phẩm của Nguyễn Bỉnh Khiêm. Người ta cũng tìm thấy hai chữ "Việt
Nam" trên một số tấm bia khắc từ thế kỷ 16-17 như bia chùa Bảo Lâm (1558) ở Hải
Dương, bia chùa Cam Lộ (1590) ở Hà Nội, bia chùa Phúc Thánh (1664) ở Bắc Ninh...
Đặc biệt bia Thủy Môn Đình (1670) ở biên giới Lạng Sơn có câu đầu: "Việt Nam hầu
thiệt, trấn Bắc ải quan" ​(đây là cửa ngõ yết hầu của nước Việt Nam và là tiền đồn trấn
giữ phương Bắc).
Việt Nam Dân chủ Cộng hòa: Việt Nam Dân chủ Cộng hòa là tên gọi của cả
nước Việt Nam từ 1945 đến 1954. Nhà nước này được thành lập vào ngày 2 tháng 9
năm 1945 (ngày Quốc khánh của Việt Nam ngày nay). Vì sự can thiệp của thực dân
Pháp và đế quốc Mỹ nên đất nước ta gặp phải sự chia cắt và các chế độ ngụy quyền
đã đặt ra các chính quyền mang các tên khác. Tên Quốc gia Việt Nam do cựu Hoàng
đế Bảo Đại ký với Pháp ngày 8/3/1949. Năm 1955 Ngô Đình Diệm phế truất Bảo Đại
và thành lập nên cái gọi là chính quyền Việt Nam Cộng hòa.
Để góp phần đấu tranh thống nhất đất nước, nhân dân miền Nam đã thành lập ra
Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam và Chính phủ Cách mạng lâm thời
7
Hội Gia sư Đà Nẵng
https://hoigiasudanang.com/
Hội Gia sư Đà Nẵng chuyên giới thiệu các suất gia sư dạy kèm tại nhà
0934490995 - Hải Quyên

Cộng hòa miền Nam Việt Nam. Sau 30/4/1975 với thắng lợi của chiến dịch Hồ Chí
Minh toàn bộ đất nước đã thống nhất thành một khối. Ngày 2 tháng 7 năm 1976, Quốc
hội khóa 6 nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà đã quyết định đổi tên nước thành ​Cộng
hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam.

Kinh đô Việt Nam qua các thời kỳ lịch sử

Phần này liệt kê các kinh đô/thủ đô trong lịch sử Việt Nam, theo trình tự thời gian. Các kinh đô được
in đậm là các kinh đô độc lập của Việt Nam, còn các kinh đô được ​in nghiêng là các kinh đô trong giai đoạn
Việt Nam bị nước khác đô hộ hoặc là bù nhìn của nước khác.

Kinh Th Triều Công trình Địa điểm hiện tại


đô/Thủ đô ời gian đại/Chế độ

Phon 25 Hồng Bàng không rõ Phú Thọ


g Châu 24 - 258 Thị - ​Hùng Vương
(​nghi vấn) TCN

Cổ 25 Nhà Thục Thành Cổ Loa Huyện Đông Anh​, ​Hà


Loa 7 - 208 Nội
TCN

Phiê 20 Nhà Triệu Cố cung Phiên Thành phố Quảng


n Ngung 7 - 111 Ngung Châu​, ​Quảng Đông​, ​Trung
TCN Quốc

Luy 11 Bắc thuộc không rõ Bắc Ninh


Lâu 1 - 106 lần 1
TCN

Quản 10 không rõ Thành phố Ngô Châu​,


g Tín 6 TCN - Quảng Tây, ​Trung Quốc
40 SCN

Mê 40 Hai Bà không rõ Huyện Mê Linh​, ​Hà


Linh - 43 Trưng Nội

8
Hội Gia sư Đà Nẵng
https://hoigiasudanang.com/
Hội Gia sư Đà Nẵng chuyên giới thiệu các suất gia sư dạy kèm tại nhà
0934490995 - Hải Quyên

Quản 43 Bắc thuộc không rõ Thành phố Ngô Châu​,


g Tín - 210 lần 2 Quảng Tây, ​Trung Quốc

Phiên 21 Cung điện Phiên Thành phố Quảng


Ngung 0 - 226? Ngung Châu​, ​Quảng Đông​, ​Trung
Quốc

Long 22 Thành Long Biên Quận Long Biên​, ​Hà


Uyên 6? - 544 Nội hoặc B ​ ắc Ninh (​đang
tranh cãi)​

Long 54 Nhà Tiền Lý


Uyên 4 – 602

Giao 60 Bắc thuộc không rõ Phía nam ​sông Đuống


Chỉ (huyện) 2 - 607? lần 3 và ​sông Thái Bình

Tống 60 không rõ Hà Nội


Bình 7? - 713

Vạn 71 Họ Mai không rõ Huyện Nam Đàn​,


An 3 - 722 Nghệ An

Tống 72 Bắc thuộc không rõ Hà Nội


Bình 2 - 779 lần 3

Tống 77 Họ Phùng
Bình 9 - 791

Tống 79 Bắc thuộc


Bình 1 - 866 lần 3

Đại 86 Thành Đại La Quận Ba Đình, ​Hà Nội


La 6 - 905

Đại 90 Họ Khúc
La 5 - 923
hoặc 930

9
Hội Gia sư Đà Nẵng
https://hoigiasudanang.com/
Hội Gia sư Đà Nẵng chuyên giới thiệu các suất gia sư dạy kèm tại nhà
0934490995 - Hải Quyên

93 Họ Dương
1 - 938 ​ ọ Kiều
và H

Cổ 93 Nhà Ngô Thành Cổ Loa Huyện ​Đông Anh​, ​Hà


Loa 9 - 967 Nội

Hoa 96 Nhà Đinh Thành Hoa Lư Ninh Bình


Lư 8 - 980

98 Nhà Tiền Lê
0 - 1009

10 Nhà Hậu Lý
09 - 1010

Thăn 10 Hoàng thành Hà Nội


g Long 10 - 1225 Thăng Long

12 Nhà Trần
26 - 1440

Tây 14 Nhà Hồ Thành nhà Hồ Huyện Vĩnh Lộc,


Đô 00 - 1407 Thanh Hóa

Mô 14 Nhà Hậu không có Huyện Yên Mô​, ​Ninh


Độ 07 - 1409 Trần Bình

Đông 14 Bắc thuộc Hoàng thành Hà Nội


Quan 07 - 1427 lần 4 Thăng Long

Đông 14 Nhà Hậu Lê


Kinh 28 - 1527 - ​Lê sơ

15 Nhà Mạc -
27 - 1592 tiền kỳ

10
Hội Gia sư Đà Nẵng
https://hoigiasudanang.com/
Hội Gia sư Đà Nẵng chuyên giới thiệu các suất gia sư dạy kèm tại nhà
0934490995 - Hải Quyên

Vạn 15 Nhà Hậu Lê Cung Vạn Lại Huyện Thọ Xuân​,


Lại 33 - 1597 - ​Lê trung hưng Thanh Hóa

Cao 15 Nhà Mạc - Thành Bản Phủ Thành phố Cao Bằng,
Bình 92 - 1677 hậu kỳ Cao Bằng

