You are on page 1of 7

Chương trình quản lý thư viện:

Thư viện lưu trữ các thông tin về danh mục sách, danh mục độc giả và ghi nhận quá trình
mượn trả sách của từng độc giả.

Mỗi người dùng muốn sử dụng được hệ thống đều phải thực hiện quá trình đăng nhập.

Nhân viên thư viện có khả năng quản lý danh mục sách: thêm sách mới, thanh lý sách cũ, cập
nhật tình trạng của từng quyển sách trong thư viện.
Đồng thời, nhân viên thư viện cũng thực hiện quản lý độc giả, lập thẻ độc giả, gia hạn thẻ,
thanh lý thẻ.

Độc giả có thể sử dụng hệ thống để tra cứu sách, tìm kiếm sách hoặc xem thông tin chi tiết
cũng như tình trạng của một quyển sách. Ngoài ra độc giả cũng có thể xem chi tiết thông tin
mượn trả của mình.

Quy trình mượn sách được thực hiện như sau:


- Độc giả tự tra cứu xem thông tin về tình trạng và vị trí của những quyển sách cần mượn.
- Độc giả tự đến các kệ để lấy sách, mang ra quầy cho mượn.
- Thủ thư kiểm tra tình trạng độc giả, kiểm tra sách, nhập các thông tin cần thiết để lập
phiếu mượn và cho mượn sách, đồng thời hệ thống cập nhật lại tình trạng của các sách
cho mượn. Trên phiếu cho mượn có ghi rõ ngày hẹn trả của từng quyển sách.
Khi độc giả mang sách đến trả thì thủ thư nhận sách, nhập thông tin trả sách và ghi nhận trả,
đồng thời có thể tính và thu tiền phạt, tiền đền (nếu có). Thủ thư sẽ tự mang sách được trả xếp
lên kệ ở những vị trí tương ứng.

Trưởng thư viện có thể xem thống kê về tình hình mượn trả sách theo từng tháng / quý; có thể
theo dõi tình hình mượn trả của một độc giả hoặc một quyển sách nào đó. Ngoài ra cũng có
thể thay đổi quy định mượn trả.
Quản trị hệ thống có nhiệm vụ quản lý người dùng.

Chương trình quản lý bán hàng tại siêu thị:

Hệ thống lưu trữ các thông tin về hàng hóa, số lượng tồn, giá mua, giá bán của từng đợt hàng.

Nhân viên kho có nhiệm vụ quản lý danh mục hàng, nhập hàng vào kho cũng như xuất hàng ra
khỏi kho đem trưng bày lên các kệ; cuối mỗi tuần và cuối tháng phải tổng hợp tình hình nhập
xuất của tuần / tháng đó.

Nhân viên bán hàng dùng máy đọc mã vạch để nhận mã hàng và nhập thông tin về từng mặt
hàng bán ra. Tuy nhiên cũng có thể nhập mã bằng tay. Sau đó in hóa đơn cho khách hàng.

Hệ thống cũng có chức năng lưu trữ thông tin của các khách hàng thân thiết để áp dụng các
chương trình khuyến mãi. Nhân viên phát hành thẻ có nhiệm vụ lập thẻ khách hàng.

Quản lý bán hàng sẽ dùng hệ thống cập nhật giá bán cho các mặt hàng theo từng ngày.

Quản lý bán hàng cũng có nhiệm vụ lập các bảng báo tổng doanh thu theo ngày, theo tuần,
tháng và quý; có khả năng theo dõi sức mua của một mặt hàng nào đó; xem được số lượng
hàng hiện còn trong kho của từng loại mặt hàng.

Giám đốc siêu thị có thể xem các báo cáo doanh thu theo ngày, tuần, tháng, quý; xem thống kê
về tình hình bán hàng của một mặt hàng, theo dõi công nợ của siêu thị với các nhà phân phối.
Quản trị hệ thống có nhiệm vụ đảm bảo hệ thống vận hành bình thường, quản lý người dùng
hệ thống.

