You are on page 1of 21

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI


*****
Khoa Marketing

BÀI THẢO LUẬN


HỌC PHẦN: QUẢN TRỊ HỌC
GVHD: Nguyễn Thanh Hải

Nhóm thực hiện: Nhóm 6

Lớp HP: 2172BMGM0111

MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU...................................................................................................................3
I. GIỚI THIỆU VỀ TẬP ĐOÀN VINGROUP VÀ NHÀ LÃNH ĐẠO PHẠM NHẬT
VƯỢNG............................................................................................................................4
1.1. Giới thiệu về tập đoàn Vingroup................................................................................4
1.2. Giới thiệu về ông Phạm Nhật Vượng........................................................................6
II. NGHIÊN CỨU PHONG CÁCH LÃNH ĐẠO CỦA ÔNG PHẠM NHẬT VƯỢNG...7
2.1. Phong cách lãnh đạo của tỷ phú Phạm Nhật Vượng của tập đoàn Vingroup....7
2.1.1. Phong cách lãnh đạo chuyên quyền...........................................................7
2.1.2. Phong cách lãnh đạo dân chủ, tự do..........................................................7
2.2. Tầm nhìn của ông đến sự phát triển của tập đoàn VinGroup...........................9
2.2.1. Tầm nhìn của ông về sự phát triển của vingroup: mục tiêu đến năm 2028. 9
2.2.2.  Phép thử VinFast......................................................................................10
2.3. Tư duy đắt giá về nghệ thuật lãnh đạo của ông...................................................10
2.4. Đánh giá..........................................................................................................................11
III. ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC HOẠCH ĐỊNH CỦA VINGROUP ĐỐI VỚI DÒNG
XE OTO VINFAST.......................................................................................................12
3.1. Xác định sứ mệnh và mục tiêu của Vinfast...........................................................13
3.2. Sử dụng công cụ hoạch định SWOT........................................................................13
3.2.1. Điểm mạnh.................................................................................................13
3.2.2. Điểm yếu....................................................................................................14
3.2.3. Cơ hội.........................................................................................................14
3.2.4. Thách thức:................................................................................................15
3.3. Công tác hoạch định của Vinfast..............................................................................15
3.3.1. Chiến lược của Vinfast:............................................................................15
3.3.1.1. Những chiến lược nổi bật nhất của Vinfast.......................................15
3.3.1.2. Chiến lược Marketing 4P của Vinfast...............................................17
3.3.2. Chiến thuật của Vinfast............................................................................17
3.4. Đánh giá...........................................................................................................................18
3.4.1. Ưu điểm......................................................................................................19
3.4.2. Nhược điểm................................................................................................20
KẾT LUẬN.....................................................................................................................21

LỜI MỞ ĐẦU

Trong thực tiễn đời sống kinh tế, xã hội, tổ chức được thể hiện ra rất phong phú,
đa dạng: tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, tổ chức chính trị, đoàn thể… được thể hiện là

2
các các tập đoàn kinh tế, các công ty, doanh nghiệp, trường học, cơ quan quản lý nhà
nước…Các tổ chức này có thể có một hay nhiều mục tiêu, các thành viên trong tổ chức
gắn kết với nhau để hoàn thành mục tiêu chung. Quản trị là hoạt động nhằm đạt được
mục tiêu một cách có hiệu quả, bằng sự phối hợp các hoạt động của những người khác
thông qua: Hoạch định, tổ chức, lãnh đạo và kiểm soát các nguồn lực của tổ chức trong
một môi trường luôn thay đổi.
Để tìm hiểu rõ vai trò, tầm quan trọng của chức năng lãnh đạo trong tổ chức,
doanh nghiệp và chức năng hoạch định của doanh nghiệp, nhóm đã lựa chọn đề tài:
“Nghiên cứu phong cách lãnh đạo của tỷ phú Phạm Nhật Vượng và đánh giá công tác
hoạch định của Vingroup đối với dòng xe Vinfast”.

I. GIỚI THIỆU VỀ TẬP ĐOÀN VINGROUP VÀ NHÀ LÃNH ĐẠO PHẠM


NHẬT VƯỢNG
1.1. Giới thiệu về tập đoàn Vingroup

3
Tiền thân của Vingroup là Tập đoàn Technocom, thành lập năm 1993 tại
Ucraina. Đầu những năm 2000, Technocom được đưa về Việt Nam, tập trung đầu tư
vào lĩnh vực du lịch và bất động sản với hai thương hiệu chiến lược ban đầu là
Vinpearl và Vincom. Đến tháng 1/2012, công ty CP Vincom và Công ty CP Vinpearl
sáp nhập, chính thức hoạt động dưới mô hình Tập đoàn với tên gọi Tập đoàn Vingroup
– Công ty CP.
Vingroup là một trong những Tập đoàn kinh tế tư nhân đa ngành lớn nhất châu Á
với giá trị vốn hóa thị trường đạt gần 16 tỷ đô la Mỹ. Tập đoàn hoạt động trong 3 lĩnh
vực kinh doanh cốt lõi, bao gồm:
-      Công nghệ
-      Công nghiệp
-      Thương mại – dịch vụ
 Sứ mệnh, tầm nhìn và giá trị cốt lõi của tập đoàn Vingroup
- Sứ mệnh: “Vì một cuộc sống tốt đẹp hơn cho mọi người”
- Tầm nhìn của Vingroup: “Vingroup định hướng phát triển thành Tập đoàn
Công nghệ - Công nghiệp - Thương mại Dịch vụ hàng đầu khu vực”.
- Giá trị cốt lõi: “Tín - Tâm - Trí - Tốc - Tinh - Nhân”
Với tầm nhìn dài hạn và quan điểm phát triển bền vững, Vingroup đã tập trung
đầu tư vào lĩnh vực du lịch và bất động sản (BĐS) với hai thương hiệu chiến lược ban
đầu là Vinpearl và Vincom. Bằng những nỗ lực không ngừng, Vincom đã trở thành
một trong những thương hiệu số 1 Việt Nam về BĐS với hàng loạt các tổ hợp Trung
tâm thương mại (TTTM) – Văn phòng – Căn hộ đẳng cấp tại các thành phố lớn, dẫn
đầu xu thế đô thị thông minh – sinh thái hạng sang tại Việt Nam. Cùng với Vincom,
Vinpearl cũng trở thành cánh chim đầu đàn của ngành Du lịch với chuỗi khách sạn,
khu nghỉ dưỡng, khu biệt thự biển, công viên giải trí, sân golf đẳng cấp 5 sao và trên 5
sao quốc tế.
Tháng 1/2012, Công ty CP Vinpearl sát nhập vào Công ty CP Vincom và chính
thức hoạt động dưới mô hình Tập đoàn với tên gọi Tập đoàn Vingroup – Công ty CP.
Trên tinh thần phát triển bền vững và chuyên nghiệp, sau khi thành lập, Vingroup đã
cơ cấu lại và tập trung phát triển với nhiều nhóm thương hiệu như:
- Vinhomes (Hệ thống căn hộ và biệt thự dịch vụ đẳng cấp)
- Vincom (Hệ thống TTTM đẳng cấp)
- Vinpearl (Khách sạn, du lịch)
- Vinpearl Land (Vui chơi giải trí)
- Vinmec (Y tế)
- Vinschool (Giáo dục)
- VinEcom (Thương mại điện tử)
- Vincom Office (Văn phòng cho thuê)
- Vinmart (Kinh doanh bán lẻ)
- Vinfashion (Thời trang)
- Vincharm (Chăm sóc sắc đẹp)
- Almaz (Trung tâm Ẩm thực và Hội nghị Quốc tế)
- VinPro (Bán lẻ Điện máy)
- VinEco (Nông nghiệp)
- VinDS (Chuỗi cửa hàng bán lẻ)
Với mong muốn đem đến cho thị trường những sản phẩm – dịch vụ theo tiêu
chuẩn quốc tế và những trải nghiệm hoàn toàn mới về phong cách sống hiện đại, ở bất
cứ lĩnh vực nào Vingroup cũng chứng tỏ vai trò tiên phong, dẫn dắt sự thay đổi xu

4
hướng tiêu dùng. Vingroup đã làm nên những điều kỳ diệu để tôn vinh thương hiệu
Việt và tự hào là một trong những Tập đoàn kinh tế tư nhân hàng đầu Việt Nam.
Với những thành tựu đã đạt được, Vingroup đang được đánh giá là một trong
những Tập đoàn kinh tế tư nhân hùng mạnh, có chiến lược phát triển bền vững và năng
động, có tiềm lực hội nhập quốc tế để vươn lên tầm khu vực và thế giới.
 Đặc điểm bộ máy tổ chức
Cơ cấu tổ chức của công ty gồm đại hội đồng cổ đông, hội đồng quản trị, ban
kiểm soát và tổng giám đốc. Hiện nay hội đồng quản trị của Vingroup có 9 thành viên
gồm 1 chủ tịch, 5 phó chủ tịch. Trong đó 2 phó chủ tịch là vợ và em vợ ông Phạm
Nhật Vượng, cùng với 3 thành viên HĐQT độc lập.
Năm 2002, ông Phạm Nhật Vượng đã được bầu bào Hội đồng quản trị Vingroup.
Sau đó 9 năm ông chính thức giữ chức Chủ tịch HĐQT cho đến nay. Tính cả trong và
ngoài nước ồn đã có vô vàn thành tích kinh doanh đáng nể.

