You are on page 1of 7

CHƯƠNG V. ĐẠI CƯƠNG VỀ KIM LOẠI.

A. ĐẠI CƯƠNG KIM LOẠI


I. ĐẶC ĐIỂM CẤU TẠO NGUYÊN TỬ - TÍNH CHẤT VẬT LÝ & HÓA HỌC CỦA KIM LOẠI.
1. Đặc điểm cấu tạo nguyên tử kim loại.
- Nguyên tử kim loại thường có 1, 2, 3 electron ở lớp ngoài cùng ( trừ H, He, Bo) nên dễ cho e → ion
dương kim loại.
- Trong cùng chu kì: bán kính nguyên tử kim loại lớn hơn bán kính nguyên tử phi kim.
- Trong tinh thể kim loại: các nguyên tử KL và ion KL liên kết với nhau nhờ các e tự do, hình thành liên kết kim
loại.
- Các kim loại thuộc nhóm IA, IIA, IIIA có số oxh không đổi trong các hợp chất ; riêng các nguyên tố nhóm B
(Fe, Cr…) có nhiều trạng thái oxh khác nhau trong hợp chất (Vd: Fe thường gặp +2, +3; Cr : +2, +3, +6).
2. Tính chất vật lý : Kim loại có những tính chất vật lí chung (tính dẻo, tính dẫn điện, tính dẫn nhiệt, ánh kim)
là do các eletron tự do trong kim loại gây ra. Kim loại có tính dẽo lớn nhất là Au; Tính dẫn điện : Ag > Cu > Au
> Al > Fe;
Kim loại có tính cứng lớn nhất là Cr.
Kim loại có t0 nóng chảy thấp nhất là Hg (do ở thể lỏng)
Kim loại có nhiệt độ nóng chảy lớn nhất là W (vonfram)
3. Tính chất hóa học: Kim loại dễ nhường e: M → Mn+ + ne : thể hiện tính khử
a. Tác dụng với phi kim (O2, S, HLG : Cl2, Br2, I2 …) : 3Fe + 2O2 ,t0 → Fe3O4 ; Fe + 3/2 Cl2, t0 → FeCl3 ;
Fe + 3/2 Br2, t0 → FeBr3 ; Fe + I2, t0→ FeI2; Fe +S, t0 → FeS
2. Tác dụng với axit
a. với axit không có tính oxh (dd HCl, HBr, HI, H 2SO4l…):
Kl trước H + H+→ muối + H2 (Fe + 2H+ → Fe2+ + H2, Al + H2SO4loãng → Al2(SO4)3 + H2
b. với axit có tính oxh (HNO3; H2SO4đ).
Kl + HNO3 → Muối nitrat của KL ứng với hóa trị cao + sản phẩm khử (NH 4NO3, N2, N2O, NO, NO2) + H2O
KL đứng sau H (Cu, Ag) + HNO3 loãng tạo khí NO, còn với HNO3 đ tạo khí NO2.
Kl + H2SO4đ → Muối sunfat của KL ứng với hóa trị cao + SO 2 + H2O.
2Fe + 6H2SO4đ, t0 → Fe2(SO4)3 + 3SO2 + 6H2O
Chú ý: Fe, Al, Cr thụ động trong HNO3, H2SO4 đặc, nguội.
3. Tác dụng với nước:
Ở nhiêt độ thường: Kim loại nhóm IA và KL nhóm IIA (Ca, Ba, Sr) (thường gặp K, Na, Ca, Ba)
tác dụng với nước tạo bazơ và H2
Na + H2O → NaOH + ½ H2 ; Ba + 2H2O → Ba(OH)2 + H2
M + H2O → ion kim loại + OH- + H2 (H2O → OH- + ½ H2 , số mol OH- = 2 số mol H2)

