You are on page 1of 7

LỜI MỞ ĐẦU

Trong những năm gần đây, dưới tác động tiêu cực của đại dịch Covid-19, các ngành kinh
tế trên toàn thế giới nói chung cũng như các ngành kinh tế nước ta nói riêng đều phải chịu
thiệt hại kép. Tuy nhiên, ngành du lịch dường như chính là ngành kinh tế phải chịu ảnh
hưởng nặng nề nhất, đặc biệt là trong 2 năm 2020 và 2021. Theo Tổng cục Du lịch Việt
Nam, lượng khách quốc tế năm 2020 chỉ đạt 3,7 triệu lượt, giảm 80% so với năm 2019.
Khách nội địa đạt 56 triệu lượt, giảm 34% so với cùng kỳ năm 2019. Trong 9 tháng đầu
năm 2021, khách du lịch nội địa tiếp tục giảm 16% (đạt 31,5 triệu lượt khách), tổng thu
từ khách du lịch đạt khoảng 137.000 tỷ đồng, giảm 42% so với cùng kỳ năm 2020.
Không chỉ có Việt Nam mà có lẽ đây là tình trạng chung của du lịch hầu hết các quốc gia
trên thế giới trong thời điểm dịch COVID-19 đang hoành hành. Theo Tổ chức Du lịch
Thế giới (UNWTO), năm 2021, đại dịch COVID-19 dự kiến sẽ gây thiệt hại cho nền kinh
tế toàn cầu khoảng 2,4 nghìn tỷ USD. Song trên thực tế, con số thiệt hại còn khủng khiếp
hơn rất nhiều, bởi thời gian đình trệ du lịch vì COVID-19 chưa biết đến bao giờ mới kết
thúc. Du lịch toàn cầu, ở cả các nước phát triển và đang phát triển đều phải chịu tác động
khủng khiếp của đại dịch, ước tính lượng khách đến du lịch giảm từ 60- 80%. Ở Việt
Nam tại thời điểm này du lịch quốc tế hầu như hoàn toàn “đóng băng”, du lịch nội địa có
rục rịch ở những “vùng xanh” nhưng không đáng kể. Thông qua những con số đó, ta có
thể thấy các doanh nghiệp du lịch vẫn đang bị ảnh hưởng nặng nề bởi đại dịch. Tuy
nhiên, các công ty du lịch nội địa vẫn tiếp tục cố gắng, nỗ lực từng ngày để tồn tại và
chuẩn bị sẵn sàng các chiến lược, nguồn lực để vươn lên khi điều kiện cho phép. Nhìn về
mặt tích cực, độ phủ vaccine ngừa Covid-19 đã và đang được mở rộng. Nhiều tỉnh, thành
phố tiếp tục kiểm soát tốt tình hình, các điểm nóng như tại TP. Hồ Chí Minh, Bình
Dương, Đồng Nai, Hà Nội… đang có những chuyển biến tích cực trong kết quả phòng
chống dịch. Vì vậy, các công ty, doanh nghiệp du lịch cần có những chiến lược, chính
sách kinh doanh thời kì hậu Covid-19 nhằm tái định vị lại cơ cấu ngành du lịch, khắc
phục những hậu quả, không ngừng làm mới nâng cấp sản phẩm, đầu tư nghiêm túc
nghiên cứu sản phẩm du lịch, chú trọng nhiều hơn đến trải nghiệm đồng thời phải chú
trọng thị trường du lịch nội địa, bởi đây là thị trường đầy tiềm năng với gần 100 triệu dân.
Tất cả cùng chung một mục đích là thu hút du khách trở lại. Trong bài báo cáo này, nhóm
chúng em quyết định chọn Doanh nghiệp lữ hành Vietravel ở nước ta nhằm xây dựng
chiến lược kinh doanh, quảng bá thời kì hậu Covid-19 vì đây là doanh nghiệp được xem
là Người tiên phong trong việc xây dựng chiến lược marketing 7P trong lĩnh vực du lịch
– lữ hành.

TKTK: Mẫn Nhi (2021), 'Thổi lửa' cho ngành du lịch hậu Covid-19, truy xuất từ
https://baoquocte.vn/thoi-lua-cho-nganh-du-lich-hau-covid-19-161695.html ,ngày truy
xuất: 08/11/2021.

TLTK: K.T (2021), Kịch bản nào cho du lịch sau đại dịch lần thứ 4?, truy xuất từ
https://dangcongsan.vn/tu-tuong-van-hoa/kich-ban-nao-cho-du-lich-sau-dai-dich-lan-thu-
4-590361.html , ngày truy xuất: 08/11/2021.