Đây là cơ cấu tổ chức theo dạng hỗn hợp, kết hợp giữa mô hình cơ cấu theo chức
năng và theo sản phẩm nhằm phù hợp với tính chất đa ngành của một tập đoàn lớn như
Vingroup. Cơ cấu tổ chức này có sự kết hợp hợp lý cơ cấu tổ chức của Vincom và
VinPearl trước khi sáp nhập.   
1.2. Giới thiệu về ông Phạm Nhật Vượng
Phạm Nhật Vượng - Chủ tịch Hội đồng quản trị Tập đoàn Vingroup, là một
doanh nhân xuất sắc người Việt Nam. Ông là tỷ phú đô la Mỹ đầu tiên trên sàn chứng
khoán Việt Nam từ ngày 7 tháng 3 năm 2011 với giá trị tài sản lên đến khoảng 21,200
tỷ đồng. Ông là người Việt đầu tiên lọt vào danh sách tỷ phú do tạp chí Forbes của Mỹ
công bố, Top 10 tỷ phú mới xuất sắc nhất năm 2013, liên tiếp nhiều năm liền đứng đầu
danh sách tỷ phú giàu nhất trên thị trường chứng khoán Việt.
Trước khi trở thành tỷ phú thế giới với khối tài sản khổng lồ, ông Phạm Nhật
Vượng từng có quãng thời gian khởi nghiệp từ kinh doanh nhà hàng, sản xuất mì ăn
liền ở Kharkov, Ukraine. Ngày 8/8/1993, ông bắt đầu sản xuất mì ăn liền với thương

5
hiệu “Mivina” theo quy trình sản xuất nhập khẩu từ Việt Nam. Trong năm 1993, Phạm
Nhật Vượng cùng một số cộng sự đã thành lập ra công ty Technocom.
Đến năm 2004, mì ăn liền hiệu “Mivina” đã chiếm tới 97% thị phần ở Ukraine .
Năm 2007, doanh nghiệp của ông bắt đầu sản xuất thức ăn nhanh và sản xuất các loại
súp đóng gói. Thành công vang dội, cái tên Phạm Nhật Vượng được xứng danh “ông
vua thức ăn chế biến” tại thị trường Ukraine. (Theo vov.vn)
Năm 2000, Phạm Nhật Vượng chính thức trở về quê hương Việt Nam. Và tới
năm 2010, khi Công ty Nestle S.A của Thụy Sĩ mua lại Công ty Technocom với mức
giá 150 triệu USD, ông đã quyết định tập trung đầu tư vào du lịch - bất động sản ở
Việt Nam. (Theo vov.vn)
Phạm Nhật Vượng tham gia vào thị trường bất động sản Việt Nam với 2 thương
hiệu chiến lược là Vinpearl và Vincom. Kể từ 2010 đến nay, Phạm Nhật Vượng dốc
toàn tâm toàn lực đầu tư cho Việt Nam với việc phát triển hàng loạt các dự án nhà ở,
khu đô thị, nghỉ dưỡng mang thương hiệu của Vingroup (Royal city, Time city,
Vinhomes Riverside, Vinpearl Nha Trang, Phú Quốc…), đưa các thương hiệu này lên
một tầm cao mới.
Tính tới ngày 26/10/2020, ông Vượng sở hữu khối tài sản trị giá 6,7 tỷ đồng và là
người giàu thứ 333 trên thế giới. (Theo Forbes)
II. NGHIÊN CỨU PHONG CÁCH LÃNH ĐẠO CỦA ÔNG PHẠM NHẬT
VƯỢNG
2.1. Phong cách lãnh đạo của tỷ phú Phạm Nhật Vượng của tập đoàn Vingroup
2.1.1. Phong cách lãnh đạo chuyên quyền
- Ông là người nghiêm khắc và có tính kỷ luật cao
Chủ tịch Vingroup đã đưa ra một loạt các quy định nghiêm ngặt mà tất cả nhân
viên của các doanh nghiệp thuộc tập đoàn đều phải tuân theo. Mọi cán bộ nhân viên
khi làm việc tại văn phòng Vingroup; hay tại khu vực dịch vụ đều phải mặc trang phục
theo quy định (áo sơ mi trắng quần tây cho nam, áo sơ mi trắng váy tới gối cho nữ,
hoặc đồng phục); không có sự linh hoạt và không chấp nhận ngoại lệ.
Trong giờ làm việc hành chính, nhân viên làm việc tại Vingroup phải scan vân
tay vào buổi sáng và lúc ra về vào buổi chiều; mỗi lần đi muộn sẽ bị phạt 100 nghìn
đồng. Trong văn phòng có những đội thanh tra, với phong cách làm việc như những
đội kiểm tra kỷ luật nề nếp; những nhân viên làm việc riêng trong giờ hành chính sẽ bị
phạt (theo phương thức trừ phần trăm lương).
2.1.2. Phong cách lãnh đạo dân chủ, tự do
- Ông là người có nghệ thuật đối nhân xử thế
Chủ tịch của Vingroup được nhắc tới là một nhà lãnh đạo hòa đồng với mọi
người. Hàng tuần, mỗi khi có thời gian rảnh, ông thường chơi đá bóng, bóng rổ với
nhân viên tại trung tâm thể thao của công ty. Ông trao thưởng xứng đáng cho những
nhân viên làm việc thực sự chất lượng, hiệu quả, luôn quan tâm đến nhân viên, đôn
đúc nhân viên của mình thuộc lòng câu khẩu hiệu: “Tốc độ, sáng tạo và hiệu quả
trong từng việc làm, trong từng hành động”.
Bên cạnh đó, ông luôn dành thời gian quý báu để góp một phần sức lực vào việc
chăm lo cho quê nhà ở Hà Tĩnh và quỹ từ thiện Thiện Tâm. Ông xây dựng hai công
trình cấp quốc gia cho Hà Tĩnh, đó là trường Mầm non Phù Lưu và trường Trung cấp
nghề Phạm Dương với số vốn lần lượt là 2,5 tỷ và 16 tỷ. Ông luôn tâm niệm “Hướng
về cội nguồn, tìm mọi cách góp phần khuyến học đào tạo nhân tài cho đất nước”.
Trong quãng thời gian từ 2006 – 2020, Quỹ Thiện Tâm (Kind Heart Foundation)
đã chia sẻ tới cộng đồng 10.210 tỷ đồng giá trị tính bằng tiền. Quỹ tổ chức 50 chương

6
trình từ thiện rộng khắp các lĩnh vực, 34.000 suất Học bổng Vingroup, hỗ trợ 541.000
người nghèo khám sàng lọc và cấp thuốc miễn phí, 9.100 người nghèo được phẫu
thuật đục thuỷ tinh thể miễn phí, 24.000 ngôi nhà tình nghĩa và nhà tình thương tăng
người nghèo, 37.000 đơn vị máu… Năm 2020, ông Phạm Nhật Vượng đã góp 77 triệu
USD thông qua Quỹ Thiện Tâm để tài trợ cho các chương trình thiện nguyện trong
nhiều lĩnh vực từ giáo dục, y tế. Năm 2021, tổng giá trị mà Vingroup đã tài trợ cho
hoạt động phòng, chống dịch COVID-19 tại Việt Nam đã lên tới hơn 2.287 tỷ đồng,
bao gồm: 4 triệu liều vaccine, tài trợ 20 tỷ đồng để nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng
vaccine phòng COVID-19 "Made in Vietnam" COVIVAC, tri ân các bác sĩ tuyến đầu
chống dịch, sản xuất và trao tặng hàng ngàn máy thở cho Bộ Y tế và các nước bạn;
tặng Bộ Y tế 30 máy xét nghiệm COVID-19 qua hơi thở và vật tư tiêu hao phục vụ
cho 2 triệu mẫu test giá trị hơn 460 tỷ đồng (tương đương 20 triệu USD)…
- Một doanh nhân dám nghĩ dám làm
Phạm Nhật Vượng được coi là một cá nhân xuất sắc trong thế hệ của những con
người cũ nhưng tư duy nhạy bén, nắm bắt xu thế và ngấm chút máu lửa kinh doanh.
+ Năm 2000, biến hòn đảo nhỏ gần bờ biển Nha Trang thành trung tâm nghỉ mát
sang trọng Vinpearl Resort Nha Trang ra đời với 225 phòng khách sạn. Một năm sau
khai trương trung tâm thương mại Bà Triệu – tổ hợp thương mại lớn đầu tiên ở Hà
Nội.
+ Năm 2007, đưa Vincom lên sàn chứng khoán. Ba năm sau ông tiếp tục bổ sung
thêm 260 phòng nữa tại Vinpearl và lắp đường cáp treo xuyên biển nổi tiếng 3,2 km.
+ Năm 2011, thực hiện dự án Vincom Village (tại Hà Nội) với hàng trăm biệt thự
cao cấp. Năm 2012, xây dựng 8 dự án bất động sản đa năng tại các vị trí đắc địa ở Việt
Nam trị giá hơn 4 tỷ USD. Tháng 1/2012 sáp nhập Vinpearl với Vincom thành tập
đoàn Vingroup.
+ Xây dựng dự án đa năng Royal city của Vingroup tại Hà Nội có giá bán căn hộ
từ 1.800 - 2.500 USD/m2. Dự án có công viên nước trong nhà và sân trượt băng đầu
tiên ở Việt Nam. Theo nhận định của Bloomberg: “Tấn công luôn tốt hơn là phòng
thủ” - đó là nguyên tắc ông áp dụng cho mọi việc làm của mình.
Gần đây nhất là việc rót tiền khủng gần 425 tỷ đồng đầu tư cho công nghệ Trí tuệ
nhân tạo. Phạm Nhật Vượng đã quyết định thành lập công ty mới VinAI, mảng cốt lõi
là nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ trong lĩnh vực khoa học kỹ thuật và
công nghệ. Ứng dụng Trí tuệ nhân tạo đang là xu hướng công nghệ tương lai mà các
hãng công nghệ trên toàn thế giới đua nhau sáng tạo tuy nhiên cũng là một thách thức
với Việt Nam đặc biệt là Vingroup.
- Ông rất quý trọng thời gian
Theo lời một vị lãnh đạo công ty được Vingroup rót vốn, ông Phạm Nhật Vượng
là người rất bận rộn. Ông thường chỉ có thời gian 3-5 phút cho mỗi đơn vị báo cáo.
Tuy nhiên, không phải lúc nào khoảng thời gian ấy cũng đủ để trình bày hết ý. Có
những nhà lãnh đạo phải bỏ cả tiếng đồng hồ ở hành lang để chờ ông Vượng, nhân lúc
ông nghỉ giữa giờ để tận dụng thêm vài phút quý báu trình bày cho trọn ý kiến đã nêu
ra.
Ông Vượng rất coi trọng việc quản lý thời gian. Ông tiện dụng mọi thời gian của
mình, tiện dụng mọi thời cơ mà mình có được. Một ví dụ cho thấy ông Vượng là người
nhanh nhạy và biết chớp thời cơ để tạo nên những đột phá trong kinh doanh. Trước
đây, khi người dân Ukraine vẫn còn xa lạ với mì gói thì ông đã đẩy sản phẩm này trở
thành vị trí số một thị trường. Khi thị trường bất động sản Việt Nam còn sơ khai, ông
đã đầu tư hàng tỷ đôla về nước.

