You are on page 1of 155

HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH

ĐOÀN THANH NÔ

Thùc hiÖn ph¸p luËt vÒ quyÒn së h÷u trÝ tuÖ


®èi víi t¸c phÈm v¨n häc nghÖ thuËt d©n gian
ë ViÖt Nam hiÖn nay

LUẬN ÁN TIẾN SĨ LUẬT HỌC

HÀ NỘI - 2014
HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH

ĐOÀN THANH NÔ

Thùc hiÖn ph¸p luËt vÒ quyÒn së h÷u trÝ tuÖ


®èi víi t¸c phÈm v¨n häc nghÖ thuËt d©n gian
ë ViÖt Nam hiÖn nay

Chuyên ngành : Lý luận và lịch sử Nhà nước và pháp luật


Mã số : 62 38 01 01

LUẬN ÁN TIẾN SĨ LUẬT HỌC

Người hướng dẫn khoa học: GS, TS. TRẦN NGỌC ĐƯỜNG

HÀ NỘI - 2014
LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng
tôi; các số liệu, tư liệu được sử dụng trong luận án là trung
thực, có xuất xứ rõ ràng; những phát hiện đưa ra trong luận
án là kết quả nghiên cứu của tác giả luận án.

Tác giả luận án

Đoàn Thanh Nô
MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU 1
Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU TRONG VÀ
NGOÀI NƯỚC LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI 9
1.1. Tình hình nghiên cứu trong nước 9
1.2. Tình hình nghiên cứu ngoài nước 17
1.3. Những vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu 20
Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ QUYỀN SỞ
HỮU TRÍ TUỆ ĐỐI VỚI TÁC PHẨM VĂN HỌC NGHỆ THUẬT DÂN GIAN 24
2.1. Khái niệm về quyền sở hữu trí tuệ đối với tác phẩm văn học nghệ thuật
dân gian và khái niệm, các hình thức thực hiện pháp luật về quyền sở
hữu trí tuệ đối với tác phẩm văn học nghệ thuật dân gian 24
2.2. Đặc điểm, vai trò và các điều kiện đảm bảo thực hiện pháp luật về
quyền sở hữu trí tuệ đối với tác phẩm văn học nghệ thuật dân gian 37
2.3. Thực hiện pháp luật về quyền sở hữu trí tuệ đối với tác phẩm văn học nghệ
thuật dân gian ở một số nước trên thế giới và một số bài học kinh nghiệm 55
Chương 3: THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VÀ THỰC HIỆN PHÁP LUẬT
VỀ QUYỀN SỞ HỮU TRÍ TUỆ ĐỐI VỚI TÁC PHẨM VĂN HỌC NGHỆ
THUẬT DÂN GIAN Ở VIỆT NAM HIỆN NAY 73
3.1. Thực trạng pháp luật về quyền sở hữu trí tuệ đối với tác phẩm văn
học nghệ thuật dân gian ở Việt Nam hiện nay 73
3.2. Thực trạng thực hiện pháp luật về quyền sở hữu trí tuệ đối với tác
phẩm văn học nghệ thuật dân gian ở Việt Nam hiện nay 85
Chương 4: QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP BẢO ĐẢM THỰC HIỆN PHÁP
LUẬT VỀ QUYỀN SỞ HỮU TRÍ TUỆ ĐỐI VỚI TÁC PHẨM VĂN HỌC
NGHỆ THUẬT DÂN GIAN Ở VIỆT NAM HIỆN NAY 108
4.1. Quan điểm bảo đảm thực hiện pháp luật về quyền sở hữu trí tuệ đối với
tác phẩm văn học nghệ thuật dân gian ở Việt Nam hiện nay 108
4.2. Giải pháp bảo đảm thực hiện pháp luật về quyền sở hữu trí tuệ đối với
tác phẩm văn học nghệ thuật dân gian ở Việt Nam hiện nay 118
KẾT LUẬN 135
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ CÓ
LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN 140
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 141
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