Đông 15 Nhà Hậu Lê Hoàng thành Hà Nội


Kinh 97 - 1789 - ​Lê trung hưng Thăng Long

15 Chúa Trịnh - Phủ chúa Trịnh


97 - 1787 Đàng Ngoài

Phú 16 Chúa Dinh chúa Thành phố Huế, ​Thừa


Xuân 78 - 1777 Nguyễn - ​Đàng Nguyễn Thiên Huế
Trong

Qui 17 Nhà Tây Thành Hoàng Đế Thị xã An Nhơn​, ​Bình


Nhơn 78 - 1793 Sơn Định

Phú 17 không rõ Thành phố Huế, ​Thừa


Xuân 86 - 1802 Thiên Huế

Huế 18 Nhà Nguyễn Kinh thành Huế Thành phố Huế, ​Thừa
02 - 1945 Thiên Huế

Sài 18 Pháp thuộc Dinh Toàn Quyền Thành phố Hồ Chí


Gòn 87 - 1901 lần 1 Đông Dương Minh

Hà 19 Phủ Toàn Quyền Hà Nội


Nội 02 - 1945 Đông Dương

Sài 19 Nhật thuộc Dinh Toàn Quyền Thành phố Hồ Chí


Gòn 45 Đông Dương Minh

Huế 19 Đế quốc Việt Kinh thành Huế Thành phố Huế, ​Thừa
45 Nam Thiên Huế

11
Hội Gia sư Đà Nẵng
https://hoigiasudanang.com/
Hội Gia sư Đà Nẵng chuyên giới thiệu các suất gia sư dạy kèm tại nhà
0934490995 - Hải Quyên

Hà 19 Việt Nam Phủ Chủ tịch Hà Nội


Nội 45 - 1976 Dân chủ Cộng hòa

Sài 19 Pháp thuộc Dinh Toàn Quyền Thành phố Hồ Chí


Gòn 45 - 1954 lần 2 Đông Dương Minh

19 Cộng hòa không có


46 - 1949 Tự trị Nam Kỳ

19 Quốc gia Dinh Toàn Quyền


49 - 1955 Việt Nam Đông Dương

19 Việt Nam Dinh Độc Lập


55 - 1975 Cộng hòa

Tây 19 Cộng hòa Khu Di tích lịch Huyện Tân Biên​, ​Tây
Ninh 69 - 1972 miền Nam Việt sử Trung ương Cục Ninh
Nam miền Nam

Lộc 19 Căn cứ Tà Thiết Huyện Lộc Ninh​, ​Bình


Ninh 72 - 1973 Phước

Cam 19 Khu trụ sở Chính Huyện Cam Lộ,


Lộ 73 - 1975 phủ Cách mạng Lâm Quảng Trị
thời

Sài 19 Dinh Độc Lập Thành phố Hồ Chí


Gòn 75 - 1976 Minh

Hà 19 Cộng hòa Xã Phủ Chủ tịch thủ đô hiện tại


Nội 76 – nay hội Chủ nghĩa Việt
Nam

12
Hội Gia sư Đà Nẵng
https://hoigiasudanang.com/
Hội Gia sư Đà Nẵng chuyên giới thiệu các suất gia sư dạy kèm tại nhà
0934490995 - Hải Quyên

Cơ cấu ăn, cơ cấu bữa ăn, đặc trưng ẩm thực Việt Nam

“Có thực mới vực được đạo” ăn uống là văn hóa, đó là văn hóa tận dụng môi
trường tự nhiên, cho nên trong cơ cấu bữa ăn của người Việt bộc lộ rất rõ dấu ấn của
truyền thống văn hóa nông nghiệp lúa nước. Đó là cơ cấu ăn thiên về thực vật với lúa
gạo là thành phần đứng đầu bảng ​“người sống về gạo, cá bạo về nước”, “cơm tẻ mẹ
ruột”, “đói thì thèm thịt thèm xôi, hễ no cơm tẻ thì thôi mọi đường”. Không phải ngẫu
nhiên mà bữa ăn của người Việt Nam được gọi là bữa cơm.

Trong bữa ăn của ta, sau lúa gạo thì đến rau quả. Nằm trong khu vực là một trong
những trung tâm trồng trọt, Việt Nam có một danh mục rau quả mùa nào thức ấy
phong phú vô cùng. Đối với người Việt thì đói ăn rau, đau uống thuốc là chuyện tất
nhiên. Thực đơn của người Việt có nhiều món canh, món xào với đủ các loại rau xanh,
các loại quả như bí, bầu, mướp, đu đủ, cà… và cả các loại hoa như hoa bí, bắp chuối,
thiên lý… Nói đến rau trong bữa ăn thì không thể không nhắc đến 2 món đặc thù là rau
muống và dưa cà: ​“Anh đi anh nhớ quê nhà, nhớ canh rau muống nhớ cà dầm
tương”…

Đứng thứ ba trong cơ cấu bữa ăn và đứng đầu trong hàng thức ăn động
vật của người Việt Nam là các loại thủy sản – sản phẩm đặc thù của vùng sông nước:
​ Từ các loại thủy sản người Việt đã
Có cá đổ vạ cho cơm; Con cá đánh ngã bát cơm…
chế tạo ra một thứ đồ chấm đặc biệt là nước mắm và mắm các loại. Thiếu nước mắm
thì chưa thành bữa cơm Việt.

Cuối cùng chiếm một vị trí khiêm tốn trong cơ cấu bữa ăn Việt Nam mới là
thịt. Phổ biến thì như thịt gà, thịt lợn, thịt heo, thịt trâu… Đặc sản bình dân thì có thịt
chó ​“Sống được miếng dồi chó, chết được bó vàng tâm”, sơn hào hải vị thì có yến sào,
gân hổ…

Các loại gia vị như hành, gừng, ớt, tỏi, riềng, rau mùi, rau răm… cũng là
những thứ không thể thiếu được trong bữa ăn người Việt.

Người nước ta có thói ăn trầu, nhai môṭ miếng cau tươi hay khô với môṭ
miếng trầu quyêṭ vôi, phụ thêm môṭ miếng vỏ cây chát hay hôṭ mây, hôṭ móc. Người
nước ta cũng có tục hút thuốc lào. Thuốc lào là môṭ thứ lá cây phơi khô xắt ra cho nhỏ
rồi dùng điếu mà hút. Có ba thứ điếu hút thuốc lào, đ
​ iếu cày bằng ống tre, đ
​ iếu bát
bằng sành hay bằng sứ, và điếu đóng bằng gỗ hay bằng ngà.

13
Hội Gia sư Đà Nẵng
https://hoigiasudanang.com/
Hội Gia sư Đà Nẵng chuyên giới thiệu các suất gia sư dạy kèm tại nhà
0934490995 - Hải Quyên

Rượu Việt Nam làm từ gạo và nếp. Gạo nếp được đem đồ xôi, ủ cho lên
men rồi cất ra. Rượu chế tạo như thế gọi là rượu trắng hoặc rượu đế, để phân biệt với
rượu có ướp thêm các thứ hoa gọi là rượu mùi. Cúng ông bà tổ tiên thì phải có ly rượu
trắng.

Các đặc trưng trong văn hóa ẩm thực người Việt

Lối ăn uống của người Việt mang đậm ​tính tổng hợp. Đặc tính này thể hiện trước
hết trong cách chế biến đồ ăn. Hầu hết các món ăn Việt Nam đều là sản phẩm của sự
pha chế tổng hợp từ rất nhiều nguyên liệu, để đảm bảo một món ăn vừa có đủ ngũ
chất (đạm-béo-bột-khoáng-nước), ngũ vị (mặn-béo-chua-cay-ngọt), ngũ sắc
(đen-đỏ-trắng-xanh-vàng)… Tính tổng hợp còn thể hiện ngay trong cách ăn với mâm
cơm dọn ra bao giờ cũng rất nhiều món. Suốt bữa ăn là cả một quá trình tổng hợp các
món ăn. Bất kì bát cơm nào, miếng cơm nào cũng là sự tổng hợp nhiều món
canh-rau-cá-thịt. Cái ngon của bữa ăn Việt Nam là tổng hợp cái ngon của nhiều yếu tố:
thức ăn ngon, hợp thời tiết, chỗ ăn ngon, bạn bè tâm giao, không khí bữa ăn…