1
(Al phản ứng được với H2O nhưng phản ứng dừng lại do tạo Al(OH) 3 , do đó trong bài toán không đề cập đến
phản ứng giữa Al với H2O).
4. Tác dụng với dung dịch muối:
* KL tan trong nước sẽ tác dụng với H 2O của dung dịch trước tạo bazơ, sau đó bazơ tác dụng với dung
dịch muối.
Vd1: Cho viên Na vào dd CuSO4 : Na + H2O → NaOH + ½ H2; 2NaOH + CuSO4 → Cu(OH)2 + Na2SO4
(Hiện tượng: Na tan, sủi bọt khí, kết tủa xanh lam)
Vd2 ; Cho Ba vào dd Na2CO3: Ba + 2H2O → Ba(OH)2 + H2 ; Ba(OH)2 + Na2CO3 → BaCO3 + 2NaOH
(Hiện tượng: Ba tan, sủi bọt khí, kết tủa trắng)
* KL không tan trong nước + dd muối : kim loại có tính khử mạnh đẩy kim loại có tính khử yếu hơn ra
khỏi muối (dựa trên dãy hoạt động điện hóa của KL).
Vd : Fe + CuSO4 → FeSO4 + Cu.
Zn + 2AgNO3 → Zn(NO3)2 + 2Ag
5. Tác dụng với dung dịch bazơ: Al, Zn, Be, Pb...
Al + H2O + OH- → AlO2- + 3/2H2 (Vd Al + H2O + NaOH → NaAlO2 Natri aluminat+ 3/2H2)
Zn +2OH- → ZnO22- + H2 (Vd: Zn + 2NaOH → Na2ZnO2 natri zincat+ H2)
6. Phản ứng nhiệt nhôm: phản ứng giữa Al với oxit KL (có tính khử yếu hơn Al) ở nhiệt độ cao.
Vd: 2Al + Fe2O3 , t0 →Al2O3 + 2Fe
II. DÃY ĐIỆN HÓA CỦA KIM LOẠI
Dạng oxi hoá và dạng khử của cùng một nguyên tố hóa học tạo nên cặp oxi hoá-khử.
Dãy điện hóa:
Li+/Li K+/K Ba2+/Ba Ca2+/Ca Na+/Na Mg2+/Mg Al3+/Al Mn2+/Mn Zn2+/Zn Cr3+/Cr Fe2+/Fe Ni2+/Ni Sn2+/Sn
Pb2+/Pb H+/H Cu2+/Cu Fe3+/Fe2+ Ag+/Ag Hg2+/Hg Pt2+/Pt Au3+/Au
Dãy điện hoá được xếp theo chiều giảm tính khử của kim loại và theo chiều tăng tính oxh của ion kim loại.
Ý nghĩa: dựa vào dãy điện hóa có thể dự đoán chiều của phản ứng .
Quy tắc α : An+/A ; Bm+/B ( tính khử A>B, tính oxh Bm+ >An+ )
Tính oxh: An+ < Bm+
Tính khử A > B
Bm+ + A → An+ + B
Al3+ Cu2+
Al Cu
A + B m+ → B + An+ ( chất oxh mạnh + chất khử mạnh → chất oxh yếu hơn + chất khử yếu
hơn)
Viết các ptpư:
Al + Cu2+ → Al3+ + Cu
Cu +Ag+
Zn + Pb2+
Cu + Zn2+
Fe + Ag+
Cu + Fe2+
Cu + Fe3+
Fe + Fe3+
Fe2+ + Ag
Fe2+ + Ag+

III. ĐIỀU CHẾ KIM LOẠI. Nguyên tắc: Khử ion kim loại trong hợp chất thành kim loại M n+ + ne → M
1. Phương pháp thuỷ luyện: Dùng kim loại có tính khử mạnh để khử ion kim loại khác trong dung dịch muối
(dùng để điều chế các kim loại có tính khử yếu).
2. Phương pháp nhiệt luyện: Nguyên tắc: Dùng các chất khử (CO, H 2, C, Al…) để khử ion kim loại trong oxit kim
loại ở nhiệt độ cao (dùng để điều chế các kim loại đứng sau Al (trong dãy HĐĐH)).