CHXHCN Cộng hòa xã hội chủ nghĩa


Nxb Nhà xuất bản
QSHTT (IPR) Quyền sở hữu trí tuệ
Sđd Sách đã dẫn
SHTT Sở hữu trí tuệ
TC Tạp chí
THPL Thực hiện pháp luật
TPVH Tác phẩm văn học
TPVHNT Tác phẩm văn học nghệ thuật
TPVHNTDG Tác phẩm văn học nghệ thuật dân gian
VHNT Văn học nghệ thuật
VHNTDG Văn học nghệ thuật dân gian
1

MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài


Với bất cứ quốc gia nào, di sản văn hóa là một trong những thứ thiêng
liêng và quý báu nhất. Nó thể hiện “linh hồn” - cốt lõi của bản sắc dân tộc.
Tài sản vô giá này có vai trò hết sức quan trọng trong việc tạo nên sự gắn kết
bền chặt của cộng đồng, lưu giữ những giá trị truyền thống cao quý nhất của
dân tộc, đồng thời là cơ sở để sáng tạo những giá trị mới và giao lưu văn hóa.
Việt Nam - đất nước với bề dày lịch sử mấy ngàn năm của 54 tộc người
anh em, có nguồn tác phẩm văn học nghệ thuật dân gian (TPVHNTDG) vô
cùng phong phú và đa dạng. Với cộng đồng các dân tộc Việt Nam,
TPVHNTDG là “thức ăn” tinh thần không thể thiếu trong cuộc sống đã qua,
hiện tại và tương lai. Chính vì vậy, Nghị quyết Hội nghị Ban Chấp hành
Trung ương Đảng lần thứ Năm khoá VIII đã khẳng định: cần phải coi trọng,
bảo tồn, kế thừa, phát huy những giá trị văn hóa truyền thống (bác học và dân
gian), văn hóa cách mạng, bao gồm cả vật thể và phi vật thể - đó chính là di
sản văn hóa (trong đó có TPVHNTDG).
Là tài sản chung của cả cộng đồng, nhưng không có nghĩa TPVHNTDG
là vô chủ, bất cứ ai muốn khai thác, sử dụng thế nào cũng được. Nếu
TPVHNTDG bị sử dụng, khai thác một cách tùy tiện sẽ dẫn đến những tác
động tiêu cực không nhỏ, thậm chí có thể theo chiều hướng ngược với những
giá trị mà đáng ra TPVHNTDG mang lại cho cộng đồng. Do vậy,
TPVHNTDG tất yếu phải được bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ một cách hợp
pháp và bình đẳng như các tác phẩm văn học nghệ thuật khác.
Có nhiều phương diện khác nhau để bảo tồn, phát triển và phát huy
những giá trị của các TPVHNTDG trong cuộc sống như: phương diện xã hội,
phương diện văn hóa, phương diện pháp lý… Mỗi phương diện có ý nghĩa và
vai trò khác nhau nhưng chắc chắn rằng, đối với phương diện pháp lý, các
2