Tính tổng hợp kéo theo ​tính cộng đồng. Ăn tổng hợp, ăn chung cho nên các thành
viên trong bữa ăn có liên quan và phụ thuộc vào nhau. Vì vậy mà trong lúc ăn uống,
người Việt rất thích chuyện trò, thú uống rượu cần của người vùng cao cũng là biểu
hiện tiêu biểu của tính cộng đồng. Tính cộng đồng đòi hỏi mọi phải có một văn hóa ăn
uống. Đó là ​“ăn trông nồi, ngồi trông hướng”; “lời chào cao hơn mâm cỗ”; “ăn hết bị đòn
ăn còn mất vợ”…

Trong cách ăn của người Việt còn thể hiện rõ ​tính linh hoạt, biện chứng. Có thể
nói, có bao nhiêu người ăn thì có bấy nhiêu cách tổng hợp khác nhau trong cách ăn.
Tính linh hoạt còn thể hiện ở dụng cụ ăn là đôi đũa. Nó có thể thực hiện rất nhiều chức
năng như gắp, và, xẻ, xé, dầm, trộn, vét… nối cho cánh tay dài ra để gắp thức ăn.
Người Việt Nam đặc biệt chú ý đến quan hệ biện chứng âm dương trong việc ăn. Để
tạo nên những món ăn có sự cân bằng âm dương thì người Việt phân biệt thức ăn
theo 5 mức âm dương ứng với Ngũ hành: hàn, nhiệt, ôn, bình, trung tính. Tập quán
dùng gia vị ngoài các tác dụng kích thích dịch vị làm dậy mùi thơm ngon của thức ăn
còn có tác dụng điều hòa âm dương, thủy hỏa của thức ăn. Để đảm bảo quân bình âm
dương giữa con người với môi trường người Việt có tập quán ăn uống theo vùng khí
hậu, theo mùa và chọn đúng bộ phận có giá trị để ăn. ​“chuối sau cau trước”, “tôm nấu
sống, bống để ươn”, “cơm chín tới, cải vồng non, gái một con, gà ghẹ ổ”…

14
Hội Gia sư Đà Nẵng
https://hoigiasudanang.com/
Hội Gia sư Đà Nẵng chuyên giới thiệu các suất gia sư dạy kèm tại nhà
0934490995 - Hải Quyên

Đặc trưng trang phục Việt Nam

Đối với con người, sau ăn thì đến mặc là cái quan trọng. Nó giúp con người đối
phó với môi trường, với cái nóng, cái rét của thời tiết, khí hậu “được bụng no còn lo ấm
cật”. Vì vậy, quan niệm về mặc của người Việt hết sức thiết thực: “ăn lấy chắc mặc lấy
bền”, “cơm ba bát, áo ba manh, đói không xanh rét không chết”…
Từ mục đích ban đầu là đối phó với môi trường tự nhiên, mặc dần dần trở thành
một nhu cầu không thể thiếu trong mục đích trang điểm, làm đẹp cho con người:
“Người đẹp vì lụa, lúa tốt vì phân, chân tốt về hài, tai tốt về hoa”…
Mỗi dân tộc có một cách ăn mặc riêng, vì vậy mặc đã trở thành biểu tượng của
văn hóa dân tộc. Cái riêng trong cách ăn mặc của người Việt trước hết là cái chất nông
nghiệp trong chất liệu may mặc – đó là các chất liệu có nguồn gốc thực vật là sản
phẩm của nghề trồng trọt, cũng là chất liệu may mặc nhẹ thoáng phù hợp với xứ nóng.
Đó là sợi gai, đay, chuối, bông, tơ tằm…
Trang phục thường chọn các màu âm tính như đen, nâu, chàm, gụ, tím… và chỉ
sử dụng những trang phục có màu sắc dương tính như đỏ, điều, vàng, xanh… vào các
dịp lễ hội.
Cách thức trang phục của người Việt qua các thời đại bị chi phối bởi hai nhân tố
chính là khí hậu nhiệt đới nóng bức và công việc trồng lúa nước. Đồ mặc phía dưới
tiêu biểu và ổn định hơn cả của phụ nữ qua các thời đại là cái váy. Váy có hai loại là
váy mở - một mảnh vải quấn quanh thân; và váy kín được khâu lại thành hình ống. Đối
với nam giới, đồ mặc phía dưới ban đầu là chiếc khố. Khố mặc mát, phù hợp với khí
hậu nóng bức và dễ thao tác trong lao động. Ngày nay nam giới không còn đóng khố
nữa nhưng lối cởi trần mặc độc một chiếc quần đùi lúc ở nhà vào mùa nóng vẫn không
khác cách mặc cởi trần đóng khố là mấy. Khi chiếc quần thâm nhập ngày càng mạnh
vào Việt Nam thì nam giới là bộ phận tiếp thu nó sớm nhất. Tiếp thu nhưng người Việt
Nam đã cải biến nó một cách linh hoạt thành quần lá tọa. Đó là quần ống rộng và
thẳng, đũng sâu, cạp quần to bản. Khi mặc người ta buộc dây thắt lưng ra ngoài rồi thả
phần cạp thừa phía trên rủ xuống ra ngoài thắt lưng thành lá tọa.
Đồ mặc phía trên của người phụ nữ ổn định nhất qua các thời đại là cái yếm.
Yếm là đồ mặc thuần túy Việt Nam thường do phụ nữ tự cắt may, nhuộm với nhiều
màu phong phú: yếm nâu để đi làm thường ngày ở nông thôn, yếm trắng thường ngày
ở thành thị, yếm hồng – yếm đào- yếm thắm dùng vào các ngày lễ hội. Đối với đàn
ông, khi lao động thì thường cởi trần. Ngoài ra, nam và nữ cũng thường mặc áo ngắn
có hai túi phía dưới, có thể xẻ tà hai bên hông hoặc bít tà, ngoài Bắc gọi là áo cánh,
trong Nam thì gọi là áo bà ba. Dịp lễ hội, phụ nữ thường mặc áo dài, gồm áo tứ thân và
áo năm thân. Đàn ông vào dịp hội hè cũng mặc áo dài, thường là áo the đen, giới
thượng lưu thì mặc áo dài cả trong sinh hoạt thường ngày.

15
Hội Gia sư Đà Nẵng
https://hoigiasudanang.com/
Hội Gia sư Đà Nẵng chuyên giới thiệu các suất gia sư dạy kèm tại nhà
0934490995 - Hải Quyên

Về màu sắc, màu phổ biến là các màu âm tính, phù hợp với phong cách truyền
thống ưa tế nhị, kín đáo: ở miền Bắc là màu nâu, gụ; ở miền Nam là màu đen; ở xứ
Huế thì ưa màu tím trang nhã phù hợp với phong cách đế đô. Gần đây, do ảnh hưởng
của phương Tây nên màu sắc đã trở nên đa dạng hơn.
Phụ nữ trước đây để tóc dài và vấn tóc bằng một mảnh vải dài cuộn lại để trên
đầu, đuôi tóc để chừa ra một ít gọi là đuôi gà. Có thể phủ ra ngoài cái vấn tóc là cái
khăn vuông chít hình mỏ quạ vào mùa lạnh hoặc hình đồng tiền vào mùa nóng. Đàn
ông trước đây để tóc dài búi tròn, khi làm lụng vấn khăn đầu rìu, lúc sang trọng thì đội
khăn xếp, người Nam bộ thường đội khăn rằn.
Trên khăn hoặc thay cho khăn là cái nón che mưa che nắng. Có nhiều loại nón
nhưng nhiều nhất, phổ biến nhất là nón rộng vành và có mái dốc. Các loại nón này
thường phải có quai để giữ, quai thao làm bằng vải thao là loại phổ biến hơn cả. Mũ là
loại đồ đội đầu ôm sát và kín tóc, xuất hiện muộn sau này, gọn hơn nón nhưng khả
năng che mưa nắng kém hơn. Bởi vậy người miền Nam dùng một từ nón để gọi chung
cho cả mũ và nón.
Về đồ trang sức thì từ thời Hùng Vương, người Việt đã rất thích đeo vòng các
loại như vòng tai, vòng cổ, vòng tay, vòng chân… Thời Hùng Vương có tục xăm mình
theo hình cá sấu để khi xuống nước khỏi bị nó làm hại. Tục nhuộm răng đen vừa có
tác dụng bảo vệ răng vừa để trang điểm.

