You are on page 1of 170

VIỆN HÀN LÂM

KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM


HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

PHẠM THỊ THÚY LIỄU

PHÁP LUẬT VỀ TÊN THƢƠNG MẠI


CỦA DOANH NGHIỆP Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

Chuyên ngành: Luật Kinh tế

Mã số : 62 38 01 07

LUẬN ÁN TIẾN SĨ LUẬT HỌC

NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS Hoàng Thế Liên

HÀ NỘI - 2016
VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

PHẠM THỊ THÚY LIỄU

PHÁP LUẬT VỀ TÊN THƢƠNG MẠI


CỦA DOANH NGHIỆP Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

Chuyên ngành: Luật Kinh tế

Mã số : 62 38 01 07

LUẬN ÁN TIẾN SĨ LUẬT HỌC

NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS Hoàng Thế Liên

HÀ NỘI - 2016
LỜI CAM ĐOAN

Tôi là Phạm Thị Thúy Liễu, nghiên cứu sinh khóa (2013 -2016) tại Học
viện Khoa học xã hội, xin cam đoan luận án “Pháp luật về tên thương mại của
doanh nghiệp ở Việt Nam hiện nay” là công trình nghiên cứu khoa học độc lập
của cá nhân tôi. Kết quả nghiên cứu trong luận án là do tác giả thực hiện. Các tài
liệu, số liệu, kết quả nghiên cứu của các tổ chức, cá nhân khác được tham khảo, sử
dụng, trích dẫn trong luận án đều đã được ghi rõ nguồn gốc một cách trung thực.
Tôi xin chịu trách nhiệm về những nội dung đã cam đoan ở trên.
Tác giả luận án

Phạm Thị Thúy Liễu


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

BLDS : Bộ Luật Dân sự


CP : Cổ phần
DN : Doanh nghiệp
GCNNHHH : Giấy chứng nhận nhãn hiệu hàng hóa
SHTT : Sở hữu trí tuệ
TNHH : Trách nhiệm hữu hạn
TRIPS : Hiệp định về các khía cạnh liên quan đến thương
mại của quyền sở hữu trí tuệ
TPP : Hiệp định đối tác kinh tế xuyên Thái Bình Dương
WIPO : Tổ chức sở hữu trí tuệ thế giới
WTO : Tổ chức thương mại thế giới
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ
LÝ THUYẾT ................................................................................................... 8
1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu ................................................................ 8
1.2. Cơ sở lý thuyết nghiên cứu ...................................................................... 20
CHƢƠNG 2. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ TÊN THƢƠNG MẠI
CỦA DOANH NGHIỆP VÀ PHÁP LUẬT VỀ TÊN THƢƠNG MẠI
CỦA DOANH NGHIỆP ............................................................................... 25
2.1. Những vấn đề lý luận về tên thương mại của doanh nghiệp........................ 25
2.2. Khái niệm, đặc điểm và nội dung pháp luật về tên thương mại của doanh
nghiệp .............................................................................................................. 40
2.3. Tìm hiểu kinh nghiệm pháp luật về tên thương mại ở các nước trên thế giới
và bài học cho Việt Nam .................................................................................... .57
CHƢƠNG 3.THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VÀ THỰC TIỄN THỰC
HIỆN PHÁP LUẬT VỀ TÊN THƢƠNG MẠI CỦA DOANH NGHIỆP Ở
VIỆT NAM..................................................................................................... 66
3.1. Thực trạng pháp luật về tên thương mại của doanh nghiệp .................... .66
3.2. Thực tiễn thực hiện pháp luật về bảo hộ tên thương mại của doanh nghiệp
ở Việt Nam ...................................................................................................... 91
3.3. Đánh giá chung về thực trạng pháp luật và thực tiễn thực hiện pháp luật
về tên thương mại của doanh nghiệp ở Việt Nam ....................................... .117
CHƢƠNG 4. ĐỊNH HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP
LUẬT VỀ TÊN THƢƠNG MẠI CỦA DOANH NGHIỆP ..................... 125
4.1. Yêu cầu và định hướng hoàn thiện pháp luật về tên thương mại của doanh
nghiệp……………………………………………………………………......125
4.2. Giải pháp hoàn thiện pháp luật về tên thương mại của doanh nghiệp ....... 136
KẾT LUẬN .................................................................................................. 149
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................... 152
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Tên thương mại của doanh nghiệp là một trong những yếu tố đầu tiên tạo
lên sự thành công của doanh nghiệp trong quá trình hoạt động sản xuất, kinh
doanh. Trước đây, trong nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung, tên thương mại ít
được quan tâm không được xem là tài sản quan trọng của doanh nghiệp. Ngày
nay, trong nền kinh tế thị trường, tên thương mại đã thực sự trở thành một tài sản
quan trọng của doanh nghiệp. Sự thành đạt của mỗi doanh nghiệp thường gắn liền
với giá trị tên thương mại mà doanh nghiệp đó đã tạo ra. Để có được một tên
thương mại có tên tuổi, doanh nghiệp phải đầu tư rất nhiều nguồn lực tài chính,
thời gian để tạo dựng bởi lẽ không doanh nghiệp nào có tên thương mại có giá trị
ngay từ khi khởi nghiệp mà nó đòi hỏi một quá trình lâu dài thông qua việc cung
cấp ra thị trường những sản phẩm ngày càng tốt hơn, giá cả hợp lý, thể hiện rõ
tính văn minh thương mại, sự chăm sóc khách hàng... Nhận thức rõ vấn đề đó, hầu
hết doanh nghiệp Việt Nam, nhất là các doanh nghiệp có chiến lược kinh doanh
tốt rất quan tâm đến việc bảo hộ tên thương mại của doanh nghiệp mình.
Có thể nói, các quy định của pháp luật liên quan đến tên thương mại của
doanh nghiệp đã được xây dựng và đang từng bước được hoàn thiện, các hoạt
động bảo vệ quyền đối với tên thương cũng nỗ lực triển khai trên diện rộng.
Không phải là hàng hoá nhưng tên thương mại lại có ý nghĩa rất lớn trong hoạt
động kinh doanh của doanh nghiệp, nó là một trong những đối tượng cơ bản của
quyền Sở hữu trí tuệ (SHTT), vì vậy, pháp luật của nhiều quốc gia trên thế giới
và pháp luật Việt Nam hiện nay rất coi trọng việc bảo hộ tên thương mại.
Tên thương mại đã được nhắc đến, được quy định trong các văn bản pháp
luật như: Bộ luật Dân sự năm 1995 và 2005; Luật Doanh nghiệp năm 2005 và
2014, Luật Thương mại năm 1997 và 2005; Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 sửa
đổi, bổ sung năm 2009 và các văn bản hướng dẫn thi hành. Theo đó, hệ thống
pháp luật về tên thương mại của doanh nghiệp được xây dựng tương đối hoàn
chỉnh, đáp ứng chuẩn mực quốc tế như: Các cam kết tham gia Tổ chức thương

1
mại thế giới (WTO); Hiệp định đối tác kinh tế xuyên Thái Bình Dương (TPP)
của Việt Nam, các điều ước quốc tế đang có hiệu lực tại Việt Nam. Các thành
tựu đạt được là đáng trân trọng, nó là kết quả của hoạt động lập pháp, thực thi
pháp luật và chính sách hội nhập quốc tế của Đảng và Nhà nước.
Tuy nhiên, xét về tính hiệu quả, hệ thống pháp luật về tên thương mại của
doanh nghiệp ở Việt Nam đang đứng trước những thách thức và đòi hỏi lớn, cần
được tiếp tục hoàn thiện. Việc đổi mới tổ chức, cơ chế và phương thức bảo hộ
đối với những tài sản vô hình của doanh nghiệp như tên thương mại, nhãn
hiệu… cần được giải quyết trên cơ sở phân tích một cách khách quan thực trạng
pháp luật hiện có, đánh giá các ưu điểm, nhược điểm và chỉ ra những nguyên
nhân tồn tại cần khắc phục, đồng thời kết hợp với học tập kinh nghiệm quốc tế
để từ đó đề xuất các giải pháp nâng cao và hoàn thiện pháp luật về tên thương
mại nói riêng và hệ thống pháp luật liên quan nói chung.
Chính vì những lý do trên, nghiên cứu sinh đã lựa chọn vấn đề “Pháp luật
về tên thương mại của doanh nghiệp ở Việt Nam hiện nay” làm đề tài luận án.
Đề tài tập trung nghiên cứu, làm sáng tỏ những vấn đề lý luận đặt ra và phân tích
quy định pháp luật Việt Nam về tên thương mại của doanh nghiệp, trong đó có
sự so sánh với các quy định pháp luật của các nước và các công ước quốc tế.
Phân tích pháp luật về tên thương mại, thực trạng thực hiện pháp luật về tên
thương mại của doanh nghiệp hiện nay, từ đó đưa ra các giải pháp để hoàn thiện
các quy định của pháp luật về tên thương mại của doanh nghiệp.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án
2.1. Mục đích nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu của luận án là: nhận diện đầy đủ bản chất của pháp
luật về tên thương mại của doanh nghiệp, đưa ra được khái niệm về tên thương
mại của doanh nghiệp và pháp luật về tên thương mại của doanh nghiệp; đánh
giá khách quan thực trạng quy định của pháp luật về tên thương mại của doanh
nghiệp; tiến tới hạn chế và chấm dứt hành vi xâm phạm đối với tên thương mại

2
và nâng cao hiệu quả bảo vệ đối với tên thương mại của doanh nghiệp để bảo vệ
quyền và lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp, của nhà nước và người tiêu dùng.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Thứ nhất, để làm rõ cơ sở lý luận pháp luật về tên thương mại của doanh
nghiệp, luận án cần tập trung thực hiện các nhiệm vụ sau:
- Nghiên cứu cơ sở lý luận về tên thương mại của doanh nghiệp nhằm làm
rõ sự phát triển có kế thừa của khoa học pháp lý.
- Phân biệt tên thương mại của doanh nghiệp với một số đối tượng tương
tự với tên thương mại, từ đó chỉ ra sự khác biệt cơ bản và tầm quan trọng của tên
thương mại.
- Nghiên cứu nội dung pháp luật về tên thương mại của doanh nghiệp, các
điều kiện xác lập, bảo hộ tên thương mại của doanh nghiệp.
Thứ hai, để đánh giá đúng thực trạng pháp luật về tên thương mại của
doanh nghiệp ở Việt Nam hiện nay và thực tiễn áp dụng cần tập trung vào những
nhiệm vụ chủ yếu sau:
- Nghiên cứu đánh giá đúng thực trạng pháp luật thông qua việc phân tích
các quy định của pháp luật hiện hành về tên thương mại của doanh nghiệp.
- Đánh giá thực trạng thực hiện pháp luật thông qua việc phân tích thực
tiễn xác lập, bảo vệ, thực thi quyền SHTT đối với tên thương mại của doanh
nghiệp.
Thứ ba, từ thực trạng pháp luật và thực tiễn thực hiện pháp luật về tên
thương mại của doanh nghiệp, luận án đưa ra những đề xuất phương hướng, giải
pháp hoàn thiện pháp luật về tên thương mại của doanh nghiệp ở Việt Nam.
- Chỉ ra những yêu cầu, định hướng quan trọng để hoàn thiện pháp luật
và nâng cao hiệu quả thực thi phù hợp với tình hình trong nước và thế giới.
- Đề xuất một số giải pháp phù hợp để hoàn thiện pháp luật về tên thương
mại của doanh nghiệp hiện nay.

3
3. Phạm vi và đối tƣợng nghiên cứu của luận án
3.1. Phạm vi nghiên cứu
Luận án tập trung nghiên cứu các vấn đề lý luận cũng như thực tiễn của
pháp luật về tên thương mại của doanh nghiệp ở Việt Nam hiện nay.
Tên thương mại được nghiên cứu trong luận án là vấn đề thuộc phạm trù
của sở hữu trí tuệ đã được công ước quốc tế cũng như pháp luật Việt Nam quy
định. Vì vậy, luận án nghiên các quy định của điều ước quốc tế cũng như của
pháp luật về bảo hộ tên thương mại của doanh nghiệp ở Việt Nam.
3.2. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu chính của luận án là việc bảo hộ tên thương mại của
doanh nghiệp bằng pháp luật. Do đó:
Về mặt lý luận, luận án không những sẽ làm rõ, làm phong phú, sâu sắc hơn
khái niệm tên thương mại với những đặc điểm riêng có, so sánh khái niệm tên
thương mại với các khái niệm có mối quan hệ khăng khít với tên thương mại mà
còn phân tích nhằm góp phần xác định rõ những nội dung của pháp luật về bảo
hộ tên thương mại của doanh nghiệp.
Về mặt thực tiễn, luận án tập trung phân tích, đánh giá pháp luật của Việt
Nam về tên thương mại của doanh nghiệp, trong đó bao gồm cả việc đánh giá
thực trạng pháp luật và thực trạng thực thi pháp luật nhằm góp phần làm rõ
những thành tựu, những hạn chế của pháp luật trong quy định cũng như trong
thực tiễn thi hành để từ đó đề xuất những giải pháp phù hợp.
4. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu của luận án
Từ mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu, tác giả tiếp cận đối tượng nghiên
cứu bằng những phương pháp nghiên cứu cụ thể như sau:
4.1. Phương pháp luận
Trên cơ sở vận dụng phép duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của chủ
nghĩa Mác - Lê nin, luận án sử dụng các phương pháp phân tích, tổng hợp, so
sánh, các quan điểm của Đảng về phát triển kinh tế thị trường trong thời kì này
để nghiên cứu.

4
Việc phân tích các khía cạnh pháp lý liên quan đến tên thương mại của
doanh nghiệp là một nghiên cứu mới, khá phức tạp, vừa mang tính pháp lý, vừa
mang tính kinh tế, hơn nữa, việc thu thập thông tin gặp nhiều khó khăn, do vậy
việc phân tích số liệu thực tế chủ yếu dựa trên các tài liệu cụ thể được thu thập ở
trong và ngoài nước về lĩnh vực này. Chính vì vậy luận án sử dụng phương pháp
tiếp cận hệ thống, đa ngành và liên ngành khoa học xã hội nhân văn như lịch sử,
kinh tế, luật học nhằm làm rõ bản chất kinh tế, xã hội và pháp lý về pháp luật của
tên thương mại của doanh nghiệp, đánh giá mức độ phù hợp, nhất là tính khả thi
của các quy định này.
4.2. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp nghiên cứu tổng hợp, hệ thống hóa, phân tích nhằm làm rõ
cơ sở lý luận cũng như cơ sở thực tiễn của pháp luật về tên thương mại của
doanh nghiệp ở Việt Nam, đánh giá các công trình nghiên cứu khoa học trong và
ngoài nước về những vấn đề liên quan đến luận án, các số liệu tổng hợp và sự
kiện thực tế, phương pháp này được sử dụng trong luận án nhưng trọng tâm là
chương 1, chương 2, chương 3.
- Phương pháp so sánh luật học: được sử dụng xuyên suốt luận án nhằm đối
chiếu quy định pháp luật qua các thời kỳ, với pháp luật các quốc gia để tìm ra
những điểm hợp lý trong các quy định pháp luật về tên thương mại của doanh
nghiệp, học hỏi kinh nghiệm xây dựng pháp luật để hoàn hiện pháp luật về tên
thương mại.
- Phương pháp phân tích – dự báo, phương pháp phân tích, tổng hợp,
thống kê… được sử dụng trong chương 4 để dự báo xu hướng phát triển của
kinh tế xã hội, từ đó đưa ra các giải pháp hoàn thiện pháp luật về tên thương
mại của doanh nghiệp.
5. Đóng góp mới về khoa học của luận án
Là công trình nghiên cứu công phu, nghiêm túc của nghiên cứu sinh, luận
án có những đóng góp mới, cụ thể như sau:

5
Thứ nhất, Luận án là công trình nghiên cứu có tính hệ thống pháp luật về
tên thương mại của doanh nghiệp, lĩnh vực đặc thù của sở hữu trí tuệ, có tác động
trực tiếp đến sự tồn tại và phát triển của các doanh nghiệp trên thị trường và thúc
đẩy sự phát triển của nền kinh tế. Các kết quả nghiên cứu của luận án góp phần bổ
sung và phát triển những vấn đề lý luận pháp luật về tên thương mại của doanh
nghiệp ở Việt Nam, làm rõ cơ sở khoa học nhằm ghi nhận và bảo hộ tên thương
mại của doanh nghiệp ở Việt Nam trong điều kiện hội nhập quốc tế.
Thứ 2, Luận án đã đánh giá thực trạng pháp luật và thực tiễn thực thi pháp
luật về tên thương mại của doanh nghiệp ở Việt Nam hiện nay, chỉ ra những hạn
chế mà pháp luật về tên thương mại của doanh nghiệp cần phải khắc phục và
hoàn thiện trong thời gian tới.
Thứ 3, Luận án xác định về các định hướng và đưa ra nhiều giải pháp
vừa tổng thể, vừa có tính chất cụ thể nhằm hoàn thiện các quy định của pháp
luật về tên thương mại của doanh nghiệp và nâng cao hiệu quả áp dụng các
quy định này trong thực tiễn.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án
- Về lý luận: Luận án đã nghiên cứu một cách có hệ thống những vấn đề lý
luận về tên thương mại của doanh nghiệp và đánh giá tính hiệu quả quy định của
pháp luật. Luận án khẳng định vai trò của tên thương mại đối với sự phát triển
của doanh nghiệp, luận án cũng chỉ ra các nhân tố tác động đến việc bảo hộ tên
thương mại của doanh nghiệp, qua đó đưa ra những nhận xét, đánh giá về thực
trạng pháp luật về tên thương mại, chỉ ra nguyên nhân của một số hạn chế còn
gặp phải trong thực tiễn.
- Về thực tiễn: Luận án đưa ra những yêu cầu cần thiết, những định hướng
cơ bản để xây dựng và bảo hộ quyền SHTT đối với tên thương mại của doanh
nghiệp, tiếp đến luận án đưa ra ba nhóm giải pháp quan trọng hàng đầu để bảo vệ
quyền SHTT đối với tên thương mại của doanh nghiệp.

6
Ngoài ra, luận án còn là nguồn tài liệu tham khảo trong nghiên cứu và
giảng dạy khoa học pháp lý, phục vụ cho việc hoạch định chính sách về bảo hộ
tên thương mại của các doanh nghiệp ở Việt Nam.
7. Cơ cấu của luận án
Ngoài lời nói đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, luận án được kết
cấu 4 chương như sau:
Chương 1. Tổng quan tình hình nghiên cứu và cơ sở lý thuyết.
Chương 2. Những vấn đề lý luận về tên thương mại và pháp luật về tên
thương mại của doanh nghiệp.
Chương 3. Thực trạng pháp luật và thực tiễn thực hiện pháp luật về tên
thương mại của doanh nghiệp ở Việt Nam.
Chương 4. Định hướng và giải pháp hoàn thiện pháp luật về tên thương mại
của doanh nghiệp.

7
CHƢƠNG 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
VÀ CƠ SỞ LÝ THUYẾT

Theo sát yêu cầu nghiên cứu của luận án, tác giả đã tiến hành tổng quan
các công trình nghiên cứu đã công bố có liên quan nhằm phát hiện những điểm
mà luận án có thể kế thừa và xác định những điểm luận án cần đi sâu nghiên cứu. Với
tinh thần trên, tác giả tập trung tổng quan những vấn đề chính sau đây.
1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu
1.1.1. Tình hình nghiên cứu ngoài nước
Nghiên cứu về khái niệm tên thương mại và pháp luật về tên thương mại
của doanh nghiệp.
Tên thương mại và pháp luật về tên thương mại của doanh nghiệp được
quan tâm nghiên cứu khá nhiều nhưng đa phần được thể hiện dưới dạng bài tham
luận hội thảo khoa học hoặc ý kiến tranh luận trong quá trình xây dựng các văn
kiện quốc tế về quyền SHTT. Đồng thời cũng có một số sách chuyên khảo
nghiên cứu dưới góc độ pháp luật, đáng kể là các công trình sau:
Nghiên cứu về tên thương mại và chỉ ra vai trò của tên thương mại phải kể
đến các tác giả: Ian McClure, John R Olesen, John Turner 123, 127, 143, kết
quả nghiên cứu cho thấy tên thương mại được ghi nhận và thực thi ở trên 200
khu vực địa lý trên toàn thế giới và mang lại những lợi thế kinh doanh cho doanh
nghiệp. Tác giả ALRies & Laura Ries 1 trong công trình nghiên cứu của mình
đã chỉ ra cách thức xây dựng và phát triển nhãn hiệu, thương hiệu của doanh
nghiệp, đặc biệt tác giả tập trung nghiên cứu cách thức để duy trì sự phát triển,
cạnh tranh của nhãn hiệu và thương hiệu trên thị trường, chỉ ra cho các doanh
nghiệp thấy được vai trò quan trong trọng việc xây dựng, bảo vệ thương hiệu của
mình. Nghiên cứu này cũng cho thấy đa số thành công của các doanh nghiệp trên
thế giới đều bắt đầu từ việc xây dựng và bảo vệ nhãn hiệu của mình, các nhãn
hiệu nổi tiếng lại bắt nguồn từ việc sử dụng tên thương mại của doanh nghiệp và

8
ngày nay trở thành những thương hiệu nổi tiếng trên thế giới: “trong tiến trình
xây dựng nhãn hiệu, không gì gây lẫn lộn cho bằng sử dụng trọn vẹn một tên
công ty”. Các tên nhãn hiệu hầu như luôn chiếm ưu thế so với các tên công ty,
người tiêu dùng mua các nhãn hiệu, họ không mua công ty, do đó khi một tên
công ty được dùng làm tên nhãn hiệu (GE, Coca – cola, IBM) khách hàng xem
những tên này như là nhãn hiệu 116, tr.114.
Thông cáo báo chí năm 2013 của Tổ chức SHTT thế giới (WIPO) đã đưa
ra chủ đề “khám phá vai trò của thương hiệu trong nền kinh tế toàn cầu và sự
đổi mới trong hệ sinh thái”. Báo cáo chỉ ra rằng “các công ty trên toàn thế giới
đã bỏ ra gần nửa nghìn tỷ USD mỗi năm để chi cho hoạt động xây dựng thương
hiệu” 145. Francis Curry, Tổng giám đốc WIPO cho biết “một thương hiệu là
hiện thân danh tiếng và là hình ảnh của doanh nghiệp. Do đó, nó là một trong
những tài sản quý giá nhất của doanh nghiệp, khi thị trường đã trở nên phân tán
và ảo hơn thì bảo vệ các thương hiệu danh tiếng càng trở lên quan trọng” 145.
Báo cáo cũng kết luận rằng: bằng chứng cho thấy rằng xây dựng thương
hiệu là một trong những cơ chế quan trọng nhất đối với các doanh nghiệp để bảo
đảm cho việc tồn tại và phát triển.
Ở các nước khác trên thế giới, việc xác lập quyền đối với tên thương mại
được hình thành trên những cơ sở pháp lý khác nhau như: Sử dụng tên thương
mại (đa số các nước); Đăng ký bắt buộc (ở một số nước xã hội chủ nghĩa cũ, khu
vực Trung Mỹ…); Sử dụng hoặc đăng ký tên thương mại, trong đó hình thức
đăng ký được khuyến khích (ở một số nước như Thụy Điển, Srilanca, Tây Ban
Nha 22.
Theo công ước Paris 112:“tên thương mại được bảo hộ trong tất cả
các nước thành viên mà không bắt buộc phải đăng ký, tên thương mại có thể
hoặc không là một bộ phận cấu thành nhãn hiệu hàng hóa”. Vậy tên thương
mại và tên doanh nghiệp có trùng nhau không? Nghiên cứu vấn đề này cần
tham khảo pháp luật của một số quốc gia trên thế giới, đa số các quốc gia trên thế

9
giới quy định tên thương mại là tên doanh nghiệp và được sử dụng làm nhãn hiệu
thương mại tạo thành thương hiệu của doanh nghiệp. Ví dụ: Pháp luật Hoa Kỳ quy
định: quyền đối với tên thương mại được xác lập bằng cách ưu tiên thông qua,
doanh nghiệp đầu tiên nộp đơn xin bảo hộ tên thương mại với cơ quan nhà nước
có thẩm quyền một cách tích hợp sẽ có quyền đối với tên thương mại đó [125].
Quy định của Công ước Paris: “tên thương mại được bảo hộ có thể hoặc không là
một phần của một nhãn hiệu hàng hoá” [112].
Theo quy định tại điều 41, Hiệp định TRIPS chúng ta thấy rõ hơn yêu cầu
quốc tế đặt ra là “Các thành viên phải bảo đảm rằng các thủ tục thực thi quyền
nêu tại Phần này phải được quy định trong luật quốc gia của mình để tạo khả
năng khiếu kiện có hiệu quả đối với mọi hành vi xâm phạm các loại quyền sở
hữu trí tuệ được đề cập trong Hiệp định này, trong đó có những biện pháp chế
tài khẩn cấp nhằm ngăn chặn các hành vi xâm phạm và những biện pháp chế tài
nhằm ngăn chặn không để các hành vi xâm phạm tiếp diễn. Các thủ tục đó phải
được áp dụng theo cách thức nhằm tránh tạo ra các hàng rào cản trở hoạt động
thương mại hợp pháp và nhằm quy định các biện pháp bảo đảm cho các thủ tục
đó không bị lạm dụng” 115.
Các công trình nghiên cứu liên quan đến tên thương mại nêu trên đã
nghiên cứu quy định của pháp luật SHTT các quốc gia trên thế giới và đưa ra các
cách thức giúp doanh nghiệp bảo vệ quyền SHTT đó, đây là các tài liệu rất hữu
ích mà chúng ta có thể tham khảo trong quá trình xây dựng pháp luật SHTT ở
Việt Nam hiện nay.
Nghiên cứu về thực trạng thực hiện pháp luật và bảo vệ tên thương của
doanh nghiệp.
Không chỉ có các công trình nghiên cứu lý luận về tên thương mại mà
thực trạng thực hiện pháp luật tại các quốc gia cũng có nhiều tranh chấp đã được
giải quyết để làm cơ sở tham khảo cho quá trình nghiên cứu đề tài.

10
Một số vụ tranh chấp điển hình liên quan đến việc xác định tên thương
mại, nhãn hiệu của Tòa án EU như: Vụ án 9ECJ liên quan đến: “BABY DRY
and DRY BABY” trong vụ việc C-383/99P – Procter&Gamble v OHIM;
Hoặc án T-473/11 liên quan đến tuổi thọ sản phẩm sức khỏe v OHMI –
WELEDA cho nhãn hiệu (MENOCHRON);
Hoặc bản án C-420/13 liên quán đến Netto Marken giảm giá bao gồm các
lĩnh vực: “ Phạm vi - Khái niệm về dịch vụ - thương mại bán lẻ dịch vụ - Mức
độ yêu cầu rõ ràng và chính xác liên quan đến việc xác định các dịch vụ mà
thương mại bảo hộ nhãn hiệu là tìm - Sử dụng các tiêu đề lớp của Bảng phân loại
Nice cho các mục đích về việc đăng ký nhãn hiệu thương mại - Khả năng sau đó
làm thay thế, bổ sung hợp báo cáo ban đầu chỉ bao gồm các chỉ dẫn hoặc các lớp
học chung - Mức độ bảo vệ thương hiệu” [146];
Bản án T-199/13 liên quan DTM RICAMBI v OHMI - STAR (STAR)
“Một hành động bãi bỏ mang của người nộp đơn cho các nhãn hiệu tượng trưng
chứa từ yếu tố 'STAR' đối với hàng hóa lớp 7, 9 và 12 chống lại quyết định R
124/2012-1 của Hội đồng quản trị đầu tiên của phúc thẩm của Văn phòng Hài
hòa hóa thị trường nội (OHIM) của ngày 24 tháng 1 năm 2013, bác bỏ kháng cáo
chống lại quyết định của Bộ phận của phe đối lập từ chối đăng ký nhãn hiệu.
Hay tranh chấp liên quan đến tên thương mại của các doanh nghiệp nổi
tiếng với sản phẩm được tiêu dùng trên toàn thế giới như: Ngày 10 tháng 7 năm
2014, Tòa án Công lý của Liên minh châu Âu (CJEU) đã ra phán quyết trong vụ
tranh chấp giữa Apple Inc v Deutches - und Markenamp (Patent Đức và Mark
Văn phòng Thương mại) (C-421/13) Apple áp dụng cho một nhãn hiệu thương
mại Hoa Kỳ về thiết kế cửa hàng bán lẻ của mình trong năm 2010 [146]. Các
nhãn hiệu thương mại của Mỹ đã được đăng ký cho "dịch vụ cửa hàng bán lẻ có
tính năng máy tính, phần mềm máy tính, thiết bị ngoại vi máy tính, điện thoại di
động, thiết bị điện tử tiêu dùng và các phụ kiện và các cuộc biểu tình của các sản
phẩm liên quan quyền có liên quan" . Các nhãn hiệu thương mại đã được cấp vào
tháng 1 năm 2013 và Apple sau đó tìm cách mở rộng các thương hiệu quốc tế

11
theo Thoả ước Madrid. Ngày 24 tháng 1 năm 2013, Văn phòng Marks thương
mại của Đức từ chối gia hạn nhãn hiệu thương mại quốc tế trên. Apple kháng
cáo lên Tòa án Bằng sáng chế Liên bang của Đức, trong đó cho rằng thiết kế của
cửa hàng là khác biệt từ cách bố trí thông thường của các cửa hàng bán lẻ trong
lĩnh vực điện tử nên có thể được đăng ký là nhãn hiệu thương mại trong Liên
minh châu Âu.
Sau khi nghiên cứu CJEU cũng cho rằng Apple có thể áp dụng để đăng ký
cửa hàng bố trí không chỉ đối với hàng hóa chính mình, mà còn cho các dịch vụ,
miễn là các dịch vụ này không tạo thành một phần không thể thiếu của việc chào
bán các mặt hàng.
Qua cách giải quyết từ các bản án cho thấy Tòa án EU đã tập trung vào
các quy định của pháp luật mà các bên đã tham gia để giải quyết sao cho phù
hợp nhất nhằm bảo vệ quyền lợi của doanh nghiệp.
Từ các tài liệu đã tìm hiểu được cho thấy, hiện nay việc bảo hộ tên thương
mại, nhãn hiệu, thương hiệu của các quốc gia trên thế giới đã được quy định cụ
thể nhằm bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ cho các doanh nghiệp. Tuy nhiên, để
nghiên cứu một cách hệ thống về pháp luật về tên thương mại của doanh nghiệp
một cách toàn diện thì vẫn cần có các công trình nghiên cứu ở mức độ chuyên
sâu hơn.
1.1.2. Tình hình nghiên cứu trong nước
Nghiên cứu về khái niệm tên thương mại và pháp luật về tên thương mại
của doanh nghiệp.
Tên thương mại là sản phẩm trí tuệ và tài sản vô hình của doanh nghiệp,
bởi vậy, việc bảo hộ tên thương mại có ý nghĩa rất lớn. Bảo hộ tên thương mại
tạo nên một công cụ hữu hiệu cho các doanh nghiệp quảng bá và lưu thông hàng
hoá một cách có hiệu quả trên thị trường cũng như bảo vệ và phát triển thị phần
của mình, bảo đảm một môi trường cạnh tranh lành mạnh nhằm thúc đẩy sự phát
triển nền kinh tế [22]. Việc bảo hộ tên thương mại đầy đủ và có hiệu quả là cơ sở
để chúng ta tham gia vào các sân chơi lớn, các thị trường song phương, khu vực

12
và toàn cầu, thu hút đầu tư và công nghệ nước ngoài, từ đó tạo ra những bước
khởi sắc mới cho nền kinh tế. Bảo hộ quyền SHTT nói chung và bảo hộ tên
thương mại nói riêng đã trở thành một cam kết quan trọng mà Việt Nam phải
thực hiện trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế.
Pháp luật về SHTT đối với tên thương mại còn được tiếp cận trong bối
cảnh toàn cầu hoá, khu vực hoá về kinh tế, thương mại diễn ra ngày càng sôi
động. Bảo hộ quốc tế quyền SHTT đối với tên thương mại là một hoạt động có
tính tất yếu, khách quan, không ngừng được phát triển, các đối tượng được bảo
hộ bằng các thiết chế quốc tế và không ngừng chi tiết hoá nội dung bảo hộ 45,
83, 84. Sau khi Việt Nam trở thành thành viên chính thức của WTO, để có thể
cạnh tranh với các đối thủ của mình trong khu vực và trên thế giới, các doanh
nghiệp nước ta cần phải nhận thức đầy đủ và trang bị cho mình hiểu biết cần
thiết về tài sản trí tuệ để xây dựng chiến lược phát triển phù hợp cho doanh
nghiệp. Điều này sẽ giúp các doanh nghiệp có được những lợi thế cạnh tranh như
mong muốn trên thị trường trong và ngoài nước, có nhiều lợi ích mang lại sau
khi doanh nghiệp đã xây dựng cho mình được một chiến lược phát triển tên
thương mại phù hợp.
Qua các công trình nêu trên, chúng ta có thể thấy các vấn đề lý luận và
thực tiễn pháp luật về tên thương mại đã được các tác giả nghiên cứu và giải đáp
một cách có hệ thống, có giá trị khoa học và thực tiễn. Nếu như trước đây, hầu
hết các doanh nghiệp tập trung vào đầu tư cho các tài sản hữu hình và xem đó
như yếu tố tiên quyết trong việc tạo dựng thành công cho doanh nghiệp thì xu
thế hội nhập quốc tế đã đem đến cho các doanh nghiệp nhiều cơ hội kinh doanh
nhưng cũng không ít thách thức trong cạnh tranh, chính vì vậy, các doanh nghiệp
đã thay đổi nhận thức về yếu tố quyết định sức mạnh cạnh tranh trên thương
trường đó là phải coi trọng việc bảo vệ tài sản vô hình của doanh nghiệp từ bí
quyết kỹ thuật đến các ý tưởng, chiến lược kinh doanh, nhãn hiệu, kiểu dáng, tên
thương mại, thương hiệu và các kết quả vô hình khác được tạo ra bởi sự sáng

13
tạo, đổi mới của doanh nghiệp. Trên thực tế, các yếu tố đó đã đem lại giá trị kinh
tế cao gấp nhiều lần cho các doanh nghiệp.
Pháp luật về tên thương mại của doanh nghiệp trong thời gian qua đã nhận
được nhiều sự quan tâm luận giải của các nhà khoa học, nhà quản lý, nhà nghiên
cứu như: Bùi Huyền, Lê Đình Nghị, Vũ Thị Hải Yến, Lê Thị Nam Giang, Phạm
Vũ Khánh Toàn 3, 22, 52, 133 ở nhiều khía cạnh. Qua nghiên cứu các công
trình khoa học đã nêu ở mức độ khái quát, có thể thấy các vấn đề sau đây đã
được các tác giả nghiên cứu, lý giải như sau:
Xuất phát từ đặc tính phân biệt của tên thương mại có thể tạo ra lợi thế
trong cạnh tranh giữa các chủ thể kinh doanh trong cùng lĩnh vực. Do đó, khi có
uy tín thì tên thương mại có thể giúp cho doanh nghiệp tăng giá trị của hàng hóa
trong khi giá trị vật chất không thay đổi. Tên thương mại muốn được bảo hộ thì
doanh nghiệp phải xem xét hiện trạng pháp lý của các đối tượng đó có thỏa mãn
các tiêu chuẩn bảo hộ theo Luật SHTT không. Cụ thể là, xem tên thương mại
hiện có của doanh nghiệp có đáp ứng được tính phân biệt giữa doanh nghiệp với
các doanh nghiệp khác trong cùng lĩnh vực, địa bàn kinh doanh và đã được sử
dụng trên thực tế chưa. Khi thỏa mãn các điều kiện trên thì tên thương mại của
doanh nghiệp sẽ được nhà nước bảo hộ.
Tác giả Lê Tùng 55 trong bài viết đã chỉ rõ thế nào là tên thương mại
của doanh nghiệp - một việc tưởng dễ mà hoá khó. Việc xác định đâu là tên
thương mại để làm cơ sở cho việc huỷ bỏ hiệu lực của một nhãn hiệu đang được
bảo hộ còn là vấn đề còn gặp nhiều khó khăn, do vậy cần thiết phải quy định tên
thương mại và pháp luật bảo vệ tên thương mại của doanh nghiệp. Còn tác giả
Bùi Huyền 21, Nguyễn Thị Quế Anh 67 trong bài viết đã chỉ ra sự cần thiết
phải ghi nhận và bảo vệ tên thương mại của doanh nghiệp. Tên thương mại nổi
tiếng có thể giúp doanh nghiệp đạt được các vị thế dẫn đầu trong ngành nghề,
lĩnh vực mà nó tham gia, người tiêu dùng sẽ bị thu hút mạnh mẽ bởi danh tiếng
của nó. Sự nổi tiếng còn tạo ra sự bền vững về vị thế và phạm vi kinh doanh của

14
doanh nghiệp trên thị trường, tạo ra sự linh hoạt chủ động của chủ sở hữu trong
kinh doanh. Tên thương mại nổi tiếng sẽ làm tăng giá trị về kinh tế của tên
thương mại, tạo cơ hội cho doanh nghiệp hội nhập vào thị trường thế giới.
Trong quá trình soạn thảo sửa đổi, bổ sung Luật SHTT năm 2009 đã có
nhiều ý kiến đề nghị, thậm chí là đấu tranh để đưa việc xác lập và bảo hộ quyền
sở hữu công nghiệp vào Luật SHTT trong đó có tên thương mại, tiêu biểu là các
ý kiến của các tác giả: TS.Dương Tử Giang, TS.Phạm Vũ Khánh Toàn, Công ty
luật Baker & Mc Kenzie 101 thực ra ý kiến của các tác giả nên trên rất phù hợp
với xu hướng chung của thế giới. Rất nhiều quốc gia trong pháp luật của mình đã
ghi nhận, bảo hộ tên thương mại của doanh nghiệp. Do vậy, khi chọn một tên
thương mại mạnh có thể tăng tốc cao trong nhận thức thương hiệu và dù bạn
là ai thì tên thương mại của doanh nghiệp phải phân biệt được với doanh
nghiệp đối thủ.
Quyền đối với tên thương mại được xác lập trên cơ sở sử dụng mà không
phụ thuộc vào bất kỳ thủ tục đăng ký nào. Việc đăng ký tên chủ thể kinh doanh
theo quy định của pháp luật về thủ tục đăng ký kinh doanh, thủ tục đăng ký hoạt
động của doanh nghiệp và của các chủ thể kinh doanh khác chỉ có ý nghĩa ghi
nhận ý định sử dụng tên gọi của chủ thể đó mà không có ý nghĩa xác lập quyền.
Khi cá nhân, tổ chức tiến hành hoạt động kinh doanh thì cần phải có tên gọi, tên
giao dịch và thông thường tên gọi này được xác định trong bản khai đăng ký
kinh doanh được cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận. Luật thương mại
Việt Nam quy định “Nội dung đăng ký kinh doanh gồm: Tên thương nhân, tên
người đại diện có thẩm quyền, tên thương mại, biển hiệu, địa chỉ giao dịch
chính thức, ngành nghề kinh doanh, vốn điều lệ hoặc vốn đầu tư ban đầu,
thời hạn hoạt động, chi nhánh, cửa hàng, văn phòng đại diện nếu có”[77].
Ngoài ra, các nghiên cứu lý luận pháp luật về tên thương mại của doanh nghiệp
cũng được các tác giả nghiên cứu một cách công phu, có hệ thống qua các công
trình 21, 22, 44, 66, 67, 99 đây là cơ sở lý luận quan trọng cho việc làm rõ

15
những đặc thù trong cơ chế điều chỉnh pháp luật về tên thương mại của doanh
nghiệp.
Qua nghiên cứu các công trình nêu trên, chúng ta thấy quy định của
pháp luật SHTT về tên thương mại của Việt Nam là tương đối phù hợp với
công ước Paris và pháp luật của nhiều nước trên thế giới.
Nghiên cứu về thực tiễn thực hiện pháp luật và bảo vệ tên thương của
doanh nghiệp.
Đã có khá nhiều nghiên cứu về thực tiễn thực hiện và phương thức bảo vệ
tên thương mại; đặc biệt, trong thời gian gần đây, cùng với việc mở rộng thị
trường và tăng cường cạnh tranh, bên cạnh những mặt tích cực đã đạt được,
nhiều tiêu cực đã xảy ra như là hậu quả của những hành vi cạnh tranh không lành
mạnh. Trên thực tế, có không ít những tranh chấp về tên thương mại, nhãn
hiệu… của doanh nghiệp diễn ra ở cả trong và ngoài nước, điều này đã làm ảnh
hưởng trực tiếp tới uy tín, doanh thu của doanh nghiệp. Tên thương mại của
doanh nghiệp đã bị các chủ thể khác vì mục đích lợi nhuận mà sẵn sàng tìm mọi
cách để lợi dụng, gây thiệt hại đáng kể về kinh tế và uy tín cho các chủ sở hữu.
Để bảo vệ quyền lợi hợp pháp của các chủ sở hữu, Nhà nước đã ban hành các
văn bản pháp luật và những quy định chuyên ngành phù hợp, trong đó quy định
rõ cơ chế bảo vệ tên thương mại của doanh nghiệp. Công tác phòng, chống việc
xâm phạm tên thương mại được các cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện
tích cực, mang lại nhiều kết quả quan trọng. Tuy nhiên, hiện tượng xâm phạm
quyền sở hữu trí tuệ, cạnh tranh không lành mạnh đối với tên thương mại của
doanh nghiệp vẫn tiếp tục diễn ra phức tạp, đặt ra nhiều thách thức đối với các
cơ quan nhà nước có thẩm quyền và đối với các chủ doanh nghiệp.
Để góp phần giải quyết có hiệu quả các thách thức đặt ra, một trong những
nhiệm vụ cần làm là nghiên cứu để nhận diện, xác định cho rõ và đầy đủ các hành
vi xâm phạm quyền SHTT đối với tên thương mại của doanh nghiệp.
Phục vụ cho yêu cầu này, đã có nhiều tác giả dày công nghiên cứu 20,
21, 52, 55, 66, 67, 135. Các công trình này không chỉ dừng ở việc phân tích các

16
khía cạnh lý luận, đánh giá các quy định của pháp luật thực định mà còn mổ xẻ
nhiều vụ tranh chấp về tên thương mại xảy ra trong đời sống xã hội, qua đó làm
sinh động hơn những nhận định, kết luận khoa học, đồng thời cũng đặt ra một số
vấn đề cần được tiếp tục quan tâm nghiên cứu để làm rõ hơn, sâu sắc hơn. Chẳng
hạn như: tên doanh nghiệp và tên thương mại của doanh nghiệp có đồng nhất
không? nhãn hiệu và tên thương mại có trùng nhau không? tên thương mại và
thương hiệu doanh nghiệp tác động qua lại với nhau như thế nào?
1.1.3. Đánh giá tổng quan tình hình nghiên cứu
- Đánh giá, nhận xét chung về những vấn đề luận án kế thừa
Nhìn chung, các nghiên cứu về tên thương mại của doanh nghiệp được
thực hiện trên các khía cạnh sau:
(i) Đã có khá nhiều những nghiên cứu pháp luật về tên thương mại và điều
kiện bảo hộ tên thương mại. Ở đây, các vấn đề như: điều kiện bảo hộ, cơ chế bảo
vệ đối với tên thương mại của doanh nghiệp được lý giải sâu sắc.
(ii) Nghiên cứu về mối quan hệ giữa chính sách bảo hộ và pháp luật bảo
hộ đối với tên thương mại của doanh nghiệp, các nghiên cứu này đã đề cập ở
mức độ khác nhau về mối quan hệ giữa tên doanh nghiệp và tên thương mại, các
nhóm nghiên cứu, các tác giả nêu trên đã chỉ ra mối quan hệ giữa tên doanh
nghiệp, tên thương mại và sự cần thiết phải bảo hộ đối với tên thương mại của
doanh nghiệp; đã đề cập đến vấn đề phân biệt tên thương mại và nhãn hiệu,
những trường hợp nhãn hiệu và tên thương mại trùng nhau thì pháp luật sẽ bảo
hộ như thế nào: “tên thương mại là tên gọi còn tên nhãn hiệu là dấu hiệu”. Theo
một cách suy nghĩ khác thì tên thương mại thường được tiếp nhận là thành phần
tên riêng của công ty như ghi trong Giấy đăng ký kinh doanh còn nhãn hiệu là
tên một sản phẩm hay dịch vụ nào đó do doanh nghiệp đưa ra thị trường, đó là sự
khác biệt.
Tuy nhiên, trong một số trường hợp thì tên thương mại và nhãn hiệu có
thể là một. Vậy thì lúc này, tên thương mại có còn được hiểu là thành phần tên
riêng của doanh nghiệp như trong Giấy đăng ký kinh doanh không? Điều này

17
chưa được làm rõ trong các văn bản hướng dẫn thi hành và đây sẽ là một trong
những nguyên nhân làm cho tranh chấp xẩy ra nhiều trong tương lai vì từ lâu
tình trạng doanh nghiệp trùng tên đã là vấn đề hóc búa cho các cơ quan quản lý
nhà nước, cơ quan tư pháp, và cho cả các doanh nghiệp bị trùng tên. Nguyên
nhân của việc trùng tên doanh nghiệp đáng tiếc lại có từ quy định của pháp luật
doanh nghiệp. Các công trình nghiên cứu đã phản ánh các quy định của pháp luật
hiện nay đang còn có những bất cập cần được sửa đổi, bổ sung cho phù hợp.
(iii) Nghiên cứu thực trạng pháp luật và thực tiễn thực hiện pháp luật về bảo
hộ tên thương mại của doanh nghiệp.
Nghiên cứu thực trạng pháp luật về tên thương mại của doanh nghiệp là
nghiên cứu tổng quan những quy định của pháp luật dân sự, pháp luật thương
mại, pháp luật doanh nghiệp, pháp luật sở hữu trí tuệ để làm rõ giá trị đích thực
của tên thương mại, đồng thời đánh giá thực tiễn vận hành của các quy định đó
trong thực tế.
(iv) Nghiên cứu các biện pháp bảo hộ và chế tài xử lý đối với hành vi xâm
phạm tên thương mại của doanh nghiệp: bảo vệ tên thương mại của doanh
nghiệp không chỉ bảo đảm quyền tài sản của các chủ thể quyền SHTT mà còn là
động lực cho sự phát triển không ngừng các sáng tạo trong thương mại, là yếu tố
có ý nghĩa quan trọng đối với sức mạnh của mỗi quốc gia. Quy định của pháp
luật về bảo vệ tên thương mại là không cho phép các chủ thể sử dụng tên thương
mại mà người khác đã sử dụng nếu hoạt động kinh doanh của chủ thể này là
cùng lĩnh vực và cùng khu vực với hoạt động kinh doanh của chủ thể mang tên
thương mại đó 99. Để được bảo vệ, tên thương mại của doanh nghiệp phải
được chủ thể xác lập quyền sở hữu hợp pháp thông qua quá trình sử dụng. Thực
tiễn xử lý các hành vi xâm phạm tên thương mại của doanh nghiệp trong thời
gian qua chủ yếu dừng lại ở xử phạt vi phạm hành chính và tranh chấp dân sự,
hầu như chưa có vụ nào bị xử lý về hình sự. Để có thể bảo đảm quyền lợi của
các chủ thể thì rất cần một bộ phận chuyên trách về SHTT ở tòa án để giải quyết

18
các tranh chấp liên quan đến SHTT nói chung và tên thương mại của doanh
nghiệp nói riêng.
(v) Nghiên cứu đề xuất giải pháp hoàn thiện pháp luật về tên thương mại
của doanh nghiệp. Tình hình nghiên cứu và đề xuất về giải pháp hoàn thiện pháp
luật về tên thương mại của doanh nghiệp ở Việt Nam hiện nay chưa được nghiên
cứu nhiều, mới có các công trình nghiên cứu như 21, 22, 66, 67, 71] và các
nghiên cứu này mới chỉ dừng lại ở việc nên lên sự cần thiết phải hoàn thiện pháp
luật về tên thương mại. Hiện nay, mặc dù hệ thống pháp luật về SHTT Việt Nam
đã có nhiều tiến bộ, khá hoàn chỉnh và khá phù hợp với các tiêu chuẩn của các
điều ước quốc tế liên quan đến SHTT mà Việt Nam đã ký kết hoặc tham gia, tạo
hành lang pháp lý an toàn cho hoạt động sở hữu trí tuệ, song vẫn cần thiết phải
tiếp tục được hoàn thiện cả về nội dung và hình thức để bảo đảm hơn nữa tính
thống nhất, đồng bộ, minh bạch, công bằng khả thi, đầy đủ và hiệu quả của hệ
thống pháp luật SHTT Việt Nam, phù hợp hơn với thực tiễn ở Việt Nam cũng
như với tiêu chuẩn quốc tế 101.
Tóm lại, các nghiên cứu nêu trên đã giải quyết mối quan hệ giữa tên thương
mại với các đối tượng khác của quyền SHTT và pháp luật về tên thương mại của
doanh nghiệp hiện nay, như: đề cập và phân tích cơ sở lý luận của pháp luật về
tên thương mại của doanh nghiệp, đã khái quát được đặc điểm, điều kiện bảo hộ
tên thương mại của doanh nghiệp; làm rõ tên thương mại, điều kiện tên thương
mại được bảo hộ, trình tự thủ tục để xác lập tên thương mại; bước đầu có những
nghiên cứu về giá trị tài sản của quyền SHTT trong đó có đánh giá vai trò tài sản
trí tuệ đối với sự phát triển của doanh nghiệp. Kết quả của các công trình nghiên
cứu đã khái quát cho tác giả luận án một cách khá đầy đủ về thực trạng pháp luật
và thực trạng thực thi pháp luật về tên thương mại, từ đó giúp tác giả có cơ sở để
mở rộng nghiên cứu và hoàn thiện hơn nữa một số vấn đề như sau:
Những vấn đề luận án tiếp tục triển khai nghiên cứu
- Nghiên cứu về tên thương mại, tên doanh nghiệp: Luận án đi sâu nghiên
cứu về các vấn đề liên quan đến tên thương mại, tên doanh nghiệp mà hiện nay

19
đang còn nhiều vướng mắc từ đó đưa ra khái niệm về tên thương mại của doanh
nghiệp.
- Nghiên cứu về pháp luật, thực trạng thực hiện pháp luật: Luận án tiếp
tục nghiên cứu, đánh giá các quy định của pháp luật, thực trạng thực hiện pháp
luật về bảo hộ tên thương mại của doanh nghiệp, từ đó đưa ra khái niệm và đặc
điểm pháp luật về tên thương mại và chỉ ra những thành tựu và hạn chế cần của
pháp luật khắc phục.
- Đề xuất kiến nghị, giải pháp liên quan đến pháp luật về tên thương mại
của doanh nghiêp phù hợp với tình hình phát triển kinh tế xã hội và đảm bảo lợi
ích của các chủ thể.
1.2. Cơ sở lý thuyết nghiên cứu
1.2. 1. Lý thuyết nghiên cứu được áp dụng
Để thực hiện luận án, nghiên cứu sinh dựa trên những cơ sở lý thuyết sau đây:
- Lý thuyết về cạnh tranh được áp dụng để giải quyết những nội dung trong
luận án như: đánh giá thực trạng thực hiện pháp luật về tên thương mại của doanh
nghiệp và cơ chế bảo vệ chống lại các hành vi cạnh tranh không lành mạnh.
- Nguyên tắc thương mại công bằng là sự hợp tác đặt trên nền tảng đối
thoại, minh bạch và tôn trọng, hướng đến cân bằng thương mại quốc tế. Với mục
đích xây dựng và phát triển hệ thống thương mại toàn cầu dựa trên nguyên tắc
bình đẳng trong sản xuất và kinh doanh, thương mại công bằng góp phần vào sự
phát triển bền vững bằng cách đề ra những điều kiện thương mại lành mạnh hơn
và đảm bảo quyền lợi của các nhà sản xuất và người lao động có hoàn cảnh khó
khăn. Một trong những nguyên tắc cơ bản của hệ thống sở hữu trí tuệ là nguyên
tắc cân bằng lợi ích của chủ sở hữu trí tuệ và lợi ích của xã hội. Nguyên tắc này
được thể hiện xuyên suốt toàn bộ quá trình bảo hộ từ xác lập quyền, duy trì quyền
cho đến việc bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ. Bản chất của nguyên tắc cân bằng lợi ích
giữa chủ sở hữu trí tuệ và lợi ích xã hội là sự dung hoà quyền lợi giữa các bên
nhằm tạo ra điều kiện tồn tại và phát triển cho chính các bên, cao hơn nữa là thúc
đẩy sự phát triển của văn học, khoa học và kỹ thuật. Mỗi bên sẽ phải hi sinh một

20
phần quyền lợi của mình để hướng tới lợi ích chung lớn hơn, mà sâu xa hơn chính
là tạo ra một xã hội phát triển bền vững, công bằng và bình đẳng.
- Nguyên tắc đối xử quốc gia (nghĩa là theo thuật ngữ thương mại, một
quốc gia phải dành cho công dân của các quốc gia khác sự đối xử giống như
công dân của nước mình) là quan trọng vì nó đảm bảo rằng các doanh nghiệp
muốn có được sự bảo hộ đối với quyền SHTT của mình ở thị trường nước ngoài
thì sẽ nhận được sự bảo hộ ở mức độ giống như sự bảo hộ dành cho công dân
của nước đó (ví dụ, thời hạn và phạm vi bảo hộ). Nguyên tắc đối xử quốc gia
được hiểu là hàng hóa xuất nhập khẩu, dịch vụ và quyền sở hữu trí tuệ nước
ngoài phải được đối xử không kém thuận lợi hơn so với hàng hóa cùng loại trong
nước. Trong khuôn khổ WTO, nguyên tắc đối xử quốc gia chỉ áp dụng đối với
hàng hóa, dịch vụ và các quyền SHTT, chưa áp dụng đối với cá nhân và pháp
nhân. Phạm vi áp dụng của nguyên tắc đối xử quốc gia đối với hàng hóa, dịch vụ
và SHTT có khác nhau: đối với hàng hóa và SHTT, việc áp dụng nguyên tắc đối
xử quốc gia là một nghĩa vụ chung, có nghĩa là hàng hóa và quyền SHTT nước
ngoài sau khi đã đóng thuế quan hoặc được đăng ký bảo vệ hợp pháp, được đối
xử bình đẳng như hàng hóa và quyền SHTT trong nước đối với thuế và lệ phí nội
địa, các quy định về mua, bán, phân phối vận chuyển.
- Các quan điểm về tự do kinh doanh, tự do hợp đồng và vai trò của Nhà
nước trong nền kinh tế thị trường được áp dụng để xác định các nội dung như:
khu vực kinh doanh, lĩnh vực kinh doanh, định giá trao đổi tài sản là tên thương
mại của doanh nghiệp, việc thực hiện các yêu cầu này phải tuân theo những quy
định của pháp luật trong điều kiện phát triển nền kinh tế thị trường và xu thế
quốc tế hóa hiện nay.
- Quan điểm của Đảng và Nhà nước Việt Nam về xây dựng và hoàn thiện
thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là cơ sở để giải quyết
những bất cập, hạn chế gặp phải khi thực thi pháp luật và là căn cứ để xây dựng
hoàn thiện pháp luật về tên thương mại của doanh nghiệp.

