You are on page 1of 9

Chương 2: VẬN DỤNG QUAN ĐIỂM CỦA HỒ CHÍ MINH VỀ VĂN HÓA GIÁO

DỤC VÀO VIỆC ĐỔI MỚI GIÁO DỤC ĐẠI HỌC Ở NƯỚC TA HIỆN NAY

2.1 Thực trạng giáo dục đại học của nước ta hiện nay:
2.1.1 Những thành tựu đạt được của giáo dục đại học ở nước ta

Theo GS.TSKH Nguyễn Đình Đức - Trưởng ban Đào tạo đại học và sau đại học,
ĐH Quốc gia Hà Nội nhấn mạnh giáo dục đại học là cấu thành vô cùng quan trọng của hệ
thống giáo dục, bởi nói đến giáo dục đại học là nói đến nguồn nhân lực chất lượng cao,
trình độ cao - chính là giá trị cốt lõi - là chìa khóa để đất nước chúng ta có thể nắm bắt
được những thành tựu của khoa học kỹ thuật, công nghệ hiện đại và những vận hội mới,
đưa đất nước ta vượt qua thách thức, tiến lên phía trước, sánh vai với các nước năm châu.
Từ sau khi áp dụng Nghị định 49, Giáo dục đại học ở Việt Nam đã đạt được những
thành tựu lớn, nổi bật có thể kể đến là:
 Giáo dục đại học Việt Nam hội nhập và tiếp cận chuẩn mực quốc tế:

Minh chứng của việc Việt Nam đã có những thanh đổi nhanh chóng tiếp cận và áp
dụng một cách có hiệu quả các chuẩn mực quốc tế đưa ra qua kiểm định chất lượng giáo
dục đại học và trên xếp hạng đại học.
Cụ thể: tính đến tháng 5/2016 có 229/266 cơ sở giáo dục đại học do Bộ giáo dục và
đào tạo quản lý đã thành lập được đơn vị chuyên trách về đảm bảo chất lượng, mô ̣t số
trường còn lại giao mô ̣t số cán bộ phụ trách hoạt đô ̣ng đảm bảo chất lượng. Theo số liệu
thu thập được tính đến ngày 31/08/2018, có 218 cơ sở giáo dục đại học và 33 trường cao
đẳng sư phạm hoàn thành tự đánh giá, 124 cơ sở giáo dục đại học và 3 trường cao đẳng
sư phạm được đánh giá ngoài,…Ngoài ra 06 trường đại học được đánh giá ngoài và được
công nhận theo tiêu chuẩn đánh giá cơ sở giáo dục của Hội đồng Cấp cao về Đánh giá
nghiên cứu và GDĐH Pháp (HCERES) và Mạng lưới đảm bảo chất lượng các trường đại
học ASEAN (AUN-QA); Lần đầu tiên trong lịch sử GDĐH Việt Nam, vào năm 2018, có
2 Đại học Quốc gia có tên trong danh sách xếp hạng 1000 trường hàng đầu thế giới theo
bảng xếp hạng QS; thứ hạng cũng dần được cải thiện. Đó được coi là minh chứng cho sự
đổi mới, chuyển mình một cách toàn diện và mang tính hội nhập của giáo dục đại học
Việt Nam với quốc tế.
 Tạo được sự đột phá, chuyển biến về chất lượng:

Những quy chế mới đã được Bô giáo dục và đào tạo chuyển đổi để phù hợp với xu
thế hiện nay như việc chất lượng đầu ra về ngoại ngữ và kiến thức chuyên môn cao hơn
so với trước đây. Ngoài ra người học còn phải trang bị các kiến thức về công nghệ thông
tin và các kỹ năng mềm cần thiết khác như: kỹ năng thuyết trình, kỹ năng giao tiếp,…
Nhưng điều dáng nói ở đây là sự chuyển biến vượt bậc về chất lượng: đội ngũ các bộ
giảng viên đã từng bước tăng lên từng năm theo chuẩn quốc tế, nếu như trước đây, GS,
PGS, TS không yêu cầu bắt buộc có công bố quốc tế, thì nay, với quy chế mới về tiêu
chuẩn chức danh, bắt buộc yêu cầu GS, PGS và cả các NCS khi bảo vệ luận án đều phải
có công bố quốc tế.
 Chăm lo đào tạo và bồi dưỡng nhân tài:
Ngoài việc nâng cao chất lượng của các chương trình đào tạo thì Bộ còn chỉ đạo các
trường Đại học còn tích cực triển khai các chương trình đào tạo tài năng, tiên tiến, chất
lượng cao để đào tạo và bồi dưỡng nhân tài. Đội ngũ giảng viên tham gia chương trình là
của Việt Nam và một số giảng viên nước ngoài, nhằm phát triển quốc tế hóa chương trình
đào tạo, đáp ứng nguồn nhân lực toàn cầu.
Với sự phát triển của công nghệ 4.0 như hiện nay đòi hỏi giáo dục Việt Nam phải
thay đổi hơn nữa sao cho đáp ưng nhiều hơn với xu thế hiện nay. Việc xuất hiện một số
các ngành nghề mới như robotic, khoa học dữ liệu, công nghệ hàng không vũ trụ; các
ngành tự động hóa, CNTT, khoa học máy tính, an toàn thông tin, trí tuệ nhân tạo, công
nghệ nano,..cho thấy ngành giáo dục đại học nước ta cũng từng bước bắt nhịp với xu thế
của cuộc cách mạng công nghệ 4.0 đang ngày càng phát triển như hiện nay.

2.1.2 Những hạn chế và nguyên nhân dẫn đến những mặt hạn chế của giáo dục đại
học ở nước ta:
Hầu như năm nào Bộ Giáo Dục cũng đều có những sửa đổi, bổ sung hệ thống  giáo
dục đại học từ việc thi cử cho đến nội dung giảng dạy nhưng đến nay thực sự vẫn chưa
hoàn thiện, còn quá nhiều những vấn đề nảy sinh mà hàng ngày người ta phân tích đầy
trên các mặt báo. Hệ lụy này dẫn đến nạn thất nghiệp tràn lan của sinh viên mới tốt
nghiệp, thống kê năm 2013 cho thấy có tới 101.000 sinh viên thất nghiệp có bằng đại
học. Từ đó đưa những khó khăn của Giáo dục Đại học Việt Nam:

Một là, mô ̣t nền giáo dục chú trọng trang bị kiến thức chuyên môn. Không khó
nhâ ̣n ra điều này. Các chương trình đào tạo từ phổ thông đến đại học, sau đại học đều dày
đă ̣c các kiến thức cụ thể. Với lượng tri thức mới được sản sinh ngày càng nhiều và liên
tục được câ ̣p nhâ ̣t vào chương trình thì tình trạng quá tải là không thể khắc phục, nếu
không nói là sẽ ngày càng trầm trọng hơn. Viêc̣ nhớ những kiến thức ấy đã khó, vâ ̣n dụng
nó vào cuô ̣c sống lại còn khó hơn.
Hai là, do phải mất quá nhiều thời gian và công sức để “cung cấp và tích lũy kiến
thức” cụ thể (luôn quá tải) nên từ chương trình, người dạy, người học đều không còn đủ
thời gian và sự quan tâm đúng mức cho viê ̣c trau dồi phương pháp, kỹ năng, học để hiểu
biết về cuô ̣c sống, về thế giới, dung dưỡng tâm hồn và đạo đức, lối sống… Nhiều bâ ̣c trí
giả lo lắng không phải không có cơ sở là xã hô ̣i ta ngày càng nhiều những người có học
vị, bằng cấp cao, nhưng mô ̣t đô ̣i ngũ trí thức với những nhân cách đáng kính của mô ̣t
tầng lớp dẫn dắt xã hô ̣i dường như ngày càng thưa vắng
Ba là, mô ̣t hạn chế lớn của giáo dục và đào tạo nước ta là viêc̣ dạy và học không
gắn chă ̣t với thực tiễn, nhất là các trường đại học. Đa phần các chương trình đào tạo hiê ̣n
nay là những gì nhà trường và các thầy cô đem áp đặt cho người học, chứ chưa phải là
những cái xã hội cần. Có một nguyên nhân quan trọng là ở nước ta trong một thời gian
dài, cung và cầu của giáo dục đại học mất cân đối nghiêm trọng
Bốn là, cũng chính vì động lực đổi mới không cao và do một số nguyên nhân khác
nữa, nền giáo dục của chúng ta tương đối khép kín. Mặc dù số lượng cán bộ của ngành
giáo dục (bao gồm cả quả lý và tham gia giảng dạy) có cơ hội đi thăm quan nước ngoài
rất nhiều, nhưng dường như viê ̣c học tâ ̣p nước ngoài chưa có mô ̣t chương trình thâ ̣t bài
bản với những mục tiêu xác định nên kết quả không như mong muốn. Nếu như ở nước
ngoài (kể cả các nước Đông Nam Á), các trường đại học có thể dễ dàng trao đổi sinh viên
với nhau vì họ công nhâ ̣n hê ̣ thống tín chỉ của nhau, thì điều này còn rất khó khăn với các
trường đại học nước ta.
Năm là, điều thấy rõ và thường được nói tới nhiều nhất khi đề câ ̣p đến những hạn
chế của giáo dục Viê ̣t Nam là sự thiếu thốn, nghèo nàn về cơ sở vâ ̣t chất, là chính sách
đãi ngô ̣ chưa thỏa đáng đối với đô ̣i ngũ những người làm giáo dục. Ngoài ra, đất nước
còn thiều về cơ sở, vật chất, trang thiết bị dạy học hiện đại tiên tiến, ứng dụng khoa học
công nghệ vào trong tác giáo dục …

Những điểm khó khăn nêu trên chưa phải là tất cả, đã và đang kim hãm cả nền giáo
dục Việt Nam nói riêng và giáo dục Đại học nói riêng. Nhưng nên giáo dục Đại học Việt
Nam cũng có nhiều ưu điểm, nếu như đổi mới giáo dục và đào tạo ngay lập tức để khắc
phục những điểm khó khăn, hạn chế nêu trên.

2.2 Giải pháp nâng cao vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh trong việc xây dựng nền
giáo dục đại học nước ta hiện nay
a) Ý nghĩa của việc vận dụng quan điểm: “ Học đi đôi với hành”, “ Lý luận đi đôi với
thực tiễn” trong việc đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng được nhu cầu thực tiễn:

Tư tưởng “học đi đôi với hành”, “Lý luận đi với thực tiễn” chính là yếu tố quan
trọng trong kho tàng lý luận giáo dục, được Bác thường xuyên quan tâm và đề cập. Bác
dạy: “Học và hành phải đi đôi với nhau. Học mà không hành thì vô ích. Hành mà không
học thì hành không trôi chảy”. Thực hành phải luôn theo sát với lý thuyết, những yếu tố
cốt lỗi phải được nắm vững mới có thể áp dụng vào thực hành. Phải lất việc học đi đôi
với hành, lý thuyết áp dụng với thực tiễn làm cốt lỗi, làm trọng tâm để phát triển tư duy
của mỗi cá nhân.
Trong đó, việc áp dụng tư tưởng Hồ Chí Minh vào thực tiễn chính là giáo dục, đào
tạo; phương pháp giáo dục xuất phát từ nhu cầu xã hội, học phải đi đôi với hành, gắn với
lí luận thực tiễn cuộc sống.
Một là, đối với các cơ sở, bồi dưỡng cán bộ giảng dạy phải thực hiện quán triệt
những phương châm tự học, học đi đôi với hành và học lý thuyết phải gắn vối vận dụng
thực tiễn. Coi đây chính là yếu tố quan trọng hàng đầu, nguyên tắc chỉ đạo trong thực
hiện nhiệm vụ bồi dưỡng, đào tạo giáo dục. Ngày nay, phải áp dụng nhất quán giữa việc
hiểu các lý thuyết, nội dung phương pháp giảng dạy, học tập, kiểm tra, đánh giá định kỳ
cá nhân kết quả học tập, từ đó áp dụng lý luận thực tiễn vào thực tế từ các cán bộ quản lý
nhà trường đến giảng viên.
Hai là, đối với sinh viên tại các trường đại học đang trong quá trình học tập, đặc
biệt đối với học tập lý luận chính trị cần tránh đi lối học thuộc lòng, học vẹt, học không
tiếp thu hiệu quả. Quá trình vận dụng vào thực tiễn nhuần nhuyễn mới phản ánh đúng đắn
phương pháp học tập “học đi đôi với hành”, “lý luận gắn với thực tiễn”. Mỗi người học
cũng cần có ý thức rõ rằng việc tham gia các lớp đào tạo, bồi dưỡng không phải là học
tập cho xong việc, không phải vì chạy theo bằng cấp, hoặc “vì tạo cho mình một cái vốn
để sau này đưa ra mặc cả với Đảng” (Trích Hồ Chí Minh, Toàn tập, tập 8, Nxb CTQG-
ST, H.2011, tr.497).
Ba là, nội dung chương trình dạy phải gắn với chuyên ngành đào tạo, coi trọng cả lý
thuyết và thực hành, kiến thức và kinh nghiệm, nguyên lý và vận dụng. Phương pháp dạy
và học phải coi trọng, tăng cường hệ thống bài tập thực hành, thực tập trong từng môn
học và phối hợp giữa các môn học. Cần tạo điều kiện về tổ chức kế hoạch và đảm bảo vật
chất, phương tiện kỹ thuật để tất cả người học đều được luyện tập, tập nhiều, tập thực sự
và tự lực tập. Tất cả những điểu đó đều nhằm dần dần đi đến thành thạo công việc, đáp
ứng với mục tiêu đào tạo nghề của các nhà trường đại học hiện nay.

b) Ý nghĩa của việc vận dụng quan điểm “ Tự học” của Hồ Chí Minh đối với công
cuộc đổi mới giáo dục ở Việt Nam hiện nay.
Ngày nay, trên thế giới quá trình toàn cầu hóa cùng với sự phát triển mạnh mẽ của
lực lượng sản xuất và khoa học công nghệ, yêu cầu mỗi quốc gia dân tộc để thoát khỏi
đói nghèo, lạc hậu; đồng thời vươn lên trình độ tiên tiến, phải dựa trên nền kinh tế tri thức
nhằm tạo ra giá trị sản phẩm lao động cao. Nắm bắt được xu hướng biến đổi đó, Đảng và
Nhà nước ta chủ trương thực hiện đổi mới căn bản, toàn diện về giáo dục và đào tạo
nhằm tạo ra sự chuyển biến về chất trong lực lượng sản xuất.
Những lời chỉ dẫn quý báu, những bài học kinh nghiệm sâu sắc rút ra từ chính tấm
gương tự học bền bỉ của Người đến nay vẫn giữ nguyên giá trị. Đặc biệt trong tình hình
hiện nay khi cuộc cách mạng khoa học - công nghệ đang phát triển nhanh chóng, đòi hỏi
mỗi cán bộ, đảng viên cần phải liên tục bồi dưỡng kiến thức, nâng cao năng lực để thích
ứng với những biến đổi của xã hội, nếu không sẽ bị tụt hậu. Mặt khác, con người luôn ý
thức về tương lai, chú trọng năng lực suy nghĩ, năng lực lý giải cho tương lai của mình.
Để có được những năng lực ấy, mỗi người phải học tập không ngừng, học tập liên tục,
học tập suốt đời thông qua nhiều hình thức, nhưng tự học là điều rất quan trọng, và vấn
đề tự học trở thành một yêu cầu cấp bách. Thậm chí tự học quyết định sự thành bại của
từng người trước những đòi hỏi ngày càng cao của nền sản xuất, của xã hội, của hợp tác
quốc tế.