Tiêu chí chọn lựa nơi cư trú , xây dựng nhà ở

Đối với người nông nghiệp, ngôi nhà là cái tổ ấm để đối phó với nóng lạnh, mưa
nắng, gió bão; là một trong những yếu tố quan trọng để đảm bảo cho cuộc sống định
cư ổn định. Nằm trong khu vực là vùng sông nước cho nên ngôi nhà của người Việt
truyền thống cũng mang đậm dấu ấn môi trường sông nước. Những người chài lưới,
chèo đò thường lấy ngay thuyền bè làm nhà ở, nhiều gia đình tụ họp với nhau lại tạo
nên các làng chài, xóm chài… Rồi nhiều người, tuy không sống bằng nghề sông nước
nhưng cũng làm nhà sàn để ứng phó với lũ lụt quanh năm. Đây là kiểu nhà rất phổ
biến ở Việt Nam từ thời Đông Sơn. Ngôi nhà Việt cổ thường làm với chiếc mái cong
mô phỏng hình thuyền – kỉ niệm về sông nước. Các đình, chùa, cung điện thì đầu đao
ở 4 góc thường được làm cong vút như một con thuyền rẽ sóng nước lướt tới, tạo nên
dáng vẻ thanh thoát và gợi cảm giác bay bổng cho cấu trúc.
Để ứng phó với môi trường tự nhiên, tiêu chuẩn ngôi nhà Việt Nam về mặt cấu
trúc phải là nhà cao cửa rộng, tạo không gian thoáng mát giao hòa với thiên nhiên. Nơi
được chọn làm nhà phải đáp ứng những yêu cầu trong việc chọn hướng nhà, hướng
đất. Hướng nhà tiêu biểu là hướng Nam vì Việt Nam ở gần biển, trong khu vực gió
mùa, trong 4 hướng chỉ có hướng Nam và Đông Nam là tránh được cái nóng từ

16
Hội Gia sư Đà Nẵng
https://hoigiasudanang.com/
Hội Gia sư Đà Nẵng chuyên giới thiệu các suất gia sư dạy kèm tại nhà
0934490995 - Hải Quyên

phương Tây, cái bão từ phương Đông và gió lạnh thổi vào mùa rét từ phương Bắc,
nhưng lại tận dụng được cái gió mát từ phương Nam vào mùa nóng.
Phong và thủy là hai yếu tố quan trọng tạo thành vi khí hậu cho một ngôi nhà.
Nhà ở là nơi có gió không nhiều quá cũng không ít quá. Có mặt nước trước nhà tạo
nên sự cân bằng sinh thái nhưng không được là nước đọng, cũng không là nước chảy
quá mạnh, nước chảy từ từ là tốt nhất. Ngoài ra, trong việc chọn nhà ở, người Việt
Nam với tính cộng đồng rất quan tâm đến việc chọn hàng xóm láng giềng, chọn vị trí
giao thông thuận lợi “nhất cận thị, nhị cận giang” hay là “nhất cận thị, nhị cận lân, tam
cận giang, tứ cận lộ, ngũ cận điền”…
Về cách thức kiến trúc thì đặc điểm của ngôi nhà Việt Nam truyền thống là rất
động và linh hoạt, thể hiện ở lối kết cấu khung. Cốt lõi của ngôi nhà là một bộ khung
chịu lực với sự liên kết chặt chẽ giữa các bộ phận trong một không gian ba chiều: theo
chiều đứng, trọng lực của ngôi nhà phân bố đều vào các cột và dồn xuống các viên đá
tảng kê chân cột; theo chiều ngang, các cột được liên kết với nhau bằng các kẻ tạo
nên các vì kèo; theo chiều dọc, các vì kèo được liên kết lại bằng các xà. Tất cả các chi
tiết của ngôi nhà được liên kết với nhau bằng mộng, khi cần di chuyển có thể tháo dở
ra rất dễ dàng.
Về cách thức kiến trúc, ngôi nhà Việt Nam thể hiện đậm nét các đặc điểm của
truyền thống văn hóa dân tộc. Trong nhà không phân chia thành nhiều phòng nhỏ như
ở phương Tây, giữa hai nhà thì ngăn cách bằng rặng cây xén thấp để hai bên hàng
xóm có thể nói chuyện với nhau hoặc khi cần có thể lách rào đi tắt sang nhà nhau.
Gian giữa của ngôi nhà thường là nơi đặt bàn thờ gia tiên. Hình thức kiến trúc ngôi nhà
còn tuân thủ nguyên tắc coi trọng các số lẻ ước lệ của truyền thống văn hóa Việt Nam:
tam quan, tam cấp, ba gian hai chái…

Biểu tượng văn hóa làng xã

Hai đặc trưng cơ bản bao trùm xuyên suốt của văn hóa làng xã truyền thống Việt
Nam chính là: tính cộng đồng và tính tự trị. Biểu tượng truyền thống của tính cộng
đồng là sân đình, bến nước, cây đa. Bất cứ làng nào cũng có một ngôi đình bởi đó là
trung tâm hành chính, nơi diễn ra mọi công việc quan trọng như hội họp, bàn việc làng,
việc nước, thu sưu thuế. Sau đó, đình làng là một trung tâm văn hóa, nơi tổ chức các
cuộc hội hè, biểu diễn chèo, tuồng hay ăn uống… Nhưng quan trọng nhất đình làng
chính là trung tâm về tôn giáo, tâm linh.
Biểu tượng truyền thống của tính tự trị là lũy tre. Rặng tre bao bọc quanh làng trở
thành một thứ thành lũy kiên cố, bất khả xâm phạm. Lũy tre là một đặc điểm quan
trọng làm cho xóm làng khác biệt hẳn ấp lý Trung Hoa, có thành quất bằng đất bao
bọc.

17
Hội Gia sư Đà Nẵng
https://hoigiasudanang.com/
Hội Gia sư Đà Nẵng chuyên giới thiệu các suất gia sư dạy kèm tại nhà
0934490995 - Hải Quyên

Nguyên tắc tổ chức nông thôn truyền thống của người Việt

● Tổ chức nông thôn theo huyết thống: Gia đình và Gia tộc
● Tổ chức nông thôn theo địa bàn cư trú: Xóm và Làng
● Tổ chức nông thôn theo nghề nghiệp và sở thích: Phường, Hội
● Tổ chức nông thôn theo truyền thống nam giới: Giáp
● Tổ chức nông thôn theo đơn vị hành chính: Thôn và Xã
(Kiểm tra lại tài liệu của giáo viên nhé)