7
- Là một nhà lãnh đạo biết lắng nghe nhân viên
Để sâu sát tình hình công ty, hiểu rõ suy nghĩ của nhân viên, không gì bằng cách
ông luôn luôn lắng nghe nhân viên của mình. Đó là lý do mà doanh nghiệp duy trì bữa
cơm trưa chung cho toàn công ty, hay chơi thể thao cùng nhân viên. Ngày truyền
thống của Tập đoàn - 8/8 được diễn ra thường niên giúp ông có dịp tiếp xúc nhân viên,
lắng nghe những câu chuyện và ý kiến của họ trong công việc và mọi khía cạnh, điều
đó cũng giúp ông thấu hiểu nhân viên của mình và có những điều chỉnh thích hợp.
Ngược lại, nhân viên của ông cũng cảm thấy ấm áp tình người, cảm thấy không
còn khoảng cách giữa lãnh đạo và nhân viên, họ cũng tự tin hơn, yêu nghề hơn. Bên
cạnh đó, ông tự nhủ muốn nghe những chia sẻ thật của nhân viên, thì ông luôn có thái
độ ân cần. Đó là một thái độ ghi nhận, tập trung, tôn trọng và thực sự mong muốn lắng
nghe ý kiến nhân viên. Đặc biệt, ông đã vượt lên tự ái bản thân, biết chấp nhận thay
đổi trước những đề xuất của nhân viên.
- Biết tìm người và giữ người
Theo ông Phạm Nhật Vượng thì một trong những việc khó nhất của người lãnh
đạo là tìm kiếm nhân sự. Bởi tìm được người quản lý, nhân viên vừa giỏi kiến thức -
chuyên môn, dám nhận công việc, vừa có bản lĩnh chịu trách nhiệm,vừa có đạo đức,
hiểu được những chiến lược, tầm nhìn, văn hóa công ty… là việc rất khó. Không như
phần lớn lãnh đạo của các doanh nghiệp khác, Phạm Nhật Vượng lại tin dùng phụ nữ.
Tỉ phú Vingroup Phạm Nhật Vượng là người tin dùng các “nữ tướng” một cách lạ lùng
để phụ giúp mình. Trong Vingroup, phụ nữ giữ rất nhiều vị trí quan trọng trong bộ
máy quản lý.
“Đưa yêu cầu thì phụ nữ đưa yêu cầu tốt hơn. Phụ nữ đòi hỏi tốt hơn anh em
mình. Ví dụ tài chính kế toán, pháp lý kinh doanh… là thế mạnh của phụ nữ. Cho nên
đương nhiên những vị trí đó bao giờ chúng tôi cũng bổ nhiệm phụ nữ,” vị Chủ tịch
Vingroup chia sẻ thêm. Với một người dám nghĩ, dám làm và đôi khi có chút liều lĩnh
như ông Phạm Nhật Vượng thì sự cẩn trọng của phụ nữ sẽ giúp ông không có những
quyết định vội vàng, qua đó giúp Vingroup phát triển như ngày nay.
Không chỉ tin dùng phụ nữ, ông còn biết cách thu hút, mời người tài về để làm
việc và phát triển cho tập đoàn. Cụ thể sau khi nghe tin giáo sư Vũ Hà Văn là người rất
giỏi, hiện đang về nước và nghỉ ngơi tại Đà Nẵng, ông Vượng lập tức cử vị phó tổng
giám đốc phụ trách vào gặp và chia sẻ mong muốn chuyển hướng sang công nghệ và
muốn mời giáo sư về hợp tác. Viện Nghiên cứu trí tuệ nhân tạo (AI) với sự dẫn dắt của
một tiến sĩ người Việt Nam trong chuyên ngành AI – Vũ Hà Văn từ đó ra đời. Ngoài
ra, có một vài nhân sự cao cấp Việt kiều từng là những người kiến trúc chính cho
Microsoft - chuyên về điện toán đám mây cho doanh nghiệp - cũng đồng hành trong
công cuộc nghiên cứu, xây dựng sản phẩm công nghệ Việt Nam ở tầm quốc tế.
Với ông, việc quan trọng khác nữa của một lãnh đạo giỏi là biết tin giao việc.
Nếu nhân viên làm sai, ông sẽ tạo điều kiện để nhân viên khắc phục và sửa sai. Khi
đánh giá về nhân viên, ông đánh giá dựa trên năng lực và kết quả công việc. Ông sẽ
dùng con số, sự kiện, thành tích… làm thước đo, điều này thường giúp nhân viên cảm
thấy công bằng và mọi đóng góp của họ đều được ghi nhận, từ đó nhân viên của ông
lại càng nỗ lực phấn đấu hơn.

2.2. Tầm nhìn của ông đến sự phát triển của tập đoàn VinGroup
2.2.1. Tầm nhìn của ông về sự phát triển của vingroup: mục tiêu đến năm 2028
Vingroup sẽ trở thành một Tập đoàn Công nghệ - Công nghiệp - Dịch vụ đẳng
cấp quốc tế, trong đó Công nghệ chiếm tỷ trọng chính

8
- Với mảng thương mại dịch vụ hiện có - Tập đoàn tiếp tục đẩy mạnh, hoàn thiện
và nâng cấp chất lượng cũng như hiệu quả hoạt động. Thương mại dịch vụ không chỉ
đóng vai trò là chỗ dựa tài chính cho hai mảng mới, mà còn là hệ sinh thái quan trọng
để hỗ trợ công tác nghiên cứu và thương mại hóa các sản phẩm công nghệ - công
nghiệp.
- Với mảng công nghiệp, Vingroup tiếp tục đẩy mạnh sản xuất ô tô và sản xuất
các sản phẩm điện thông minh - gia dụng. Đồng thời với việc sản xuất, Vingroup sẽ
đẩy mạnh xuất khẩu các sản phẩm công nghiệp ra thị trường thế giới.
- Với mảng công nghệ, Vingroup xác định nhiều mũi nhọn để có thể thúc đẩy
đầu tư mạnh mẽ, trong đó có ba điểm chính. Đầu tiên là tập trung đầu tư đội ngũ nhân
sự, hạ tầng để phát triển sản xuất phần mềm với việc thành lập Công ty VinTech, tách
ra từ Công ty VinSmart. Công ty VinTech sẽ tập trung nghiên cứu trí tuệ nhân tạo
(AI), sản xuất các phần mềm và nghiên cứu phát triển các nguyên vật liệu thế hệ mới.
Công ty đã thành lập hai Viện nghiên cứu là Viện Nghiên cứu Dữ liệu lớn và Viện
Nghiên cứu công nghệ cao Vin Hi-Tech (VHT).
- Tập trung đầu tư trung tâm nghiên cứu, phát triển, ứng dụng công nghệ cao
VinTech City theo mô hình của thung lũng Silicon tại Hà Nội. Mục tiêu của VinTech
City là tạo ra hệ sinh thái toàn diện tương tự như thung lũng Silicon để phục vụ cho
các công ty khởi nghiệp về công nghệ thông tin, bao gồm từ các khu văn phòng làm
việc tới chỗ ăn ở... và các công ty dịch vụ hỗ trợ khởi nghiệp đi kèm.
- Lập Quỹ Đầu tư về công nghệ với nhiệm vụ tìm kiếm các cơ hội hợp tác, phát
triển những dự án công nghệ - trí tuệ nhân tạo có khả năng ứng dụng cao trên phạm vi
toàn cầu. Ngoài việc được hỗ trợ về tài chính, các đối tác của Vingroup sẽ được sử
dụng hệ sinh thái của Tập đoàn để tổ chức thực nghiệm và thương mại hóa các sản
phẩm.
2.2.2.  Phép thử VinFast
Chỉ hơn vài năm sau khi khởi công nhà máy VinFast, hình ảnh chi tiết ngoại nội
thất về những chiếc xe hơi đầu tiên của tỷ phú USD Phạm Nhật Vượng đã được chia
sẻ và bàn luận khắp các diễn đàn. Và chỉ 2 năm sau khi nhà máy chính thức khởi công,
hai mẫu SUV và Sedan đầu tiên được bán vào năm 2019. Điều này thật sự đáng kinh
ngạc bởi ngay cả những nhà sản xuất ôtô thành công cũng phải mất 4 - 6 năm để đi từ
bước thiết kế mẫu mã đến sản xuất một dây chuyền mới. Và chất lượng xe được đánh
giá khá tốt nhờ vào những đối tác danh tiếng như: Bosch, Magna Steyr, ABB và
Siemens. Giấc mơ ô tô “Made in Vietnam” đang được trở thành hiện thực và đây cũng
là bước khởi đầu trong lĩnh vực sản xuất cũng như công nghệ của ông Phạm Nhật
Vượng.
Kế hoạch ban đầu là những mẫu xe VinFast sẽ được phân phối tại thị trường
Việt Nam. Với GDP tăng trưởng 6 - 7% hàng năm, doanh thu bán xe ôtô tại Việt Nam
dự kiến tăng nhanh trong những năm tới. Dù vậy, với trung tâm sản xuất khổng lồ của
VinFast, họ có thể đáp ứng gấp đôi kích thước thị trường nội địa hiện tại và tiến tới
xuất khẩu, trước hết là tới các quốc gia Đông Nam Á. 
Vingroup của ông Phạm Nhật Vượng được cho là đang đứng trước một cơ hội
đột phá. Quyết định dồn sức vào mảng công nghệ cho dù nền tảng kinh nghiệm gần
như bằng 0 được xem là một lựa chọn đúng đắn khi mảng bất động sản không phải
mãi sinh lời lớn và sẽ thực sự chậm chạm nếu nhìn vào những chuyển động mới chỉ
ban đầu của cuộc cách mạng công nghệ 4.0.
2.3. Tư duy đắt giá về nghệ thuật lãnh đạo của ông