NHỮNG KHÁI NIỆM CƠ BẢN

1.1 Định nghĩa về du lịch

Ngày nay du lịch trở thành một hiện tượng kinh tế xã hội phổ biến. Hiệp hội lữ hành quốc
tế đã công nhận du lịch là một ngành kinh tế lớn nhất thế giới vượt lên cả ngành sản xuất
ô tô, thép điện tử và nông nghiệp. Vì vậy, du lịch đã trở thành một ngành kinh tế mũi
nhọn của nhiều quốc gia trên thế giới. Thuật ngữ du lịch đã trở nên khá thông dụng, nó
bắt nguồn từ tiếng Hy Lạp với ý nghĩa là đi một vòng. Du lịch gắn liền với nghỉ ngơi, giải
trí, tuy nhiên do hoàn cảnh, thời gian và khu vực khác nhau, dưới mỗi góc độ nghiên cứu
khác nhau nên khái niệm du lịch cũng không giống nhau.

Luật Du lịch Việt Nam 2005 đã đưa ra khái niệm như sau: “Du lịch là các hoạt động liên
quan đến chuyến đi của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên của mình nhằm đáp
ứng nhu cầu tham quan, tìm hiểu, giải trí, nghỉ dưỡng trong một khoảng thời gian nhất
định”.

1.2 Định nghĩa về chiến lược


Khái niệm chiến lược là tập hợp về các mục tiêu, quyết định và biện pháp, cách thức, con
đường thực hiện để đạt được các mục tiêu đó. Chiến lược với chiến thuật là 2 thuật ngữ
khác nhau. Các mục tiêu của chiến lược giữ vai trò quan trọng, quyết định tới định hướng
phát triển cho hoạt động của doanh nghiệp trong tương lai.

Việc lựa chọn mục tiêu chiến lược cũng ảnh hưởng rất lớn đến doanh nghiệp. Một doanh
nghiệp lựa chọn lợi nhuận cao thì mục tiêu chiến lược sẽ tập trung vào nhóm khách hàng
đem lại nhiều lợi ích như sử dụng các sản phẩm có giá trị, hiệu suất chi phí vượt trội. Tuy
nhiên, việc lựa chọn mục tiêu tăng trưởng nhanh cũng khiến cho doanh nghiệp phải đa
dạng hóa sản phẩm, thu hút khách hàng.

TLTK: TongThom (2021), Chiến lược là gì? Cách xác định mục tiêu và triển khai chiến
lược kinh doanh, truy xuất từ: https://ruaxetudong.org/chien-luoc-la-
gi/#Chien_luoc_la_gi , ngày truy xuất: 08/11/2021.

1.3 Định nghĩa về chiến lược trong kinh doanh du lịch

Tiếp cận về khía cạnh cạnh tranh: Một nhóm tác giả có quan điểm coi chiến lược là nghệ
thuật giành thắng lợi trong cạnh tranh.

 Theo Michael. E. Porter: “Chiến lược kinh doanh là một nghệ thuật xây dựng các lợi
thế cạnh tranh vững chắc để phòng thủ”.
 Tiếp cận về khía cạnh khác: Một nhóm tác giả coi chiến lược là một tập hợp các kế
hoạch làm cơ sở hướng dẫn các hoạt động.
 Theo William.J.Gluech: “Chiến lược là một kế hoạch mang tính thống nhất, toàn diện
và phối hợp, được thiết kế để đảm bảo rằng các mục tiêu cơ bản của ngành được thực
hiện”.

Chúng ta có thể hiểu một cách đơn giản rằng: “Chiến lược là phương thức mà các đơn vị
sử dụng để định hướng tương lai nhằm đạt được những thành công”

Chiến lược Marketing du lịch là tập hợp toàn bộ kế hoạch hành động từ thu thập thông
tin, phân tích nhu cầu của khách hàng, xây dựng các chính sách sản phẩm, chính sách giá,
chính sách phân phối và quảng bá, xúc tiến du lịch để đáp ứng tối đa nhu cầu khách hàng
nhằm mục đích thu lợi nhuận.

Chiến lược kinh doanh du lịch là chiến lược liên quan nhiều hơn tới việc làm thế nào một
doanh nghiệp du lịch có thể cạnh tranh thành công trên một thị trường du lịch. Theo đó,
nó liên quan đến các quyết định chiến lược về việc lựa chọn chương trình du lịch, đáp
ứng nhu cầu khách hàng du lịch, giành lợi thế cạnh tranh so với các công ty du lịch khác
đồng thời khai thác và tạo ra các cơ hội mới.

