You are on page 1of 5

Bài Tập Nhóm Tuần 4

Đề Tài: Trên Cơ Sở Tình Huống Catfish Của Bài Đọc Tuần 4. Nêu Quy Trình Tổng Quát
Để Áp Thuế Chống Bán Phá Giá Lên 1 Sản Phẩm Nhập Khẩu.
Bài Làm:
Bán Phá Giá Là Gì?
Trong quan hệ thương mại quốc tế, bán phá giá được hiểu là hành vi của doanh
nghiệp thuộc quốc gia này bán hàng sang quốc gia khác với giá quá thấp nhằm giành giật
thị trường xuất khẩu. Do hàng nhập khẩu được bán với mức giá quá thấp (tức là thấp hơn
giá thông thường của hàng hoá) nên người chịu thiệt hại đầu tiên chính là những nhà sản
xuất trong nước.
Việc bán phá giá là hành vi cạnh tranh không công bằng và cần phải được ngăn
chặn. Từ giác độ của người tyêu dùng, hành vi bán phá giá sẽ mang lại lợi ích trước mắt.
Tuy nhiên, rất có thể trong tương lai khi cạnh tranh bị triệt tiêu, người tiêu dùng sẽ bị
chính doanh nghiệp bán phá giá bóc lột bằng cách định giá quá cao trong điều kiện không
còn cạnh tranh hoặc tuy còn cạnh tranh nhưng không đáng kể. Chính vì vậy, nói chung,
các quốc gia thường coi hành vi bán phá giá trong quan hệ thương mại quốc tế là không
chấp nhận được và cần phải có biện pháp đối phó.
Bản chất của việc bán phá giá nằm ở chỗ đối thủ cạnh tranh có tiềm lực mạnh chấp
nhận bán hàng ở mức lỗ nào đó trong hiện tại để sớm tiêu diệt đối thủ cạnh tranh. Sau khi
đã tiêu diệt được đối thủ cạnh tranh, loại bỏ được những áp lực cạnh tranh chủ yếu trên
thị trường, doanh nghiệp bán phá giá sẽ nâng giá bán hàng hoá, bóc lột người tyêu dùng
nhằm thu lợi nhuận bù đắp vào khoản thua lỗ trước đó và hưởng lợi nhuận siêu ngạch.
Nói chung, dưới giác độ pháp luật cạnh tranh, hành vi bán phá giá bị coi là bất hợp pháp.
Ví Dụ Về Bán Phá Giá
Ví dụ 1: Tập đoàn S sản xuất TV lâu năm bán mặt hàng TV siêu mỏng với giá
350USD/chiếc, nếu tập đoàn đó xuất khẩu TV cùng loại tới nước khác và bán với giá
190USD /chiếc thì được xác định là hành động bán phá giá.
Ví dụ 2: Hai ông lớn Coca và Pepsi đã từng áp dụng chiến lược bán phá giá để
thâu tóm thị trường nước giải khát các nước. Trong đó có Việt Nam.
Thuế Chống Bán Phá Giá Là Gì?
Thuế chống bán phá giá là thuế nhập khẩu bổ sung được áp dụng trong trường hợp
hàng hóa bán phá giá nhập khẩu vào Việt Nam gây ra hoặc đe dọa gây ra thiệt hại đáng
kể cho ngành sản xuất trong nước hoặc ngăn cản sự hình thành của ngành sản xuất trong
nước theo quy định tại khoản 5, điều 4, luật thuế xuất nhập khẩu.
Có thể thấy, thuế chống bán phá giá là loại thuế đánh vào hoạt động nhập khẩu
hàng hóa. Tuy nhiên, không phải hoạt động nhập khẩu nào cũng thuộc đối tượng phải
nộp thuế mà nó chỉ áp dụng cho những hoạt động nhập khẩu vào Việt Nam gây thiệt hại
cho ngành sản xuất trong nước hoặc đe dọa gây thiệt hại đối với các hoạt động sản xuất
trong nước. Hai yếu tố mấu chốt để xác định bán phá giá là giá xuất khẩu và giá trị
thông thường sẽ được các cơ quan có thẩm quyền của các nước nhập khẩu xác định và
tính toán theo những tiêu chí và những phương pháp nhất định.
Quy Định Chống Bán Phá Giá Của Hoa Kỳ
Hai cơ quan chịu trách nhiệm điều tra về bán phá giá là bộ thương mại
(Department Of Commerce - DOC) và ủy ban thương mại quốc tế Hoa Kỳ (U.S.
International Trade Commission – ITC). Tuy nhiên, nhiệm vụ của hai cơ quan được tách
biệt:
-DOC có trách nhiệm điều tra xem mặt hàng nhập khẩu có phải đang được bán phá
giá ở thị trường trong nước hay không.
-ITC có trách nhiệm xác định xem mặt hàng nhập khẩu có gây hay có đe dọa gây
thiệt hại vật chất cho ngành sản xuất trong nước hay không.
Chỉ khi cả hai cơ quan đều đưa ra quyết định là có bán phá giá và có gây thiệt hại
thì DOC mới chỉ thị hải quan hoa kỳ đánh thuế chống bán phá giá vào hàng nhập khẩu.
Thuế suất được xác định theo tỷ lệ phần trăm giá trị hàng nhập khẩu và có mức
tương đương với mức bán phá giá. Hàng hóa nhập khẩu sau khi đã có xác định sơ bộ về
bán phá giá phải chịu thuế chống phá giá nếu thuế này được áp dụng tại thời điểm kết
thúc điều tra.
Quy Trình Thủ Tục Điều Tra, Xử Lý Vụ Việc Chống Bán Phá Giá (Việt
Nam)
I. Đơn Vị Chủ Trì: Cục Quản Lý Cạnh Tranh
II. Cơ Sở Pháp Lý:
Pháp lệnh số 20/2004/PL-UBTVQH của ủy ban thường vụ quốc hội về việc chống
bán phá giá hàng hoá nhập khẩu.
Nghị định 90/2005/NĐ-CP ngày 11/7/2005 của chính phủ.
III. Quy Trình Xử Lý:
Bước 1. Tiếp nhận hồ sơ yêu cầu áp dụng biện pháp chống bán phá giá và phân
công xử lý.
Văn phòng cục tiếp nhận hồ sơ yêu cầu áp dụng biện pháp chống bán phá giá; vào
số lưu và trình lên cục trưởng (hoặc phó cục trưởng được phân công) ngay trong ngày.
Bước 2. Thụ lý hồ sơ yêu cầu áp dụng biện pháp chống bán phá giá.
Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ yêu cầu áp dụng biện pháp
chống bán phá giá, nếu thấy hồ sơ chưa đầy đủ các nội dung theo yêu cầu của pháp lệnh
chống bán phá giá đối với hàng hóa nhập khẩu vào việt nam, cục quản lý cạnh tranh sẽ
thông báo cho tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ để bổ sung.
Bước 3. Thẩm định hồ sơ yêu cầu áp dụng biện pháp chống bán phá giá.
Trong thời hạn 45 ngày, kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ đầy đủ, hợp lệ, cục chịu trách
nhiệm thẩm định hồ sơ để trình bộ trưởng bộ công thương xem xét ra quyết định điều tra.
Bước 4. Quyết định điều tra vụ việc chống bán phá giá
Trong thời hạn 60 ngày, kể từ ngày cục quản lý cạnh tranh tiếp nhận hồ sơ có đầy
đủ nội dung quý định tại điều 9 của pháp lệnh chống bán phá giá, bộ trưởng bộ công
thương ra quyết định điều tra.
Bước 5. Thông báo quyết định điều tra vụ việc chống bán phá giá
Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày có quyết định điều tra để áp dụng biện pháp
chống bản phá giá, cục quản lý cạnh tranh thông báo quyết định điều tra cho tổ chức, cá
nhân có yêu cầu áp dụng biện pháp chống bán phá giá, các nhà sản xuất, xuất khẩu, cơ
quan có thẩm quyền của nước hoặc vùng lãnh thổ xuất khẩu hàng hoá bị yêu cầu áp dụng
biện pháp chống bán phá giá và công bố cho các bên liên quan khác.
Bước 6. Tổ chức tham vấn