21
1.2.2. Câu hỏi nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu
Từ cơ sở lý thuyết nêu trên, luận án được triển khai với các câu hỏi
nghiên cứu tập trung vào các khía cạnh: lý luận, thực tiễn pháp lý và các giải
pháp, kiến nghị.
Câu hỏi nghiên cứu chung: Pháp luật về tên thương mại của doanh nghiệp
bao gồm những nội dung nào? Đã đáp ứng đầy đủ yêu cầu của việc bảo hộ
quyền SHTT về tên thương mại của doanh nghiệp chưa? Để giải quyết vấn đề
này cần giải quyết các câu hỏi sau:
1. Tên thương mại là gì? Nội hàm của nó ra sao? Phân biệt dấu hiệu cấu
thành tên thương mại của doanh nghiệp với một số đối tượng của quyền sở hữu
trí tuệ như: tên doanh nghiệp, nhãn hiệu, thương hiệu.
Những khía cạnh lý luận nào liên quan đến quyền SHTT về tên thương mại
của doanh nghiệp đã được nghiên cứu nhiều, cần được kế thừa và phát triển?
Có quan điểm khoa học khác nhau về tên thương mại không? Yếu tố nào trong
lý luận về tên thương mại là giá trị phổ biến của nhân loại? Yếu tố nào thể hiện
tính đặc thù của Việt Nam.
2. Thực trạng pháp luật và thực tiễn thực hiện pháp luật về tên thương mại
như thế nào?
3. Giải pháp cơ bản nào để hoàn thiện quy định của pháp luật về tên thương
mại trong giai đoạn hiện nay?.
Giả thuyết nghiên cứu chung:
Còn có một số khía cạnh lý luận liên quan đến quyền SHTT về tên thương
mại của doanh nghiệp chưa được nghiên cứu, lý giải thấu đáo. Pháp luật về
quyền SHTT đối với tên thương mại của doanh nghiệp còn nhiều bất cập chưa
thực sự phù hợp với yêu cầu phát triển trong nền kinh tế thị trường và xu thế hội
nhập quốc tế cần được làm rõ.
Thực thi pháp luật nói chung và pháp luật về quyền SHTT về tên thương mại
của doanh nghiệp ở Việt Nam còn nhiều yếu kém, cần làm rõ thực trạng này.
Cơ sở khoa học giải quyết giả thuyết nghiên cứu:

22
Sự thống nhất giữa quy định của các ngành luật Luật Thương mại, Luật
Doanh nghiệp, Luật Dân sự, Luật sở hữu trí tuệ, Luật Đầu tư là cơ sở khoa học
để làm rõ các vấn đề giả thuyết nghiên cứu.
Dự định kết quả nghiên cứu:
- Đưa ra được khái niệm tên thương mại của doanh nghiệp, khái niệm pháp
luật về tên thương mại của doanh nghiệp, chỉ ra được đặc điểm đặc trưng của
pháp luật về tên thương mại của doanh nghiệp một cách đầy đủ và khoa học.
- Đưa ra các tiêu chí phân biệt tên thương mại của doanh nghiệp với một số
đối tượng khác của quyền SHTT
- Tìm hiểu và phân tích những quy định pháp luật của nước ngoài về tên
thương mại của doanh nghiệp. Từ đó rút ra những kinh nghiệm cho Việt Nam
- Phản ánh thực trạng quy định pháp luật và thực tiễn thực hiện pháp luật
về tên thương mại và đánh giá các quy định pháp luật đó.
- Đưa ra các đánh giá về ưu, nhược điểm trong quy định pháp luật và thực
hiện pháp luật ở nước ta và tìm ra nguyên nhân của những hạn chế cần khắc phục.
- Chỉ ra những yêu cầu cần thiết của việc tiếp tục hoàn thiện các quy định
pháp luật về tên thương mại của doanh nghiệp.
- Đưa ra các định hướng để hoàn thiện các quy định của pháp luật về tên
thương mại của doanh nghiệp.
- Đề ra một số giải pháp, kiến nghị trong quá trình thực thi và hoàn thiện
pháp luật về tên thương mại của doanh nghiệp.
Kết luận Chương 1
Nghiên cứu tổng quan các công trình nghiên cứu có liên quan đến tên
thương mại và pháp luật về tên thương mại của doanh nghiệp ở trong và ngoài
nước tạo ra cho tác giả một cái nhìn toàn diện, sâu sắc về các vấn đề liên quan
đến đề tài luận án.
Qua việc nghiên cứu, tìm hiểu các công trình trong và ngoài nước liên
quan đến đề tài của luận án, tác giả nhận thấy: (i) đã có nhiều công trình

23
nghiên cứu về tên thương mại nhưng chưa có nhiều công trình nghiên cứu
một cách hệ thống, toàn diện và đầy đủ về tên thương mại của doanh nghiệp,
pháp luật về tên thương mại của doanh nghiệp mà các công trình nghiên cứu
nêu trên đã bước đầu tiếp cận dưới các góc độ khác nhau như khái niệm, thực
tiễn, đề xuất kiến nghị, và các yếu tố tác động đến hoạt động thực thi quyền
đối với tên thương mại. (ii) Các công trình nghiên cứu đã đề cập đến những
vấn đề thực tiễn thực hiện, thực trạng pháp luật về tên thương mại của doanh
nghiệp nhưng để đánh giá tổng hợp thành một công trình đầy đủ các yếu tố
liên quan đến pháp luật về tên thương mại của doanh nghiệp thì hiện nay chưa
có một công trình nghiên cứu khoa học cũng như luận án tiền sĩ nào nghiên
cứu một cách có hệ thống đầy đủ, sâu sắc về vấn đề này.
Nhận thức được điều đó, nghiên cứu sinh đã xác định rõ mục đích
nghiên cứu, nhiệm vụ nghiên cứu và các phương pháp nghiên cứu cụ thể của
luận án. Đó là: luận án sẽ đi sâu nghiên cứu, tập trung làm rõ cả về mặt lý
luận và thực tiễn của pháp luật về tên thương mại của doanh nghiệp, từ đó đề
xuất những giải pháp vừa mang tính tổng thể vừa mang tính toàn diện để góp
phần hoàn thiện pháp luật về tên thương mại của doanh nghiệp hiện nay.

24
CHƢƠNG 2
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ
TÊN THƢƠNG MẠI CỦA DOANH NGHIỆP
VÀ PHÁP LUẬT VỀ TÊN THƢƠNG MẠI CỦA DOANH NGHIỆP

Ở chương này, vấn đề lý luận pháp luật về tên thương mại của doanh
nghiệp và đánh giá tính hiệu quả quy định của pháp luật về tên thương mại của
doanh nghiệp là tư tưởng xuyên suốt để tạo nền tảng lý thuyết cho việc
nghiên cứu luận án, Vì vậy, tác giả đã tập trung nghiên cứu, làm rõ các vấn
đề cơ bản dưới đây:
2.1. Những vấn đề lý luận về tên thƣơng mại của doanh nghiệp
2.1.1. Khái niệm tên thương mại, tên thương mại của doanh nghiệp
2.1.1.1. Khái niệm tên thương mại
Thương mại là hoạt động ra đời sớm trong lịch sử xã hội, sự ra đời và phát
triển của thương mại gắn liền với nền sản xuất hàng hóa. Thương mại,
Comerxium (tiếng Latinh), Commerce (theo tiếng Anh) có nghĩa là buôn bán. Ở
nước ta, theo cách hiểu phổ thông, thương mại là hoạt động trao đổi hay giao lưu
hàng hóa, dịch vụ trên cơ sở thuận mua vừa bán [62, tr.29].
Văn bản pháp luật quốc tế đầu tiên có liên quan quan đến việc ghi nhận
và bảo hộ tên thương mại là Công ước Paris 1883 về bảo hộ quyền sở hữu công
nghiệp. Công ước Paris áp dụng cho sở hữu công nghiệp bao gồm sáng chế,
nhãn hiệu, kiểu dáng công nghiệp, mẫu hữu ích, tên thương mại, chỉ dẫn địa lý
(chỉ dẫn nguồn gốc và tên gọi xuất xứ) và chống cạnh tranh không lành mạnh.
Điều 8 Công ước Paris 1883 ghi nhận:“Tên thương mại được bảo hộ ở tất cả
các nước thành viên của Liên minh mà không bị bắt buộc phải nộp đơn hoặc
đăng ký, bất kể tên thương mại đó có hay không là một phần của một nhãn hiệu
hàng hoá”[112].

25
Theo quy định tại khoản 21 Điều 4 Luật SHTT [80] thì: tên thương mại là
tên gọi của tổ chức, cá nhân sử dụng trong hoạt động kinh doanh, dùng để nhận
biết và phân biệt chủ thể kinh doanh mang tên gọi đó với chủ thể kinh doanh
khác trong cùng lĩnh vực.
Hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp luôn gắn liền với tên thương
mại của doanh nghiệp đó. Trong một lĩnh vực, một khu vực kinh doanh có rất
nhiều chủ thể kinh doanh khác nhau cùng hoạt động. Do đó, tên thương mại là
một yếu tố quan trọng để cá biệt hóa, phân biệt các chủ thể kinh doanh trong
hoạt động thương mại giúp cho khách hàng, bạn hàng, đối tác có thể nhận diện
được doanh nghiệp đó. Một doanh nghiệp có thể sở hữu và sử dụng nhiều
nhãn hiệu khác nhau để phân biệt hàng hóa, dịch vụ của họ với hàng hóa,
dịch vụ của đối thủ cạnh tranh nhưng chỉ có thể sử dụng một tên thương mại.
Hiện nay trên thế giới có các quan điểm về tên thương mại như sau:
Quan điểm thứ nhất 146 cho rằng, tên thương mại, tên doanh nghiệp và
nhãn hiệu là yếu tố cấu thành thương hiệu. Do vậy, chỉ tồn tại khái niệm nhãn
hiệu thương mại và thương hiệu. Ví dụ: tại Anh thì tên công ty được điều chỉnh
bởi luật công ty còn thương hiệu và nhãn hiệu thương mại được đăng ký bảo hộ
theo quy định của pháp luật SHTT của Anh.
Quan điểm thứ hai 146 cho rằng, tên thương mại thường là một phần
của nhãn hiệu nên một số quốc gia chỉ ghi nhận tên thương mại là nhãn hiệu
thương mại vì người tiêu dùng chỉ quan tâm đến nhãn hiệu thương mại được ghi
nhớ trong tâm trí chứ không quan tâm tên doanh nghiệp là gì. Ngay trong quy
định của Hiệp định Trips cũng chủ yếu đề cập đến nhãn hiệu và coi nhãn hiệu là
dấu hiệu để phân biệt và làm nên thương hiệu.
Ngoài ra, một số quốc gia khác lại có những quy định đặc thù về tên thương
mại như [146]: nước Úc quy định chủ sở hữu có quyền đăng ký nhiều nhãn hiệu
dưới dạng tên thương mại riêng hoặc có thể đăng ký nhiều tên thương mại.

26
2.1.1.2. Khái niệm tên thương mại của doanh nghiệp
Tên thương mại của doanh nghiệp ở Việt Nam được ghi nhận muộn hơn
nhiều so với thế giới, vào năm 1997 Luật Thương mại quy định cụ thể về tên
thương mại của doanh nghiệp như sau “Thương nhân phải có tên thương mại,
biển hiệu, tên thương mại có thể kèm theo biểu tượng; Tên thương mại và biển
hiệu không được vi phạm truyền thống lịch sử, văn hoá, đạo đức và thuần phong
mỹ tục Việt Nam; Tên thương mại, biển hiệu phải được viết bằng tiếng Việt
Nam; tên thương mại, biển hiệu có thể được viết thêm bằng tiếng nước ngoài với
kích thước nhỏ hơn; Tên thương mại phải được ghi trong các hoá đơn, chứng từ,
giấy tờ giao dịch của thương nhân.” Điều 24 Luật Thương mại 1997 [77].
Cho đến nay, các văn bản pháp luật chuyên ngành liên quan đến doanh
nghiệp cũng chưa đưa ra một khái niệm cụ thể về tên thương mại của doanh
nghiệp, mà chỉ có Luật SHTT đưa ra khái niệm chung về tên thương mại dùng
cho các chủ thể kinh doanh.
Từ thực tế nghiên cứu ở Việt Nam, cho thấy: đa số thành phần tên riêng
của doanh nghiệp là tên thương mại, rất ít trường hợp tên thương mại không phải
là thành phần tên riêng của doanh nghiệp. Ví dụ: Công ty TNHH Lavie có tên
thương mại là Lavie, Công ty cổ phần nước khoáng Vĩnh Hảo có tên thương mại
là Vĩnh Hảo, Công ty cổ phần thực phẩm Kinh Đô có tên thương mại là Kinh
Đô… Tên thương mại của doanh nghiệp thường là một phần của tên doanh
nghiệp - thường là thành phần tên riêng, khi doanh nghiệp hoạt động dưới một
tên doanh nghiệp thì thành tố đầu cấu thành tên doanh nghiệp là để xác định loại
hình doanh nghiệp và trách nhiệm pháp lý của doanh nghiệp đó, còn thành tố thứ
hai là tên riêng là để xưng danh khi hoạt động và nó được coi là tên thương mại
kể từ thời điểm hoạt động.
Qua tìm hiểu và nghiên cứu về tên thương mại, có thể đưa ra định nghĩa về
tên thương mại của doanh nghiệp như sau: Tên thương mại của doanh nghiệp là
thành phần tên riêng của tên doanh nghiệp được sử dụng trong hoạt động sản

27
xuất, kinh doanh để nhận biết và phân biệt chủ thể kinh doanh là doanh nghiệp
này với chủ thể kinh doanh là doanh nghiệp khác trong cùng lĩnh vực kinh doanh.
Theo quy định của pháp luật hiện hành thì “lĩnh vực và khu vực kinh
doanh” của tên thương mại là tương đối trừu tượng, thiếu cụ thể nên gặp nhiều
khó khăn trong việc xác định. Trên thực tế, nhiều doanh nghiệp có chi nhánh
khắp các tỉnh, hay một doanh nghiệp kinh doanh ở khu vực phía bắc rộng lớn
gồm nhiều tỉnh, thành phố (được giải thích là khu vực địa lý có bạn hàng, khách
hàng), nên tên thương mại được xác lập dễ trùng với thành phần tên riêng của
các doanh nghiệp khác. Chính vì vậy, theo tác giả thì khái niệm tên thương mại
của doanh nghiệp không cần thiết phải thêm từ “khu vực kinh doanh” và mặc
nhiên giới hạn khu vực được hiểu trên một phạm vi rộng có thể là nơi doanh
nghiệp có bạn hàng hoặc nơi có danh tiếng.
Trong những năm qua, để bảo đảm an toàn, doanh nghiệp thường lựa
chọn giải pháp đăng ký bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa để được bảo hộ trong phạm
vi toàn quốc. Thông qua việc tra cứu nhãn hiệu trên website của Cục Sở hữu trí
tuệ cho thấy một số lượng rất lớn doanh nghiệp phát triển tên doanh nghiệp, tên
thương mại lên thành nhãn hiệu. Việc xét đơn đề nghị cấp giấy chứng nhận đăng
ký nhãn hiệu hàng hóa sẽ không thể có đủ dữ liệu tên doanh nghiệp, hay tên
thương mại đã được xác lập quyền trước trên toàn quốc. Do đó, thực tế có nhãn
hiệu trùng với thành phần tên riêng của doanh nghiệp, tên thương mại ở các địa
phương khác nhau và dẫn đến xảy ra những tranh chấp. Ví dụ: tranh chấp giữa
Trường Đại học Đông Á (Đà Nẵng) và Trường Đại học Công nghệ Đông Á (Bắc
Ninh) về nhãn hiệu, tên thương mại Đông Á mà Trường Đại học Đông Á (Đà
Nẵng) đã đăng ký từ năm 2005; hay tranh chấp giữa Công ty Cổ phần Vincom
với Công ty Cổ phần Tài chính và Bất động sản Vincon về nhãn hiệu, tên
thương mại VinCon… Do vậy, tên thương mại được bảo hộ có thể trùng với
thành phần tên riêng có khả năng phân biệt của tên doanh nghiệp chứ không
phải trùng toàn bộ tên riêng gồm cả ngành nghề đăng ký kinh doanh hoặc với

28
phần chữ - thành phần chính có khả năng phân biệt của nhãn hiệu đã được bảo
hộ của doanh nghiệp.
Từ những phân tích nêu trên, tác giả thấy rằng các quan điểm, quy định
của pháp luật về tên thương mại, tên thương mại của doanh nghiệp ở Việt Nam
hiện nay tương đồng với nhóm quan điểm thứ 2 của xu thế trên thế giới và phù
hợp với quy định trong Hiệp định Trips.
2.1.2. Đặc điểm về tên thương mại của doanh nghiệp
Tên thương mại của doanh nghiệp có những điểm tương đồng như các đối
tượng thuộc quyền sở hữu công nghiệp, tuy nhiên vẫn có những đặc trưng khác
biệt như sau:
Một là, về mặt đối tượng, một mặt tên thương mại của doanh nghiệp được
xác định giống hoặc tương tự với nhãn hiệu mà doanh nghiệp đó sở hữu 67,
mặt khác tên thương mại là lại là tên gọi của doanh nghiệp thực hiện chức năng
phân biệt với doanh nghiệp khác trong vùng lĩnh vực. Do vậy, nếu mỗi doanh
nghiệp chỉ có một tên thương mại để xưng danh thì ngược lại có thể có nhiều
nhãn hiệu để phân biệt, cạnh trạnh trên thị trường.
Hai là, về mặt không gian, quyền đối với tên thương mại của doanh
nghiệp chỉ có hiệu lực trong một phạm vi không gian nhất định nơi tên thương
mại được bảo hộ 67. Nếu tên thương mại của doanh nghiệp được xác lập theo
cách đăng ký giống như tên doanh nghiệp thì tên thương mại có thể được bảo hộ
trên phạm vi một vùng nhất định của quốc gia hay trên toàn lãnh thổ, nơi mà tên
thương mại được đăng ký hoặc phổ biến với mọi người; Nếu việc bảo hộ tên
thương mại của doanh nghiệp dựa trên sự kiện sử dụng của doanh nghiệp trong
hoạt động sản xuất, kinh doanh thì được bảo hộ trên toàn bộ lãnh thổ của nước
đó không phụ thuộc vào mức độ được biết đến của tên thương mại tại các vùng
lãnh thổ khác nhau trong nước.
Ngoài ra, những điều kiện bảo hộ tên thương mại của công dân nước sở
tại cũng được áp dụng với công dân nước ngoài (trừ điều kiện về đăng ký). Nếu
tại nước sở tại tên thương mại nội địa được bảo hộ trên cơ sở nó đã được biết

29
đến trên toàn bộ lãnh thổ hoặc một vùng lãnh thổ nhất định thì tên thương mại
nước ngoài cũng chỉ được bảo hộ nếu như đã có danh tiếng tại nước đó. Và
ngược lại, nếu ở nước sở tại điều kiện tên thương mại đã được biết đến không
phải là một trong những tiêu chí để bảo hộ thì tên thương mại nước ngoài sẽ
được bảo hộ không phụ thuộc vào danh tiếng của nó ở nước sở tại [67]. Do vậy,
có thể tồn tại thực tế là tại nước xuất xứ tên thương mại chỉ được bảo hộ trên
một khu vực nhưng tại nước khác nó lại được bảo hộ trên toàn lãnh thổ.
Ba là, về mặt thời gian, tên thương mại của doanh nghiệp không bị hạn
chế về thời gian, điều đó có nghĩa là sau khi doanh nghiệp sử dụng tên thương
mại để xưng danh trong hoạt động thì doanh nghiệp có thể sử dụng nó mà không
bị bất cứ hạn chế nào về mặt thời gian chừng nào doanh nghiệp còn tồn tại và
đang sử dụng thì các chủ thể khác không được xâm phạm. Điều này thể hiện sự
khác biệt cơ bản với các đối tượng thuộc quyền sở hữu công nghiệp khác như
nhãn hiệu, kiểu dáng công nghiệp, những đối tượng này đều có quy định về thời
hạn bảo hộ cụ thể và trách nhiệm của chủ sở hữu phải nộp phí để duy trì văn
bằng bảo hộ khi nộp đơn yêu cầu bảo hộ, nếu không sẽ bị mất quyền mặc dù
đang còn thời gian bảo hộ.
Một đặc trưng nữa là việc sử dụng tên thương mại không những là quyền
mà còn là nghĩa vụ của chủ thể kinh doanh, nghĩa là chủ thể không những có
quyền kinh doanh dưới tên thương mại mà còn có nghĩa vụ làm điều đó. Ví dụ:
theo quy định tại Điều 17 của Bộ luật Thương mại Nhật Bản “khi một bên đã
đăng ký một tên thương mại mà không sử dụng nó trong 2 năm mà không có lý
do chính đáng thì tên thương mại đó bị coi là vô hiệu hóa” [120].
2.1.3. Phân biệt tên thương mại của doanh nghiệp với tên doanh
nghiệp, nhãn hiệu và thương hiệu
Cùng với các đối tượng sở hữu công nghiệp khác như nhãn hiệu, thương
hiệu, chỉ dẫn địa lý, tên gọi xuất xứ hàng hóa…tên thương mại được sử dụng để
xưng danh nhằm phân biệt chủ thể kinh doanh này với chủ thể kinh doanh khác
trong cùng lĩnh vực và khu vực. Vì vậy, việc phân biệt tên thương mại với các

30
đối tượng này là cần thiết, đặc biệt, việc so sánh này sẽ chỉ ra sự khác biệt giữa
các đối tượng trong vấn đề bảo hộ phù hợp với pháp luật quốc gia và pháp luật
quốc tế.
2.1.3.1. Tên thương mại của doanh nghiệp và tên doanh nghiệp
Đây là hai đối tượng có nhiều điểm tương đồng và dễ gây nhầm lẫn trong
thực tế. Như chúng ta biết, tên thương mại của doanh nghiệp và tên doanh
nghiệp có những điểm giống và khác nhau cơ bản sau:
- Giống nhau:
Đều là tên gọi của chủ thể kinh doanh
Đều có thành phần tên riêng để phân biệt
- Khác nhau
* Khái niệm
Tên thương mại của doanh nghiệp là thành phần tên riêng của tên doanh
nghiệp được sử dụng trong hoạt động sản xuất, kinh doanh để phân biệt chủ thể
kinh doanh là doanh nghiệp này với chủ thể kinh doanh là doanh nghiệp khác
trong cùng lĩnh vực kinh doanh.
Tên doanh nghiệp là tên gọi để cá thể hóa doanh nghiệp này với doanh
nghiệp khác trong cùng một lĩnh vực hoạt động, khái quát hóa loại hình tổ chức
và lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp.
* Cơ chế xác lập
Tên thương mại của doanh nghiệp được bảo hộ bởi Luật SHTT và xác lập
tự động trên cơ sở doanh nghiệp sử dụng trong kinh doanh. Như vậy, chức năng
chính của tên thương mại của doanh nghiệp là nhằm phân biệt, cá thể hóa chủ
thể kinh doanh này với chủ thể kinh doanh khác. Sự phân biệt này cần thiết được
đặt ra khi trong cùng một lĩnh vực kinh doanh, trong cùng một khu vực kinh
doanh luôn có sự cạnh tranh gay gắt giữa các chủ thể kinh doanh. Khu vực kinh
doanh là khu vực địa lý nơi chủ thể kinh doanh có bạn hàng, khách hàng hoặc
danh tiếng. Như vậy, khu vực kinh doanh có thể nằm trong phạm vi hay vượt ra
ngoài phạm vi lãnh thổ của quốc gia. Điều này hoàn toàn phụ thuộc vào việc

31
thúc đẩy hoạt động kinh doanh của chủ thể kinh doanh đến đâu như chiến lược
mở rộng tiếp thị, quảng cáo, mở các chi nhánh hay các văn phòng đại diện hoặc
sáp nhập giữa các chủ thể kinh doanh để trở thành các tập đoàn đa quốc gia lớn
mạnh trên toàn thế giới.
Còn tên doanh nghiệp muốn được bảo hộ thì phải đăng ký theo Luật DN:
Tên doanh nghiệp và những dấu hiệu của doanh nghiệp phải được đăng ký tại cơ
quan nhà nước có thẩm quyền theo trình tự, thủ tục do pháp luật quy định và
được Nhà nước bảo hộ, không một chủ thể nào khác được sử dụng những dấu
hiệu riêng của doanh nghiệp đã đăng ký để hoạt động.
Về cơ bản, do được sử dụng trong hoạt động kinh doanh hàng ngày của
doanh nghiệp, nên tên thương mại của doanh nghiệp sẽ phải đáp ứng các yêu cầu
mà pháp luật doanh nghiệp dành cho tên doanh nghiệp. Trong giao dịch, các chủ
thể kinh doanh có xu hướng sử dụng tên thương mại ngắn (có thể gọi là tên viết
tắt, tên giao dịch). Tên giao dịch mà doanh nghiệp thường sử dụng trong hoạt
động thương mại bắt buộc vẫn phải có thành phần phân biệt. Phần phân biệt hay
tên riêng của tên thương mại còn được dùng với chức năng của một nhãn hiệu
nếu doanh nghiệp đăng ký tên giao dịch này như một nhãn hiệu 47, tr.105.
Ví dụ: Ngân hàng Công thương Việt Nam (VIETTIN BANK) đăng ký chữ
“VIETTIN BANK” làm nhãn hiệu, đây vừa là tên thương mại của doanh nghiệp,
vừa là nhãn hiệu.
Như vậy, một khi tên doanh nghiệp được đăng ký, tên đó thuộc quyền sở
hữu hợp pháp của doanh nghiệp và thành phần tên riêng là một trong hai yếu tố
cấu thành nên tên doanh nghiệp (gồm loại hình doanh nghiệp và tên riêng của
doanh nghiệp) trở thành tên thương mại của doanh nghiệp được định nghĩa là:
“Tên thương mại của doanh nghiệp là thành phần tên riêng của tên doanh
nghiệp được sử dụng trong hoạt động sản xuất, kinh doanh để nhận biết và phân
biệt chủ thể kinh doanh là doanh nghiệp này với chủ thể kinh doanh là doanh
nghiệp khác trong cùng lĩnh vực kinh doanh”.

32
Từ phân tích trên cho thấy, tên thương mại của doanh nghiệp và tên doanh
nghiệp ở Việt Nam có sự trùng nhau mặc dù được điều chỉnh bởi hai văn bản
luật khác nhau. Thành phần tên riêng của tên doanh nghiệp trở thành tên thương
mại của doanh nghiệp khi doanh nghiệp chính thức hoạt động dưới tên doanh
nghiệp đã đăng ký, doanh nghiệp hoạt động sẽ sử dụng tên để xưng danh với
khách hàng. Từ thời điểm đó, thành phần tên riêng của doanh nghiệp trở thành
tên thương mại của doanh nghiệp và được bảo hộ theo quy định của Luật SHTT,
hiện nay chưa có một văn bản pháp luật nào trực tiếp ghi nhận cụ thể tên doanh
nghiệp là tên thương mại nhưng theo cách quy định của Luật SHTT và Luật
Thương mại thì chúng ta hiểu rằng tên thương mại chính là thành phần tên riêng
của doanh nghiệp, do vậy mỗi doanh nghiệp chỉ có một tên thương mại.
2.1.3.2. Tên thương mại của doanh nghiệp và nhãn hiệu
Nhãn hiệu và tên thương mại của doanh nghiệp là hai đối tượng được bảo
hộ bởi quyền SHTT. Do vậy, giữa chúng có những điểm giống nhau là đều dùng
để phân biệt sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ của chủ thể kinh doanh này với chủ thể
kinh doanh khác. Tuy nhiên, tên thương mại của doanh nghiệp và nhãn hiệu có
những điểm khác biệt sau:
Một là, việc ghi nhận về cơ sở pháp lý.
So với tên thương mại thì nhãn hiệu được ghi nhận và nhắc đến nhiều hơn
trong các văn bản pháp luật trong và ngoài nước, chẳng hạn: trong Công ước
Paris 1883 về bảo hộ sở hữu công nghiệp có khá nhiều điều khoản ghi nhận về
nhãn hiệu cụ thể là ở các điều 6, điều 6bis, 6ter, 6quater, 7, 7bis; trong khi đó tên
thương mại chỉ được ghi nhận trong điều 8 “tên thương mại được bảo hộ ở tất cả
các nước thành viên mà không bị ràng buộc phải nộp đơn đăng ký hay phải
đăng ký, bất kể tên thương mại đó có tạo nên một phần của nhãn hiệu hay
không” 112.
Ngoài ra, điều 15 Hiệp định Trips đã quy định: “Bất kỳ một dấu hiệu, hoặc
tổ hợp các dấu hiệu nào, có khả năng phân biệt hàng hoá hoặc dịch vụ của một
doanh nghiệp với hàng hoá hoặc dịch vụ của các doanh nghiệp khác, đều có thể

33
làm nhãn hiệu hàng hoá”115. Hay Thoả ước Madrid về đăng ký quốc tế Nhãn
hiệu hàng hoá quy định “đăng ký quốc tế không thể được sử dụng bởi một thể
nhân hoặc pháp nhân không có mối liên hệ cần thiết với một thành viên của Liên
minh Madrid, thông qua cơ sở kinh doanh, nơi cư trú, quốc tịch, cũng không thể
được sử dụng để bảo hộ một nhãn hiệu hàng hoá ngoài Liên minh Madrid. Một
nhãn hiệu có thể là đối tượng của một đăng ký quốc tế chỉ khi nhãn hiệu đó đã
được đăng ký”113.
Trong văn bản pháp luật quốc gia thì: Nhãn hiệu là dấu hiệu dùng để phân
biệt hàng hoá, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân khác nhau. Trong khi đó, tên
thương mại của doanh nghiệp là thành phần tên riêng của tên doanh nghiệp được
sử dụng trong hoạt động sản xuất, kinh doanh để phân biệt chủ thể kinh doanh là
doanh nghiệp này với chủ thể kinh doanh là doanh nghiệp khác trong cùng lĩnh
vực kinh doanh. Mối quan hệ giữa nhãn hiệu và tên thương mại của doanh
nghiệp được quy định tại điểm j, khoản 2 điều 74 Luật SHTT theo đó nhãn hiệu
sẽ bị coi là không có khả năng phân biệt nếu “Dấu hiệu trùng hoặc tương tự với
tên thương mại đang được sử dụng của người khác, nếu việc sử dụng dấu hiệu
đó có thể gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng về nguồn gốc hàng hoá, dịch vụ”.
Ngoài ra, theo quy định tại khoản 3 điều 78 Luật SHTT thì tên thương mại
được coi là có khả năng phân biệt nếu “Không trùng hoặc tương tự đến mức gây
nhầm lẫn với nhãn hiệu của người khác hoặc với chỉ dẫn địa lý đã được bảo hộ
trước ngày tên thương mại đó được sử dụng”.
Như vậy, một nhãn hiệu có thể bị từ chối bảo hộ nếu dấu hiệu này là dấu
hiệu trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với tên thương mại của doanh
nghiệp đang được sử dụng của người khác và ngược lại tên thương mại của
doanh nghiệp cũng sẽ không có khả năng phân biệt đồng nghĩa với việc không
được bảo hộ dưới tên thương mại của doanh nghiệp nếu tên thương mại này
trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với nhãn hiệu đã được bảo hộ trước
ngày tên thương mại của doanh nghiệp đó được sử dụng một cách hợp pháp.

34
Hai là, về tiêu chí phân biệt.
Để đánh giá về khả năng trùng hoặc tương tự gây nhầm lẫn giữa nhãn
hiệu với tên thương mại thường được đánh giá bởi các tiêu chí sau đây:
(i) Về mặt dấu hiệu: Nhãn hiệu thường được đánh giá trên cơ sở các tiêu
chí như cấu trúc, cách phát âm và cảm quan thị giác còn tên thương mại của
doanh nghiệp là tên gọi của doanh nghiệp
(ii) Về thời hạn bảo hộ: Nhãn hiệu được bảo hộ có thời hạn và có thể gia
hạn nhiều lần nhưng chủ sở hữu phải nộp đơn và nộp phí duy trì bảo hộ. Còn tên
thương mại của doanh nghiệp được bảo hộ không xác định thời hạn và không
phải nộp phí duy trì bảo hộ.
(iii) Về cơ chế xác lập: Tên thương mại của doanh nghiệp được xác định
trên cơ sở sử dụng, một doanh nghiệp chỉ được sở hữu một tên thương mại, còn
nhãn hiệu xác định trên cơ sở đăng ký theo đơn của chủ sở hữu và một doanh
nghiệp có thể sở hữu nhiều nhãn hiệu để kinh doanh.
Theo quy định tại điều 17 Nghị định số 43/2010/NĐ-CP của chính phủ về
đăng ký kinh doanh thì khi đăng ký kinh doanh, doanh nghiệp “Không được sử
dụng tên thương mại, nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý của tổ chức, cá nhân đã được
bảo hộ để cấu thành tên riêng của doanh nghiệp, trừ trường hợp được sự chấp
thuận của chủ sở hữu tên thương mại, nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý đó”.
Như vậy, theo quy định của Luật doanh nghiệp thì có thể thấy tên doanh
nghiệp cũng sẽ bì từ chối đăng ký trong trường hợp tên doanh nghiệp này sử
dụng nhãn hiệu đã được bảo hộ để cấu thành tên riêng của doanh nghiệp trừ
trường hợp được chủ sở hữu hợp pháp của nhãn hiệu này. Tuy nhiên, nếu hiểu
theo đúng quy định trên thì những trường hợp tên doanh nghiệp tương tự với
nhãn hiệu đang được bảo hộ sẽ không nằm trong phạm vi điều chỉnh của Luật
doanh nghiệp. Ví dụ: Công ty TNHH NEWVISION LAW (Hà Nội) đã sử dụng
dấu hiệu “NEWVISION” trong tên doanh nghiệp, biển hiệu, giấy tờ giao dịch
tương tự gây nhầm lẫn với nhãn hiệu “VISION” đang được bảo hộ cho Công ty

35
TNHH Tầm nhìn và Liên danh (Hà Nội)1, do đó, theo yêu cầu của Công ty
TNHH Tầm nhìn và Liên danh, ngày 09/01/2015 Thanh tra Bộ Khoa học và
Công nghệ đã ban hành quyết định xử phạt hành chính số 03/QĐ- XPVPHC
và buộc phải đổi tên theo quy định của pháp luật.
So sánh giữa nhãn hiệu và tên thương mại của doanh nghiệp, dễ thấy rằng
một chủ thể kinh doanh có thể được bảo hộ độc quyền sử dụng một, một số hay
nhiều, rất nhiều nhãn hiệu nhưng mỗi chủ thể kinh doanh chỉ có thể được bảo hộ
một tên thương mại. Điều này cũng giải thích tại sao khoản 2 điều 139 và khoản
1 điều 142 Luật SHTT quy định tên thương mại không được phép chuyển quyền
sử dụng (li-xăng) và chỉ được phép chuyển nhượng cùng với sự chuyển nhượng
toàn bộ cơ sở và hoạt động kinh doanh dưới tên thương mại đó 49, tr.227.
Sự khác biệt trên cũng đồng thời góp phần giải thích thực tế là tùy thuộc
vào nhu cầu gắn với lĩnh vực, ngành nghề kinh doanh và một số lý do khác, chủ
thể kinh doanh có thể không đăng ký nhãn hiệu mà sử dụng luôn tên thương mại
của doanh nghiệp cho hàng hóa, dịch vụ của mình và như vậy vẫn bảo đảm yếu
tố phân biệt chủ thể kinh doanh gắn với các hoạt động thuộc về chủ thể kinh
doanh đó, điều này được ghi nhận tại khoản 6 điều 124 Luật SHTT như sau: sử
dụng tên thương mại là việc thực hiện hành vi nhằm mục đích thương mại bằng
cách dùng tên thương mại để xưng danh trong các hoạt động kinh doanh, thể
hiện tên thương mại trong các giấy tờ giao dịch, biển hiệu, sản phẩm hàng hóa,
bao bì hàng hóa, và phương tiện cung cấp dịch vụ quảng cáo”. Nội dung này có
thể được so sánh với quy định tại khoản 5 điều 124 Luật SHTT quy định “gắn
nhãn hiệu được bảo hộ lên hàng hóa, bao bì hàng hóa”.
2.1.3.3. Tên thương mại của doanh nghiệp và thương hiệu
Thương hiệu là một trong các nhân tố quan trọng góp phần duy trì, mở
rộng, phát triển thị trường trong và ngoài nước cho các doanh nghiệp, nâng cao
văn minh thương mại, góp phần chống cạnh tranh không lành mạnh. Trong bối

1
Bộ khoa hoc và Công nghệ, Thanh tra bộ quyết định số 127/QĐ –TTra ngày 31 tháng 10 năm 2014 về việc
thanh tra về quyền sở hữu công nghiệp.

36
cảnh hội nhập kinh tế quốc tế của nước ta, các doanh nghiệp đứng trước việc
cạnh tranh gay gắt, nhất là khi có nhiều hàng hóa của nước ngoài thâm nhập vào
thị trường Việt Nam. Vì vậy, điều cần thiết là các doanh nghiệp phải xây dựng
thương hiệu cho hàng hóa của mình. Hiện nay, thuật ngữ thương hiệu đang được
sử dụng rộng rãi ở Việt Nam. Tuy nhiên đang tồn tại nhiều cách giải thích khác
nhau xoay quanh thuật ngữ này. Trong văn bản pháp luật của Việt Nam không
có thuật ngữ thương hiệu mà chỉ có các thuật ngữ liên quan khác trong đó có
nhiều quan điểm nhãn hiệu hàng hóa, tên thương mại, tên gọi xuất xứ hàng hóa,
chỉ dẫn địa lý, kiểu dáng công nghiệp
Do vậy, có thể hiểu thương hiệu là một hoặc tập hợp các ký hiệu để phân
biệt hàng hóa, dịch vụ của doanh nghiệp này với doanh nghiệp khác. Các ký hiệu
này có thể là chữ, ký tự, đường nét, màu sắc. Trên thực tế, các thương hiệu được
sử dụng rộng rãi và không buộc phải đăng ký, tuy nhiên, để được bảo hộ theo
pháp luật thì thương hiệu phải được đăng ký với cơ quan nhà nước có thẩm
quyền 60, tr187.
Theo định nghĩa của Hiệp hội Marketting Hoa Kỳ [139]: Thương hiệu là
một cái tên, một từ ngữ, một dấu hiệu, một biểu tượng, một hình vẽ hay tổng hợp
tất cả các yếu tố kể trên nhằm xác định một sản phẩm hay một dịch vụ của một
(hay một nhóm người bán) và phân biệt sản phẩm (dịch vụ) đó với các đối thủ
cạnh tranh.
Một thương hiệu có thể được cấu tạo bởi hai phần: (i) Phát âm được: Là
những yếu tố có thể đọc được và tác động vào thính giác của người nghe như tên
công ty (ví dụ: Unilever), tên sản phẩm (Dove), câu khẩu hiệu (nâng niu bàn
chân Việt), đoạn nhạc đặc trưng và các yếu tố phát âm được khác; (ii) Không
phát âm được: Là những yếu tố không đọc được mà chỉ cảm nhận được về thị
giác như hình vẽ, biểu tượng (ví dụ hình lưỡi liềm của nhãn hiệu Nike), màu sắc
(màu đỏ của Coca-Cola), kiểu dạng thiết kế, bao bì (kiểu chai nước khoáng
Lavie) và các yếu tố khác biệt khác.

37
Ở Việt Nam, khái niệm thương hiệu được hiểu rộng hơn nhiều, nó có thể
là bất kì cái gì được gắn liền với sản phẩm hoặc dịch vụ, logo, biểu tượng, màu
sắc, kiểu thiết kế, bao bì và các yếu tố phân biệt khác trên cơ sở phân biệt thuộc
tính của sản phẩm, thị hiếu và hành vi tiêu dùng của khách hàng. Thương hiệu là
một thuật ngữ phổ biến trong marketing thường được người ta sử dụng khi đề
cập tới: Nhãn hiệu hàng hóa; Tên thương mại của tổ chức, cá nhân dùng trong
hoạt động kinh doanh thương hiệu doanh nghiệp; Chỉ dẫn các địa lý với tên gọi
xuất xứ hàng hóa.
Sự khác biệt cơ bản giữa tên thương mại của doanh nghiệp và thương hiệu
là thương hiệu có nội hàm rộng hơn nó có thể bao gồm các đối tượng sở hữu trí
tuệ như: Nhãn hiệu hàng hóa, tên thương mại, tên gọi xuất xứ hàng hóa, chỉ dẫn
địa lý, kiểu dáng công nghiệp và bản quyền.
Có thể nói, dưới góc độ kinh tế: thương hiệu là hình thức thể hiện bên
ngoài, tạo ra ấn tượng, thể hiện cái bên trong cho sản phẩm hoặc doanh nghiệp.
Thương hiệu tạo ra hình thức và niềm tin của người tiêu dùng đối với sản phẩm
và dịch vụ mà doanh nghiệp cung ứng. Giá trị một “thương hiệu” là triển vọng
thuận lợi mà thương hiệu đó có thể đem lại thuận lợi cho nhà đầu tư trong tương
lai. Nói cách khác, thương hiệu là sản phẩm vô hình của doanh nghiệp mang lại
giá trị kinh tế to lớn.
Qua những đặc trưng cơ bản của tên thương mại của doanh nghiệp, tên
của doanh nghiệp, nhãn hiệu, thương hiệu cho thấy giữa các đối tượng này mặc
dù có điểm giống nhau, song điều kiện bảo hộ và đặc điểm là không giống nhau,
là các đối tượng hoàn toàn độc lập, trong đó tên thương mại của doanh nghiệp và
nhãn hiệu là đối tượng bảo hộ được quy định cụ thể trong Luật SHTT.
2.1.4. Vai trò và ý nghĩa của tên thương mại đối với doanh nghiệp
- Vai trò của tên thương mại.
Sau khi Việt Nam trở thành thành viên chính thức của WTO, để có thể
cạnh tranh với các đối thủ của mình trong khu vực và trên thế giới, các doanh
nghiệp nước ta cần phải nhận thức đầy đủ và trang bị cho mình hiểu biết cần

38
thiết về tài sản trí tuệ để xây dựng chiến lược phát triển phù hợp cho doanh
nghiệp. Điều này sẽ giúp các doanh nghiệp có được những lợi thế cạnh tranh như
mong muốn trên thị trường trong và ngoài nước, có nhiều lợi ích mang lại sau
khi doanh nghiệp đã xây dựng cho mình được một chiến lược phát triển tên
thương mại phù hợp 44, tr.215-216.
Tên thương mại của doanh nghiệp là một thành tố góp phần vào sự phát
triển và sự thành đạt của doanh nghiệp, nó là yếu tố đầu tiên và quan trọng trong
chiến lược xâm nhập và mở rộng thị trường. Ghi nhận và bảo hộ tên thương mại
là phù hợp với sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước và thông lệ quốc tế, đặc
biệt trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay thì việc bảo hộ tên thương
mại đã và đang đem lại giá trị kinh tế.
Chính từ giá trị tài sản vô hình của tên thương mại mà chúng ta không thể
định giá một cách dễ dàng như tài sản hữu hình, muốn khẳng định, đánh giá giá
trị của tên thương mại cần xem xét các yếu tố sau:
(i) Vị trí của doanh nghiệp trên thị trường: Tên thương mại nổi tiếng có thể
giúp doanh nghiệp đạt được các vị thế dẫn đầu trong ngành nghề, lĩnh vực mà nó
tham gia, người tiêu dùng sẽ bị thu hút mạnh mẽ bởi danh tiếng của nó. Sự nổi
tiếng còn tạo ra sự bền vững về vị thế và phạm vi kinh doanh của doanh nghiệp
trên thị trường, tạo ra sự linh hoạt chủ động của chủ sở hữu trong kinh doanh.
(ii) Giá trị về kinh tế của tên thương mại: Tên thương mại nổi tiếng sẽ làm
tăng giá trị sản phẩm trên thị trường, đảm bảo mức độ phát triển an toàn và lâu
dài cho doanh nghiệp đồng thời tạo cơ hội cho doanh nghiệp hội nhập vào thị
trường thế giới.
(iii) Uy tín đối với bạn hàng: Tên thương mại nổi tiếng sẽ ghi dấu ấn tốt
đối với bạn hàng, khi nhắc tới sản phẩm của doanh nghiệp người ta nhớ ngay
đến lợi ích mà sản phẩm mang lại cũng như doanh nghiệp sở hữu sản phẩm đó.
- Ý nghĩa của tên thương mại.
Ghi nhận và bảo hộ tên thương mại là phù hợp với sự phát triển kinh tế xã
hội của đất nước và thông lệ quốc tế. Thời gian qua, tên thương mại đã khẳng

39
định được vai trò của mình đối với sự phát triển của doanh nghiệp, đặc biệt
trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay thì việc bảo hộ tên thương
mại có ý nghĩa quan trọng như sau:
Đối với người tiêu dùng: Việc ghi nhận và bảo hộ tên thương mại của
doanh nghiệp giúp cho các chủ thể xác định rõ nguồn gốc, xuất xứ của sản phẩm,
từ đó tạo ra niềm tin cho khách hàng, tạo điều kiện cho người tiêu dùng giảm
thiểu những chi phí tìm kiếm sản phẩm. Tên thương mại của doanh nghiệp có ý
nghĩa quan trọng với người tiêu dùng, đó là làm thay đổi nhận thức và kinh
nghiệm của họ về sản phẩm, đồng thời góp phần bảo vệ quyền lợi chính đáng
của người tiêu dùng, tên thương mại được bảo hộ sẽ ngăn ngừa tình trạng sản
phẩm bị làm giả, điều này góp phần đảm bảo công bằng trong xã hội.
Đối với doanh nghiệp: Bảo hộ tên thương mại là khẳng định được vị trí của
mình trên thương trường. Ngoài ra, tên thương mại còn là công cụ để phân biệt
sản phẩm, phương tiện bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp, tên
thương mại góp phần làm nên thương hiệu để khẳng định vị thế trong thương
trường và niềm tin đối với khách hàng.
Đối với quốc gia: Tên thương mại của doanh nghiệp được xây dựng và
khẳng định là điều kiện để thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội của quốc gia,
doanh nghiệp thành đạt, nổi tiếng là biểu tượng của quốc gia. Trong xu thế hội
nhập, việc bảo hộ tên thương mại của doanh nghiệp là việc làm cần thiết để bảo
vệ sự phát triển kinh tế quốc gia “xây dựng thương hiệu là một trong những cơ
chế quan trọng nhất đối với các doanh nghiệp để đảm bảo lợi nhuận vào việc
đổi mới sản phẩm” 145.
2.2. Khái niệm, đặc điểm và nội dung pháp luật về tên thƣơng mại của
doanh nghiệp
2.2.1. Khái niệm pháp luật về tên thương mại của doanh nghiệp
Pháp luật về tên thương mại là một chế định quan trọng của pháp luật về
SHTT, nó bao gồm một nhóm quy phạm pháp luật (được quy định trong nhiều

40
văn bản pháp luật khác nhau) điều chỉnh các vấn đề liên quan đến tên thương
mại của doanh nghiệp bao gồm:
Theo điều 2 Công ước Stockholm ngày 14/7/1967 - Công ước thành lập Tổ
chức sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO) định nghĩa quyền SHTT bằng cách đưa ra
danh sách không hạn chế các đối tượng của nó “Quyền SHTT bao gồm các
quyền liên quan tới: Các tác phẩm văn học, nghệ thuật và khoa học; Việc thực
hiện biểu diễn nghệ thuật, phát thanh, ghi âm, truyền hình; Các sáng chế trong
mọi lĩnh vực đời sống của con người; Các phát minh khoa học; Kiểu dáng công
nghiệp; Nhãn hiệu hàng hóa, nhãn hiệu dịch vụ, tên thương mại và chỉ dẫn
thương mại; Bảo hộ chống cạnh tranh không lành mạnh; và tất cả các quyền
khác bắt nguồn từ hoạt động trí tuệ trong các lĩnh vực công nghiệp, khoa học,
văn học hay nghệ thuật.
Ở Việt Nam, theo quy định của pháp luật dân sự, quyền SHTT là một
loại quyền đặc thù, các đối tượng của quyền SHTT là các tài sản phi vật chất,
là những sản phẩm có tính sáng tạo tinh thần, kết tinh của trí tuệ con người và
do những lợi ích vật chất của chúng mà pháp luật thừa nhận chúng là tài sản
[71, tr.15-16]
Theo nghĩa khách quan: pháp luật về quyền SHTT đối với tên thương mại
là việc Nhà nước ban hành các quy phạm pháp luật để điểu chỉnh những quan hệ
xã hội phát sinh sau khi con người tạo ra tên thương mại, Nhà nước tổ chức các
cơ quan có thẩm quyền bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ sử dụng
hợp pháp tên thương mại và những chủ thể khác liên quan đến việc sử dụng tên
thương mại.
Pháp luật về quyền SHTT đối với tên thương mại của doanh nghiệp gồm:
Nhà nước ban hành các văn bản pháp luật về tên thương mại; vấn đề xác lập
quyền; các phương thức, biện pháp khác nhau để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp
của chủ sở hữu tên thương mại (bảo vệ quyền).
Theo nghĩa chủ quan: pháp luật về bảo hộ quyền SHTT nhằm đảm bảo cho
chủ sở hữu có vị trí độc quyền về sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp, để bồi

41
hoàn công sức của họ và thu lợi nhuận. Với ý nghĩa này, quyền sở hữu công
nghiệp đối với tên thương mại là quyền, nghĩa vụ của các chủ thể liên quan đến
việc xác lập quyền đối với tên thương mại, dựa trên hành vi sử dụng tên thương
mại của các chủ thể. Các quyền chủ quan này phải phù hợp với pháp luật quyền
sở hữu công nghiệp nói chung và pháp luật về tên thương mại nói riêng [22].
Bản chất quy định pháp luật về quyền đối với tên thương mại là khả năng
bảo đảm cho chủ thể tham gia vào các giao dịch dưới tên thương mại của mình.
Trên cơ sở đó, một đặc điểm quan trọng của chế độ pháp lý đối với tên thương mại
là quyền đối với tên thương mại mang tính chất đặc quyền. Chủ thể có độc quyền
khai thác tên thương mại của mình với điều kiện việc khai thác đó phải phù hợp với
quy định của pháp luật. Quyền đối với tên thương mại mang tính chất tuyệt đối, các
chủ thể khác có nghĩa vụ không vi phạm tên thương mại đó và không được cản trở
chủ sở hữu thực hiện các quyền của mình đối với tên thương mại.
Ngoài ra, nếu như pháp luật thường dành sự bảo hộ cao hơn đối với nhãn
hiệu nổi tiếng thì trong khoa học pháp lý không tồn tại khái niệm tên thương mại
nổi tiếng và chế độ bảo hộ cao hơn đối với những tên thương mại được biết đến
một cách rộng rãi, có uy tín hơn cũng không tồn tại.
Trong khoa học pháp lý còn tồn tại quan điểm cho rằng quyền đối với tên
thương mại như một loại quyền nhân thân không mang tính tài sản, theo ý kiến
của tác giả thì cũng không thể không đồng ý với cách nhìn nhận như vậy về bản
chất pháp lý của loại quyền này. Bởi quyền đối với tên thương mại luôn gắn bó
một cách hữu cơ với uy tín kinh doanh, với quyền bảo vệ danh dự… của các chủ
thể. Vì vậy, mối liên quan, thậm chí phụ thuộc của tình trạng kinh tế của người
kinh doanh vào mức độ nổi tiếng của tên thương mại, vào cách nhìn nhận của
người tiêu dùng, bạn hàng vào mức độ nổi tiếng của tên thương mại cũng mang
tính chất hiển nhiên và rõ ràng. Do đó tên thương mại thường được đánh giá cụ
thể trong thành phần những tài sản vô hình của chủ thể kinh doanh, còn những vi
phạm đối với tên thương mại thì có thể là căn cứ xác lập trách nhiệm bồi thường
thiệt hại [67].