Yêu cầu: dựa vào bảng mô tả trên, anh/chị hãy lập lược đồ use-case cho hệ thống, sau khi đã
xác định tập các tác nhân (actors) và chức năng (use cases) của hệ thống.
Xét phần mềm quản lý học sinh cấp 3 như sau:

Hệ thống cần lưu trữ các thông tin về giáo viên, các lớp, danh sách học sinh, phân công giảng
dạy và điểm của học sinh.

Giáo viên có thể đăng nhập vào hệ thống để nhập điểm kiểm tra (miệng, 15’, 1 tiết, thi học kỳ)
cho các lớp có môn học do mình phụ trách

Giáo viên chủ nhiệm có thể sử dụng chức năng của 1 giáo viên bình thường. Đồng thời có thể
thực hiện tính điểm trung bình (từng môn, tất cả các môn) từng tháng, từng học kỳ hay từng
năm học cho học sinh của lớp mình chủ nhiệm. GVCN có thể xem được kết quả phân loại học
sinh của lớp mình.

Ban Giám hiệu có thể theo dõi tình hình học tập của 1 lớp, theo dõi tình hình giảng dạy của 1
giáo viên, xem kết quả tổng hợp của học sinh theo từng khối lớp.

Chủ nhiệm bộ môn có thể có thể thực hiện phân công giáo viên phụ trách từng môn học của
từng lớp (đối với những môn do bộ môn phụ trách)

Người quản trị có nhiệm vụ quản lý người dùng.


Lược đồ tuần tự thể hiện việc nhập điểm kiểm tra của 1 giáo viên:
1. Giáo viên đăng nhập vào hệ thống (frmDnhap)
2. GV chọn chức năng nhập điểm (frmChinh), màn hình nhập điểm được mở ra.
3. GV chọn môn học và lớp dạy.
4. GV chọn loại bài kiểm tra (miệng, 15’, 1 tiết, …)
5. GV nhập điểm cho từng học sinh trong lớp.
6. GV nhấn vào nút lưu
7. Form nhập điểm sẽ lưu toàn bộ thông tin vào CSDL.
8. Các bước từ 4-7 có thể lặp lại nhiều lần cho nhiều bài kiểm tra
9. Các bước từ 3-8 có thể lặp lại nhiều lần cho từng lớp và từng môn học mà GV phụ trách.
10. GV nhấn vào nút đóng để thoát khỏi màn hình nhập điểm.

Chương trình hỗ trợ đăng ký học phần trực tuyến cho sinh viên:

Hệ thống cần lưu trữ những thông tin về sinh viên, danh mục các chương trình đào tạo của
các ngành, danh mục các môn học của từng chương trình đào tạo, danh sách các giảng
viên của trường cùng khả năng giảng dạy của mỗi người.
Ngoài ra cũng cần có thêm các thông tin về kết quả học tập (điểm) chi tiết của từng sinh viên
đang theo học tại trường.
Nhân viên phòng đào tạo có nhiệm vụ quản lý tất cả những thông tin này.
Đầu mỗi học kỳ, phòng đào tạo sẽ xếp lịch học vụ gồm danh sách những học phần được mở
trong học kỳ đó bằng chương trình có sẵn rồi chuyển lịch học vụ này để nhập vào hệ thống
đăng ký học phần.
Nhân viên phòng đào tạo cũng sẽ đưa toàn bộ danh sách sinh viên đủ điều kiện đăng ký
môn học vào cơ sở dữ liệu của hệ thống (những sinh viên không nợ học phí, không bị kỷ
luật, …)
Quản trị hệ thống có khả năng thêm/bớt sinh viên được phép đăng ký, cấp lại mật khẩu cho
sinh viên trong trường hợp cần thiết. Ngoài ra, người này cũng có quyền đặt các quy định
cho hệ thống (thời gian được đăng ký, thời gian chỉnh sửa, …)
Sinh viên sử dụng hệ thống để xem lịch học vụ, tìm kiếm một học phần cụ thể, thực hiện
đăng ký môn học cho mỗi học kỳ, xem và/hoặc sửa thời khóa biểu đã đăng ký (chỉ được sửa
trong thời gian cho phép). Ngoài ra, SV cũng có thể tra cứu danh mục các môn học tương
đương (môn thay thế) và danh mục các môn học tiên quyết.
Hết hạn chỉnh sửa đăng ký, giáo viên có thể đăng nhập vào để xem thời khóa biểu giảng dạy
của mình, xem và in danh sách điểm danh cho các lớp mình phụ trách.
Khi này nhân viên phòng đào tạo cũng có thể lọc lại danh sách các học phần có quá ít người
đăng ký (dưới 15 người/lớp) để quyết định có hủy học phần hay không. Sau đó, người này
sẽ thực hiện in thời khóa biểu chính thức cho tất cả sinh viên.
Hệ thống cũng sẽ tự động gửi thông tin báo học phí sang cho hệ thống quản lý học phí của
phòng Kế hoạch tài chính, làm cơ sở thu học phí sau này.
Cho phần mềm quản lý cửa hàng kinh doanh linh kiện máy tính như sau:
 Phần mềm cần lưu trữ thông tin về các loại linh kiện máy tính mà cửa hàng có nhập về và
kinh doanh (bao gồm các thông tin như loại hàng, tên hàng, nhà sản xuất, thời gian bảo
hành) cũng như số lượng tồn và giá bán của từng mặt hàng. Giá bán có thể thay đổi theo
từng ngày.
 Người quản lý kho có thể sử dụng phần mềm để tra cứu xem số lượng tồn của từng mặt
hàng. Mỗi khi có đợt nhập hàng về kho, nhân viên này cũng chịu trách nhiệm vụ lưu thông
tin nhập hàng này vào hệ thống phần mềm. Cuối mỗi tuần hoặc mỗi tháng, quản lý kho
thống kê lại lượng hàng nhập trong tuần/tháng đó, đồng thời thống kê danh sách cùng số
lượng các mặt hàng tồn kho quá lâu (trong trường hợp này thời gian quy định cụ thể là 6
tháng).
 Nhân viên bán hàng tại quầy có thể sử dụng phần mềm để tra cứu giá của từng mặt hàng tại
thời điểm hiện tại, tra cứu số lượng hàng còn trong kho để báo cho khách biết mặt hàng đó
còn hay hết. Khi có khách đến mua hàng, nhân viên này sẽ viết phiếu (bằng tay) liệt kê các
linh kiện khách cần mua và chuyển phiếu này cho bộ phận thu ngân.
 Nhân viên quầy thu ngân sử dụng phần mềm để lập phiếu xuất hàng (đồng thời cũng là hóa
đơn), trên đó ghi rõ chi tiết từng loại linh kiện mà mỗi khách đặt mua, bao gồm cả số lượng
và giá bán hiện tại. Nhân viên này in phiếu xuất hàng, thu tiền của khách và chuyển phiếu
sang bộ phận quản lý kho để chuẩn bị lấy hàng.
 Nhân viên bán hàng tại kho dựa vào phiếu xuất hàng để lấy hàng và dán tem bảo hành.
Nhân viên này có thể sử dụng phần mềm để tra cứu vị trí của từng mặt hàng trong kho, cũng
như thời gian và loại tem bảo hành của mặt hàng đó. Sau khi đã lấy đủ hàng, nhân viên này
sẽ thực hiện giao hàng và hóa đơn cho khách, hoàn tất thủ tục mua bán.
 Quản lý cửa hàng có nhiệm vụ lập các báo cáo thống kê doanh thu mỗi ngày/tuần/tháng của
cửa hàng, cập nhật lại giá bán mới cho các mặt hàng theo từng ngày, đồng thời thực hiện
việc in bảng báo giá (chỉ in 1 bản gốc) từ danh mục hàng và giá hiện tại lưu trong phần
mềm. Người này cũng có thể tra cứu mặt hàng, tra cứu hóa đơn.
 Cửa hàng trưởng có thể xem các báo cáo thống kê doanh thu do quản lý cửa hàng lập.
Yêu cầu: dựa vào phần mô tả trên, anh/chị hãy:
1. Xác định các tác nhân (actors) và chức năng (usecases) của hệ thống phần mềm.
2. Lập sơ đồ chức năng (usecase diagram) cho phần mềm.
3. Lập sơ đồ lớp (class diagram) cho phần mềm

You might also like