Mục đích xăm mình của người Việt cổ

Về nguyên nhân xuất hiện của tục này, sách Lĩnh Nam chích quái (phần Hồng
Bàng thị truyện) chép: Bấy giờ, dân trên núi xuống nước đánh bắt cá thường bị thuồng
luồng gây thương tổn, bèn cùng nhau tâu việc ấy với Vua. Vua nói: “Các giống ở trên
núi khác với các loài ở dưới nước. Các loài ở dưới nước chỉ ưa những gì giống với
mình và ghét những gì khác mình, vì vậy, ta mới bị gây hại”. Thế rồi, nhà vua bèn ra
lệnh cho ai nấy cũng phải lấy màu xăm hình thủy quái vào người. Từ đó, không bị
thuồng luồng gây thương tích nữa. Tục vẽ mình của dân Bách Việt bắt đầu có kể từ
đấy.
Nhằm khẳng định lý do xăm mình của người Việt cổ, Từ điển Lễ tục Việt Nam
cũng ghi: Người Việt cổ từ 2000- 3000 năm trước có tục xăm hình những con thủy quái
(rồng, rắn..) lên bụng, ngực, lưng, chân, tay…. Tương truyền, thuở xa xưa con người
lặn lội vùng sông nước kiếm ăn, nên xăm hình lên người để không bị thủy quái làm hại
và hòa nhập với động vật ở dưới nước, từ đó mới săn bắt được chúng.
Từ thời Lý – Trần trở đi, đặc biệt là vào thời nhà Trần, từ vua quan cho chí thần
dân ai cũng thích xăm hình vào người và đối với những người trong hoàng tộc, phục
dịch trong triều đình buộc phải xăm hình lên thân thể, coi đó như là một luật lệ phải thi
hành. Đến đời vua Trần Anh Tông (1293 – 1314) đã phản đối việc này, vì nhà vua rất
sợ thợ châm kim vào da thịt mình, mặc dù Thượng hoàng Trần Nhân Tông đã chuẩn bị
để xăm cho Anh Tông. Chính vì thế, sau này, ai thích thì xăm chứ không là quy định
nữa.
Theo sử liệu, để tỏ rõ ý chí quyết tiêu diệt giặc ngoại xâm, bảo vệ giang sơn xã
tắc, năm 1285, quan quân nhà Trần tất thảy đều xăm lên cánh tay hai chữ “Sát Thát”
(giết quân Thát Đát, tức quân Mông Cổ). Sách Đại Việt sử ký toàn thư chép: “Ngày 12,
quân giặc đánh Gia Lâm, Vũ Ninh, Đông Ngàn, bắt được nhiều quân ta, thấy người
nào cũng thích hai chữ “Sát Thát”” bằng mực vào cánh tay, tức lắm, giết hết”.
Không dừng ở đó, dưới vương triều Trần, những thành viên thuộc đội quân Thánh
Dực bảo vệ xa giá thì xăm lên trán ba chữ Thiên Tử Quân (Quân đội Thiên Tử); hay

18
Hội Gia sư Đà Nẵng
https://hoigiasudanang.com/
Hội Gia sư Đà Nẵng chuyên giới thiệu các suất gia sư dạy kèm tại nhà
0934490995 - Hải Quyên

dân chúng thì thường xăm lên bụng những chữ “Nghĩa dĩ quyên khu”, “hình vu báo
quốc” thể hiện tinh thần thượng võ, vì việc nghĩa liều thân, báo đền ơn nước.
Như vậy, tục xăm mình của người Việt cổ không chỉ thể hiện sự hòa hợp với thiên
nhiên, mà còn mang ý nghĩa quyết tâm chống địch; thậm chí là hình thức làm đẹp của
người đương thời.

An Nam tứ đại khí bao gồm?

● Tượng Phật chùa Quỳnh Lâm (Chùa Quỳnh Lâm, Đông Triều, Quảng Ninh);
● Tháp Báo Thiên ở Thăng Long (Hà Nội)
● Chuông Quy Điền (chuông ruộng rùa) ở chùa Diên Hựu (chùa Một Cột), Hà
Nội
● Vạc Phổ Minh ở chùa Phổ Minh, Thiên Trường (Nam Định).

Biểu tượng của tín ngưỡng phồn thực

Biểu hiện của tín ngưỡng phồn thực là sự sùng bái các cơ quan sinh dục (nam và
nữ) và hành vi tính giao. Tất cả đều được cách điệu hóa và biểu trưng hóa trong nghệ
thuật tạo hình cũng như trong các lễ hội.
Tín ngưỡng phồn thực ở Việt Nam được thể hiện ở hai dạng: thờ cơ quan sinh
dục của cả nam lẫn nữ (như linga, yoni) và thờ hành vi giao phối, khác biệt với một số
nền văn hóa khác như Ấn Độ chẳng hạn, chỉ thờ sinh thực khí của nam mà thôi.
Vai trò của tín ngưỡng phồn thực lớn tới mức ngay cả chiếc trống đồng, một biểu
tượng sức mạnh của quyền lực, cũng là biểu tượng toàn diện của tín ngưỡng phồn
thực:
● Hình dáng của trống đồng phát triển từ cối giã gạo
● Cách đánh trống theo lối cầm chày dài mà đâm lên mặt trống mô phỏng
động tác giã gạo
● Tâm mặt trống là hình Mặt Trời biểu trưng cho sinh thực khí nam, xung
quanh là hình lá có khe rãnh ở giữa biểu trưng cho sinh thực khí nữ
● Xung quanh mặt trống đồng có gắn tượng cóc, một biểu hiện của tín
ngưỡng phồn thực (xem thêm Con cóc là cậu ông trời)

19
Hội Gia sư Đà Nẵng
https://hoigiasudanang.com/
Hội Gia sư Đà Nẵng chuyên giới thiệu các suất gia sư dạy kèm tại nhà
0934490995 - Hải Quyên

Tín ngưỡng thờ Tứ bất tử

Trong tín ngưỡng dân gian Việt Nam có một hệ thống 4 vị thần được coi là tứ bất
tử: thần Tản Viên, Thánh Gióng, Chử Đồng Tử, Liễu Hạnh.
“Tứ bất tử” là một huyền thoại về việc nhân dân ta tôn vinh và thờ phụng “bốn vị
thánh không bao giờ chết” (Tứ bất tử). Việc phụng thờ Tứ bất tử là một tín ngưỡng
thuần túy Việt Nam, kết tinh từ những truyền thuyết đẹp đẽ và là một bộ phận không
thể tách rời trong di sản tôn giáo và tinh thần của đất nước.

● Thánh Gióng kết tinh ý chí chống giặc ngoại xâm


● Chử Đồng Tử tượng trưng cho tình yêu
● Đức Thánh Mẫu Liễu Hạnh – biểu tượng của khát vọng tự giải phóng
● Thánh Tản Viên biểu hiện ước vọng chiến thắng thiên tai, lũ lụt

Những học thuyết, tư tưởng của Nho giáo, Phật giáo, Đạo
giáo, Thiên chúa giáo, Đạo Hồi

Nhiều thông tin quá @@

Phong tục tang ma , hôn nhân của người Việt

Phong tục tang ma

Sinh lão bệnh tử vốn là quy luật cuộc đời mà ai cũng phải trải qua, cho nên người
Việt Nam, nhất là người già rất bình tĩnh, yên tâm đón chờ cái chết. Người Việt Nam
chuẩn bị khá chu đáo cho cái chết của mình. Các cụ già tự mình lo sắm áo quan (quan
tài, còn gọi là cỗ hậu, cỗ thọ). Có cỗ thọ rồi, các cụ lo đến việc nhờ thầy địa lí đi tìm
đất, rồi xây sinh phần (mộ). Do chu đáo khi trong nhà có người hấp bối, việc quan
trọng là đặt tên kèm (tên thụy) cho người sắp chết. Đó là một tên mới (do người sắp
chết tự đặt hoặc con cháu đặt cho) mà chỉ có người chết, con cháu và thần Thổ công
nhà đó biết mà thôi. Khi cúng giỗ, con trưởng sẽ khấn bằng tên hèm, Thổ thần có trách
nhiệm chỉ cho phép linh hồn có “mật danh” đúng như thế vào thôi (vì vậy, tên này còn
gọi là tên cúng cơm). Làm như vậy là để phòng ngừa những cô hồn lang thang vào ăn
tranh cỗ cúng sau này. Trước khi khâm liệm, phải làm lẽ mộc dục (tắm gội cho người
chết) và lễ phạm hàm: bỏ một nhúm gạo nếp và ba đồng tiền vào miệng (gạo để dùng