42
Từ các vấn đề lý luận pháp lý liên quan đến tên thương mại, chúng ta có
thể đưa ra một khái niệm cụ thể như sau: pháp luật về tên thương mại của doanh
nghiệp là tổng hợp một nhóm các quy định của pháp luật như Dân sự, Thương
mại, Sở hữu trí tuệ và các văn bản pháp luật khác có liên quan điều chỉnh các
quan hệ làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt về quyền và nghĩa vụ của doanh
nghiệp đối với tên thương mại trong quá trình xác lập, thực hiện và bảo vệ đối
với tên thương mại của doanh nghiệp.
2.2.2. Đặc điểm pháp luật về tên thương mại của doanh nghiệp
- Về chủ thể
Tên thương mại của doanh nghiệp là đối tượng sở hữu công nghiệp được
xác lập tự động dựa trên thực tế khai thác và sử dụng. Chủ thể của pháp luật về
tên thương bao gồm:
(i) Chủ sở hữu tên thương mại là những doanh nghiệp đang thực tế sử
dụng, khai thác tên thương mại đó và nếu có tranh chấp xảy ra thì họ phải chứng
minh được quyền hợp pháp của mình trước các đối thủ cạnh tranh.
(ii) Người được chuyển giao quyền sở hữu thông qua hợp đồng chuyển
nhượng tên thương mại hoặc thông qua nhận di sản thừa kế.
- Về đối tượng điều chỉnh
Pháp luật về tên thương mại của doanh nghiệp có đối tượng điều chỉnh là
các quan hệ pháp luật liên quan đến quá trình xác lập, sử dụng và bảo vệ quyền
đối với tên thương mại bao gồm quan hệ nhân thân và quan hệ tài sản.
Quan hệ tài sản của tên thương mại của doanh nghiệp là quan hệ giữa
doanh nghiệp sử dụng tên thương mại đó với các chủ thể khác trong quá trình
thực hiện quyền tài sản của doanh nghiệp như: (i) quyền sử dụng, cho phép
người khác sử dụng tên thương mại theo quy định của pháp luật; (ii) Ngăn cấm
người khác sử dụng tên thương mại của doanh nghiệp; (iii) Định đoạt tên thương
mại của doanh nghiệp theo quy định của pháp luât. Những quan hệ tài sản từ việc
thực hiện quyền tài sản đối với tên thương mại của doanh nghiệp sẽ mang lại lợi
ích vật chất cụ thể mà doanh nghiệp có thể tính toán, dự báo được.

43
Quan hệ nhân thân của tên thương mại đối với doanh nghiệp đó là quan hệ
giữa doanh nghiệp sử dụng tên thương mại đó với các chủ thể khác trong quá
trình thực hiện quyền nhân thân của tên thương mại của doanh nghiệp. Tên
thương mại là đối tượng của quyền SHTT do vậy nó cũng có đầy đủ các quyền
nhân thân đối với doanh nghiệp đó là: quyền tác giả (quyền của chủ sở hữu)
người đã tạo ra tên thương mại có quyền bảo vệ để tên thương mại không bị xâm
phạm, xuyên tạc, làm giả, làm nhái; có quyền được công nhận là tác giả của tên
thương mại vì việc lựa chọn đặt tên thương mại của doanh nghiệp không đơn
giản mà phải có sự đầu tư, nghiên cứu và kỳ vọng.
Có thể nói, đối tượng điều chỉnh của pháp luật về tên thương mại của
doanh nghiệp là quan hệ nhân thân và quan hệ tài sản. Quan hệ nhân thân xuất
hiện khi doanh nghiệp sử dụng tên thương mại để xưng danh, kể từ đó doanh
nghiệp có quyền và nghĩa vụ bảo vệ tên thương mại của mình còn quan hệ tài
sản của tên thương mại có thể xuất hiện cùng quan hệ nhân thân nhưng cũng có
thể xuất hiện sau khi tên thương mại đã được khẳng định vị thế trên thị trường
hoặc khi được chuyển giao.
- Về nguồn luật áp dụng
Do tính chất đặc thù của tên thương mại nên luật áp dụng trong quá trình
xác lập, thực hiện quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp thực hiện dựa trên 2 hệ
thống là pháp luật quốc tế và pháp luật quốc gia
Cho đến nay, các cam kết tham gia Tổ chức thương mại thế giới (WTO)
của Việt Nam, các điều ước quốc tế đang có hiệu lực tại Việt Nam đã và đang
từng bước được thực hiện có kết quả, bảo vệ được quyền, lợi ích của công dân
và thực hiện nghĩa vụ pháp lý khi sử dụng các sản phẩm trí tuệ của công dân,
pháp nhân các nước thành viên. Trong các quy định đó có một số nội dung liên
quan đến quyền SHTT mà tên thương mại của doanh nghiệp chịu sự điều chỉnh.
Vì vậy, khi áp dụng các quy định của pháp luật để giải quyết, trong những
trường hợp cụ thể chúng ta cần phải áp dụng cả quy định của các văn bản nói
trên để đảm bảo tính hiệu quả và phù hợp «Trong trường hợp quy định của pháp

44
luật Việt Nam không phù hợp với quy định của Hiệp định thành lập Tổ chức
thương mại thế giới, Nghị định thư và các tài liệu đính kèm thì áp dụng quy định
của Hiệp định thành lập Tổ chức thương mại thế giới, Nghị định thư và các tài
liệu đính kèm”[77].
- Về cơ chế bảo vệ và giải quyết tranh chấp
Theo quy định của pháp luật hiện hành, bảo vệ quyền của doanh nghiệp dối
với tên thương mại và giải quyết các tranh chấp thì các chủ thể có thể lựa chọn
các biện pháp sau: biện pháp hành chính, biện pháp dân sự, biện pháp hình sự,
biện pháp kiểm soát tại biên giới và biện pháp tự bảo vệ. Tuy nhiên, với những
đặc điểm riêng biệt về tên thương mại của doanh nghiệp và thực tế giải quyết các
tranh chấp liên quan đến tên thương mại của doanh nghiệp cho thấy: hiện nay
các biện pháp mà doanh nghiệp sử dụng phổ biến nhất đó là biện pháp hành
chính và biện pháp dân sự. Đa số các doanh nghiệp khi phát hiện ra tên thương
mại của mình bị xâm hại thì cách thức đầu tiên mà doanh nghiệp sử dụng đó là
chủ động yêu cầu bên có hành vi vi phạm chấm dứt, tuy nhiên do tính cưỡng chế
không có nên rất nhiều trường hợp cố tình vi phạm dẫn đến gây thiệt hại lớn cho
doanh nghiệp. Ví dụ: Công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ truyền thông VTV
(quận Gò Vấp, thành phố Hồ Chí Minh, được thành lập năm 2011) đã sử dụng
dấu hiệu VTV trong thành phần phân biệt của tên doanh nghiệp, trên danh thiếp,
tên website, phương tiện quảng cáo cho dịch vụ truyền thông, sản xuất phim và
quảng cáo có dấu hiệu xâm phạm quyền đồi với nhãn hiệu VTV đang được bảo
hộ cho Đài Truyền hình Việt Nam từ năm 2004. Theo đơn yêu cầu của Đài
Truyền hình Việt Nam, Thanh tra Bộ Khoa học và Công nghệ đã ban hành quyết
định thanh tra số 23/QĐ –TTr về việc thanh tra Kết quả xử lý là yêu cầu Công ty
TNHH Thương mại và Dịch vụ truyền thông VTV đổi tên doanh nghiệp, đổi tên
website có dấu hiệu VTV và xử phạt hành chính theo quy định của pháp luật
[11]. Do vậy, để đảm bảo tính hiệu quả cho việc thực thi quyền đối với tên
thương mại của doanh nghiệp thì khi phát hiện ra hành vi vi phạm đối với tên
thương mại của doanh nghiệp mình, doanh nghiệp sẽ yêu cầu cơ quan quản lý

45
nhà nước hỗ trợ bảo vệ bằng biện pháp hành chính, biện pháp xử phạt hành
chính được áp dụng là yêu cầu chấm dứt hành vi vi phạm và có thể bị xử phạt
bằng hình phạt tiền…
Tuy nhiên, nếu tên thương mại của doanh nghiệp bị xâm phạm và gây thiệt
hại lớn về uy tín, thương hiệu, tài sản thì khi đó doanh nghiệp có thể lựa chọn
biện pháp kiện dân sự để yêu cầu bồi thường thiệt hại. Biện pháp này được áp
dụng sẽ bù đắp được một phần thiệt hại về nhân thân của doanh nghiệp thông
qua việc xin lỗi, cải chính… và bù đắp tổn thất vật chất về tài sản mà doanh
nghiệp đã phải gánh chịu trong thời gian tên thương mại bị xâm phạm. Biện
pháp này linh hoạt và mang lại hiệu quả cao nên thường xuyên được sử dụng
trong thực tế.
Như vậy, trong nền kinh tế thị trường với đặc tính cơ bản là cạnh tranh như
hiện nay, thì hầu hết các quốc gia trên thế giới đều rất quan tâm đến việc tạo ra
công cụ pháp lý cho việc giải quyết những vấn đề liên quan đến tên thương mại,
bởi lẽ, sự phát triển ổn định của các doanh nghiệp là tiền đề cho một nền kinh tế
lớn mạnh.
2.2.3. Nội dung pháp luật về tên thương mại của doanh nghiệp.
Nghiên cứu pháp luật về tên thương mại của doanh nghiệp là tập trung làm
rõ các vấn đề pháp lý sau:
2.2.3.1. Điều kiện xác lập tên thương mại của doanh nghiệp
Tên thương mại được xác lập trên cơ sở sử dụng mà không phụ thuộc vào
bất kỳ thủ tục đăng ký nào. Việc đăng ký tên chủ thể kinh doanh được thực hiện
theo quy định của pháp luật về thủ tục đăng ký kinh doanh, thủ tục đăng ký hoạt
động của doanh nghiệp chỉ có ý nghĩa ghi nhận ý định sử dụng tên gọi của chủ
thể đó mà không có ý nghĩa xác lập quyền.
Theo quy định của pháp luật hiện hành căn cứ để xác định doanh nghiệp
nào đã sử dụng tên thương mại trước, cần dựa vào một số yếu tố sau đây:
Một là, chứng cứ chứng minh tên thương mại đó được sử dụng tại khu
vực kinh doanh (ví dụ như: được sử dụng tại nơi có khách hàng, bạn hàng hoặc

46
có danh tiếng thông qua quảng cáo, tiếp thị, phân phối) trong lĩnh vực kinh
doanh hợp pháp (được ghi nhận trong giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, giấy
phép đầu tư, giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh đối với những ngành
nghề kinh doanh có điều kiện, đăng ký mã số thuế, điều lệ công ty đã đăng ký
với cơ quan có thẩm quyền hoặc các giấy tờ có giá trị pháp lý khác).
Hai là, thời điểm bắt đầu sử dụng và quá trình sử dụng tên thương mại đó
đã và đang được bạn hàng, khách hàng biết đến thông qua hàng hóa, dịch vụ,
hoạt động kinh doanh (ví dụ như: tên thương mại đang được sử dụng trên hàng
hóa, hợp đồng mua bán, đơn đặt hàng, tài liệu giao dịch kinh doanh, tài liệu quảng
cáo, tờ khai hải quan, chứng từ thu nộp thuế và các giấy tờ giao dịch khác).
Vì tên thương mại được bảo hộ thông qua quá trình sử dụng, do đó kể từ
khi doanh nghiệp được thành lập hợp pháp thì chủ sở hữu có quyền sử dụng tên
thương mại của mình để kinh doanh và công khai với các chủ thể khác.
Ba là, giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, giấy phép đầu tư, giấy chứng
nhận đủ điều kiện kinh doanh, đăng ký mã số thuế, điều lệ công ty được coi là
chứng cứ chứng minh tính hợp pháp của hoạt động kinh doanh dưới tên thương
mại. Tên doanh nghiệp ghi trong các giấy phép nêu trên chỉ được coi là tên
thương mại khi có các tài liệu chứng minh thành phần tên riêng của doanh
nghiệp đó được sử dụng trong thực tế hoạt động kinh doanh hợp pháp và đáp
ứng điều kiện bảo hộ theo quy định tại các điều 76, 77 và 78 của Luật SHTT.
Ngoài ra, theo quy định tại điều 78 Luật SHTT thì các tên gọi sẽ không
được bảo hộ dưới dạng tên thương mại nếu không chứa thành phần tên riêng, trừ
trường hợp đã được biết đến rộng rãi do sử dụng hoặc gây nhầm lẫn với một tên
thương mại khác đã được bảo hộ từ trước; hay không có chức năng phân biệt;
hay trùng hoặc gây nhầm lẫn với nhãn hiệu của người khác hoặc với chỉ dẫn địa
lý đã được bảo hộ từ trước khi tên thương mại được sử dụng. Ngược lại, nếu một
nhãn hiệu gây nhầm lẫn với tên thương mại đã được bảo hộ từ trước cũng sẽ bị
từ chối cấp bằng hay hủy văn bằng bảo hộ. [54, tr.138].

47
Ví dụ: tranh chấp giữa nguyên đơn là Công ty cổ phần kỹ nghệ thực phẩm
Việt Nam - địa chỉ tại quận Tân Phú - thành phố Hồ Chí Minh được thành lập từ
năm 1993 với bị đơn là Công ty cổ phần kỹ nghệ thực phẩm Việt Nam – địa chỉ
tại quận Hoàng Mai - thành phố Hà Nội được thành lập từ năm 2007 [92]. Sau
khi được cấp đăng ký kinh doanh, cả nguyên đơn và bị đơn đều sử dụng tên gọi
là “Công ty cổ phần kỹ nghệ thực phẩm Việt Nam” để xưng danh trong hoạt
động kinh doanh, do vậy căn cứ vào quy định của Luật SHTT thì bị đơn đã vi
phạm quyền đối với tên thương mại của nguyên đơn. Qua quá trình hòa giải, đối
chất không thống nhất được giữa các bên nên Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội
đã đưa vụ án ra xét xử ngày 13/4/2009 (bản án số 65/2009/KDTM - ST), Hội
đồng xét xử quyết định buộc Công ty cổ phần kỹ nghệ thực phẩm Việt Nam –
địa chỉ tại quận Hoàng Mai - thành phố Hà Nội phải đăng ký đổi tên doanh
nghiệp khác theo quy định của pháp luật, để có quyết định như trên, Tòa án đã
căn cứ vào các quy định của pháp luật doanh nghiệp, pháp luật SHTT về điều
kiện bảo hộ đối với tên doanh nghiệp như đã phân tích ở trên.
Hay, việc hủy giấy chứng nhận nhãn hiệu của Cục SHTT trong trường
hợp sau: Công ty Anheuser Bush là chủ sở hữu nhãn hiệu Budweies từ cuối thế
kỷ 19 ở Mỹ, song lâu hơn nữa là nhãn hiệu Budweies của nhà máy bia Plzen ở
Tiệp Khắc (từ thế kỷ 18). Tại Việt Nam nhãn hiệu Budweies được cục SHTT
cấp cho nhà máy bia Plzen, tuy nhiên công ty Anheuser Bush cho rằng dù nhà
máy bia Plzen được cục sở hữu cấp văn bằng bảo hộ đối với nhãn hiệu Budweies
thì sản phẩm của Anheuser Bush đã xuất hiện ở Việt Nam từ trước năm 1975, vì
vậy Budweies là tên thương mại của mình. Sau khi nghe ý kiến của các bên cục
SHTT đã chấp nhận hủy văn bằng bảo hộ đối với nhãn hiệu của nhà máy bia
Plzen [54, tr.138].
Pháp luật của nhiều nước trên thế giới đều ghi nhận: doanh nghiệp có thể
có nhiều nhãn hiệu nhưng tên thương mại chỉ có một, tuy nhiên pháp luật của Úc
[146] thừa nhận việc doanh nghiệp có thể có nhiều nhãn hiệu được quyền đăng
ký tên thương mại riêng theo luật về thương mại và doanh nghiệp và có thể đăng

48
ký cùng một lúc nhiều tên thương mại. Đây là một hướng đi mới mà các nhà làm
luật nước ta có thể tham khảo khi giải quyết mối quan hệ giữa tên doanh nghiệp
và tên thương mại.
Theo quy định của pháp luật thì khi tạo ra các đối tượng thuộc quyền sở
hữu công nghiệp, chủ sở hữu có quyền đăng ký hoặc không đăng ký bảo hộ, tuy
nhiên, nếu không đăng ký bảo hộ thì chủ thể khác cũng có thể sử dụng, khai thác
đối tượng đó, như vậy, doanh nghiệp sẽ bị thu hẹp thị trường hoặc bị đình chỉ
việc sử dụng đối tượng mình đã tạo ra. Tuy nhiên, tên thương mại của doanh
nghiệp là một đối tượng của quyền sở hữu công nghiệp nhưng lại có những điều
kiện bảo hộ khác với các đối tượng khác bởi những nội dung sau:
Tên thương mại là phương tiện giao tiếp đầu tiên giữa doanh nghiệp và
các chủ thể khác, vì vậy, ngay từ khi thành lập, doanh nghiệp cần chú trọng đến
việc sử dụng và bảo vệ đối tượng này. Tên doanh nghiệp không đơn thuần chỉ là
một cái tên để gọi như tên của cá nhân, tên doanh nghiệp nó mang ý nghĩa đối với
mỗi doanh nghiệp, thường thể hiện mong muốn phát triển, thịnh vượng. Do vậy,
tên doanh nghiệp phải được lựa chọn rất cẩn thận, việc lựa chọn tên riêng không
được rơi vào các trường hợp cấm mà pháp luật quy định. Khi tên doanh nghiệp
được đăng ký, tên đó thuộc quyền sở hữu hợp pháp của doanh nghiệp và thành
phần tên riêng là một trong hai yếu tố cấu thành nên tên doanh nghiệp (gồm loại
hình doanh nghiệp và tên riêng của doanh nghiệp) và trở thành tên thương mại của
doanh nghiệp.
Khi doanh nghiệp hoạt động bằng tên doanh nghiệp đã đăng ký để xưng
danh thì khi đó thành phần tên riêng của doanh nghiệp được xác lập và trở thành
tên thương mại. Tuy nhiên, không phải bất kỳ tên thương mại nào cũng được
pháp luật bảo hộ, để được bảo hộ theo pháp luật SHTT tên thương mại phải đáp
ứng các điều kiện do pháp luật quy định.
Chúng ta có thể tham khảo kinh nghiệm về việc đặt tên doanh nghiệp - tên
thương mại ở Anh như sau [144]: các nhà tư vấn của Anh đưa ra một số kinh
nghiệm khi đặt tên doanh nghiệp như sau: Luật công ty khác với luật thương

49
hiệu, do vậy không thể ngăn người khác sử dụng nhãn hiệu thương mại giống
nhau hoặc tương tự tên công ty của doanh nghiệp mình, để hạn chế tình trạng
này thì cần đăng ký tên công ty khi thành lập doanh nghiệp. Tên công ty không
có nghĩa là thương hiệu bởi có những trường hợp tên công ty có thể không hội
đủ điều kiện như là một thương hiệu.
Việc ghi nhận về tên thương mại và điều kiện bảo hộ tên thương mại là
một trong những đối tượng của quyền SHTT ở Việt Nam hiện nay là phù hợp
với điều kiện kinh tế xã hội của quốc gia và hệ thống pháp luật quốc tế. Vai trò
của tên thương mại đều được ghi nhận ở pháp luật của hầu hết các quốc gia trên
thế giới. Tuy nhiên, trong quá trình thực thi Hiệp định Trips có 2 hệ thống quan
điểm được đưa ra.
Quan điểm thứ nhất của Liên hợp quốc và các nước phát triển: đối với liên
hợp quốc thì quyền SHTT được xác định với tư cách là “một nhân quyền phổ
quát, tất cả mọi người có quyền bảo vệ các lợi ích về tinh thần và vật chất có
được từ bất cứ một sản phẩm nào mang tính khoa học, văn học hay nghệ thuật
mà người đó là tác giả” [68] nội dung quan điểm này cho rằng việc bảo hộ các
đối tượng quyền SHTT trong đó có tên thương mại là phần thưởng cho hoạt
động sáng tạo của chủ sở hữu.
Quan điểm thứ hai của các nước đang phát triển cho rằng SHTT như là
một loại “sản phẩm công” [68], việc tiếp cận dễ dàng các thành quả của SHTT
sẽ tạo điều kiện cho việc thúc đẩy đất nước phát triển, thu hẹp khoảng cách giữa
quốc gia phát triển và quốc gia đang phát triển.
Quan điểm lập pháp của Việt Nam ghi nhận điều kiện bảo hộ tên thương
mại phù hợp với điều kiện quốc gia và thông lệ quốc tế: là tên thương mại do các
chủ thể tự do lựa chọn phù hợp với điều kiện kinh doanh của doanh nghiệp, tên
thương mại được bảo hộ dựa trên việc doanh nghiệp sử dụng tên thương mại đó
trong quá trình sản xuất kinh doanh, không bắt buộc phải đăng ký vẫn được bảo
hộ để chống lại các đối tượng khác sử dụng không được sự đồng ý.

50
2.2.3.2. Quyền của chủ sở hữu đối với tên thương mại của doanh nghiệp
Quyền sở hữu đối với tên thương mại là quyền của chủ sở hữu trong việc
xác lập, sử dụng và chuyển nhượng đối với tên thương mại. Vì tên thương mại là
đối tượng thuộc quyền sở hữu công nghiệp được xác lập tự động dựa trên thực tế
khai thác và sử dụng. Chủ sở hữu tên thương mại là những chủ thể (cá nhân, tổ
chức) đang thực tế sử dụng, khai thác tên thương mại đó và nếu có tranh chấp
xảy ra thì họ phải chứng minh được quyền hợp pháp của mình trước các đối thủ
cạnh tranh. Ngoài ra, chủ sở hữu tên thương mại còn là người được chuyển giao
quyền sở hữu thông qua hợp đồng chuyển nhượng tên thương mại hoặc thông
qua nhận di sản thừa kế. Do vậy, quyền sở hữu đối với tên thương mại có những
đặc trưng sau:
(i) Quyền sử dụng: Chủ sở hữu tên thương mại là tổ chức, cá nhân sử
dụng hợp pháp tên thương mại đó trong hoạt động kinh doanh. Sử dụng tên
thương mại là việc thực hiện hành vi nhằm mục đích thương mại bằng cách dùng
tên thương mại để xưng danh trong các hoạt động kinh doanh, thể hiện tên
thương mại trong các giấy tờ giao dịch, biển hiệu, sản phẩm, hàng hoá, bao bì
hàng hoá và phương tiện cung cấp dịch vụ, quảng cáo.
Đồng thời, chủ sở hữu tên thương mại có quyền ngăn cấm người khác sử
dụng tên thương mại của doanh nghiệp, khi tên thương mại đã được bảo hộ thì
chỉ chủ sở hữu mới có quyền sử dụng tên thương mại đó trong hoạt động sản
xuất kinh doanh, trong trường hợp chủ thể khác muốn sử dụng tên thương mại
thì phải được sự đồng ý của chủ sở hữu tên thương mại đó thông qua hợp đồng,
quy định này nhằm bảo đảm môi trường kinh doanh lành mạnh, tạo môi trường
kinh doanh tự do, thuận lợi và đảm bảo quyền lợi của các chủ thể.
(ii) Quyền định đoạt tên thương mại [22]: Pháp luật ghi nhận có nhiều
cách thức để chủ sở hữu thực hiện quyền định đoạt của mình đối với tên thương
mại. Tuy nhiên, thực hiện quyền khi định đoạt đối với tên thương mại chủ sở
hữu cần lưu ý:

51
Chủ sở hữu công nghiệp có quyền chuyển nhượng quyền sở hữu của mình
cho người khác. Quyền chuyển nhượng cho người khác toàn bộ quyền đối với
đối tượng sở hữu công nghiệp phải được thực hiện dưới hình thức ký kết hợp
đồng bằng văn bản (gọi là hợp đồng chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp)
phù hợp với quy định của pháp luật về hợp đồng dân sự, kinh tế. Tuy nhiên, việc
chuyển giao tên thương mại có điểm đặc biệt là chủ sở hữu tên thương mại có
quyền chuyển giao tên thương mại theo hợp đồng hoặc theo thừa kế cho người
khác với điều kiện việc chuyển giao phải được tiến hành cùng với toàn bộ cơ sở
kinh doanh và hoạt động kinh doanh với tên thương mại đó. Đây là điểm khác
biệt cơ bản giữa chuyển giao quyền sở hữu tên thương mại so với chuyển giao
các tài sản thông thường khác.
Ngoài những quyền tài sản nói trên, thì chủ sở hữu tên thương mại có
quyền sử dụng các biện pháp bảo vệ khi tên thương mại của mình bị xâm phạm
như: tự mình thực hiện quyền bảo vệ, yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền
buộc người thực hiện hành vi xâm phạm phải chấm dứt hành vi xâm phạm và
bồi thường thiệt hại (nếu có).
2.2.3.3. Các biện pháp bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ đối với tên thương mại
của doanh nghiệp
Biện pháp bảo vệ quyền SHTT được hiểu là những cách thức, biện pháp
được chủ thể của quyền SHTT hoặc được Nhà nước sử dụng để bảo vệ quyền
SHTT khi các quyền này bị xâm phạm.
Một là, biện pháp hành chính
Biện pháp hành chính và biện pháp dân sự được thể hiện kết hợp với nhau
theo quy định của Hiệp định Trips [115] và được cụ thể hóa để áp dụng xử lý đối
với hành vi vi phạm hành chính về hàng giả, hành vi xâm phạm quyền theo quy
định tại điều 211 Luật SHTT.
Theo quy định của pháp luật, chủ thể có quyền yêu cầu xử phạt vi phạm
hành chính bao gồm: chủ thể quyền sở hữu trí tuệ, tổ chức, cá nhân bị thiệt hại
do hành vi xâm phạm gây ra, tổ chức, cá nhân phát hiện hành vi xâm phạm hoặc

52
do cơ quan nhà nước có thẩm quyền chủ động phát hiện. Biện pháp hành chính
được áp dụng để xử lý hành vi xâm phạm theo yêu cầu của chủ sở hữu tên
thương mại, tổ chức, cá nhân bị thiệt hại do hành vi xâm phạm gây ra, tổ chức,
cá nhân phát hiện hành vi xâm phạm hoặc do cơ quan có thẩm quyền chủ động
phát hiện.
Hình thức, mức phạt, thẩm quyền, thủ tục xử phạt hành vi xâm phạm và
các biện pháp khắc phục hậu quả tuân theo quy định của Luật SHTT và pháp
luật về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quyền tác giả và quyền liên
quan, quyền sở hữu công nghiệp, quyền đối với giống cây trồng
Xử lý vi phạm hành chính đối với quyền sở hữu công nghiệp là việc cơ
quan nhà nước có thẩm quyền áp dụng các biện pháp được quy định trước về xử
phạt vi phạm hành chính để xử lý các hành vi xâm phạm quyền sở hữu công
nghiệp của cá nhân, tổ chức mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.
Có thể nói, ưu điểm của biện pháp hành chính mang lại là nhanh chóng,
đơn giản, ít tốn kém thì một số hạn chế liên quan đến biện pháp này cũng cần
được xem xét khắc phục để nâng cao chất lượng giải quyết trong thời gian tới.
Hai là, biện pháp dân sự
Biện pháp dân sự mang tính công bằng và vô tư, được áp dụng để xử lý
hành vi xâm phạm theo yêu cầu của chủ thể quyền sở hữu trí tuệ hoặc chủ thể
quyền sở hữu trí tuệ hoặc của tổ chức, cá nhân bị thiệt hại do hành vi xâm phạm
gây ra, kể cả hành vi đó đã bị xử lý bằng biện pháp hành chính.
Tòa án áp dụng các biện pháp dân sự sau để bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ
đối với tên thương mại của doanh nghiệp như: Buộc chấm dứt hành vi xâm
phạm; Buộc xin lỗi, cải chính công khai; Buộc thực hiện nghĩa vụ dân sự; Buộc
bồi thường thiệt hại; Buộc tiêu hủy hoặc buộc phân phối hoặc đưa vào sử dụng
không nhằm mục đích thương mại đối với hàng hóa, nguyên liệu, vật liệu và
phương tiện sử dụng chủ yếu để sản xuất hàng hóa kinh doanh xâm phạm quyền
sở hữu trí tuệ với điều kiện không làm ảnh hưởng đến khả năng khai thác quyền
của chủ thể quyền sở hữu trí tuệ.

53
Biện pháp dân sự được áp dụng để giải quyết tranh chấp theo yêu cầu của
chủ thể quyền đối với tên thương mại hoặc của tổ chức, cá nhân bị thiệt hại do
hành vi tranh chấp gây ra, kể cả hành vi đó đã hoặc đang bị xử lý bằng các biện
pháp hành chính hoặc hình sự. Thủ tục yêu cầu áp dụng biện pháp dân sự, thẩm
quyền, trình tự, thủ tục áp dụng biện pháp dân sự tuân theo quy định của pháp
luật về tố tụng dân sự.
Tranh chấp thương mại phát sinh khi có hành vi sử dụng chỉ dẫn thương
mại (như nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý, tên thương mại) trùng hoặc tương tự với tên
thương mại của người khác mà không được sự đồng ý của chủ thể có quyền đối
với tên thương mại.
Các tranh chấp sở hữu trí tuệ nói chung và tranh chấp liên quan đến tên
thương mại nói riêng là loại tranh chấp dân sự, bởi vậy, về nguyên tắc tranh chấp
này được giải quyết theo thủ tục tố tụng dân sự do Bộ luật Tố tụng dân sự và các
văn bản hướng dẫn thi hành quy định. Tuy nhiên, xuất phát từ nhiều đặc thù của
vi phạm, tranh chấp sở hữu trí tuệ, Luật SHTT Việt Nam quy định nhiều nội
dung cụ thể hơn so với Bộ luật Tố tụng dân sự với mục đích giải quyết tốt loại vi
phạm, tranh chấp này. Ví dụ, quy định về quyền và nghĩa vụ chứng minh của
đương sự (Điều 203), theo đó nguyên đơn và bị đơn trong vụ kiện xâm phạm
quyền có quyền và nghĩa vụ chứng minh theo quy định tại Điều 79 Bộ luật Tố
tụng dân sự năm 2004 và theo quy định tại Điều 203 Luật Sở hữu trí tuệ.
Nguyên đơn chứng minh mình là chủ thể quyền đối với tên thương mại
bằng một trong các chứng cứ sau: Chứng cứ cần thiết để chứng minh quyền đối
với tên thương mại (chứng minh điều kiện xác lập quyền và phạm vi quyền của
mình; nêu rõ tên, địa chỉ của người đã thực hiện hành vi xâm phạm; cung cấp
các chứng cứ về phạm vi, mức độ của việc xâm phạm đó). Trường hợp có yêu
cầu bồi thường thiệt hại thì chủ sở hữu quyền sở hữu công nghiệp đối với tên
thương mại phải chứng minh thiệt hại thực tế đã xảy ra và nêu căn cứ xác
định mức bồi thường thiệt hại theo quy định tại Điều 205 của Luật SHTT
Việt Nam.

54
Khi bị xâm phạm quyền đối với tên thương mại, thì chủ sở hữu tên thương
mại có quyền yêu cầu toà án bảo vệ quyền của mình. Theo quy định của Bộ luật
Tố tụng dân sự năm 2004 (Điều 25, Điều 27, Điều 33, Điều 34), thẩm quyền giải
quyết các tranh chấp này được xác định như sau:
“Nếu tranh chấp tên thương mại thuần tuý là tranh chấp dân sự thì thuộc
thẩm quyền của toà án nhân dân cấp huyện;
Nếu tranh chấp tên thương mại thuần túy là tranh chấp dân sự nhưng có
đương sự hoặc đối tượng sở hữu trí tuệ ở nước ngoài, thuộc thẩm quyền của toà
án nhân dân cấp tỉnh;
Nếu tranh chấp tên thương mại giữa cá nhân, tổ chức với nhau và đều có
mục đích lợi nhuận được coi là tranh chấp thương mại, kinh doanh và thuộc
thẩm quyền của toà án nhân dân cấp tỉnh”.
Có thể nói, biện pháp dân sự là biện pháp thể hiện sự tự chủ của doanh
nghiệp trong việc bảo vệ quyền SHTT đối với tên thương mại. Tuy nhiên, thời
gian qua, việc giải quyết các tranh chấp liên quan đến quyền SHTT nói chung và
tên thương mại nói riêng thực hiện ở các tòa án chưa nhiều, điều này cần phải
được khắc phục trong thời gian tới.
Ba là, biện pháp hình sự
Biện pháp này được áp dụng để xử lý hành vi vi phạm trong trường hợp
hành vi đó có yếu tố cấu thành tội phạm theo quy định của Bộ luật Hình sự, cá
nhân thực hiện hành vi sản xuất, kinh doanh hàng giả hoặc xâm phạm quyền sở
hữu trí tuệ có yếu tố cấu thành tội phạm thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo
quy định của pháp luật hình sự.
Khi hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp của cá nhân, tổ chức là
hành vi nguy hiểm cho xã hội, cấu thành tội phạm theo quy định của Bộ luật
Hình sự thì cá nhân, tổ chức đó bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Việc áp dụng
biện pháp hình sự thuộc thẩm quyền của Toà án.
Pháp luật hình sự Việt Nam hiện nay chưa quy định tội danh đối với hành
vi xâm phạm tên thương mại. Tuy nhiên, trên thực tế thông qua những hành vi

55
xâm phạm đó có thể xác định các yếu tố cấu thành tội phạm như sau: Quyền đối
với tên thương mại là một khách thể được pháp luật bảo vệ, vì vậy khi khách thể
này bị xâm phạm mà hành vi xâm phạm đó là do lỗi của chủ thể thực hiện hành
vi, gây ra hậu quả nghiêm trọng, gây thiệt hại lớn cho chủ sở hữu tên thương
mại, cho người tiêu dùng và cho xã hội thì chủ thể thực hiện hành vi đó sẽ bị
truy cứu trách nhiệm hình sự.
Và điều 61 Hiệp định Trips: “yêu cầu thủ tục và hình phạt hình sự ít nhất
phải được áp dụng đối với hành vi chủ ý giả mạo nhãn hiệu hoặc vi phạm bản
quyền trên quy mô thương mại với các biện pháp khắc phục hậu quả gồm cả hình
phạt tù, phạt tiền và thu giữ, tịch thu, tiêu hủy hàng hóa vi phạm, nguyên vật liệu
và phương tiện thực hiện hành vi phạm tội”. Việc áp dụng biện pháp hình phạt
hình sự đối với hành vi xâm phạm được xem là quan trọng và cần thiết, đặc biệt
quan trọng trong đấu tranh chống hàng giả và hàng vi phạm bản quyền: Ví dụ ở
Hoa Kỳ, hành vi tạo ra hay phân phối bất hợp pháp 10 bản copy của một đối
tượng được bảo hộ bản quyền có giá cao hơn giá bán lẻ diễn ra trong vòng 6 tháng
có thể bị phạt tiền hoặc phạt tù hoặc áp dụng cả hai khung hình phạt tù lên tới 5
năm và lên đến 10 năm trong trường hợp tái phạm [48, tr.382-384].
Việc khởi tố vụ án hình sự xâm phạm tên thương mại không phụ thuộc vào
ý chí của chủ sở hữu tên thương mại (trừ khi pháp luật quy định). Khi xác định
hành vi xâm phạm quyền đối với tên thương mại có dấu hiệu tội phạm, các cơ
quan tố tụng có thẩm quyền sẽ ra quyết định khởi tố vụ án hình sự.
Như vậy, hành vi xâm phạm quyền đối với tên thương mại bị xử lý hình sự
khi hành vi đó gây hậu quả nghiêm trọng có dấu hiệu cấu thành tội phạm hình sự
hoặc người thực hiện hành vi đó đã bị xử phạt hành chính nay còn vi phạm.
Bốn là, biện pháp kiểm soát tại biên giới
Tình trạng vi phạm quyền SHTT không chỉ diễn ra ở phạm vi quốc gia, mà
còn phát triển ở phạm vi quốc tế khi mà hàng giả, hàng nhái và hàng vi phạm
quyền SHTT được sản xuất tại một nước nhưng lại được vận chuyển và phân
phối ở các nước khác nhau nhằm mục đích thu lợi nhuận hoặc ngăn cản hành vi

56
kinh doanh hợp pháp của các đối thủ. Hiệp định Trips thiết lập các nguyên tắc về
các biện pháp tạm thời để ngăn chặn các hành vi vi phạm quyền SHTT vào các
quốc gia có liên quan. Các biện pháp kiểm soát biên giới thường được áp
dụng bởi các cơ quan hành chính mà thông thường là các cơ quan hải quan.
So với các thủ tục dân sự, hình sự và hành chính thì biện pháp kiểm soát
biên giới được thực thi bởi cơ quan hải quan là một trong những quy định mới
nhằm mục đích ngăn chặn sự luân chuyển hàng hóa giả mạo và hàng hóa vi
phạm bản quyền qua biên giới.
Năm là, biện pháp tự bảo vệ
Ngoài các biện pháp đã nêu trên, pháp luật còn ghi nhận biện pháp tự bảo
vệ của chủ thể quyền SHTT. Biện pháp tự bảo vệ xuất phát từ nguyên tắc tôn
trọng, bảo vệ quyền dân sự của pháp luật Việt Nam, được ghi nhận tại Điều 9 Bộ
luật Dân sự năm 20052 và được cụ thể hóa tại Điều 198 Luật SHTT3.
2.3. Tìm hiểu kinh nghiệm pháp luật về tên thƣơng mại ở các nƣớc
trên thế giới và bài học cho Việt Nam
2.3.1. Kinh nghiệm pháp luật một số quốc gia điển hình
Theo nguyên tắc “đối xử quốc gia” [112] được quy định tại Điều 2 Công
ước thì tên thương mại của nước ngoài được bảo hộ như những tên thương mại
của công dân nước sở tại. Ngoài ra, việc bảo hộ tên thương mại ở nước ngoài
còn phải đề cập đến trường hợp khi pháp luật quốc gia quy định các chế độ bảo

2
Xem Điều 9 BLDS 2005 quy định: Nguyên tắc tôn trọng, bảo vệ quyền dân sự
1. Tất cả các quyền dân sự của cá nhân, pháp nhân, chủ thể khác được tôn trọng và được pháp luật bảo vệ.
2. Khi quyền dân sự của một chủ thể bị xâm phạm thì chủ thể đó có quyền tự bảo vệ theo quy định của Bộ luật này hoặc
yêu cầu cơ quan, tổ chức có thẩm quyền:
a) Công nhận quyền dân sự của mình;
b) Buộc chấm dứt hành vi vi phạm;
c) Buộc xin lỗi, cải chính công khai;
d) Buộc thực hiện nghĩa vụ dân sự;
đ) Buộc bồi thường thiệt hại.
3
Xem Điều 198 Luật SHTT Việt Nam quy định: Quyền tự bảo vệ
1. Chủ thể quyền sở hữu trí tuệ có quyền áp dụng các biện pháp sau đây để bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ của mình:
a) Áp dụng biện pháp công nghệ nhằm ngăn ngừa hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ;
b) Yêu cầu tổ chức, cá nhân có hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ phải chấm dứt hành vi xâm phạm, xin lỗi, cải
chính công khai, bồi thường thiệt hại;
c) Yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ theo quy định của Luật này và
các quy định khác của pháp luật có liên quan;
d) Khởi kiện ra tòa án hoặc trọng tài để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình.

57
hộ khác nhau cho tên thương mại có đăng ký và tên thương mại không đăng ký
(ví dụ nhằm khuyến khích việc đăng ký) thì tên thương mại của người nước
ngoài không đăng ký cũng chỉ được bảo hộ như tên thương mại không đăng ký
của công dân nước sở tại.
Nếu như pháp luật ở các nước thành viên của Công ước Paris 1883 coi
dấu hiệu có khả năng làm cho người tiêu dùng bị nhầm lẫn là một trong những
điều kiện không được bảo hộ của tên thương mại, thì nước thành viên đó có thể
đưa ra yêu cầu rằng tên thương mại nước ngoài được bảo hộ nếu như nó đã được
sử dụng trên thực tế hoặc có được biết đến ở mức độ nhất định tại các nước là
thành viên của Công ước Paris. Những quy định như vậy có trong pháp luật của
Đức, Pháp, Áo, Thụy Sỹ và một loạt các nước khác. Tuy nhiên, tại nhiều nước
thì tên thương mại nước ngoài lại được bảo hộ không phụ thuộc vào việc nó đã
được sử dụng hoặc được biết đến ở mức độ nhất định tại nước sở tại; sự kiện
mang ý nghĩa quyết định ở đây lại là việc tên thương mại đó đã được bảo hộ ở
một trong các nước thành viên của Công ước Paris.
Nền kinh tế thị trường với đặc tính cơ bản là cạnh tranh như hiện nay, thì
hầu hết các quốc gia trên thế giới đều rất quan tâm đến việc tạo ra công cụ pháp
lý cho việc giải quyết những vấn đề liên quan đến tên thương mại. Để chứng
minh cho điều đó, xin đi sâu phân tích pháp luật của Hoa Kỳ, Nhật Bản, Pháp,
Trung Quốc và Philippines về tên thương mại và bảo hộ tên thương mại.
- Pháp luật Hoa Kỳ
Luật SHTT Hoa Kỳ có thể được chia thành 3 lĩnh vực riêng biệt do 3 cơ
quan quản lý là Patent, Trade Mark “TM” or Servicemark “SM” và Copy right.
Trên thực tiễn, pháp luật của Hoa Kỳ rất đa dạng và phức tạp vì nó còn phụ
thuộc vào từng tiểu bang và thành phố, ngoài ra còn được căn cứ vào án lệ [44,
tr.127-128].
Theo pháp luật của Hoa Kỳ thì quyền đối với tên thương mại được xác lập
bằng cách ưu tiên doanh nghiệp đầu tiên nộp đơn xin bảo hộ tên thương mại,
doanh nghiệp đó có quyền đối với tên thương mại. Đối với tiểu bang không bắt

58
buộc việc đăng ký, một doanh nghiệp có thể có được quyền đối với tên thương
mại nếu thông dụng và chứng minh được rằng doanh nghiệp và tên thương mại
đã trở thành không thể tách rời trong tâm trí công chúng “Trong hầu hết các
nước, các quyền nhãn hiệu thương mại được xác lập thông qua đăng ký - điều
này được gọi là “Fist to File”. Tuy nhiên, tại Mỹ, cũng như tại Anh, các quyền
sở hữu của một nhãn hiệu thương mại được xác lập bởi bất cứ ai lần đầu tiên sử
dụng nó trong thương mại - điều này được gọi là “Fist to Use” và đòi hỏi bạn
phải thực sự sử dụng nhãn hiệu với hàng hoá, dịch vụ để bảo vệ thương hiệu của
bạn. Nếu có tranh chấp xảy ra về một nhãn hiệu thương mại thì bất cứ ai sử
dụng tiên sẽ sở hữu quyền, ngay cả khi họ không đăng ký nó” [125, tr5,7]
Theo luật liên bang, doanh nghiệp có thể có quyền đối với tên thương mại
chỉ thông qua căn cứ là tên thương mại đó được sử dụng phổ biến thường xuyên
và liên tục; luật liên bang sẽ không bảo hộ tên thương mại được sử dụng không
thường xuyên hoặc đột xuất.
Ngoài ra, Hoa Kỳ có thể ban hành các văn bản luật pháp trong nước để
tuân thủ các hiệp định mà Hoa Kỳ là thành viên, do đó phạm vi bảo hộ tên
thương mại nước ngoài không bị giới hạn bởi điều khoản thương mại. Theo
Công ước Paris, bất kỳ dấu hiệu nào được thừa nhận ở một nước tham gia ký kết
thì đều được ký kết liên bang ngay (nếu đáp ứng các yêu cầu căn bản khác) kể cả
khi nước gốc không đặt ra yêu cầu sử dụng [117, tr.814-823].
- Pháp luật Nhật Bản.
Đối với các nước đang phát triển, đặc biệt là các nước trong khối ASEAN
thì kinh nghiệm của Nhật Bản trong việc xây dựng và thực thi hệ thống pháp luật
về SHTT là rất đáng tham khảo [71, tr.131]. Hiện nay, Nhật Bản có các luật
chuyên về từng nhóm đối tượng SHTT như luật về sáng chế, luật về kiểu dáng
công nghiệp, luật về tên miền, luật về chống cạnh tranh không lành mạnh. Bộ
luật Thương mại Nhật Bản sửa đổi năm 2002 quy định về tên thương mại từ điều
11 đến điều 18: cụ thể “người nào cho phép người khác sử dụng tên thương mại
của mình để xác lập giao dịch với người thứ ba thì người đó phải liên đới chịu

59
trách nhiệm đối với bất kỳ nghĩa vụ nào phát sinh từ giao dịch đó nếu người thứ
ba hiểu lầm rằng người được phép sử dụng tên thương mại là chủ sở hữu của
tên thương mại” [120]. Cũng theo quy định của Bộ luật này thì khi một bên “đã
đăng ký tên thương mại nhưng không sử dụng nó trong thời hạn 2 năm mà
không có lý do chính đáng thì việc đăng ký đó được coi là vô hiệu hóa” [120,
điều 17]. Quy định này đảm bảo cho việc ghi nhận quyền của các chủ thể trong
kinh doanh vì nếu sau một thời gian mà doanh nghiệp không sử dụng tên đã
đăng ký thì chủ thể khác có quyền sử dụng tên đó mà không bị coi là vi phạm.
- Pháp luật Pháp
Theo quy định pháp luật của Pháp thì quyền sở hữu công nghiệp đối với
tên thương mại thuộc về người sử dụng tên thương mại và được pháp luật bảo hộ
không cần phải đăng ký [141]. Nếu có từ 2 chủ thể trở lên cùng sử dụng một tên
thương mại thì quyền sở hữu công nghiệp thuộc về người đầu tiên sử dụng tên
thương mại đó, sự phân biệt được thực hiện giữa các nhãn hiệu hàng hóa và tên
của các doanh nghiệp, và khẳng định một thương hiệu được công nhận có thể
được sử dụng trên một dấu hiệu cửa hàng mà không bị kèm theo một mô tả
chung ở Pháp, thậm chí nếu điều đó mang nhãn hiệu là tiếng Anh hoặc ngôn ngữ
khác tiếng Pháp. Năm 2010, các Office Québécois de la langue française (văn
phòng ngôn ngữ pháp - OQLF) đã thông qua một giải thích khác nhau của Hiến
chương, trong đó giới hạn phạm vi của các ngoại lệ. Cụ thể, các OQLF đã quyết
định rằng việc sử dụng một thương hiệu cửa hàng trên bảng chỉ dẫn có nghĩa là
thuật ngữ này hoặc biểu thức được sử dụng như một "tên" của doanh nghiệp
hoặc doanh nghiệp [141].
- Pháp luật Trung Quốc
Trong 20 năm trở lại đây Trung Quốc đã xây dựng được một khung pháp
lý về bảo hộ tài sản trí tuệ với hệ thống văn bản hoàn chỉnh như: Luật thương
hiệu, Luật bản quyền, Luật cạnh tranh. Các văn bản này đã quy định đầy đủ về
điều kiện nộp đơn giành quyền đăng ký nhãn hiệu thương mại, thời hạn bảo hộ

60
nhãn hiệu, trình tự thủ tục thẩm tra đối với quyền nhãn hiệu thương mại, cách
thức bồi thường thiệt hại cho việc vi phạm nhãn hiệu thương mại gây ra.
Pháp luật của Trung Quốc có sự khác biệt bởi do thị trường có nhiều đặc
thù. Trung Quốc áp dụng nguyên tắc “fist to file” do vậy doanh nghiệp muốn
bảo hộ tại quốc gia này thì phải tiến hành đăng ký nhãn hiệu thương mại tại đây,
đó mới là cơ sở để bảo vệ quyền lợi hợp pháp khi sản xuất kinh doanh tại Trung
Quốc vì ở Trung Quốc có nhiều doanh nghiệp chuyên nộp đơn đăng ký nhãn
hiệu thương mại trước khi chủ sở hữu tên thương mại của các thương hiệu nộp
đơn đăng ký tại Trung Quốc và sau đó đòi lệ phí bản quyền với chính chủ sở hữu
của nhãn hiệu đó.
Vì theo quy định của Luật Thương hiệu sửa đổi năm 2013 của Trung Quốc
thì “trong trường hợp cá nhân, pháp nhân hoặc các tổ chức khác trong quá
trình hoạt động sản xuất kinh doanh để có được độc quyền sử dụng nhãn hiệu
hàng hóa hoặc dịch vụ đó thì phải nộp đơn đăng ký bảo hộ.” Điều 4 [130]. Nếu
nhãn hiệu trùng nhau thì “Hai hay nhiều cá nhân, pháp nhân hoặc các tổ chức
khác có thể cùng nhau nộp đơn lên Văn phòng Thương hiệu đăng ký nhãn hiệu
hàng hoá tương tự và sẽ cùng hưởng quyền độc quyền sử dụng nhãn hiệu đăng
ký này” Điều 5 [130]. Và “Bất kỳ hàng hóa nào mà theo quy định của pháp luật
phải đăng ký nhãn hiệu hoặc phải được áp dụng nhãn hiệu cho hàng hóa trong
nước và hàng hóa nhập khẩu nhưng không đăng ký thì hàng hóa đó không được
bán trên thị trường” Điều 6 [130].
Ví dụ tranh chấp giữa hãng Apple và một công ty Đài Loan, Proview
Technology (Shenzen) [140] về nhãn hiệu thương mại công ty Proview
Technology đã đăng ký hợp pháp thương hiệu 'iPad' tại Trung Quốc từ năm
2000. Do đó, Apple không thể bán iPad của mình theo tên iPad ở Trung Quốc
mà không có sự cho phép bằng một thỏa thuận cấp phép thương mại với Proview
Technology bởi nếu không sẽ xâm phạm quyền nhãn hiệu thương mại của
Proview Technology.
- Pháp luật của Philippines.

