You are on page 1of 3

1.

Tri thức và sự khác biệt (giữa con người và loài vật)


2. Tri thức giúp ta nhận biết được cuộc sống, về nguồn cội nguồn
3. Tri thức giúp ta hoàn thiện bản thân ( về giá trị bản thân, biết yêu
thương, san sẻ, biết chọn lọc, thấu hiểu,…)
4. Tri thức đưa đất nước phát triển (đối với kinh tế, xã hội, “chính trị”)

VAI TRÒ CỦA TRI THỨC

Vai trò của tri thức có muôn hình vạn trạng nhưng nhìn chung là để con
người ta hiểu biết, nhận thức được cuộc sống, phát triển rồi hoàn thiện
bản thân và góp sức cho xã hội.

Tri thức làm con người trở nên khác biệt. Nói về sự khác biệt giữa con
người và các loài vật khác, rõ ràng nhất chính là ngoại hình, có lẽ “mẹ
thiên nhiên” đã ưu ái loài người hơn hẳn khi đã cho ta những đặc điểm
nổi trội như duỗi thẳng đầu gối, đứng thẳng,… Điều này đã tạo nên sự
tiện lợi trong cuộc sống sinh hoạt. Tuy nhiên yếu tố quyết định để con
người có thể tạo dựng xã hội văn minh đều nhờ vào tri thức. “Loài người
không phải loài to lớn nhất vì có lẽ đó là voi, loài người không phải loài
nhanh nhất vì đó là báo Cheetah nhưng loài người lại là loài thông minh
nhất” - Ray Lewis. Từ những bước đầu nguyên thủy dần hình thành xã
hội, tư tưởng, tôn giáo, tầng lớp,…dần dần đi đến được hôm nay, một thế
giới hiện đại với hơn 200 nền văn hóa khác nhau.

Đây chính là sự khác biệt giữa loài người với toàn thể các loài vật khác,
đều dựa trên nền tảng là khoa học, bao quát hơn, chính là tri thức.

Tri thức và nguồn cội. Có câu “cây có cội, lá có nguồn”, vạn vật trên đời
đều có căn nguyên và con người không phải ngoại lệ. Ta có thể sống thật
lâu dài, tích cóp được thật nhiều của cải nhưng làm sao để ta biết rằng
mình đang sống, mình là ai hay liệu rằng mình không là ai đây là nguồn
cội. Chúng ta biết mình là người Việt Nam, nhưng liệu ta thật sự hiểu ý
nghĩa của “người Việt Nam”? Là sinh sống, thụ hưởng nền văn hóa, ngôn
ngữ, lịch sử là tri thức của dân tộc. Lý do bộ môn lịch sử xuất hiện trong
chương trình phổ thông chính là để khái lượt, tái hiện nguồn gốc cũng
những thăng trầm mà đất nước ta phải trải qua, từ thuở Vua Hùng ban sơ
đến các cuộc chiến tranh vệ quốc và cho đến hiện tại- ta được sinh ra và
lớn lên. Ngày thường chúng ta ăn cơm kết hợp chay mặn, ngày lễ Tết ta
mặc áo dài, ta sử dụng tiếng Việt, ta sống cùng các phong tục, tập quán
của người Việt, ta đang thụ hưởng tri thức của người Việt trong vô thức.
Và khi lớn lên tri thức lại giúp ta “tìm về” với nguồn cội, khái niệm“đất
nước”, “dân tộc” dần trở nên rõ ràng hơn, đặc biệt là “bản thân” , khi nhìn
sâu vào lịch sử, ta biết được tổ tiên đã phải đi một quãng đường rất dài để
tích lũy kiến thức, để có được độc lập, tự do như hiện tại mà sự tồn tại
của ta như minh chứng cho sự thành công của quá khứ. Thêm vào đó,
cụm từ “người Việt Nam” cũng dễ dàng hình dung hơn, chúng ta có thể
thấy được hình ảnh phản chiếu bản thân, chúng ta biết được mình là ai, sự
tồn tại của mình có ý nghĩa gì cũng như những sự kiện gì đã xảy ra và đặt
“nền móng” cho sự xuất hiện của bản thân nhờ vào tri thức, ta đã tìm về
với nguồn cội.