20
Hội Gia sư Đà Nẵng
https://hoigiasudanang.com/
Hội Gia sư Đà Nẵng chuyên giới thiệu các suất gia sư dạy kèm tại nhà
0934490995 - Hải Quyên

thay bữa, tiền để đi đò – quan niệm của người vùng sông nước). Khi khâm liệm, phải
có miếng vải đắp mặt người chết để khỏi trông thấy cháu con sinh buồn. Trước khi đưa
tang, người Việt cúng thần coi sóc các ngả đường để xin phép. Trên đường đi, có tục
rắc vàng giấy làm lộ phí cho ma quỷ. Đến nơi, làm lễ tế Thổ thần xin phép cho người
chết được “nhập cư”. Chôn cất xong, trên mộ đặt bát cơm, quả trứng, đôi đũa (cắm
trên bát cơm) có tua bông ở đầu (hoặc mớ bùi nhùi). Bát cơm là đất mẹ (âm); tua bông
(hoặc mớ bùi nhùi) là mây trời (dương); đôi đũa nối âm dương hòa hợp. Hoặc theo
cách giải thích của những Nho học thì tua bông (mớ bùi nhùi) tượng trưng cho thế giới
hỗn mang, trong hỗn mang hình thành nên thái cực (tượng trưng bằng bát cơm), thái
cực sinh ra lưỡng nghi (đôi đũa), có lưỡng nghi (âm dương) là có sự sống (tượng
trưng bằng quả trứng). Toàn bộ toát lên ý cầu chúc cho người chết sớm đầu thai trở
lại. Xót thương nên muốn níu kéo, giữ lại. Tục khiêng người chết đặt xuống đất, tục gọi
hồn thể hiện hi vọng mong người chết sống lại. Vì xót thương nên có tục khóc than;
con cháu không lòng dạ nào mà dùng đồ tốt (đồ tang làm hằng các loại vải thô, xấu
như xô, gai); không tâm trí nào mà nghĩ đến việc ăn mặc (nên gấu xổ, áo trái, đầu
bù,...); đau buồn quá nên đứng không vững (trai phải chống gậy, gái phải lăn đường);
đau buồn quá dễ sinh quẫn trí và đập thành trùng tang (nên phải đội mũ dây chuối,...).
Ngày nay, nhiều tục lệ trong số đó không còn tồn tại nữa, không phải vì chúng vô nghĩa
mà có lẽ chính là vì chúng quá chi li, cầu kì.

Phong tục hôn nhân

Hôn nhân của người Việt Nam truyền thống không phải là việc hai người lấy nhau
mà là việc "hai họ" dựng vợ gả chồng cho con cái. Vì vậy, đây là dịp hai họ xác lập mối
quan hệ, trên cơ sở bình đẳng về quyền lợi. Hôn nhân là một công cụ duy nhất và
thiêng liêng để duy trì dòng dõi và phát triển nguồn nhân lực. Để đáp ứng nhu cầu
nhân lực của nghề trồng lúa, khi xem xét con người trong hôn nhân, người nông
nghiệp Việt Nam quan tâm trước hết đến năng lực sinh sản của họ. Kén dâu, lấy vợ thì
phải chọn người ​Lưng chữ cụ, vú chữ tâm​, phải là ​Đàn bà thắt đáy lưng ong, Vừa khéo
chiều chồng, vừa khéo nuôi con​. Năng lực sinh đẻ của người phụ nữ còn có thể nhìn
thấy qua gia đình họ: ​Mua heo chọn nái, lấy gái chọn dòng;​ ​Ăn mày nơi cả thể, làm rể
nơi nhiều con; Lấy con xem nạ (nạ = mẹ). Hướng tới mục đích sinh đẻ là tục “giã cối
đón dâu” và tục trải chiếu cho lễ hợp cẩn: gia đình nhờ một người phụ nữ đứng tuổi,
đông con, phúc hậu, vợ chồng song toàn vào trải chiếu cho cô dâu chú rể: chiếu trải
phải một đôi - một ngửa, một sấp (một âm một dương) úp vào nhau. Không chỉ duy trì
dòng giống, người con tương lai còn có trách nhiệm làm lợi cho gia đình. Con gái phải

21
Hội Gia sư Đà Nẵng
https://hoigiasudanang.com/
Hội Gia sư Đà Nẵng chuyên giới thiệu các suất gia sư dạy kèm tại nhà
0934490995 - Hải Quyên

đảm đang tháo vát, đem lại nguồn lợi vật chất cho gia đình nhà chồng; con trai phải
giỏi giang, đem lại vẻ vang cho gia đình nhà vợ.

Theo phong tục, khi lấy vợ, nhà trai phải nộp cho làng xã bên gái một khoản "lệ
phí" gọi là "cheo" thì đám cưới mới được công nhận là hợp pháp. Ca dao, tục ngữ có
những câu: ​Nuôi lợn thì phải vớt bèo, Lấy vợ thì phải nộp cheo cho làng; Lấy vợ mười
heo, không cheo cũng mất; Lấy vợ không cheo, tiền gieo xuống suối. Người cùng làng
lấy nhau thì nộp ít (có tính tượng trưng), gọi là cheo nội; lấy vợ ngoài làng thì cheo rất
nặng, gấp đôi gấp ba cheo nội, gọi là cheo ngoại.

Trước lễ cưới, còn phải thực hiện lễ vấn danh (ngày nay gọi là chạm ngõ, hay lễ
dạm) xem đôi trai gái có hợp tuổi nhau hay không, còn nếu xung khắc thì thôi. Để cho
quan hệ vợ chồng được bền vững, khi cưới, đôi vợ chồng trẻ thời Hùng Vương có tục
trao cho nhau nắm đất và gói muối: nắm đất tượng trưng cho lời nguyền gắn bó với đất
đai - làng xóm; gói muối là lời chúc cho tình nghĩa giữa hai người mặn mà thủy chung.
Sau này, thay cho đất và muối, trong lễ vật dẫn cưới luôn có một loại bánh đặc biệt rất
có ý nghĩa là bánh su sê (tên đọc chệch đi của phu thê): Bánh “phu thê” (vợ chồng)
hình tròn bọc bằng hai khuôn hình vuông úp khít vào nhau. Đó chính là biểu tượng của
triết lí âm dương (vuông tròn) và ngũ hành (ruột dừa trắng, nhân đậu vàng, rắc vừng
đen, khuôn lá xanh, buộc lạt đỏ), biểu tượng cho sự vẹn toàn, hòa hợp - hòa hợp của
đất trời và của con người. Khi làm lễ hợp cẩn, còn có tục hai vợ chồng ăn chung một
đĩa cơm nếp, uống chung một chén rượu: ý nghĩa của tục này cũng là cầu chúc cho hai
vợ chồng luôn gắn bó với nhau: đính nhau như cơm nếp và say nhau như say rượu.
Quan hệ mẹ chồng - nàng dâu cũng rất được chú ý. Mẹ chồng, nàng dâu vốn hay mâu
thuẫn vì những chuyện không đâu, chẳng qua là do cả hai đều cảm thấy tình cảm của
người con - người chồng đã không dành trọn cho mình. Vì vậy mà khi cô dâu mới
bước vào nhà, có tục mẹ chồng ôm bình vôi lánh sang nhà hàng xóm. Trong gia đình
nông nghiệp Việt Nam, người phụ nữ được xem là nội tướng; người mẹ chồng lánh đi
là có ý nhượng quyền "nội tướng" tương lai cho con dâu để cho trong gia đình trên
thuận dưới hòa. Nhưng đó là trong tương lai, còn hiện tại thì chưa, cho nên mẹ chồng
mới ôm theo chiếc bình vôi - biểu tượng quyền lực của người phụ nữ.

22
Hội Gia sư Đà Nẵng
https://hoigiasudanang.com/
Hội Gia sư Đà Nẵng chuyên giới thiệu các suất gia sư dạy kèm tại nhà
0934490995 - Hải Quyên

Nguyên lý Ngũ hành, tương sinh, tương khắc

Theo triết học cổ đại Trung Hoa, vạn vật trên trái đất đều được phát sinh ra từ 5
yếu tố cơ bản Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ trong môi trường tự nhiên, 5 yếu tố ấy được
gọi là ngũ hành.