61
Pháp luật về sở hữu trí tuệ của Philippines có những quy định cụ thể về
tên thương mại hay có thể gọi là tên kinh doanh “Một tên chỉ có thể được sử
dụng như tên thương mại khi nó được sử dụng hoặc được chỉ định sử dụng
nhưng không trái với trật tự công cộng, đạo đức, thể hiện bản chất của doanh
nghiệp mang tên thương mại đó” phần 165 khoản 1 [124]; “Tên thương mại
được bảo hộ không phụ thuộc vào việc đăng ký, nó được bảo hộ để chống lại
hành vi trái pháp luật của bên thứ ba, việc sử dụng tên thương mại không được
tương tự với nhãn hiệu với nhãn hiệu đã được bảo hộ” phần 165 khoản 2 [124]
“Việc chuyển giao quyền sở hữu đối với tên thương mại phải được thực hiện
vùng với việc chuyển giao toàn bộ hoăc một phần doanh nghiệp được tạo thành
bởi tên thương mại đó” phần 165 khoản 2 [124]
Những quy định của pháp luật Philippines về tên thương mại cho thấy có
những nét tương đồng trong các quy định của pháp luật về tên thương mại ở Việt
Nam hiện nay.
Qua nghiên cứu pháp luật của một số quốc gia trên thế giới về tên thương
mại của doanh nghiệp, chúng ta thấy (i) Hầu hết các quốc gia đều áp dụng
nguyên tắc tự do lựa chọn tên thương mại, nghĩa là chủ sở hữu có quyền lựa
chọn một tên thương mại phù hợp với quy định của pháp luật. Nguyên tắc này
được sử dụng ở nhiều nước Châu Âu, ở Việt Nam, tên thương mại cũng xác định
theo nguyên tắc này, các chủ thể có quyền tự do lựa chọn tên thương mại cho
doanh nghiệp từ khi làm thủ tục đăng ký, việc lựa chọn này phù hợp với quy
định của pháp luật; (ii) Về cách thức xác lập quyền sở hữu đối với tên thương
mại của doanh nghiệp thì đa số các quốc gia đều áp dụng nguyên tắc sử dụng,
một số ít quốc gia áp dụng nguyên tắc đăng ký, điều này phù hợp với Công ước
Paris 1883.
2.3.2. Bài học cho Việt Nam
Thời gian qua, Việt Nam đã có bước tiến lớn trong việc hoàn thiện hệ
thống pháp luật về quyền SHTT bằng việc ban hành các văn bản pháp luật
chuyên ngành, đây là một dấu hiệu thể hiện rõ sự tác động của quá trình hội nhập

62
quốc tế nói chung và sự chuẩn bị nghiêm túc cho việc sẵn sàng thực thi các cam
kết nghĩa vụ thành viên của Việt Nam đối với các điều ước quốc tế và thiết chế
WTO về SHTT [71, tr.46 -48].
Các điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc tham gia được coi là một
bộ phận quan trọng và không thể tách rời của hệ thống pháp luật Việt Nam về
quyền SHTT. Trong quá trình hội nhập quốc tế, Việt Nam cần phải đảm bảo sự
hài hòa, tương thích giữa quy định của pháp luật trong nước với các quy định
của các điều ước quốc tế mà Việt Nam tham gia, ký kết. Cho đến nay, Việt Nam
đã có nhiều nỗ lực để tham gia các điều ước quốc tế quan trọng về SHTT, tuy
nhiên, cũng cần tiếp tục nghiên cứu, xem xét để ký kết, gia nhập các điều ước
quốc tế mới trong lĩnh vực này.
Dựa vào kinh nghiệm của các quốc gia phát triển cũng như các quốc gia
trong khu vực, Việt Nam đã xây dựng các văn bản pháp luật về tên thương mại
để bảo đảm quyền lợi cho các chủ thể trong hoạt động sản xuất, kinh doanh và
áp dụng nguyên tắc bảo vệ quyền lợi của các chủ thể theo nguyên tắc chung phù
hợp với thông lệ quốc tế “Trong trường hợp điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã
hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác với quy định của Luật
này thì áp dụng quy định của điều ước quốc tế đó’’ khoản 3 điều 5 Luật SHTT
2005 sửa đổi, bổ sung 2009.
Hay đánh giá của một số đối tác quan trọng trong kinh tế (đầu tư, thương
mại) trong quá trình đàm phán gia nhập WTO của Việt Nam là EU, Thụy Sĩ,
Nhật Bản, Mỹ và Ô-xtrây-li-a đều có chung nhận định rằng “Việt Nam đã có
nhiều nỗ lực trong việc xây dựng các văn bản pháp luật về sở hữu trí tuệ nhưng
vấn đề thực thi là một điểm yếu cần phải khắc phục” [46]; hoặc tại điều 8 Luật
SHTT 2005 sửa đổi, bổ sung 2009 quy định “Huy động các nguồn lực của xã
hội đầu tư nâng cao năng lực hệ thống bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ, đáp ứng yêu
cầu phát triển kinh tế – xã hội và hội nhập kinh tế quốc tế.”

63
Từ kinh nghiệm tiếp thu được bên ngoài, Việt Nam đã áp dụng có chọn
lọc để xây dựng pháp luật trong nước và đặc biệt là Luật SHTT, một văn bản
pháp luật được đánh giá có sự phù hợp tương đối cao với các quy định quốc tế.
Những kinh nghiệm được vận dụng cụ thể trong việc xây dựng tên thương
mại của doanh nghiệp như:
- Nguyên tắc xác định tên thương mại: Việc xác định tên thương mại trên
thế giới được thực hiện theo hai cách là sử dụng và đăng ký tùy thuộc vào pháp
luật của mỗi quốc gia nhưng không trái với quy định của công ước quốc tế. Ở
Việt Nam, sau khi nghiên cứu các cách thức xác lập tên thương mại, chúng ta lựa
chọn: tên thương mại được xác định trên nguyên tắc sử dụng.
- Cơ chế xác lập và bảo hộ tên thương mại: Việt Nam là thành viên của
Công ước Paris 1883 nên việc xác lập và bảo hộ đối với tên thương mại được
thực hiện theo quy định của pháp luật trong nước nhưng có xem xét quy định
của công ước để áp dụng cho phù hợp như: tên thương mại của nước ngoài được
bảo hộ như những tên thương mại của công dân nước sở tại; và khi pháp luật
quốc gia quy định chế độ bảo hộ khác nhau cho tên thương mại có đăng ký và
tên thương mại không đăng ký thì tên thương mại của người nước ngoài cũng
được bảo hộ như tên thương mại không đăng ký của công dân nước sở tại. Theo
quy định của pháp luật Việt Nam thì trong trường hợp điều ước quốc tế mà Cộng
hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác với quy định của
Luật này thì áp dụng quy định của điều ước quốc tế đó.
- Thời hạn bảo hộ: đa số các quốc gia đều không quy định thời hạn bảo hộ
đối với tên thương mại, nghĩa là nó được bảo hộ vô thời hạn cho chủ sở hữu, khi
nào doanh nghiệp còn sử dụng để xưng danh thì khi đó nó đang được bảo hộ.
Luật SHTT cũng quy định thời hạn bảo hộ đối với tên thương mại là vô thời hạn
và không phải đăng ký hay nộp phí để duy trì bảo hộ như các đối tượng khác.
Có thể nói, trong giai đoạn phát triển hiện nay, hệ thống pháp luật của
Việt Nam nói chung và các quy định của pháp luật về quyền SHTT nói riêng đã
có những bước phát triển, hoàn thiện và tương đối phù hợp với pháp luật quốc tế.
Có được những thành công trên là nhờ sự nỗ lực học hỏi, rút kinh nghiệm từ

64
kinh nghiệm lập pháp của quốc tế và các quốc gia trên thế giới, cùng với việc
đánh giá đúng tình hình phát triển kinh tế xã hội của Việt Nam.

Kết luận Chương 2


Ở chương 2, tác giả đã làm rõ những vấn đề lý luận cơ bản tạo cơ sở lý
thuyết vững chắc cho việc nghiên cứu của luận án:
(i) Luận án đã làm rõ các vấn đề pháp lý về tên thương mại, tên thương
mại của doanh nghiệp, đưa ra các tiêu chí phân biệt với một số đối tượng của
quyền SHTT, để từ đó khẳng định vai trò của tên thương mại đối với sự phát
triển của doanh nghiệp;
(ii) Luận án đã nghiên cứu để đưa ra được định nghĩa về tên thương mại
của doanh nghiệp, pháp luật về tên thương mại của doanh nghiệp và chỉ ra
những đặc điểm đặc trưng của pháp luật về tên thương mại của doanh nghiệp;
(iii) Để làm sâu sắc hơn các vấn đề lý luận về tên thương mại của doanh
nghiệp, luận án đã tìm hiểu kinh nghiệm pháp luật của một số quốc gia trên thế
giới, có sự so sánh đánh giá để tìm ra bài học kinh nghiệm cho Việt Nam;
(iv) Luận án đã nghiên cứu toàn diện pháp luật về tên thương mại của
doanh nghiệp và thấy rằng: quy định về tên thương mại của doanh nghiệp và xây
dựng hệ thống pháp luật để bảo hộ tên thương mại là cần thiết để bảo đảm cho
các chủ thể có quyền bình đẳng trong kinh doanh. Luận án cũng chỉ ra các nhân
tố tác động đến việc bảo hộ tên thương mại của doanh nghiệp. Do vậy, muốn
đảm bảo quyền của chủ sở hữu đối với tên thương mại thì cần có một cơ
chế linh hoạt, sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan Nhà nước.
Những nghiên cứu ở chương 2 chỉ ra những yêu cầu cấp thiết của việc ghi
nhận và bảo hộ tên thương mại, yêu cầu giải quyết hài hòa quyền lợi của doanh
nghiệp khi tên thương mại được bảo hộ, bảo hộ tên thương mại của doanh
nghiệp cần cân nhắc, nghiên cứu các quy định của pháp luật quốc tế và kinh
nghiệm của một số quốc gia trên thế giới, đồng thời phải phù hợp với thực tiễn ở
Việt Nam.

65
CHƢƠNG 3
THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VÀ THỰC TIỄN THỰC HIỆN PHÁP LUẬT
VỀ TÊN THƢƠNG MẠI CỦA DOANH NGHIỆP Ở VIỆT NAM

Căn cứ vào những vấn đề lý luận đã giải quyết ở chương 2, nhất là các
vấn đề liên quan đến việc xác lập và bảo hộ tên thương mại của doanh nghiệp,
trong chương này, tác giả tập trung làm rõ thực trạng thực thi pháp luật về tên
thương mại của doanh nghiệp với các nội dung như sau:
3.1. Thực trạng pháp luật về tên thƣơng mại của doanh nghiệp
3.1.1. Thực trạng pháp luật về xác lập tên thương mại của doanh nghiệp
Quy định của pháp luật về xác lập tên thương mại của doanh nghiệp được
ghi nhận và bổ sung qua từng giai đoạn phát triển của đất nước và ngày càng
được hoàn thiện. Chúng ta có thể tìm hiểu thông qua các vấn đề được giải quyết
ở các giai đoạn khác nhau như sau:
3.1.1.1. Thực trạng pháp luật về xác lập tên doanh nghiệp
Tên doanh nghiệp được quy định cụ thể và rõ ràng hơn trong Luật DN
2005 và Nghị định số 88/2006/NĐ - CP của Chính phủ ngày 29-8-2006 về đăng
ký kinh doanh. Trên cơ sở kế thừa các quy định về đặt tên doanh nghiệp trong
các văn bản trước đó, Nghị định số 88/2006/NĐ - CP còn bổ sung thêm quy định
giới hạn phạm vi địa lý khi đặt tên doanh nghiệp:“Không được đặt tên trùng
hoặc tên gây nhầm lẫn với tên của doanh nghiệp khác đã đăng ký trong phạm vi
tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương” [29]. Nếu trước đây quy định rằng
không được đặt tên trùng hoặc tên gây nhầm lẫn trong cùng một khu vực mà
mức độ rộng hẹp của khu vực chưa được xác định rõ, gây nhiều khó khăn cho
doanh nghiệp và cơ quan đăng ký tên doanh nghiệp. Nay, Nghị định số
88/2006/NĐ - CP đã xác định rõ là trong phạm vi tỉnh, thành phố trực thuộc
trung ương, tạo nhiều thuận lợi cho doanh nghiệp và cơ quan đăng ký trong việc
đăng ký tên doanh nghiệp, kiểm soát tốt hơn tình trạng đặt tên trùng lặp hoặc gây
nhầm lẫn. Tuy nhiên, việc chuyển từ trạng thái chưa được xác định rõ về phạm

66
vi địa lý sang trạng thái xác định rõ, cụ thể về phạm vi địa lý cũng gây không ít
khó khăn trong thực tiễn, nhất là trong việc xử lý đoạn chuyển tiếp và việc xử lý
các hệ lụy phát sinh. Hàng trăm doanh nghiệp đã đăng ký trước đó có dấu hiệu
đặt tên trùng hoặc gây nhầm lẫn chưa giải quyết được thì nay lại thêm rất nhiều
doanh nghiệp có thể trùng tên vì chỉ cần khác nhau theo địa giới hành chính.
Điều này gây cho doanh nghiệp và người tiêu dùng nhiều trở ngại trong việc bảo
vệ, sử dụng tên thương mại.
Để giải quyết những vướng mắc trên, ngày 15 tháng 04 năm 2010 Chính
phủ đã ban hành Nghị định số 43/2010/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp, nghị
định này có hiệu lực từ ngày 01 tháng 01 năm 2011. Theo nghị định này, doanh
nghiệp chỉ được sử dụng ngành, nghề kinh doanh, hình thức đầu tư để cấu thành
tên riêng của doanh nghiệp nếu doanh nghiệp có đăng ký ngành, nghề đó hoặc
thực hiện đầu tư theo hình thức đó. Doanh nghiệp “Không được đặt tên trùng
hoặc tên gây nhầm lẫn với tên của doanh nghiệp khác đã đăng ký trong phạm vi
toàn quốc, trừ những doanh nghiệp đã bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký
doanh nghiệp, các doanh nghiệp đã giải thể. Quy định này được áp dụng kể từ
ngày 01 tháng 01 năm 2011.
Kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành đến ngày 31 tháng 12 năm
2010, việc chống trùng, nhầm lẫn tên doanh nghiệp được thực hiện trên phạm vi
tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương”[32].
Theo quy định này, các doanh nghiệp đã đăng ký tên doanh nghiệp phù hợp
với quy định hiện hành nhưng không phù hợp với quy định về không trùng,
không nhầm lẫn tên doanh nghiệp trên phạm vi toàn quốc thì không bắt buộc
phải đăng ký đổi tên nhưng được khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi cho
các doanh nghiệp có tên trùng và tên gây nhầm lẫn tự thương lượng với nhau để
đăng ký đổi tên doanh nghiệp hoặc bổ sung tên địa danh để làm yếu tố phân biệt
tên doanh nghiệp.
Quy định mới đã giúp cho việc đặt tên, tra cứu tên doanh nghiệp trùng,
gây nhầm lẫn đạt hiệu quả tốt hơn, bởi phạm vi kiểm tra chỉ trong phòng đăng

67
ký kinh doanh một tỉnh, nhưng lại không khó khăn trong trường hợp phạm
vi thị trường hoạt động của doanh nghiệp trải rộng trên nhiều địa phương ,
hay cả nước.
Nhằm cụ thể hóa Nghị định số 43/2010/NĐ - CP. Thông tư số
10/2014/TT - BVHTTDL của Bộ văn hóa Thể thao và Du lịch ngày 01 tháng 10
năm 2014 về hướng dẫn đặt tên doanh nghiệp phù hợp với truyền thống lịch sử,
văn hóa, đạo đức, thuần phong mỹ tục của dân tộc: “Sử dụng tên trùng tên danh
nhân; Sử dụng tên đất nước, địa danh trong các thời kỳ bị xâm lược và tên
những nhân vật trong lịch sử bị coi là phản chính nghĩa, kìm hãm sự tiến bộ; Sử
dụng tên của những nhân vật lịch sử là giặc ngoại xâm hoặc những người có tội
với đất nước, với dân tộc; Các trường hợp khác về sử dụng từ ngữ, ký hiệu vi
phạm truyền thống lịch sử theo quy định của pháp luật” và “Những trường hợp
đặt tên doanh nghiệp sau đây vi phạm văn hóa, đạo đức, thuần phong mỹ tục
của dân tộc. Sử dụng từ ngữ, ký hiệu mang ý nghĩa dung tục, khiêu dâm, bạo lực,
tội ác, tệ nạn xã hội; Sử dụng từ ngữ, ký hiệu thể hiện hoặc ám chỉ sự đe dọa,
xúc phạm, phỉ báng, lăng mạ, bôi nhọ, khiếm nhã đối với tổ chức, cá nhân khác;
Sử dụng từ ngữ, ký hiệu thể hiện hoặc ám chỉ sự phân biệt, kỳ thị vùng miền, dân
tộc, tôn giáo, chủng tộc, giới; Các trường hợp khác về sử dụng từ ngữ vi phạm
văn hóa, đạo đức, thuần phong mỹ tục của dân tộc theo quy định của pháp luật”.
Tuy nhiên, những quy định trong thông tư này gây ra nhiều tranh luận trong xã
hội về những từ ngữ, khái niệm mang tính định tính, trừu tượng, rất khó xác định
trên thực tế. Thêm vào đó, do Thông tư ra đời muộn nên doanh nghiệp cũng như
cơ quan nhà nước có thẩm quyền rất lúng túng trong việc giải quyết những tên
doanh nghiệp đã đăng ký nhưng không phù hợp với quy định của thông tư. Việc
đặt tên cho doanh nghiệp tưởng đơn giản nhưng do quy định pháp luật thiếu nhất
quán mà trở nên khó khăn, phức tạp.
Sự ra đời của Luật Doanh nghiệp năm 2014 đã quy định cụ thể các trường
hợp cấm đặt tên doanh nghiệp như sau: Điều 39 - những điều cấm trong đặt tên
doanh nghiệp; Điều 42 - giải thích cụ thể về tên trùng và tên gây nhầm lẫn…

68
Để giải quyết những hạn chế còn gặp phải khi đặt tên doanh nghiệp, Luật
DN 2014 đã quy định cụ thể như sau: Tên doanh nghiệp là Tên tiếng Việt của
doanh nghiệp bao gồm hai thành tố theo thứ tự sau đây:
Một là, Loại hình doanh nghiệp thì tên loại hình doanh nghiệp được viết
là “công ty trách nhiệm hữu hạn” hoặc “công ty TNHH” đối với công ty trách
nhiệm hữu hạn; được viết là “công ty cổ phần” hoặc “công ty CP” đối với công
ty cổ phần; được viết là “công ty hợp danh” hoặc “công ty HD” đối với công ty
hợp danh; được viết là “doanh nghiệp tư nhân”, “DNTN” hoặc “doanh nghiệp
TN” đối với doanh nghiệp tư nhân;
Hai là, Tên riêng thì tên riêng được viết bằng các chữ cái trong bảng chữ
cái tiếng Việt, các chữ F, J, Z, W, chữ số và ký hiệu.
Theo quy định này thì việc đặt tên doanh nghiệp phải có đầy đủ 2 thành
tố, điều này sẽ hạn chế việc trùng hoặc gây nhầm lẫn giữa các doanh nghiệp
trong quá trình lựa chọn tên của mình.
Bên cạnh đó, theo quy định của Luật Đầu tư 2014 thì giấy chứng nhận
đăng ký đầu tư là văn bản, bản điện tử ghi nhận thông tin đăng ký của nhà đầu tư
về dự án đầu tư. Nội dung của giấy chứng nhận đăng ký đầu tư bao gồm : Mã số
dự án đầu tư; Tên, địa chỉ của nhà đầu tư; Tên dự án đầu tư; Địa điểm thực hiện
dự án đầu tư; diện tích đất sử dụng; Mục tiêu, quy mô dự án đầu tư; Vốn đầu tư
của dự án (gồm vốn góp của nhà đầu tư và vốn huy động), tiến độ góp vốn và
huy động các nguồn vốn; Thời hạn hoạt động của dự án…
Còn cơ quan đăng ký đầu tư là cơ quan có thẩm quyền cấp, điều chỉnh và
thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư. Các cơ quan có thẩm quyền cấp, điều
chỉnh và thu hồi giấy chứng nhận đăng ký đầu tư bao gồm:
(i) Ban Quản lý khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu
kinh tế tiếp nhận, cấp, điều chỉnh, thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối
với các dự án đầu tư trong khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao,
khu kinh tế.

69
(ii) Sở Kế hoạch và Đầu tư tiếp nhận, cấp, điều chỉnh, thu hồi Giấy chứng
nhận đăng ký đầu tư đối với các dự án đầu tư ngoài khu công nghiệp, khu chế xuất,
khu công nghệ cao, khu kinh tế, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này.
(iii) Sở Kế hoạch và Đầu tư nơi nhà đầu tư đặt hoặc dự kiến đặt trụ sở
chính hoặc văn phòng điều hành để thực hiện dự án đầu tư tiếp nhận, cấp, điều
chỉnh, thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với dự án đầu tư sau đây: a)
Dự án đầu tư thực hiện trên địa bàn nhiều tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
b) Dự án đầu tư thực hiện ở trong và ngoài khu công nghiệp, khu chế xuất, khu
công nghệ cao và khu kinh tế.
Theo các quy định trên thì giấy chứng nhận đầu tư đồng thời là giấy
chứng nhận đăng ký kinh doanh. Tuy nhiên, việc cấp phép lại do các cơ quan
chuyên môn khác nhau thực hiện (không phải chỉ ở cơ quan đăng ký kinh doanh)
nên việc trùng tên doanh nghiệp càng dễ xảy ra.
Ngoài ra, theo quy định tại điều 78 BLDS 2015 về tên gọi của pháp nhân:
“Pháp nhân phải có tên gọi bằng tiếng Việt, thể hiện rõ loại hình tổ chức của
pháp nhân và phân biệt với các pháp nhân khác trong cùng một lĩnh vực hoạt
động”. Theo quy định này, mỗi pháp nhân phải có tên gọi riêng được hình thành
từ khi thành lập, pháp nhân phải sử dụng tên gọi riêng của mình để xác lập, thực
hiện các giao dịch với cơ quan nhà nước và các chủ thể khác, tên của pháp nhân
thể hiện uy tín và lợi thế của pháp nhân trong quá trình hoạt động đầu tư kinh
doanh. Tên gọi của pháp nhân được pháp luật công nhận và bảo vệ kể từ khi
thành lập hợp pháp và phải được sử dụng trong quá trình hoạt động.
3.1.1.2. Thực trạng pháp luật về xác lập tên thương mại của doanh
nghiệp
Tên gọi của các chủ thể kinh doanh chỉ được coi là tên thương mại và các
chủ thể này được hưởng các quyền chủ thể đối với tên thương mại của mình khi
đáp ứng được các yêu cầu và điều kiện bảo hộ cụ thể. Tên thương mại muốn
được bảo hộ phải đáp ứng các điều kiện được quy định tại điều 76, 77, 78 Luật
SHTT 2005.

70
Tính phân biệt của tên thương mại: Không phải bất kỳ tên thương mại nào
cũng được pháp luật bảo hộ, để được bảo hộ theo pháp luật sở hữu trí tuệ, nhìn
chung, tên thương mại phải có khả năng phân biệt chủ thể kinh doanh mang tên
đó với chủ thể kinh doanh khác trong cùng lĩnh vực và khu vực kinh doanh. Sự
phân biệt này cần thiết được đặt ra trong cùng một lĩnh vực kinh doanh và khu
vực kinh doanh với các yếu tố phân biệt chủ yếu như: Phân biệt về hàng hoá,
dịch vụ, hoạt động, cơ sở kinh doanh. Thông qua những yếu tố này để cá thể hoá
chủ thể kinh doanh này với chủ thể kinh doanh khác. Điều này cũng có thể được
hiểu là nếu tên thương mại của hai chủ thể kinh doanh trùng nhau hoặc tương tự
đến mức gây nhầm lẫn nhưng hai chủ thể kinh doanh trong hai lĩnh vực khác
nhau, thuộc hai lãnh thổ khác nhau thì vẫn được chấp nhận bảo hộ. Cùng lĩnh
vực và khu vực kinh doanh là hai điều kiện song song đi đôi với nhau, nếu thiếu
một trong hai yếu tố đó thì tên thương mại sẽ không được bảo hộ. Chẳng hạn
như hai tên thương mại trùng nhau nhưng hai chủ thể kinh doanh lại không hoạt
động trên một khu vực địa lý, tuy rằng họ kinh doanh trong cùng một lĩnh vực
hoặc hai chủ thể kinh doanh ở trên cùng một khu vực địa lý nhưng lại không
kinh doanh trên cùng một lĩnh vực cũng không được pháp luật chấp nhận bảo hộ.
Điều kiện bảo hộ này của tên thương mại cũng đơn giản hơn so với nhãn hiệu
(theo quy định của pháp luật, một nhãn hiệu muốn được bảo hộ còn phải đáp ứng
cả điều kiện: Phải không trùng và không tương tự tới mức gây nhầm lẫn với các
hàng hoá, dịch vụ không trùng và tương tự nếu các nhãn hiệu đó được công nhận
là nổi tiếng hay được thừa nhận rộng rãi, được nhiều người biết đến).
Tên thương mại được coi là có khả năng phân biệt nếu đáp ứng được các
điều kiện sau đây:
- Chứa thành phần tên riêng, trừ trường hợp đã được biết đến rộng rãi:
Nếu tên thương mại chỉ có phần mô tả thì không được bảo hộ, bởi lẽ phần mô tả
không có khả năng tạo nên tính phân biệt cho tên thương mại (hai doanh nghiệp
có tên thương mại khác nhau có thể có phần mô tả giống nhau), vì vậy tên

71
thương mại bắt buộc phải chứa thành phần tên riêng để tạo ra sự phân biệt giữa
các chủ thể kinh doanh.
- Tên thương mại không trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với
tên thương mại mà người khác đã sử dụng từ trước trong cùng lĩnh vực và khu
vực kinh doanh.
Tên trùng là trường hợp tên của doanh nghiệp yêu cầu đăng ký được viết
và đọc bằng tiếng Việt hoàn toàn giống với tên của doanh nghiệp đã đăng ký.
Tên gây nhầm lẫn với tên của các doanh nghiệp khác là: Tên bằng tiếng
Việt của doanh nghiệp yêu cầu đăng ký được đọc giống như tên doanh nghiệp đã
đăng ký; tên bằng tiếng Việt của doanh nghiệp yêu cầu đăng ký chỉ khác tên
doanh nghiệp đã đăng ký bởi ký hiệu “&”; ký hiệu “-”; chữ “và”; tên viết tắt của
doanh nghiệp yêu cầu đăng ký trùng với tên viết tắt của doanh nghiệp khác đã
đăng ký; tên bằng tiếng nước ngoài của doanh nghiệp yêu cầu đăng ký trùng với
tên bằng tiếng nước ngoài của doanh nghiệp khác đã đăng ký; tên riêng của
doanh nghiệp yêu cầu đăng ký khác với tên riêng của doanh nghiệp đã đăng ký
bởi một hoặc một số số tự nhiên, số thứ tự hoặc một số chữ cái tiếng Việt (A, B,
C…) ngay sau tên riêng của doanh nghiệp đó, trừ trường hợp doanh nghiệp yêu
cầu đăng ký là doanh nghiệp con của doanh nghiệp đã đăng ký; tên riêng của
doanh nghiệp yêu cầu đăng ký khác với tên riêng của doanh nghiệp đã đăng ký
bởi từ “tân” ngay trước, hoặc “mới” ngay sau tên của doanh nghiệp đã đăng ký;
tên riêng của doanh nghiệp yêu cầu đăng ký chỉ khác tên riêng của doanh nghiệp
đã đăng ký bởi các từ “miền Bắc”, “miền Nam”, “miền Trung”, “miền Tây”,
“miền Đông” hoặc các từ có ý nghĩa tương tự; trừ trường hợp doanh nghiệp yêu
cầu đăng ký là doanh nghiệp con của doanh nghiệp đã đăng ký; tên riêng của
doanh nghiệp trùng với tên riêng của doanh nghiệp đã đăng ký.
- Không trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với nhãn hiệu của
người khác hoặc với chỉ dẫn địa lý đã được bảo hộ trước ngày tên thương mại đó
được sử dụng. Tên thương mại và nhãn hiệu đều có chức năng chỉ dẫn cho người
tiêu dùng về hàng hoá, dịch vụ đó của cơ sở sản xuất kinh doanh nào, đều đưa ra

72
một kết quả chung rằng ai là người chịu trách nhiệm về những hàng hoá, dịch vụ
đó, bởi vậy nếu đã có nhãn hiệu thuộc quyền của người khác đã được xác lập
trước thời điểm tên thương mại được bắt đầu thì đương nhiên chủ thể kinh doanh
sẽ không được sử dụng tên thương mại đó nữa.
Cũng do tên thương mại thường là thành phần tên riêng của tên doanh
nghiệp hoặc được sử dụng thường xuyên trong hoạt động kinh doanh của mỗi
chủ thể kinh doanh, nên quyền sở hữu tên thương mại được xác lập trên cơ sở
thực tiễn sử dụng hợp pháp tên thương mại đó tương ứng với khu vực và lãnh
thổ kinh doanh, mà không cần thực hiện thủ tục đăng ký tên thương mại đó tại
Cục Sở hữu trí tuệ. Điều này khác với việc xác lập quyền sở hữu trí tuệ đối với
các chỉ dẫn đầu tư khác như nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý, những đối tượng này cần
phải đăng ký mới được bảo hộ.
Quyền sở hữu công nghiệp đối với tên thương mại theo quy định của pháp
luật Việt Nam được xác lập trên cơ sở sử dụng hợp pháp tên thương mại đó mà
không phụ thuộc vào bất kỳ thủ tục đăng ký nào. Việc đăng ký tên chủ thể kinh
doanh theo quy định của pháp luật về thủ tục đăng ký kinh doanh, thủ tục đăng
ký hoạt động của doanh nghiệp và của các chủ thể kinh doanh khác chỉ có ý
nghĩa ghi nhận ý định sử dụng tên gọi của chủ thể đó mà không có ý nghĩa xác
lập quyền. Tên thương mại là tên gọi của tổ chức, cá nhân dùng trong hoạt động
kinh doanh, vì vậy, phải có sự tồn tại của tổ chức, cá nhân mang tên thương mại
thì việc sử dụng tên thương mại mới có ý nghĩa về mặt pháp lý. Tuy nhiên, việc
có được giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh không phải là cơ sở pháp lý tuyệt
đối để nói rằng quyền sở hữu công nghiệp đối với tên thương mại đã được xác
lập. Để được xác lập, tên thương mại còn phải được sử dụng thông qua các hoạt
động kinh doanh. Chủ sở hữu quyền đối với tên thương mại là tổ chức, cá nhân
tiến hành hoạt động đăng ký kinh doanh dưới tên thương mại đó. Trương hợp
trong cùng một lĩnh vực kinh doanh và trên cùng một địa bàn kinh doanh có
nhiều người cùng sử dụng một tên thương mại thì quyền đối với tên thương mại
thuộc về người sử dụng đầu tiên.

73
Về mặt nguyên tắc, quyền đối với tên thương mại mang tính không hạn
chế về mặt thời gian. Điều đó có nghĩa là sau khi đã xác lập quyền đối với tên
thương mại, chủ thể kinh doanh có thể sử dụng nó mà không bị bất cứ một hạn
chế nào về mặt thời gian, khi mà chủ thể kinh doanh còn tồn tại và tên thương
mại còn thể hiện đúng hình thái tổ chức của chủ thể đó. Nếu địa vị pháp lý của
chủ thể kinh doanh thay đổi, ví dụ như do kết quả của việc tổ chức lại doanh
nghiệp hay thay đổi chủ doanh nghiệp thì những thay đổi đó cần được đưa vào
tên thương mại, đương nhiên quyền đối với tên thương mại sẽ chấm dứt khi chủ
thể kinh doanh chấm dứt sự tồn tại của mình.
Bên cạnh việc đưa ra những điều kiện bảo hộ tên thương mại, pháp luật
còn quy định những tên gọi không được bảo hộ dưới danh nghĩa là tên thương
mại, bao gồm:
Một là, tên gọi của các cơ quan hành chính, các tổ chức chính trị, tổ chức
chính trị - xã hội, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp hoặc các chủ thể
không liên quan tới hoạt động kinh doanh, bởi bản chất của tên thương mại là
tên gọi của tổ chức, cá nhân chỉ dùng trong hoạt động kinh doanh, còn tên gọi
của các tổ chức, cá nhân khác không có chức năng hoạt động kinh doanh theo
quy định của pháp luật cũng như không liên quan đến các hoạt động kinh doanh
thì sẽ không được coi là tên thương mại;
Hai là, tên gọi nhằm mục đích thực hiện chức năng của tên thương mại
nhưng không có khả năng phân biệt chủ thể kinh doanh của các cơ sở kinh
doanh trong cùng một lĩnh vực;
Ba là, tên thương mại gây nhầm lẫn với tên thương mại của người khác đã
được sử dụng từ trước trên cùng một địa bàn và trong cùng một lĩnh vực kinh
doanh, gây nhầm lẫn với nhãn hiệu hàng hoá của người khác đã được bảo hộ từ
trước khi bắt đầu sử dụng tên thương mại đó. Địa bàn kinh doanh được hiểu là
khu vực địa lý nơi chủ thể kinh doanh có bạn hàng, khách hàng hoặc có danh
tiếng [22].

74
Để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ sở hữu đối với tên
thương mại, Nhà nước đã ban hành các văn bản pháp luật và cơ chế thực thi giúp
cho các chủ thể thực hiện và bảo vệ quyền lợi của mình khi sử dụng và khi bị
xâm phạm. Quy định vấn đề không được đặt tên hoặc những trường hợp tên
không được bảo hộ xuất phát từ những lý do sau:
(i) Việc bảo hộ tên thương mại của doanh nghiệp là điều kiện tiên quyết
để khẳng định vị thế trong kinh doanh, do vậy, không được lựa chọn tên gây
nhầm lẫn, tên trùng với tên thương mại của doanh nghiệp đã đặt trước hoặc nhãn
hiệu của doanh nghiệp khác đã được đăng ký bảo hộ, quy định này đảm bảo môi
trường bình đẳng trong kinh doanh giữa các chủ thể trên thị trường.
(ii) Tên thương mại không được đặt trùng với các cơ quan nhà nước, tổ
chức chính trị… vì những chủ thể này khi được thành lập nó có chức năng nhiệm
vụ hoạt động riêng, tên đó không nhằm mục đích để kinh doanh, không có giá trị
về tài sản. Do vậy, nếu doanh nghiệp đặt tên trùng với tên của cơ quan nhà nước,
tổ chức chính trị… sẽ gây nhầm lẫn cho khách hàng, ảnh hưởng xấu đến môi
trường kinh doanh.
Những phân tích ở trên cho thấy: tên thương mại được bảo hộ trên cơ sở
sử dụng trong hoạt động kinh doanh. Do đó, về mặt nguyên tắc, trong trường
hợp nêu ở trên về hai doanh nghiệp trùng tên, sử dụng tên doanh nghiệp của
mình trong hoạt động kinh doanh, thì doanh nghiệp nào sử dụng tên đó trước sẽ
được công nhận là chủ sở hữu hợp pháp của tên thương mại đó. Thực tế, quy
định của các văn bản pháp luật cho thấy tên doanh nghiệp thường là tên thương
mại, trong khi lĩnh vực và khu vực kinh doanh của tên thương mại tương đối
trừu tượng, không rõ ràng như quy định “phạm vi tỉnh, thành phố” đối với tên
doanh nghiệp. Rất nhiều doanh nghiệp có chi nhánh khắp các tỉnh, hay một
doanh nghiệp kinh doanh ở khu vực phía bắc (được giải thích là khu vực địa lý
có bạn hàng, khách hàng), thì tên thương mại được xác lập ở đó sẽ trùng với tên
các doanh nghiệp khắp các tỉnh hay chí ít tại các tỉnh thành mà doanh nghiệp có

75
hoạt động kinh doanh. Điều này làm ảnh hưởng đến quá trình kinh doanh của
doanh nghiệp và gây khó khăn trong công tác quản lý của cơ quan có thẩm quyền.
3.1.2. Thực trạng pháp luật về quyền và nghĩa vụ của chủ sở hữu đối
với tên thương mại của doanh nghiệp
Nội dung quyền sở hữu công nghiệp đối với tên thương mại bao gồm tổng
hợp các quyền và nghĩa của chủ sở hữu tên thương mại được pháp luật ghi nhận
và bảo hộ. Pháp luật thừa nhận quyền đối với tên thương mại là quyền tài sản
thuộc sở hữu của chủ sở hữu tên thương mại.
Theo quy định của pháp luật thì chủ sở hữu tên thương mại có các quyền
cơ bản như:
- Quyền sử dụng tên thương mại: tại Điều 123, 124, 125 Luật SHTT 2005
sửa đổi, bổ sung năm 2009 quy định về quyền của chủ sở hữu đối tượng sở hữu
công nghiệp như sau: (i) Sử dụng, cho phép người khác sử dụng đối tượng sở
hữu công nghiệp theo quy định tại Điều 124 và Chương X của Luật này; (ii)
Ngăn cấm người khác sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp theo quy định tại
Điều 125 của Luật này; (iii) Định đoạt đối tượng sở hữu công nghiệp theo quy
định tại Chương X của Luật này.
Trên thực tế, các doanh nghiệp thường sử dụng tên thương mại của mình
từ khi thành lập trong các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Chủ sở hữu
tên thương mại có nhiều cách thức khác nhau để khai thác đối tượng đó như:
dùng tên thương mại để xưng danh trong các hoạt động kinh doanh, thể hiện tên
thương mại trong các giấy tờ giao dịch, biển hiệu, sản phẩm, hàng hoá, bao bì
hàng hoá và phương tiện cung cấp dịch vụ, quảng cáo.
Chủ sở hữu có thể trực tiếp sử dụng tên thương mại trong quá trình sản
xuất kinh doanh, bằng cách thức này chủ sở hữu có thể thu được một khoản lợi
nhuận do doanh số bán hàng cao hơn hoặc giá bán sản phẩm cao hơn so với các
sản phẩm tượng tư không được bảo hộ.
Chủ sở hữu tên thương mại có thể khai thác thương mại đối với tên
thương mại bằng cách chuyển giao tên thương mại cho chủ thể khác để thu lợi

76
nhuận, trong thời đại ngày nay, quyền sở hữu công nghiệp đã trở thành một tài
sản có giá trị lớn trong kinh doanh được các chủ sở hữu khai thác có hiệu quả.
Trong quá trình hoạt động, doanh nghiệp có thể cho phép người khác sử dụng
tên thương mại, việc độc quyền sử dụng tên thương mại để thu được các lợi ích
vật chất được xem là một trong những quyền năng cơ bản, quan trọng nhất của
chủ sở hữu tên thương mại. Độc quyền này tạo ra cho chủ sở hữu có thể bù đắp
các chi phí đã bỏ ra trong quá trình sáng tạo và phát triển đối tượng sở hữu công
nghiệp, thúc đẩy đầu tư cho những nghiên cứu, phát triển mới. Ví dụ: Hợp đồng
chuyển nhượng tên thương mại “Vạn Xuân” của công ty cổ phần vận tải Vạn
Xuân (Hà Nội) cho công ty trách nhiệm hữu hạn Vạn Xuân (Nghệ An).
Quy định này có ý nghĩa quan trọng trong việc bảo đảm lợi ích kinh tế khi
khai thác quyền sử dụng của doanh nghiệp và thuận lợi cho doanh nghiệp nhận
chuyển nhượng. Doanh nghiệp chuyển nhượng thu được lợi ích kinh tế từ kết
quả đầu tư trí tuệ của mình mà vẫn sở hữu, sử dụng được tên thương mại; doanh
nghiệp nhận là doanh nghiệp mới bước chân gia nhập thị trường nên còn khó
khăn để cạnh tranh với các chủ thể kinh doanh khác thì nhờ sự chuyển nhượng
này mà phát triển vững chắc trên thương trường.
- Quyền định đoạt: Chủ sở hữu đối với tên thương mại có quyền định đoạt
về tên thương mại theo các cách thức như sau:
Định đoạt về mặt pháp lý là chủ sở hữu tên thương mại có quyền chuyển
nhượng quyền sở hữu của mình cho người khác. Quyền chuyển nhượng cho
người khác toàn bộ quyền đối với tên thương mại được thực hiện dưới hình thức
ký kết hợp đồng bằng văn bản (gọi là hợp đồng chuyển nhượng quyền sở hữu
công nghiệp) phù hợp với quy định của pháp luật về hợp đồng dân sự, kinh tế.
Tuy nhiên, việc chuyển nhượng tên thương mại có điểm đặc biệt là chủ sở hữu
tên thương mại có quyền chuyển nhượng tên thương mại theo hợp đồng hoặc để
lại thừa kế cho người khác với điều kiện việc chuyển nhượng phải được tiến
hành cùng với toàn bộ cơ sở kinh doanh và hoạt động kinh doanh với tên thương
mại đó.

77
Định đoạt về mặt thực tế là chủ sở tên thương mại từ bỏ quyền sở hữu của
mình đối với các đối tượng đó, có nghĩa là tên thương mại không được doanh
nghiệp sử dụng để là tên gọi xưng danh trong hoạt động kinh doanh nữa hoặc
doanh nghiệp sử dụng tên thương mại khác thay thế thì mặc nhiên được hiểu là
doanh nghiệp đã từ bỏ tên thương mại đã từng sử dụng đó, quy định này là phù
hợp vì hiện nay tên thương mại của doanh nghiệp không phải đăng ký bảo hộ mà
nó được bảo hộ dựa trên cơ sở sử dụng nên việc doanh nghiệp không sử dụng
nữa được coi như từ bỏ.
- Bên cạnh những quyền tài sản nói trên, thì chủ sở hữu tên thương mại có
quyền sử dụng các biện pháp bảo vệ khi tên thương mại của mình bị xâm phạm,
ví dụ như: Ngăn cấm người khác sử dụng tên thương mại của mình; Yêu cầu cơ
quan nhà nước có thẩm quyền buộc người thực hiện hành vi xâm phạm quyền
của mình phải chấm dứt hành vi đó và bồi thường thiệt hại.
Việc sử dụng tên thương mại vừa là quyền vừa là nghĩa vụ của chủ sở hữu
đối với tên thương mại vì trách nhiệm của doanh nghiệp là phải sử dụng tên
thương mại trong kinh doanh để đối tác, khách hàng biết được mình đang giao
dịch với ai. Ngoài ra, theo quy định của Luật SHTT thì chủ sở hữu tên thương
mại không được chuyển giao tên thương mại.
3.1.3. Thực trạng pháp luật về các biện pháp bảo vệ quyền sở hữu trí
tuệ đối với tên thương mại của doanh nghiệp
Pháp luật về bảo vệ quyền đối với tên thương mại là tổng hợp các nguyên
tắc, phương thức, trình tự, thủ tục thực hiện bảo vệ quyền SHTT đối với tên
thương mại và các chủ thể tham gia hoạt động liên quan đến quyền đối với tên
thương mại nhằm bảo vệ quyền và lợi ích của các chủ thể, của cộng đồng và góp
phần bản đảm trật tự xã hội.
Trước khi có Hiệp định Trips, pháp luật quốc tế hầu như không có các quy
định liên quan đến việc thực thi quyền SHTT. Do vậy, Hiệp định Trips được coi
là một “thành tựu” của pháp luật quốc tế liên quan đến vấn đề này. Một trong
những đặc điểm chính và tiến bộ của Trips là đã quan tâm rất nhiều đến lĩnh vực

78
thực thi quyền thông qua các thủ tục được quy định trong pháp luật của các quốc
gia thành viên cũng như những chuẩn mực tối thiểu liên quan đến việc bảo vệ
quyền SHTT.
Theo quy định của Hiệp định Trips thì các nước thành viên phải tuân thủ
tiêu chuẩn và quy định của Hiệp định trong đó có cơ chế, thủ tục và biện pháp
mà các nước phải thi hành để giúp chủ sở hữu nhận được bồi thường dân sự,
khởi tố những người xâm phạm quyền SHTT theo luật hình sự, áp dụng các biện
pháp khẩn cấp tạm thời, ngăn chặn việc cơ quan hải quan bỏ sót việc xử lý các
hàng hóa vi phạm quyền SHTT. Như vậy, cơ chế bảo vệ quyền đối với tên
thương mại của doanh nghiệp có thể khái quát thành 4 thủ tục chính là: thủ tục
kiện dân sự, thủ tục hành chính, thủ tục truy tố hình sự và các biện pháp kiểm
soát tại biên giới [71, tr 64].
Nếu so sánh với pháp luật Việt Nam, có thể nhận thấy rằng Luật SHTT của
chúng ta hoàn toàn phù hợp với các quy định của Trips. Không những thế, các
quy định của pháp luật Việt Nam liên quan đến các biện pháp bảo vệ quyền
SHTT còn được mở rộng và tiến bộ hơn mức tối thiểu mà Trips quy định, pháp
luật nước ta thừa nhận có nhiều biện pháp đảm bảo thực thi quyền SHTT, đó là:
biện pháp dân sự, biện pháp hành chính, biện pháp hình sự, biện pháp kiểm soát
tại biên giới và biện pháp tự bảo vệ. Luật SHTT cũng không giới hạn biện pháp
cụ thể cho từng đối tượng của quyền SHTT mà các biện pháp này được áp dụng
cho tất cả các đối tượng, trong khi Hiệp định Trips quy định có bốn biện pháp
bảo vệ nhưng biện pháp hình sự và biện pháp kiểm soát tại biên giới chỉ áp dụng
với hai đối tượng là hàng hóa giả nhãn hiệu và vi phạm quyền tác giả. Việc quy
định nhiều biện pháp bảo vệ khác nhau cũng chính xuất phát từ sự đa dạng của
các hành vi xâm phạm SHTT. Khi có hành vi xâm phạm thì chủ thể quyền có thể
tự mình lựa chọn các biện pháp để bảo vệ, cũng có quyền yêu cầu cơ quan nhà
nước bảo vệ [52, tr.181-182].
Về cơ bản, cả bốn biện pháp này đều đã có đầy đủ cơ sở pháp lý để thực
hiện. Tuy nhiên trong thực tế, biện pháp hành chính dường như được sử dụng

79
phổ biến hơn cả. Điều đó được lý giải bởi ưu thế thủ tục đơn giản, xử lý nhanh
chóng, đáp ứng kịp thời yêu cầu của chủ thể quyền SHTT, đảm bảo không chỉ có
tác dụng ngăn chặn, mà còn có tác dụng phòng ngừa, răn đe qua việc trừng phạt
đối với hành vi xâm phạm quyền. Thực tế, các cơ quan có thẩm quyền hoặc là
chưa sử dụng quyền hạn của mình trong việc xử lý các hành vi xâm phạm quyền
SHTT hoặc là còn e ngại, chưa kiên quyết xử lý hoặc chưa xử lý triệt để đối với
hành vi xâm phạm. Do vậy, việc nâng cao hiệu quả thực thi quyền SHTT là một
trong những nhiệm vụ quan trọng và cấp thiết, nhằm góp phần tăng cường hiệu
lực của hệ thống thực thi quyền SHTT tại Việt Nam
Tuy nhiên, về mặt lý thuyết cũng như trong thực tế, hoạt động bảo đảm
thực thi quyền SHTT chủ yếu được tiến hành thông qua hoạt động của các cơ
quan hành chính và các cơ quan tư pháp:
Một là, biện pháp xử phạt vi phạm hành chính.
Xử lý hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp bằng biện pháp hành
chính được quy định tại Mục I Chương XVIII Luật SHTT, Chương IV Nghị định
số 105/2006/NĐ-CP ngày 22/9/2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng
dẫn thi hành một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ về bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ
và quản lý nhà nước về sở hữu trí tuệ và mới nhất là Nghị định số 97/2010/NĐ-
CP ngày 21/9/2010 của Chính phủ quy định xử phạt hành chính về sở hữu công
nghiệp thay thế Nghị định số 106/2006/NĐ-CP ngày 22/9/2006.
Các hình thức xử phạt hành chính phổ biến là: cảnh cáo và phạt tiền áp
dụng cho các hành vi sau:
Tổ chức, cá nhân thực hiện một trong các hành vi sau đây vì mục đích kinh
doanh gây thiệt hại cho người tiêu dùng hoặc cho xã hội, không chấm dứt hành
vi xâm phạm quyền mặc dù đã được chủ sở hữu quyền yêu cầu thì xâm phạm
quyền đối với tên thương mại của người khác và bị xử lý hành chính, các hành vi
đó là: Bán; chào hàng; vận chuyển, kể cả quá cảnh; tàng trữ; trưng bày để bán
hàng hóa, dịch vụ xâm phạm quyền đối với tên thương mại; Đặt hàng, giao việc,
thuê người khác thực hiện những hành vi trên.

