You are on page 1of 1

Tóm lại, tri thức là nhân tố ảnh hưởng rất sâu rộng đến mọi ngóc ngách định

nghĩa của thành công. Lẽ sống và nguồn cội sẽ không thể được chiêm nghiệm
nếu không có những ý niệm cơ bản về nhân sinh. Hiểu được giá trị bản thân và
xã hội, đó là tri thức. Biết đối nhân xử thế, đó cũng là tri thức. Một quốc gia
không thể hình thành nếu thiếu một bộ phận thấu hiểu cả thế sự và lòng dân. Tri
thức là lí do của sự phân tầng trong xã hội loài người cũng như tự nhiên. Là một
điều vô hình, có lẽ cũng vì vậy mà giới hạn của nó không hề có. Dù vậy, thiếu
đi những giá trị vô hình ấy, cuộc sống sẽ không còn trọn vẹn. Để tiếp thu kiến
thức hiệu quả, có hai cách học là học về bề rộng và học về bề sâu. Học rộng để
tránh khỏi bị thiên kiến trong khi nhận xét, phê bình. Đồng thời, từ cái học tổng
quát chúng ta nên đi sâu vào chuyên ngành của mình để công việc thuận lợi,
giúp ích cho bản thân ta nói riêng và đem lại lợi ích cho xã hội nói chung. Việc
học phải tự bản thân mỗi người rèn luyện. Có nhiều cách để tự học: học qua
việc đọc sách, đi du lịch, từ bài học và kinh nghiệm… Tuy nhiên phải biết tổ
chức việc học và có phương pháp, biết thảo luận, biết so sánh, liên hệ, và phải
biết chọn lọc. Tuyển chọn kiến thức nghĩa là phê phán, quyết định, lọc những
điều phù hợp với mình, với thời. Điều cần chú trọng nhất là học để biết mình,
học về con người. Từ việc biết mình, hiểu về đời sống nội tâm của mình mà đi
khám phá cuộc sống bên ngoài.

Thế giới ta đang sống luôn xoay quanh tri thức. Vì vậy dừng học là dừng lại
cuộc sống, ngừng phát triển bản thân. Kiên trì học tập để giữ gìn những kiến
thức của nhân loại, cống hiến cho nghiên cứu và lao động. Tri thức sẽ mang
theo lí tưởng, những kỳ vọng và ước mơ lớn lao, hình thành nên mọi nền văn
minh đã và đang tồn tại.

Tham khảo: “Tôi tự học” - Nguyễn Duy Cần

You might also like