TPVHNTDG sẽ được bảo vệ, lưu giữ và phát huy giá trị bởi pháp luật là một
phương tiện bảo vệ có hiệu lực và hiệu quả mạnh mẽ nhất. Bằng Hiến pháp và
pháp luật, Nhà nước tuyên bố bảo vệ, khuyến khích việc giữ gìn, phát huy
những giá trị của di sản văn hóa nói chung và của TPVHNTDG nói riêng. Với
các TPVHNTDG, việc bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ của tác giả đối với chúng -
một loại chủ thể đặc biệt - là vô cùng quan trọng. Bởi lẽ, đó là quyền của cộng
đồng (làng, xã, thôn, buôn bản, phum, sóc…) và cá nhân (nghệ nhân, người
sưu tầm, nghiên cứu) đối với tài sản trí tuệ; bao gồm quyền tác giả (quyền của
cộng đồng sáng tạo ra TPVHNTDG và quyền liên quan đến quyền tác
giả/quyền cộng đồng sáng tạo ra TPVHNTDG).
Những nội dung pháp lý liên quan đến quyền sở hữu trí tuệ (QSHTT)
nói chung và QSHTT đối với TPVHNTDG nói riêng được quy định trong Bộ
luật Dân sự năm 1995 có hiệu lực từ ngày 01 /01/2006 (Chương XXXIV -
Quyền tác giả và quyền liên quan của Phần thứ sáu - Quyền sở hữu trí tuệ và
chuyển giao công nghệ) và Luật Sở hữu trí tuệ có hiệu lực từ ngày 01/7/2006
(Phần thứ hai - Quyền tác giả và liên quan). Và gần đây, Hiến pháp năm 2013
quy định: Mọi người có quyền nghiên cứu khoa học và công nghệ, sáng tạo
văn học, nghệ thuật và thụ hưởng lợi ích từ các hoạt động đó (Điều 40); Mọi
người có quyền hưởng thụ và tiếp cận các giá trị văn hoá, tham gia vào đời
sống văn hóa, sử dụng các cơ sở văn hóa (Điều 41).
Những quy định trong Hiến pháp năm 2013, Bộ luật Dân sự và Luật Sở
hữu trí tuệ nêu trên cơ sở pháp lý để phát huy tác dụng tích cực trong hoạt
động bảo hộ quyền tác giả, khuyến khích việc sáng tạo ra các giá trị văn học,
nghệ thuật và khoa học phục vụ nhu cầu xã hội. Các tác giả đã có phương tiện
pháp luật để bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của mình. Các cơ quan quản
lý nhà nước, cơ quan tư pháp đã có công cụ pháp luật để quản lý và giữ gìn
trật tự xã hội, nhằm “làm tốt công tác bảo vệ quyền tác giả” đúng theo tinh
thần Nghị quyết Hội nghị lần thứ 5 Ban chấp hành Trung ương Đảng (khóa
3

VIII) về xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản
sắc dân tộc. Nhìn chung, trong xã hội bắt đầu có một cách nhìn nghiêm túc và
khoa học hơn về quyền tác giả và bảo hộ quyền tác giả, cả về phía các tác giả,
cơ quan bảo hộ tác giả cũng như từ phía các công dân. Nhiều người đã ý thức
được việc tự bảo vệ bằng cách đăng ký xin bảo hộ tại cơ quan bảo hộ quyền
tác giả. Một số hành vi vi phạm quyền tác giả trong các lĩnh vực quản lý nhà
nước về văn hóa và thông tin đã bị phát hiện và xử lý. Các tổ chức, cá nhân
khi sử dụng tác phẩm của người khác đã bắt đầu thực hiện nghĩa vụ tôn trọng
các quyền của tác giả.
Tuy nhiên, pháp luật về bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ nói chung và
QSHTT đối với TPVHNTDG nói riêng chưa được thực hiện một cách nghiêm
chỉnh và đồng bộ. Nhiều hành vi vi phạm pháp luật về QSHTT ngày càng tinh
vi và phức tạp, thậm chí có lúc tỏ ra hết sức trắng trợn, diễn ra ở nhiều công
đoạn trong lĩnh vực này (từ xuất bản báo chí, sản xuất các chương trình, băng,
đĩa âm nhạc, sân khấu, điện ảnh đến mỹ thuật, nhiếp ảnh và các hoạt động văn
hóa, nghệ thuật khác). Những hành vi đó đã và đang xâm hại nghiêm trọng tới
quyền của các tác giả, chủ sở hữu tác phẩm, làm ảnh hưởng tiêu cực tới việc
đầu tư sáng tạo, gây bất bình trong dư luận xã hội… Riêng đối với
TPVHNTDG, việc sử dụng loại hình này hiện nay hết sức tùy tiện, mạnh ai
cứ khai thác, bất chấp các quy định pháp luật. Mặc dù Luật SHTT của Việt
Nam (2005) đã quy định hết sức rõ ràng rằng: khi sử dụng TPVHNTDG, tổ
chức, cá nhân sử dụng phải dẫn chiếu xuất xứ loại hình tác phẩm đó và bảo
đảm giữ gìn giá trị đích thực của TPVHNTDG và phải có sự thoả thuận bằng
việc trả thù lao cho tác giả (cộng đồng), nhưng thực tế, rất nhiều TPVHNTDG
đang bị sử dụng tự do theo kiểu “cha chung không ai khóc”.
Nhận thức rõ mức độ nghiêm trọng của vấn đề này, tại Đại hội đại biểu
toàn quốc lần thứ X, Đảng Cộng sản Việt Nam đã thẳng thắn đánh giá: “Quyền
sở hữu trí tuệ chưa được coi trọng đúng mức và còn bị xâm phạm” [27, tr.172].
4

