You are on page 1of 1

Chương IV : ẤN ĐỘ THỜI PHONG KIẾN

Bài 6: CÁC QUỐC GIA ẤN VÀ VĂN HÓA TRUYỀN THỐNG ẤN ĐỘ

1. Thời kì các quốc gia đầu tiên (đọc thêm SGK)

2. Thời kì vương triều Gúp-ta và sự phát triển văn hóa truyền thống Ấn Độ

a, Vương triều Gúp-ta

-Đầu Công nguyên, miền Bắc Ấn Độ được thống nhất - nổi bật vương triều Gúp - ta (319- 467), vương
triều này chứng tỏ sức kháng cự không cho người Tây Á xâm lấn từ phía Tây Bắc, thống nhất Miền Bắc
Ấn Độ, làm chủ gần như toàn bộ miền Trung Ấn Độ.

-Sự phát triển và nét đặc sắc của vương triều gúp ta còn giữ được ở thời Hácsa giai đoạn sau (606 - 647).

b, Văn hóa truyền thống Ấn Độ

+ Đạo Phật: Tiếp tục được phát triển truyền bá khắp Ấn Độ và truyền ra nhiều nơi. Kiến trúc Phật giáo
phát triển (Chuà Hang, tượng phật bằng đá).

+ Đạo Ấn Độ hay đạo Hinđu ra đời và phát triển, thờ 3 vị thần chính: Thần Sáng tạo, Thần Thiện, Thần
Ac. Các công trình kiến trúc thờ thần cũng được xây dựng.

+ Chữ viết: từ chữ viết cổ Brahmi đã nâng lên, sáng tạo và hoàn chỉnh hệ chữ sanskrit Văn học cổ điển
Ấn Độ - văn học Hinđu, mang tinh thần và triết lý Hinđu giáo rất phát triển.

=> Tóm lại, thời Gúp ta đã định hình văn hoá truyền thống Ấn Độ với những tôn giáo lớn và những công
trình kiến trúc, tượng, những tác phẩm văn học tuyệt vời, làm nền cho văn hoá truyền thống Ấn Độ có giá
trị văn hoá vĩnh cửu.

- Người Ấn Độ đã mang văn hoá, đặc biệt là văn hoá truyền thống truyền bá ra bên ngoài mà Đông Nam
Á là ảnh hưởng rõ nét nhất. Việt Nam củng ảnh hưởng của văn hoá Ấn Độ (tháp Chàm, đạo Phật, đạo
Hinđu).

You might also like