You are on page 1of 6

* Vấn đề “trí tuệ nhân tạo”

Ngày nay, khoa học và công nghệ hiện đại đã có những bước phát triển mạnh mẽ, sản
xuất ra nhiều loại máy móc không những có khả năng thay thế lao động cơ bắp, mà còn
có thể thay thế cho một phần lao động trí óc của con người. Chẳng hạn máy tính điện tử,
“người máy thông minh”, “trí tuệ nhân tạo”. Song, điều đó không có nghĩa là máy móc
cũng có ý thức như con người. Ý thức và máy tính điện tử là hai quá trình khác nhau về
bản chất. “Người máy thông minh” thực ra chỉ là một quá trình vật lý. Hệ thống thao tác
của nó đã được con người lập trình phỏng theo một số thao tác của tư duy con người.
Máy móc chỉ là những kết cấu kỹ thuật do con người sáng tạo ra. Còn con người là một
thực thể xã hội năng động được hình thành trong tiến trình lịch sử tiến hóa lâu dài của
giới tự nhiên và thực tiễn xã hội. Máy không thể sáng tạo lại hiện thực dưới dạng tinh
thần trong bản thân nó. Năng lực đó chỉ có con người có ý thức mới thực hiện được và
qua đó lập trình cho máy móc thực hiện. Sự phản ánh sáng tạo, tái tạo lại hiện thực chỉ có
ở ý thức của con người với tư cách là một thực thể xã hội, hoạt động cải tạo thế giới
khách quan. Ý thức mang bản chất xã hội. Do vậy, dù máy móc có hiện đại đến đâu
chăng nữa cũng không thể hoàn thiện được như bộ óc con người.
Ý thức là hình thức phản ánh cao nhất chỉ có ở óc người về hiện thực khách quan trên
cơ sở thực tiễn xã hội - lịch sử. Sự hoàn thiện trong cấu trúc vật chất của bộ óc người và
hoạt động thực tiễn xã hội phong phú đã tạo ra những tiền đề vật chất đầy đủ cho đặc tính
phản ánh - ý thức người phát triển, ngày càng xâm nhập vào tầng sâu của thế giới hiện
thực, gắn nhận thức với cải tạo thế giới. Thực tiễn xã hội là động lực trực tiếp to lớn thúc
đẩy ý thức hình thành và phát triển đáp ứng nhu cầu của xã hội ngày càng phong phú, đa
dạng. Ý thức nhân đôi thế giới trong tinh thần, nhờ đó con người sáng tạo ra “giới tự
nhiên thứ hai” in đậm dấu ấn của con người. Con người ngày càng sáng tạo ra các thế hệ
“người máy thông minh” cao cấp hơn giúp cho con người khắc phục được nhiều mặt hạn
chế của mình.
Con người là một thực thể tự nhiên - xã hội có ý thức, chủ thể sáng tạo ra mọi giá trị
vật chất và tinh thần, quyết định sự tồn tại và phát triển của xã hội. Khẳng định vai trò to
lớn của ý thức trong đời sống hiện thực của con người về thực chất là khẳng định vai trò
của con người - chủ thể mang ý thức đó. Cần có thái độ đúng đối với con người, quan
tâm, chăm lo phát triển con người toàn diện cả về thể chất và tinh thần. Đặc biệt quan tâm
bồi dưỡng thế hệ trẻ có kiến thức, nắm vững khoa học - công nghệ hiện đại, có tình cảm
cách mạng trong sáng, ý chí vươn lên xây dựng đất nước giàu mạnh.
Cần nắm vững nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin: “Ý thức [...] không bao
giờ có thể là cái gì khác hơn là sự tồn tại được ý thức [...], và tồn tại của con người là
quá trình đời sống hiện thực của con người” 1 để vận dụng vào thực tiễn cách mạng Việt
Nam hiện nay. Muốn ý thức xã hội chủ nghĩa thực sự giữ vai trò chủ đạo trong đời sống
tinh thần nhân dân, phát huy được tính tích cực xã hội của mỗi người trong sự nghiệp
1
. C. Mác và Ph. Ăngghen: Toàn tập, Sđd, t.3, tr.37.
xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa hiện nay cần quán triệt tốt đường lối đổi mới
của Đảng, lấy đổi mới kinh tế làm trung tâm. Xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng
xã hội chủ nghĩa, tạo ra nền tảng vật chất vững chắc để xây dựng đời sống văn hóa tinh
thần phong phú cho nhân dân, có giác ngộ xã hội chủ nghĩa, có văn hóa, khoa học kỹ thuật,
tri thức phát triển. Xây dựng nhân tố con người thực sự là nguồn lực phát triển đất nước
bền vững. Chăm lo bồi dưỡng phát triển nguồn nhân lực có chất lượng cao, phẩm chất
nhân cách phát triển toàn diện; xây dựng đội ngũ cán bộ có đủ đức, đủ tài để hoàn thành
xuất sắc nhiệm vụ. Để làm được điều đó, cần gắn với quá trình xây dựng mọi mặt, tạo môi
trường thuận lợi cho xây dựng con người, phát huy cao nhất tính tích cực xã hội, rèn luyện
bản lĩnh, nâng cao trình độ khoa học, trình độ chuyên môn cho mỗi người.