1.4 Phân loại chiến lược

Căn cứ vào phạm vi chiến lược gồm có: Chiến lược tổng quát và chiến lược bộ phận chức
năng. Căn cứ vào hướng tiếp cận giành lợi thế cạnh tranh chia ra:

Chiến lược tập trung vào những nhân tố then chốt; Chiến lược phát huy ưu thế tương đối
với tư tưởng chủ đạo tìm ra điểm mạnh, điểm yếu của mình từ đó đưa ra phương hướng
chiến lược tránh điểm mạnh của đối thủ và đánh vào những điểm yếu; Chiến lược sáng
tạo tiến công; Chiến lược khai thác các khoảng trống trên thị trường. Căn cứ vào tính đặc
thù tiếp cận chia ra: Chiến lược Marketing công nghiệp (4P); Chiến lược Marketing dịch
vụ (7P); Chiến lược Marketing quốc tế.

Như vậy, tuỳ theo quy mô, kết cấu của tổ chức để lựa chọn mô hình chiến lược phù hợp
nhằm đạt được những lợi thế nhất định.

TLTK: Đặng Thu Trà (2021), Tổng quan về chiến lược marketing du lịch là gì?, truy
xuất từ:https://luanvan24.com/tong-quan-ve-chien-luoc-marketing-du-
lich/#Khai_niem_chien_luoc_va_chien_luoc_marketing , ngày truy xuất: 08/11/2021.
MỤC TIÊU VÀ SỨ MỆNH CỦA CÔNG TY VIETRAVEL SAU ĐẠI DỊCH

Chuẩn bị kích cầu lại thị trường du lịch

Ngày 01/10/2021 vừa qua, Vietravel vinh dự được chọn là đơn vị đồng hành cùng UBND
Thành phố, Sở Du Lịch TP.HCM tổ chức tour tri ân đội ngũ y, bác sỹ tuyến đầu chống
dịch tham quan Cần Giờ. Đây cũng là niềm tự hào của doanh nghiệp khi được chia sẻ
trách nhiệm với cộng đồng. Dịp này, Công ty Vietravel phụ trách tổ chức cho hơn 300 y,
bác sĩ tham gia hành trình xanh Cần Giờ vào các ngày 1, 3, 4, 6, 8/10. Việc các tour du
lịch bắt đầu được kích hoạt trở lại cũng là lời khẳng định rằng cuộc sống của người dân
đã bước vào thời kỳ bình thường mới.

Để phát động lại thị trường trong tháng 10, Vietravel chuẩn bị mở cửa hoạt động kinh
doanh tại trụ sở và các chi nhánh trên toàn quốc. Công ty sẽ phát triển sản phẩm nội
vùng, cung ứng dịch vụ tại chỗ để phục vụ du khách. Cụ thể, tại TP.HCM có các sản
phẩm như Cần Giờ, Củ Chi... Du khách sẽ có lựa chọn khá lý tưởng với Hành trình xanh
Cần Giờ - Vàm Sát (1 ngày), khởi hành Thứ 7 hàng tuần, giá chỉ 1,69 triệu đồng. Với
sản phẩm này, du khách sẽ có một ngày hòa mình giữa thiên nhiên xanh mát ở khu dự trữ
sinh quyển thế giới, tham quan Chiến Khu Rừng Sác để được nghe kể về dấu ấn lịch sử
oai hùng một thời của lực lượng bộ đội đặc công Rừng Sác; thưởng ngoạn cảnh quan
sông nước hữu tình trên ca nô khi len lỏi giữa những khu rừng ngập mặn. Đặc biệt, du
khách không thể bỏ qua ẩm thực Cần Giờ với những món ăn đặc trưng chỉ có tại đây như
vịt nước mặn, gỏi lá lìm kìm, cua hấp, tôm nướng, chè dừa nước…

Tập trung khởi động các ngành du lịch trọng yếu

Bên cạnh việc mở bán bộ sản phẩm du lịch an toàn mới, Vietravel cũng triển khai các
dịch vụ khác, đáp ứng tối đa nhu cầu cần thiết của khách hàng. Là dịch vụ vận chuyển
thông minh dành cho các doanh nghiệp - tổ chức, Xí nghiệp vận chuyển Xuyên Á - Asia
Express trực thuộc Vietravel hiện đang cung cấp giải pháp vận chuyển chuyên nghiệp và
trọn gói với mức giá tiết kiệm bao gồm: cho thuê xe phục vụ công tác, đón công nhân từ
các tỉnh về TP.HCM, đón chuyên gia hay chuyên chở đến các điểm tiêm chủng vaccine…
Để đảm bảo an toàn, 100% tài xế và nhân viên của Asia Express đều đã tiêm đủ 2 mũi
vaccine và được xét nghiệm Covid-19 định kỳ; trang bị đồ bảo hộ trong suốt quá trình
phục vụ; tất cả các xe chở khách đều được lắp phòng ngăn riêng cho tài xế; xe vận
chuyển luôn được xịt khuẩn trước và sau mỗi chuyến đi; tuân thủ nguyên tắc 5K…