Do đó, Đảng nhấn mạnh yêu cầu tiếp tục đẩy mạnh “nâng cao ý thức chấp hành
và hiệu lực thực thi tốt pháp luật về sở hữu trí tuệ” [27, tr.210].
Bảo đảm thực hiện một cách nghiêm chỉnh, toàn diện và đồng bộ pháp
luật về bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với tác phẩm văn học nghệ thuật dân
gian ở Việt Nam là một yêu cầu tất yếu khách quan xuất phát từ định hướng
xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, chủ trương hội nhập quốc
tế, xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân
tộc. Pháp luật về quyền sở hữu trí tuệ đối với tác phẩm văn học nghệ thuật
dân gian cần phải được thực hiện đầy đủ và đúng đắn để ngăn ngừa và đấu
tranh có hiệu quả đối với các hành vi vi phạm đã và đang diễn ra, bảo vệ
quyền và lợi ích hợp pháp của tác giả, chủ sở hữu quyền sở hữu trí tuệ đối với
tác phẩm văn học nghệ thuật dân gian, bảo đảm môi trường xã hội và môi
trường pháp lý thuận lợi cho cộng đồng được thụ hưởng những giá trị tinh
thần và nhân văn cao đẹp đã kết tinh trong các tác phẩm văn học, nghệ thuật
dân gian.
Là một người công tác tại Hội Văn nghệ Dân gian Việt Nam, với nhận
thức nói trên, nghiên cứu sinh thực sự thấy rõ trách nhiệm của mình và hết
sức mong muốn góp phần giải quyết một vấn đề hiện đang rất cần thiết và bức
xúc trong công tác quản lý và thực thi bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với
VHNTDG, nên đã chọn đề tài: “Thực hiện pháp luật về quyền sở hữu trí tuệ
đối với tác phẩm văn học nghệ thuật dân gian ở Việt Nam hiện nay” làm đề
tài Luận án Tiến sĩ.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu đề tài
2.1. Mục đích nghiên cứu đề tài
Đề tài có mục đích làm rõ những vấn đề lý luận và thực tiễn liên quan
đến thực hiện pháp luật về QSHTT đối với TPVHNTDG ở Việt Nam hiện
nay; xác định các quan điểm và giải pháp bảo đảm sao cho pháp luật về
QSHTT đối với TPVHNTDG ở Việt Nam được thực hiện một cách đầy đủ,
5

nghiêm chỉnh và đồng bộ, thông qua đó góp phần lưu giữ, bảo vệ và phát huy
những giá trị cao quý của TPVHNTDG trong tiến trình xây dựng nền văn hoá
Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu đề tài
Để thực hiện mục đích nói trên, đề tài có các nhiệm vụ sau:
Một là: Phân tích nội hàm khái niệm thực hiện pháp luật và đặc điểm
của thực hiện pháp luật về QSHTT đối với TPVHNTDG; làm rõ vai trò và
các yếu tố bảo đảm của thực hiện pháp luật về QSHTT đối với
TPVHNTDG;Nghiên cứu, rút ra một số bài học kinh nghiệm thực hiện pháp
luật về QSHTT đối với TPVHNTDG ở một số nước trên thế giới.
Hai là: Phân tích những ưu điểm, hạn chế của pháp luật về QSHTT đối
với TPVHNTDG; làm rõ kết quả đã đạt được, những hạn chế, bất cập trong
thực hiện pháp luật về QSHTT đối với TPVHNTDG ở Việt Nam thời gian
qua, đồng thời chỉ rõ nguyên nhân của những hạn chế và bất cập đó.
Ba là: Hình thành các quan điểm và đề xuất các giải pháp bảo đảm thực
hiện pháp luật về QSHTT đối với TPVHNTDG ở Việt Nam hiện nay.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu là việc thực hiện pháp
luật về QSHTT đối với TPVHNTDG cả về phương diện lý luận và thực tiễn.
Phạm vi nghiên cứu: Đề tài chỉ nghiên cứu thực hiện pháp luật về
QSHTT đối với TPVHNTDG từ năm 2006 khi có Luật SHTT được ban hành
đến nay.
4. Cơ sở lý luận, phương pháp nghiên cứu
4.1. Cơ sở lý luận
Việc nghiên cứu dựa trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa Mác
Lê-nin, tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước và pháp luật, những luận điểm cơ
bản của Đảng và Nhà nước ta đối với VHNTDG và bảo hộ QSHTT đối với
TPVHNTDG ở Việt Nam hiện nay.
6