9
Vingroup là một trong những tập đoàn đứng đầu Việt Nam bởi những thành
công mà họ mang lại. Người lãnh đạo của Vingroup không ai khác đó chính là ông
Phạm Nhật Vượng – tỷ phú đầu tiên được ghi tên vào danh sách tỷ phú thế giới. Để có
được thành công đó không thể không nhắc đến phong cách lãnh đạo tài ba của Phạm
Nhật Vượng xây dựng lên công ty từ hai bàn tay trắng thành một tập đoàn lớn như bây
giờ.
- Công việc cần có quy trình, có phân nhóm nhiệm vụ, có rà soát
Mỗi một công việc để hoàn thành được chúng tốt nhất cần có quy trình cụ thể
được lập lên một cách bài bản. Để làm được từng bước trong quy trình đó cần tìm đến
nguồn lực bao gồm nhân lực, tài lực, vật lực phù hợp và chia từng nhiệm vụ cụ thể cho
từng đối tượng. Sau khi phân nhiệm vụ, để công việc diễn ra đúng như kế hoạch thì
người lãnh đạo cần phải có sự giám sát và rà soát. Để làm được điều đó thì rất cần đến
nghệ thuật lãnh đạo của nhà quản trị.
- Luôn giữ tinh thần cao, không để xuất hiện suy nghĩ hưởng thụ
Khi một người làm việc nhưng trong trạng thái lúc nào cũng nghỉ ngơi, tìm cách
vừa làm vừa giải trí cùng một lúc thì hiệu quả làm việc không bao giờ cao bằng người
có quỹ thời gian làm việc riêng và thời gian nghỉ ngơi riêng. Khi bạn luôn có một tinh
thần vững vàng, luôn sẵn sàng thì bạn có thể xử lý tốt mọi tình huống xảy ra.
- Nhanh không có nghĩa là không chất lượng, chúng ta chỉ lấy nó làm lý do khi
yếu kém
Bạn luôn luôn nghe được những câu như nhanh luôn đi với cẩu thả hay “nhanh
nhẩu đoảng”… Tuy nhiên, với những người vừa có chuyên môn vững vàng vừa có sự
nhanh nhẹn thì khi họ làm việc nhanh như vậy đem lại hiệu quả rất cao. Hãy lưu ý, khi
nhìn vào công việc của một người nhân viên, người ta thường đánh giá đến kết quả
nhiều hơn là nhìn vào quá trình. Chính vì vậy, làm thế nào đi chăng nữa thì bạn cũng
nên cố gắng vì một kết quả tốt nhất.
- Lãnh đạo là phải dành thời gian để học hỏi, đó mới là “nghệ thuật”
Không chỉ những nhân viên mà ngay cả đến những người lãnh đạo cũng cần phải
dành thời gian để học hỏi, trau dồi kiến thức chuyên môn về nghệ thuâth lãnh đạo
nhóm, nghệ thuật lãnh đạo nhân viên. “Học, học nữa, học mãi” công cuộc học hành
của mỗi người cần phải trau dồi thêm kiến thức từ nhỏ tới lớn và tới tận khi già. Người
lãnh đạo cần trau dòi thêm thật nhiều kiến thức để có thể vững vàng khi đứng trước
mọi tình huống của công ty, đưa công ty phát triển hơn nữa và có thể truyền đạt lại cho
nhân viên của mình.
- Làm việc trên tinh thần đam mê, nghiêm túc với công việc
Khi làm việc có đam mê thì con người sẽ tự giác tìm tòi, tự giác hoàn thiện mình
mà không cần ai nhắc nhở hay thưởng phạt. Từ đó những sản phẩm họ làm ra cũng
chất lượng hơn, tự nhiên hơn, không bị gò bó bởi sự ép buộc. Tình huống tâm lý nghệ
thuật lãnh đạo có vững vàng hay không phụ thuộc rất nhiều vào tinh thần.
- Lắng nghe những phản hồi từ khách hàng
Đây là một trong phương pháp mà nhiều doanh nghiệp bỏ qua, bảo thủ luôn cho
rằng sản phẩm của mình là tốt, là chất lượng. Tuy nhiên, dù có thế nào đi chăng nữa
thì khách hàng vẫn là những người trực tiếp tạo ra lợi nhuận cho doanh nghiệp, giúp
cho doanh nghiệp phát triển hơn.  Là một nhà lãnh đạo bạn nên chú ý đến phản hồi để
biết rằng sản phẩm của mình có được ưa chuộng hay không? Có những ưu điểm và
nhược điểm gì? Nguyên nhân nhược điểm xuất phát từ đâu,… Khi trả lời được hết tất
cả những câu hỏi đó thì cũng là lúc bạn đưa ra được những công việc mà bạn cần làm
tiếp theo.

10
- Giàu có nhưng vẫn không ngừng khởi nghiệp
Tỷ phú Phạm Nhật Vượng dù đang sở khối tài sản hàng chục tỷ đô, xếp trong top
500 người giàu nhất thế giới thì ông vẫn luôn tạm quên đi những thành công để bước
tiếp; biết gác lại niềm vui của một mùa vàng bội thu để lại “cuốc bẫm, cày sâu”, chuẩn
bị cho những mùa vụ mới. Bằng cách ấy, vị tỷ phú giàu nhất thị trường chứng khoán
Việt Nam đến nay vẫn giữ được nhiệt huyết của tinh thần khởi nghiệp. Xã hội luôn
vận động và một doanh nghiệp, muốn phát triển và vững mạnh cần luôn vận động. Đó
là lý do mà Vingroup luôn có tinh thần khởi nghiệp, bởi chỉ có vận động thì mới bắt
kịp được dòng chảy của xã hội. Và có như vậy, tỷ phú Phạm Nhật Vượng mới có thể
giữ vững vị trí người giàu nhất Việt Nam trên thị trường chứng khoán.
2.4.    Đánh giá
Ưu điểm
- Vì Phạm Nhật Vượng trong phong cách lãnh đạo của mình luôn chú trọng tới
việc đào tạo các lãnh đạo, nhân viên. Đối với các cán bộ lãnh đạo, phải đào tạo cấp
dưới 52 giờ/năm; 1 nhân viên 1 năm phải đào tạo 100 giờ. Đây không chỉ là chương
trình, mà ông mong muốn nó sẽ trở thành văn hóa ngấm vào máu của con người
Vingroup. Chính vì luôn được đào tào, học tập mà các nhân viên luôn có tính kỉ luật
tốt, luôn có kiến thức chuyên môn tốt trong công việc của mình. Và từ đó hiệu quả
công việc sẽ không bị giảm sút theo thời gian
- Các lãnh đạo nào không đạt chỉ tiêu về học tập thì sẽ cắt toàn bộ phúc lợi,
những nhân viên nào học tập tốt thì sẽ có đãi ngộ tốt hơn. Chính bởi điều này đã tạo
nên ý thức luôn phấn đấu, học hỏi ở cả nhân viên và người lãnh đạo, luôn biết kỉ luật,
và từ đó tạo nên một môi trường cạnh tranh công bằng cho bất kì nhân viên hay lãnh
đạo trong tập đoàn
- Chế độ đãi ngộ nhân viên của Vingroup rất tốt. Đó cũng chính là thành công
của phong cách lãnh đạo, khi mà chế độ đãi ngộ với nhân viên tốt thì nhân viên đó sẽ
phục vụ và làm việc tận tâm nhất với tập đoàn
- Phạm Nhật Vượng luôn đề cao sự đam mê, yêu thích công việc của cán bộ nhân
viên nên ở đây, nhân viên luôn được thỏa sức làm công việc mà mình yêu thích, và
dành tâm huyết, công sức tốt nhất cho nó. Và từ đó họ không bị gò bó theo khuôn mẫu
của công việc, được phát huy tối đa năng lực, và điều đó giúp tập đoàn phát triển một
cách sáng tạo, mới mẻ hơn.
Hạn chế
- Chính sách thưởng phạt cứng rắn khi lãnh đạo đôi khi lại đem đến nhiều áp lực
cho nhân viên. Chính ông Phạm Nhật Vượng đã từng nói “Nếu nhân viên nào không
hoàn thành tốt hoàn toàn sẽ bị phạt, kỷ luật, thậm chí bị đào thải”. Điều này ít nhiều
gây nên những áp lực về doanh số, mục tiêu đối với những người cấp dưới, khiến cho
nhân viên có tâm lý nặng nề, lo sợ.
- Nhiều quyết định mang tính chất ép buộc dẫn đến sự chống đối của nhân viên
cấp dưới. Ngày 31/07/2019, văn bản rò rỉ trên mạng xã hội cho thấy Tập đoàn
Vingroup phê bình tập thể cán bộ công nhân viên “Có ý thức rất kém, không thể hiện
được vai trò thúc đẩy, truyền lửa cho phong trào “Người Vin dùng hàng Vin”, không
nỗ lực chung tay cùng tập đoàn trong việc lan tỏa tinh thần yêu nước, tự tôn dân tộc và
xây dựng thương hiệu quốc gia”. Chủ tịch tập đoàn là ông Phạm Nhật Vượng cũng
nhiều lần bị chỉ trích vì ép buộc nhân viên phải dùng xe, điện thoại do công ty sản
xuất, những nhân viên mới phải chuyển sang dùng điện thoại Vsmart trong vòng hai
tháng kể từ ngày ký hợp đồng lao động. Các lương thưởng cũng sẽ bị ảnh hưởng nếu
không thực hiện những điều trên. Việc kiểm soát quá chặt chẽ, can thiệp quá sâu vào