80
Ngoài ra, còn có các hành vi xâm phạm quyền đối với tên thương mại
như: (a) Sản xuất (bao gồm: thiết kế, chế tạo, gia công, lắp ráp, chế biến, đóng
gói) hàng hóa mang dấu hiệu xâm phạm quyền đối tên thương mại; (b) Gắn (bao
gồm: in, dán, đính, đúc, dập khuôn hoặc bằng hình thức khác) tem, nhãn, vật
phẩm khác mang dấu hiệu xâm phạm quyền đối với tên thương mại lên hàng
hóa; (c) Nhập khẩu hàng hóa mang dấu hiệu xâm phạm quyền đối với tên thương
mại; Đặt hàng, giao việc, thuê người khác thực hiện hành vi quy định tại các
điểm a, b và c4.
Hành vi sử dụng dấu hiệu xâm phạm quyền đối với tên thương mại trong
quảng cáo hoặc thể hiện dấu hiệu đó trên giấy tờ giao dịch kinh doanh, biển hiệu,
bao bì hàng hóa, phương tiện kinh doanh, phương tiện dịch vụ, phương tiện
quảng cáo.
Đối với biện pháp hành chính, cách thức bảo vệ quyền của chủ thể bị xâm
phạm quyền sở hữu trí tuệ nói chung rất phong phú. Cụ thể bao gồm các biện
pháp xử phạt hành chính (trong đó có hình thức xử phạt chính và hình thức xử
phạt bổ sung) và các biện pháp khắc phục hậu quả. Mỗi hành vi vi phạm hành
chính chỉ bị áp dụng một hình thức xử phạt chính là cảnh cáo hoặc phạt tiền. Bên
cạnh đó, tuỳ theo tính chất, mức độ xâm phạm, tổ chức, cá nhân có hành vi xâm
phạm còn có thể bị áp dụng một hoặc nhiều hình thức xử phạt bổ sung.
Để bảo đảm việc xử lý các hành vi xâm phạm quyền đối với tên thương
mại bằng các biện pháp hành chính đạt hiệu quả, Luật SHTT Việt Nam cho phép
các cơ quan nhà nước có thẩm quyền áp dụng các biện pháp ngăn chặn và bảo
đảm xử phạt hành chính. Tuy nhiên, cơ quan nhà nước có thẩm quyền chỉ được
áp dụng các biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử phạt hành chính trong những
trường hợp nhất định theo quy định tại khoản 1 Điều 215 Luật SHTT Việt Nam:
“Hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ có nguy cơ gây ra thiệt hại
nghiêm trọng cho người tiêu dùng hoặc cho xã hội;

4
Xem thêm điều 3, điều 11 Nghị định 97/2010/NĐ-CP.

81
Tang vật vi phạm có nguy cơ tẩu tán hoặc cá nhân, tổ chức vi phạm có
biểu hiện trốn tránh trách nhiệm;
Nhằm bảo đảm thi hành quyết định xử phạt hành chính.”
Bên cạnh đó, tổ chức, cá nhân bị xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp yêu
cầu cơ quan nào xử lý hành vi xâm phạm cũng là một vấn đề lớn cần phải được
xem xét để hoàn thiện. Hiện nay, pháp luật quy định thẩm quyền xử lý vi phạm
hành chính cho rất nhiều cơ quan, theo khoản 3 điều 200 Luật SHTT thì việc áp
dụng biện pháp hành chính thuộc thẩm quyền của các cơ quan thanh tra, quản lý
thị trường, hải quan, Ủy ban nhân dân các cấp, cụ thể như sau: Cơ quan Thanh tra
Khoa học và Công nghệ có thẩm quyền xử lý các hành vi xâm phạm quyền đối
với tên thương mại nêu trên trừ hành vi xảy ra trong quá cảnh, xuất khẩu, nhập
khẩu hàng hóa; Cơ quan quản lý thị trường có thẩm quyền xử lý các hành vi xâm
phạm trong hoạt động buôn bán, vận chuyển hàng hoá vi phạm tại thị trường trong
nước; Cơ quan Hải quan có thẩm quyền xử lý hành vi xâm phạm trong hoạt động
quá cảnh, xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa; Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Ủy ban nhân
dân cấp huyện có thẩm quyền xử lý các hành vi vi phạm về sở hữu công nghiệp
xảy ra tại địa phương mà mức phạt, hình thức xử phạt, biện pháp xử lý áp dụng
đối với hành vi đó vượt quá thẩm quyền của cơ quan thanh tra, quản lý thị trường,
hải quan. Trong thực tế, các cơ quan này đôi khi hoạt động chồng chéo, đôi khi
lại không cơ quan nào xử lý vi phạm. Chính vì vậy, để việc xử lý các hành vi vi
phạm quyền sở hữu trí tuệ nói chung đạt hiệu quả cao, đòi hỏi các cơ quan này
phải độc lập với nhau, nhưng đồng thời phối hợp chặt chẽ với nhau trong quá
trình hoạt động.
Ví dụ: Năm 2012, Thanh tra Khoa học và Công nghệ đã tiến hành thanh tra
69 cơ sở, đã phát hiện và xử phạt 36 trường hợp có hành vi xâm phạm quyền sở
hữu công nghiệp. Cơ quan Hải quan cũng đã tiếp nhận và xử lý gần 100 yêu cầu
của các chủ thể quyền SHTT đề nghị kiểm tra, giám sát tại biên giới. Tính đến
thời điểm năm 2012 ngành hải quan có tất cả 106 đơn yêu cầu bảo vệ quyền
SHTT tại biên giới với khoảng gần 300 nhãn hiệu hàng hóa các loại. Năm 2013,

82
Cơ quan Quản lý thị trường và các lực lượng chức năng đã phát hiện, xử lý
11.284 vụ trị giá 121.64 tỷ đồng các vụ vi phạm liên quan đến quyền sở hữu trí
tuệ [74].
Xử lý hành chính là biện pháp được sử dụng phổ biến nhất trong xử lý xâm
phạm quyền sở hữu trí tuệ. Tuy nhiên, trong báo cáo công tác thực thi quyền
SHTT hàng năm của Cục SHTT, trong hàng trăm vụ vi phạm có khá nhiều vụ vi
phạm tên thương mại của doanh nghiệp khi tên thương mại được đăng ký bảo hộ
là nhãn hiệu. Năm 2013, Cục SHTT đã nhận được 1.364 đơn khiếu nại các loại
liên quan đến quyết định từ chối cấp văn bằng bảo hộ, trong đó về nhãn hiệu là
1.311 đơn, kiểu dáng công nghiệp là 17 đơn, sáng chế là 30 đơn, và giải pháp
hữu ích là 6 đơn). Số lượng đơn khiếu nại hợp lệ đã được giải quyết trong năm
2013 là 721 đơn. Chất lượng giải quyết đơn khiếu nại ngày càng được nâng cao,
trong tổng số đơn đã giải quyết có một tỷ lệ rất nhỏ người được giải quyết không
đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại của Cục và tiếp tục khiếu nại ra tòa án
Hành chính hoặc lên Bộ KH&CN. Điển hình như các vụ kiện hành chính liên
quan đến nhãn hiệu “X-Men” giải quyết sơ thẩm tại Toà án nhân dân thành phố
Hà Nội hay liên quan đến tên thương mại “Trung Sơn” [8, tr 54].
Một điểm đáng lưu ý trong việc xử lý hành chính đối với hành vi "sử dụng
tên thương mại xâm phạm quyền sở công nghiệp của chủ thể khác” là ngoài việc
bị áp dụng hình thức xử phạt chính là cảnh cáo hoặc phạt tiền, để xử lý triệt để
hành vi xâm phạm, cơ quan thực thi quyền có quyền áp dụng hình thức xử phạt
bổ sung là buộc thu hồi tên doanh nghiệp chứa yếu tố vi phạm. Tuy nhiên, giá trị
thực thi của điều khoản này vẫn còn là vấn đề phải tiếp tục bàn bạc và xây dựng
vì việc đăng ký và thu hồi tên doanh nghiệp sẽ thuộc quyền quản lý của Sở kế
hoạch và đầu tư hoặc Ủy ban Nhân dân trong khi đó cơ quan xử phạt hành chính
có quyền ra quyết định thu hồi tên doanh nghiệp chứa yếu tố vi phạm lại là cơ
quan thuộc bộ khác với Bộ Kế hoạch Đầu tư [74] (cơ quan chủ quản của Sở kế
hoạch đầu tư). Vì vậy, yêu cầu đặt ra là phải xây dựng được một cơ chế phối hợp

83
thống nhất và đồng bộ giữa các cơ quan thực thi và quản lý liên quan để đảm bảo
giá trị hiệu lực của quy định tại điều 15 Nghị định số 97/2010/NĐ-CP.
Ngoài ra, trong trường hợp phát hiện doanh nghiệp đăng ký tên doanh
nghiệp xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp của mình, chủ sở hữu công nghiệp
có quyền đề nghị Cơ quan đăng ký kinh doanh yêu cầu doanh nghiệp có tên xâm
phạm quyền sở hữu công nghiệp của mình phải thay đổi tên gọi cho phù hợp.
Chủ sở hữu công nghiệp có nghĩa vụ cung cấp cho Cơ quan đăng ký kinh doanh
các tài liệu theo quy định tại Điều 17 Nghị định 43/2010/NĐ-CP.
Về mặt thủ tục, Cơ quan đăng ký kinh doanh, trong thời hạn mười ngày
làm việc kể từ ngày nhận được đơn khiếu nại của chủ sở hữu quyền sở hữu công
nghiệp, ra thông báo yêu cầu doanh nghiệp xâm phạm đổi tên doanh nghiệp và
làm thủ tục thay đổi tên trong thời hạn hai tháng, kể từ ngày ra Thông báo. Sau
thời hạn trên, nếu doanh nghiệp không thay đổi tên theo yêu cầu, Cơ quan đăng
ký kinh doanh thông báo cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền để xử lý theo quy
định của pháp luật về sở hữu trí tuệ. Theo quy định này, có thể hiểu vụ việc có
thể được tiếp tục xử lý theo thủ tục hành chính theo quy định tại Nghị định số
97/2010/NĐ-CP. Tuy nhiên, vấn đề đặt ra là cần có cơ chế phối hợp, theo đó Sở
kế hoạch Đầu tư sẽ thi hành quyết định thu hồi tên doanh nghiệp do các cơ quan
thực thi giải quyết được quy định tại Điều 15 Nghị định số 97/2010/NĐ-CP về
xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp.
Hai là, biện pháp dân sự
Thủ tục tố tụng dân sự cho phép chủ sở hữu tên thương mại được quyền
khởi kiện yêu cầu toà án công nhận quyền của mình; buộc người có hành vi xâm
phạm quyền đối với tên thương mại phải chấm dứt hành vi xâm phạm; buộc người
có hành vi xâm phạm phải bồi thường thiệt hại. Theo biện pháp dân sự, toà án
buộc cá nhân, tổ chức xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp đối với tên thương
mại phải bồi thường thiệt hại cho chủ sở hữu tên thương mại đó. Khi giải quyết
tranh chấp bằng khởi kiện dân sự chủ sở hữu tên thương mại cần phải chuẩn bị
chứng cứ chứng minh và các yêu cầu theo quy định của pháp luật [33].

84
Một là, chứng cứ chứng minh tên thương mại bị xâm phạm thuộc quyền sở
hữu hợp pháp của doanh nghiệp. Chủ thể có quyền yêu cầu xử lý hành vi sử
dụng chỉ dẫn thương mại gây nhầm lẫn là chủ thể kinh doanh đã sử dụng trước
các chỉ dẫn thương mại quy định tại khoản 2 Điều 130 của Luật Sở hữu trí tuệ
một cách rộng rãi, ổn định trong hoạt động kinh doanh hợp pháp tại Việt Nam,
được người tiêu dùng biết đến uy tín của chủ thể kinh doanh và hàng hóa, dịch
vụ mang chỉ dẫn thương mại đó.
Tên thương mại gây nhầm lẫn là tên thương mại chứa các dấu hiệu (yếu tố
cấu thành, cách trình bày, cách kết hợp giữa các yếu tố, màu sắc, ấn tượng tổng
quan đối với người tiêu dùng) trùng hoặc tương tự gây nhầm lẫn với tên thương
mại tương ứng của chủ thể quyền yêu cầu xử lý hành vi cạnh tranh không lành
mạnh được sử dụng cho hàng hóa, dịch vụ trùng hoặc tương tự.
Việc sử dụng tên thương mại nêu trên nhằm mục đích gây nhầm lẫn cho
người tiêu dùng về chủ thể kinh doanh, hoạt động kinh doanh, nguồn gốc thương
mại của hàng hóa, dịch vụ, xuất xứ hàng hóa, cách sản xuất, tính năng, chất
lượng, số lượng hoặc đặc điểm khác của hàng hóa, dịch vụ, hoặc về điều kiện
cung cấp hàng hóa, dịch vụ.
Hai là, chủ thể yêu cầu xử lý hành vi cạnh tranh không lành mạnh về sử
dụng tên thương mại gây nhầm lẫn phải cung cấp các chứng cứ chứng minh:
(i) Chủ thể kinh doanh đã sử dụng tên thương mại một cách rộng rãi, ổn
định, được nhiều người tiêu dùng tại Việt Nam biết đến, có thể bao gồm: các
thông tin về quảng cáo, tiếp thị, trưng bày triển lãm; doanh thu bán hàng; số lượng
sản phẩm bán ra; hệ thống đại lý phân phối, liên doanh, liên kết; quy mô đầu tư;
đánh giá của các cơ quan nhà nước, phương tiện thông tin đại chúng, bình chọn
của người tiêu dùng và các thông tin khác thể hiện uy tín của chủ thể kinh doanh
gắn với tên thương mại trong hoạt động kinh doanh của mình tại Việt Nam;
(ii) Bên bị yêu cầu xử lý đã sử dụng tên thương mại gây nhầm lẫn trên
hàng hóa, bao bì hàng hóa, phương tiện kinh doanh, phương tiện dịch vụ,
phương tiện quảng cáo;

85
(iii) Bên bị yêu cầu xử lý tiếp tục sử dụng tên thương mại gây nhầm lẫn
mặc dù đã được chủ thể quyền yêu cầu chấm dứt việc sử dụng hoặc thay đổi chỉ
dẫn đó.
Ba là, bên bị xâm phạm phải xác định giá trị tài sản trí tuệ của tên thương
mại bị xâm hại và ảnh hưởng đến doanh thu, uy tín của doanh nghiệp để làm căn
cứ yêu cầu đòi bồi thường thiệt hai:
Thiệt hại do hành vi xâm phạm tên thương mại của doanh nghiệp được xác
định trên cơ sở những tổn thất thực tế mà chủ thể quyền phải chịu do hành vi xâm
phạm gây ra, thiệt hại bao gồm cả thiệt hại vật chất và thiệt hại tinh thần.
Thiệt hại về vật chất được xác định gồm: (i) Tổn thất về tài sản, giảm sút
về thu nhập, lợi nhuận, những tổn thất này phải được tính thành tiền; (ii) Tổn
thất về cơ hội kinh doanh là những thiệt hại về giá trị tính thành tiền của khoản
thu nhập đáng lẽ người bị thiệt hại có thể có được khi thực hiện việc khai thác
trực tiếp hoặc gián tiếp từ tên thương mại nhưng trên thực tế không có được
khoản thu nhập đó do hành vi xâm phạm gây ra; (iii) Chi phí hợp lý để ngăn
chặn, khắc phục thiệt hại như thuê kho bãi, thuê dịch vụ giám định, thông báo
cải chính …
Thiệt hại về tinh thần đối với tên thương mại của doanh nghiệp là khó xác
định, tuy nhiên chúng ta thấy khi tên thương mại bị xâm phạm thì chủ sở hữu sẽ
bị ảnh hưởng về uy tín danh dự, nhưng do đã bồi thường tổn thất về tài sản nên
được coi là bù đắp tổn thất tinh thần cho chủ sở hữu.
Ví dụ: trong vụ tranh chấp giữa nguyên đơn là công ty Foremost Việt
Nam (sau đây viết tắt là công ty Foremost) và bị đơn là công ty TNHH công
nghiệp Trường Sinh (sau đây viết tắt là công ty Trường Sinh). Tại bản án sơ
thẩm số 08/DSST ngày 09/03/2000 của Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội, hội
đồng xét xử đã bác yêu cầu đòi bồi thường thiệt hại của nguyên đơn do công ty
này không đưa ra được những chứng cứ và mức thiệt hại cụ thể nên hội đồng
không có cơ sở để xem xét [43, tr.136 -145].

86
Thực tế những năm qua, ở nước ta, biện pháp chủ yếu được áp dụng để xử
lý các hành vi xâm phạm quyền đối với tên thương mại là biện pháp hành chính.
So với biện pháp hình sự và biện pháp dân sự, thì áp dụng biện pháp hành chính
để xử lý những hành vi xâm phạm đem lại hiệu quả cao do không tốn thời gian,
tiền bạc. Số vụ việc được giải quyết bằng biện pháp dân sự và đặc biệt là biện
pháp hình sự còn rất ít. Điều này xuất phát từ một số nguyên nhân cơ bản sau:
(i) trước đây cơ sở pháp lý để giải quyết tranh chấp về quyền sở hữu trí tuệ nói
chung bằng biện pháp dân sự chưa đầy đủ. (ii) pháp luật quy định phạm vi rất
rộng các hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ có thể xử lý bằng các biện pháp
hành chính. (iii) cá nhân, tổ chức bị xâm phạm quyền chưa tin tưởng vào khả
năng giải quyết vụ việc của các thẩm phán. (iv) do tâm lý hầu hết người Việt
Nam là ngại kiện ra toà vì nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan.
Ba là, truy cứu trách nhiệm hình sự
Truy cứu trách nhiệm hình sự trong quyền SHTT là việc làm của cơ quan
nhà nước khi có hành vi xâm hại nghiêm trọng xảy ra. Thực tế, trong những năm
gần đây, qua các phương tiện thông tin đại chúng và qua các nghiên cứu cho
thấy các hành vi xâm phạm quyền SHTT ngày một nhiều và diễn ra khắp nơi,
nhưng theo số liệu thống kê của Tổng cục Cảnh sát - Bộ Công an và Cục thống
kê tội phạm - Viện kiểm sát nhân dân tối cao thì số lượng các vụ xâm phạm
quyền SHTT được xét xử và khởi tố về hình sự là không đáng kể mà đặc biệt chỉ
bị xử lý về tội sản xuất, buôn bán hàng giả.
Từ thực tế trên cũng cho thấy phần nào hiệu quả bảo vệ quyền SHTT bằng
biện pháp hình sự đạt được chưa cao, hạn chế này xuất phát từ nhiều lý do trong
đó nguyên nhân chủ yếu là hầu hết các tội phạm về SHTT trong Bộ luật Hình sự
1999 không quy định rõ định lượng để xử lý hình sự mà chỉ quy định chung
chung là: các hành vi vi phạm chỉ bị xử lý hình sự nếu gây hậu quả nghiêm trọng
hoặc đã bị xử lý hành chính, hoặc đã bị kết án mà chưa được xóa án tích.
Tuy nhiên, Bộ Luật Hình sự 2015 đã quy định rõ hơn về khung giá trị vi
phạm để xử phạt, quy định thêm về chủ thể là pháp nhân thương mại, Điều 226

87
quy định “Người nào cố ý xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn
hiệu hoặc chỉ dẫn địa lý đang được bảo hộ tại Việt Nam, thu lợi bất chính từ
100.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng hoặc gây thiệt hại cho chủ sở hữu
nhãn hiệu hoặc chỉ dẫn địa lý từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng
hoặc hàng hóa vi phạm trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng,
thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo
không giam giữ đến 03 năm” và “Pháp nhân thương mại thực hiện hành vi quy
định tại khoản 1 Điều này, đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc
đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ
500.000.000 đồng đến 2.000.000.000 đồng”. Việc ban hành quy định này là
điểm tiến bộ trong xây dựng pháp luật, quy định cụ thể yếu tố định lượng giúp
cơ quan thực thi thuận lợi trong việc xác định trách nhiệm của chủ thể vi phạm.
Theo ghi nhận của điều luật cũng cho thấy điểm bất cập đó là điều luật quy định
về hình phạt đối với tội xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp nhưng lại chỉ liệt
kê hai đối tượng được ghi nhận là nhãn hiệu và chỉ dẫn địa lý, vậy các đối tượng
còn lại của quyền sở hữu công nghiệp khi bị xâm phạm nghiêm trọng sẽ áp dụng
quy định nào để giải quyết cho phù hợp.
Bốn là, biện pháp kiểm soát tại biên giới
Theo quy định tại Điều 216 Luật SHTT Việt Nam thì các biện pháp kiểm
soát hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu liên quan đến sở hữu trí tuệ bao gồm:
- Tạm dừng làm thủ tục hải quan đối với hàng hoá bị nghi ngờ xâm
phạm quyền sở hữu trí tuệ; được hiểu là biện pháp được tiến hành theo yêu
cầu của chủ sở hữu quyền nhằm thu thập thông tin về lô hàng để chủ thể
quyền thực hiện yêu cầu xử lý hành vi xâm phạm quyền và yêu cầu áp dụng
biện pháp khẩn cấp tạm thời hoặc biện pháp ngăn chặn và đảm bảo xử phạt vi
phạm hành chính.
- Kiểm tra, giám sát để phát hiện hàng hoá có dấu hiệu xâm phạm quyền
sở hữu trí tuệ; được hiểu là biện pháp được tiến hành theo yêu cầu của chủ sở

88
hữu quyền nhằm thu thập thông tin để áp dụng biện pháp tạm dừng làm thủ tục
hải quan.
Theo quy định trên thì cơ quan hải quan không chỉ có trách nhiệm trong
hoạt động kiểm soát hàng hóa xuất nhập khẩu có yêu cầu bảo vệ quyền SHTT
mà còn có thẩm quyền và trách nhiệm xử lý vi phạm hành chính đối với hành vi
xâm phạm quyền SHTT được phát hiện trong quá trình tiến hành hoạt động kiểm
soát hàng hóa xuất nhập khẩu có yêu cầu bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ đó.
Xuất phát từ chức năng, nhiệm vụ theo quy định của pháp luật, thời gian
qua cơ quan Hải quan đã thực hiện nhiệm vụ kiểm soát đạt hiệu quả nhất định,
góp phần làm giảm tình trạng vi phạm pháp luật SHTT, tạo môi trường kinh
doanh lành mạnh. Ví dụ: trong năm 2012, Cơ quan Hải quan cũng đã tiếp nhận
và xử lý gần 100 yêu cầu của các chủ thể quyền SHTT đề nghị kiểm tra, giám
sát tại biên giới. Tính đến thời điểm năm 2012 ngành hải quan có tất cả 106
đơn yêu cầu bảo vệ quyền SHTT tại biên giới với khoảng gần 300 nhãn hiệu
hàng hóa các loại [73].
Tuy nhiên, quy định pháp luật hiện nay không nêu rõ mối liên hệ trực tiếp
giữa biện pháp kiểm soát hàng hoá xuất, nhập khẩu liên quan đến SHTT và biện
pháp hình sự. Biện pháp kiểm soát hàng hoá xuất, nhập khẩu liên quan đến
SHTT được thực hiện theo yêu cầu của chủ thể quyền, khi phát hiện có hàng hoá
xâm phạm, cơ quan Hải quan sẽ áp dụng biện pháp hành chính để xử lý (nếu
được chủ thể quyền yêu cầu, trừ trường hợp phát hiện hàng hóa giả mạo về
SHTT, cơ quan Hải quan có quyền áp dụng biện pháp hành chính để xử lý ngay).
Trong quá trình xem xét vụ vi phạm để quyết định xử phạt, nếu xét thấy có dấu
hiệu tội phạm xâm phạm quyền SHTT, cơ quan hải quan có trách nhiệm chuyển
hồ sơ cho cơ quan tiến hành tố tụng hình sự có thẩm quyền để xử lý bằng biện
pháp hình sự. Do vậy, trong thời gian tới cần phải có quy định về sự phối kết
hợp giữa các cơ quan chức năng nói trên để đảm bảo hiệu quả của các biên pháp
bảo vệ quyền SHTT nói chung và tên thương mại của doanh nghiệp nói riêng.
Năm là, biện pháp tự bảo vệ

89
Tự bảo vệ tên thương mại là việc người có quyền đối với tên thương mại
tự mình tiến hành các biện pháp trong khuôn khổ của pháp luật nhằm bảo vệ
quyền lợi hợp pháp của mình.
Biện pháp tự bảo vệ cho phép chủ thể bị xâm phạm quyền sở hữu được áp
dụng những biện pháp nhất định để bảo vệ quyền của mình. Các biện pháp mà
chủ thể bị xâm phạm quyền đối với tên thương mại có thể lựa chọn để áp dụng
là: Ngăn ngừa hành vi xâm phạm quyền; yêu cầu tổ chức, cá nhân có hành vi
xâm phạm phải chấm dứt hành vi xâm phạm; buộc người có hành vi xâm phạm
phải bồi thường thiệt hại. Người bị xâm phạm quyền sở hữu có thể lựa chọn áp
dụng một hoặc nhiều biện pháp khác nhau để tự bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ của
mình. Tuy nhiên, việc chủ thể áp dụng những biện pháp để tự bảo vệ quyền
đó không được trái với quy định của pháp luật và đạo đức xã hội [22].
Biện pháp tự bảo vệ được áp dụng phổ biến trong đời sống. Trên thực tế,
khi quyền sở hữu trí tuệ bị xâm phạm, biện pháp bảo vệ đầu tiên được áp dụng là
tự bảo vệ. Trước hết, biện pháp này tôn trọng quyền tự định đoạt của chủ thể.
Hơn nữa, mặc dù không có sự can thiệp của các cơ quan nhà nước có thẩm
quyền nhưng trong chừng mực nhất định, biện pháp này cũng giúp nhanh chóng
ngăn chặn, chấm dứt hành vi xâm phạm.
Về hiệu quả kinh tế: Biện pháp tự bảo vệ là biện pháp có tính kinh tế cao
nhất do tiết kiệm được thời gian, chi phí tốn kém cho việc giải quyết tranh chấp.
Trong khi việc giải quyết tranh chấp bằng biện pháp khởi kiện không chỉ tốn
kém về thời gian cho việc giải quyết theo trình tự tố tụng mà còn tốn kém chi phí
cho việc tham gia tố tụng, chi phí giám định.
Về tính pháp lý: Biện pháp tự bảo vệ là biện pháp mang tính kịp thời, tạo
khả năng ngăn chặn hành vi xâm phạm ngay từ đầu. Ngay khi phát hiện ra có
hành vi xâm phạm hoặc khả năng xâm phạm, chủ thể có thể áp dụng ngay lập
tức mà không cần chờ bất kỳ một thủ tục nào. Đặc điểm này cũng phần nào tránh
được vụ việc xâm phạm trở nên nghiêm trọng hơn. Biện pháp tự bảo vệ bên cạnh
những ưu điểm về hiệu quả bảo vệ như nhanh chóng, kịp thời, thì một hạn chế

90
lớn nhất của biện pháp này là hiệu quả bảo vệ không cao, do không được bảo
đảm bằng tính cưỡng chế nhà nước. Yêu cầu của chủ thể không được bảo đảm
bằng cơ chế mang tính quyền lực nhà nước mà hoàn toàn trông chờ, phụ thuộc
vào sự tự nguyện và thiện chí của bên xâm phạm. Do vậy, nếu bên xâm phạm
không tự nguyện, thiện chí chấm dứt hành vi xâm phạm, khắc phục hậu quả đã
gây ra thì biện pháp này không mang lại hiệu quả.
Trên cơ sở nghiên cứu hệ thống pháp luật Việt Nam và các công trình
nghiên cứu đã công bố ở Việt Nam về cơ chế bảo vệ quyền SHTT, chúng ta có
thể mạnh dạn đề xuất xây dựng một mô hình mới cho hoạt động bảo đảm thực
thi quyền SHTT là các thành tố mà pháp luật đã quy định nhưng được sắp xếp
khoa học và hợp lý hơn, đó là: Trình tự hành chính và trình tự tư pháp.
3.2. Thực tiễn thực hiện pháp luật về bảo hộ tên thƣơng mại của
doanh nghiệp ở Việt Nam
3.2.1. Thực tiễn xác lập tên thương mại của doanh nghiệp
Theo số liệu thống kê tại Hội thảo “Doanh nghiệp đồng hành cùng quản lý
thị trường trong công tác chống hàng giả, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ” do Dự
án hỗ trợ chính sách thương mại và đầu tư của Châu Âu hợp tác với Bộ công
Thương tổ chức vào tháng 4/2014, thì Việt Nam hiện nay có khoảng 3.500.000
hộ kinh doanh, trong đó có khoảng 600.000 doanh nghiệp, trong 9 tháng đầu
năm 2014, cả nước có 53.192 doanh nghiệp được đăng ký thành lập mới
[40]. Số liệu trên cho thấy, hiện nay ở Việt Nam có một số lượng rất lớn tên
thương mại đang được sử dụng. Tuy nhiên, chúng ta khó có thể tra cứu được tên
thương mại bởi vì một mặt việc áp dụng công nghệ thông tin để hình thành cơ sở
dữ liệu về tên thương mại còn ở mức độ thấp, mặt khác tên thương mại ở Việt
Nam được hình thành theo nguyên tắc “tự do lựa chọn”, các cá nhân, tổ chức
hoàn toàn tự do trong việc lựa chọn chỉ dẫn thương mại là tên thương mại mà
dưới nó họ sẽ tiến hành hoạt động kinh doanh của mình. Quyền sở hữu công
nghiệp đối với tên thương mại lại được xác lập tự động khi có đủ các điều kiện
theo quy định của pháp luật mà không cần phải đăng ký tại cơ quan nhà nước có

91
thẩm quyền. Điều đó có nghĩa là, quyền đối với tên thương mại xuất hiện từ sự
kiện sử dụng tên doanh nghiệp, không phụ thuộc vào việc tên thương mại đó có
được đăng ký hay không. Đồng thời pháp luật thừa nhận quyền đối với tên
thương mại là quyền tài sản thuộc sở hữu của chủ nhân tên thương mại đó [22].
Hiện nay, vì không tra cứu được tên thương mại đã sử dụng trước trong hệ
thống dữ liệu của các cơ quan quản lý, nên thực tế từ việc đặt tên đã có sự trùng
lặp, gây nhẫm lẫn, ảnh hưởng đến uy tín kinh doanh của các doanh nghiệp.
Trong thời gian qua, các tranh chấp liên quan đến việc đặt tên doanh nghiệp, tên
thương mại và nhãn hiệu đã được các cơ quan Nhà nước giải quyết kịp thời, tiêu
biểu như các trường hợp sau:
Trường hợp thứ nhất: Tháng 10 năm 2015 Thanh tra Sở Khoa học và Công
nghệ thành phố Hồ Chí Minh tiến hành xem xét việc chấp hành các quy định của
pháp luật về sở hữu công nghiệp đối với việc sử dụng dấu hiệu “Tân Thành
Hưng” trong tên gọi Công ty TNHH Thương mại Dịch vụ Vận chuyển nhà Tân
Thành Hưng [86] có dấu hiệu xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu “Thành Hưng”
đang được bảo hộ tại Việt Nam cho Công ty Cổ phần Tập đoàn Thành Hưng theo
Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu (sau đây gọi là GCNĐKNH) số 216784 và
GCNĐKNH số 222141 “Công ty TNHH Thương mại Dịch vụ Vận chuyển nhà
Tân Thành Hưng, mã số doanh nghiệp 0313179605, địa chỉ 164/3/13 Bùi Quang
Là, Phường 12, Quận Gò Vấp, TP HCM, sử dụng các tên thương mại “Thành
Hưng” dùng cấu thành tên doanh nghiệp, sử dụng nhãn hiệu “Thành Hưng” để
hoạt động kinh doanh trong nhóm 39 nhằm mục đích gây nhầm lẫn đối với Công
ty CP Tập đoàn Thành Hưng là vi phạm về quyền sở hữu công nghiệp đã được
bảo hộ với thương hiệu “Thành Hưng” được đăng ký và bảo hộ trên toàn lãnh
thổ Việt Nam, theo Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu số 45094 do Cục Sở hữu
trí tuệ - Bộ Khoa học và Công nghệ Việt Nam cấp ngày 10/02/2003, số 216784
cấp ngày 18/12/2013 và số 222141 cấp ngày 01/04/2014”.
Kết luận giám định sở hữu công nghiệp số NH231-15YC/KLGĐ của Viện
Khoa học sở hữu trí tuệ, theo đó kết luận dấu hiệu “TÂN THÀNH HƯNG” sử

92
dụng trên website “chuyennhatanthanhhungvn.com” là tương tự đến mức gây
nhầm lẫn đối với nhãn hiệu “Thành Hưng” được bảo hộ theo GCNĐKNH số
222141 của Công ty Cổ phần Tập đoàn Thành Hưng.
Như vậy trong thời hạn hiệu lực của GCN ĐKNH số 216784, số 222141 nếu
Công ty TNHH Thương mại Dịch vụ Vận chuyển nhà Tân Thành Hưng sử dụng
tên gọi có dấu hiệu “Tân Thành Hưng” gắn trên phương tiện dịch vụ, giấy tờ
giao dịch, biển hiệu, phương tiện quảng cáo và các phương tiện kinh doanh khác
để kinh doanh dịch vụ bốc xếp hàng hóa, vận tải hàng hóa bằng đường bộ, vận
tải hành khách đường bộ khác, vận tải hàng hóa đường thủy nội địa, cho thuê xe
ôtô, cho thuê xe có động cơ trên lãnh thổ Việt Nam và có khả năng gây nhầm
lẫn về nguồn gốc dịch vụ thì hành vi sử dụng tên gọi nói trên là hành vi xâm
phạm quyền đối với nhãn hiệu [86] theo quy định tại khoản 1 Điều 129 Luật Sở
hữu trí tuệ và Điều 17 Nghị định 43/2010/NĐ-CP ngày 15/4/2010 của Chính phủ
về đăng ký doanh nghiệp.
Trường hợp thứ 2: Theo kết luận số 536/TTr P3 ngày 14/10/2014 của
Thanh tra Bộ Khoa học và Công Nghệ về hành vi sử dụng tên doanh nghiệp xâm
phạm quyền đối với nhãn hiệu giữa AEON KABUSHIKI KAISHA (Nhật Bản)
và Công ty TNHH AEON [10]. Theo tài liệu thì AEON KABUSHIKI KAISHA
(Nhật Bản) chính thức hoạt động tại thị trường Việt Nam từ năm 2009 và năm
2011 thành lập Công ty TNHH AEON Việt Nam, sử dụng tên thương mại là
AEON Co.,Ltd, giấy chứng nhận đầu tư do Ủy Ban nhân dân Thành phố Hồ Chí
Minh cấp. Còn Công ty TNHH AEON, sử dụng tên thương mại là AEON Co.,Ltd
thành lập năm 2012 do Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hồ Chí Minh cấp.
Công ty TNHH AEON Việt Nam cho rằng việc sử dụng tên doanh nghiệp
của Công ty TNHH AEON trong đó dấu hiệu AEON là thành phần phân biệt của
tên doanh nghiệp do đó đã gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng về chủ thể kinh
doanh và nguồn gốc thương mại của hàng hóa. Do đó, kết luận của Thanh tra Bộ
Khoa học và Công nghệ đã yêu cầu Công ty TNHH AEON phải thay đổi tên gọi
cho phù hợp (loại bỏ dấu hiệu AEON ra khỏi tên công ty).

93
Trường hợp thứ 3: Ngày 17 tháng 5 năm 2012, Thanh tra Bộ Khoa học và
Công nghệ đã ban hành quyết định thanh tra số 23/QĐ –TTr về việc thanh tra
Công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ truyền thông VTV (quận Gò Vấp, thành
phố Hồ Chí Minh, được thành lập năm 2011), theo đơn yêu cầu xử lý số
345/THVN và 791/THVN của Đài Truyền hình Việt Nam đối với hành vi sử
dụng dấu hiệu VTV được bảo hộ cho Đài Truyền hình Việt Nam từ năm 2004
[11], Công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ truyền thông VTV đã sử dụng dấu
hiệu VTV trong thành phần phân biệt của tên doanh nghiệp, trên danh thiếp, tên
website, phương tiện quảng cáo cho dịch vụ truyền thông, sản xuất phim và
quảng cáo có dấu hiệu xâm phạm quyền đồi với nhãn hiệu VTV đang được bảo
hộ cho Đài Truyền hình Việt Nam.
Kết quả xử lý là yêu cầu Công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ truyền
thông VTV đổi tên doanh nghiệp, đổi tên website có dấu hiệu VTV và xử phạt
hành chính theo quy định của pháp luật.
Hay trong vụ tranh chấp giữa Công ty Samsung Electronics Co., Ltd, trụ sở
tại Hàn Quốc, Công ty Samsung Electronics Co., Ltd 100% vốn nước ngoài
được thành lập tại Việt Nam để sản xuất điện thoại di động tại Việt Nam, tên
Samsung được sử dụng ở các quốc gia trên thế giới và như một nhãn hiệu
thương mại cho sản phẩm điện thoại, tại Việt Nam nhãn hiệu Samsung được cấp
giấy chứng nhận nhãn hiệu năm 1993, tại Việt Nam tên miền
samsungmobile.com.vn đã được cấp cho ông Dương Hồng Minh năm 2005; và
samsungmobile.vn đã được cấp cho Công ty VitechNet năm 2007. Thực tế hai
chủ thể trên không có nhu cầu sử dụng nên đã giao bán tên miền, do đó có mục
đích trục lợi, và giống đến mức gây nhầm lẫn với tên thương mại, nhãn hiệu của
Samsung đã được bảo hộ. Từ chứng cứ do các bên cung cấp, Tòa án nhân dân
Thành phố Hà Nội quyết định đưa vụ án ra xét xử ngày 02/06/2010 (bản án số
69/KDTM - ST) và quyết định chấp nhận yêu cầu của của công ty Samsung
Electronics Co., Ltd, thu hồi tên miền samsungmobile.com.vn và ưu tiên cho
công ty ty Samsung Electronics Co., Ltd đăng ký sử dụng tên miền này [93].

94
Theo quy định của pháp luật thì tên thương mại của doanh nghiệp được xác
lập từ thời điểm sử dụng trong hoạt động kinh doanh để xưng danh và phân biệt
với các chủ thể khác.
Việc lựa chọn tên thương mại được thực hiện theo nguyên tắc tự do lựa
chọn, do đó chủ sở hữu đối với tên thương mại có quyền lựa chọn tên thương
mại phù hợp với nhu cầu, mục đích và mong muốn của mình. Khi lựa chọn tên
thương mại, chủ sở hữu cần tôn trọng quyền của chủ sở hữu những tên thương
mại, nhãn hiệu, tên doanh nghiệp đã đăng ký sử dụng trước, điều này đã được
ghi nhận trong các quy định của pháp luật. Tuy nhiên, để không rơi vào tình
trạng lựa chọn tên thương mại trùng với tên đã sử dụng trước đó thì hiện nay
ở Việt Nam đang gặp khó khăn do chưa có hệ thống thông tin hỗ trợ cho việc
tra cứu.
Chính từ thực trạng xác lập tên thương mại của doanh nghiệp nêu trên,
hiện nay để hạn chế tình trạng trùng tên thương mại của doanh nghiệp, nhiều chủ
sở hữu tên thương mại đã lựa chọn hình thức bảo vệ bằng cách đăng ký bảo hộ
tên thương mại dưới hình thức nhãn hiệu để đảm bảo quyền sở hữu không bị
xâm phạm. Ví dụ: Công ty cổ phần Đầu tư An Phong đăng ký nhãn hiệu là
“Maximart và logo”, tên thương mại là “Maximart”; Công ty cổ phần thực phẩm
Kinh Đô đăng ký nhãn hiệu là “Kinh Đô và logo”, tên thương mại là “Kinh Đô”;
Công ty TNHH LaVie đăng ký nhãn hiệu là “LaVie và logo”, tên thương mại là
“LaVie”…
3.2.2. Thực tiễn bảo vệ quyền SHTT đối với tên thương mại của doanh
nghiệp
Trong xu thế hội nhập, các doanh nghiệp đã quan tâm đến việc đầu tư để
phát triển bền vững, cạnh tranh lành mạnh trên thị trường. Tuy nhiên, thực tế vẫn
có những chủ thể cố tình lợi dụng uy tín, sự thành công của doanh nghiệp khác
để làm giả, làm nhái sản phẩm để thu lợi bất chính, một trong những hành vi vi
phạm phổ biến nhất là sử dụng nhãn hiệu, tên thương mại của doanh nghiệp đã
thành công trên thị trường để gắn cho hàng hóa, sản phẩm mình sản xuất nhằm

95
mục đích thu lợi và làm giảm uy tín của doanh nghiệp có nhãn hiệu và tên
thương mại đã được bảo hộ. Những hành vi xâm phạm đến tên thương mại là
những hành vi cạnh tranh không lành mạnh cần phát hiện kịp thời và phải được
xử lý nghiêm minh.
Hiện nay, công tác thống kê về tình hình xâm phạm tên thương mại của
doanh nghiệp chưa chính thức được các cơ quan nhà nước thực hiện. Tuy nhiên,
từ thực tế các vụ xâm phạm quyền sở hữu đối với tên thương mại, có thể thấy
việc xâm phạm quyền đối với tên thương mại diễn ra khá phổ biến dưới nhiều
hình thức khác nhau. Trong năm 2013, các lực lượng chức năng đã phát hiện, xử
lý 11.284 vụ trị giá 121.64 tỷ đồng các vụ vi phạm liên quan đến quyền sở hữu
trí tuệ [8].
Pháp luật mỗi quốc gia đều có những quy định cụ thể về hành vi xâm
phạm quyền sở hữu trí tuệ nói chung và tên thương mại nói riêng và có những
biện pháp xử lý tương ứng. Ở Việt Nam, có các hành vi phổ biến về vi phạm tên
thương mại xâm phạm quyền sở hữu như sau:
(i) Hành vi sử dụng trái phép tên thương mại của người khác:
Việc sử dụng trái phép tên thương mại của người khác nhằm mục đích
thương mại bằng cách dùng tên thương mại để xưng danh trong các hoạt động
kinh doanh, thể hiện tên thương mại trong các giấy tờ giao dịch, biển hiệu, sản
phẩm, hàng hoá, bao bì hàng hoá và phương tiện cung cấp dịch vụ, quảng cáo.
Hành vi sử dụng tên thương mại của người khác để xưng danh là hành vi
vi phạm cố ý nhằm lợi dụng uy tín của doanh nghiệp để kinh doanh thu lợi bất
hợp pháp, hành vi này làm ảnh hưởng trực tiếp tới uy tín của doanh nghiệp bị
xâm phạm trên thị trường, làm giảm sút lợi ích về kinh tế.
Ví dụ: Trong trường hợp tranh chấp “thương hiệu Phở Hùng tại thành phố
Hồ Chí Minh” [137] có nội dung như sau: Bà Trần Thị Tuyết Lan và ông Tiền
Kim Thành (Tien Tony - quốc tịch Mỹ) biết nhau từ năm 2002. Ông Tien Tony
có một số cửa hàng mang tên Phở Hùng tại Mỹ. Năm 2006, tại thành phố Hồ Chí
Minh, bà Lan đại diện cho cả gia đình đứng tên lập hộ kinh doanh và nộp đơn

96
đăng ký bảo hộ độc quyền nhãn hiệu Phở Hùng cho “dịch vụ ăn uống phở”
(nhóm 43), kèm theo logo hình vòng tròn, bên trong có cô gái đội nón lá, hướng
mặt vào tô phở bốc khói. Nhãn hiệu này tương tự như nhãn hiệu Phở Hùng tại
Mỹ. Đến năm 2007, bà Lan và ông Tien Tony cùng lập nên công ty TNHH
Thương mại Dịch vụ Phở Hùng (gọi tắt là công ty Phở Hùng). Trong đó ông
Tien Tony góp 300 triệu đồng, bà Lan góp 200 triệu đồng. Nhãn hiệu nói trên
được chuyển cho công ty sở hữu.
Năm 2010, phát hiện ở đường Hai Bà Trưng có quán Phở Hùng tương tự
nhãn hiệu của mình, bà Lan tìm hiểu và biết ông Tien Tony ký hợp đồng cho
người khác dùng nhãn hiệu Phở Hùng mà không thông qua công ty. Tranh chấp
xảy ra, ông Tien Tony kiện ra tòa. Sau nhiều lần thương lượng, đến tháng 8/2013
hai bên hòa giải thành. Ông Tien Tony nhượng lại phần vốn cho bà Lan, bà Lan
trả ông một tỷ đồng, ông Tien Tony chỉ “được quyền sử dụng nhãn hiệu Phở
Hùng của công ty cho một tiệm phở do ông làm chủ”.
Ngay sau đó, bà Lan làm thủ tục đổi từ hai thành viên sở hữu còn một
mình bà là chủ sở hữu Công ty. Hiện công ty này có hai quán Phở Hùng, một ở
đường Nguyễn Trãi (quận 1) và một ở đường Nguyễn Tri Phương (quận 10).
Tuy nhiên, ngày càng có nhiều quán mang tên Phở Hùng mọc lên, với cách
trình bày na ná nhau. Ví dụ như nhãn hiệu Phở Hùng của công ty bà Lan như quán
Phở Hùng ở đường Nguyễn Thị Nghĩa (quận 1), Hai Bà Trưng (quận 3), Nguyễn
Thị Thập (quận 7), khu phố Mỹ Phúc (quận 7), Nguyễn Đức Cảnh (quận 7). Vì
vậy Công ty của bà Lan đã có văn bản gửi cho các quán nói trên yêu cầu chấm dứt
sử dụng nhãn hiệu, tuy nhiên các quán trên vẫn không đổi tên.
Qua việc tranh chấp trên cho thấy
Thứ nhất, trong tranh chấp này chúng ta thấy đây là tranh chấp về nhãn
hiệu đã đăng ký bảo hộ, nhãn hiệu “Phở Hùng” đồng thời là một phần tên
thương mại và là thương hiệu của doanh nghiệp. Thực tế cho thấy, nếu doanh
nghiệp kinh doanh một số ngành nghề chính thì đa số đăng ký tên thương mại
dưới hình thức nhãn hiệu hoặc doanh nghiệp xác định xây dựng một nhãn hiệu

97
chính có nguồn gốc từ tên thương mại. Trong tranh chấp này nếu doanh nghiệp
không đăng ký nhãn hiệu độc quyền mà chỉ sử dụng tên thương mại để kinh
doanh thì khi xảy ra tranh chấp sẽ không chứng minh được mình là người sử
dụng trước vì người sử dụng trước tên “Phở Hùng” là người khác.
Thứ hai, Đối với những nước không phải là thành viên của Thoả ước
Madrid (như Mỹ), việc đăng ký nộp đơn phải được nộp trực tiếp tại nước xin
đăng ký (nhãn hiệu ở Mỹ được bảo hộ tuân theo nguyên tắc: ai sử dụng nhãn
hiệu trước được ưu tiên (first to use), khác với tất cả các nước khác (theo nguyên tắc: ai
nộp đơn đăng ký nhãn hiệu trước được ưu tiên –first to file) [54, tr.92].
Tuy nhiên, tại Việt Nam, việc nộp đơn đăng ký nhãn hiệu và được cấp
chứng nhận là yếu tố quyết định. Dù ai sử dụng trước nhưng không đăng ký thì
cũng mất quyền. Việc đăng ký độc quyền ở quốc gia này không có giá trị bảo hộ
tự động ở các nước khác, cho nên nhãn hiệu ở Mỹ muốn được bảo hộ tại Việt
Nam thì phải đăng ký tại Việt Nam.
Thứ ba, nhóm 43 được gọi chung là nhóm “dịch vụ cung cấp thực phẩm
và đồ uống”. Tùy vào đăng ký của chủ nhãn hiệu mà sẽ được bảo hộ trong phạm
vi đó. Công ty trên đăng ký nhãn hiệu Phở Hùng cho “dịch vụ ăn uống phở” thì
quán phở khác viết chữ Phở Hùng theo kiểu đứng, kiểu nằm, kiểu cách điệu hay
kiểu gì đi nữa, miễn phát âm ra được là “Phở Hùng” thì bị xem là vi phạm.
Từ tranh chấp trên cho chúng ta một kinh nghiệm là khi mua quyền sử
dụng nhãn hiệu là phải tra cứu xem chủ nhãn hiệu là ai, công ty nào. Hợp đồng
phải do người đại diện pháp luật của công ty ký, vì trong trường hợp này thành
viên góp vốn đã tự ý ký hợp đồng cho chủ thể khác sử dụng nhãn hiệu mà không
có sự đồng ý của người đại diện theo pháp luật của công ty.
(ii) Hành vi sử dụng chỉ dẫn thương mại trùng hoặc tương tự với
tên thương mại của người khác đã được sử dụng trước cho cùng loại sản
phẩm, dịch vụ hoặc cho sản phẩm, dịch vụ tương tự, gây nhầm lẫn về chủ thể
kinh doanh, cơ sở kinh doanh, hoạt động kinh doanh dưới tên thương mại đó đều
bị coi là xâm phạm quyền đối với tên thương mại.

98
Ví dụ: Ngày 20/5/2011, Cơ sở Long Thành có đơn yêu cầu xử lý xâm
phạm quyền gửi lên Thanh tra Bộ Khoa học và Công nghệ đề nghị xử lý việc
Tiệm giày da Long Thanh (Long Phúc) có hành vi sử dụng dấu hiệu “LONG
THANH” trên bảng hiệu, sản phẩm giày, dép và các phương tiện kinh doanh…
có dấu hiệu xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu “LONG THANH” đang được
bảo hộ tại Việt Nam cho Cơ sở Long Thành (theo Giấy chứng nhận đăng ký
nhãn hiệu hàng hóa số 10874 cho sản phẩm giày dép, thuộc nhóm 25 theo phân
loại quốc tế về hàng hóa/dịch vụ)5. Tranh chấp này cho thấy, chủ thể thành lập
sau đã cố ý sử dụng tên thương mại đồng thời là nhãn hiệu của chủ thể đã được
bảo hộ trước để sản xuất sản phẩm nhằm gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng và
ảnh hưởng đến lợi ích kinh tế của cơ sở đã được bảo hộ.
Hành vi chỉ bị coi là xâm phạm đến tên thương mại khi nó thỏa mãn các
căn cứ sau:
- Tên thương mại được bảo hộ được xác định trên cơ sở các tài liệu thể
hiện, thuyết minh, mô tả về tên thương mại và quá trình sử dụng, lĩnh vực và
lãnh thổ sử dụng tên thương mại đó.
- Người thực hiện hành vi bị coi là xâm phạm không phải là chủ sở hữu
quyền đối với tên thương mại và không thuộc các trường hợp được phép sử dụng
quyền hoặc loại trừ vi phạm theo quy định của pháp luật.
- Hành vi bị coi là xâm phạm xảy ra ở Việt Nam và tên thương mại đã
được bảo hộ.
(iii) Hành vi sử dụng tên thương mại của chủ thể khác, điển hình là
các vụ tranh chấp sau đây:
- Vụ tranh chấp thứ nhất:
Tranh chấp giữa nguyên đơn là công ty Foremost Việt Nam (sau đây viết
tắt là công ty Foremost) và bị đơn là công ty TNHH công nghiệp Trường Sinh
(sau đây viết tắt là công ty Trường Sinh) [57, tr.95]. Công ty Foremost là công ty
chuyên sản xuất các loại sữa, trong đó có sản phẩm sữa đặc có đường mang nhãn
5
Bộ Khoa học và Công nghệ, Thanh tra bộ, quyết định số 41/QĐ-TTra, ngày 07 tháng 07 năm 2011.

99
hiệu "Trường Sinh". Ngày 11/12/1996 Công ty Foremost đã đăng ký nhãn hiệu
"Trường Sinh" tại Cục Sở hữu trí tuệ và tháng 6-1998 đã được Cục Sở hữu trí
tuệ cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu hàng hóa bảo hộ cho nhãn hiệu
"Trường Sinh". Cuối năm 1998, Công ty Foremost phát hiện trên thị trường có
sản phẩm sữa đậu nành do xưởng Trung Thực (nay là công ty TNHH công
nghiệp Trường Sinh) sản xuất cũng mang nhãn hiệu "Trường Sinh". Công ty
Foremost cho rằng, sự xuất hiện của sản phẩm sữa đậu nành "Trường Sinh" trên
thị trường đã làm giảm uy tín, giảm doanh thu sản phẩm bán ra trên thị trường vì
đã gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng. Công ty Foremost đã tiến hành khởi kiện
Công ty Trường Sinh ra Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội yêu cầu Công ty
Trường Sinh chấm dứt ngay hành vi xâm phạm quyền SHTT đối với nhãn hiệu
hàng hóa "Trường Sinh" và bồi thường thiệt hại do bị xâm phạm quyền. Công ty
Trường Sinh đã đưa ra các lý lẽ phản đối và khẳng định đây là hai sản phẩm
không cùng nhóm, cho nên không thể gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng. Sự
trùng hợp về tên gọi "Trường Sinh" chỉ là sự trùng hợp ngẫu nhiên, không thể
làm phương hại đến Công ty Foremost, và không thể gây thiệt hại.
Cách giải quyết: Tòa án đã lấy ý kiến của Bộ Thương mại, Bộ Y tế và
Cục SHTT.
Theo quan điểm của Bộ Thương mại thì đối chiếu với danh mục của Bộ
Thương mại, sản phẩm sữa đặc có đường của Foremost thuộc nhóm 29, còn sản
phẩm sữa đậu nành Trường Sinh thuộc nhóm 32, do đó, đây là hai sản phẩm
không cùng nhóm và không có sự xâm phạm (Công văn số 2275/BTM-QLCL
ngày 13/6/2002 của Bộ Thương mại).
Theo quan điểm của Bộ Y tế thì đây là hai sản phẩm có chất lượng dinh
dưỡng khác nhau, tuy nhiên có vi phạm hay không thì thuộc thẩm quyền kết luận
của Cục SHTT.
Cục SHTT cho biết đã từ chối cấp Giấy chứng nhận nhãn hiệu hàng hóa
đối với nhãn hiệu "Sữa đậu nành cao cấp Trường Sinh" của Công ty Trường
Sinh ở thời điểm năm 1998 và sau khi Công ty Foremost có đơn gửi Cục SHTT

100
về việc Công ty Trường Sinh đã xâm phạm quyền được bảo hộ của mình, Cục
SHTT đã hai lần gửi văn bản yêu cầu Công ty Trường Sinh chấm dứt ngay việc
sử dụng nhãn hiệu "Trường Sinh" cho sản phẩm sữa đậu nành. Cục SHTT cũng
đã gửi công văn số 27 ngày 13/01/2000 cho Tòa án để khẳng định rõ về hành vi
xâm phạm quyền được bảo hộ của Công ty Foremost.
Giải quyết của Tòa án: Toà sơ thẩm toà án nhân dân thành phố Hà Nội
buộc Công ty Trường Sinh chấm dứt việc sử dụng nhãn hiệu “Trường Sinh” cho
sản phẩm sữa đậu nành của công ty.
Quan điểm của tác giả về vấn đề này như sau: Toà sơ thẩm toà án nhân
dân thành phố Hà Nội buộc Công ty Trường Sinh chấm dứt việc sử dụng nhãn
hiệu “Trường Sinh” cho sản phẩm sữa đậu nành của công ty là chưa thỏa đáng,
tác giả đồng quan điểm với ý kiến của Bộ Thương mại, theo đó hai nhãn hiệu
tranh chấp là hai nhãn hiệu được sử dụng cho hai sản phẩm không cùng loại (xét
về nguồn gốc, phân loại theo hệ thống là không cùng nhau)
Để đăng ký bảo hộ nhãn hiệu trong đơn xin đăng ký bảo hộ, người nộp
đơn phải chỉ rõ nhóm sản phẩm được bảo hộ. Cách phân loại theo nhóm nhãn
hiệu được quy định tại Thoả ước Nice, ký năm 1957 và được sửa đổi tại
Stockholm năm 1967 và Geneva năm 1977. Theo thoả ước này, các loại nhãn
hiệu và dịch vụ được phân thành 34 nhóm đối với hàng hoá và 8 nhóm đối với
dịch vụ. Theo cách phân nhóm này, trong văn bằng bảo hộ của mỗi nước thành
viên phải quy định rõ một nhãn hiệu được bảo hộ cho hàng hoá/dịch vụ ở nhóm
nào. Một nhãn hiệu có thể được bảo hộ cho hàng hoá/dịch vụ cho một phần của
một nhóm, một nhóm hay nhiều nhóm. Mặc dù Việt Nam không phải là thành
viên của Thoả ước Nice, song vẫn áp dụng cách phân loại nhãn hiệu của Thoả
ước này [57, tr.95] vì theo Thông báo số 1378/TB-SHTT của Cục Sở hữu trí tuệ
ngày 09/12/2012 về việc áp dụng xuất bản lần X của Bảng phân loại quốc tế
hàng hoá và dịch vụ theo Thoả ước Nice về phân loại hàng hoá/ dịch vụ dùng để
đăng ký nhãn hiệu kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2012.