2
Vd CuO + CO, t0 → Cu + CO2 ; 3FexOy + 2xAl → 3xFe + xAl2O3 .
3. Phương pháp điện phân: Dùng để điều chế hầu hết các kim loại .
Nguyên tắc: Cho dòng điện 1 chiều đi qua chất điện ly ở trạng thái nóng chảy hoặc dung dịch.
Thông thường:
Điều chế KLK (IA), KLKT (IIA), Al : bằng cách điện phân nóng chảy hợp chất của chúng.
- Điều chế KL kiềm : đpnc muối HLG nua; Vd: NaCl , đpnc → Na (catot) + ½ Cl 2 (anot)
- Điều chế KL IIA: đpnc muối HLG nua , Vd: CaCl 2 , đpnc → Ca (catot) + Cl2 (anot))
- Điều chế KL nhôm : đpnc Al2O3 → 2Al (catot) + 3/2 O2 (anot)
Điều chế KL sau nhôm: điện phân dung dịch muối của chúng.
Dd muối (ion kl, gốc axit)
dòng điện 1 chiều

Xảy ra quá trình oxh (cho e) Anot (+) Catot (-) Xảy ra quá trình khử ion kim loại (nhận e)
Gốc axit, H2O Ion kl, H2O
Lưu ý :
Tại Anốt :
✔ Gốc axit có oxi không bị oxh, H2O ở điện điện cực sẽ bị oxh : H2O – 2e → 2H+ + ½ O2
✔ Gốc axit không có oxi: ion có tính khử mạnh bị oxh trước ( I -> Br- > Cl- )
Tại Catốt:
✔ Các ion kim loại từ Li đến Al không bị khử, H 2O ở điện cực sẽ bị khử : H2O + e → OH- + ½ H2
✔ Ion kl có tính oxh càng mạnh càng bị khử trước (thứ tự khử: Ag + , Fe3+, Cu2+, Fe2+…)
A. I .t
m=
Định Luật Faraday: 96500 . n
Trong đó : m (g) khối lượng chất thu được ở điện cực
A : nguyên tử lượng của chất ; I (A) cường độ dòng điện ; t (s) : thời gian điện phân; n: số e trao đổi.
Số mol e trao đổi ở mỗi điện cực = I. t / 96500

CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM LÝ THUYẾT


TÍNH CHẤT CHUNG CỦA KIM LOẠI.
1. Phát biểu nào sau đây là sai?
A. Nguyên tử kim loại thường có 1, 2 hoặc 3 electron ở lớp ngoài cùng.
B. Các nhóm A bao gồm các nguyên tố s và nguyên tố p.
C. Trong một chu kì, bán kính nguyên tử kim loại nhỏ hơn bán kính nguyên tử phi kim.
D. Các kim loại thường có ánh kim do các electron tự do phản xạ ánh sáng nhìn thấy được.

2. Tính chất vật lý nào dưới đây của kim loại không phải do các electron tự do gây ra?
A. Ánh kim B. Tính cứng C. Tinh dẻo D. Tính dẫn điện và nhiệt

3. Kim loại dẫn điện tốt nhất là : A. Ag B. Au C. Al D. Fe

4. Kim loại có nhiệt độ nóng chảy cao nhất, dùng làm dây tóc bóng đèn là: A. Au B. Pt C. W D. Cu

5. Kim loại có nhiệt độ nóng chảy thấp nhất, được dùng làm nhiệt kế và áp kế là kim loại nào dưới đây?
A. Cu B. Ag C. Hg D. Li

6. Phát biểu nào sau đây là đúng?


A. Ở điều kiện thường, các kim loại đều có khối lượng riêng lớn hơn khối lượng riêng của nước.
B. Tính chất hóa học đặc trưng của kim loại là tính khử.
C. Các kim loại đều chỉ có một số oxi hoá duy nhất trong các hợp chất.
D. Ở điều kiện thường, tất cả các kim loại đều ở trạng thái rắn.