11
đời sống nhân viên sự vậy khiến cho nhiều người cảm thấy bất bình và có tư tưởng
chống đối.
III. ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC HOẠCH ĐỊNH CỦA VINGROUP ĐỐI VỚI
DÒNG XE OTO VINFAST
GIỚI THIỆU SƠ LƯỢC VỀ THƯƠNG HIỆU VINFAST
VinFast là thương hiệu ô tô đầu tiên của Việt Nam. Thương hiệu này là của Công
ty TNHH Sản xuất và Kinh doanh VinFast (VinFast LLC), thuộc tập đoàn Vingroup
do ông Phạm Nhật Vượng đứng đầu.
Từ VinFast thể hiện khát vọng xây dựng một thương hiệu Việt Nam có đẳng cấp
và được công nhận trên trường quốc tế, mở ra cơ hội sở hữu ô tô, xe máy phù hợp với
thị trường, thị hiếu và thu nhập của người dân. Thông qua lĩnh vực sản xuất ô tô, xe
máy, Tập đoàn Vingroup cũng mong muốn góp phần tạo động lực, thúc đẩy công
nghiệp nặng, công nghiệp chế tạo, công nghiệp phụ trợ tại Việt Nam phát triển hơn
nữa.
Với Vingroup, trong tương lai VinFast sẽ là một lĩnh vực mới, mang tính đột phá
trong chiến lược phát triển, đóng vai trò chủ lực của tập đoàn.
Ngày 02/10/2018, Vinfast chính thức giới thiệu hai sản phẩm của Vinfast là:
Vinfast LUX A2.0 và Vinfast LUX SA2.0 tại triển lãm Paris Motor Show. Đây là lần
đầu tiên thương hiệu ô tô Việt Nam có mặt tại triển lãm ô tô lớn nhất thế giới.
Hiện tại, VinFast đang phân phối các sản phẩm ô tô và xe máy điện tại thị trường
Việt Nam, trong đó những cái tên như: Fadil, Ô tô điện VFe34, Lux A2.0 và Lux
SA2.0 lần lượt vươn lên đứng TOP những xe bán chạy trong phân khúc trong thời gian
vừa qua. Đặc biệt, Vfe 34 là mẫu xe điện đầu tiên của VinFast đã đạt được kỷ lục hơn
3000 đơn đặt hàng trong vòng 24h kể từ thời điểm mở bán. Khách hàng đặt cọc mẫu
VFe34 trước 30/06/21 sẽ được hưởng giá ưu đãi 590 triệu, miễn phí thuê pin năm đầu
tiên.
3.1. Xác định sứ mệnh và mục tiêu của Vinfast
- Sứ mệnh: “Vì một cuộc sống tốt đẹp hơn cho mọi người”
- Mục tiêu: Tập đoàn hướng tới mục tiêu tạo ra những chiếc xe trở thành hình
ảnh đại diện cho Việt Nam và có thể cạnh tranh trên thị trường ô tô thế giới
3.2. Sử dụng công cụ hoạch định SWOT
3.2.1. Điểm mạnh
- Nguồn nhân lực ổn định: 
Cựu Phó Chủ tịch James B.DeLuca của tập đoàn ôtô lớn nhất của Mỹ về chèo lái
VinFast. Tổng Giám đốc James B.DeLuca sẽ chịu trách nhiệm việc xây dựng, vận
hành, phát triển riêng cho mảng sản xuất ô tô (không bao gồm sản xuất xe máy điện)
của Tổ hợp sản xuất ô tô VinFast. Trước đó, ông đã làm việc tại General Motors (GM)
trong 37 năm và từng giữ chức Phó Chủ tịch phụ trách chuỗi sản xuất toàn cầu. Dưới
sự lãnh đạo của ông, GM đã có sự cải tiến vượt bậc về chất lượng và chi phí sản xuất,
đồng thời cho ra mắt 19 dòng xe mới tại các thị trường quốc tế.Trong vấn đề thị
trường, James B.DeLuca có hiểu biết sâu rộng về thị trường xe ô tô thế giới, từ Mỹ,
châu Âu đến Hàn Quốc, Trung Quốc, Úc, Asean, Ấn Độ, Trung Đông, Nga, Ai Cập,
Nam Phi…Trước đó, VinFast đã tuyển chọn ông Võ Quang Huệ về đảm nhận vị trí
Phó Tổng Giám đốc ngành ô tô, giám sát dự án VinFast. Trước khi về với VIC, ông
Huệ là Tổng Giám đốc của Robert Bosch Việt Nam. Với hơn 40 năm kinh nghiệm
trong ngành công nghiệp chế tạo, ông Huệ hứa hẹn sẽ vạch ra những bước đi đầu tiên
thật vững chắc cho thương hiệu VinFast. Bà Lê Thị Thu Thủy (nguyên Phó Chủ tịch

12
kiêm TGĐ VIC) trước khi đến với VIC, bà từng làm việc trong Lehman Brothers, đảm
nhận vị trí Phó Chủ tịch Lehman Brothers Nhật Bản, Thái Lan và Singapore.
- Nguồn lực tài chính 
Bản thân Vingroup cũng đã là một tập đoàn mạnh về tài chính, là một thành của
tập đoàn này do đó Vinfast được sự hậu thuẫn lớn về mặt tài chính.
- Hình ảnh thương hiệu tích cực 
Ở khía cạnh này, Vingroup tương đối tạo được hình ảnh rất tốt với những gì Vin
Làm cho du lịch và bất động sản nên Vinfast cũng được thừa hưởng một phần hình
ảnh thương hiệu tích cực đó.
- Mức độ Hợp chuẩn cao 
Việc tương thích với các tiêu chuẩn chất lượng, an toàn và môi trường nghiêm
ngặt là bắt buộc để gia nhập nhiều thị trường. Với việc mới đầu tư công nghệ và với
tầm nhìn hướng đến tương lai, Vin có nhiều lợi thế hơn các hãng hiện hữu khi không
phải chịu gánh nặng hệ thống hiện tại
- Quản trị chất lượng 
Việc tương thích với các tiêu chuẩn chất lượng, an toàn và môi trường nghiêm
ngặt là bắt buộc để gia nhập nhiều thị trường. Với việc mới đầu tư công nghệ và với
tầm nhìn hướng đến tương lai, Vin có nhiều lợi thế hơn các hãng hiện hữu khi không
phải chịu gánh nặng hệ thống hiện tại.
- Mạng lưới đại lý dày đặc
VinFast nhanh chóng thâu tóm toàn bộ hệ thống đại lý của GM Việt Nam ngày
trước khi ra mắt những mẫu xe mới. Hệ thống này gồm 22 đại lý, gấp hơn 1.5 lần so
với MBV. Là ông lớn ngành bất động sản và xây dựng, Vingroup sẽ không khó để mở
rộng quy mô hệ thống phân phối xe của mình, nhất là khi họ đang có sẵn nhiều trung
tâm thương mại để trưng bày
3.2.2. Điểm yếu
Là công ty về sản xuất ô tô duy nhất trên thị trường Việt Nam, dường như
VinFast có rất ít những điểm yếu, tuy nhiên đến thời điểm này tồn tại một vài lưu ý
sau:
- Chi phí bảo hành bảo dưỡng, dịch vụ bảo hành bảo dưỡng chưa thỏa mãn
khách hàng
Dù mạng lưới đại lý đã và đang trải rộng, nguồn linh kiện đang được sản xuất và
giá cả phải chăng nhưng rõ ràng là hãng mới gia nhập thị trường nên số lượng đại lý,
cũng như độ phổ biến của linh kiện sửa chữa của VinFast là điểm yếu so với các hãng
đi trước, đặc biệt là Toyota. Có chăng lợi thế là VinGroup với văn hóa dịch vụ tương
đối tốt, hy vọng có thể mang sang ngành ô tô để cân bằng chỗ đứng cho VinFast trên
thị trường
- Khả năng Marketing, PR cho sản phẩm VinFast chưa phải là một lợi thế
Đối với những người mua xe thường họ sẽ chọn các dòng xe phù hợp với một
phong cách cá nhân nhất định. Đặc biệt, phù hợp với phong cách cá nhân còn được
quyết định bởi năng lực Marketing của hàng. Trong khi đó, marketing không phải là
một năng lực mạnh của Vingroup. Hiệu quả và thành công của Vin đến nhiều hơn từ
tư duy trên tầm, khả năng chịu nhiệt, chất lượng sản phẩm dịch vụ vượt trội so với
những nhà cung cấp nội địa khác hơn là từ khả năng marketing của họ
3.2.3. Cơ hội
Sau chưa đầy 1 năm hình thành, phát triển thương hiệu ô tô Việt – VinFast vừa
trình làng hai mẫu xe đầu tiên tại Triển lãm ô tô Paris 2018 (Paris Motor Show 2018)
diễn ra tại trung tâm triển lãm Paris Porte de Versailles, thủ đô Paris, Pháp. Đây là lần

