You are on page 1of 1

Tuy nhiên, hiện nay có nhiều người có suy nghĩ lệch lạc về tri thức.

Tri thức nhân


loại hàng triệu năm qua hầu hết được đúc kết và truyền lại dưới dạng lý thuyết,
được ghi chép và truyền lại cho đời sau thông qua ngôn ngữ nói và viết. nhưng
đừng lầm tưởng rằng toàn bộ tri thức đều nằm trong sách vở. Chỉ cần đọc sách là
có thể thành công. Nói đúng hơn là chỉ có “học” mà không có “hành”. Học là để
biết. Biết, mà không thực hành được, cũng chưa gọi là “biết”. Người thành công là
người biết hợp nhất giữa “tri” và “hành”. Người xưa có ví: “Con chiên ăn cỏ, đâu
phải để mà nhả cỏ, mà là để biến thành những bộ lông mượt đẹp. Con tằm ăn dâu
đâu phải để mà nhả dâu, mà để nhả tơ”. Học mà không có sự “tiêu hoá” thì có khác
nào con chiên nhả cỏ, con tằm nhả dâu. Người học như vậy có khác gì cái máy thu
thanh, chỉ biết lặp lại những gì người khác nói. Những kiến thức đã tiếp thu được
sẽ trở nên vô ích, càng học chỉ càng tốn công sức, tiền bạc, thời gian. Chủ tịch Hồ
Chí Minh đã từng nhấn mạnh rằng: “Thống nhất giữa lý luận và thực tiễn là một
nguyên tắc căn bản của chủ nghĩa Mác-Lênin. Thực tiễn không có lý luận hướng
dẫn thì thành thực tiễn mù quáng. Lý luận mà không có liên hệ với thực tiễn là lý
luận suông” (Hồ Chí Minh, 1995, tập 8, tr. 496). Nghĩa là thực tiễn và lý luận phải
đi song song, hỗ trợ, bổ sung lẫn nhau. Phải biết vận dụng những điều đã học trên
lý thuyết vào thực tế. Nhưng trước khi thực hành phải xem kĩ lý thuyết, tránh tình
trạng đánh giá thấp vai trò của lý thuyết dẫn đến những sai lầm không đáng có. Có
một thực tế đáng buồn hiện nay là nền giáo dục nước ta còn coi trọng lý thuyết mà
kém chú trọng đến thực hành. Mặt khác, cũng là do nước ta đang trong giai đoạn
phát triển, chưa thể đầu tư nhiều dụng cụ và phòng thí nghiệm hiện đại cho các
môn học. Sự tiếp thu tri thức bao gồm cả học thuật và kĩ năng. Vì vậy, mỗi chúng
ta phải biết tự nhận thức tầm quan trọng của học đi đôi với hành, từ đó tìm ra
phương pháp học tập đúng đắn cho cho bản thân.
(Tham khảo sách “Tôi tự học” của Nguyễn Duy Cần)

You might also like