3
7. Kim loại nào sau đây khử được nước ở nhiệt độ thường?1. Al 2. Fe 3. Ba 4. Cu 5. Ag 6. Ca 7. Na 8.
Cs
A. 3, 7, 8. B. 1, 2, 3, 7. C. 1, 3, 6, 7, 8. D. 2, 4, 5, 7, 8.

8. Kim loại nào sau đây tan hết trong nước dư ở nhiệt độ thường? A. Mg. B. Fe. C. Al. D. Na.

9. Kim loại nào sau đây tác dụng được với axit HCl loãng và khí clo cho cùng loại muối clorua kim loại?
A. Fe. B. Al. C. Cu. D. Ag

10. Phương trình hóa học nào sau đây không đúng? → chọn A :) okela hảo cô

11. Cho Ba vào các dung dịch sau : NaHCO3, CuSO4, (NH4)2CO3, NaNO3, MgCl2. Số dung dịch tạo ra kết tủa
là :
A. 1 B. 2 C. 3 D. 4.
12. Có 3 mẫu hợp kim: Fe – Al (tan 1 phần), K-Na (tan hết), Cu – Mg (không tan). Hóa chất có thể dùng để
phân biệt 3 mẫu hợp kim này là:
A. dung dịch NaOH B. dung dịch HCl C. dung dịch H 2SO4 loãng D. dung dịch MgCl2
13. Chỉ dùng hoá chất nào trong các hoá chất dưới đây để nhận biết được ba kim loại: Na, Al, Ag?
A. H2O B. dung dịch HCl loãng C. dung dịch NaOH D. dung dịch NH 3