Dàn Ý Chi Tiết Triết Học Mác – LêNin


Phần I: Dẫn dắt vấn đề
Phủ định của phủ định là một trong ba quy luật cơ bản của phép Biện chứng duy vật
Quy luật phủ định của phủ định là một trong ba quy luật cơ bản của phép biện chứng
duy vật được

Phần II: Triển khai

Phần III: Kết Luận

Triết học được coi là khoa học của mọi khoa học. Trong triết học, tư tưởng quan điểm của
triết học Mác – xít đóng vai trò vô cùng quan trọng trong khoa học và đời sống hiện nay. Những
tri thức của triết học đang là công cụ tư duy sắc bén và hiệu quả để con người nhận thức và tải
tạo thế giới. Một trong những nội dung triết học đó chính là phép biện chứng duy vật bao gồm
hai nguyên lý, ba quy luật và sáu cặp phạm trù cơ bản. Trong ba quy luật cơ bản của phép biện
chứng duy vật đặc biệt phải kể đến quy luật phủ định của phủ định bởi nó chỉ ra khuynh hướng,
hình thức, kết quả của sự phát triển của các sự vật, hiện tượng thông qua sự thống nhất giữa tính
thay đổi với tính kế thừa trong sự phát triển.
Trong quá trình vận động của sự vật, hiện tượng những yếu tố mới xuất hiện sẽ thay thế
những nhân tố cũ, hay nói cách khác là cái cũ mất đi và cái mới ra đời thay thế cho cái cũ nhưng
có sự kế thừa chọn lọc, những nhân tố tích cực của cái cũ được sẽ được giữ lại và cải tạo để trở
thành cái mới. Bên cạnh đó, sự phủ định toàn bộ và xóa bỏ hoàn toàn cái cũ, không có sự kế
thừa thì trên cơ sở nhận thức và quan niệm ta nói đây là phủ định siêu hình với có cái nhìn phiến
diện và chủ quan. Về tính chất của quy luật phủ định của phủ định cũng giống như tính chất của
nguyên lý thứ hai là tính khách quan, tính phổ biến và tính đa dạng, phong phú. Chính vì vậy nó
được xem là sự mở rộng và minh chứng cho nguyên lý thứ 2 – nguyên lý về sự phát triển. Đầu
tiên, người ta nhận thấy rằng phủ định của phủ định mang tính khách quan là bởi vì trong quá
trình vận động và phát triển của các sự vật, hiện tượng đều có quá trình phát sinh, tồn tại, phát
triển rồi tiêu vong. Như vậy, nó là quá trình mà cái cũ biến mất và cái mới ra đời thay thế cho
cái cũ do đó các sự vật, hiện tượng đều có tính khách quan. Thứ hai, tính phổ biến là do sự vận
động biến đổi thay cũ đổi mới diễn ra cả trong tự nhiên, trong xã hội và trong tư duy con người.
Và tính đa dạng, phong phú bởi các hình thức tồn tại các dạng vật chất khác của các sự vật, hiện
tượng. Đặc biệt, trong quá trình phủ định biện chứng thì không xóa bỏ hoàn toàn cái cũ mà cái
cũ mất đi và cái mới ra đời thay thế cái cũ nhưng có sự kế thừa chọn lọc những ưu điểm và các
nhân tố tích cực của cái cũ. Hay nói cách khác tính chất đặc trưng của quy luật phủ định của phủ
định là sự kế thừa có chọn lọc.
Từ sự phân tích về tính chất và khái niệm của phủ định nói chung thì người ta nhận thấy
rằng phủ định của phủ định là sau ít nhất hai quá trình phủ định biện chứng liên tiếp xảy ra thì
sự vật mới ra đời dường như có sự lặp lại sự vật, hiện tượng ban đầu nhưng ở trình độ phát triển
cao hơn bởi sự biến đổi đi từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp, từ chưa hoàn thiện đến
hoàn thiện hơn cũng giống như nguyên lý về sự phát triển. Ví dụ, từ hạt lúa ban đầu ta đem gieo
thì sau một thời gian hạt lúa sẽ nảy mầm và phát triển thành cây lúa khi ấy hạt có sự thay đổi về
chất từ hạt thành cây thì ta nói mối quan hệ giữa hạt lúa và cây lúa đó là sự phủ định lần thứ
nhất; cây lúa tiếp tục vận động phát triển tạo ra hạt lúa mới thì ta nói mối quan hệ giữa cây lúa
và hạt lúa mới là sự phủ định lần thứ hai. Vậy sau hai lần phủ định biện chứng liên tiếp xảy ra
hay còn gọi là sự phủ định của phủ định thì dường như sự vật mới ra đời có sự lặp lại sự vật cũ
nhưng trình độ phát triển cao hơn điển hình là hạt lúa mới và hạt lúa cũ ban đầu. Hạt lúa mới có
trình độ phát triển cao hơn bởi vì hạt lúa cũ bởi vì nó phụ thuộc vào giống, đất trồng, phân bón,
khí hậu, thời tiết làm cho hạt mới không giống 100% hạt ban đầu. Quá trình diễn ra của sự phủ
định của phủ định mà có sự lặp lại cái cũ của cái mới nhưng trình độ phát triển cao hơn thì
người ta cho rằng nó thể hiện tính chu kì, tính lặp lại trong sự vận động phát triển của các sự vật,
hiện tượng và đồng thời cũng thể hiện sự vận động phát đó nó diễn ra theo hình xoáy ốc, xoắn
ốc và được xem là đặc điểm thứ hai cơ bản. Qua đó cho thấy sự quanh co, phức tạp và sự phát
triển đi lên trong quá trình vận động phát triển của sự vật hiện tượng.