101
Và theo quy định của Luật SHTT về điều kiện chung đối với nhãn hiệu
được bảo hộ là phải thỏa mãn các tiêu chí sau: Là dấu hiệu nhìn thấy được dưới
dạng chữ cái, từ ngữ, hình vẽ, hình ảnh, kể cả hình ba chiều hoặc sự kết hợp
các yếu tố đó, được thể hiện bằng một hoặc nhiều mầu sắc; Có khả năng phân
biệt hàng hoá, dịch vụ của chủ sở hữu nhãn hiệu với hàng hoá, dịch vụ của chủ
thể khác.
Đối chiếu vào bảng phân loại quốc tế về hàng hóa dịch vụ cho thấy sữa
đậu nành thuộc phân nhóm 30 còn sữa đặc có đường thuộc phân nhóm 29. Do
vậy có thể thấy trong trường hợp này doanh nghiệp Trường Sinh không vi phạm
nhãn hiệu của Foremost, quyết định của Tòa án trong trường hợp này không phù
hợp. Công ty Trường Sinh có quyền được sử dụng tên thương mại của mình làm
nhãn hiệu để kinh doanh mà không vi phạm.
- Vụ tranh chấp thứ hai:
Tranh chấp tên thương mại có chứa thành phần tên riêng đồng thời cũng
là nhãn hiệu “PHUC SINH” mà nguyên đơn là “Công ty cổ phần Phúc Sinh” và
bị đơn là Công ty cổ phần thương mại xuất nhập khẩu Nông sản Phúc Sinh; và
vụ tranh chấp liên quan đến tên thương mại của “Nhà máy xi măng Trung
Sơn” và nhãn hiệu “Trung Sơn xi măng Pooc Lăng hỗn hợp Hòa Bình Việt
Nam” [133]
Ngày 27/12/2002 Công ty TNHH Xuân Mai (Công ty Xuân Mai) được Uỷ
ban nhân dân tỉnh Hoà Bình cho phép xây dựng nhà máy sản xuất xi măng tại xã
Thành Lập, Huyện Lương Sơn, Hoà Bình. Ngày 4/7/2005 Công ty Xuân Mai
nộp đơn đăng ký nhãn hiệu và ngày 16/5/2007, tại quyết định số 5716/QĐ-
SHTT, Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam (Cục SHTT) đã cấp Giấy chứng nhận đăng
ký nhãn hiệu (GCN ĐKNH) số 82099 “Trung Sơn - xi măng Pooc Lăng hỗn
hợp - Hoà Bình - Việt Nam, hình” cho sản phẩm xi măng của công ty.
Ngày 8/12/2010 Cục SHTT ra quyết định số 2470/QĐ - SHTT hủy bỏ một
phần hiệu lực GCN ĐKNH số 82099 (huỷ bỏ cụm từ “Trung Sơn”) với lý do
cụm từ Trung Sơn trùng với thành phần phân biệt trong tên “Dự án Nhà máy xi

102
măng Trung Sơn” của Công ty Cổ phần tập đoàn Xây dựng và Du lịch Bình
Minh (Công ty Bình Minh), là tên thương mại của Công ty Bình Minh được xác
lập trước ngày nhãn hiệu theo GCN ĐKNH số 82099 nộp đơn đăng ký. Công ty
Xuân Mai khiếu nại quyết định số 2470/QĐ - SHTT. Ngày 13/5/2011, Cục
SHTT đã có Quyết định giải quyết khiếu nại số 904/QĐ-SHTT với nội dung
không chấp nhận khiếu nại của công ty Xuân Mai.
Công ty Xuân Mai không đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại của
Cục SHTT nên ngày 14/7/2011 đã khởi kiện tại Toà án yêu cầu hủy bỏ quyết
định số 2470/QĐ - SHTT
Tại bản án hành chính sơ thẩm số 01/2012/HCST ngày 24/02/2012 của
Tòa án nhân dân tỉnh Hoà Bình, căn cứ vào mục 5, mục 6 Điều 88, Điều 90,
Điều 91 Luật SHTT chấp nhận toàn bộ yêu cầu khởi kiện của Công ty Xuân Mai,
hủy bỏ Quyết định số 2470/QĐ-SHTT ngày 08/12/2010 về việc hủy bỏ hiệu lực
GCN ĐKNH số 82099 và Quyết định số 904/QĐ-SHTT ngày 13/5/2011.
Ngày 29/2/2012 Công ty Bình Minh kháng cáo toàn bộ bản án.
Ngày 06/3/2012, Cục SHTT kháng cáo đề nghị xem xét lại toàn bộ bản án
sơ thẩm.
Ngày 09/4/2013, Toà Phúc thẩm Tòa án nhân dân Tối cao đã tuyên bản án
với nội dung bác đơn khởi kiện của Công ty Xuân Mai đối với yêu cầu hủy bỏ
Quyết định số 2470/QĐ-SHTT về việc hủy bỏ một phần hiệu lực GCN ĐKNH
số 82099.
Như vậy, ở đây nảy sinh một số vấn đề pháp lý: (i) tên nhà máy xi măng
Trung Sơn trong Dự án nêu trên có được pháp luật bảo hộ là tên thương mại
không? Nếu câu trả lời là có thì ở đây đã có hiện tượng xung đột quyền trong
bảo hộ nhãn hiệu nêu trên và tên thương mại của Nhà máy xi măng Trung Sơn vì
cụm từ “Trung Sơn” trong nhãn hiệu nêu trên có thể làm người tiêu dùng không
chỉ liên tưởng đến tên địa danh Trung Sơn mà còn liên tưởng đến cơ sở kinh
doanh, gây nhầm lẫn về nguồn gốc sản phẩm: sản phẩm do Nhà máy xi măng
Trung Sơn sản xuất. Trong trường hợp này, một trong hai đối tượng trên sẽ

103
không được pháp luật bảo hộ, phụ thuộc vào việc quyền sở hữu công nghiệp đối
với đối tượng nào được xác lập trước. Để trả lời câu hỏi này cần xác định được
điều kiện để tên thương mại được bảo hộ, thời điểm bảo hộ tên thương mại; (ii)
Việc sử dụng tên địa danh, cụ thể trong trường hợp này là tên xã Trung Sơn làm
dấu hiệu trong nhãn hiệu “Trung Sơn - xi măng Pooc Lăng hỗn hợp - Hoà Bình -
Việt Nam, hình” có cần sự cho phép của cơ quan có thẩm quyền hay không?
Điều kiện để tên địa danh được sử dụng làm nhãn hiệu và được pháp luật bảo hộ
là gì; (iii) Nếu căn cứ hủy bỏ hiệu lực văn bằng bảo hộ nhãn hiệu được đưa ra
bởi Cục SHTT trong Quyết định số 2470/QĐ-SHTT là nhãn hiệu được bảo hộ có
chứa dấu hiệu trùng với thành phần phân biệt trong tên thương mại của Nhà máy
xi măng Trung Sơn nhưng Toà án khi tuyên bản án dựa trên căn cứ nhãn hiệu
không đáp ứng điều kiện bảo hộ vì không có sự chấp thuận của cơ quan có
thẩm quyền thì bản án đó có thuyết phục hay không?
Điều kiện chung để tên thương mại được bảo hộ là tên thương mại phải có
khả năng phân biệt chủ thể kinh doanh mang tên thương mại đó với chủ thể kinh
doanh khác trong cùng lĩnh vực và khu vực kinh doanh. Khi đáp ứng điều kiện
bảo hộ thì quyền sở hữu công nghiệp đối với tên thương mại được xác lập trên
cơ sở sử dụng hợp pháp tên thương mại đó mà không cần thực hiện thủ tục đăng
ký [27], điều 16 Nghị định số 103/2006/NĐ-CP quy định: “Phạm vi quyền đối
với tên thương mại được xác định theo phạm vi bảo hộ tên thương mại, gồm tên
thương mại, lĩnh vực kinh doanh và lãnh thổ kinh doanh trong đó tên thương mại
được chủ thể mang tên thương mại sử dụng một cách hợp pháp. Việc đăng ký tên
gọi của tổ chức, cá nhân kinh doanh trong thủ tục kinh doanh không được coi là
sử dụng tên gọi đó mà chỉ là một điều kiện để việc sử dụng tên gọi đó được coi là
hợp pháp”.
Với các quy định trên, thời điểm tên thương mại được bảo hộ là thời điểm
được chủ thể mang tên thương mại đó sử dụng hợp pháp trên thực tế. Vì vậy,
chúng tôi cho rằng, để được pháp luật bảo hộ, bên cạnh các điều kiện được quy
định tại Điều 76 và điều 78 Luật SHTT, tên thương mại trước hết phải là tên của

104
cơ sở kinh doanh, có nghĩa là cơ sở kinh doanh đó phải được hình thành và được
đăng ký kinh doanh theo đúng quy định của pháp luật. Mặc dù việc đăng ký tên
gọi của tổ chức, cá nhân kinh doanh trong thủ tục kinh doanh không được coi là sử
dụng tên gọi đó nhưng đó là một điều kiện để việc sử dụng tên gọi đó được coi là
hợp pháp. Do đó, trong trường hợp tranh chấp cụ thể này, Nhà máy xi măng
Trung Sơn chưa được thành lập, chưa được đăng ký kinh doanh nên chưa thể phát
sinh quyền sở hữu công nghiệp đối với tên thương mại là tên của nhà máy.
Một điều kiện quan trọng khác để tên thương mại được bảo hộ là phải
được chính chủ thể mang tên thương mại đó sử dụng một cách hợp pháp. Vì xét
về bản chất, chức năng của tên thương mại là nhằm phân biệt chủ thể kinh doanh
mang tên thương mại với chủ thể kinh doanh khác trong cùng khu vực kinh
doanh và lĩnh vực kinh doanh.
Tại phiên tòa phúc thẩm, tòa án nhận định tên gọi Nhà máy xi măng
Trung Sơn đã được công ty Bình Minh sử dụng trên thực tế. Vấn đề đặt ra, tiêu
chí nào để xác định tên thương mại đã được sử dụng hợp pháp trên thực tế?
Điều 124 khoản 6 Luật SHTT quy định sử dụng tên thương mại “là việc
thực hiện hành vi nhằm mục đích thương mại bằng cách dùng tên thương mại để
xưng danh trong các hoạt động kinh doanh, thể hiện tên thương mại trong các
giấy tờ giao dịch, biển hiệu, sản phẩm, hàng hóa, bao bì hàng hóa và phương
tiện cung cấp dịch vụ, quảng cáo”.
Căn cứ vào Điều 123 Luật SHTT, các hành vi sử dụng trên phải do chủ sở
hữu tên thương mại hoặc chủ thể khác được chủ sở hữu tên thương mại cho phép
thực hiện. Trong vụ án trên, Cục SHTT và tòa án lập luận tên gọi Nhà máy xi
măng Trung Sơn đã được Công ty Bình Minh sử dụng trên thực tế trong hoạt đầu
tư như giải phóng mặt bằng, thu hồi đất… Tuy nhiên, ở đây cần làm rõ là các
giao dịch trên do Công ty Bình Minh thực hiện với tư cách là chủ đầu tư chứ
không phải là do Nhà máy xi măng Trung Sơn tiến hành. Như vậy, Công ty Bình
Minh là chủ đầu tư nhưng không phải là chủ sở hữu đối với tên thương mại “Nhà
máy xi măng Trung Sơn”. Với cách lập luận này, tên của “Nhà máy xi măng

105
Trung Sơn” chưa được doanh nghiệp mang tên thương mại đó sử dụng trên thực
tế do đó chưa làm phát sinh quyền sở hữu công nghiệp đối với tên thương mại
này. Vì vậy, chúng tôi cho rằng trong trường hợp này, tên nhà máy xi măng
Trung Sơn mặc dù được công ty Bình Minh sử dụng trong các hoạt động đầu tư
nhưng không nên xem việc sử dụng đó là điều kiện để bảo hộ tên thương mại
theo tinh thần điều 123 và điều 124 Luật SHTT. Như vậy, tên doanh nghiệp
trong dự án thành lập doanh nghiệp chưa thể được pháp luật SHTT bảo hộ là tên
thương mại. Vì vậy, lý do hủy bỏ một phần hiệu lực GCN ĐKNH số 82099 vì
trùng với thành phần phân biệt trong tên Dự án Nhà máy xi măng Trung Sơn của
Công ty Bình Minh mà Cục SHTT đưa ra là không thuyết phục.
Về căn cứ sửa bản án sơ thẩm của Tòa án cấp phúc thẩm
Như đã phân tích ở trên, trong Quyết định số 2470/QĐ-SHTT, căn cứ hủy
bỏ một phần hiệu lực GCN ĐKNH số 82099 “Trung Sơn - xi măng Pooc Lăng
hỗn hợp - Hòa Bình - Việt Nam, hình” là phần chữ “Trung Sơn” trong nhãn
hiệu này trùng với thành phần phân biệt trong tên Dự án Nhà máy xi măng
Trung Sơn của Công ty Bình Minh. Dự án Nhà máy xi măng Trung Sơn là chỉ
dẫn thương mại dưới dạng tên thương mại của Công ty Bình Minh, được xác lập
trước ngày đăng ký nhãn hiệu trên. Trong căn cứ hủy bỏ một phần GCN ĐKNH
được đưa ra trong Quyết định số 2470/QĐ-SHTT của Cục SHTT và trong Công
văn số 123/CV-CTBT của công ty Bình Minh yêu cầu hủy bỏ một phần GCN
ĐKNH nêu trên không một lần đề cập đến lí do “Công ty Xuân Mai không được
các cơ quan chức năng cho phép sử dụng tên địa danh Trung Sơn làm tên nhà
máy hay sản phẩm xi măng của công ty”. Tuy nhiên, tại phiên toà cấp sơ thẩm
và phúc thẩm, Cục SHTT đều đưa ra lý do này như là một trong hai căn cứ cho
việc ra Quyết định số 2470/QĐ-SHTT. Điều cần lưu ý là Tòa án cấp phúc thẩm
chỉ căn cứ vào lý do này để sửa bản án sơ thẩm.
Hướng giải quyết cho tương lai: Trên thực tế hiện nay, xung đột quyền
trong bảo hộ tên thương mại và nhãn hiệu cũng như việc hủy bỏ văn bằng bảo hộ
nhãn hiệu vì không đáp ứng điều kiện bảo hộ xảy ra khá phổ biến. Trong vụ án

106
trên, giải quyết xung đột quyền trong bảo hộ tên thương mại và nhãn hiệu cũng
như xác định điều kiện bảo hộ tên thương mại được căn cứ theo văn bản pháp
luật hiện hành. Tuy nhiên, đối với việc xem xét căn cứ hủy bỏ một phần GCNĐ
KNH, Tòa án đã áp dụng văn bản quy phạm pháp luật được ban hành trước thời
điểm Luật SHTT và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật này có hiệu lực. Nếu
hoàn cảnh tương tự xảy ra thì chúng ta giải quyết như thế nào trên cơ sở của
những quy định của pháp luật hiện hành? pháp luật Việt Nam hiện nay cho phép
sử dụng tên địa danh để đăng ký nhãn hiệu, cụ thể như sau: điều 87 Luật SHTT
quy định về quyền đăng ký nhãn hiệu, trong đó khẳng định: “đối với địa danh, dấu
hiệu khác chỉ nguồn gốc địa lý đặc sản địa phương của Việt Nam thì việc đăng ký
phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép” [133].
- Vụ tranh chấp thứ 3:
Tóm tắt nội dung: Tranh chấp giữa Công ty cổ phần Công nghiệp Vĩnh
Tường thành lập và hoạt động liên tục từ năm 1997 đến nay, địa chỉ quận 7,
thành phố Hồ Chí Minh và Công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ Vĩnh Tường,
địa chỉ trụ sở chính quận 7, thành phố Hồ Chí Minh thành lập và hoạt động từ
năm 2008 đến nay.
Nội dung tranh chấp: Tên thương mại Vĩnh Tường được Công ty cổ phần
Công nghiệp Vĩnh Tường sử dụng liên tục từ năm 1997 đến nay hoạt động trong
lĩnh vực sản xuất, mua bán vật liệu xây dựng, thanh trần và tấm trần, trang trí nội
thất và các nghề kinh doanh khác, đã được các khách hàng và bạn hàng biết đến
trên các địa phương cả nước và nhãn hiệu « Vĩnh Tường, hình » được bảo hộ từ
năm 1999 và gia hạn đến năm 2018.
Công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ Vĩnh Tường được thành lập năm
2008 có ngành nghề kinh doanh chính là mua bán vật liệu xây dựng, trang trí nội
thất. Trong quá trình hoạt động công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ Vĩnh
Tường sử dụng tên riêng « Vĩnh Tường » để giao dịch và gắn chỉ dẫn thương
mại, biểu tượng kinh doanh (logo) tương tự gây nhầm lẫn về chủ thể kinh doanh,

107
nguồn gốc thương mại của hàng hóa và dịch vụ của Công ty cổ phần Công
nghiệp Vĩnh Tường.
Hành vi này cho thấy, thành phần tên riêng « Vĩnh Tường » trùng với tên
thương mại «Vĩnh Tường » của Công ty cổ phần Công nghiệp Vĩnh Tường đã
xác lập trước đó, và trùng với thành phần chính có khả năng phân biệt của nhãn
hiệu «Vĩnh Tường » đã được đăng ký bảo hộ từ năm 1999.
Tuy nhiên, theo kết quả xử lý vi phạm quyền sở hữu công nghiệp của Sở
Khoa học và Công nghệ thành phố Hồ Chí Minh ngày 20/8/2013 thì:
- Việc đặt tên bằng tiếng Việt, viết bằng tiếng nước ngoài và tên viết tắt của
doanh nghiệp, cần ưu tiên tuân thủ pháp luật doanh nghiệp. Theo Luật doanh
nghiệp hiện hành và Nghị định 43/2010/NĐ-CP ngày 15/4/2010, tên Công ty cổ
phần Công nghiệp Vĩnh Tường và Công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ Vĩnh
Tường là có thể phân biệt được. Do vậy, không có sự xung đột về tên thương
mại giữa hai công ty trong trường hợp này.
- Về hành vi cạnh tranh không lành mạnh thì các tài liệu do Công ty cổ
phần Công nghiệp Vĩnh Tường cung cấp chưa chỉ ra việc sử dụng chỉ dẫn
thương mại “Thương mại và Dịch vụ Vĩnh Tường” gây nhầm lẫn cho người tiêu
dùng về chủ thể kinh doanh, nguồn gốc thương mại hàng hóa dịch vụ. Do đó
chưa đủ căn cứ để xác định hành vi sử dụng chỉ dẫn thương mại “Công ty TNHH
Thương mại và Dịch vụ Vĩnh Tường” là hành vi cạnh tranh không lành mạnh
theo quy định tại khoản 1 Điều 130 Luật Sở hữu trí tuệ.
Nhận xét: Công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ Vĩnh Tường thành lập
sau Công ty cổ phần Công nghiệp Vĩnh Tường 10 năm, do vậy, việc sử dụng dấu
hiệu “Vĩnh Tường” trong tên thương mại của công ty TNHH Thương mại và
Dịch vụ Vĩnh Tường trùng với tên của thương mại của Công ty cổ phần Công
nghiệp Vĩnh Tường đã sử dụng trước đó, đồng thời tương tự với nhãn hiệu đã
được bảo hộ là hành vi xâm phạm quyền đối với tên thương mại và nhãn hiệu
của Công ty cổ phần Công nghiệp Vĩnh Tường.

108
Sau khi có ý kiến về kết quả xử lý trên, Công ty cổ phần Công nghiệp
Vĩnh Tường có công văn gửi Thanh tra Sở Khoa học và Công nghệ thành phố
Hồ Chí Minh vì không đồng ý với kết quả đã giải quyết vì không thỏa đáng. Bởi
lẽ, căn cứ vào: ý kiến của Viện khoa học SHTT thì dấu hiệu được trình bày trên
giao diện website www.thachcaovinhtuong.com nhằm quảng cáo cho sản phẩm,
dịch vụ… là yếu tố xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu đã được bảo hộ của Công
ty cổ phần Công nghiệp Vĩnh Tường; ý kiến của Cục SHTT - Văn phòng đại diện
tại thành phố Hồ Chí Minh thì bất kỳ tổ chức, cá nhân nào sử dụng chỉ dẫn thương
mại chữ “Vĩnh Tường” cho ngành nghề kinh doanh, sản xuất, mua bán vật liệu
xây dựng có thạch trần và tấm trần, trang trí nội thất mà không được Công ty cổ
phần Công nghiệp Vĩnh Tường cho phép sẽ bị coi là hành vi xâm phạm quyền đối
với tên thương mại của Công ty cổ phần Công nghiệp Vĩnh Tường.
Qua phân tích các hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ đối với tên
thương mại xảy ra trên thực tế, có thể thấy có các hành vi xâm phạm phổ biến
sau đây:
Một là, hành vi sản xuất hàng hóa, sản phẩm xâm phạm tên thương mại
của doanh nghiệp. Đây là hành vi xâm phạm trực tiếp đến quyền và lợi ích hợp
pháp của chủ sở hữu tên thương mại, làm giảm sút về lợi ích kinh tế, ảnh hưởng
uy tín của doanh nghiệp. Tình trạng sản xuất hàng nhái sản phẩm đã được bảo hộ
của doanh nghiệp khác diễn ra rất phức tạp, ngoài ra còn ảnh hưởng trực tiếp đến
quyền lợi của người tiêu dùng (năm 2013 cả nước có 110 vụ vi phạm SHTT liên
quan đến chỉ dẫn thương mại) [40].
Hai là, hành vi sử dụng tên doanh nghiệp đã được bảo hộ gắn lên nhãn
hàng hóa của doanh nghiệp mình nhằm mục đích gây nhầm lẫn cho chủ thể
khác, hành vi vi phạm trong việc dán "nhãn hàng hóa" là bản viết, bản in, bản vẽ,
bản chụp của chữ, hình vẽ, hình ảnh được dán, in, đính, đúc, chạm, khắc trực
tiếp trên hàng hóa, bao bì thương phẩm của hàng hoá hoặc trên các chất liệu
khác được gắn trên hàng hoá, bao bì thương phẩm của hàng hóa thể hiện nội
dung cơ bản, cần thiết về hàng hóa để người tiêu dùng nhận biết, làm căn cứ lựa

109
chọn, tiêu thụ và sử dụng; để nhà sản xuất, kinh doanh quảng bá cho hàng
hoá của mình và để các cơ quan chức năng thực hiện việc kiểm tra, kiểm
soát.
Ba là, hành vi vi phạm "khẩu hiệu kinh doanh" là một nhóm từ ngữ xuất
hiện bên cạnh tên doanh nghiệp hoặc nhãn hiệu của sản phẩm của doanh nghiệp
nhằm nhấn mạnh mục đích hoặc tiêu chí kinh doanh của doanh nghiệp hoặc đối
tượng khách hàng mà sản phẩm hướng tới.
Bốn là, hành vi vi phạm "biểu tượng kinh doanh" là ký hiệu, chữ viết,
hình vẽ, hình khối được thiết kế một cách độc đáo và được coi là biểu tượng của
doanh nghiệp sử dụng trong hoạt động kinh doanh.
Năm là, hành vi vi phạm “kiểu dáng bao bì hàng hóa” là thiết kế, trang trí
bao bì hàng hóa, gồm hình dạng, đường nét, hình vẽ, chữ, số, màu sắc, cách trình
bày, cách phối hợp màu sắc, cách bố trí, kết hợp giữa các yếu tố nói trên tạo nên
ấn tượng riêng hay nét đặc trưng của bao bì hàng hóa.
Sáu là, hành vi gắn chỉ dẫn thương mại trùng hoặc tương tự tới mức gây
nhầm lẫn với phần phân biệt (tên riêng) của tên thương mại được bảo hộ là hành
vi chỉ dẫn thương mại gây nhầm lẫn là chỉ dẫn thương mại chứa các dấu hiệu
(yếu tố cấu thành, cách trình bày, cách kết hợp giữa các yếu tố, màu sắc, ấn
tượng tổng quan đối với người tiêu dùng) trùng hoặc tương tự gây nhầm lẫn với
chỉ dẫn thương mại tương ứng của chủ thể quyền yêu cầu xử lý hành vi cạnh
tranh không lành mạnh được sử dụng cho hàng hóa, dịch vụ trùng hoặc tương tự.
Việc sử dụng chỉ dẫn nêu trên nhằm mục đích gây nhầm lẫn cho người
tiêu dùng về chủ thể kinh doanh, hoạt động kinh doanh, nguồn gốc thương mại
của hàng hóa, dịch vụ, xuất xứ địa lý, cách sản xuất, tính năng, chất lượng, số
lượng hoặc đặc điểm khác của hàng hóa, dịch vụ, hoặc về điều kiện cung cấp
hàng hóa, dịch vụ.
Những hành vi phổ biến xâm phạm quyền sở hữu đối với tên thương mại
của doanh nghiệp cho thấy sự khác biệt giữa hành vi xâm phạm quyền SHTT nói
chung và xâm phạm đối với tên thương mại nói riêng.

110
Đối với hành vi xâm phạm quyền sở hữu đối với tên thương mại của
doanh nghiệp thì việc xác định thiệt hại về vật chất và tinh thần sẽ gặp nhiều khó
khăn vì tài sản trí tuệ của doanh nghiệp có thể khai thác dưới nhiều hình thức
khác nhau, khi việc khai thác hiệu quả thì các quyền SHTT sẽ mang đến cho
doanh nghiệp những lợi ích kinh tế.
Ngoài ra, tên thương mại của doanh nghiệp là loại tài sản vô hình đã được
nhận dạng một cách riêng rẽ, được bảo vệ, có thể chuyển nhượng và cần phải
xác định được giá thị trường đích thực của nó. Do vậy, để xác định thiệt hại khi
tên thương mại bị xâm hại, chủ sở hữu phải xác định được giá trị tài sản của tên
thương mại đó, lợi tức mà tên thương mại tạo ra thông qua các phương pháp
thẩm định giá đối với tài sản vô hình [43], đây là việc làm khó khăn, tốn kém về
thời gian và tài chính. Chính vì vậy, khi có hành vi xâm phạm đối với tên thương
mại thì chủ thể bị thiệt hại là chủ sở hữu đối với tên thương mại đó, đồng thời
quá trình giải quyết tranh chấp cũng rất lâu về thời gian do phụ thuộc vào quá
trình thu thập chứng cứ và tốn kém về tài chính, điều này ảnh hưởng đến lợi
nhuận và uy tín của doanh nghiệp.
3.2.3. Thực tiễn phối hợp giữa các cơ quan thực thi quyền sở hữu trí
tuệ trong bảo hộ tên thương mại của doanh nghiệp
3.2.3.1. Cơ sở pháp lý của việc phối hợp
Xuất phát từ yêu cầu thực tế, các cơ quan thực thi quyền SHTT ra đời để
theo dõi thi hành pháp luật và bảo vệ môi trường kinh doanh lành mạnh, công
bằng. Do vậy thực thi quyền SHTT là yêu cầu ngày càng trở nên quan trọng đối
với sự phát triển kinh tế - xã hội và hội nhập quốc tế. Những năm qua, Chính
phủ đã tập trung chỉ đạo đẩy mạnh các biện pháp thực thi quyền sở hữu công
nghiệp và đã đạt được kết quả khả quan, được quốc tế ghi nhận. Số lượng sáng
chế, kiểu dáng công nghiệp, chỉ dẫn địa lý... được bảo hộ ngày càng tăng. Các cơ
quan chức năng đã xử lý ngày càng nghiêm các hành vi xâm phạm quyền sở hữu
công nghiệp.

111
Tuy nhiên, việc xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp vẫn diễn biến phức
tạp, kéo dài và còn khá phổ biến trong nhiều lĩnh vực, gây thiệt hại cho chủ sở
hữu và người tiêu dùng, gây bức xúc trong dư luận và ảnh hưởng xấu đến sự
phát triển kinh tế - xã hội cũng như uy tín quốc gia.
Nguyên nhân chủ yếu của tình trạng trên là do vẫn còn nhiều bộ, ngành,
địa phương chưa thực sự coi trọng công tác quản lý và thực thi quyền sở hữu
công nghiệp, chưa tích cực chỉ đạo xử lý nghiêm các vụ xâm phạm quyền sở hữu
công nghiệp, công tác quản lý chuyên ngành trong lĩnh vực này cũng chưa được
thực hiện đầy đủ và kịp thời.
Bên cạnh đó, hệ thống các cơ quan thực thi quyền SHTT tương đối cồng
kềnh. Chức năng thực thi quyền SHTT thuộc về các cơ quan hành chính và cơ
quan tư pháp, thuộc nhiều bộ, ngành khác nhau và ở nhiều cấp khác nhau. Các
cơ quan hành chính có thẩm quyền thực thi quyền SHTT gồm: thanh tra
KH&CN (cấp Sở và Bộ); thanh tra thông tin và truyền thông (cấp Sở và Bộ);
thanh tra văn hóa, thể thao và du lịch (cấp Sở và Bộ); quản lý thị trường (cấp
Đội, Chi cục và Cục); hải quan (cấp Đội, Chi cục, Cục và Tổng cục); công an
(cấp huyện, tỉnh và Cục); UBND (cấp huyện và tỉnh). Thực thi quyền SHTT đòi
hỏi vận hành hệ thống này với sự phối hợp giữa các cơ quan theo cả chiều ngang
và chiều dọc. Hiện nay, xâm phạm quyền SHTT ngày càng trở nên tinh vi hơn,
thực hiện với nhiều loại đối tượng SHTT, nhiều loại hàng hóa, dịch vụ và ở
nhiều địa bàn, sự phối hợp giữa các cơ quan thực thi quyền SHTT cần phải được
tăng cường [102].
Để đẩy mạnh việc thực hiện các quy định pháp luật về sở hữu công
nghiệp, bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân có liên quan,
Nhà nước đã ban hành các quy định liên quan về vấn đề phối hợp giữa các cơ
quan thực thi quyền SHTT cụ thể:
Trên cơ sở Điều 11 Luật SHTT năm 2005 (sửa đổi, bổ sung năm 2009),
vấn đề phối hợp giữa các cơ quan thực thi quyền SHTT được quy định tại Điều
60 Nghị định 105/2006/NĐ-CP ngày 22/9/2006 của Chính phủ quy định chi tiết

112
và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật SHTT về bảo vệ quyền SHTT và
quản lý nhà nước về SHTT. Đây là cơ sở pháp lý quan trọng cho sự phối hợp
giữa các cơ quan trọng quản lý nhà nước và bảo vệ, thực thi quyền SHTT
hoạt động thực thi quyền sở hữu công nghiệp được chi tiết hóa tại Chỉ thị
28/2008/CT-TTg và Chỉ thị số 845/CT-TTg/2011của Thủ tướng Chính phủ,
ngày 02 tháng 06 năm 2011 về việc tăng cường công tác thực thi quyền sở hữu
công nghiệp “Phải có sự phối hợp chặt chẽ giữa các ngành, các cấp, các lực
lượng thực thi và các doanh nghiệp; phải phát huy sức mạnh tổng hợp của các
cơ quan, đoàn thể, doanh nghiệp, hiệp hội, người tiêu dùng và cơ quan thông tin
đại chúng để phối hợp đấu tranh, tạo dư luận lên án mạnh mẽ hoạt động sản
xuất và buôn bán hàng giả, hàng kém chất lượng”.
Trong đó, Bộ Khoa học và Công nghệ có nhiệm vụ chủ trì với các cơ quan
liên quan để xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu về sở hữu công nghiệp; thiết lập
mạng thông tin quốc gia về bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp; nghiên cứu khả
năng ký kết các văn kiện hợp tác về bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp với các
nước trong khu vực và quốc tế;
Hỗ trợ việc liên kết của các cơ quan, tổ chức, cá nhân nhằm nâng cao hiệu
quả hoạt động bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp;
Tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra việc thực hiện pháp luật về sở hữu
công nghiệp và xử lý vi phạm theo đúng thẩm quyền; đẩy mạnh các hoạt động
tuyên truyền, phổ biến pháp luật về sở hữu công nghiệp trên các phương tiện
thông tin đại chúng và bằng các biện pháp tiên tiến khác.
Các cơ quản quản lý hành chính Nhà nước khác có trách nhiệm thực hiện
nhiệm vụ theo chuyên môn nghiệp vụ và phạm vi công việc được giao. Đồng
thời có sự phối kết hợp với nhau để thực hiện tốt nhiệm vụ. Đây là cơ sở pháp lý
quan trọng cho sự phối hợp giữa các cơ quan trong quản lý nhà nước và bảo vệ,
thực thi quyền SHTT.

113
3.2.3.2. Phương thức phối hợp và kết quả đạt được
Sự phối hợp giữa các cơ quan thực thi quyền SHTT đã tồn tại nhiều năm
qua ở nước ta và đã đạt được những kết quả như sau:
Thiết lập và vận hành được các chương trình liên bộ, ngành về thực thi
quyền SHTT.
Nhằm nâng cao năng lực và hiệu quả thực thi quyền SHTT, đẩy mạnh phối
hợp giữa các cơ quan thực thi quyền SHTT, năm 2012, 6 Bộ đã ký kết Chương
trình 168 giai đoạn I cùng Bộ Thông tin và Truyền thông, Tòa án Nhân dân Tối
cao và Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao đã ký kết Chương trình 168 giai đoạn
2012-2015 (Chương trình 168 giai đoạn II). Chương trình đã đưa ra những cam
kết rõ ràng và cụ thể hơn và thiết lập được Ban thường trực Chương trình 168,
Chương trình được hoạt động trên cơ sở đóng góp của các thành viên và từ các dự
án trong nước và quốc tế do Ban thường trực Chương trình tìm kiếm, khai thác.
Trong thực tế, một số hoạt động phối hợp giữa các thành viên Chương
trình 168 đã được tiến hành. Đặc biệt phải kể đến hoạt động trao đổi thông tin
giữa các thành viên về tình hình thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm, tuyên truyền,
giáo dục; đào tạo và tăng cường năng lực cán bộ thực thi, tăng cường hợp tác
quốc tế về SHTT.
Mặc dù vậy, hiệu quả hoạt động của Chương trình 168 giai đoạn II còn ở
mức độ khiêm tốn. Trước hết, các thành viên chưa xây dựng được kế hoạch hoạt
động tổng thể và chi tiết cho toàn bộ giai đoạn 2012-2015 cũng như cho từng
năm. Trong những năm qua, các hoạt động mang tính phối hợp chung của các
thành viên Chương trình còn thiếu. Bên cạnh hoạt động trao đổi thông tin theo
định kỳ, hội thảo, hội nghị, các hoạt động phối hợp đã được cam kết (như thanh
tra, kiểm tra xử lý vi phạm; đào tạo và nâng cao năng lực của các cơ quan thực
thi…) hầu như chưa được thực hiện. Mỗi thành viên thực hiện hoạt động phòng,
chống xâm phạm quyền SHTT trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn do
pháp luật quy định. Một số thành viên tiến hành hoạt động phối hợp thường xuyên
(với hình thức các đoàn công tác liên ngành) nhưng không phải là hoạt động phối

114
hợp trong khuôn khổ Chương trình. Hơn nữa, mô hình phối hợp theo Chương
trình 168 cũng chưa được thiết lập và triển khai ở nhiều địa phương [102].
Phối hợp giữa các cơ quan thực thi quyền SHTT trong các hoạt động cụ
thể về thực thi quyền SHTT.
Trong thực tế, giữa các cơ quan thực thi quyền SHTT vẫn có sự phối hợp,
tuy nhiên sự phối hợp này còn ở mức độ đơn lẻ, theo vụ việc và không mang tính
hệ thống, thường xuyên với những cách thức, biện pháp và mục tiêu đã được xác
định trước cho toàn bộ hệ thống
Từ kết quả của công tác phối hợp thực thi thời gian qua và nhằm đẩy
mạnh, nâng cao hiệu quả phối hợp giữa các cơ quan thực thi quyền SHTT trong
thời gian tới cần thực hiện các nội dung sau [102]:
(i) Sự phối hợp giữa các cơ quan thực thi quyền SHTT phải là mô hình
mang tính quốc gia, ra đời và hoạt động trên cơ sở văn bản quy phạm pháp luật,
cụ thể là Quyết định do Thủ tướng Chính phủ ban hành.
(ii) Cần sớm thiết lập đầu mối quốc gia về bảo vệ, thực thi quyền SHTT,
thành lập Ban chỉ đạo quốc gia về SHTT như quy định tại Điều 60 Nghị định
105/2006/NĐ-CP. Trưởng ban chỉ đạo quốc gia về SHTT là một Phó Thủ tướng
Chính phủ. Các Phó Trưởng ban chỉ đạo và ủy viên Ban chỉ đạo nên là những
lãnh đạo của các bộ, ngành quản lý các cơ quan thực thi quyền SHTT (các Bộ:
Văn hoá - Thể thao và Du lịch, KH&CN, Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn,
Tài chính, Công thương, Công an, Thông tin và Truyền thông, Tòa án Nhân dân
Tối cao và Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao). Ban chỉ đạo là cơ quan xây dựng
chiến lược, kế hoạch, chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc, hướng dẫn các bộ, ngành, địa
phương thực hiện công tác SHTT nói chung và công tác thực thi quyền SHTT
nói riêng.
(iii) Văn phòng thường trực về thực thi quyền SHTT cũng cần được thiết
lập. Đây là bộ phận giúp việc thường xuyên cho Ban chỉ đạo về những vấn đề
liên quan đến thực thi quyền SHTT, đóng vai trò đầu mối của toàn bộ hệ thống
các cơ quan thực thi quyền SHTT và cũng là đầu mối phối hợp giữa các cơ quan

115
thực thi quyền SHTT với Cục. Bên cạnh đó, mỗi cơ quan thực thi quyền SHTT
cũng cần bố trí một khoản kinh phí hàng năm phục vụ cho hoạt động phối hợp
hành động phòng, chống xâm phạm quyền SHTT.
Khó khăn đặt ra
(1) Về phía cơ quan thực thi:
Cán bộ chuyên trách về SHTT và lực lượng thực thi còn chưa am hiểu quy
định của pháp luật, thiếu về số lượng đặc biệt là ở các địa bàn xa trung tâm.
Trong nhiều trường hợp khi có tranh chấp về tên thương mại xảy ra nhưng
không tìm được chủ thể quyền do không có địa chỉ rõ ràng hoặc đã thay đổi địa
chỉ nhưng không thông báo với cơ quan quản lý. Chính điều này đã gây ra khó
khăn trong việc xác định, tìm kiếm thông tin của cơ quan quản lý và hậu quả là
tạo ra sự chậm trễ trong việc xác minh, giám định.
Để bảo vệ được quyền SHTT kịp thời và nhanh chóng thì đòi hỏi phải có
kinh phí hoạt động đáp ứng được với chức năng, nhiệm vụ và trong những
trường hợp đặc biệt thì cần có nguồn kinh phí để tổ chức tiêu hủy hàng hóa vi
phạm một cách kịp thời, Tuy nhiên, hiện nay, các cơ quan thực thi thường xuyên
gặp khó khăn về kinh phí trong quá trình tiêu hủy hàng hóa vi phạm.
Trong quá trình thực thi nhiệm vụ bảo vệ quyền sở hữu cho các chủ thể,
cán bộ thực thi sẽ phải chịu những áp lực về công việc: có thể về thời gian, sức
khỏe, về sự nguy hiểm đến tính mạng… ngoài ra còn có trách nhiệm pháp lý
trong quá trình xử lý.
(2) Về phía các chủ sở hữu tên thương mại của doanh nghiệp:
Đa số các doanh nghiệp đều chưa chú trọng đến việc xây dựng nhân sự và
cán bộ pháp lý trực tiếp trong lĩnh vực SHTT để bảo vệ quyền và lợi ích hợp
pháp cho doanh nghiệp trong quá trình hoạt động.
Việc thờ ơ trước thông tin trực tiếp của doanh nghiệp với cơ quan quản lý
cũng là một trong những khó khăn để bảo vệ tài sản SHTT, nhiều doanh nghiệp
không trả lời đơn yêu cầu từ cơ quan quản lý, cơ quan thực thi nên khi bị xâm

116
phạm nhiều doanh nghiệp không biết bắt đầu bảo vệ quyền lợi của mình như thế
nào, dẫn đến chậm trễ và thiệt hại.
Ngoài ra, các doanh nghiệp thường rất hạn chế trong việc trực tiếp tham
gia vào các hoạt động thực thi, phối hợp, tâp huấn các chương trình chuyên môn
nghiệp vụ nâng cao nhận thức của doanh nghiệp trong việc bảo vệ quyền SHTT
nói chung và đối với tên thương mại nói riêng.
Hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ nói chung và hành vi xâm phạm
tên thương mại của doanh nghiệp nói riêng được thể hiện qua các số liệu của cơ
quan thực thi đã được nghiên cứu ở trên là những con số chứng minh cho thấy
tình trạng xâm phạm quyền SHTT ở Việt Nam, do vậy cần có cơ chế bảo vệ
quyền lợi hợp pháp của các chủ thể quyền SHTT.
Bảo vệ quyền SHTT đòi hỏi sự vận hành hệ thống này với sự phối hợp
giữa các cơ quan theo cả chiều ngang và chiều dọc. Hiện nay, xâm phạm quyền
SHTT ngày càng trở nên tinh vi hơn, thực hiện với nhiều loại đối tượng SHTT,
nhiều loại hàng hóa, dịch vụ và ở nhiều địa bàn, sự phối hợp giữa các cơ quan
thực thi quyền SHTT cần phải được tăng cường.
3.3. Đánh giá chung về thực trạng pháp luật và thực tiễn thực hiện
pháp luật về tên thƣơng mại của doanh nghiệp ở Việt Nam
3.3.1. Kết quả đã đạt được
Pháp luật về SHTT Việt Nam được xây dựng dựa trên các tiêu chí để bảo
đảm thực hiện một cách có hiệu quả nhất quyền lợi của các chủ thể trong kinh
doanh, phù hợp với thông lệ quốc tế, điều đó thể hiện qua việc thể chế hóa quan
điểm, chủ trương, chính sách của Đảng, quy phạm hóa nội dung Nghị quyết số
71/2006/QH11 [82] của Quốc hội đó là “Áp dụng trực tiếp các cam kết của Việt
Nam được ghi tại Phụ lục đính kèm Nghị quyết”. Do vậy, trong quá trình xây
dựng pháp luật SHTT, Việt Nam đã thực thiện “Xây dựng, chỉ đạo thực hiện
chiến lược, chính sách bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ; Hợp tác quốc tế về sở hữu
trí tuệ »

117
Nội dung các quy định pháp luật phù hợp với các Điều ước quốc tế đa
phương, các cam kết của Việt Nam khi tham gia WTO sẽ tạo môi trường pháp lý
thuận lợi cho các tổ chức, cá nhân Việt Nam trong hội nhập, khuyến khích đầu
tư nước ngoài vào Việt Nam. Việc sửa đổi, bổ sung các quy định của Luật SHTT
2009 thể hiện quyết tâm của Việt Nam trong việc hội nhập quốc tế với các chuẩn
mực chung, phù hợp, đồng thời khuyến khích các doanh nghiệp nước ngoài yên
tâm đầu tư vào Việt Nam với cơ chế pháp luật rõ ràng, mang tính quốc tế; hạn
chế tối đa tranh chấp về việc hiểu và thi hành Luật Sở hữu trí tuệ trong các quan
hệ quốc tế, nếu có tranh chấp thì nguyên tắc áp dụng được sử dụng là «Trong
trường hợp quy định của pháp luật Việt Nam không phù hợp với quy định của
Hiệp định thành lập Tổ chức thương mại thế giới, Nghị định thư và các tài liệu
đính kèm thì áp dụng quy định của Hiệp định thành lập Tổ chức thương mại thế
giới, Nghị định thư và các tài liệu đính kèm”[82]
Thành tựu đó được ghi nhận bởi các đối tác quốc tế sau khi nghiên cứu về
chính sách pháp luật của Việt Nam trong thời gian qua: “Trong thời gian qua,
Việt Nam đã có bước tiến lớn trong thực thi quyền SHTT. Việt Nam thực hiện
Luật SHTT mới và ban hành các văn bản dưới luật cũng như việc gia nhập công
ước quốc tế quan trọng như Nghị định thư Madrid và công ước UPOV. Quá
trình này diễn ra một cách nhanh chóng và mạnh mẽ”. Đó là ý kiến nhận xét của
ngài Markus Cornaro, Trưởng phái đoàn Ủy ban Châu Âu tại Việt Nam về tình
hình thực thi quyền SHTT ở Việt Nam [71, tr.129].
Sau gần 20 năm xây dựng, củng cố và điều chỉnh, đến nay, Nhà nước ta đã
thiết lập được một hệ thống pháp luật khá đầy đủ và căn bản phù hợp với các
chuẩn mực quốc tế và đã phần nào phát huy được hiệu quả. Tên thương mại từ
một đối tượng không phải là tài sản quan trọng, không được ghi nhận và bảo vệ.
Sau khi được pháp luật ghi nhận và bảo hộ và đặc biệt trong nền kinh tế thị
trường thì tên thương mại đã trở thành loại tài sản có giá trị của mỗi doanh
nghiệp. Sự thành đạt của mỗi doanh nghiệp thường gắn liền với giá trị tên
thương mại mà doanh nghiệp đó tạo ra. Để có một tên thương mại thành công,

118
doanh nghiệp đã phải đầu tư rất nhiều nguồn lực, thời gian vào đó. Chính vì vậy,
việc ghi nhận và bảo vệ quyền đối với tên thương mại là phù hợp với thực tiễn
xã hội, sự phát triển kinh tế và thông lệ quốc tế.
Kết quả đã đạt được của pháp luật về tên thương mại của doanh nghiệp
trong thời gian qua thể hiện ở các nội dung cụ thể như sau:
- Nhà nước đã ban hành được một hệ thống các văn bản pháp luật phù hợp
với sự phát triển kinh tế xã hội và tiến trình hội nhập
- Các quy định của pháp luật liên quan đến tên thương mại của doanh nghiệp
tương đối đầy đủ và thống nhất để bảo đảm hiệu quả trong quá trình thực thi.
- Đảm bảo thúc đẩy sự phát triển của xã hội, tạo ra môi trường cạnh tranh
lành mạnh trong kinh doanh và bảo đảm an toàn cho các chủ thể tham gia vào
môi trường kinh doanh trong và ngoài nước.
Có thể nói, xét về một số phương diện, nhất là về quy phạm pháp luật, hệ
thống bảo hộ quyền SHTT của Việt Nam không khác biệt nhiều lắm so với các
hệ thống pháp luật hiện có của nhiều nước, kể cả các nước phát triển. Tuy nhiên,
xét về tính hiệu quả, chúng ta đang đứng trước những thách thức và đòi hỏi lớn,
vì vậy yêu cầu hết sức cấp thiết là tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật và tiếp
tục hoàn thiện cơ chế thực thi pháp luật về bảo hộ SHTT nói riêng trên cơ sở
phát huy những thành quả đã đạt được, điều chỉnh, bổ sung những yếu tố còn
thiếu, chưa hợp lý và đáp ứng các đòi hỏi của tiến trình hội nhập quốc tế.
3.3.2. Một số hạn chế cần khắc phục
Trong quá trình thực thi các hiệp định song phương và đa phương về
SHTT “Việt Nam đã bị EU và Hoa Kỳ coi là một trong số các quốc gia hàng đầu
trong vấn nạn hàng giả và vi phạm bản quyền”. Các biện pháp triển khai để giải
quyết vấn đề này đã được công nhận nhưng vẫn bị coi là chưa đầy đủ. Việc thực
hiện các nghĩa vụ trong lĩnh vực này sẽ đòi hỏi Việt Nam phải sửa đổi một phần
luật pháp về quyền SHTT của mình. Ở Việt Nam, dường như cho đến nay việc
gia tăng bảo hộ quyền SHTT đã không mang lại tác động như mong muốn cho
sự phát triển kinh tế. Các học giả và cơ quan nhà nước chỉ ra một số nguyên

119
nhân như: việc thực thi quyền sở hữu trí tuệ còn yếu kém; người dân chưa có
nhận thức đầy đủ về quyền SHTT; và việc phát triển quyền SHTT còn yếu do
thiếu các nhà khoa học [38].
Những khó khăn cụ thể trong việc xác lập và bảo vệ tên thương mại của
doanh nghiệp ở Việt Nam hiện nay bao gồm:
Thứ nhất, việc đặt tên doanh nghiệp theo quy định của điều 39 Luật DN
2014 được quy định cụ thể, song theo hướng dẫn của thông tư số 10/2014/TT-
BVHTTDL của Bộ văn hóa Thể thao và Du lịch ngày 01 tháng 10 năm 2014 về
hướng dẫn đặt tên doanh nghiệp phù hợp với truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo
đức, thuần phong mỹ tục của dân tộc thì vẫn có những điểm không phù hợp và
gây nhiều tranh cãi, có ý kiến cho rằng “việc đặt tên doanh nghiệp trùng với tên
danh nhân Việt Nam càng tốt bởi thông qua doanh nghiệp chúng ta có thể quảng
bá được cho cả thế giới biết được lịch sử danh nhân văn hóa dân tộc của chúng
ta hà cớ chi phải cấm”6 (Bùi Kiến Thành, chuyên gia kinh tế). Hay Luật sư
Trương Thanh Đức lại cho rằng: “Đặt tên doanh nghiệp sử dụng tên trùng tên
danh nhân là vi phạm truyền thống lịch sử của dân tộc là phi lý và là một tư duy
rất không đúng”7
Ngoài ra, theo quy định của Luật SHTT và các văn bản hướng dẫn, “tên
thương mại là tên gọi của tổ chức, cá nhân dùng trong hoạt động kinh doanh để
phân biệt chủ thể kinh doanh mang tên gọi đó với chủ thể kinh doanh khác trong
cùng lĩnh vực và khu vực kinh doanh”. Điều kiện được bảo hộ là “không trùng
hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với tên thương mại mà người khác đã sử
dụng trước trong cùng lĩnh vực và khu vực kinh doanh”. Ở đây, phạm vi tỉnh,
thành phố và khu vực kinh doanh là các nội dung được hiểu rất khác nhau, khó
xác định.

6
Nguồn: Ý kiến của chuyên gia kinh tế Bùi Kiến Thành,báo danviet.vn ngày 23/10/2014 Quy định không đặt tên doanh
nghiệp trùng tên danh nhân: Nực cười và phi văn hóa.
7
Nguồn: Ý kiến của Luật sư Trương Thanh Đức - Chủ tịch Công ty Luật Basico,báo danviet.vn ngày 23/10/2014 Quy
định không đặt tên doanh nghiệp trùng tên danh nhân: Nực cười và phi văn hóa.