Hơn thế nữa, tri thức còn là sự hoàn thiện. Ngay từ những ngày còn bé ta
đã vô thức tiếp thu và quan sát những gì xung quanh, ta bắt đầu biết nói,
biết viết rồi ta được xây dựng nền tảng kiến thức phổ thông rồi đại học.
Xuyên suốt quá trình dài tại trường học ta được trải nghiệm các môn
thuộc khoa học tự nhiên và khoa học xã hội ta dần hiểu sâu hơn về nguồn
gốc của sự vật hiện tượng, từ đó “khám phá” bản thân, dần trở nên hoàn
thiện hơn. Vậy, tiêu chuẩn của hoàn thiện là gì? Thành ngữ trung hoa có
câu “Họa hổ, họa bì, nan họa cốt/ Tri nhân, tri diện, bất tri tâm” có nghĩa
là: “Vẽ hổ, vẽ da, khó vẽ xương/ Biết người, biết mặt, không biết lòng”
(trích “Luận về hiểu và biết”_ Hà Thủy Nguyên). Phải chăng thứ ta nhận
biết ngoài kia chẳng qua chỉ là lớp “da lông” mà những thứ giá trị hơn ẩn
sâu bên trong thì chẳng thể nào với tới. Có những chuyện ngỡ như là đơn
giản, quen thuộc, nhưng khi nhìn sâu vào bản chất thì lại cảm thấy xa lạ
đến bất ngờ. Như ổ bánh mì Việt Nam, tưởng như là “cơ bản trong cơ
bản” nhưng để nướng được ổ bánh mì, ngoài giòn rụm trong mềm, lại
mang thêm mùi thơm và ngọt nhẹ đầy giản dị lại là một quá trình dài,
được tính toán kỹ lưỡng. Hay như những gì chúng ta được học từ các
môn khoa học tự nhiên rằng mọi vật xung quanh đều được cấu tạo từ các
hạt rất nhỏ dù là một căn nhà lớn, hay một cây đinh nhỏ. Hay từ các môn
khoa học xã hội, về những vấn đề liên quan mật thiết đến cuộc sống, càng
học nhiều ta lại càng hiểu biết về những sự vật hiện tượng đang ngày
ngày hiện hữu cùng ta. Ta có thể được nghe kể, hoặc đọc sách báo, hay
xem truyền hình, hơn cả là chứng kiến trực tiếp các vấn đề , đặc biệt là
mối quan hệ giữa người với người. Có thể đó là câu chuyện bi thương,
cảm động, hoặc hài hước, đầy tích cực nhưng chung quy lại, khi chúng ta
chứng kiến, cảm nhận nhiều câu chuyện khác nhau, quan sát ở nhiều góc
độ khác nhau, ta sẽ bình thản hơn nhưng lại thấu hiểu hơn đây cũng là
một loại tri thức. Khi ta biết nhiều hơn, hiểu nhiều hơn, quan niệm của
chúng ta về một vấn đề sẽ khác đi, sẽ trưởng thành hơn, thấu đáo hơn, đạt
được nhiều thành tựu hơn. Qua đó, tri thức chính là cầu nối giúp ta hoàn
thiện bản thân hơn mỗi ngày.
Báo Hải quân Việt Nam có viết: “Tri thức là sức mạnh. Trên cơ sở đánh
giá khái quát những thành tựu nổi bật trong nhiệm kỳ Đại hội XII, Tổng
Bí thư đã đúc rút 5 bài học kinh nghiệm. Một trong số đó là: “Trong mọi
công việc của Đảng và Nhà nước, luôn xác định “Dân là gốc”…. Hay như
sách Thượng Thư, thiên Ngũ Tử chi ca đã có câu: “Dân duy bang bản,
bản cố bang ninh” (dịch nghĩa: “Dân chính là gốc rễ của đất nước, gốc rễ
có vững chắc thì nước mới yên ổn”). Từ lẽ đó có thể nói tri thức của nhân
dân cũng chính là tri thức của đất nước, “dân giàu nước mạnh” tri thức
cũng như sức mạnh, nhân dân càng mạnh mẽ đất nước càng có cơ hội
vươn mình phát triển. Một người đạt được thành tích tốt, biết kiên trì trau
dồi kiến thức có lẽ không thể giúp đất nước đi lên, nhưng nếu là nhiều
người, một trăm, một nghìn, một trăm nghìn, một triệu hay hàng chục
triệu thì cơ hội để đất nước đổi khác, tạo nên xã hội văn minh lành mạnh
là rất lớn. Thành tích của một người dù nhỏ dù lớn thì vẫn là thành tích
của con dân Việt Nam, vẫn góp phần “hoàn thiện” đất nước, dần dần
chúng ta có thể hội nhập quốc tế để giao lưu văn hóa, phát triển kinh tế,
để tạo dựng cho đất nước vị thế vững chắc “sánh vai với các cường
quốc”.

https://baohaiquanvietnam.vn/tin-tuc/bai-viet-cua-tong-bi-thu-va-bai-hoc-
dan-la-goc

https://youtu.be/hmY4AeMuo0w (Ray Lewis)

You might also like