4.2. Phương pháp nghiên cứu


Trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ
nghĩa duy vật lịch sử của triết học Mác - Lê nin, luận án có sử dụng các
phương pháp nghiên cứu cụ thể như: phương pháp hệ thống, phương pháp
lôgic, phương pháp lịch sử, phương pháp phân tích, phương pháp so sánh và
phương pháp tổng hợp.
- Phương pháp hệ thống được sử dụng trong chương 1 để phân loại và
nghiên cứu nội dung các tài liệu nghiên cứu về QSHTT đối với TPVHNTDG;
pháp luật về QSHTT đối với TPVHNTDG và thực hiện pháp luật về QSHTT
đối với TPVHNTDG ở Việt Nam và một số nước trên thế giới.
- Phương pháp logic là phương pháp nghiên cứu được sử dụng xuyên
suốt trong quá trình thực hiện chương 2, chương 3 và chương 4 của luận án.
Theo đó, trong chương hai trước khi nghiên cứu cơ sở lý luận về thực hiện
pháp luật về QSHTT đối với TPVHNTDG, tác giả đã nêu khái quát lý luận về
thực hiện pháp luật về QSHTT đối với TPVHNTDG. Đồng thời nội dung của
ba chương có mối quan hệ xuyên suốt. Những lý giải về mặt lý luận ở chương
2 là cơ sở đánh giá thực trạng thực hiện pháp luật về QSHTT đối với
TPVHNTDG ở chương 3 và từ đó đưa ra các quan điểm và giải pháp bảo đảm
thực hiện pháp luật về QSHTT đối với TPVHNTDG ở Việt Nam trong
chương 4.
- Phương pháp lịch sử được sử dụng trong đánh giá thực trạng pháp
luật và thực trạng thực hiện pháp luật về QSHTT đối với TPVHNTDG ở Việt
Nam. Điều kiện cụ thể của đất nước là xuất phát điểm để tác giả đánh giá
đúng thực trạng thực hiện pháp luật về QSHTT đối với TPVHNTDG trong
thời kỳ đổi mới.
- Phương pháp phân tích - tổng hợp được sử dụng trong cả chương 2,
chương 3 và chương 4 của luận án. Phân tích khái niệm pháp luật về QSHTT
đối với TPVHNTDG, thực hiện pháp luật về QSHTT đối với TPVHNTDG,
7