14. Lần lượt cho từng kim loại Mg, Ag, Fe và Cu (có số mol bằng nhau), tác dụng với lượng dư dung dịch
H2SO4 đặc nóng. Khi phản ứng hoàn toàn thì thể tích SO 2 thoát ra ít nhất (trong cùng điều kiện) là từ kim loại
A. Mg B. Fe C. Cu D. Ag
15. Một hợp kim gồm các kim loại sau: Ag, Zn, Fe, Cu. Dung dịch có thể hòa tan hoàn toàn hợp kim trên là
A. NaOH B. H2SO4 đặc nguội C. HCl D. HNO3 loãng (trừ Au, Pt)
16. Thực hiện các thí nghiệm sau:
(a) Cho Al vào dung dịch HCl. (b) Cho Al vào dung dịch AgNO3. (c) Cho Na vào H2O.
(d) Cho Ag vào dung dịch H2SO4 loãng. : k phản ứng
Trong các thí nghiệm trên, số thí nghiệm xảy ra phản ứng là A. 1. B. 2. C. 4. D. 3.
DÃY ĐIỆN HÓA CỦA KIM LOẠI
17. Trong các ion sau đây, ion nào có tính oxi hóa mạnh nhất? A. Cu 2+. B. Ag+. C. Ca2+. D. Zn2+.
18. Cho phản ứng hóa học: Fe + CuSO4 → FeSO4 + Cu. Trong phản ứng trên xảy ra:
A. Sự khử Fe2+ và sự oxi hóa Cu. B. sự khử Fe 2+ và sự khử Cu2+.
C. sự oxi hóa Fe và sự oxi hóa Cu. D. sự oxi hóa Fe và sự khử Cu2+.
19. Cho phương trình hóa học của phản ứng: 2Cr + 3Sn 2+→ 2Cr3+ + 3Sn.
Nhận xét nào sau đây về phản ứng trên là đúng?
A. Sn 2+là chất khử, Cr3+ là chất oxi hóa. B. Cr là chất oxi hóa, Sn 2+ là chất khử.
C. Cr là chất khử, Sn2+ là chất oxi hóa. D. Cr3+ là chất khử, Sn2+ là chất oxi hóa.
20. Một kim loại X tác dụng với Cl 2 được muối B. Cho X tác dụng với axit HCl ta được muối C. Cho X tác
dụng với dung dịch muối B ta được muối C. Vậy X là : A. Al. B. Zn. C. Fe. D. Mg.
21. Phát biểu nào dưới đây không đúng? A. Fe tan trong dd CuSO4 B. Fe tan trong dd FeCl3
C. Fe tan trong dd FeCl2 D. Cu tan trong dd FeCl3
22. Cặp chất không xảy ra phản ứng hoá học là A. Cu + dung dịch FeCl 3. B. Fe + dung dịch HCl.
C. Fe + dung dịch FeCl 3. D. Cu + dung dịch FeCl2
23. Cho kim loại Cu phản ứng với từng dung dịch sau : I. dung dịch AgNO3. II. dung dịch HCl đ, to. III.
dung dịch FeCl3 IV. dung dịch AlCl3. Dung dịch có xảy ra phản ứng là
A. I, II . B. I, III . C. II, III . D. II, IV .
24. Muối có khả năng khử AgNO3 thành Ag là muối nào trong số các muối sau ?
A. NaNO3 B. Al(NO3)3 C. Fe(NO3)2 D. Cu(NO3)2
2+
25. Khi nhúng một lá Zn vào dung dịch muối Co nhận thấy có một lớp kim loại Co phủ ngoài lá Zn. Khi
nhúng lá Pb vào dung dịch muối trên, không nhận thấy hiện tượng nào xảy ra. Kết luận nào sau đây là đúng đối
với 3 cặp oxi hóa – khử Co2+/Co, Zn2+/Zn, Pb2+/Pb ?
4
A. Kim loại có tính khử mạnh nhất trong nhóm là Co. B. Kim loại có tính khử yếu nhất trong nhóm là Zn.
2+
C. Ion kim loại có tính oxi hóa mạnh nhất là Pb . D. Ion kim loại có tính oxi hóa mạnh nhất là Co 2+.
26. Cho dãy điện hoá gồm 3 cặp oxi hoá - khử sau : Fe 2+/ Fe ; Cu2+/Cu ; Fe3+/ Fe2+.  Kết luận nào sau đây là
đúng ?
A. Fe không bị oxi hoá trong dung dịch FeCl 3 B. Cu có thể bị oxi hoá trong dung dịch FeCl 2
C. Cu có thể bị oxi hoá trong dung dịch FeCl 3 D. Fe2+ có thể bị oxi hoá trong dung dịch CuCl2
27. Trong dãy điện hóa, các cặp oxi hoá - khử được xếp theo thứ tự Fe 2+/Fe Cu2+/Cu Fe3+/Fe2+
Phát biểu nào sau đây đúng?
A. Fe bị oxi hoá trong dung dịch FeCl3 và trong dung dịch CuCl2
B. Fe chỉ bị oxi hoá trong dung dịch CuCl 2, không bị oxi hoá trong dung dịch FeCl3
C. Cu không bị oxi hoá trong dung dịch FeCl 2 và trong dung dịch FeCl3.
D. Fe bị oxi hoá trong cả ba dung dịch FeCl 3, FeCl2 và CuCl2.
28. Cho ba phương trình ion rút gọn:
a) Fe + Cu2+ → Cu + Fe2+ b) Cu + 2Fe3+ → Cu2+ + 2Fe2+ c) Fe2+ + Mg → Fe + Mg2+
A. Tính khử của: Mg > Fe2+ > Cu > Fe B. Tính khử của: Mg > Fe > Fe 2+ > Cu
2+ 3+ 2+ 2+
C. Tính oxi hóa của: Cu > Fe > Fe > Mg D. Tính oxi hóa của: Fe3+ > Cu2+ > Fe2+ > Mg2+
29. Cho các cặp oxi hóa – khử được sắp xếp theo chiều tăng dần tính oxi hóa của dạng oxi hóa như sau:
Fe /Fe, Cu2+/Cu, Fe3+/Fe2+. Phát biểu nào sau đây là đúng?
2+