Căn cứ vào thời gian tổ chức phiên tham vấn nêu trong quyết định điều tra, cục
quản lý cạnh tranh sẽ tổ chức phiên tham vấn công khai với các bên liên quan. Toàn bộ
nội dung tham vấn, bao gồm văn bản trình bày của các bên và biên bản tham vấn được
cục quản lý cạnh tranh công bố công khai.
Bước 7. Kết luận sơ bộ
Trong thời hạn 90 ngày, kể từ ngày có quyết định điều tra, cục quản lý cạnh tranh
công bổ kết luận sơ bộ về các nội dung liên quan đến quá trình điều tra.
Bước 8. Quyết định áp thuế chống bán phá giá tạm thời
Sau 07 ngày làm việc, tính từ ngày có kết luận điều tra sơ bộ, cục quản lý cạnh
tranh phải gửi bản báo cáo điều tra và kết luận điều tra sơ bộ lên bộ trưởng bộ thương mại
và trong trường hợp cần thiết, kiến nghị bộ trưởng bộ thương mại ra quyết định áp dụng
thuế chống bán phá giá tạm thời.
Bước 9. Áp dụng biện pháp cam kết
Sau khi có kết luận sơ bộ và chậm nhất không quá 30 ngày trước khi kết thúc giai
đoạn điều tra, tổ chức, cá nhân sản xuất hoặc xuất khẩu hàng hoá thuộc đối tượng điều tra
có thể đưa ra cam kết với bộ công thương, với các nhà sản xuất trong nước nếu được bộ
công thương đồng ý về một số nội dung.
Bước 10. Kết luận cuối cùng
Trong thời hạn 30 ngày sau khi kết thúc quá trình điều tra, cục quản lý cạnh tranh
công bố kết luận cuối cùng về các nội dung liên quan đến quá trình điều tra. Kết luận
cuối cùng và các căn cứ chính để đưa ra kết luận cuối cùng phải được thông báo công
khai bằng phương thức thích hợp.
Bước 11. Quyết định của hội đồng xử lý vụ việc chống bán phá giá
Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ vụ việc chống bán phá giá,
hội đồng xử lý vụ việc chống bán phá giá sẽ xem xét các kết luận của cục quản lý cạnh
tranh; thảo luận và quyết định theo đa số về việc không có hoặc có bán phá giá hàng hóa
vào việt nam gây ra hoặc đe dọa gây ra thiệt