đặc điểm, nội dung, hình thức, vai trò của thực hiện pháp luật về QSHTT đối
với TPVHNTDG, các điều kiện bảo đảm thực hiện pháp luật về QSHTT đối
với TPVHNTDG; phân tích nguyên nhân của thực trạng thực hiện pháp luật
về QSHTT đối với TPVHNTDG ở Việt Nam; phân tích các quan điểm và giải
pháp bảo đảm thực hiện pháp luật về QSHTT đối với TPVHNTDG.
- Đối với việc nghiên cứu vấn đề thực hiện pháp luật về QSHTT đối
với TPVHNTDG ở một số nước trên thế giới, tác giả chú trọng sử dụng
phương pháp phương pháp so sánh và phân tích để rút ra kinh nghiệm về thực
hiện pháp luật về QSHTT đối với TPVHNTDG có thể áp dụng ở Việt Nam.
- Trong phần “Thực trạng thực hiện pháp luật về QSHTT đối với
TPVHNTDG ở Việt Nam” bên cạnh việc sử dụng phương pháp phân tích, tác
giả còn sử dụng phương pháp tổng hợp các số liệu để chứng minh cho các
luận giải đã nêu.
5. Những đóng góp mới của luận án
5.1. Về phương diện lý luận
- Lần đầu tiên luận án xây dựng khái niệm thực hiện pháp luật về
QSHTT đối với TPVHNTDG; làm rõ đặc điểm, hình thức, vai trò và các điều
kiện bảo đảm thực hiện pháp luật về QSHTT đối với TPVHNTDG;
- Từ pháp luật quốc tế, pháp luật quốc gia và thực hiện pháp luật về
QSHTT đối với TPVHNTDG của một số nước, luận án đã rút ra một số bài
học kinh nghiệm có giá trị tham khảo đối với nước ta.
5.2. Về phương diện thực tiễn
- Luận án là công trình đầu tiên làm rõ thực trạng pháp luật về QSHTT
đối với TPVHNTDG, phân tích những kết quả đã đạt được, những hạn chế,
bất cập, nguyên nhân của những hạn chế trong thực hiện pháp luật về QSHTT
đối với TPVHNTDG ở Việt Nam thời gian qua.
- Luận án luận chứng các quan điểm, đề xuất các giải pháp bảo đảm
thực hiện pháp luật về QSHTT đối với TPVHNTDG ở Việt Nam hiện nay.
8

6. Ý nghĩa lý luận, thực tiễn của luận án


Luận án góp phần làm sáng tỏ những vấn đề lý luận và thực tiễn về
thực hiện pháp luật về QSHTT đối với TPVHNTDG ở Việt Nam, là tài liệu
để các cơ quan Nhà nước có liên quan tham khảo, ban hành các văn bản pháp
luật về QSHTT đối với TPVHNTDG ở Việt Nam hiện nay.
Luận án cung cấp luận cứ khoa học cho các cơ quan Nhà nước, tổ chức
xã hội giáo dục nâng cao ý thức pháp luật, tổ chức thực hiện pháp luật về
QSHTT đối với TPVHNTDG ở Việt Nam.
Luận án có thể làm tài liệu tham khảo cho các đơn vị, bộ, ngành có liên
quan trong việc học tập, nghiên cứu, giảng dạy, nhất là trong lĩnh vực
VHNTDG và bảo hộ QSHTT đối với TPVHNTDG.
7. Kết cấu luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, nội dung
luận án gồm 4 chương, 10 tiết.
9

Chương 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
TRONG VÀ NGOÀI NƯỚC LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI

1.1. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU TRONG NƯỚC


Ở Việt Nam hiện nay, đã có các công trình nghiên cứu cấp nhà nước,
cấp bộ, ngành, các luận án tiến sĩ, luận văn thạc sĩ, các loại sách chuyên khảo
về VHNTDG, về QSHTT, về thực hiện pháp luật trong một số lĩnh vực.
- Thứ nhất, liên quan đến VHNTDG có một số công trình sau:
Cuốn: “Văn hoá các dân tộc thiểu số - Những giá trị đặc sắc” của
Phan Đăng Nhật [46]. Tác phẩm này được giới chuyên môn đánh giá cao, có
giá trị về mặt lý luận và tổng kết thực tiễn.
Tác giả đề cập rất nhiều vấn đề lý luận và thực tiễn, nhưng chủ yếu đi
sâu vào các lĩnh vực như diện mạo văn học dân gian các dân tộc thiểu số Việt
Nam, sử thi - thể loại quan trọng của văn học dân gian, một số thành tố văn
hóa dân gian.
Tác giả nghiên cứu về văn học, nhưng dừng lại ở thể loại thần thoại,
câu đố, truyện cười, truyện thơ, sử thi, lễ hội, luật tục. Tác phẩm này có nói
đến việc bảo vệ và phát huy kho tàng tri thức dân gian các dân tộc, nhưng chỉ
dừng lại ở một số thể loại VHNTDG.
Nguyễn Xuân Kính, Thi pháp ca dao [43]. Tác giả chỉ đề cập đến lĩnh
vực thi pháp ca dao.
Chu Xuân Diên, Văn hóa dân gian - mấy vấn đề phương pháp luận và
nghiên cứu thể loại [24]. Tác giả đề cập đến vấn đề văn hoá dân gian và
phương pháp nghiên cứu liên ngành, về phương pháp so sánh trong nghiên
cứu văn hoá dân gian, việc nghiên cứu thi pháp văn học dân gian, tiểu luận về
tục ngữ Việt Nam.
Tác giả chỉ nói đến một phần các thể loại văn học, còn phần lớn
TPVHNTDG tác giả chưa đề cập.
10