Có thể nói, Chủ tịch Hồ Chí Minh là một tấm gương mẫu mực về tinh thần tự học,
lấy tự học làm cốt, làm phương thức chủ yếu để nâng cao trình độ mọi mặt của bản thân.
Song tự học ở Chủ tịch Hồ Chí Minh không phải là một sự ngẫu hứng, tùy ý vô nguyên
tắc… mà tự học ở Chủ tịch Hồ Chí Minh đã trở thành một khoa học, một nghệ thuật, một
triết lý nhân văn sâu sắc với một kế hoạch cụ thể, chặt chẽ, khoa học; với một ý chí và
quyết tâm bền bỉ, dẻo dai, tinh thần sáng tạo, tranh thủ mọi lúc, mọi nơi để học. Đặc biệt,
Người tự học với một động cơ trong sáng với ý nguyện cao cả là tìm ra con đường cứu
nước, cứu dân, làm cho đất nước độc lập, nhân dân được tự do, ấm no, hạnh phúc. Tấm
gương tự học của Chủ tịch Hồ Chí Minh, soi xét trong thực tiễn đã qua, hiện nay và cả
mai sau, vẫn còn nguyên giá trị, có ý nghĩa giáo dục hết sức sâu sắc; đó mãi là một tấm
gương sáng ngời, một di sản vô giá đối với sự nghiệp đào tạo, bồi dưỡng, giáo dục của
Đảng và nhân dân ta.
c/ Thực hiện đồng bộ một số giải pháp để nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo
trên cơ sở tiếp tục thực hiện có hiệu quả Tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục, đáp ứng yêu
cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước trong tình hình mới. 
Thứ nhất, tăng cường học tập và làm theo Tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục, coi
đó là nền tảng tư tưởng, kim chi nam cho công cuộc đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục
và đào tạo. Gắn kết, phát triển Tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục trong việc ban hành
các chủ trương của Đảng, chính sách của Nhà nước về giáo dục và đào tạo phù hợp với
thực tiễn Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế. Nâng cao nhận thức
của các cấp ủy đảng, chính quyền, Nhân dân và toàn xã hội về vị trí, vai trò, mục tiêu của
giáo dục và đào tạo.

Thứ hai, đồi mới tư duy và cơ chế quản lý giáo dục, nội dung chương trình, mô
hình đào tạo và phương pháp dạy học, kiểm tra, đánh giá ở các cơ sở đào tạo theo hướng
phát triển năng lực và phẩm chất người học, hài hòa đức, trí, thể, mỹ. Nội dung giáo dục
theo hướng tinh giản, hiện đại, thiết thực, phù hợp với từng đối tượng học sinh. Tăng
thực hành, vận dụng kiến thức vào thực tiễn. Chú trọng giáo dục nhân cách, đạo đức, lối
sống, tri thức pháp luật và ý thức công dân, phát huy giá trị cơ bản của văn hóa, truyền
thống và đạo lý dân tộc, tinh hoa văn hóa nhân loại. Cần có tầm nhìn dài hạn trong quản
lý giáo dục, phù hợp với từng loại đối tượng và cấp học, có trọng tâm, trọng điểm, lộ
trình, bước đi phù hợp, bảo đảm tính hệ thống trên cơ sở thực hiện Tư tưởng Hồ Chí
Minh.

Thứ ba, nâng cao hiệu quả quản lý của Nhà nước về giáo dục và đào tạo. Thống
nhất giữa hệ thống các chủ trương, chính sách và tổ chức thực hiện hoạt động giáo dục.
Tăng cường phối hợp đồng bộ, chặt chẽ và có hệ thống giữa các cấp, các ngành, các tổ
chức chính trị - xã hội, cơ quan, đoàn thể, sự phối hợp gia đình - nhà trường - xã hội
trong hoạt động đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo. Hoàn thiện và triển khai
cơ chế phối hợp giữa các bộ, ngành và địa phương trong quản lý Nhà nước về giáo dục
theo hướng phân định rõ chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền gắn với trách nhiệm. Chủ tịch
Hồ Chí Minh nhấn mạnh vai trò kết hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội.

