You are on page 1of 7

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI NGỮ


-------------------------

BÀI LÀM
MÔN: DẪN LUẬN NGÔN NGỮ

Họ và tên sinh viên:


Lớp:
Mã số sinh viên:
Mã nhóm:
ĐỀ THI
Câu 1: Phân tích bản chất tín hiệu của ngôn ngữ.
Câu 2: Tại sao nói ngôn ngữ là một hệ thống tín hiệu đặc
biệt? Phân tích tính hai mặt của các tín hiệu ông, bà, cha,
mẹ, chồng, con.

BÀI LÀM
Câu 1: Bản chất tín hiệu của ngôn ngữ
- Các yếu tố trong hệ thống tín hiệu có giá trị đối với hệ thống
không phải do những thuộc tính vật thể tự nhiên của chúng mà
do những thuộc tính được người ta trao đổi để chỉ ra những
khái niệm hay tư tưởng nào đó.
- Tính hai mặt của tín hiệu. Cũng như mọi loại tín hiệu khác,
tín hiệu ngôn ngữ cũng có hai mặt: mặt biểu hiện vật chất (cái
biểu hiện) và mặt nội dung được biểu hiện (cái được biểu
hiện).
+ Mặt biểu hiện vật chất (cái biểu hiện): là âm thanh do bộ
máy phát âm của con người phát ra.
+ Mặt nội dung được biểu hiện (cái được biểu hiện): là
khái niệm về sự vật, hiện tượng. v.v… được phản ánh, được
gọi tên.
- Cái biểu hiện và cái được biểu hiện của tín hiệu ngôn ngữ
gắn bó khăng khít với nhau như hai mặt của một tờ giấy.
- Tính võ đoán của tín hiệu. Mối quan hệ giữa cái biểu hiện
và cái được biểu hiện là có tính võ đoán, tức là giữa hình thức
âm và khái niệm không có mối tương quan bên trong nào.
- Giá trị khu biệt của tín hiệu. Trong một hệ thống tín hiệu,
cái quan trọng là sự khu biệt. Thuộc tính vật chất của mỗi tín
hiệu ngôn ngữ thể hiện ở những đặc trưng có khả năng phân
biệt của nó.
- Cái biểu hiện của tín hiệu ngôn ngữ có tính hình tuyến, thể
hiện về mặt thời gian, xuất hiện lần lượt hết tín hiệu này đến
tín hiệu khác. Tại một điểm thời gian không xuất hiện hai tín
hiệu ngôn ngữ mà lần lượt các từ, cụm, câu này xuất hiện mới
đến từ, cụm, câu khác.
Câu 2:
- Ngôn ngữ là một hệ thống tín hiệu đặc biệt vì:
+Ngôn ngữ là một hệ thống tín hiệu phức tạp bao gồm các
yếu tố đồng loại và không đồng loại, với số lượng không xác
định. Những hệ thống tín hiệu nhân tạo như hệ thống đèn giao
thông, biển chỉ đường, quân hiệu, quân hàm v.v… chỉ bao
gồm một số tương đối hạn chế các yếu tố đồng loại. Chẳng
hạn, hệ thống đèn giao thông chỉ gồm ba yếu tố là đèn đỏ, đèn
xanh và đèn vàng và tính chất của chúng là hoàn toàn như
nhau. Ngôn ngữ có nhiều loại đơn vị khác nhau: âm vị khác
với hình vị, hình vị khác với từ, từ khác với câu. Số lượng từ
và câu trong một ngôn ngữ là vô số. Không ai có thể biết tất cả
các từ của ngay tiếng mẹ đẻ của mình, bởi vì nó quá nhiều, lại
thường xuyên được phát triển, bổ sung thêm.
+Vì ngôn ngữ bao gồm các yếu tố không đồng loại cho nên nó
tạo ra nhiều hệ thống và hệ thống con khác nhau. Mỗi hệ
thống con như vậy bao gồm những yếu tố tương đối đồng loại.
Chẳng hạn, hệ thống âm vị bao gồm tất cả các âm vị, hệ thống
từ vựng bao gồm tất cả các từ và đơn vị tương đương với từ,
hệ thống hình vị bao gồm tất cả các hình vị v.v… Hệ thống âm
vị lại có thể chia ra hệ thống nguyên âm và hệ thống phụ âm,
hệ thống hình vị có thể chia ra hệ thống hình vị thực và hệ
thống hình vị hư, hệ thống từ vựng có thể chia ra hệ thống từ
đơn và hệ thống từ ghép v.v…
+Các đơn vị ngôn ngữ làm thành những cấp độ khác nhau.
Khi nghiên cứu, người ta thường chia các yếu tố của ngôn ngữ
vào các cấp độ khác nhau. Cấp độ là một trong những giai
đoạn nghiên cứu của ngôn ngữ được quy định bởi những thuộc
tính của những đơn vị được phân xuất trọng khi phân tách
chuỗi lời nói một cách liên tục từ những đơn vị bậc cao đến
những đơn vị bậc thấp. Các đơn vị thuộc cấp độ khác nhau có
quan hệ tôn ti, tức là các đơn vị bậc thấp "nằm trong" các đơn
vị bậc cao và các đơn vị bậc cao "bao gồm" các đơn vị bậc
thấp. Thí dụ: câu bao gồm các từ, từ bao gồm các hình vị, hình
vị bao gồm các âm vị. Ngược lại, âm vị nằm trong hình vị,
hình vị nằm trong từ, từ nằm trong câu. Vì vậy, âm vị, hình vị,
từ và câu là những cấp độ khác nhau.