Trong quá trình nghiên cứu, xem xét, đánh giá các sự vật hiện tượng trong hoạt động nhận
thức cũng như trong hoạt động thực tiễn của con người, con người phải thấy được tính tiến bộ,
tính kế thừa trong sự vận động phát triển đi lên của sự vật, hiện tượng. Phải thấy được tính phức
tạp, tính quanh co trong xu hướng vận động phát triển của sự vật hiện tượng. Và trong quá trình
thay cũ đổi mới thì phải nhận thức rằng trong tự nhiên thì quá trình thay cũ đổi mới mang tính tự
phát là bởi vì nó xuất phát thuần túy từ các quy luật tự nhiên, quá trình đấu tranh sinh tồn và tự
đào thải của tự nhiên. Nhưng quá trình thay cũ đổi mới của xã hội của con người thì nó lại mang
tính tự giác bởi vì nó thông qua hoạt nhận thức, hoạt động thực tiễn có ý thức của con người vậy
nên hoạt động thay cũ đổi mới của xã hội loài người là mang tính tự giác chính vì thế nó rất
khác với sự thay cũ đổi mới, sự phủ định của tự nhiên thuần túy. Trong quá trình hoạt động thực
tiễn của con người cần kịp thời phát hiện ra những cái mới, ủng hộ, tạo điều kiện cho cái mới
phát triển và kế thừa có chọn lọc những cái tích cực, tốt và có lợi của cái cũ để cải biến nó trong
điều kiện mới để nó phát huy được vai trò, giá trị của nó. Như vậy, quy luật phủ định của phủ
định chính là sự giải thích rõ hơn về quá trình vận động phát triển của sự vật hiện tượng theo xu
hướng, khuynh hướng, kết quả của một sự vật, hiện tượng.
Ngày nay, khoa học - công nghệ phát triển nhanh chóng cùng với quá trình toàn cầu hóa và
hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng đã có tác động mạnh mẽ đến quá trình phát triển kinh tế, xã
hội của các quốc gia, trong đó có Việt Nam. Để đáp ứng được yêu cầu hội nhập quốc tế, Việt
Nam đã tiến hành điều chỉnh chiến lược phát triển theo hướng tăng cường liên kết, vừa hợp tác
và vừa cạnh tranh trong các lĩnh vực như thương mại, đầu tư, nhân lực, khoa học - công nghệ,....
Đặc biệt trong lĩnh vực văn hóa, Đảng và Nhà nước ta đã ban hành các nghị định, cương lĩnh
quan trọng trong việc xây dựng, giữ gìn và phát huy những giá trị văn hóa cốt lõi, đậm đà bản
sắc dân tộc dựa trên tính kế thừa chọn lọc để “hòa nhập chứ không hòa tan”. Như chúng ta đã
biết, văn hoá là một phạm trù rất rộng, có thể được hiểu dưới nhiều góc độ khác nhau với nhiều
cách tiếp cận khác nhau, rất phong phú, đa dạng. Văn hóa có vai trò đặc biệt quan trọng đối với
sự phát triển của con người và xã hội vì vậy trong suốt chặng đường lãnh đạo nhân dân kháng
chiến, Đảng ta luôn nhận thức đúng đắn về vị trí, vai trò của văn hóa, và thường xuyên quan tâm
lãnh đạo, phát huy sức mạnh văn hóa đối với sự phát triển bền vững của đất nước. Tại hội nghị
Ban Chấp hành Trung ương Đảng các nghị quyết “Xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản
sắc dân tộc”, “Xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc”
và “Tiếp tục phát triển sâu rộng và nâng cao chất lượng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc
dân tộc, gắn kết chặt chẽ và đồng bộ hơn với phát triển kinh tế - xã hội, làm cho văn hóa thấm
sâu vào mọi lĩnh vực của đời sống xã hội” được đưa ra có ý nghĩa chiến lược, chỉ đạo quá trình
xây dựng và phát triển sự nghiệp văn hóa ở nước ta, cần được kế thừa, bổ sung và phát huy
trong thời kỳ mới. Đảng và Nhà nước đã vận dụng quy luật phủ định của phủ định để xây dựng
nền văn hóa tiên tiến, tiếp thu tinh hoa của nền văn hóa nhân loại trong quá trình hội nhập quốc
tế trên cơ sở có sự kế thừa không bị đồng hóa bởi các dân tộc khác, gìn giữ và phát huy bản sắc
dân tộc, phấn đấu xây dựng một xã hội văn minh, lành mạnh. Chủ động tham gia hội nhập và
giao lưu văn hoá với các quốc gia để xây dựng những giá trị mới của nền văn hoá Việt Nam
đương đại để không trở thành nền văn hóa lỗi thời, lạc hậu, độc đoán, tách biệt và cô lập với thế
giới bên ngoài. Chính bản sắc văn hóa độc đáo, riêng có của dân tộc ta đã làm nên sự khác biệt
giữa dân tộc Việt Nam với các dân tộc khác trên thế giới, làm nên tính trường tồn của một quốc
gia, một dân tộc.