Luật tương sinh:


Tương sinh nghĩa là cùng thúc đẩy, hỗ trợ nhau để sinh trưởng, phát triển. Trong
quy luât ngũ hành tương sinh bao gồm hai phương diện, đó là cái sinh ra nó và cái nó
sinh ra hay còn được gọi là mẫu và tử. Nguyên lý của quy luật tương sinh là:
● Mộc sinh Hỏa: Cây khô sinh ra lửa, Hỏa lấy Mộc làm nguyên liệu đốt
● Hỏa sinh Thổ: Lửa đốt cháy mọi thứ thành tro bụi, tro bụi vun đắp thành đất.
● Thổ sinh Kim: Kim loại, quặng hình thành từ trong đất.
● Kim sinh Thủy: Kim loại nếu bị nung chảy ở nhiệt độ cao sẽ tạo ra dung dịch
ở thể lỏng.
● Thủy sinh Mộc: Nước duy trì sự sống của cây.

Luật tương khắc:


Tương khắc là sự áp chế, sát phạt cản trở sinh trưởng, phát triển của nhau.
Tương khắc có tác dụng duy trì sự cân bằng nhưng nếu thái quá sẽ khiến vạn vật bị
suy vong, hủy diệt. Trong quy luật ngũ hành tương khắc bao gồm hai mối quan hệ đó
là: cái khắc nó và cái nó khắc. Nguyên lí của quy luật tương khắc là:

● Thủy khắc Hỏa: Nước sẽ dập tắt lửa


● Hỏa khắc Kim: Lửa mạnh sẽ nung chảy kim loại
● Kim khắc Mộc: Kim loại được rèn thành dao, kéo để chặt đổ cây.
● Mộc khắc Thổ: Cây hút hết chất dinh dưỡng khiến đất trở nên khô cằn.
● Thổ khắc Thủy: Đất hút nước, có thể ngăn chặn được dòng chảy của nước.

Loại hình nghệ thuật trong tín ngưỡng thờ cúng cá Ông, thờ
Mẫu, thờ Then

Tín ngưỡng thờ cúng cả Ông


Vùng Bình-Trị-Thiên thường tổ chức hát hò khoan-chèo cạn, trò múa bông… còn
Nam Trung Bộ, từ Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa đến
Ninh-Bình Thuận thường tổ chức hát bả trạo và hát bội, trong khi ở Nam Bộ không thể
23
Hội Gia sư Đà Nẵng
https://hoigiasudanang.com/
Hội Gia sư Đà Nẵng chuyên giới thiệu các suất gia sư dạy kèm tại nhà
0934490995 - Hải Quyên

thiếu hát bội, xây chầu và múa lân sư rồng… Trò diễn Bạn chèo đưa ông(thực chất là
nghi lễ kỷ niệm một năm ngày ông lụy) chỉ có từ Bình Thuận trở ra, nhưng hát bả trạo
lại được ngư dân Bà Rịa-Vũng Tàu (vùng đất Nam Bộ tiếp giáp với Trung Bộ) say mê
đón nhận như một phần quan trọng của ngày hội, mặc dù lễ cúng cá ông các địa
phương khác ở Nam Bộ không trình diễn loại hình nghệ thuật này. Nội dung bả trạo là
một bài ca nghề nghiệp của ngư dân trên dải đất Trung Bộ, theo nhiều nhà nghiên cứu
nó có nét gần giống với một làn điệu dân ca Chăm. Trong khi đó hát bội với những tích
tuồng, cốt truyện có nguồn gốc Trung Quốc là phần không thể thiếu trong hội cúng ông
của ngư dân Nam Bộ. Người ta tổ chức hát bội ngay trong khuôn viên đền thờ. Không
khí ca hát mừng thần và vui chơi giải trí trong lễ cúng cá ông của ngư dân Nam Bộ
dường như hòa quyện làm một. Đó có thể là đặc trưng của lễ cúng cá ông trên vùng
đất mới ít giông bão hơn…

Tín ngưỡng thờ Mẫu


Hầu đồng

Thờ Then
Hát then

Tiêu chí phân vùng văn hóa và phân vùng văn hóa Việt Nam
(phân làm 6 vùng văn hóa)

Theo các nhà nghiên cứu văn hóa Việt Nam, việc phân vùng văn hóa cần định vị
trên cơ sở các yếu tố có vai trò tác động đến sự hình thành văn hóa, đó là:
- Môi trường tự nhiên và phương thức canh tác
- Các quan hệ lịch sử - cội nguồn
- Trình độ phát triển kinh tế - xã hội
- Giao lưu và ảnh hưởng văn hóa
Hiện nay, đang tồn tại nhiều quan điểm phân vùng văn hóa Việt Nam. Song, dựa
vào các yếu tố có vai trò tác động đến sự hình thành văn hóa mang những nét đặc
trưng như đã nêu trên, chúng tôi thống nhất với quan điểm phân chia thành 6 vùng văn
hóa như sau:
- Vùng văn hóa Việt Bắc
- Vùng văn hóa Tây Bắc
- Vùng văn hóa châu thổ Bắc Bộ
- Vùng văn hóa Trung Bộ
- Vùng văn hóa Tây Nguyên
- Vùng văn hóa Nam Bộ

24
Hội Gia sư Đà Nẵng
https://hoigiasudanang.com/
Hội Gia sư Đà Nẵng chuyên giới thiệu các suất gia sư dạy kèm tại nhà
0934490995 - Hải Quyên

Mỗi vùng văn hóa có những nét đặc thù riêng làm nên bản sắc của mình trong
tương quan với các vùng khác, để rồi từ những hình thái riêng ấy, tất cả cùng tạo nên
tính thống nhất trong sự đa dạng của văn hóa Việt Nam.

Các tỉnh thành ở các vùng văn hóa châu thổ Bắc Bộ, Tây Bắc,
Việt Bắc, Trung Bộ, Tây Nguyên, Nam Bộ

Vùng văn hoá Tây Bắc


Vùng văn hoá Tây Bắc là một vùng núi non hiểm trở, bao gồm các tỉnh Sơn La,
Hoà Bình, Điện Biên, Lai Châu.

Vùng văn hóa Việt Bắc


Vùng văn hóa Việt Bắc bao gồm các tỉnh: Cao Bằng, Bắc Cạn, Thái Nguyên, Lạng
Sơn, Tuyên Quang, Hà Giang và cả phần đồi núi của các tỉnh Phú Thọ, Vĩnh Phúc,
Bắc Giang, Quảng Ninh.

Vùng văn hoá châu thổ Bắc Bộ


Vùng văn hoá châu thổ Bắc Bộ - cái nôi văn hóa của lịch sử dân tộc, bao gồm địa
phận các tỉnh: Hà Tây, Nam Định, Hà Nam, Hưng Yên, Hải Dương, Thái Bình, thành
phố Hà Nội, thành phố Hải Phòng, phần đồng bằng của các tỉnh Phú Thọ, Vĩnh Phúc,
Bắc Ninh, Bắc Giang, Ninh Bình, Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh.

Vùng văn hoá Trung Bộ

Vùng văn hoá Trung Bộ là vùng đất thuộc lãnh thổ các tỉnh : Quảng Bình, Quảng
Trị, Thừa Thiên – Huế, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hoà,
Ninh Thuận, Bình Thuận và thành phố Đà Nẵng hiện nay.

Vùng văn hóa Tây Nguyên

Tây Nguyên là một vùng đất nằm gọn trên vùng núi non và cao nguyên phía
TâyTrung Bộ bao gồm 4 tỉnh Gia Lai, Kon Tum, Đắc Lắc, Lâm Đồng.