A. Cu2+ oxi hóa được Fe2+ thành Fe3+. B. Fe3+ oxi hóa được Cu thành Cu2+
C. Cu khử được Fe3+ thành Fe. D. Fe 2+ oxi hóa được Cu thành Cu2+.
30. Cho các dung dịch: HCl (X1); KNO3 (X2) ; HCl + KNO3 (X3) ; Fe2(SO4)3 (X4).
Dung dịch có thể hoà tan được bột Cu là: A. X 1, X3, X4 B. X1, X4 C. X3, X4 D. X1, X3, X2, X4
31. Tất cả các kim loại thuộc dãy nào dưới đây tác dụng được với dung dịch muối sắt (III)?
A. Al, Fe, Ni, Ag B. Al, Fe, Ni, Cu, Ag C. Al, Fe, Ni, Cu D. Mg, Fe, Ni , Ag, Cu
32. Khi thực hiện các thí nghiệm
1. Ngâm 1 lá Ag trong dung dịch Cu(NO3)2 2. Cho từ từ dung dịch Cu(NO 3)2 vào dung dịch AgNO3
3. Cho từ từ dung dịch Cu(NO3)2 vào dung dịch NaOH 4. Ngâm lá kim loại Cu trong dung dịch FeCl3
5. Ngâm lá kim loại Cu trong dung dịch FeCl 2
Đã có phản ứng oxi hoá - khử xảy ra trong thí nghiệm A. 1, 4 B. 1 C. 5 D. 4
33. Hai kim loại X, Y và các dung dịch muối clorua của chúng có các phản ứng hóa học sau:
X + 2YCl3→ XCl2 + 2YCl2; Y + XCl2→ YCl2 + X. Phát biểu đúng là:
A. Ion Y2+ có tính oxi hóa mạnh hơn ion X2+. B. Kim loại X khử được ion Y 2+.
C. Kim loại X có tính khử mạnh hơn kim loại Y. D. Ion Y3+có tính oxi hóa mạnh hơn ion X2 +.
34. Cho các phản ứng : (1) Cu + 2Fe3+ → Cu2+ + 2Fe2+ (2) Fe2+ + 2Ag+ → Fe3+ + 2Ag
(3) Fe + 2Fe3+ → 3Fe2+ (4) Zn + 2Fe3+ → Zn2+ + 2Fe2+ . Phản ứng nào cho thấy tính oxi hóa của Fe 3+ mạnh hơn
2+
Fe ? A. (1) B. (2) C. (3) D. (4)
35. Cho các cặp oxi hóa – khử được sắp xếp theo thứ tự tăng dần tính oxi hóa của các ion kim loại: Al 3+/Al;
Fe2+/Fe, Sn2+/Sn; Cu2+/Cu. Tiến hành các thí nghiệm sau:
a.Cho sắt vào dung dịch đồng(II) sunfat. b. Cho đồng vào dung dịch nhôm sunfat.
c. Cho thiếc vào dung dịch đồng(II) sunfat. d. Cho thiếc vào dung dịch sắt(II) sunfat.
Trong các thí nghiệm trên, những thí nghiệm có xảy ra phản ứng là:
A. (b) và (c) B. (a) và (c) C. (a) và (b) D. (b) và (d)
36. Dung dịch có thể dùng để loại Al ra khỏi hỗn hợp Al, Fe là :
A. dung dịch FeCl2 dư. B. dung dịch FeCl3 dư C. dung dịch AlCl3 dư. D. dung dịch H2SO4 đặc, nguội
37. Trong số các dung dịch sau đây, dung dịch nào được dùng tinh chế bạc có lẫn tạp chất đồng sao cho sau
khi tinh chế khối lượng bạc không đổi. A. Fe(NO3)3 B. AgNO3 C. HCl D. HNO3.
38. Để tách Fe(NO3)2 có lẫn tạp chất Pb(NO 3)2, Sn(NO3)2, Cu(NO3)2, người ta cho kim loại A vừa đủ vào dung
dịch trên, sau đó lọc bỏ kết tủa. A là: A. Cu. B. Sn. C. Pb. D. Fe.
Dùng Fe có muối Pb2+, Sn2+, Cu2+ sẽ bị loại bỏ , thay vào đó là muối Fe(NO 3)2 kết tủa sinh ra là
Kl Pb, Sn Cu và Fe dư
39. Bột Cu lẫn tạp chất Zn và Sn. Có thể loại bỏ tạp chất Zn, Sn bằng cách ngâm bột hỗn hợp Cu, Zn, Sn
trong dung dịch A. Cu(NO3)2 B. FeSO4 C. SnCl2 D. ZnCl 2
40. Hỗn hợp gồm Ag, Cu, Pb. Muốn Ag không lẫn các kim loại khác, có thể ngâm hỗn hợp trên vào một dung
dịch dư nào sau đây? A. HNO3 B. HCl C. AgNO3 D. Pb(NO 3)2
5
41. Cho bột Fe vào dung dịch AgNO3 dư, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được dung dịch
gồm các chất tan: → chọn B