Thứ tư, chú trọng công tác xây dựng, bồi dưỡng và sử dụng hợp lý đội ngũ giáo
viên, cán bộ quản lý giáo dục - lực lượng cơ bản tham gia xây dựng và phát triển giáo
dục, có vai trò quyết định đến chất lượng giáo dục và đào tạo. Xây dựng đội ngũ nhà giáo
có phẩm chất đạo đức tốt, có sức khỏe, bản lĩnh chính trị vững vàng, đáp ứng được yêu
cầu của thời kỳ mới. Xây dựng quy hoạch, kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ nhà giáo
gắn với nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội.

Thứ năm, đẩy mạnh xã hội hóa giáo dục và đào tạo, tăng cường các nguồn lực đầu
tư phát triển giáo dục, đa dạng hóa các loại hình giáo dục và đào tạo trên cơ sở quản lý
thống nhất của Nhà nước, tăng quyền tự chủ và trách nhiệm xã hội của các cơ sở giáo
dục, đào tạo. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, đánh giá, giám sát hoạt động giáo
dục, bảo đám dân chủ, công khai, minh bạch.

2.3 Liên hệ với sinh viên hiện naycần làm gì để nâng cao chất lượng giáo dục ở đại
học:

Sinh viên ngay từ khi bước vào giảng đường đại học phải tự mình xác định đúng
động cơ, mục đích của việc tự học, thấy được lợi ích của việc tự học. “Học để biết, học
để làm việc, học để làm người”, học để phát huy năng lực phẩm chất của mình, rèn luyện
mình sau đó có điều kiện phục vụ nhân dân và xã hội. Khi đã có động cơ mục đích đúng
đắn,sinh viêncần tự giác, chủ động trong học tập, tự lên kế hoạch học tập: đọc tài liệu,
làm đề cương thảo luận nhóm, bài tập thực hành, bài tập lớn, đề cương ôn tập; xây dựng
thời gian biểu hợp lí giữa các môn học, địa điểm, thời gian, hình thức tự học... và phải
kiên trì thực hiện theo lịch trình đã định, đồng thời tập trung cao độ, không bị chi phối
bởi hoàn cảnh bên ngoài.
Bản thân sinh viên cần tìm ra cho mình phương pháp học tập có hiệu quả. Trước
hết, cần chịu khó nghe giảng để tiếp thu tri thức, nhớ tri thức thì mới có thể nghiền ngẫm,
so sánh, phân tích, biến tri thức từ sách vở, từ thầy cô và từ nhiều nguồn khác thành tri
thức của mình; biết cách ghi chép, biết nắm ý cơ bản, luôn biết đặt câu hỏi nảy sinh trong
quá trình nghe giảng. Để tự học tốt, đọc sách cũng rất quan trọng. Trong quá trình đọc,
SV phải thâu tóm vấn đề một cách logic chặt chẽ; khi đọc, ngoài giáo trình chính thống,
cần tìm nhiều tài liệu tham khảo khác nhau để đối chiếu, so sánh, từ đó nắm vấn đề sâu
sắc hơn.
Trong quá trình tự học, sinh viên cần suy nghĩ sáng tạo và mạnh dạn đưa ý kiến
nhận xét, thắc mắc của mình mà không quá phụ thuộc vào tài liệu và bài giảng của giảng
viên. Cần có tư duy phản biện, tư duy phán đoán lâu dần hình thành cho mình khả năng
phê phán.
Sinh viên phải biết gắn học tập với hoạt động thực tiễn, phải sáng tạo, học đi đôi
với hành; thông qua thực tiễn làm sáng tỏ nội dung tri thức, kiểm nghiệm tri thức, biến tri
thức thành kĩ năng của mình. Học để hành: học với hành phải đi đôi. Học mà không hành
thì học vô ích. Hành mà không học thì hành không trôi chảy”. Đây chính là sự kết hợp
giữa lý luận với thực tiễn, sinh viên phải được trang bị hệ thống lý luận tiên tiến, vững
chắc.

You might also like