Vùng văn hóa Nam bộ


Nam Bộ là vùng đất thuộc địa bàn các tỉnh: Đồng Nai, Bình Dương, Bình Phước,
Tây Ninh, Bà Rịa - Vũng Tàu thuộc miền Đông Nam Bộ và các tỉnh Long An, Tiền
Giang, Bến Tre, Vĩnh Long, Trà Vinh, Đồng Tháp, Cần Thơ, Sóc Trăng, An Giang, Kiên
Giang, Bạc Liêu, Cà Mau thuộc miền Tây Nam Bộ và thành phố Hồ Chí Minh.

25
Hội Gia sư Đà Nẵng
https://hoigiasudanang.com/
Hội Gia sư Đà Nẵng chuyên giới thiệu các suất gia sư dạy kèm tại nhà
0934490995 - Hải Quyên

Dân tộc đại diện cho sắc thái văn hóa Tây Bắc, Việt Bắc

Tây Bắc là nơi sinh sống của nhiều dân tộc anh em như người Thái, Tày,
H’mông, Dao, Mường, Khơ mú, Laha, Xinh mun, Kháng, Mảng,...mỗi dân tộc mang
những nét phong tục tập quán riêng đã tạo cho vùng văn hoá Tây Bắc một nền văn
hoá đa dạng, nhiều màu sắc độc đáo thông qua văn hoá Thái ​là chủ thể.
Cư dân chủ yếu của ​vùng Việt Bắc là người Tày – Nùng, ngoài ra còn có một số
dân tộc khác như Dao, H’ mông, Lô Lô, Sán Chày. Nhưng trong đó ​văn hoá Tày –
Nùng​ giữ vai trò chủ thể và có ảnh hưởng tới văn hoá của các tộc người khác.

Lễ hội đặc trưng ở các vùng văn hóa (lễ hội đâm trâu, cấp
sắc, lồng tổng, cầu ngư…)

● Vùng văn hóa Tây Bắc: Lễ hội tiêu biểu là lễ hội hoa ban, Lễ cấp sắc
● Vùng văn hóa Việt Bắc: hội Lồng Tồng (hội xuống đồng), Lễ hội cầu an bản
Mường
● Vùng văn hóa châu thổ Bắc Bộ: Lễ hội gò Đống Đa (Mùng 5 Tết Nguyên
Đán), Lễ hội Gióng (9/4 âm lịch), Lễ hội đền Hùng (10/3 âm lịch), Lễ hội Chùa Hương
(15/2)
● Vùng văn hóa Trung Bộ: lễ cầu ngư (Thuận An - Phú Vang) 11-12 / 1 âm
lịch (3 năm 1 lần), hội làng Sình (Phú Vang) 10/1 âm lịch, hội điện Hòn Chén (Hương
Trà) tháng 3 và 7 âm lịch, Lễ hội bà Thu Bồn tháng 2 âm lịch, lễ hội Quan Thế Âm
(Ngũ Hành Sơn) 19/2 âm lịch
● Vùng văn hóa Tây Nguyên: Lễ hội Cồng Chiêng Tây Nguyên, Lễ hội đua voi
ở Tây Nguyên, Lễ mừng cơm mới (lễ mừng lúa mới), Lễ đâm trâu
● Vùng văn hóa Nam Bộ: Lễ Tống Ôn, Lễ hội đua bò Bảy Núi, Lễ hội Nghinh
Ông, Lễ hội Bà Chúa Xứ Núi Sam, Lễ Đôn Ta - Dolta, Lễ tết Khmer Chol Chnam
Thmay, Lễ Hội Kỳ YênLễ hội cúng trăng Ok Om Bok.

Ẩm thực đặc trưng ở các vùng văn hóa

Vùng văn hóa Tây Bắc


Ngày nay gạo tẻ đã trở thành lương thực chính, gạo nếp vẫn được coi là lương
thực truyền thống.
Cơ cấu bữa ăn cũng giống người Việt: cơm + rau + cá (thịt). Tuy nhiên trong cách
chế biến có cái khác nhau. Người Thái thường làm những món nộm, nhúng, ướp muối
từ thịt, cá tươi; thích các món chế biến từ cách nướng, đồ, sấy sau đó mới đến canh,
xào, luộc.
26
Hội Gia sư Đà Nẵng
https://hoigiasudanang.com/
Hội Gia sư Đà Nẵng chuyên giới thiệu các suất gia sư dạy kèm tại nhà
0934490995 - Hải Quyên

Họ ưa thức ăn có vị cay, chua, đắng, chát, bùi ít dùng các món ngọt, lợ,đậm nồng,
... hay uống rượu cần, rượu cất.
Người Thái hút thuốc lào bằng ống tre, nứa và châm lửa bằng mảnh đóm tre khô
nỏ. Người Thái trắng trước khi hút còn có lệ mời người xung quanh như trước khi ăn.

Vùng văn hóa Việt Bắc


Về việc ăn uống, tuỳ từng tộc người mà cách thức chế biến thức ăn và khẩu vị
của cư dân Việt Bắc có hương vị riêng.
Việc chế biến món ăn của cư dân Tày – Nùng, một mặt có những sáng tạo, một
mặt tiếp thu các kĩ thuật chế biến của các dân tộc lân cận như Hoa. Việt... Họ chế biến
ngô một cách tinh tế. Ngô được giã, xay nhỏ để nấu với cơm, làm các loại bánh. Thức
ăn chính là gạo tẻ, các món ăn từ gạo nếp thường có mặt trong ngày lễ tết. Thịt lợn,
thịt vịt quay thường được làm cầu kỳ như thịt lợn quay Lạng Sơn, thịt vịt quay Thất
Khê.
Bữa ăn của cư dân Việt Bắc mang tính bình đẳng, nhân ái. Tất cả các thành viên
trong gia đình ăn chung một mâm, khách đến nhà rất được ưu ái, nể trọng.

Vùng văn hóa châu thổ Bắc Bộ


Cơ cấu bữa ăn của người dân Bắc Bộ: cơm + cá + canh nhưng cá ở đây chủ yếu
là cá nước ngọt.
Trong bữa ăn còn có thêm thành phần thịt và mỡ dể giữ nhiệt cho cơ thể.
Các gia vị có tính chất cay, chua, đắng không xuất hiện nhiều trong bữa ăn của
người Bắc Bộ.

Vùng văn hóa Trung Bộ


Trong văn hóa đời thường, bữa ăn của người Việt Trung Bộ đã bắt đầu có sự
thay đổi, nghiêng về các đồ hải sản, đồ biển.
Do tính chất khí hậu, nên sử dụng chất cay nhiều hơn trong bữa ăn.

Vùng văn hóa Tây Nguyên


Ăn cơm tẻ, cơm nếp với muối ớt và các thứ kiếm được từ rừng. Khi cúng thì mới
có thịt gia súc, gia cầm.
Uống nước lã, rượu cần, rượu được nấu từ loại kê chân vịt, rượu sắn.

Vùng văn hóa Nam Bộ


Trong cơ cấu bữa ăn của người Việt Nam Bộ có phần thay đổi so với người Việt ở
Bắc Bộ. Việc sử dụng nguồn đạm thuỷ sản trong bữa ăn người Việt có chú trọng hơn.
Ăn các món ăn có tác dụng giải nhiệt. Dừa và các món ăn được chế biến từ dừa
chiếm một vị thế quan trọng trong các món ăn
27
Hội Gia sư Đà Nẵng
https://hoigiasudanang.com/
Hội Gia sư Đà Nẵng chuyên giới thiệu các suất gia sư dạy kèm tại nhà
0934490995 - Hải Quyên

Tín ngưỡng thờ nữ thần ở các vùng văn hóa (thờ Thiên Y A
Na, Pô Inư Nagar, Mẹ Hoa …)

28
Hội Gia sư Đà Nẵng
https://hoigiasudanang.com/

You might also like