42. Cho hỗn hợp gồm Zn, Mg và Ag vào dung dịch CuCl 2, sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được
hỗn hợp gồm 3 kim loại. Ba kim loại đó là:
A. Mg, Cu và Ag. B. Zn, Mg và Ag. C. Zn, Mg và Cu D. Zn, Ag và Cu.
43. Cho hỗn hợp gồm Fe và Mg vào dung dịch AgNO 3, khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được dung dịch
X (gồm hai muối) và chất rắn Y (gồm hai kim loại). Hai muối trong X là:
A. Mg(NO3)2 và Fe(NO3)2 B. Fe(NO3)2 và AgNO3 C. Fe(NO3)3 và Mg(NO3)2 D. AgNO3 và Mg(NO3)2

44. Cho bột Fe vào dung dịch gồm AgNO 3 và Cu(NO3)2. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được dung
dịch X gồm hai muối và chất rắn Y gồm hai kim loại. Hai muối trong X và hai kim loại trong Y lần lượt là:
A. Cu(NO3)2; Fe(NO3)2 và Cu; Fe B. Cu(NO3)2; Fe(NO3)2 và Ag; Cu
C. Fe(NO3)2; Fe(NO3)3 và Cu; Ag D. Cu(NO3)2; AgNO3 và Cu; Ag
45. Cho hỗn hợp bột Al, Fe vào dung dịch chứa Cu(NO 3)2 và AgNO3. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn,
thu được hỗn hợp rắn gồm ba kim loại là: A. Fe, Cu, Ag. B. Al, Cu, Ag. C. Al, Fe, Cu. D. Al, Fe, Ag.
ĐIỀU CHẾ KIM LOẠI
46. Muốn điều chế kim loại đồng từ dung dịch CuSO 4 bằng phương pháp thuỷ luyện thì có thể dùng kim loại nào
trong số các kim loại sau ? A. Na B. Ca C. Ag D. Fe
47. Dùng chất khử là CO, bằng phương pháp nhiệt luyện có thể điều chế tất cả kim loại trong dãy nào sau
đây từ oxit của chúng ? A. Ca, Fe, Cu , Al B. Mg, Ni , Fe , Ba C. Fe , Ni , Cu D. Ca, Al, Cu
48. Dẫn khí CO dư qua hỗn hợp bột gồm MgO, CuO, Al2O3 và FeO, đun nóng. Sau khi các phản ứng xảy ra
hoàn toàn, thu được hỗn hợp rắn Y. Số oxit kim loại trong Y là A. 3. B. 1. C. 4. D.2
49. Cho CO dư phản ứng với hỗn hợp gồm : MgO, Al 2O3, Fe3O4, CuO ở nhiệt độ cao. Sau phản ứng chất rắn
thu được gồm
A. MgO, Al2O3, FeO, Cu. B. MgO, Al2O3, Fe, Cu. C. MgO, Al, Fe, Cu. D. Mg, Al, Fe, Cu.
50. Cho luồng khí H2 (dư) qua hỗn hợp các oxit CuO, Fe2O3, ZnO, MgO nung ở nhiệt độ cao. Sau phản ứng
hỗn hợp rắn còn lại là
A. Cu, Fe, Zn, MgO. B. Cu, Fe, ZnO, MgO. C. Cu, Fe, Zn, Mg. D. Cu, FeO, ZnO, MgO.
51. Cho các kim loại sau: K, Ba, Cu và Ag. Số kim loại điều chế được bằng phương pháp điện phân dung
dịch (điện cực trơ) là A. 3. B. 1. C. 2. D. 4.
52. Trong các kim loại : Fe, Zn, Pb, Mn, Mg, Sr, Cr. Số lượng kim loại có thể điều chế bằng phương pháp
