You are on page 1of 3

Tranh thủ xíu bạn ưi 😊

KỊCH BẢN THOẠI CHO VIDEO TT


Bối cảnh: tổ chức 1 buổi livestream chia sẻ về lí thuyết HTTN của D. A. Kolb
Người thoại: Giáo sư biết tuốt
Nội dung kịch bản: phần giới thiệu và phần nội dung đề tài
Thời gian dự kiến: 10 phút
1. Phần giới thiệu:
Chào mừng các bạn trở lại với buổi livestream của Giáo sư Biết Tuốt trên
kênh Nhóm 6 Channel!!! Như thường lệ, mỗi ngày chúng ta sẽ cùng nhau bàn
luận về một vấn đề. Vấn đề mà hôm nay chúng ta cùng bàn luận vấn đề, đó là
làm thế nào để tìm được một cách học phù hợp cho bản thân mình...
Hôm nay, tôi sẽ chia sẻ với mọi người về "Lý thuyết HTTN của một nhà lí luận
giáo dục người Mỹ - David Allen Kolb. Kolb cho rằng, “Học tập là quá trình
trong đó kiến thức được tạo ra thông qua việc chuyển hóa kinh nghiệm.”

2. Phần nội dung đề tài:


Trong lý thuyết của ông đặc biệt chú ý đến: chu trình học tập trải nghiệm và
các phong cách học tập. Đây cũng sẽ là 2 nội dung chính mà tôi sẽ giới thiệu
với các bạn trong hôm nay. (Slide bố cục tt)
- Thứ nhất là về chu trình HTTN. Theo Kolb, học tập là kết quả của mối
quan hệ giữa hai phương diện: PD nhận thức và PD quá trình (slide 2
trục)
- Mỗi PD được thể hiện qua 2 kênh (lần lượt trình chiếu)
(1) Phương diện nhận thức qua 2 kênh: Kinh nghiệm cụ thể và Khái
niệm hóa vấn đề trừu tượng;
(2) Phương diện quá trình qua 2 kênh: Hoạt động thử nghiệm và Quan
sát, phản hồi.
4 kênh của 2 PD trên cũng là 4 giai đoạn của Chu trình HTTN:
(Mỗi giai đoạn là zoom lên để mô ta giai đoạn đó, sau khi xong sẽ zoom out, chỉ
mũi tên sang gđ tiếp)
(1)Kinh nghiệm cụ thể: ở giai đoạn này, người đọc bằng các hành động, đã
khai thác được những kinh nghiệm gắn với bối cảnh đã trải qua. Các trải
nghiệm này có thể tạo ra những mâu thuẫn giữa cái đã biết và cái chưa biết.
Kinh nghiệm cụ thể này cung cấp cơ sở để (2) Quan sát, phản hồi. Trong bước
này, người học quan sát, phân tích, đánh giá các kinh nghiệm đã có. Từ đó đưa
ra phản hồi của bản thân, rút ra bài học mới cho mình. Sau khi quan sát và phản
hồi, người học tiến hành (3) Khái niệm hóa vấn đề trừu tượng. Các kinh
nghiệm mới nhận được sẽ được đúc kết, “khái niệm hóa” lại thành các khái
niệm, lí thuyết mới. Bước này chính là bước quan trọng để các kinh nghiệm
được chuyển đổi thành “tri thức”, lưu giữ lại trong não bộ. Không có bước này,
các kinh nghiệm sẽ không được phát triển lên tầm cao mới hữu ích hơn mà vẫn
chỉ là những kinh nghiệm vụn vặt. Đến giai đoạn tiếp theo (4) Hoạt động thử
nghiệm, các khái niệm mới sẽ được áp dụng và trải nghiệm trong thực tế. Qua
đó, kinh nghiệm cứ thế được hình thành.
è Qúa trình này liên tục diễn ra theo hình xoắn ốc, sự hiểu biết và kinh nghiệm
của người học ngày càng được nâng cao cho tới khi việc học đạt được mục tiêu
đề ra. (nói)
 HTTN là sự hình thành các kinh nghiệm mới bằng sự tương tác giữa kinh
nghiệm đã có với những hiểu biết rời rạc thu được hiện tại, nhờ sự phản
ánh của chủ thể trong hành động, theo một chu trình khép kín. (ppt)

- Hỏi: Thưa giáo sư, theo tôi thấy thì mỗi người có một cách học khác
nhau, tính cách khác nhau. Vậy thì liệu chu trình này có phù hợp với tất
cả mn?
- Trả lời: Theo Kolb,
- . Tùy thuộc vào tính cách của mỗi người học để chọn bước khởi đầu (ví
dụ, có người thích làm trước rồi đọc lý thuyết sau, có người lại thích đọc
lý thuyết trước, làm thực hành sau). Trong quá trình học, tri thức khởi
nguồn từ kinh nghiệm, nghĩa là nó cần được kiến tạo (tái tạo) chứ không
phải là ghi nhớ những gì đã có.
- Dẫn dắt: để cho phần chuyển nội dung k dài thoong loong thì chúng ta dô
thẳng vấn đề như sau: các phong cách học. Theo Kolb, tương ứng với 4
giai đoạn sẽ là 4 phong cách học. (slide trình chiếu 4 phong cách (tên
phong cách+ từ khóa)
+ Phân kỳ (cảm giác và xem): Trong HTTN, Kolb xem đây chỉ là sự khởi đầu.
Họ thích xem hơn là làm và xem xét tình huống cụ thể từ một số quan điểm
khác nhau rất tốt.
Những người định hướng học tập theo phương pháp này thường chỉ đơn thuần
ghi chép lại, đọc tài liệu, xem video, nghe giảng,… về chủ đề đang học và vận
dụng ý tưởng một cách đa dạng để giải quyết vấn đề khác nhau. Đây là những
người giàu tình cảm và trí tưởng tượng phong phú, phù hợp để phát triển lĩnh
vực nghệ thuật.
+ Đồng hóa (xem và suy nghĩ): Người mang phong cách này thường bị thu hút
bởi lý thuyết (xem mình thấy thế nào, có hiểu được hay không, có hợp lý không,
có quan điểm nào đi ngược lại với thực tế hay không,…).
Phong cách học tập đồng hóa bao gồm một cách tiếp cận gãy gọn, logic, chú
trọng đến ý tưởng và khái niệm trừu tượng. Trong lĩnh vực thông tin và khoa
học, phong cách này thường được vận dụng rất hiệu quả.
+ Hội tụ (làm và suy nghĩ) : Những người mang phong cách hội tụ thích các
nhiệm vụ kĩ thuật, thử nghiệm những ý tưởng mới để mô phỏng và làm việc với
các ứng dụng thực tế.
+ Thích nghi (làm và cảm nhận) : Họ thường hành động theo bản năng (trực
giác) hơn là phân tích theo logic và bị thu hút bởi những thử thách cũng như
kinh nghiệm mới.
Những người có phong cách học tập này có xu hướng thích sử dụng phương
pháp tiếp cận thực tế để trau dồi kinh nghiệm, tri thức. Đây là phong cách phổ
biến trong dân số nói chung.

KẾT: Vừa rồi tôi đã chia sẻ với mọi người về lí thuyết HTTN của Kolb. Các
bạn đã hiểu chưa, nếu chưa thì tua lại từ đầu để xem nhé. Nếu có câu hỏi hay
thắc mắc gì, các bạn hãy liên hệ ai đó, đừng liên hệ đến tui. Hoặc liên hệ đến địa
chỉ mail: côChixinhdep@gmail.com. Đừng quên like, share và subcribe cho
Nhóm 6 CHANNEL nhé.

You might also like