13
đầu tiên, Việt Nam có một thương hiệu xe hơi góp mặt cùng các tên tuổi nổi tiếng
trong lĩnh vực ô tô thế giới tại một kỳ triển lãm mang tầm quốc tế.
- Có cơ hội tạo ra sản phẩm phù hợp với số đông thông qua thừa hưởng tận dụng
được công nghệ từ các đối tác:
Vinfast đã có những bước bắt đầu bằng cách hợp tác với các đối tác chiến lược
như công ty thiết kế của Ý hay tập đoàn BMW… Đây cũng là một xu hướng được
nhiều hãng xe trên thế giới áp dụng, việc chúng ta biết thừa hưởng, tận dụng được
công nghệ từ các đối tác để tự mình đưa vào sản xuất, tạo ra sản phẩm phù hợp với số
đông sẽ là một điểm mạnh có yếu tố quyết định đến sự tồn tại của Vinfast
- Được sự ủng hộ cao từ người dùng Việt trong bối cảnh lượng tiêu thụ trong
nước tăng mạnh nhất Đông Nam Á
Có thể nói tới thời điểm hiện giờ, Vinfast là công ty đầu tiên có tham vọng sản
xuất ôtô và có khả năng biến tham vọng đó thành hiện thực cao nhất. Sau bao nhiêu
mong mỏi của người dân Việt Nam về việc có một chiếc ôtô của chính nước nhà sản
xuất, từ những nỗ lực của thương hiệu Vinaxuki, đến trước những năm 1975 tại Việt
Nam cũng có thương hiệu đình đám được lắp ráp như Ladalat, điều này cho thấy
Vinfast chiếm ưu thế là “người dẫn đầu” ở thị trường Việt Nam.Đồng thời, theo một
thống kê cho biết, lượng tiêu thụ ôtô tại Việt Nam tăng mạnh nhất trong khu vực
Asean. Với dân số trẻ, và thu nhập tương đối ổn định, việc muốn sở hữu một chiếc xe
hơi là điều dễ hiểu. Và vì là xe hơi đầu tiên “made in Vietnam”, điều đó cũng làm cho
những bạn trẻ tò mò và muốn sở hữu hay dùng thử chiếc xe hơi đó như thế nào. Chưa
kể, thuế cho 1 chiếc oto khi nhập khẩu vào Việt Nam khá cao cho nên khi xuất hiện 1
dòng xe nội địa sẽ nhận được sự hưởng ứng của đa số người dân
- Có tiềm năng rất lớn khi đáp ứng được tâm lý của người Việt Nam muốn sở hữu
1 chiếc oto khi cơ sở hạ tầng ngày được nâng cao
Không những thế, với sự phát triển của các dự án đô thị ở ngoài thành phố, kèm
theo cơ sở hạ tầng ngày được nâng cao, điều đó cũng làm ảnh hưởng đến xu hướng
muốn sử dụng xe hơi của người tiêu dùng. Hiện nay, xu hướng nhà ở truyền thống đã
chuyển sang các chung cư cao cấp với đầy đủ tiện nghi. Có hầm để xe rộng lớn kèm
theo chi phí gửi không đáng là bao. Những yếu tố này hợp lại cho chúng ta một cái
nhìn tiềm năng và phát triển hơn về xu hướng muốn sở hữu một chiếc xe ô tô.
3.2.4. Thách thức:
- Rào cản thương hiệu
Đối với các mẫu xe ô tô mới thì giá trị thương hiệu là tiêu chí quan trọng, chi
phối quyết định của khách hàng, bởi họ sẽ có tâm lý phân vân chọn mua các sản phẩm
của Vinfast hay các thương hiệu khác đã có hàng chục năm khẳng định trên thị trường.
VinFast sẽ phải đối đầu với các tên tuổi dày dặn kinh nghiệm và có chỗ đứng ở Việt
Nam như Toyota, Mazda, Ford hay cao hơn là BMW, Mercedes  phân khúc giá.
- Ngành công nghiệp phụ trợ ô tô tại Việt Nam còn nhiều hạn chế. 
Công nghiệp hỗ trợ ngành sản xuất, lắp ráp ôtô ở Việt Nam mới chỉ sản xuất
được một số nhóm linh kiện, phụ tùng như chi tiết cấu thành khung gầm xe, thùng xe,
vỏ cabin, của xe, săm lốp, bộ tản nhiệt, dây phanh... Ngoài ra, đầu tư cho sản xuất linh
kiện, phụ tùng ô tô còn mang tính nhỏ lẻ, sản phẩm làm ra ít cả về chủng loại và sản
lượng. Do đó Vinfast sẽ phải gánh chịu áp lực về các linh kiện cho các sản phẩm của
mình là khá lớn. Ngay cả khi xây dựng các nhà máy tự sản xuất linh kiện thì việc tìm
đầu ra cho sản phẩm là rất khó để chen chân được với các hãng đã có uy tín trên thị
trường, do đó kinh phí sẽ là rất lớn.
- Áp lực mở rộng thị trường. 

14
Thị trường nội địa không đủ lớn, trong khi VinFast cần đẩy sản lượng lên cao để
lấy lợi thế theo quy mô. Do đó VinFast sẽ phải giải bài toán này bằng con đường xuất
khẩu sang các thị trường khác. Tuy nhiên để có thể cạnh tranh với các hãng khác trên
thị trường thế giới với cùng phân khúc giá của mình thì đây là một điều không hề dễ
dàng, bởi vì các ông lớn trong ngành đã có lợi thế quy mô cùng với những giá trị
thương hiệu của mình sẽ là rào cản rất khó cho Vinfast chen chân vào.
3.3. Công tác hoạch định của Vinfast
3.3.1. Chiến lược của Vinfast:
3.3.1.1. Những chiến lược nổi bật nhất của Vinfast
- Tận dụng mạng xã hội (Social media marketing)
Chiến lược Marketing của VinFast là đánh vào truyền thông trên mạng xã hội –
nơi người dùng Việt Nam đang phần lớn sử dụng để tiếp cận và quảng bá thương hiệu.
Trên fanpage chính thức của VinFast, lượng seeding của thương hiệu này thu về một
kết quả khả quan khi nhận đến 90% phản hồi tích cực. Bên cạnh đó, Vinfast cũng cố
gắng tận dụng những mạng xã hội khác như youtube, tiktok, instagram,... làm công cụ
truyền thông hiệu quả. Khi được hỏi về VinFast thì có đến 80% người trả lời là biết tới
thương hiệu và mong chờ sự ra mắt của các dòng sản phẩm ô tô VinFast tại thị trường
nội địa.
- Gắn liền yếu tố dân tộc với sản phẩm
Việc một dòng sản phẩm tuyệt vời tưởng chừng chỉ xuất hiện ở thế giới giờ đây
lại được Việt Nam sản xuất đã khơi dậy lý tưởng “tự tôn dân tộc” của người Việt.
Chiếc xe ô tô đầu tiên gắn nhãn “made in Việt Nam” 100%, do người Việt Nam sản
xuất và vận hành trên thị trường là yếu tố giúp VinFast thu hút được sự chú ý của
khách hàng Việt Nam.
VinFast là một thương hiệu khẳng định: “Việt Nam cũng tự sản xuất được ô tô”.
Thương hiệu đã khơi gợi được lòng tự hào của người dân Việt Nam trước khi bước
vào “đường đua” của ngành công nghiệp ô tô. Đây chắc chắn sẽ là một niềm tự hào vô
cùng lớn khi lần đầu tiên có một chiếc xe hơi theo kiểu “Made in Việt Nam”. Những
chiếc xe do người Việt Nam làm chủ sở hữu và được ra mắt tại một triển lãm mang
tầm cỡ quốc tế như Paris Motor Show. Câu slogan mà VinFast sử dụng cũng thể hiện
tinh thần tự hào dân tộc: “Mãnh liệt tinh thần Việt Nam” với thông điệp: “Niềm tự hào
của người Việt Nam”.
- Sử dụng Influencer Marketing
Sự hợp tác cùng những Influencer nổi tiếng đã thể hiện chiến lược Marketing của
VinFast thực sự có đầu tư. Sự đầu tư này thể hiện không chỉ ở khía cạnh sức mạnh
truyền thông, công sức mà còn là cả một nguồn tài chính vô cùng lớn.
VinFast đã chọn David Beckham – một cựu cầu thủ bóng đá cực kỳ nổi tiếng làm
đối tác của mình trong việc quảng bá thương hiệu. David Beckham với hình ảnh một
quý ông lịch lãm, một danh thủ lừng danh và một doanh nhân kinh doanh thành công
là hình ảnh đại diện tuyệt vời cho mục tiêu định vị của thương hiệu xe VinFast. Bên
cạnh đó, VinFast cũng mời Hoa hậu Việt Nam 2018 Trần Tiểu Vy, người mẫu Trần
Quang Đại, Á hậu Hoàn vũ Việt Nam 2017 Hoàng Thùy…và nhiều hãng truyền thông
lớn trên thế giới xuất hiện tại Paris Motor Show. Đây đều là những người có tầm ảnh
hưởng lớn và độ nổi tiếng trong nước cũng như ngoài nước.