nhiệt nhôm là A. 3 B. 4 C. 5
D. 6
53. Dãy các kim loại đều có thể được điều chế bằng phương pháp điện phân dung dịch muối (với điện cực
trơ) là: A. Ni, Cu, Ag. B. Li, Ag, Sn. C. Ca, Zn, Cu. D. Al, Fe, Cr.
54. Dãy gồm các kim loại được điều chế trong công nghiệp bằng phương pháp điện phân hợp chất nóng chảy
của chúng, là A. Na, Ca, Al. B. Na, Ca, Zn. C. Na, Cu, Al. D. Fe, Ca, Al.
55. Phương pháp chung để điều chế các kim loại Na, Ca, Al trong công nghiệp là
A. điện phân dung dịch. B. điện phân nóng chảy. C. nhiệt luyện. D. thủy luyện.
56. Thực tế, phản ứng điện phân nóng chảy điều chế kim loại, nên áp dụng cho chất nào trong số các chất
dưới đây ? A. CaCl2 B. Mg(OH)2 C. AlCl3 D. CuSO4
57. Dãy các kim loại đều có thể được điều chế bằng phương pháp điện phân dung dịch muối của chúng là:
A. Fe, Cu, Ag. B. Mg, Zn, Cu. C. Al, Fe, Cr. D. Ba, Ag, Au.
58. Hai kim loại có thể được điều chế bằng phương pháp điện phân dung dịch là
A. Al và Mg. B. Na và Fe. C. Cu và Ag. D. Mg và Zn.
59. Trong quá trình điện phân, các cation di chuyển về
A. Cực dương, ở đây xảy ra sự khử B. Cực âm, ở đây xảy ra sự oxi hoá
C. Cực dương, ở đây xảy ra sự oxi hoá D. Cực âm, ở đây xảy ra sự khử.
6
60. Trong số các dung dịch sau đây : 1. KCl 2. Cu(NO3)2 3. AgNO3 4. Na2SO4 5. NaBr
Dung dịch nào sau khi điện phân có pH tăng : A. 1, 4. B. 1, 5 C. 3,4. D. 1, 4, 5.
61. Điện phân với điện cực trơ, màng ngăn xốp một dung dịch chứa các ion Fe2+ , Fe3+, Cu2+, Cl-. Thứ tự
điện phân xảy ra ở catôt là:
A. Fe2+ , Fe3+, Cu2+ B. Fe2+ , Cu2+, Fe3+ C. Fe3+ , Cu2+, Fe2+ D. Fe3+, Fe2+, Cu2+
62. Điện phân (với điện cực trơ) một dung dịch gồm NaCl và CuSO 4 có cùng số mol, đến khi ở catot xuất
hiện bọt khí thì dừng điện phân. Trong cả quá trình điện phân trên, sản phẩm thu được ở anot là
A. khí Cl2 và H2. B. khí Cl2 và O2. C. chỉ có khí Cl 2. D. khí H 2 và O2.
63. Điện phân dung dịch hỗn hợp HCl và Cu(NO3)2, thứ tự khí thoát ra ở anôt là :
A. H2, Cl2. B. Cl2, H2. C. Cl2, O2. D. H2, O2.

64. Điện phân dung dịch chứa a mol CuSO 4 và b mol NaCl (với điện cực trơ, có màng ngăn xốp). Để dung dịch
sau điện phân làm phenolphtalein chuyển sang màu hồng thì điều kiện của a và b là (biết ion SO 42- không bị điện
phân trong dung dịch) A. 2b = a. B. b < 2a. C. b = 2a. D. b > 2a.

You might also like