120
Thứ hai, đối với tên doanh nghiệp đã thành lập có dấu hiệu trùng với tên
doanh nghiệp đã đăng ký từ trước đến ngày Nghị định số 43/2010/NĐ-CP ngày
15 tháng 04 năm 2010 về đăng ký doanh nghiệp có hiệu lực thì có thể thỏa thuận
với nhau để đổi tên doanh nghiệp, tuy nhiên thực tế việc tra cứu tên doanh
nghiệp để các chủ thể quyền có thể thỏa thuận với nhau để đổi tên doanh nghiệp
là việc làm rất khó khăn, đặc biệt các doanh nghiệp đã xây dựng được uy tín,
thương hiệu, khách hàng lớn trên thị trường thì không dễ dàng thay đổi tên
doanh nghiệp của mình; hoặc có trường hợp doanh nghiệp cố tình sử dụng tên
doanh nghiệp để gây nhầm lần thì trong trường hợp này theo quy định của pháp
luật cơ quan nhà nước không được cưỡng chế.
Thứ ba, đối với việc quản lý doanh nghiệp hiện nay do nhiều cơ quan có
thẩm quyền thực hiện, nhưng việc liên kết thông tin giữa các cơ quan chưa được
tốt nên chủ sở hữu doanh nghiệp muốn kiểm tra thông tin về doanh nghiệp sẽ
gặp những khó khăn nhất định. Ví dụ: Việc cấp giấy chứng nhận đầu tư theo Luật
đầu tư do một số cơ quan có thẩm quyền thực hiện, việc cấp giấy chứng nhận đăng
ký thành lập doanh nghiệp do cơ quan quản lý đầu tư thực hiện…
Thứ tư, việc định giá tài sản theo quy định của pháp luật doanh nghiệp.
Tên doanh nghiệp được sử dụng như tên thương mại thì sẽ trở thành tài sản có
giá trị, nó là sản nghiệp của doanh nghiệp, tuy nhiên hiện nay việc định giá tài
sản của doanh nghiệp mới chỉ chú trọng đến các loại tài sản hữu hình, còn đối
với loại tài sản vô hình thì chưa có quy định cụ thể để có thể định giá một cách
hiệu quả, đặc biệt là tài sản thuộc sở hữu trí tuệ như tên thương mại, bí mật kinh
doanh, nhãn hiệu…
Luật DN và Luật SHTT hiện nay quy định về cách thức bồi thường thiệt
hại khi tên thương mại bị vi phạm chưa đầy đủ, mới chỉ quy định về trách nhiệm
xử lý chung khi có hành vi xâm phạm quyền SHTT. Chẳng hạn như: “Giám định
về sở hữu trí tuệ là việc tổ chức, cá nhân có thẩm quyền sử dụng kiến thức,
nghiệp vụ chuyên môn để đánh giá, kết luận về những vấn đề có liên quan đến
vụ việc xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ” hoặc “Buộc bồi thường thiệt hại; Buộc

121
tiêu huỷ hoặc buộc phân phối hoặc đưa vào sử dụng không nhằm mục đích
thương mại đối với hàng hoá, nguyên liệu, vật liệu và phương tiện được sử dụng
chủ yếu để sản xuất, kinh doanh hàng hoá xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ với
điều kiện không làm ảnh hưởng đến khả năng khai thác quyền của chủ thể quyền
sở hữu trí tuệ; và “Mức độ thiệt hại được xác định trên cơ sở các tổn thất thực tế
mà chủ thể quyền sở hữu trí tuệ phải chịu do hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí
tuệ gây ra”[80].
Trên đây mới chỉ có các cách thức xác định thiệt hại một cách trực tiếp từ
các tài sản hữu hình, còn giá trị và cách thức xác định giá trị tài sản vô hình chưa
được quy định cụ thể. Do vậy, để xác định giá trị bị mất, bị giảm sút trong
trường hợp tên thương mại bị xâm phạm cần phải định giá được giá trị tài sản
của tên thương mại trước thời điểm bị xâm phạm để so sánh với giá trị sau khi bị
xâm phạm, ngoài ra, pháp luật hiện nay cũng chưa quy định cụ thể những thiệt
hại gián tiếp từ hành vi xâm phạm đến quyền sở hữu tên thương mại dẫn đến hậu
quả là chủ sở hữu bị thiệt hại.
Thứ năm, đối với tên thương mại, khi chủ sở hữu muốn chuyển quyền sử
dụng cho chủ thể khác thì bắt buộc phải “chuyển nhượng cùng với việc chuyển
nhượng toàn bộ cơ sở kinh doanh và hoạt động kinh doanh dưới tên thương mại
đó”[80]. Quy định này nhằm mục đích hạn chế tình trạng xâm phạm quyền sở
hữu trí tuệ. Tuy nhiên, quy định này đòi hỏi chủ sở hữu phải thường xuyên kiểm
tra giám sát hoạt động của chủ thể nhận quyền sử dụng, nếu không rất dễ bị vi
phạm. Ngoài ra, nếu trong trường hợp doanh nghiệp sử dụng tên doanh nghiệp là
tên thương mại và đăng ký bảo hộ dưới dạng nhãn hiệu thì khi chuyển nhượng
quyền sử dụng đối với nhãn hiệu cho chủ thể khác có phải chuyển nhượng như
đối với tên thương mại không? vì Điều 139 Luật SHTT quy định “Việc chuyển
nhượng quyền đối với nhãn hiệu không được gây ra sự nhầm lẫn về đặc tính,
nguồn gốc của hàng hoá, dịch vụ mang nhãn hiệu”.
Quá trình áp dụng Luật SHTT 2005 trong thực tiễn cho thấy nhiều quy
định vẫn chưa phù hợp trong hoạt động thực thi bảo vệ quyền, một số điều khoản

122
chưa tương thích với pháp luật quốc tế, có một số điều khoản quy định chung
chung thiếu cụ thể, một số qui định về thủ tục chưa rõ ràng. Vì vậy, Luật SHTT
2005 đã được sửa đổi, bổ sung vào năm 2009 theo hướng khắc phục các hạn chế
nêu trên: (i) sửa đổi một số điều khoản có nội dung chưa tương thích với các
điều ước quốc tế đa phương, các điều khoản khác phù hợp nhằm bảo vệ lợi ích tổ
chức, cá nhân Việt Nam trong hội nhập; (ii) sửa đổi một số điều khoản đang nảy
sinh các vướng mắc trong thực thi; (iii) chỉnh sửa các lỗi kỹ thuật về nội dung văn
bản và các từ ngữ phù hợp với hệ thống pháp luật hiện hành. Tuy nhiên các biện
pháp chế tài để bảo đảm cho các quyền SHTT được thực thi chưa phát huy được
hết tác dụng, các biện pháp xử lý còn mang tính chung chung, chưa đủ nghiêm.
- Nguyên nhân của tình trạng xâm phạm đối với tên thương mại ngày
càng gia tăng và có tính phức tạp hiện nay là do [71, tr.366]: (1) hành vi sản xuất
buôn bán hàng giả, xâm phạm SHTT luôn tạo ra “siêu lợi nhuận” nên rất có sức
hút, lôi cuốn nhiều đối tượng tham gia, trên nhiều địa bàn và nhiều lĩnh vực khác
nhau. (2) không ít doanh nghiệp thiếu ý thức tôn trộng pháp luật, thiếu sự tôn
trong người tiêu dùng, vì mục tiêu lợi nhuận, vì mục tiêu lợi nhuận sẵn sàng làm
giả, làm nhái những sản phẩm có uy tín để gây nhầm lẫn đối với người tiêu
dùng. (3) phần lớn các chủ sở hữu sở hữu đối với tên thương mại chưa chú ý đến
việc bảo vệ quyền lợi của mình, chưa có ý thức cao trong việc quản lý tài sản trí
tuệ của mình. (4) các quy định về SHTT và hành vi xâm phạm quyền SHTT đối
với tên thương mại còn chưa tập trung, chưa đồng bộ và đặc biệt các chế tài và
biện pháp chủ yếu mới dừng ở các hình thức xử lý hành chính, chưa phù hợp với
tình hình thực tế và chưa đủ sức răn đe đối tượng vi phạm. (5) tổ chức và hoạt
động của các cơ quan có trách nhiệm quản lý, giải quyết hành vi xâm phạm
quyền SHTT còn thiếu đồng bộ và chồng chéo kiến hiệu lực thực thi phân tán,
phức tạp.
Có thể nói, mặc dù hệ thống pháp luật về sở hữu trí tuệ Việt Nam đã có
nhiều tiến bộ, khá hoàn chỉnh và khá phù hợp với các tiêu chuẩn của các điều
ước quốc tế liên quan đến sở hữu trí tuệ mà Việt Nam đã ký kết hoặc tham gia,

123
tạo hành lang pháp lý an toàn cho hoạt động sở hữu trí tuệ ở Việt Nam, song vẫn
cần thiết phải tiếp tục được hoàn thiện cả về nội dung và hình thức để bảo đảm
hơn nữa tính đầy đủ, thống nhất, đồng bộ, minh bạch, công bằng, khả thi và hiệu
quả của hệ thống pháp luật sở hữu trí tuệ Việt Nam, phù hợp hơn với thực tiễn ở
Việt Nam cũng như phù hợp với tiêu chuẩn quốc tế.
Kết luận Chương 3
Trong chương 3 luận án đã tập trung làm rõ các vấn đề liên quan đến tên
thương mại và pháp luật, thực thi pháp luật về tên thương mại. Về cơ bản, có thể
nhận thấy, nội dung quy định của pháp luật Việt Nam đã giải quyết tốt về cơ bản
các vấn đề đặt ra, đã có quy định về tên thương mại, điều kiện bảo hộ, cơ chế xác
lập quyền và cơ chế bảo hộ. Các quy định này tương đối thống nhất giữa các
ngành luật liên quan và phù hợp với thông lệ quốc tế, điều này tạo điều kiện thuận
lợi cho các doanh nghiệp trong quá trình hội nhập kinh tế thế giới, tuy nhiên bên
cạnh đó vẫn còn những hạn chế cần được khắc phục trong thời gian tới.
Thực tiễn bảo hộ tên thương mại hiện nay đã xuất hiện nhiều hành vi cạnh
tranh không lành mạnh xâm phạm đến quyền lợi hợp pháp của chủ sở hữu quyền
đối với tên thương mại, các hành vi xâm phạm ngày càng tinh vi, các tranh chấp
ngày càng phức tạp, nó không chỉ diễn ra giữa các doanh nghiệp trong nước mà
còn liên quan đến các doanh nghiệp nước ngoài. Qua chương 3 này, luận án
cũng góp phần làm rõ nét hơn sự yếu kém trong thực thi pháp luật về tên thương
mại của doanh nghiệp.
Do đó, việc tiếp tục hoàn thiện pháp luật, tăng cường kỷ cương trong
thực thi pháp luật về SHTT nói chung và pháp luật về tên thương mại nói riêng
cũng như việc ngăn chặn tình trạng xâm phạm tên thương mại của doanh nghiệp
để chấm dứt hành vi cạnh tranh không lành mạnh, tạo môi trường kinh doanh
bình đẳng, an toàn đang là thách thức lớn đối với nước ta hiện nay.

124
CHƢƠNG 4
ĐỊNH HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN
PHÁP LUẬT VỀ TÊN THƢƠNG MẠI CỦA DOANH NGHIỆP

Trên cơ sở một số vấn đề lý luận của pháp luật về tên thương mại của
doanh doanh nghiệp đã được làm rõ ở chương 2 và thực trạng pháp luật về tên
thương mại, cơ chế thực thi quyền đối với tên thương mại đã được phân tích,
đánh giá ở chương 3, cũng như căn cứ vào đường lối, chủ trương phát triển kinh
tế xã hội của Việt Nam trong xu thế hội nhập quốc tế hiện nay. Ở chương 4 này,
tác giả cố gắng đề xuất một số định hướng và giải pháp góp phần tiếp tục hoàn
thiện pháp luật cũng như cơ chế thực hiện pháp luật về tên thương mại của
doanh nghiệp.
4.1. Yêu cầu và định hƣớng hoàn thiện pháp luật về tên thƣơng mại
của doanh nghiệp
4.1.1. Sự cần thiết phải tiếp tục hoàn thiện pháp luật về tên thương mại
của doanh nghiệp
Trong điều kiện phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ
nghĩa và hội nhập quốc tế, để có thể xác định được định hướng hoàn thiện pháp
luật về tên thương mại của doanh nghiệp, việc cần làm trước hết là phải nghiên
cứu, nhận diện rõ các yếu tố quy định định hướng này, theo nghiên cứu của tác
giả, có nhiều yếu tố tác động đến việc xác định định hướng hoàn thiện pháp luật
về tên thương mại của doanh nghiệp, trong đó chủ yếu và cơ bản nhất là hai yếu
tố sau đây:
Một là, tính chất khốc liệt của cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường.
Thực tiễn phát triển kinh tế thị trường cho thấy năng lực cạnh tranh là yếu
tố quyết định sự thành bại của của mọi doanh nghiệp, suy rộng ra là của mọi
quốc gia. Đối với doanh nghiệp, để nâng cao năng lực cạnh tranh giành lợi thế
trong cạnh tranh không còn con đường nào khác là phải tìm mọi cách nâng cao
chất lượng hàng hóa, dịch vụ với giá thành có tính cạnh tranh cao, tóm lại là phải

125
tạo được thương hiệu có uy tín trên thương trường. Thương hiệu gắn liền với tên
thương mại của doanh nghiệp, khi đã tạo lập được một thương hiệu có uy tín thì
đó sẽ là một tài sản có giá trị. Song, để xây dựng được thương hiệu có giá trị
không phải là một điều đơn giản. Có muôn vàn những khó khăn mà doanh
nghiệp phải đương đầu, nhất là đối với những doanh nghiệp Việt Nam còn nhỏ
bé cả về tiềm lực, kinh nghiệm và các vấn đề liên quan khác.
Về nguyên tắc, bảo hộ quyền SHTT đối với tên thương mại là vấn đề gắn
với sáng tạo, tri thức, trí tuệ và sự phát triển của doanh nghiệp, là động lực và cơ
sở cho mọi mặt của đời sống kinh tế, xã hội. Bảo hộ quyền SHTT đối với tên
thương mại là bảo vệ quyền lợi cho doanh nghiệp sở hữu các các thành quả trí
tuệ của mình, khuyến khích và tạo động lực cho doanh nghiệp tiếp tục sáng tạo,
từ đó nâng cao hiệu quả sản xuất và chất lượng cuộc sống. Cũng như Chính phủ
Việt Nam, doanh nghiệp và người dân Việt Nam nhận thức khá rõ về những lợi
ích cũng như sự cần thiết của việc bảo hộ các quyền sở hữu trí tuệ trong thúc đẩy
năng lực sáng tạo, tiến tới một nền kinh tế công nghiệp hóa, hiện đại hóa và một
sự phát triển bền vững. Do đó, đã có một sự đồng thuận tương đối trong việc
Việt Nam tham gia dần dần vào những Công ước quốc tế quan trọng trong việc
bảo hộ quyền SHTT theo một lộ trình thích hợp.
Đối với Việt Nam, bảo hộ quyền SHTT đối với tên thương mại của doanh
nghiệp cần được đánh giá trong mối tương quan giữa yêu cầu bảo vệ quyền của
chủ sở hữu quyền SHTT với nhu cầu tiếp cận tri thức, công nghệ và các sản
phẩm sáng tạo với mức chi phí chấp nhận được của các ngành khoa học, sản
xuất, của Nhà nước, các tổ chức nghiên cứu, sản xuất cũng như của người dân
Việt Nam hiện nay. Trong bối cảnh Việt Nam là nước đang phát triển, và chúng
ta đang ở bước sơ khai trong tiến trình ba cấp độ phát triển về khoa học công
nghệ của thế giới (bao gồm cấp độ 1 - làm theo, cấp độ 2 - cải tiến; cấp độ 3 -
sáng tạo), nhu cầu của công chúng, của nền kinh tế cũng như của sự nghiệp phát
triển khoa học trong việc tiếp cận tri thức, khoa học và công nghệ đã có sẵn của

126
thế giới với chi phí thấp hoặc không mất phí (để có thể “làm theo” được) là rất
lớn [95].
Ở hầu hết các nước, đặc biệt là các nước đang phát triển và các nước
chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường, đại đa số chuyên gia tư vấn cho doanh
nghiệp vừa và nhỏ thuộc khu vực tư nhân hoặc tổ chức vừa và nhỏ cũng không
được trang bị đầy đủ kiến thức và kinh nghiệm nhằm hỗ trợ cho doanh nghiệp
vừa và nhỏ về nhu cầu và những quan ngại liên quan đến SHTT [94].
Từ những vấn đề cấp thiết của việc bảo hộ quyền SHTT được đặt ra, để
đảm bảo quyền lợi thì doanh nghiệp trước hết cần khảo sát thị trường trước khi
tiến hành đăng ký bảo hộ nhãn hiệu và quảng cáo cho nhãn hiệu; không mặc
nhiên coi tên thương mại là nhãn hiệu và phải đăng ký bảo hộ nhãn hiệu, nắm
được các nguyên tắc bảo hộ độc lập của Công ước Paris. Đặc biệt, nhãn hiệu do
Cục Sở hữu trí tuệ chỉ có hiệu lực bảo hộ trên lãnh thổ Việt Nam, vậy nên muốn
xuất khẩu sản phẩm dịch vụ sang nước nào thì nhất thiết phải đăng ký nhãn hiệu
tại quốc gia đó.
Hai là, yêu cầu khắt khe do quá trình hội nhập quốc tế về bảo vệ quyền
SHTT ngày càng sâu rộng đặt ra.
Bảo hộ quốc tế đối với quyền sở hữu trí tuệ là một hoạt động có tính tất
yếu, khách quan, không ngừng được phát triển, thể hiện trên hai hướng: mở rộng
phạm vi các đối tượng được bảo hộ bằng các thiết chế quốc tế và không ngừng
chi tiết hoá nội dung bảo hộ. Điều này, ngày càng gắn chặt với quan hệ thương
mại song phương, khu vực và toàn cầu [58]. Quyền SHTT bị giới hạn bởi yếu tố
lãnh thổ, chúng tồn tại và được thực thi trong phạm vi lãnh thổ quốc gia theo quy
định của luật nước đó. Nhưng các sản phẩm trí tuệ, trong đó chứa đựng các ý
tưởng sáng tạo, thường dễ dàng và cần phải được truyền bá từ nước này sang
nước khác. Hơn nữa, ở một góc độ khác, với thực tế là pháp luật các quốc gia về
SHTT ngày càng giống nhau thì như vậy phải đơn giản hóa công tác bảo hộ
SHTT thông qua các tiêu chuẩn quốc tế hay hài hòa hóa pháp luật của các nước

127
là một điều cần thiết và nên làm. Vì thế, Chính phủ các nước đã đàm phán và
thông qua các điều ước quốc tế đa phương trong các lĩnh vực SHTT khác nhau.
Cho đến nay, Việt Nam đã tham gia các điều ước quốc tế quan trọng cũng
như đã ký kết các điều ước quốc tế song phương về quyền sở hữu trí tuệ như:
Công ước Berne về bảo hộ các tác phẩm văn học, nghệ thuật và khoa học; Công
ước Paris về bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp; Công ước Rome về bảo hộ
người biểu diễn, nhà sản xuất bản ghi âm, tổ chức phát sóng; Thoả ước Madrid
về đăng ký quốc tế nhãn hiệu hàng hóa; Hiệp ước Hợp tác Patent (PCT); Thoả
ước Lahay về Đăng ký quốc tế kiểu dáng công nghiệp; Hiệp ước luật nhãn hiệu
hàng hoá; Hiệp ước Budapest về sự công nhận quốc tế đối với việc nộp lưu
chủng vi sinh: Công ước quốc tế về bảo hộ giống cây trồng mới (Công ước
UPOV); Hiệp ước Washington về sở hữu trí tuệ đối với bố trí mạch tích hợp;
Hiệp định về các khía cạnh thương mại của quyền SHTT (Trips) trong hệ thống
các hiệp định của WTO; Công ước thành lập Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới
(WIPO). Hiệp đinh đối tác kinh tế xuyên Thái Bình Dương (TPP).Các điều ước
quốc tế này đặt ra yêu cầu phải xây dựng một hành lang pháp lý vững chắc, an toàn
trong lĩnh vực bảo hộ quyền SHTT ở Việt Nam phù hợp với các chuẩn mực và
thông lệ quốc tế.
Hệ thống pháp luật Việt Nam về sở hữu trí tuệ được xây dựng hoàn
thiện từng bước, về cơ bản đáp ứng chuẩn mực quốc tế; công tác thanh tra,
kiểm tra xử lý các hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ tiếp tục đạt được
những chuyển biến tích cực; công tác tuyên truyền, phổ biến các quy định của
pháp luật về sở hữu trí tuệ được coi trọng nhằm góp phần nâng cao nhận thức
của công chúng và ý thức tự bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ của chủ thể quyền.
Các cam kết tham gia Tổ chức thương mại thế giới (WTO) của Việt Nam, các
điều ước quốc tế đang có hiệu lực tại Việt Nam đã và đang từng bước được
thực hiện có kết quả, bảo vệ được quyền, lợi ích của công dân và thực hiện
nghĩa vụ pháp lý khi sử dụng các sản phẩm trí tuệ của công dân, pháp nhân
các nước thành viên. Các thành tựu đạt được là đáng trân trọng; nó là kế t quả

128
của hoạt động lập pháp, thực thi pháp luật và chính sách hội nhập quốc tế của
Đảng và Nhà nước.
Báo cáo đánh giá tác động của chương SHTT trong hiệp định thương mại
tự do giữa Việt Nam và Liên minh Châu âu ghi nhận “Việt Nam rất coi trọng
quyền sở hữu trí tuệ” mặc dù vẫn còn một số vấn đề trong việc bảo hộ và thực
thi. Lý do là mục tiêu chính trị của Việt Nam nhằm trở thành “một nền kinh tế
thị trường trên cơ sở tri thức trong thế kỷ 21” [38]. Việt Nam tin tưởng rằng
khuyến khích đổi mới, sáng tạo và bảo hộ quyền SHTT sẽ phục vụ cho mục tiêu
phát triển quốc gia. Ngoài ra, các cơ quan chức năng của Việt Nam cũng nhận
thức được về những lợi ích của việc tăng cường bảo hộ quyền SHTT đối với việc
thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), chuyển giao công nghệ quốc tế và
khuyến khích sáng tạo và nghiên cứu trong nước.
Tuy nhiên, xét về tính hiệu quả, hệ thống bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ của Việt
Nam đang đứng trước những thách thức và đòi hỏi lớn, cần được tiếp tục hoàn
thiện. Đặc biệt, thách thức từ việc thực thi các yêu cầu cao liên quan đến việc
bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ khi Việt Nam tham gia TPP thì Mỹ là đối tác rất
cứng rắn trong những vấn đề liên quan đến bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ cả trong
WTO lẫn trong các FTA của nước này. Đối với TPP, vấn đề này cũng được Mỹ
thể hiện tương đối rõ ràng. Tuy nhiên, đây lại là một vấn đề lớn đối với các
doanh nghiệp Việt Nam vì hiện nay, tuy đã tham gia các công ước quốc tế về
SHTT nhưng Việt Nam vẫn chưa có các thiết chế bảo hộ hiệu quả, số vụ việc vi
phạm sở hữu trí tuệ còn rất lớn. Do đó, nếu bảo hộ chặt chẽ sẽ dẫn tới những khó
khăn cho doanh nghiệp Việt Nam khi phải bỏ chi phí nhiều hơn trước đây cho
cùng một loại sản phẩm.
Việc đổi mới tổ chức, cơ chế và phương thức bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ,
đặc biệt là những tài sản vô hình của doanh nghiệp như tên thương mại, nhãn
hiệu…ở Việt Nam phải được giải quyết trên cơ sở phân tích một cách khách
quan thực trạng hệ thống bảo hộ sở hữu trí tuệ hiện có, rút ra những nguyên
nhân, đánh giá các ưu điểm và nhược điểm của hệ thống này và kinh nghiệm

129
quốc tế; từ đó đề xuất các giải pháp nâng cao và hoàn thiện cơ chế thực thi
quyền sở hữu trí tuệ cũng như toàn bộ hệ thống bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ ở
nước ta.
Nhận thức sâu sắc các yếu tố tác động vào quá trình tiếp tục hoàn thiện
pháp luật về tên thương mại của doanh nghiệp, Đảng ta đã quan tâm chỉ đạo việc
phát triển hệ thống SHTT. Nghị quyết Trung ương 2 khóa VIII đã đặt ra vấn đề
“Hoàn thiện hệ thống pháp luật về bảo hộ SHTT và khuyến khích chuyển giao
công nghệ…, phát động phong trào quần chúng tiến sâu vào khoa học, phát huy
sáng kiến cải tiến kỹ thuật, sáng chế, phát minh, áp dụng khoa học công nghệ
vào mọi mặt của sản xuất và đời sống; có biện pháp phát hiện kịp thời để ngăn
chặn, đình chỉ việc sản xuất lưu thông hàng giả”. Trên tinh thần đó, Chương
trình hành động của Chính phủ từ năm 1997 - 2000 đã đề ra “Hoàn thiện và nâng
cao hiệu lực thực hiện thể chế bảo hộ sở hữu công nghiệp theo các tiêu chuẩn
của Tổ chức thương mại thế giới (Hiệp định Trips của WTO)” từ nhận thức như
vậy, trong quá trình hội nhập kinh tế của nước ta, quan hệ về SHTT đã được
hình thành và ngày càng phát triển.
Nghị quyết số 48/NQ - TW về chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ
thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010, định hướng đến năm 2020 đã cụ thể
hóa chính sách phát triển về SHTT như sau:
- Tạo lập môi trường pháp lý cho cạnh tranh lành mạnh, bình đẳng, phù hợp
với nguyên tắc của WTO và các cam kết quốc tế khác. Xây dựng một khung pháp
luật chung cho các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế
- Hoàn thiện pháp luật bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ, hình thành và phát
triển thị trường khoa học - công nghệ theo hướng mở rộng phạm vi các đối
tượng được bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ phù hợp với yêu cầu của WTO và các
điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên
- Tiếp tục ký kết, gia nhập các điều ước quốc tế trong các lĩnh vực kinh tế,
thương mại, đầu tư, tín dụng quốc tế, sở hữu trí tuệ, thuế quan, bảo vệ môi
trường... Đồng thời, đẩy mạnh việc rà soát, sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành mới

130
các văn bản quy phạm pháp luật để phù hợp với thông lệ quốc tế và các điều ước
quốc tế mà Việt Nam là thành viên.
- Phát triển đa dạng các hình thức sở hữu, các thành phần kinh tế, các loại
hình doanh nghiệp, bảo hộ các quyền và lợi ích hợp pháp của chủ sở hữu tài sản
thuộc các hình thức sở hữu, các loại hình doanh nghiệp trong nền kinh tế; xây
dựng, hoàn thiện luật pháp về sở hữu đối với các loại tài sản mới như: Sở hữu trí
tuệ, cổ phiếu, trái phiếu, tài nguyên nước… Đất đai, tài nguyên, vốn, tài sản do
Nhà nước đại diện chủ sở hữu được giao cho các chủ thể thuộc mọi thành phần
kinh tế sử dụng theo nguyên tắc hiệu quả. Các chủ thể có quyền và nghĩa vụ như
nhau trong sử dụng có hiệu quả các nguồn lực của Nhà nước.
4.1.2. Định hướng hoàn thiện pháp luật về tên thương mại của
doanh nghiệp
Từ các nhận thức nêu trên, theo tác giả, việc tiếp tục hoàn thiện pháp luật
về tên thương mại của doanh nghiệp ở Việt Nam cần được thực hiện theo các
định hướng sau đây:
Thứ nhất, pháp luật về tên thương mại cần được hoàn thiện theo hướng
bảo vệ có hiệu quả lợi ích quốc gia trong quá trình hội nhập; tạo sự bình
đẳng về lợi ích giữa công dân, pháp nhân Việt Nam với công dân, pháp
nhân nước ngoài.
Do sự hiểu biết của toàn xã hội đối với vấn đề bảo hộ sở hữu trí tuệ còn
hạn chế: chưa hình thành tập quán tôn trọng quyền sở hữu trí tuệ, các chủ thể
quyền chưa chủ động thực hiện việc bảo vệ quyền và tài sản của mình mà còn
mang nặng tâm lý trông chờ, ỷ lại vào Nhà nước. Ngoài ra, đây còn là lĩnh vực
mới với đa số cán bộ, công chức nhà nước và doanh nghiệp, nhất là các doanh
nghiệp nhỏ và vừa và thông tin sở hữu trí tuệ đang là một trong các khâu yếu của
hoạt động sở hữu trí tuệ. Đặc biệt, sau khi Việt Nam ra nhập TPP thì đòi hỏi
chúng ta phải có sự thay đổi cho phù hợp từ chính sách pháp luật đến
nhận thức xã hội, đó là: Để thực thi cam kết trong TPP, phải điều chỉnh, sửa
đổi một số quy định pháp luật về thương mại, đầu tư, đấu thầu, sở hữu trí tuệ, lao

131
động, môi trường; Cạnh tranh tăng lên khi tham gia TPP có thể làm cho một số
doanh nghiệp, trước hết là các doanh nghiệp vẫn dựa vào sự bao cấp của Nhà
nước, các doanh nghiệp có công nghệ sản xuất và kinh doanh lạc hậu rơi vào
tình trạng khó khăn, kéo theo đó là khả năng thất nghiệp trong một bộ phận lao
động sẽ xảy ra. Tuy nhiên, với cơ hội mới có được, Việt Nam sẽ có điều kiện để
tạo công ăn việc làm mới, giúp chuyển dịch cơ cấu kinh tế sang các ngành thực
sự có lợi thế cạnh tranh.
Chính vì vậy, trước hết cần phải nhận thức sâu sắc vai trò và tầm quan
trọng của tên thương mại đối với doanh nghiệp, coi nó là một trong những yếu
tố quan trọng để phát triển doanh nghiệp. Trên cơ sở đó, các quy định của pháp
luật về SHTT nói chung và tên thương mại của doanh nghiệp nói riêng cần phải
bảo vệ được quyền và lợi ích của tổ chức, cá nhân Việt Nam, đảm bảo sự hài
hoà về lợi ích giữa các chủ thể quyền trong và ngoài nước, khắc phục các hạn
chế trong các cam kết quốc tế, tạo vị thế và thuận lợi cho các chủ thể quyền
trong các giao dịch quốc tế liên quan.
Thứ hai, cần bảo đảm cho công dân, doanh nghiệp được tiếp cận các
quy định rõ ràng và cụ thể hơn về trình tự, thủ tục xác lập quyền.
Tăng cường các hoạt động dịch vụ thông tin về sở hữu trí tuệ, đồng thời
củng cố và nâng cao vai trò của các hội về sở hữu trí tuệ trong việc nâng cao
nhận thức của xã hội về sở hữu trí tuệ. Cần mở rộng đội ngũ những người tham
gia hoạt động này. Tiếp tục cải cách hệ thống thông tin sở hữu trí tuệ với mục
tiêu nâng cao năng lực tài nguyên thông tin và năng lực vận hành của cả hệ
thống, tạo sự gần gũi, hấp dẫn đối với toàn xã hội. Các hội sở hữu trí tuệ cần phối
kết hợp với các cơ quan quản lý nhà nước và các cơ quan thông tin đại chúng để
tuyên truyền, phổ biến kiến thức, pháp luật và thông tin, hướng dẫn nhận thức
bằng những vụ việc cụ thể trong hoạt động thực thi quyền sở hữu trí tuệ.
Các quy định của pháp luật cần tạo điều kiện cho công dân, doanh
nghiệp được tiếp cận với các thủ tục rõ ràng, minh bạch trong việc tiến hành
xác lập quyền, theo tinh thần cải cách hành chính. Giảm các chi phí về tài chính

132
cũng như thời gian vật chất liên quan đến việc lập hồ sơ, thủ tục nộp đơn, xin
cấp văn bằng bảo hộ. Khuyến khích các chủ sở hữu nộp đơn đăng ký xác lập
quyền để được bảo hộ. Ngăn chặn các hành vi nhũng nhiễu, gây phiền hà có thể
xảy ra tại các cơ quan có thẩm quyền.
Quy định rõ ràng về điều kiện tham gia kinh doanh dịch vụ sở hữu trí tuệ
để các tổ chức nước ngoài có thể thực hiện dịch vụ này tại Việt Nam. Tạo điều
kiện cho các tổ chức, cá nhân nước ngoài được tham gia thực hiện các dịch vụ
về sở hữu công nghiệp một cách bình đẳng. Theo đó, người dân, doanh nghiệp
được hưởng lợi từ các dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp có cạnh tranh lành
mạnh. Đồng thời, Nhà nước cần có chính sách khuyến khích, động viên các
đối tượng trong xã hội, nhất là thu hút các doanh nghiệp - chủ thể quyền sở
hữu công nghiệp tham gia tích cực hơn vào bảo vệ sở hữu trí tuệ.
Thứ ba, bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ, minh bạch, khả thi, đầy đủ và
hiệu quả của hệ thống pháp luật về tên thương mại của doanh nghiệp.
Việc bổ sung quy định chính sách về tài chính trong văn bản pháp luật về
SHTT, nhằm bảo đảm các điều kiện vật chất phù hợp với đặc thù của lĩnh vực sở
hữu trí tuệ, để hỗ trợ các cơ quan quản lý, thực thi về sở hữu trí tuệ còn non trẻ,
đang gặp nhiều khó khăn trong cơ chế chung hiện nay, góp phần thúc đẩy các
hoạt động thực thi đạt hiệu quả. Theo đó, tiếp tục hoàn thiện các quy phạm pháp
luật về sở hữu trí tuệ, nhất là các quy phạm về biện pháp bảo đảm thực thi. Đặc
biệt, trình tự dân sự phải được áp dụng triệt để và phổ biến nhằm điều chỉnh các
quan hệ liên quan đến loại tài sản vô hình này, mà việc đầu tiên là chấn chỉnh lại
toàn bộ các quy phạm về chế tài bảo đảm thực thi theo hướng lấy trật tự dân sự
làm biện pháp chủ yếu, còn chế tài hành chính chỉ được áp dụng như một biện
pháp bổ sung cho chế tài dân sự khi mà sự xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ vượt
quá mức dân sự.
Sắp xếp lại và tăng cường năng lực của các cơ quan thực thi, từ tòa án đến
các cơ quan bảo đảm thực thi nội địa: Thanh tra (nhà nước và chuyên ngành), ủy
ban nhân dân các cấp, cơ quan quản lý thị trường, cảnh sát kinh tế phải được tạo

133
điều kiện áp dụng các biện pháp nhằm thực thi có hiệu quả, khắc phục sự chồng
chéo, phân công rõ ràng chức năng quyền hạn của từng cơ quan.
Việc các bộ, ngành liên quan có đủ điều kiện thành lập các tổ chức sự
nghiệp để tham gia hoạt động giám định sẽ khắc phục tình trạng bất cập về
chuyên môn sở hữu trí tuệ trong lực lượng thực thi thuộc bộ máy nhà nước.
Các tổ chức hỗ trợ thực thi như tổ chức tư vấn, dịch vụ sở hữu trí tuệ, tổ chức
đại diện tập thể. Chủ trương này còn nhằm tận dụng năng lực chuyên môn của
đội ngũ chuyên gia trong các cơ quan nhà nước, nhằm hỗ trợ hoạt động của
các cơ quan thực thi trong điều kiện các cơ quan này chưa đủ năng lực chuyên
môn về sở hữu trí tuệ. Do vậy, hoàn thiện pháp luật SHTT là điều bắt buộc của
mỗi quốc gia trong quá trình hội nhập quốc tế, pháp luật SHTT phải có vị trí
xứng đáng trong hệ thống pháp luật Việt Nam.
Thứ tư, kế thừa các giá trị pháp luật đã được thực tiễn kiểm nghiệm, tiếp
thu các chuẩn mực quốc tế.
Pháp luật về tên thương mại của doanh nghiệp đã có nhiều điểm tiến bộ
theo hướng ngày càng phù hợp với pháp luật quốc tế và các nước nhưng cơ
chế thực thi và bảo đảm thực thi quyền đối với tên thương mại vẫn còn nhiều
điểm hạn chế.
Chúng ta đang tiến hành nhiều giải pháp nâng cao hiệu quả bảo vệ quyền
đối với tên thương mại, trước mắt một số văn bản pháp luật sẽ tiếp tục được
xây dựng và ban hành, song vấn đề khó khăn nhất vẫn là ý thức chấp hành của
các chủ thể liên quan và sự tăng cường phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan liên
quan. Chính vì vậy, cần hoàn thiện hệ thống pháp luật trong nước một cách
đồng bộ kết hợp với tăng cường hợp tác quốc tế, tiếp thu có chọn lọc kinh
nghiệm của một số quốc gia trên thế giới nhằm xây dựng một hệ thống pháp
luật về SHTT hiện đại và hiệu quả, phù hợp với chuẩn mực của các điều ước
quốc tế mà Việt Nam là thành viên.
Thứ năm, cần xây dựng cơ sở pháp lý để có thể định giá được giá trị tài
sản là tên thương mại của doanh nghiệp.

134
Tên thương mại của doanh nghiệp là tài sản của doanh nghiệp với những
đóng góp đáng kể vào thành công của doanh nghiệp và do tiềm năng của tên
thương mại đối với các doanh nghiệp trong việc tạo ra giá trị tài sản trí tuệ của
mình đã dẫn tới nhu cầu ngày càng gia tăng về phương pháp định giá quyền
SHTT đối với tên thương mại. Tuy nhiên, hiện nay giá trị tài sản của tên thương
mại chưa được đánh giá đầy đủ, cũng chưa được các doanh nghiệp nhận thức
đúng mức, chưa thực sự coi đó là tài sản kinh doanh có giá trị lớn của doanh
nghiệp. Chính vì vậy, khi thành lập doanh nghiệp, ngoài việc xác định tài sản cố
định thì doanh nghiệp cần quan tâm đến tài sản trí tuệ góp phần quyết định sự
thành công của doanh nghiệp.
Để xác định được giá trị tài sản tên thương mại cua doanh nghiệp trước
hết, chúng ta cần phải phân biệt giữa giá và giá trị của tài sản trí tuệ. Giá thường
được định nghĩa là những gì người mua sẵn sàng chi trả trong một giao dịch bình
thường căn cứ trên giá trị của hàng hóa. Còn giá trị là một thuật ngữ trìu tượng,
nhưng có chất lượng xác định mà việc tính toán được dựa trên một hệ thống các
phương pháp, các nguyên tắc được kiểm tra theo trình tự. Hay nói cách khác,
việc định giá tài sản trí tuệ có thể ảnh hưởng đến giá của một tài sản trí tuệ,
nhưng điều này không nhất thiết giống như việc xác định giá cho sản phẩm [86].
Các công cụ được định giá để xác định tài sản đối với tên thương mại giúp
cho doanh nghiệp quản lý được tài sản trí tuệ một cách có hiệu quả và năng suất
hơn, việc định giá tên thương mại tạo ra một tiêu chuẩn hữu ích hơn và làm cơ
sở để đàm phán trong trường hợp chuyển giao hoặc mua bán tài sản trí tuệ của
doanh nghiệp. Hiện nay, mới có văn bản hướng dẫn xác định tài sản vô hình là
Tiêu chuẩn Thẩm định giá số 13 -Thẩm định giá tài sản vô hình (Ký hiệu:
TĐGVN 13) Ban hành kèm theo Thông tư số 06/2014/TT-BTC ngày 07/01/2014
của Bộ trưởng Bộ Tài chính, văn bản đã hướng dẫn cách thức thẩm định giá tài
sản vô hình nhưng còn rất chung chung và đặc biệt gặp khó khăn khi xác định
các tài sản trí tuệ.

135
Có thể nói, sử dụng tài sản trí tuệ một cách có chiến lược sẽ nâng cao
đáng kể sức cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường. Tuy nhiên, trước khi
thực hiện việc này thì doanh nghiệp phải nhận thức được giá trị của tên thương
mại là một tài sản kinh doanh có giá trị.
4.2. Giải pháp hoàn thiện pháp luật về tên thƣơng mại của doanh nghiệp
4.2.1. Một số kiến nghị hoàn thiện các quy định của pháp luật về tên
thương mại của doanh nghiệp
Quá trình nghiên cứu các quy định của pháp luật về tên thương mại của
doanh nghiệp, chúng tôi xin đề xuất một số kiến nghị cần sửa đổi quy định pháp
luật như sau:
Một là, việc đặt tên doanh nghiệp.
Theo quy định của điều 39 Luật DN 2014 được quy định cụ thể, song theo
hướng dẫn của thông tư số 10/2014/TT – BVHTTDL của Bộ văn hóa Thể thao
và Du lịch ngày 01 tháng 10 năm 2014 về hướng dẫn đặt tên doanh nghiệp phù
hợp với truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức, thuần phong mỹ tục của dân tộc,
theo chúng tôi quy định này hiện nay chưa phù hợp và cần sửa đổi theo hướng
sau: tại điều 2 của thông tư cần bỏ cụm từ “sử dụng tên doanh nghiêp trùng tên
danh nhân là vi phạm truyền thống lịch sử của dân tộc” vì có nhiều ý kiến trong
đó có tác giả cho rằng doanh nghiệp có thể sử dụng tên doanh nhân để đặt tên
cho doanh nghiệp của mình đó là nét văn hóa truyền thống tốt đẹp để tưởng nhớ
công lao của các vị danh nhân, để ghi nhận, vinh danh, quy định này còn được
ghi nhận ở nhiều quốc gia trên thế giới.
Hai là, căn cứ xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực SHTT.
Xử phạt vi phạm hành chính là xử lý hành vi xâm phạm trật tự công,
quyền quản lý nhà nước về SHTT, nên không cần xem xét đến yếu tố có gây
thiệt hại hay không. Nếu hành vi xâm phạm có gây thiệt hại cho cá nhân thì phải
giải quyết thông qua vụ án dân sự để đòi bồi thường. Việc đưa điều kiện “gây
thiệt hại” vào điều này gây khó khăn cho quá trình thực thi. Do vậy, cần sửa lại

136
khoản 1 Điều 211 Luật SHTT bằng cách loại bỏ yêu tố “gây thiệt hại” như là
căn cứ để xử phạt vi phạm hành chính.
Ba là, quy định về hành vi xâm phạm quyền đối với tên thương mại.
Hiện nay quy định tại khoản 2, Điều 129 Luật SHTT còn có các thiếu sót
sau: (i) chưa xác định rõ tên thương mại bị xâm phạm phải là tên thương mại
được bảo hộ (đáp ứng các điều kiện bảo hộ quy định tại Điều 78 Luật SHTT);
(ii) chưa bao gồm các hành vi sử dụng chỉ dẫn thương mại để xưng danh trong
các hoạt động kinh doanh, thể hiện trong các giấy tờ giao dịch, biển hiệu,
phương tiện cung cấp dịch vụ, phương tiện quảng cáo. (Chức năng chính của tên
thương mại là để phân biệt chủ thể kinh doanh này với chủ thể kinh doanh khác).
Do vậy, đề nghị chỉnh sửa nội dung khoản 2 Điều 129 Luật SHTT như sau:
“Điều 129. Hành vi xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu, tên thương mại và chỉ
dẫn địa lý…
2. Mọi hành vi sử dụng chỉ dẫn thương mại trùng hoặc tương tự với tên
thương mại được bảo hộ của người khác để xưng danh trong các hoạt động kinh
doanh, thể hiện trong các giấy tờ giao dịch, biển hiệu, sản phẩm, hàng hóa, bao
bì hàng hóa, phương tiện cung cấp dịch vụ, phương tiện quảng cáo gây nhầm
lẫn về chủ thể kinh doanh, cơ sở kinh doanh, hoạt động kinh doanh dưới tên
thương mại đó đều bị coi là xâm phạm quyền đối với tên thương mại”[101].
Hành vi xâm phạm quyền đối với tên thương mại theo quy định tại Khoản
2, Điều 129 Luật Sở hữu trí tuệ được xử phạt theo Điều 11 Nghị định
99/2013/NĐ-CP. Tại Điểm d Khoản 17 Điều 11 quy định về biện pháp khắc
phục hậu quả đối với hành vi này là “Buộc thay đổi tên doanh nghiệp, loại bỏ
yếu tố vi phạm trong tên doanh nghiệp”. Tuy nhiên, việc đăng ký và thu hồi tên
doanh nghiệp được thực hiện theo Luật Doanh nghiệp và thuộc quyền quản lý
của Sở kế hoạch và đầu tư hoặc Ủy ban Nhân dân.
Từ những khó khăn, vướng mắc nêu trên cho thấy sự cần thiết phải xây
dựng được một cơ chế phối hợp thống nhất và đồng bộ giữa các cơ quan quản lý
liên quan để đảm bảo hiệu lực thi hành pháp luật.

137
Bốn là, cần sửa đổi khoản 21 điều 4 Luật SHTT Việt Nam.
“Tên thương mại là tên gọi của tổ chức, cá nhân dùng trong hoạt động
kinh doanh để phân biệt chủ thể kinh doanh mang tên gọi đó với chủ thể kinh
doanh khác trong cùng lĩnh vực và khu vực kinh doanh”. Nên bỏ cụm từ “khu vực
kinh doanh” vì hiện nay theo quy định này khu vực kinh doanh được hiểu là nơi
doanh nghiệp có bạn hàng, có danh tiếng, do vậy rất khó xác định được khu vực
kinh doanh của doanh nghiệp ở phạm vi nào một địa phương hay cả nước hay cả
nước ngoài, hơn nữa tên thương mại lại được bảo hộ tự động dựa trên cơ chế sửa
dụng để có được nên việc tra cứu các thông tin về tên thương mại để giảm việc
nhầm lẫn hoặc trùng theo khu vực mà hiện nay Luật SHTT xác định là rất khó;
chính vì vậy, nên để khu vực xác định theo quy định của Luật Doanh nghiệp.
Năm là, cần bổ sung quy định mới quy định cụ thể điều kiện để bảo hộ
nhãn hiệu từ tên thương mại và tên doanh nghiệp.
Theo quy định của pháp luật hiện hành, tên doanh nghiệp được cấp trên
cơ sở giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, tên thương mại được bảo hộ trên cơ
sở tự động không phải đăng ký bảo hộ, nhưng nhãn hiệu muốn bảo hộ thì phải
đăng ký và có thời hạn sử dụng cụ thể. Do vậy, để giảm tình trạng trùng hoặc
nhầm lẫn giữa tên thương mại và nhãn hiệu thì cần có quy định cụ thể “trong
trường hợp doanh nghiệp sử dụng tên thương mại là nhãn hiệu thì phải đăng ký
bảo hộ” theo quy định của pháp luật về điều kiện bảo hộ nhãn hiệu và khi có
tranh chấp giữa các chủ thể về tên thương mại và nhãn hiệu thì cơ quan nào sẽ có
thẩm quyền giải quyết cũng cần được xác định cụ thể. Hơn nữa, pháp luật hiện
nay không cho phép chuyển giao quyền sử dụng đối với tên thương mại mà tên
thương mại chỉ được chuyển nhượng khi chuyển nhượng cùng với cơ sở sản
xuất, nhưng việc chuyển nhượng nhãn hiệu thì thực hiện tự do không kèm theo
điều kiện ràng buộc. Vậy khi doanh nghiệp đăng ký nhãn hiệu là tên thương mại
thì việc chuyển nhượng này cần được quy định rõ ràng hơn.
Sáu là, ban hành các chuẩn mực định giá.

138
Thẩm định tài sản trí tuệ một cách có cơ sở và đáng tin cậy theo tiêu
chuẩn quốc tế và phù hợp với Việt Nam, trong đó đặc biệt là tài sản thương hiệu
trong đó có tên thương mại, từ đó tạo điều kiện để các doanh nghiệp góp vốn
hợp tác, kinh doanh chuyển nhượng các tài sản trí tuệ một cách thuận lợi như các
tài sản khác [44, tr.292-295].
Hiện nay, chưa có một văn bản quốc tế nào điều chỉnh việc định giá tài
sản trí tuệ , vì vậy việc định giá chủ yếu vẫn được thực hiện theo hướng dẫn về
định giá các tài sản vô hình số 4 do hội đồng định giá quốc tế [48] (IVSC) công
bố, hướng dẫn này được coi là một tài liệu mang tính tham khảo chung.
Ở Việt Nam, các quy định về định giá tài sản trí tuệ còn khá sơ sài, các
văn bản pháp luật hầu như không điều chỉnh trực tiếp vấn đề định giá tài sản trí
tuệ mà chỉ đề cập tới các quy định mang tính chất nguyên tắc về cách thức dựa
trên tính toán của tài sản vô hình trong đó bao gồm cả tài sản trí tuệ. Ngay cả
trong Luật SHTT 2005 được sửa đổi bổ sung 2009 và các văn bản chuyên ngành
cũng chưa có một quy định cụ thể nào về định giá tài sản trí tuệ.
Theo thông tư số 06/2014/TT-BTC ngày 07/01/2014 của Bộ trưởng Bộ
Tài chính, ban hành tiêu chuẩn thẩm định giá số 13 Thẩm định giá tài sản vô
hình đã hướng dẫn cách thức thẩm định giá tài sản vô hình. Do vậy, việc xác
định giá trị thương hiệu là để góp phần xác định giá trị thực tế của doanh nghiệp
khi doanh nghiệp cổ phần hóa “Giá trị thương hiệu được xác định trên cơ sở các
chi phí thực tế cho việc tạo dựng và bảo vệ nhãn hiệu, tên thương mại trong quá
trình hoạt động của doanh nghiệp trước thời điểm xác định giá trị doanh
nghiệp”[14]. Theo quy định của thông tư này thì cách tính giá trị của tên thương
mại dựa theo phương pháp chi phí quá khứ [87] và giá trị thương hiệu được hình
thành từ giá trị nhãn hiệu và tên thương mại.
Quy định này là chưa phù hợp, theo tác giả không nên quy định giá trị
“thương hiệu” là căn cứ để xác định giá trị doanh nghiệp khi cổ phần hóa mà để
phù hợp với quy định của Luật SHTT thì nên quy định giá trị của tên thương mại

139
là căn cứ để các định giá trị doanh nghiệp vì “thương hiệu” không phải là một
đối tượng của quyền SHTT.
Ngoài ra, nghị định cũng cần quy định về các phương pháp định giá như
đã đề cập ở các nội dung trước để các chủ thể có thể lựa chọn phương pháp phù
hợp với điều kiện của mình.
Trong thời gian tới, Việt Nam cần xây dựng một văn bản quy phạm pháp
luật về định giá tài sản trí tuệ để đảm bảo quyền lợi của doanh nghiệp khi tham
gia hội nhập kinh tế quốc tế.
Bảy là, bổ sung quy định về các đối tượng của quyền SHTT để áp
dụng biện pháp bảo vệ hình sự.
Biện pháp hình sự được áp dụng để xử lý hành vi vi phạm trong trường
hợp hành vi đó có yếu tố cấu thành tội phạm theo quy định của Bộ luật Hình sự.
Cá nhân thực hiện hành vi sản xuất, kinh doanh hàng giả hoặc xâm phạm quyền
sở hữu trí tuệ có yếu tố cấu thành tội phạm thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự
theo quy định của pháp luật hình sự. Bộ Luật hình sự năm 2015 đã quy định rõ
về khung giá trị vi phạm để xử phạt, quy định thêm về chủ thể là pháp nhân
thương mại. Tuy nhiên, trong điều 226 về tội xâm phạm quyền sở hữu công
nghiệp mới chỉ liệt kê hai đối tượng được bảo vệ là nhãn hiệu và chỉ dẫn địa lý,
còn những đối tượng khác chưa được ghi nhận sẽ gây khó khăn cho cơ quan
chức năng trong quá trình áp dụng, do vậy, cần bổ sung các đối tượng còn lại của
quyền sở hữu công nghiệp trong đó có tên thương mại. Trên thực tế thông qua
những hành vi xâm phạm đó có thể xác định các yếu tố cấu thành tội phạm như
sau: Quyền đối với tên thương mại là một khách thể được pháp luật bảo vệ, vì
vậy khi khách thể này bị xâm phạm mà hành vi xâm phạm đó là do lỗi của chủ
thể thực hiện hành vi, gây ra hậu quả nghiêm trọng, gây thiệt hại lớn cho chủ sở
hữu tên thương mại, cho người tiêu dùng và cho xã hội thì chủ thể thực hiện
hành vi đó cần phải bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

140
4.2.2. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả cơ chế thực thi pháp luật về
tên thƣơng mại của doanh nghiệp
Để góp phần bảo đảm thực hiện pháp luật về tên thương mại của doanh
nghiệp xin được kiến nghị một số nhóm giải pháp như sau:
4.2.2.1. Nhóm giải pháp về tổ chức
Khác với mô hình quản lý SHTT ở nhiều nước trên thế giới không thực sự
chú trọng đến đến vai trò của quản lý nhà nước, trong tình hình hiện nay ở Việt
Nam việc tiếp tục duy trì và tăng cường hoạt động của bộ máy cơ quan nhà nước
và bản đảm thực thi quyền SHTT đối với tên thương mại của doanh nghiệp là vô
cùng cần thiết. Chính vì vậy, trong tương lai gần, chúng ra vẫn phát huy vai trò và
sức mạnh của cơ quan nhà nước trong lĩnh vực này [71, tr.378].
(i) Quy định rõ nhiệm vụ của các cơ quan quyền lực nhà nước ở mỗi địa
phương trong việc giám sát việc thực hiện pháp luật về SHTT.
Trước hết cần quy định rõ ràng và cụ thể nhiệm vụ của Hội đồng Nhân
dân cấp tỉnh và Hội đồng Nhân dân cấp huyện về sở hữu trí tuệ, bên cạnh đó
phải quy định rõ cho cả 2 cơ quan này nhiệm vụ giám sát việc thực hiện nhiệm
vụ quản lý nhà nước về sở hữu trí tuệ của cơ quan hành chính nhà nước cùng
cấp. Cần tăng cường tổ chức, bộ máy, cán bộ và cơ sở vật chất cho các cơ quan
nhà nước trong lĩnh vực bảo đảm thực thi pháp luật về SHTT, nâng cao trình độ
chuyên môn của cán bộ, thành lập các đơn vị chuyên môn trong lực lượng thực
thi để chuyên môn hóa đội ngũ cán bộ pháp lý chuyên ngành cao.
(ii) Phân định rõ thẩm quyền quản lý nhà nước về sở hữu trí tuệ.
Như đã nêu ở trên, việc bố trí nhiều cơ quan hành chính trong hệ thống
các cơ quan quản lý hành chính nhà nước thực hiện chức năng bảo đảm thực thi
quyền SHTT khiến cho các chế tài dân sự cũng như vai trò của các cơ quan xét
xử bị lu mờ, làm giảm hiệu lực của hoạt động bảo đảm thực thi quyền đối với tên
thương mại của doanh nghiệp.
Tuy nhiên, trong điều kiện hiện nay rất khó có thể trao toàn bộ các đối
tượng được bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ tập trung vào một cơ quan quản lý nhà

141
nước, bởi vậy phải chấp nhận một thực tế là có tới ba Bộ với tư cách là cơ quan
hành chính nhà nước có thẩm quyền quản lý nhà nước về sở hữu trí tuệ. Nhưng
phải có quy định để nêu rõ trách nhiệm của Bộ Kế hoạch và Đầu tư trong việc
quản lý nhà nước đối với tên thương mại, tránh tình trạng đã diễn ra như trùng
tên thương mại trong cùng lĩnh vực kinh doanh, tên thương mại và nhãn hiệu
trùng nhau và tương tự tới mức độ gây nhầm lẫn với nhau.
Để giải pháp này đạt hiệu quả cần bổ sung các quy định pháp luật mới về
cơ chế phối hợp giữa các chủ thể hưởng quyền SHTT và các cơ quan nhà nước
trong hoạt động bảo vệ quyền SHTT.
(iii) Bổ sung các quy định về việc thành lập các bộ phận chuyên trách về
SHTT trong các cấp tòa án.
Những tranh chấp về lợi ích trong lĩnh vực SHTT thể hiện tính chất phức
tạp, liên quan đến nhiều yếu tố lợi ích và quan hệ giữa các chủ thể. Để xem xét
được quan hệ đó đòi hỏi người tham gia tố tụng và điều tra, thụ lý vụ án phải có
hiểu biết sâu rộng về lĩnh vực SHTT, am hiểu về tài sản trí tuệ để thực hiện các
giám định mang tính kỹ thuật.
Hiện nay, hình thức xử lý vi phạm quyền SHTT được áp dụng phổ biến là
xử phạt hành chính vì thủ tục nhanh chóng, ít tốn kém. Tuy nhiên cách làm này
có nhiều hạn chế chẳng hạn như: về sáng chế thì không thể giải quyết bằng xử
phạt hành chính được. Hoặc, việc chỉ áp dụng xử phạt hành chính sẽ biến việc
xử lý vi phạm quyền SHTT thành độc quyền của một số cơ quan quản lý nhà
nước. Thế nhưng nhìn từ một khía cạnh khác thì có thể thấy rằng hệ thống tòa án
hiện nay chưa được tăng cường đầy đủ các mặt để đủ năng lực xét xử các vụ án
phức tạp liên quan đến quyền SHTT, nhiều phán quyết của tòa đều phải dựa trên
ý kiến chuyên môn của Cục SHTT mà cơ quan này nhiều khi lại là một bên tranh
chấp. Do vậy, việc thành lập bộ phận chuyên trách về SHTT với thẩm phán được
đào tạo chuyên sâu về lĩnh vực này là rất cần thiết. Đồng thời thiết lập mạng lưới
trao đổi thông tin về SHTT giữa các cơ quan, tổ chức và tòa án.

