You are on page 1of 14

**Slides giới thiệu mở đầu:

- / Bạn có biết đây là đâu không?/

- /Đây còn là quê hương của các nhà văn, nhà thơ nổi tiếng như Nam Cao, Nguyễn
Khuyến/
- /Thành ngữ gắn liền với địa danh/:
1. Vị trí
● Cách thành phố Phủ Lý gần 7km về phía Tây Nam
● Thôn Đanh Xá, xã Ngọc Sơn, huyện Kim Bảng, Hà Nam
2. Tên gọi
● Chùa Bà Đanh hay còn biết đến là “Bảo Sơn Tự”
● Nguồn gốc: Chùa thờ nữ thần linh thiêng trông coi việc điều mưa khiển gió, đem lại
mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu nên được gọi là chùa Đức Bà làng Đanh (gọi
tắt là chùa Bà Đanh).

3. Thời gian xây dựng


- Tương truyền được xây dựng vào thế kỷ thứ VII để thờ Tứ pháp
- Đến thời Lê Huy Tông (1675 - 1750),được xây dựng đàng hoàng và to đẹp
hơn.

4. Quang cảnh
● Khung cảnh xung quanh

(Khung cảnh trên bến dưới thuyền sơn thủy hữu tình ở khu di tích)
(Chùa nằm giữa đồi cây lâu năm quanh năm bóng mát, ba mặt là con sông Đáy
bao quanh)
● Kiến trúc chung:
- Diện tích khoảng 10ha
- Là một quần thể kiến trúc liên hoàn giống như nhiều ngôi chùa Bắc Bộ
khác, mang đậm phong cách cổ truyền dân tộc
- Khuôn viên bao gồm 40 gian nhà lớn nhỏ
● Một số vì kèo chạm khắc nổi bật:

(Một chiếc đầu rồng ngay trước cửa lối vào trong chùa)
(Quả chuông đồng treo trong chùa)

(Trên quả chuông đồng này có khắc rất nhiều chữ xung quanh)
(Trong chùa có khá nhiều tượng hình độc đáo và cổ xưa)
(Không biết)

(Giếng Ngọc sau chùa)


5. Tín ngưỡng thờ
● Chùa thờ Phật, ngoài tượng Bồ Tát còn có tượng Nam Tào, Bắc Đẩu, Thái
Thượng Lão...
(Tượng Bà Đanh - tức Đại Thánh Pháp Vũ Tôn Phật ở chùa Bà Đanh)
● Thờ Tứ Pháp (Pháp Vân, Pháp Vũ, Pháp Điện, Pháp Phong - tức Thần mây,
Thần mưa, Thần sét, Thần gió)
(**Chú thích bên dưới: Đây là một tín ngưỡng thờ thiên nhiên gần gũi với đời
sống nông nghiệp của nhân dân.)

(Ảnh sợ quá không dám phóng to :(( )

(Nếu cần kéo dài thì bổ sung thêm một số kiến thức về Thờ Tứ pháp:

- Chùa Bà Đanh là một trong ít chùa đại diện cho sự hỗn dung giữa Phật giáo với tín
ngưỡng dân gian bản địa.
- Câu chuyện về gốc tổ Tứ pháp được hình thành từ mẹ Phật Man Nương ra đời ở
vùng Bắc Ninh sau đó lan truyền khắp vùng đồng bằng Bắc Bộ)

??. Một số điều thú vị về ngôi chùa

● Nguồn gốc câu thành ngữ: “Vắng như chùa Bà Đanh”


- Theo ý kiến của nhiều người, là do chùa Bà Đanh nằm ở vị trí u tịch, lối đi
độc đạo, lại có nhiều thú dữ nên không ai dám vào.

Cách duy nhất an toàn là chèo thuyền qua sông Đáy nhưng vì bất tiện nên
người hành hương thưa thớt.
- Người dân địa phương lại thường kể rằng, Bảo Sơn Tự rất linh thiêng,
người đi đường nếu dám cười cợt, bất kính dù chỉ 1 câu cũng sẽ bị trừng
phạt nặng nề.

Có lẽ vì thế khách hành hương ngày càng ít ghé thăm ngôi chùa này, nhằm
tránh những tai họa ập xuống do những câu vạ miệng.

● Chùa Bà Đanh hiện nay


- Nhiều năm nay chùa đã được tu sửa lại khá khang trang:
(Đường vào chùa là không gian xanh khoáng đạt với nhiều cây cổ thụ.)

(Là một địa điểm thăm quan nổi tiếng ở tỉnh Hà Nam)

- Vì vậy, câu thành ngữ hẳn được cải biên thành:


“Ngày xưa vắng ngắt vắng ngơ

Bây giờ tấp nập như chùa Bà Đanh”

You might also like