You are on page 1of 1

Các nguyên tắc khi giải quyết mâu thuẫn, xung đột

- Bình tĩnh
Ví dụ: Lan và Mai là hai ngườn bạn học cùng lớp. Do Lan thích và yêu
một bạn trai tên Cường cùng lớp. Vì vậy Lan tỏ ra ghen tức mỗi khi Mai
hỏi bài hoặc nói chuyện với Cường. Vì nghi ngờ Mai cũng yêu bạn trai
mình. Một hôm tan trường Lan chặn đường đánh Mai, mọi người xúm lại
nhưng không ai ngăn cản. Kết quả Mai bị thương nặng phải đi bệnh viện.
- Tôn trọng
Ví dụ: Lan là một học sinh giỏi trong lớp. Mặc dù luôn đạt thành tích cao
trong học tập nhưng Lan vẫn bị cha mẹ bắt ép học vì cho rằng kết quả như
vậy là chưa đủ. Nhiều lúc Lan cảm thấy buồn tủi vì ba mẹ chưa hiểu
mình. Vì vậy Lan có nhiều lần vô lễ với ba mẹ.
- Nhẫn nại
Ví dụ: Minh và Thanh ngồi cạnh nhau. Trong giờ kiểm tra Toán, Minh
không làm được bài nên muốn Thanh cho chép bài nhưng Thanh không
đồng ý. Sau giờ kiểm tra, Minh nói xấu về Thanh với các bạn bè. Nghe
được điều mình nói, Thanh rất tức giận và gặp Minh để mắng. Cuộc cãi
vã giữa họ khiến cả hai bị tổn thương.
- Đồng cảm
Ví dụ: Duy và Nam cùng làm chung công ty. Vì hoàn cảnh gia đình khó
khăn nên Nam ngoài việc đi làm ở công ty còn phải làm thrrm công việc ở
ngoài vì thế Nam thường xuyên đi làm trễ. Thấy vậy Duy đã đi nói với
mọi người trong công ty là Nam không chú tâm vào công việc để mọi
người sa thải Nam, biết vậy Nam rất tức giận và đã cãi nhau rất lớn tiếng
với Duy.
- Không nhắc lại chuyện cũ
Ví dụ: A và B là hai người bạn thân với nhau, vì lý do cá nhân mà hai bạn
xảy ra mâu thuẫn và im lặng không nói chuyện với nhau trong suốt một
thời gian dài. Sau khi cả hai đã giải quyết được mâu thuẫn của cả hai và
bắt đầu hòa hợp lại với nhau thì B vẫn thương xuyên nhắc lại vấn đề đã
khiến cho hai bạn cãi nhau và A cảm thấy khó chịu với việc B nhắc lại
chuyện cũ và cả hai không còn thân thiết như trước nữa.

You might also like