142
Trong những năm tới, khi Việt Nam thực hiện đầy đủ các cam kết về
thương mại hàng hóa, dịch vụ, chuyển giao công nghệ của WTO thì sự vận động
của các tài sản trí tuệ của các chủ thể trong nước cũng như quốc tế sẽ có tốc độ
mạnh mẽ hơn, theo đó, những tranh chấp sẽ không ngừng gia tăng và chắc chắn
sẽ phức tạp hơn. Trước tình hình đó, nếu chỉ có hệ thống xử phạt hành chính và
các cơ quan quản lý hành chính và Tòa án dân sự là không đủ, khó có thể giải
quyết tốt các vụ việc liên quan đến SHTT để bảo vệ lợi ích chính đáng của các
chủ thể trong nước một cách triệt để nếu thiếu hệ thống Tòa án chuyên trách đủ
năng lực [60, tr.253-255]. Vì vậy, thành lập bộ phận chuyên trách về SHTT
thuộc hệ thống Tòa án nhân dân là rất cần thiết.
(iv) Quy định trách nhiệm phối hợp giữa các cơ quan thực thi quyền sở
hữu trí tuệ.
Luật SHTT đã nêu rõ trách nhiệm của từng cơ quan thực thi quyền sở hữu
trí tuệ, nhưng chưa có quy định ràng buộc trách nhiệm phải phối hợp công tác
giữa các cơ quan này, chưa quy định chế tài đối với người đứng đầu các cơ quan
này nếu để xảy ra tình trạng vi phạm quyền sở hữu trí tuệ có nguyên nhân từ việc
không phối hợp công tác với nhau. Bởi vậy cần có quy định cụ thể về phân công
và phối hợp giữa các cơ quan thực thi quyền sở hữu trí tuệ, cụ thể là:
Thành lập một cơ quan làm đầu mối, có thể là thanh tra chuyên ngành
trong các cơ quan có chức năng xử lý các vi phạm hành chính về SHTT.
Thành lập Ban chỉ đạo chống xâm phạm quyền SHTT để giúp Thủ tướng
Chính phủ chỉ đạo và tổ chức hoạt động bảo hộ quyền SHTT trong phạm vi cả
nước và ở mỗi địa phương chỉ cần một cơ quan đầu mối giúp cho việc chỉ đạo
thống nhất hoạt động thực thi quyền SHTT.
Cho đến nay, trong các văn bản pháp luật hiện hành (trừ Luật Hải quan)
chơa đề cập đến vai trò của chủ sở hữu trong hoạt động thực thi bảo vệ quyền
SHTT, đây là điều bất hợp lý, vì trong thực tế, sự tham gia tích cực của chủ thể
hưởng quyền trong việc bảo hộ quyền SHTT là nhu cầu khách quan khi chính họ
là người có khả năng phát hiện ra hành vi vi phạm, là người trực tiếp bị thiệt hại

143
bởi hành vi xâm phạm, đồng thời là người hỗ trợ đắc lực cho cơ quan có thẩm
quyền trong việc chứng minh bằng các chứng cứ cần thiết.
Việc hoàn thiện cơ chế phối hợp giữa các cơ quan thực thi quyền SHTT
phải tuân theo các yêu cầu sau: Đảm bảo tính hệ thống của bộ máy thực thi trên
cơ cở phân công và hợp tác giữa các cơ quan, tổ chức; Đảm bảo tính phù hợp với
thực tiễn Việt Nam đang trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế.
4.2.2.2. Nhóm giải pháp đối với cơ quan quản lý hành chính Nhà nước
(i) Chính phủ cần hướng dẫn cụ thể cho việc thiết lập hệ thống cơ sở dữ
liệu quốc gia về thông tin doanh nghiệp trên phạm vi toàn quốc. Hệ thống này
cần cập nhật thông tin của doanh nghiệp trong cả nước hoạt động theo Luật
Doanh nghiệp và các luật chuyên ngành khác. Theo đó, doanh nghiệp được cấp
tên theo nguyên tắc cụ thể, thống nhất, theo một quy chuẩn chỉ gồm ba tiêu chí:
loại hình, tên riêng và một ngành nghề chính để phân biệt tên trùng và gây nhầm
lẫn. Hệ thống này cũng phải xác định được các điểm giao thoa đồng nhất với hệ
thống tiêu chí của Cục Sở hữu Trí tuệ khi xét cấp chứng nhận đăng ký nhãn hiệu
hàng hóa và điều kiện bảo hộ tên thương mại. Hệ thống dữ liệu này sẽ là cơ sở
cho các cơ quan cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh tham chiếu, tra cứu
trước khi cấp nhằm khắc phục tình trạng doanh nghiệp tiếp tục bị trùng tên và
lĩnh vực hoạt động. Đồng thời nó còn là cơ sở dữ liệu quản lý doanh nghiệp toàn
quốc một cách đồng bộ, thống nhất và đầy đủ.
(ii) Đối với các doanh nghiệp đã được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh
doanh trùng tên, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cần hướng dẫn Sở Kế hoạch và Đầu tư
các tỉnh thống kê chính xác tại từng tỉnh, thành phố và trên toàn quốc số lượng
doanh nghiệp trùng tên. Trên cơ sở đó, căn cứ vào ngày cấp giấy chứng nhận
đăng ký kinh doanh của các doanh nghiệp trùng tên hoàn toàn để buộc doanh
nghiệp ra đời sau phải tự đổi tên trên phạm vi toàn quốc. Tuy đây là biện pháp
chế tài nhưng có lợi cho doanh nghiệp. Đối với các doanh nghiệp bị trùng một
phần sẽ khuyến cáo (có điều kiện) các doanh nghiệp ra đời sau phải tự đổi tên
nếu tên đó không phù hợp với nguyên tắc đặt tên (chỉ gồm ba tiêu chí rõ ràng:

144
loại hình, tên riêng và chỉ một ngành nghề chính). Trong cả hai trường hợp trên,
nếu doanh nghiệp không tự đổi tên, Nhà nước sẽ buộc doanh nghiệp đổi tên linh
hoạt, có thể là gắn với địa danh huyện, thậm chí xã (nơi doanh nghiệp đóng trụ
sở chính) nếu vẫn trùng; hoặc phải đăng ký thêm số thứ tự vào sau công ty. Việc
thay đổi tên thương mại để tránh sự trùng tên, gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng
là việc làm hết sức cần thiết. Tuy nhiên, cần phải có sự sửa đổi các quy định
pháp luật có liên quan trước, nhằm tránh tình trạng một doanh nghiệp phải đổi
tên nhiều lần. Nghĩa là không chỉ đổi tên đối với việc trùng lặp trong cùng tỉnh,
thành phố mà còn phải mang tính quốc gia.
(iii) Các cơ quan chức năng cần có văn bản hướng dẫn cụ thể cho việc
thiết lập hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia về thông tin doanh nghiệp trên phạm vi
toàn quốc. Hệ thống này cần cập nhật thông tin của doanh nghiệp trong cả nước
hoạt động theo Luật Doanh nghiệp và các luật chuyên ngành khác nhằm tránh
việc bảo hộ cùng một tên thương mại cho nhiều doanh nghiệp khác nhau, hoặc
tránh sự xung đột giữa tên thương mại và nhãn hiệu.
4.2.2.3. Nhóm giải pháp đối với các doanh nghiệp
(i) Cần xác lập quyền sở hữu đối với tài sản trí tuệ là tên thương mại.
Các doanh nghiệp Việt Nam đã đến lúc phải nhận thức đầy đủ về sở hữu
trí tuệ trong nền kinh tế thì trường, cần phải coi sở hữu trí tuệ là tài sản quan
trong bậc nhất trong hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. Thực tế cho thấy,
trong thời gian qua, một số doanh nghiệp Việt Nam có thương hiệu tốt đã bị phía
nước ngoài vi phạm quyền SHTT, gây thiệt hại không nhỏ đến sự hội nhập của
doanh nghiệp ra thị trường thế giới do nhận thức của các doanh nghiệp này chưa
bắt kịp được với cơ chế thị trường trên lĩnh vực SHTT. Trong quá trình thực thi
TPP, doanh nghiệp cần quan tâm giải quyết để duy trì, tăng khả năng cạnh tranh
vì khi việc giảm thuế quan chắc chắn sẽ dẫn đến sự gia tăng nhanh chóng trong
luồng hàng nhập khẩu từ các nước TPP vào Việt Nam với giá cả cạnh tranh. Hệ
quả tất yếu là DN đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt, thị phần hàng hóa của Việt
Nam sẽ bị thu hẹp, thậm chí xảy ra nguy cơ mất thị phần nội địa. Ngoài ra, tham

145
gia TPP đông nghĩa với việc mở cửa thị trường dịch vụ, là mảng hoạt động
thương mại mà mức độ mở cửa của Việt Nam là hạn chế và dè dặt nhất. Việc mở
cửa thị trường dịch vụ sẽ khiến các nhà cung cấp có tiềm lực lớn, có kinh
nghiệm và danh tiếng lâu năm, có ưu thế về cung cấp dịch vụ trên thế giới ồ ạt
vào Việt Nam, khiến các đơn vị cung cấp dịch vụ trong nước gặp khó khăn và
việc mất thị phần là nguy cơ có thể dự báo trước được. Không những vậy, so với
các hiệp định khác, TPP hướng tới một sân chơi bình đẳng, không phân biệt
quốc gia phát triển hay đang phát triển trong khi WTO vẫn có chính sách ưu tiên
cho các quốc gia đang phát triển. Như vậy, rõ ràng đây là bất lợi lớn cho các
doanh nghiêp Việt Nam khi không có đủ năng lực để cạnh tranh bình đẳng với
các doanh nghiệp Mỹ hay Australia…
Sở hữu trí tuệ đóng một vai trò quan trọng trong hoạt động kinh doanh
của nhiều loại hình doanh nghiệp. Vì vậy, doanh nghiệp cần có chính sách đào
tạo nhân lực cho hoạt động này. Xác lập quyền sở hữu trí tuệ đối với tên thương
mại nhằm phát triển uy tín và danh tiếng sản phẩm của doanh nghiệp, từ đó giúp
người tiêu dùng nhận biết sản phẩm của doanh nghiệp, ngăn chặn hàng giả và
hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ.
(ii) Các doanh nghiệp cần chủ động tìm hiểu thông tin.
Các doanh nghiệp cần chủ động tìm hiểu thông tin để không xâm phạm
quyền của doanh nghiệp khác, nhằm tránh các tranh chấp về quyền sở hữu trí
tuệ, điều này có thể gây thiệt hại cho doanh nghiệp và có thể bị mất quyền sở
hữu trí tuệ đối với sản phẩm của mình. Tuy nhiên, để các doanh nghiệp có thể
hoàn thiện việc thực hiện quyền SHTT của mình, bản thân các doanh nghiệp
cũng cần phải được hỗ trợ nhiều mặt như: xây dựng hệ thống thông tin thường
xuyên về các nội dung liên quan đến SHTT, đưa hệ thống thông tin lên mạng
internet để các doanh nghiệp có thể thực hiện xác lập quyền SHTT của mình tốt
nhất [44, tr.410-411]. Năng lực cạnh tranh của mỗi doanh nghiệp là yếu tố quyết
định trong thực thi TPP. Do đó, để tồn tại thì doanh nghiệp phải nâng cao năng
lực cạnh tranh của mình để có đủ sức cạnh tranh với các doanh nghiệp nước

146
ngoài trên thị trường trong nước cũng như trên thị trường của nước đối tác.
Những quy định về môi trường, lao động hay bảo hộ sở hữu trí tuệ là xu hướng
phát triển tất yếu của môi trường kinh doanh lành mạnh, văn mình. Do đó, thay
vì cố tình trì hoãn, đi theo lối kinh doanh cũ, doanh nghiệp Việt Nam từng bước
cải cách hoạt động của mình cho phù hợp với xu thế của thời đại.
(iii) Doanh nghiệp cần chủ động phối hợp với các cơ quan thực thi, hiệp
hội nghề nghiệp để bảo vệ quyền sở hưu trí tuệ đối với tên thương mại.
Khác với các loại tài sản khác, vì tài sản trí tuệ dễ bị lợi dụng và xâm
phạm, mặt khác tài sản trí tuệ mang tính xã hội vì nó liên quan đến quyền lợi
người tiên dùng và quản lý nhà nước. Do vậy, các doanh nghiệp cần chủ động
trong việc phối hợp với cơ quan thực thi để bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ đối với
tên thương mại của doanh nghiệp. Thực thi TPP sẽ gây ra những tác động,trực
tiếp đến hoạt động của doanh nghiệp. Các biện pháp thực thi và bảo vệ quyền
SHTT được quy định nghiêm ngặt và bình đẳng hơn so với các văn bản quốc tế
mà Việt Nam đã tham gia, ký kết trước đó, ví dụ: “Mỗi bên phải bảo đảm các
trình tự, thủ tục thi hành .Các trình tự, thủ tục này sẽ được áp dụng nhằm tránh
tạo ra những rào cản trong giao thương hợp pháp cũng như để làm cơ sở cho các
biện pháp phòng vệ nhằm ngăn chặn những hành vi lạm dụng các trình tự, thủ
tục này; Mỗi bên phải xác nhận rằng các trình tự, thủ tục thi hành nêu trong Điều
18.74 (Thủ tục và Biện pháp dân sự và hành chính), 18.75 (Các biện pháp tạm
thời) và Điều 18.77 (Các biện pháp và hình phạt hình sự) phải phù hợp với các
hành vi xâm phạm quyền về nhãn hiệu, bản quyền hay các quyền liên quan trong
lĩnh vực kỹ thuật số; Mỗi bên phải cam kết các trình tự, thủ tục liên quan đến
việc thực thi các quyền sở hữu trí tuệ phải thể hiện tính công bằng và bình
đẳng…”. Đặc biệt trong điều kiện các doanh nghiệp Việt Nam vốn ít, điều kiện
hoạt động còn nhiều hạn chế thì việc hỗ trợ nhau cùng phát triển là rất cần thiết,
hoạt động hỗ trợ phát triển tên thương mại của doanh nghiệp nói riêng và tài sản
trí tuệ nói chung theo ngành nghề sẽ giúp cho các doanh nghiệp có được thông
tin cập nhật để xây dựng chiến lược phát triển của mình với chi phí phù hợp. Để

147
bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình thì doanh nghiệp phải lên tiếng,
thông qua các hiệp hội, tổ chức bảo vệ vì quyền lợi của doanh nghiệp, kiến nghị
với Chính Phủ để có những chính sách phù hợp cho các doanh nghiệp nội địa.
Những giải pháp nêu trên cần được tiến hành đồng bộ, toàn diện và kịp
thời nhằm tạo bước chuyển biến mạnh mẽ trong hiệu lực quản lý và thực thi
pháp luật đối với tên thương mại của doanh nghiệp, góp phần thúc đẩy sự nghiệp
công nghiệp hóa, hiện đại hóa và chủ động hội nhập quốc tế của các doanh
nghiệp Việt Nam.
Kết luận Chương 4
Chương 4 khẳng định một vấn đề rất quan trọng là muốn phát triển bền vững
thì doanh nghiệp phải quan tâm đến bảo vệ các tài sản vô hình trong đó đặc biệt
quan trọng là tên thương mại. Để thực hiện được điều đó trước hết phải đổi mới
quan điểm về xây dựng và bảo hộ quyền đối với tên thương mại của doanh
nghiệp, là yếu tố quyết định hàng đầu đối với sự thành công của doanh nghiệp.
Tiếp đến, chương này đưa ra ba nhóm giải pháp quan trọng hàng đầu để bảo vệ
quyền đối với tên thương mại của doanh nghiệp. Đó là (1) Nhóm giải pháp về tổ
chức để hoàn thiện cơ cấu tổ chức, thực hiện sự phân công, phân cấp, phân
quyền rõ ràng giữa các cơ quan quản lý nhà nước từ trung ương đến địa phương
nhằm nâng cao hiệu quả quản lý và thực thi quyền đối với tên thương mại của
doanh nghiệp; (2) Nhóm giải pháp đối với cơ quan quản lý hành chính thực thi
quyền SHTT về tên thương mại của doanh nghiệp cần xây dựng hệ thống quản
lý khoa học, có sự phối kết hợp chặt chẽ để giúp đỡ các doanh nghiệp trong quá
trình sử dụng và bảo vệ tên thương mại của doanh nghiệp mình; (3) Nhóm giải
pháp đối với các doanh nghiệp trong việc xác lập, sử dụng và bảo vệ tên thương
mại của hoạt động của doanh nghiệp. Các doanh nghiệp cần nâng cao nhận thức
về vai trò, giá trị của tên thương mại, đồng thời phải có sự phối hợp với các cơ
quan nhà nước trong quá trình bảo vệ tên thương mại của doanh nghiệp.

148
KẾT LUẬN

Nghiên cứu pháp luật về tên thương mại của doanh nghiệp ở Việt Nam hiện
nay là vấn đề cần thiết cho quá trình hội nhập và thực hiện các cam kết quốc tế mà
Việt Nam đã và đang tham gia. Tên thương mại của doanh nghiệp là đối tượng
bảo hộ của quyền SHTT, là tài sản vô hình có giá trị của doanh nghiệp. Do đó,
luận án không chỉ nghiên cứu các quy định của pháp luật về tên thương mại của
doanh nghiệp mà còn là nghiên cứu thực tiễn áp dụng pháp luật, quá trình thực thi
việc bảo hộ quyền SHTT đối với tên thương mại, qua đó làm rõ những điểm phát
triển của pháp luật, đồng thời chỉ ra những bất cập cần khắc phục, sửa đổi cho phù
hợp với yêu cầu phát triển kinh tế xã hội trong xu thế hội nhập quốc tế.
Trong thời gian qua, hệ thống pháp luật của Việt Nam nói chung và pháp
luật về SHTT nói riêng đã được xây dựng tương đối đầy đủ và hoàn thiện, tạo
điều kiện thuận lợi cho các chủ thể tham gia kinh doanh thúc đẩy sáng tạo, giành
lợi thế trong cạnh tranh ở trong và ngoài nước. Từ những phân tích ở trên, tác
giả rút ra một số kết luận chủ yếu sau:
Ở chương 1: Luận án làm rõ tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước các
vấn đề liên quan đến tên thương mại của doanh nghiệp bao gồm: các công trình
nghiên cứu về tên thương mại, pháp luật về tên thương mại, thực trạng thực thi
pháp luật về tên thương mại của doanh nghiệp. Sau đó, đưa ra những đánh giá,
nhận xét thành tựu của các công trình nghiên cứu liên quan, đồng thời chỉ rõ các
vấn đề mà luận án có thể kế thừa, tiếp tục nghiên cứu.
Ở chương 2: Luận án tập trung nghiên cứu những vấn đề lý luận về tên
thương mại của doanh nghiệp và đánh giá tính hiệu quả quy định của pháp luật.
Luận án khẳng định vai trò của tên thương mại đối với sự phát triển của doanh
nghiệp, luận án cũng chỉ ra các nhân tố tác động đến việc bảo hộ tên thương mại
của doanh nghiệp. Những nghiên cứu ở chương 2 chỉ ra những yêu cầu cấp thiết
của việc ghi nhận và bảo hộ tên thương mại, yêu cầu giải quyết hài hòa quyền lợi
của doanh nghiệp khi tên thương mại được bảo hộ.

149
Ở chương 3: Luận án đã tập trung làm rõ các vấn đề liên quan đến thực
trạng pháp luật, thực tiễn thực hiện pháp luật và cơ chế bảo hộ đối với tên
thương mại của doanh nghiệp, qua đó đưa ra những nhận xét, đánh giá về thực
trạng pháp luật về tên thương mại, chỉ ra nguyên nhân của một số hạn chế còn
gặp phải trong thực tiễn.
Ở chương 4: Luận án đưa ra những yêu cầu cần thiết, những định hướng
cơ bản để xây dựng và bảo hộ quyền SHTT đối với tên thương mại của doanh
nghiệp, tiếp đến, luận án đưa ra ba nhóm giải pháp quan trọng hàng đầu để bảo
vệ quyền SHTT đối với tên thương mại của doanh nghiệp.
Có thể nói, nghiên cứu pháp luật về tên thương mại của doanh nghiệp ở
Việt Nam hiện nay là yêu cầu cấp thiết, từ các kết quả nghiên cứu cho thấy tên
thương mại là yếu tố quan trọng để thúc đẩy sự tồn tại và phát triển của doanh
nghiệp, thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước.

150
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU
ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN

1. Phạm Thị Thúy Liễu (2014), “Vai trò của tên thương mại đối với doanh
nghiệp”, Tạp chí Thanh tra, số 7/2014 trang 23-24, Hà Nội.
2. Phạm Thị Thúy Liễu (2015), “Một số vấn đề pháp lý khi sử dụng tên
thương mại và chỉ dẫn thương mại”, Tạp chí Thanh tra, số 02/2015
trang 33-34, Hà Nội.
3. Phạm Thị Thúy Liễu (2015), “Xác định hành vi xâm phạm tên thương mại
của doanh nghiệp theo quy định của pháp luật”, Tạp chí Thanh tra, số
10/2015 trang 26-28, Hà Nội.
4. Phạm Thị Thúy Liễu (2015), “Hoàn thiện pháp luật bảo hộ tên thương
mại ở Việt Nam hiện nay”, Tạp chí Dân chủ và pháp luật, số 10/2015,
trang 34-37, Hà Nội.
5. Phạm Thị Thúy Liễu (2014), “Thực trạng và giải pháp bảo vệ quyền sở
hữu trí tuệ đối với tên thương mại của doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Nghệ
An”, Đề tài khoa học cấp trường, Trường đại học Vinh.
6. Phạm Thị Thúy Liễu (2016), “Bảo vệ quyền con người trong chuyển giao
quyền sở hữu công nghiệp”, Phát triển Khoa học và Công nghệ và quyền
con người, trang 66-73, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.

151
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tài liệu trong nƣớc


1. ALRies & Laura Ries (2004), “22 luật không thay đổi về xây dựng nhãn
hiệu”, Nguyễn Hữu Tiến, Đăng Xuân Nam biên dịch, Nxb Thống kê, Hà
Nội.
2. Ban chấp hành Trung ương Đảng (2005), Nghị quyết số 48/NQ-TW về
chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm
2010, định hướng đến năm 2020, ngày 24/5/2005.
3. Báo Diễn đàn doanh nghiệp (2008), “Thương hiệu Kim Đỉnh "đau khổ" vì
trùng tên”, ngày 27/03/2008.
4. Báo Pháp luật Thành phố Hồ Chí Minh (2008), “Hưng Thịnh là của ai?”,
ngày 16/6/2008.
5. Bộ Khoa học và Công nghệ (2010), Quyết định số 69/QĐ- TTra xử phạt vi
phạm hành chính về sở hữu công nghiệp đối với Vincon, ngày 13/12/2010.
6. Bộ Khoa học và Công nghệ (2011),Thông tư 37/2011/TT-BKHCN hướng
dẫn thi hành một số điều của Nghị định số 97/2010/NĐ-CP ngày 21/9/2010
của Chính phủ Quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực sở
hữu công nghiệp, ngày 27/12/2011.
7. Bộ Khoa học và Công nghệ (2015), Thông tư số 11/TT – BKHCN quy định
chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của nghị định 99/2013/ NĐ - CP
của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực sở hữu công
nghiệp, ngày 26/6/2015.
8. Bộ Khoa học và Công nghệ, Cục Sở hữu trí tuệ (2013), Báo cáo tổng quan
về hoạt động quản lý Nhà nước về sở hữu trí tuệ năm 2013, ngày
25/10/2013.
9. Bộ Khoa học và Công nghệ, kết luận thanh tra số 30/KL – TTra, ngày 22
tháng 1 năm 2013 về sở hữu công nghiệp đối với Công ty Cổ phần Tập đoàn

152
HANAKA, Công ty Cổ phần HITACHI Hà Nội.
10. Bộ Khoa học và Công nghệ, kết luận thanh tra số 536/TTra – P3, ngày 14
tháng 10 năm 2014 về kết luận hành vi sử dụng tên doanh nghiệp xâm phạm
quyền đối với nhãn hiệu của công ty TNHH AEON với AEON
KABUSHIKI KAISHA.
11. Bộ Khoa học và Công nghệ, Thanh tra Bộ số 23/QĐ -TTra, ngày 17 tháng
5 năm 2012 về việc thanh tra về sở hữu công nghiệp đối với công ty TNHH
Thương mại và Dịch vụ truyền thông VTV (trụ sở tại thành phố Hồ Chính
Minh).
12. Bộ Luật Dân sự cộng hoà Pháp (1998), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
13. Bộ Luật Dân sự và Thương mại Thái Lan (1995), Nxb Chính trị quốc
gia, Hà Nội.
14. Bộ Tài Chính (2011), Thông tư 202/2011/TT-BTC hướng dẫn xử lý tài
chính và xác định giá trị doanh nghiệp khi thực hiện chuyển doanh nghiệp
100% vốn Nhà nước thành công ty cổ phần theo quy định tại Nghị định số
59/2011/NĐ-CP, ngày 31/12/2011.
15. Bộ Tài chính, Bộ khoa học và công nghệ (2006), Thông tư liên tịch số
102/2006/TTLT-BTC-BKHCN hướng dẫn quản lý tài chính đối với chương
trình hỗ trợ phát triển tài sản trí tuệ của doanh nghiệp, ngày 31/10/2006.
16. Bộ Văn hoá - Thể thao và Du lịch, Bộ KH&CN, Bộ NN&PTNT, Bộ Tài
chính, Bộ Công an, Bộ Thương mại (2006), Chương trình hành động số
168/CTHĐ/VHTT-KHCN-NN&PTNT-TC-TM-CA về hợp tác phòng và
chống xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ (SHTT) giai đoạn 2006-2010, ngày
19/1/2006.
17. Bộ Văn hoá - Thể thao và Du lịch, Bộ KH&CN, Bộ Nông nghiệp và Phát
triển Nông thôn, Bộ Tài chính, Bộ Công thương, Bộ Công an, Bộ Thông tin
- Truyền thông, Tòa án Nhân dân Tối cao, Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao
(2012), Chương trình phối hợp hành động phòng chống xâm phạm quyền

153
SHTT giai đoạn II (2012-2015) theo Văn bản số 2198/CTHĐ-VHTT&DL-
KH&CN-NN&PTNT-TC-CT-CA-TTTT-TANDTC-VKSNDTC, ngày 6/8/2012.
18. Bộ Văn hóa - Thông tin, Bộ KH&CN, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông
thôn, Bộ Tài chính, Bộ Thương mại, Bộ Công an (2006), Chương trình hành
động về hợp tác phòng chống xâm phạm quyền SHTT giai đoạn 2006-2010
theo Văn bản số 168/CTHĐ/VHTT-KH&CN-NN&PTNT-TC-TM-CA ngày
19/1/2006.
19. Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch (2014), thông tư số 10/2014/TT-
BVHTTDL hướng dẫn đặt tên doanh nghiệp phù hợp với truyền thống lịch
sử, văn hóa, đạo đức, thuần phong mỹ tục của dân tộc, ngày 1/10/2014.
20. Bùi Huyền (2010), Bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với tên thương
mại theo quy định của pháp luật Việt Nam, Luận văn thạc sĩ.
21. Bùi Huyền (2013), Phương thức và biện pháp bảo vệ quyền đối với tên
thương mại theo pháp luật Việt Nam, Tạp chí Dân chủ và pháp luật, tháng
11/2013.
22. Bùi Huyền (2014), Pháp luật về bảo hộ tên thương mại của một số nước
trên thế giới và kinh nghiệm đối với Việt Nam, Tạp chí Dân chủ pháp luật,
tháng 10/2014.
23. Bùi Thị Dung Huyền (2006), Bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ bằng biện pháp
dân sự tại Tòa án nhân dân, Tạp chí Tòa án, số 16/2006, tr.10-17.
24. Chính phủ (2000), Nghị định số 54/2000/NĐ-CP về bảo hộ quyền sở hữu
công nghiệp đối với bí mật kinh doanh, chỉ dẫn địa lý, tên thương mại và
bảo hộ quyền chống cạnh tranh không lành mạnh liên quan tới sở hữu công
nghiệp, ngày 3/10/2000.
25. Chính phủ (2005) Quyết định số 68/2005/QĐ-TTg về việc phê duyệt
chương trình hỗ trợ phát triển tài sản trí tuệ của doanh nghiệp, ngày
4/4/2005.
26. Chính phủ (2006) Nghị định số 106/2006/NĐ-CP quy định xử phạt hành

154
chính về sở hữu công nghiệp, ngày 22/9/2006.
27. Chính phủ (2006), Nghị định số 103/2006/ NĐ- CP quy định chi tiết hướng
dẫn một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ về sở hữu công nghiệp, ngày
22/9/2006.
28. Chính phủ (2006), Nghị định số 105/2006/NĐ-CP quy định chi tiết và
hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ về bảo vệ quyền sở
hữu trí tuệ và quản lý nhà nước về sở hữu trí tuệ, ngày 22/9/2006.
29. Chính phủ (2006), Nghị định số 88/2006/NĐ-CP ngày 29/8/2006 hướng
dẫn về đăng ký kinh doanh.
30. Chính phủ (2010), Nghị định số 119/2010/NĐ – CP sửa đổi, bổ sung một
số điều của Luật Sở hữu trí tuệ về bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ và quản lý
nhà nước.
31. Chính phủ (2010), Nghị định số 122/2010/NĐ – CP sửa đổi bổ sung một số
điều của Nghị định số 103/2006/NĐ – CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi
hành một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ về sở hữu công nghiệp.
32. Chính phủ (2010), Nghị định số 43/2010/NĐ – CP của Chính phủ về đăng
ký doanh nghiệp, ngày 15/4/2010.
33. Chính phủ (2010), Nghị định số 97/2010/NĐ - CP về xử phạt vi phạm hành
chính trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp, ngày 21/9/2010.
34. Chính phủ (2010), Quyết định số 2204/2010/QĐ-TTg về việc phê duyệt
chương trình hỗ trợ phát triển tài sản trí tuệ của doanh nghiệp giai đoạn
2010-2015, ngày 06/12/2010.
35. Chính phủ (2013), Nghị định số 05/2013/NĐ-CP sửa đổi bổ sung một số
điều quy định về thủ tục hành chính của Nghị định số 43/2010/NĐ - CP
ngày 15/4/2010 của Chính phủ về đăng ký doanh nghiệp, ngày 9/1/2013.
36. Chính phủ (2014), Quyết định 389/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về
thành lập Ban chỉ đạo quốc gia chống buôn lậu, gian lận thương mại và
hàng giả, ngày 19/3/2014.

155
37. Chính phủ (2015), Nghị định số78/2015/NĐ – CP của Chính phủ về đăng
ký doanh nghiệp, ngày 14/9/2015.
38. Chương trình hỗ trợ hậu gia nhập WTO của Bộ Công thương công bố báo
cáo (2010), “Thực thi pháp luật cạnh tranh liên quan tới lĩnh vực sở hữu trí
tuệ”, Hà Nội.
39. Craig Smith (2010), Về định giá tài sản trí tuệ và chuyển giao công nghệ,
Kỷ yếu hội thảo.
40. Cục Quản lý thị trường (2014), Doanh nghiệp đồng hành cùng quản lý thị
trường trong công tác chống hàng giả, hàng xâm phạm quyền SHTT, tài liệu
Hội thảo, tháng 4/2014.
41. Đàm Thị Diễm Hạnh (2009), ''Use" - a useful concept in trade mark law:
comparing Vietnamese, EU and US law : master thesis of law.
42. Đinh Thị Mai Phương (2009), Về bồi thường thiệt hại do hành vi trái pháp
luật xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp theo pháp luật Việt Nam, Nxb
Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
43. Đinh Thị Mai Pương (2009), Bồi thường thiệt hại do hành vi trái pháp
luật xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp theo pháp luật Việt Nam,
Luận án tiến sĩ.
44. Đoàn Văn Trường (2007), Các phương pháp thẩm định giá quyền sở hữu
trí tuệ, Nxb Khoa học Kỹ thuật, Hà Nội.
45. Đoàn Văn Trường (2007), Những khuynh hướng phát triển và địa vị thống
trị của quyền sở hữu trí tuệ, Tạp chí Những vấn đề kinh tế & chính trị thế
giới, số 1/2007, tr. 76-80.
46. Hiệp định đối tác thương mại xuyên Thái bình dương (TPP), 2015.
47. Hoàng Thế Liên (2010), Bình luận khoa học Bộ luật Dân sự năm 2005, tập
1,2,3, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
48. Hướng dẫn về định giá các tài sản vô hình – Guidance Note No.4 on
Valuation of Intangible Assets (GN4) được ban hành năm 2001 và được sửa

156
đổi bổ sung năm 2010.
49. Kiều Thị Thanh (2009), Hội nhập về bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ ở Việt
Nam, Nxb Chính trị - Hành chính, Hà Nội.
50. Kmil Idris, (2006), Tạo dựng một nhãn hiệu, Tài liệu giới thiệu về nhãn
hiệu dành cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ.
51. Lê Anh Tuấn (2009), Pháp luật về chống cạnh tranh không lành mạnh ở
Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
52. Lê Đình Nghị - Vũ Thị Hải Yến (2012), Giáo trình Luật SHTT, Nxb Giáo
dục Việt Nam, Hà Nội.
53. Lê Duy Tiến (2003), Vấn đề sở hữu trí tuệ trong các doanh nghiệp, Tạp
chí Hoạt động khoa học, số 4/2003, tr18-20.
54. Lê Nết (2006), Quyền sở hữu trí tuệ, Tài liệu bài giảng, Nxb Đại học Quốc
gia Thành phố Hồ Chí Minh.
55. Lê Tùng (2007), Tên thương mại và nhãn hiệu từ cách định nghĩa đến tình
huống pháp lý có thể phát sinh, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp tháng 9/2007.
56. Lê Việt Long (2009), Đấu tranh phòng chống các tội xâm phạm sở hữu trí
tuệ, Luận án tiến sĩ.
57. Lê Xuân Thảo (2005), Đổi mới và hoàn thiện pháp luật về sở hữu trí tuệ,
Nxb Tư pháp, Hà Nội.
58. Lê Xuân Thảo (2007), Hội nhập quốc tế và đổi mới cơ chế thực thi, bảo hộ
quyền sở hữu trí tuệ của Việt Nam, Tạp chí Cộng sản, số 4 (124)/2007,
ngày 6/3/2007.
59. Lý Thế Hoa (2013), Phát hiện điều tra tội xâm phạm quyền sở hữu công
nghiệp, Luận án tiến sĩ.
60. Ngô Tuấn Nghĩa (2006), Đảm bảo quan hệ lợi ích hài hòa về sở hữu trí
tuệ trong hội nhập kinh tế của Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia, Hà
Nội.
61. Nguyễn Như Quỳnh (2012), Hết quyền đối với nhãn hiệu trong pháp luật,

157
thực tiễn quốc tế và Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
62. Nguyễn Thái Mai – Vũ Thị Lan Phương (2013), Giáo trình Pháp luật quốc
tế về sở hữu trí tuệ, Nxb Chính trị - Hành chính, Hà Nội.
63. Nguyễn Thành Tâm (2003), Về pháp luật chống cạnh tranh không lành
mạnh, Tạp chí Thương mại số 42/2003.
64. Nguyễn Thanh Tú – Lê Thị Thu Hiền (2014), Nhập khẩu song song dưới
góc độ pháp luật sở hữu trí tuệ, hợp đồng và cạnh tranh, Nxb Chính trị
quốc gia, Hà Nội.
65. Nguyễn Thị Như Quỳnh (2011), Hết quyền đối với nhãn hiệu và những đề
xuất hoàn thiện pháp luật nhãn hiệu của Việt Nam, Luận án tiến sĩ.
66. Nguyễn Thị Quế Anh (2000), Bảo hộ tên thương mại ở Việt Nam và một số
kiến nghị hoàn thiện pháp luật về bảo hộ tên thương mại, Tạp chí Khoa học
Đại học Quốc gia Hà Nội, Chuyên san Kinh tế - Luật.
67. Nguyễn Thị Quế Anh (2002), Một số vấn đề bảo hộ quyền sở hữu công
nghiệp đối với tên thương mại trên thế giới, Tạp chí Khoa học Đại học
Quốc gia Hà Nội, Kinh tế Luật – XVIII, số 2.
68. Nguyễn Thị Quế Anh (2014), Hiệp định Trips: những tác động tới quy định
về các tội xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ trong Bộ luật Hình sự năm
1999, Tạp chí Khoa học Đại học Quốc gia Hà Nội: Luật học tập 30, số
2 (2014) 1-11.
69. Nguyễn Thị Thu Hồng, Nguyễn Văn Thành (2006), Hành vi cạnh tranh
không lành mạnh trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp, Tạp chí Nghiên cứu
Lập pháp, số 80/2006, tr.56-58.
70. Nguyễn Văn Luật (2006), Bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn
hiệu hàng hóa ở Việt Nam, Luận án tiến sĩ.
71. PGS.TS. Nguyễn Bá Diến (2010), Thực thi quyền Sở hữu trí tuệ trong tiến
trình hội nhập quốc tế những vấn đề lý luận và thực tiễn, Nxb Đại học quốc
gia, Hà nội.

158
72. Phạm Chí Công (2009), “Tìm lời giải cho doanh nghiệp trùng tên” Báo
kinh tế sài gòn online, thứ bảy ngày 7/3/2009.
73. Phạm Văn Toàn (2013), Thực thi quyền sở hữu công nghiệp ở Việt Nam -
Pháp luật và thực tiễn, trong MOST – WIPO, Tài liệu Hội thảo : “Sở hữu trí
tuệ, cạnh tranh và thực thi quyền Sở hữu trí tuệ; kinh nghiệm của Việt
Nam, Lào và Campuchia”, Hà Nội, ngày 5/6/2013.
74. Phạm Văn Tuyết và Lê Kim Giang (2008), Sở hữu trí tuệ và chuyển giao
công nghệ, Nxb Tư pháp, Hà Nội.
75. Quốc hội (1992), Hiến pháp.
76. Quốc hội (1995), Bộ Luật Dân sự.
77. Quốc hội (1997), Luật Thương mại.
78. Quốc hội (2005), Bộ Luật Dân sự.
79. Quốc hội (2005), Luật Doanh nghiệp.
80. Quốc hội (2005), Luật Sở hữu trí tuệ.
81. Quốc hội (2005), Luật Thương mại.
82. Quốc hội (2006), Nghị quyết 71/2006/QH11 của Quốc hội Phê chuẩn Nghị
định thư gia nhập Hiệp định thành lập Tổ chức thương mại thế giới (WTO)
của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
83. Quốc hội (2013), Hiến pháp.
84. Quốc hội (2014), Luật Doanh nghiệp.
85. Quốc hội (2015), Bộ Luật Dân sự.
86. Sở Khoa học và Công nghệ thành phố Hồ Chí Minh, kết luận thanh tra số
95/KL - TTra, ngày 12 tháng 10 năm 2015 về sở hữu công nghiệp đối việc
sử sụng dấu hiệu “Tân Thành Hưng” trong tên gọi của công ty TNHH
Thương mại – Dịch vụ vận chuyể nhà Tân Thành Hưng.
87. ThS. Hoàng Lan Phương (2012), Khắc phục những bất cập của pháp luật
Việt Nam về định giá tài sản trí tuệ, Tạp chí Chính sách và quản lý khoa học
và công nghệ, TSSN 1.8.59 -380, tập 1 số 2,2012, ngày 6/2/2012, mã bài

159
viết 12.111.901.
88. ThS. Ngô Tuấn Nghĩa (2006), Chiến lược quốc gia về sở hữu trí tuệ chuẩn
bị cho thế kỷ XXI của Nhật Bản, Tạp chí Những vấn đề kinh tế thế giới.
89. Tổ chức sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO) và Trung tâm thương mại quốc tế
(ITC) (2008), Trao đổi giá trị đàm phán hợp đồng chuyển giao quyền sử
dụng công nghệ, Tài liệu hướng dẫn, Ấn phẩm Wipo số 906 VN
(Vietnamese).
90. Tổ chức sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO), Bộ phận doanh nghiệp vừa và nhỏ,
Sở hữu trí tuệ dành cho doanh nghiệp. www.wipo.int.
91. Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới, Cẩm nang Sở hữu trí tuệ: Chính sách pháp
luật và áp dụng, Bản dịch của Cục sở hữu trí tuệ.
92. Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội, bản án số 65/2009/KDTM-ST ngày 13
tháng 04 năm 2009 về việc tranh chấp quyền sở hữu trí tuệ giữa Công ty cổ
phần kỹ nghệ thực phẩm Việt Nam (trụ sở thành phố Hồ Chí Minh) với
Công ty cổ phần kỹ nghệ thực phẩm Việt Nam (trụ sở thành phố Hà Nội).
93. Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội, bản án số 69/2010/KDTM-ST ngày 02
tháng 06 năm 2010 về việc tranh chấp tên miền giữa Công ty Samsung
Electronics Co., Lt (trụ sở Hàn Quốc) với ông Dương Hồng Minh (địa chỉ
Hà Nội).
94. Trung tâm thương mại quốc tế (UNCTAP), Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới
(WIPO) (2004), Những điều chưa biết về sở hữu trí tuệ, tài liệu hướng dẫn
dành cho các doanh nghiệp xuất khẩu vừa và nhỏ, Geneva.
95. Trung tâm WTO, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (2012),
Khuyến nghị chính sách của cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam về phương
án đàm phán hiệp định xuyên Thái Bình Dương (TPP), chương Sở hữu trí
tuệ (mã INTA – TPP 4), Hà Nội, tháng 7 năm 2012.
96. Trường Đại học Luật Hà Nội (2008), Giáo trình Luật Dân sự Việt Nam, tập
1, Nxb Công an Nhân dân, Hà Nội.

160
97. TS Lê Anh Tuấn (2009), Pháp luật về chống cạnh tranh không lành mạnh
ở Việt Nam, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội.
98. TS Nguyễn Như Quỳnh (2012), Hết quyền đối với nhãn hiệu trong pháp
luật, thực tiễn quốc tế và Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
99. TS Trần Văn Tuyết và LS Ths Lê Kim Giang (2008), Sở hữu trí tuệ và
chuyển giao công nghệ, NXB Tư pháp, Hà Nội.
100. TS. Bùi Ngọc Cường (2007), Hoàn thiện khung pháp lý về nhượng quyền
thương mại, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp số 103 tháng 8 năm 2007.
101. TS. Dương Tử Giang, TS. Phạm Vũ Khánh Toàn – VPLS Phạm và Liên
danh với sự phối hợp của Công ty luật Baker & Mc Kenzie, Báo cáo tổng
hợp kết quả rà soát luật SHTT và các kiến nghị,
102. TS. Nguyễn Như Quỳnh (2014), Tăng cường sự phối hợp giữa các cơ quan
thực thi quyền sở hữu trí tuệ ở Việt Nam,
103. TS. Trần Văn Hải (2007), Phân cấp quản lý và cải cách hành chính – Kinh
nghiệm quốc tế và những gợi ý với Việt Nam, Kỷ yếu hội thảo khoa học
quốc tế do Viện KAF (Cộng hòa Liên bang Đức) phối hợp với Trường Đại
học KHXH&NV Hà Nội tổ chức tháng 10.2007. Website Đại học Quốc gia
Hà Nội, http://www.vnu.edu.vn/ đăng lại vào thứ ba, 9 tháng 10, 2007.
104. Từ điển Luật học (1999), Nxb Từ điển Bách khoa, Hà Nội.
105. VCCI (2012), thư kiến nghị về đàm phán Chương Sở hữu trí tuệ trong TPP
lên Đại diện Thương mại Hoa Kỳ, Hà Nội, ngày 31/8/2012.
106. Viện Khoa học pháp lý Bộ Tư pháp (2006), Từ điển Luật học, Nxb Tư pháp
và Nxb Từ điển Bách khoa, Hà Nội.
107. Viện Khoa học Sở hữu trí tuệ (2009), Báo cáo định giá nhãn hiệu"TISCO”;
"GT, TISCO và hình” ngày 29 tháng 11 năm 2009.
108. Viện Ngôn ngữ học (1989), Từ điển Tiếng Việt, Nxb Khoa học xã
hội, Hà Nội.
109. Vũ Hoài Trang (2012), Xâm phạm quyền sở hữu đối với nhãn hiệu và tên

161
thương mại - Khóa luận tốt nghiệp.
110. Vũ Lê Trung (2005), Bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp và vấn đề xâm
phạm quyền sở hữu công nghiệp của Công ty Honda Việt Nam, Tạp chí
Dân chủ & Pháp luật, số 5/ 2005, tr. 37- 42.
111. Vương Thanh Thúy (2011), Dấu hiệu mang chức năng trong pháp luật về
nhãn hiệu – Quy định của pháp luật và thực tiễn áp dụng tại Hoa Kỳ, Châu
Âu và Việt Nam, Luận án tiến sĩ.
112. WIPO (1883), Công ước Paris về bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp.
113. WIPO (1891), Thoả ước Madrid về chống chỉ dẫn sai lệch hoặc lừa dối về
nguồn gốc hàng hoá.
114. WIPO (1958), Thoả ước Lisbon về bảo hộ và đăng ký quốc tế tên gọi xuất
xứ hàng hoá.
115. WTO (1995), Hiệp định TRIPS về các khía cạnh liên quan đến thương mại
của quyền sở hữu trí tuệ.
Tài liệu nƣớc ngoài
116. Accord sur les ADPIC, Daniel GERVAIS, (2009), Nxb. Larcier (tái bản
lần 2).
117. Alan B. Morrison (2007), Fundamentals of American Law.
118. An economic review of the patnent system – study of the subcommittee on
Patents, Tradamark, and copyrights of the US Senete Commettee on theo
Judiciary, 85th Congress, US Government printing Office –Washington,
Fritz Macklup (1958).
119. Céline Lagrost, Donald Martin, Cyrille Dubois & Serge Quazzotti (2010),
Intellectual Property Valuation: How to approach the selection of an
appropriate valuation method”, Tạp chí Intellectual Capital, tập 11, số 4
năm 2010, trang 481-503.
120. Commercial Code of Japan, 2002.

162
121. Daryl Martin & David Drews (2006), Intellectual Property Valuation
Techniques, Tạp chí Licensing tháng 10/2006.
122. Dictionaire de droit de la prooriete intellectuelle (2008), Nxb Ellipses.
123. Ian McClure (2009), Economy Pulse Check: Valuation, Finance and
Exchange of Intellectual Property, Tạp chí The Federal Lawyer, tập 56, số
4 năm 2009, trang 18-19&23.
124. Intellectual Property Code of the Philippines (Republic Act No. 8293).
125. Intellectual Property Rights in the USA Published, June 2013 tr 5, 7.
126. Intellectualle Property and International Trade: (2008), TRIPS
Agreement, Wolters Kluwer, Carlos M. Correa and Abdulqawi A.Yusuf
(Eds).
127. Jonh R Olesen – Spyros M Maniatis – Cristina Garrigues (2015), Trade
marks - world law and practice, UK.
128. Law of November 28, 2011, on Certificates of New Plant Variety,
published in the Official Gazette on December 8, 2011 amending the
Intellectual Property Code.
129. Resourse Book on TRIPS and Development (2002), An Authoritative and
pratical guide to TRIPS Agreement, UNCTAD –ICTSD.
130. Trademark Law of the People's Republic of China (as amended up to
Decision of August 30, 2013, of the Standing Committee of National
People's Congress on Amendments to the Trademark Law of the People's
Republic of China).
Tài liệu từ Internet
131. GS.TSKH. Nguyễn Mại, 2012, Tiếp cận theo tư duy đổi mới cho doanh
nghiệp Việt Nam sau 5 năm gia nhập WTO,
http://www.tapchicongsan.org.vn/Home/Tri-thuc-viet-nam/Doanh-nhan-
viet-nam/2012/15510/Tiep-can-theo-tu-duy-doi-moi-cho-doanh-nghiep-
Viet-Nam.aspx. ngày 25/5/2015

163
132. Hội nhập kinh tế quốc tế từ quan điển của Đảng đến thực tiễn,
http://www.tapchicongsan.org.vn/Home/Nghiencuu-
Traodoi/2015/31233/Hoi-nhap-kinh-te-quoc-te-Tu-quan-diem-cua-Dang-
den.aspx, ngày 3/1/2015.
133. Lê Thị Giang Nam, Phạm Vũ Khánh Toàn (2013), Bảo hộ nhãn nhiệu và
tên thương mại (bản án và bình luận),
http://www.hcmulaw.edu.vn/hcmulaw/index.php?option=com_content&vi
ew=article&catid=660:tc2013-s6&id=11828:2015-05-25-12-13-
00&Itemid=276, ngày 25/5/2015.
134. Quan điểm mới của Đảng về phát triển kinh tế,
http://www.qdnd.vn/qdndsite/vi-vn/61/43/ky-niem-85-nam-ngay-thanh-
lap-dang-cong-san-viet-nam/quan-diem-moi-cua-dang-ve-phat-trien-kinh-
te/342956.html, ngày 24/1/2015.
135. ThS – LS. Lê Thu Phương (2010), “Bảo hộ tên doanh nghiệp ảnh hưởng
bảo hộ tên thương mại”, Vietnamnet ngày 30/3/2010.
136. Trần Minh Dũng (2010), “Bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ bằng biện pháp
hành chính”, http//thanhtra.most.gov.vn, ngày 27/8/2010.
137. Tranh chấp thương hiệu phở Hùng, http://kinhdoanh.vnexpress.net/tin-
tuc/doanh-nghiep/tranh-chap-thuong-hieu-pho-hung-tai-tp-hcm-
3107855.html, ngày 16/11/2014.
138. TS Nguyễn Hữu Huyên - Vụ Hợp tác quốc tế, Bộ Tư pháp, Phân biệt giữa
cạnh tranh không lành mạnh và vi phạm quyền sở hữu trí tuệ,
http//www.thanhtra.most.gov.vn, ngày 16/3/2014
139. https://www.ama.org/resources/Pages/Dictionary.aspx?dLetter=B.
140. China - protecting your brand in a manufacturing region (counterfeit
protection strategy), http://www.wipo.int/ipadvantage/en/.
141. http://www.wipo.int/export/sites/www/sme/en/documents/valuationdocs/in
n_ddk_00_5xax.pdf.

164
142. J. Timothy Cromley (2007), “Intellectual Property Valuation Standards”,
http://www.iptoday.com/pdf/2007/1/Cromley-Jan2007.pdf.
143. John Turner (2000),"Valuation of Intellectual Property Assets, Valuation
Techniques: Parameters, Methodologies and Limitations”.
144. www.gov.uk/unacceptable-trade-marks.
145. www.wipo.int/pressroom/en/arcticles/2013/ arcticles -0024.html.
146. www.wipo.int/trade mark/en.

165

You might also like