Hại đáng kể cho ngành sản xuất trong nước; kiến nghị bộ trưởng bộ công thương ra quyết
định áp dụng thuế chống bán phá giá.
Bước 12. Quyết định về việc áp dụng thuế chống bán phá giá
Trường hợp không đạt được cam kết, căn cứ kết luận cuối cùng và kiến nghị của
hội đồng xử lý vụ việc chống bán phá giá, bộ trưởng bộ công thương ra quyết định áp
dụng thuế chống bán phá giá.
Trường hợp việc áp dụng thuế chống bán phá giá gây tổn hại đến lợi ích kinh tế -
xã hội trong nước, bộ trưởng bộ công thương có thể ra quyết định không áp dụng thuế
chống bán phá giá.
Bước 13. Khiếu nại quyết định áp dụng thuế chống bán phá giá
Trong thời hạn 60 ngày, kể từ ngày bộ trưởng bộ công thương ra quyết định về áp
dụng thuế chống bán phá giá, nếu các bên liên quan đến quá trình điều tra và áp dụng
biện pháp chống bán phá giá không đồng ý với quyết định của bộ trưởng bộ công thương
thì có quyền khiếu nại đến bộ trưởng bộ công thương.

Danh Mục Tài Liệu Tham Khảo

[1] Lê Minh Trường (2021). Bán phá giá là gì ? Khái niệm về bán phá giá. Bán phá giá là
gì? Khái niệm về bán phá giá? (luatminhkhue.vn).
[2] Nguyễn Văn Phi (2021). Thuế chống bán phá giá là gì? Thuế chống bán phá giá là gì?
(luathoangphi.vn).
[3] Sở Công Thương Thái Nguyên (2021). Quy trình thủ tục điều tra xử lý vụ việc chống
bán phá giá. Www.congthuongthainguyen.gov.vn/img/image/van_ban/bieu_mau/36.pdf.

You might also like