15
- Chú trọng cải thiện mức độ nhận diện thương hiệu
Ta có thể thấy được Vingroup chi rất mạnh tay trong việc xây dựng thương hiệu
VinFast cũng như phát triển các mẫu ô tô. Không khó để nhận ra hãng xe Việt muốn
đặt yếu tố chất lượng lên hàng đầu và định vị thương hiệu là một hãng sản xuất xe cao
cấp. 
Đối với VinFast, trước tiên cần xây dựng thương hiệu, sở hữu được niềm tin
của khách hàng mục tiêu trước khi nghĩ đến mục tiêu lợi nhuận và doanh số. VinFast
chọn khởi đầu bằng những mẫu xe cao cấp như LUX A2.0 và LUX S2.0 để tạo dựng
được sự tin tưởng tới khách hàng. Chiến lược phát triển lâu dài và bền vững không
khuyến khích họ sản xuất ô tô giá rẻ từ ngày đầu gia nhập thị trường. 
3.3.1.2. Chiến lược Marketing 4P của Vinfast
- Chiến lược sản phẩm 
Chiến lược Marketing của VinFast về sản phẩm là chiến lược người dẫn đầu thị
trường. Định vị thương hiệu của VinFast là “Nhà sản xuất ô tô đầu tiên tại Việt Nam”.
Vì vậy, những yếu tố về sản phẩm của VinFast cũng phải là những yếu tố dẫn đầu.
Một số yếu tố dẫn đầu của VinFast có thể được kể đến như: công sản xuất dẫn đầu,
công nghệ chế tạo dẫn đầu và thiết kế dẫn đầu. 
Dòng sản phẩm của VinFast vô cùng đa dạng. Tính đến năm 2021, VinFast đã
triển khai các dòng xe ô tô bao gồm: VinFast Fadil, VinFast Lux (gồm SUV VinFast
LUX SA2.0 và Sedan VinFast LUX A2.0), VinFast President và VinFast Premium
(gồm 7 mẫu: VinFast Pre A Hatchback, VinFast Pre B Hatchback, VinFast Pre C
Sedan và CUV,  VinFast Pre D Sedan, SUV và xe gia đình MPV).
- Chiến lược về giá
Đối với chiến lược Marketing của VinFast về giá, đối tượng khách hàng mục tiêu
của VinFast là những người muốn xe chất lượng đẳng cấp nhưng phù hợp với túi tiền.
Dựa trên nhu cầu này, VinFast đã định giá sản phẩm cao hơn các hãng xe Hàn – Nhật,
nhưng lại thấp hơn so với các hãng xe Châu Âu như Mercedes hay BMW. Cụ thể, xe
Fadil có giá từ 414 – 490 triệu nhỉnh hơn so với các đối thủ như Yaris Toyota, I10
Hyundai, Morning Kia. Xe Lux SA 2.0 1,5 tỷ đồng – 1,8 tỷ đồng cạnh tranh với các
sản phẩm cùng phân khúc như Honda CR-V, Toyota Fortuner, Huyndai Santafe, Kia
Sorento. 
VinFast không thể dùng chiến lược xâm nhập thị trường (giá rẻ để sản phẩm
chiếm được thị phần dễ hơn) hay chiến lược hớt váng sữa (giá cao) vì VinFast mới gia
nhập ngành sản xuất ô tô, chưa có kinh nghiệm hay tên tuổi. 
- Chiến lược phân phối
Đối với chiến lược Marketing của VinFast về hệ thống phân phối, Vinfast đã
chọn cho mình hình thức phân phối là bán buôn qua các kênh phân phối một cấp. 
Một chiến lược nữa về hệ thống phân phối hiệu quả của VinFast đó là thay vì tự
thiết kế và quản trị một hệ thống phân phối vốn tốn rất nhiều thời gian và nhân lực,

16
VinFast đã chọn cách hợp tác với GM (General Motors) nhằm thúc đẩy chiến lược xúc
tiến thương mại cho cả dòng xe VinFast và Chevrolet tại thị trường Việt Nam. Với sự
hợp tác này, VinFast được sở hữu được một hệ thống các kênh phân phối tương đối
rộng mà nếu xây dựng từ đầu có lẽ sẽ phải mất rất nhiều thời gian.
- Chiến lược xúc tiến hỗn hợp
Về chiến lược Marketing đối với xúc tiến hỗn hợp, VinFast đã triển khai những
chính sách về ưu đãi khuyến mại, chiến dịch quảng cáo và truyền thông rộng khắp.
Như đã phân tích ở trên, chiến lược Marketing của VinFast là đánh vào truyền thông
trên mạng xã hội – nơi người dùng Việt Nam đang phần lớn sử dụng để tiếp cận và
quảng bá thương hiệu. 
3.3.2. Chiến thuật của Vinfast
- Đối với chiến lược sản phẩm
Vinfast định vị thương hiệu của mình là “Nhà sản xuất ô tô đầu tiên tại Việt
Nam”. Để củng cố cho định vị thương hiệu này, VinFast đã thuê hai nhà thiết kế nổi
tiếng của Italy là ItalDesign và Pininfarina (ItalDesign nhà thiết kế lừng danh gắn liền
với tên tuổi của Ferrari và Lamborghini). Đồng thời Vinfast hợp tác với các công ty
nổi tiếng về kỹ thuật và sản xuất ô tô toàn cầu như Magna Steyr và Bosch, AVL, ZF,
GROB, Thyssenkrupp, AVL và MAG. Việc hợp tác với những hãng tên tuổi này
không chỉ giúp VinFast có chất lượng ngang hàng với các hãng xe trên toàn thế giới,
mà còn củng cố hình ảnh xe ô tô Việt đẳng cấp trong lòng người dùng. 
Ngày 16/2/2021, Vinfast nhận giải thưởng quốc tế "Hãng xe mới có cam kết cao
về an toàn" do Asean NCAP trao tặng, trong sự kiện Grand Prix Awards lần thứ 4.
Chứng nhận an toàn của Asean NCAP không phải là tiêu chí bắt buộc tại thị trường
Việt Nam. Tuy nhiên, người Việt ngày càng quan tâm đến yếu tố này khi lựa chọn xe.
- Đối với chiến lược về giá
Những ngày đầu ra mắt, VinFast đưa ra chính sách trợ giá “3 không – không chi
phí khấu hao, không chi phí tài chính, không lãi” đối với các dòng xe ô tô của hãng.
Mục đích chủ yếu của VinFast đó chính là mang những chiếc xe thương hiệu Việt với
công nghệ tiên tiến của thế giới đến với người tiêu dùng trong nước nhanh hơn.
Với nhiều người nghĩ rằng, liệu chính sách “3 không” có khiến VinFast cũng như
tập đoàn VinGroup chịu lỗ trong một khoản thời gian? Câu trả lời là “VinFast lỗ
nhưng VinGroup vẫn sẽ hoàn vốn”. Mặc dù VinFast đã có nhiều ưu đãi đối với khách
hàng, họ vẫn có thể vớt lại một phần vì giá công bố không bao gồm thuế giá trị gia
tăng. Do đó, VinFast vẫn sẵn sàng chịu lỗ trong thời gian đầu và kéo dài đến sau khi
giao xe sau một thời gian.
- Đối với chiến lược phân phối
Hệ thống phân phối của Vinfast vận hành tuyến tính theo chiều: VinFast Nhà
phân phối  Khách hàng. Cùng với việc tuyển chọn khắt khe điều kiện để trở thành
đại lý chính thức của mình, VinFast cũng đưa ra rất nhiều những chính sách để hỗ trợ
các đại lý thuộc kênh phân phối của mình. Thêm vào đó, việc mời các cá nhân và đơn
vị đang bán các dòng xe khác như Kia, Toyota, Mazda, Honda,… cùng tham gia vào
hệ thống phân phối của mình cũng giúp Vinfast mở rộng mạng lưới phân phối của
thương hiệu đến toàn quốc.
Bên cạnh đó, Vinfast triển khai cùng một lúc ba mô hình cho hệ thống phân phối
của mình theo cấu trúc 3S: 
1S: Bán hàng
2S: cung cấp Dịch vụ và Phụ tùng 
3S: Bán hàng và cung cấp Dịch vụ và Phụ tùng