Một trong những nguyên nhân làm cho bản sắc văn hóa của dân tộc ngày càng bị mai một là
ý thức của mỗi người trong việc bảo vệ, giữ gìn và phát huy bản sắc dân tộc chưa cao, họ cho
rằng đó là việc của cơ quan Nhà nước, bản thân mình thì không có trách nhiệm. Cùng với đó là
sự chống phá, xuyên tạc của các thế lực thù địch, phản động đã gây sức ép nặng nề đối với các
đường lối, chủ trương của Đảng trong việc xây dựng bản sắc văn hóa tiên tiến. Một nguyên nhân
nữa là do việc tuyên truyền tầm quan trọng của bản sắc văn hóa dân tộc đến người dân chưa
thực sự hiệu quả. Để khắc phục và xây dựng nền văn hoá tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc một
cách toàn diện và hiệu quả. Thứ nhất, cần chủ trương triển khai và tổ chức các hoạt động, phong
trào như “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá” đi vào chiều sâu, thiết thực. xây dựng
nếp sống văn hoá trong các gia đình, khu dân cư, cơ quan, doanh nghiệp và làm cho các giá trị
văn hoá thấm sâu vào mọi mặt đời sống. Tiếp tục đẩy mạnh việc giáo dục, bồi dưỡng đạo đức,
lối sống có văn hóa, xây dựng nếp sống văn minh và các kế hoạch cải tạo, nâng cấp và đầu tư
xây dựng mới một số công trình văn hoá, nghệ thuật, thể dục, thể thao hiện đại ở các trung tâm
kinh tế - chính trị - văn hoá của đất nước. Thứ hai, thực hiện tốt hoạt động kết nghĩa với đoàn
thanh niên địa phương, tích cực nâng cao hiệu quả giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc. Hoạt động
kết nghĩa với thanh niên địa phương là một việc làm rất quan trọng tạo nên sức mạnh to lớn góp
phần quyết định làm nên những thắng lợi vĩ đại của dân tộc ta trong lịch sử đấu tranh giành và
giữ độc lập dân tộc. Thứ ba, khắc phục yếu kém, nâng cao tính khoa học, sức thuyết phục của
hoạt động lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật, góp phần hướng dẫn sự phát triển của sáng tạo
văn học, nghệ thuật, từng bước xây dựng hệ thống lý luận văn nghệ Việt Nam. Cuối cùng, cần
phải tiếp thu những kinh nghiệm tốt về phát triển văn hoá của các nước, nghệ thuật đặc sắc của
nước ngoài với công chúng Việt Nam. Xây dựng cơ chế, chế tài ngăn chặn, đẩy lùi, vô hiệu hoá
sự xâm nhập và tác hại của các sản phẩm đồi trụy, phản động và tăng cường bồi dưỡng, nâng
cao trình độ dân trí của công chúng, nhất là thế hệ trẻ ngày nay.