Khái niệm cấp độ gắn liền với tổng thể các yếu tố đồng loại,
nhưng không phải bất cứ tập hợp các yếu tố đồng loại nào
cũng tạo thành một cấp độ. Chẳng hạn, hình vị thực và hình vị
hư, từ đơn và từ ghép không tạo thành những cấp độ khác
nhau, bởi vì ở đấy không tìm thấy quan hệ "nằm
trong" và "bao gồm". Có khi sự khác nhau bên ngoài của
những đơn vị thuộc các cấp độ khác nhau giảm tới zero,
nhưng chúng vẫn khác nhau về chất, bởi vì chức năng của
chúng không đồng nhất. Ví dụ: Một đứa trẻ thấy mẹ về reo
lên: – U! Có thể coi đây là một câu, nhưng câu này chỉ gồm
một từ, từ này lại chỉ gồm một hình vị, và cuối cùng, hình
vị U cũng là một âm vị. Trong ngôn ngữ học, có khi người ta
gọi ngữ âm, từ vựng và ngữ pháp hoặc ngữ âm và ngữ nghĩa là
các cấp độ. Thực ra, đây chỉ là những mặt, những lĩnh vực
nghiên cứu của ngôn ngữ mà thôi.
+Tính đa trị của tín hiệu ngôn ngữ. Trong các hệ thống tín
hiệu khác, mối quan hệ giữa cái biểu hiện và cái được biểu
hiện có tính chất đơn trị, nghĩa là mỗi cái biểu hiện chỉ tương
ứng với một cái được biểu hiện. Ở ngôn ngữ không hoàn toàn
như vậy. Trong ngôn ngữ, có khi một cái biểu hiện tương ứng
với nhiều cái được biểu hiện khác nhau, chẳng hạn, các từ đa
nghĩa và đồng âm, có khi nhiều cái biểu hiện khác nhau chỉ
tương ứng với một cái được biểu hiện, chẳng hạn, các từ đồng
nghĩa. Mặt khác, vì ngôn ngữ không chỉ là phương tiện giao
tiếp và phương tiện tư duy mà còn là phương tiện biểu hiện
tình cảm, cho nên mỗi tín hiệu ngôn ngữ, ngoài nội dung khái
niệm còn có thể biểu hiện cả các sắc thái tình cảm của con
người nữa.
+Tính độc lập tương đối của ngôn ngữ. Các hệ thống tín hiệu
nhân tạo khác thường được sáng tạo ra theo sự thoả thuận của
một số người, do đó hoàn toàn có thể thay đổi theo ý muốn
của con người. Ngược lại, ngôn ngữ có tính chất xã hội, có
quy luật phát triển nội tại của mình, không lệ thuộc vào ý
muốn của cá nhân. Tuy nhiên, bằng những chính sách ngôn
ngữ cụ thể, con người vẫn có thể tạo điều kiện cho ngôn ngữ
phát triển theo những hướng nhất định. Chính vì vậy, người ta
nói ngôn ngữ có tính độc lập tương đối.
+Giá trị đồng đại và giá trị lịch đại của ngôn ngữ. Các hệ
thống tín hiệu nhân tạo chỉ có giá trị đồng đại, tức là được
sáng tạo ra để phục vụ nhu cầu nào đó của con người trong
một giai đoạn nhất định. Ngôn ngữ vừa có giá trị đồng đại vừa
có giá trị lịch đại. Bất cứ ngôn ngữ nào cũng là sản phẩm của
quá khứ để lại. Ngôn ngữ không chỉ là phương tiện giao tiếp
và tư duy của những người cũng thời mà còn là phương tiện
giao tiếp và tư duy của những
người thuộc các thời đại khác nhau, các giai đoạn lịch sử khác
nhau.

- Phân tích tính hai mặt của các tín hiệu:


+ Ông:
ú Cái biểu hiện: Âm thanh: ông
ú Cái được biểu hiện: Người đàn ông ở bậc sinh ra hoặc
ở bậc sinh ra cha, mẹ mình;
+ Bà:
ú Cái biểu hiện: Âm thanh: bà
ú Cái được biểu hiện: Người đàn bà sinh ra cha
mẹ mình; mẹ của cha, mẹ mình. hoặc người đàn bà có quan
hệ chị em hoặc thuộc cùng thế hệ với người sinh
ra cha, mẹ mình.
+ Cha:
ú Cái biểu hiện: Âm thanh: cha
ú Cái được biểu hiện: Người đàn ông có con, trong quan
hệ với con (có thể dùng để xưng gọi).
+ Mẹ:
ú Cái biểu hiện: Âm thanh: mẹ
ú Cái được biểu hiện: Người đàn bà có con, trong quan
hệ với con cái hoặc con vật cái, trực tiếp sinh ra đàn con nào
đó.
+ Chồng:
ú Cái biểu hiện: Âm thanh: chồng
ú Cái được biểu hiện: Người đàn ông có vợ
+ Con:
ú Cái biểu hiện: Âm thanh: con
ú Cái được biểu hiện: Người hoặc động vật thuộc thế
hệ sau, xét trong quan hệ với bố mẹ của chúng.

You might also like