Ngoài việc phục vụ du khách Việt Nam đi du lịch trong nước, đối với mảng Inbound,
Vietravel sẽ triển khai mạnh việc đón các chuyên gia, người Việt hồi hương… hội đủ
điều kiện nhập cảnh theo quy định của chính phủ Việt Nam…Theo đó, vào cuối tháng 10,
Vietravel sẽ thực hiện chuyến bay đón công dân hồi hương từ Mỹ, Canada, Úc, Dubai,
Pháp, Anh Quốc và tất cả các quốc gia khác quá cảnh tại Incheon - Hàn Quốc.

Trung tâm Vé máy bay Vietravel đã chính thức mở cửa phục vụ khách hàng trở lại với
các dịch vụ: Đặt vé máy bay quốc tế, dịch vụ hồi hương trọn gói/đưa đón các chuyên gia
đến Việt Nam, đặt khách sạn, xe đón tiễn tại Việt Nam hoặc nước ngoài, gia hạn hoặc
làm Visa đi Mỹ... Vietravel cũng đã bắt đầu nghiên cứu, thiết kế các hành trình riêng
dành cho khách M.I.C.E đến các “địa điểm xanh" dựa vào nhu cầu của chính doanh
nghiệp, tổ chức hay nhóm gia đình.

Trong tình hình mới, để đảm bảo an toàn tối đa cho du khách khi tổ chức tour, Vietravel
đặc biệt chú trọng đến 3 yếu tố: điểm đến an toàn, dịch vụ an toàn và đội ngũ nhân sự
phục vụ an toàn.

TLTK: Công ty du lịch Vietravel (2021), Vietravel tái khởi động thị trường trong giai
đoạn bình thường mới, truy xuất từ https://www.vietravel.com/vn/nhat-ky-
vietravel/vietravel-tai-khoi-dong-thi-truong-trong-giai-doan-binh-thuong-moi-
v13548.aspx , ngày truy xuất: 08/11/2021.
KẾT LUẬN

Như vậy, đại dịch COVID - 19 đã làm thay đổi hoàn toàn từ nhận thức, cơ cấu thị trường,
hệ thống dịch vụ... của mảng du lịch nước ngoài. Một vấn đề mà các chuyên gia du lịch
cho rằng cần phải thực hiện ngay từ giai đoạn này để đón đầu làn sóng du lịch sau
COVID-19 là phải tiêm vaccine phòng bệnh cho những người làm trong ngành du lịch.
ngoài việc tiêm vaccine cho lực lượng lao động, các doanh nghiệp du lịch, đơn vị tạo ra
sản phẩm cung ứng du lịch cần tạo ra những sản phẩm độc đáo, không đi theo lối mòn.
Đặc biệt, thay vì như trước đây, các doanh nghiệp chỉ cạnh tranh về giá thì ngay bây giờ
ngành du lịch cần phải thay đổi nhanh chóng và tập trung nghiêm túc hơn về chất lượng
của sản phẩm du lịch.

Tóm lại, thông qua bài báo cáo này của nhóm, chúng ta đã cơ bản nắm rõ được tình hình
kinh doanh lữ hành của một trong những doanh nghiệp lữ hành lớn nhất nước ta –
Vietravel. Du lịch là ngành đầu tiên bị ảnh hưởng nặng nề bởi đại dịch nhưng cũng là
một trong những ngành có khả năng sớm phục hồi. Trong tình hình thị trường du lịch
nước ngoài và khách quốc tế gần như không thể khai thác được, thị trường du lịch nội địa
đang trở thành chủ lực trong phục hồi của ngành du lịch Việt Nam cũng như là các công
ty du lịch. Do đó, dù dịch COVID-19 ở nước ta đang diễn biến phức tạp nhưng ngành du
lịch Việt Nam vẫn luôn nỗ lực chuẩn bị, xây dựng các chiến lược kinh doanh phù hợp và
cần thiết để ngành du lịch phát triển và phục hồi trở lại ngay khi dịch bệnh được kiểm
soát. Từ đó, đáp ứng được nhu cầu xả stress sau những ngày “chôn chân” quá lâu vì giãn
cách của người dân.

You might also like