Trước xu thế toàn cầu hóa của thế giới hiện nay, chúng ta không thể phát triển trong sự tách
biệt và cô lập với thế giới. Chính vì vậy, mỗi sinh viên cần phải chuẩn bị cho cho mình một
hành trang mới để có thể tự mình phấn đấu, rèn luyện, trau dồi cho bản thân những kỹ năng cần
thiết, không ngừng học hỏi nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, nỗ lực rèn luyện vì lợi ích
chung của cộng đồng. Là một sinh viên khoa Dược, em sẽ phấn đấu học tập thật tốt để tiếp thu
kiến thức và những mặt tích cực, tiên tiến của văn hóa hiện đại. Góp phấn xây dựng một đất
nước có nền văn hóa tiến bộ, đậm đà bản sắc dân tộc. Mỗi chúng ta cần phải nghiêm túc tham
gia chấp hành các hoạt động của Đoàn thanh niên về công tác giữ gìn và phát huy các bản sắc
dân tộc. Để phát huy vai trò, sức mạnh của mình, em nghĩ bản thân cần phải trau dồi kiến thức
về văn hóa dân tộc, lên án những hành vi sai trái làm suy đồi đạo đức, văn hóa. Tăng cường
công tác tuyên truyền những thông tin chính thống, đúng đắn cho mọi người và phải rèn luyện
lối sống tốt đẹp, bảo lưu những giá trị tinh thần của dân tộc. Với tinh thần và bản lĩnh của sinh
viên Việt Nam, em sẽ “phát huy tối đa nội lực, nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế, bảo đảm độc
lập tự chủ và định hướng xã hội chủ nghĩa”, kết hợp sức mạnh dân tộc với những ưu thế của thời
đại để phát triển đất nước và từng bước khẳng định vị thế bản lĩnh của dân tộc mình trước cộng
đồng. Chính vì vậy, bản thân mỗi chúng ta cần phải chấp hành tốt các chủ trương, đường lối của
Đảng và Nhà nước để giữ gìn và xây dựng nền văn hóa tiến tiến, đậm đà bản sắc dân tộc Việt
Nam.

You might also like