17
Cấu trúc phân phối này giúp hệ thống phân phối của Vinfast hoạt động hiệu quả
và trơn tru, đảm bảo cho quá trình kinh doanh của doanh nghiệp.
- Đối với chiến lược xúc tiến
Đối với các chương trình ưu đãi khuyến mại, VinFast thường xuyên triển khai
các chương trình chiết khấu bán hàng và khuyến mại như: Tặng voucher đến 70 triệu
khi mua xe Fadil, tặng voucher 150 triệu khi mua xe LuxA và tặng voucher 200 triệu
khi mua Lux SA…
Đối với các chiến dịch quảng cáo và truyền thông, VinFast đã tận dụng mạng xã
hội để quảng bá và tăng độ nhận diện thương hiệu của mình. Mới đây, TVC quảng cáo
của VinFast được phát sóng trên kênh CNN do chính tay AKQA – công ty truyền
thông nổi tiếng thế giới đứng đằng sau những ấn phẩm triệu đô của các thương hiệu xe
hơi nổi tiếng sản xuất.
3.4. Đánh giá
3.4.1. Ưu điểm
 Vinfast đã làm rất tốt việc định hướng phát triển trong sự thích nghi với môi
trường và thực hiện được ý chí của nhà quản trị. 
- Vinfast đã tận dụng tối đa nguồn lực hiện có bao gồm nhân lực(nhà quản trị,
nhân viên,...) và phân bố phù hợp mục tiêu chung cũng như mục tiêu riêng của từng bộ
phận. Bên cạnh đó, việc tận dụng hợp lí nguồn lực về tài chính từ Vingroup đã là một
lợi thế cho Vinfast, giúp doanh nghiệp bù lỗ trong giai đoạn đầu khi thực hiện các hoạt
động Marketing nhằm nâng cao thị phần trong nước và sẽ là nguồn lực cần thiết giúp
Vinfast mở rộng thị trường về lâu dài. Không chỉ nguồn lực tài chính, Vinfast đã thành
công việc tận dụng độ nhận diện thương hiệu của Vingroup, từ đó tạo nên một vị thế
chắc chắn về chất lượng sản phẩm, dịch vụ trong lòng người tiêu dùng tại thị trường
Việt Nam.
- Vinfast tận dụng triệt để các yếu tố về văn hóa. Đối với thị trường Việt Nam,
Vinfast nắm bắt được sự phát triển kinh tế song hành cùng nhu cầu nâng cao chất
lượng đời sống nên đã đón đầu, là doanh nghiệp Việt Nam đầu tiên sản xuất ô tô với
mức giá phù hợp và đa dạng sản phẩm. Nắm bắt được tâm lí thường đi theo xu hướng
của đa phần người tiêu dùng tại Việt Nam, Vinfast ngay từ đầu không cố gắng hạ thấp
mức giá để chiếm thị phần hay đẩy mức giá của mình lên quá cao khi mới gia nhập
vào thị trường, mà tập trung tối đa vào chất lượng và dịch vụ để tạo lòng tin về việc
“người VN tiêu dùng hàng VN” và tâm lí tự tôn của dân tộc đối với việc tự sản xuất
được một mặt hàng xa xỉ ngay tại VN, nuôi tham vọng sánh ngang với các thương hiệu
quốc tế.
 Việc hoạch định rõ ràng, logic giúp Vinfast thiết lập được tiêu chuẩn kiểm tra
suốt quá trình sản xuất kinh doanh của mình:
- Vinfast định hướng phát triển tổ chức qua các mục tiêu cụ thế trong từng giai
đoạn, không vội vàng, chủ động tận dụng những lợi thế sẵn có từ môi trường bên trong
và bên ngoài doanh nghiệp để tạo dựng độ nhận diện thương hiệu và gia tăng thị phần
tương đối trên thị trường. Lựa chọn chiến lược phát triển bền vững và lâu dài đồng
nghĩa với việc Vinfast đã tạo dựng cho mình những quy chuẩn riêng, phù hợp với mục
tiêu của tổ chức, là tiêu chuẩn đánh giá mọi hoạt động của tổ chức.
- Mặt khác, các tiêu chuẩn rõ ràng không những giúp công tác hoạch định của
Vinfast diễn ra một cách trơn chu mà còn là điều kiện để nhìn ra những bất cập, không
hợp lýlí khi các yếu tố từ môi trường bên ngoài biến đổi, giúp Vinfast nhanh chóng có
những điều chỉnh kịp thời, phù hợp khi cần thiết.
 Vinfast tạo dựng được sự thống nhất tổ chức giữa các bộ phận:

18
- Tổ chức đã tạo được sự phân quyền rõ ràng, tăng tính chuyên môn hóa cho
từng bộ phận. Từ đó có những thích ứng kịp thời, nhanh chóng khi có bất kì những
thay đổi nào trong hoạch định chiến lược, chiến thuật của Vinfast
- Mặt khác, Vinfast thống nhất được hoạt động của toàn bộ các bộ phận trong tổ
chức theo một mục tiêu chung là tạo ra những chiếc xe là hình ảnh đại diện cho Việt
Nam và tham vọng hơn là cạnh tranh trên thị trường quốc tế. Để làm được điều này,
việc thống nhất hoạt động của tất cả bộ phận trước tiên là đáp ứng nhu cầu tại thị
trường Việt Nam, hoàn chỉnh trong từng hoạt động.
 Vinfast đã thực hiện công tác hoạch định bằng cách tận dụng kinh nghiệm, tư
duy phù hợp và tính toán cho tương lai:
- Vinfast gia nhập thị trường muộn nhưng lại là một lợi thế vì đã nắm bắt được
tâm lý khách hàng tại Việt Nam qua trải nghiệm sử dụng các dòng xe của các thương
hiệu khác. Từ đây, Vinfast không tốn quá nhiều chi phí để khảo sát thị trường, mà tận
dụng tối đa những nguồn lực của mình để phục vụ nhu cầu của người tiêu dùng phù
hợp với năng lực của doanh nghiệp. Tâm lý mong muốn tối đa hóa lợi ích với một mức
giá phù hợp của người tiêu dùng là điều Vinfast quan tâm, ngay từ bước đầu, doanh
nghiệp không cố gắng chiếm thị phần mà đa dạng hóa dòng sản phẩm với số lượng
hợp lý, vừa tránh những rủi ro vừa thu hút được lượng khách hàng quan tâm. Mặt
khác, thiết kế của Vinfast cũng cố gắng giảm thiểu những bất cập hơn dựa trên phản
hồi của khách hàng qua việc trải nghiệm các sản phẩm xe khác.
- Ngay từ đầu, Vinfast chọn cho mình chiến lược bền vững và lâu dài, cố gắng
chiếm vị trí vững chắc trên thị trường Việt Nam, không cố gắng chiếm thị phần bằng
cách hạ giá thành sản phẩm hay đẩy giá thành sản phẩm lên không quá cao mà thay
vào đó, là tận dụng tối đa yếu tố về văn hóa, nguồn lực của doanh nghiệp và hình ảnh
thương hiệu của Vingroup. 
- Việc nắm bắt thị trường VN là tiền đề để Vinfast có nguồn lực vững chắc cho
tham vọng vươn tầm quốc tế, đưa sản phẩm ô tô của Việt Nam cạnh tranh với các
thương hiệu khác. Vinfast không vội vã mở rộng thị trường mà chọn cách tiếp cận một
thị trường an toàn và “nắm rõ” sẵn để tạo sự ổn định cho doanh nghiệp, xây dựng hình
ảnh thương hiệu phù hợp trước khi có sự tiếp cận đến các thị trường lớn hơn.
3.4.2. Nhược điểm
- Các dòng sản phẩm của Vinfast chưa thực sự nổi bật, dù đã có sự học hỏi, đúc
rút kinh nghiệm từ các dòng xe của các thương hiệu khác nhưng về mẫu mã của
Vinfast vẫn chưa thực sự tạo được điểm nhấn, chưa thu hút được sự quan tâm của
người tiêu dùng về sự sáng tạo, độc đáo.
- Đối với mục tiêu là vươn ra thị trường quốc tế, Vinfast chưa thực sự cạnh tranh
được với các thương hiệu khác cả về mức giá, mẫu mã sản phẩm, chưa tạo được hình
ảnh gắn liền với thương hiệu cũng như xác định rõ được tập khách hàng hướng tới cho
phù hợp. Tất cả các chiến lược, kế hoạch tác nghiệp của Vinfast đều mang tính tổng
quát, không có sự phân hóa giữa các phân khúc khách hàng khác nhau nên chưa tận
dụng, tập trung tối đa được nguồn lực của mình phù hợp, dễ gây hao phí cả về tài
chính và nhân lực.

19
KẾT LUẬN

Nhìn lại sự hình thành và phát triển của Vingroup trên con đường trở thành
doanh nghiệp hàng đầu Việt Nam ở đâu cũng có những bước chân và dấu ấn của vị
lãnh đạo tài ba. Lần đầu tiên trong lịch sử, ông Phạm Nhật Vượng trở thành người Việt
Nam lọt top 200 người giàu nhất hành tinh với khối tài sản 7,6 tỷ USD. Trở thành tỷ
phú đôla nhờ bước đầu khởi nghiệp từ kinh doanh mì ăn liền tại Ukraina và sau đó là
đầu tư bất động sản ở Việt Nam, ông không ngừng nỗ lực và nuôi tham vọng vươn tới
những cơ hội mới trên thị trường quốc tế. Với phong cách lãnh đạo dân chủ, tự do,
luôn luôn lắng nghe cùng triết lí kinh doanh hướng đến cộng đồng, ông Phạm Nhật
Vượng không chỉ tạo ra một hình ảnh người lãnh đạo chuẩn mực cho chính bản thân
mình mà còn làm nên cả thương hiệu uy tín cho tập đoàn Vingroup – xứng đáng là tập
đoàn kinh tế hàng đầu Việt Nam.

20
DANH SÁCH THÀNH VIÊN NHÓM 6

Đánh giá
STT Họ và tên Mã sinh viên Nhiệm vụ Tự đánh NT đánh K
giá giá
1 Nguyễn Thị Hồng Ngọc 20D220035 Nhóm trưởng A A H
Nội dung
2 Trần Thị Thu Phương 20D220111 Nội dung B
3 Đào Thu Quỳnh 20D220182 Nội dung A
4 Đỗ Thị Quỳnh 20D220043 Powerpoint A
5 Cao Thị Quỳnh 20D220112 Nội dung A
6 Nguyễn Thị Quỳnh 20D220113 Nội dung A
7 Phan Thị Hồng Nhung 20D220039 Word B+
8 Tường Hồng Nhung 20D220109 Thuyết trình A

21

You might also like