Tác giả Lê Quý Đức với bài Thực trạng lễ hội dân gian cổ truyền ở
nước ta hiện nay [34], mới chỉ đề cập đến vấn đề vai trò của lễ hội dân gian
cổ truyền, và nêu ra một loại hình văn nghệ dân gian mà thôi.
Tác giả Diệp Đình Hoa, Tính duy lý của truyền thuyết, huyền thoại,
người Việt cổ chiếm lĩnh vùng đồng bằng Bắc Bộ [35], tác giả chỉ đưa ra vai
trò của truyền thuyết, huyền thoại trong đời sống đương đại mà chưa nói đến
vai trò của VHNTDG nói chung.
Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam, trong cuốn sách Hội Văn nghệ dân
gian Việt Nam 40 năm xây dựng và trưởng thành [36], tác phẩm này tuy có
đề cập đến vai trò của VHNTDG, nhưng chưa khái quát được vai trò của
TPVHNTDG ở Việt Nam hiện nay.
Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam (2008), Dự án công bố phổ biến tài
sản văn hoá dân gian các dân tộc Việt Nam giai đoạn 2008 - 2012 [37], ở
đây đề cập khá cụ thể về vai trò của TPVHNTDG, nhưng chưa nói lên được
tính đặc thù của TPVHNTDG.
Tác giả Nguyễn Xuân Kính (1997), trong bài Việt Nam, một chặng
đường nghiên cứu văn hóa trong thập kỷ thế giới phát triển văn hóa [42],
phần mở đầu bài viết, tác giả có nói đến vai trò, tính đặc thù của VHNTDG,
nhưng chưa khái quát thành lý luận và chưa mang tính tổng kết thực tiễn.
- Thứ hai, liên quan đến QSHTT có một số công trình sau:
“Quyền tác giả trong nền kinh tế thị trường” [47] giới thiệu chung về
quyền tác giả và đề cập đến những thách thức đối với việc thực hiện bảo hộ
quyền tác giả trong điều kiện của nền kinh tế thị trường đang manh nha ở
Việt Nam vào thời điểm đó.
“Thường thức về quyền tác giả” [48] cung cấp các thông tin cơ bản về
các Công ước quốc tế về quyền tác giả, các tổ chức quốc tế lớn trong lĩnh
vực quyền tác giả trên thế giới, giải thích các thuật ngữ thường dùng, đồng
11

thời giới thiệu các quy định về quyền tác giả trong Bộ luật Dân sự Việt Nam
năm 1995 và các văn bản hướng dẫn, bản dịch tiếng Việt Công ước Berne về
bảo hộ tác phẩm văn học, nghệ thuật để bạn đọc tham khảo.
Tác giả cuốn sách Đổi mới và hoàn thiện pháp luật về sở hữu trí tuệ
[75], người đã công tác lâu năm tại cơ quan quản lý nhà nước về SHTT, gần
20 năm gắn bó với công việc thuộc lĩnh vực này, đạt nhiều giải thưởng trong
nước và quốc tế - bằng lý luận và kiến thức thực tiễn phong phú, với nhiều
tình huống thú vị, đã phân tích và lý giải các đặc trưng, vai trò, nội dung
QSHTT, cơ chế quản lý và thực thi SHTT, nội dung quản lý SHTT bằng
pháp luật.
Trên cơ sở đánh giá thực trạng hệ thống pháp luật, bộ máy quản lý và
thực thi QSHTT, tác giả đã nêu phương hướng và một số giải pháp cơ bản
nhằm đổi mới và hoàn thiện hệ thống pháp luật và cơ chế quản lý, thực thi
QSHTT để làm tăng hiệu quả quản lý nhà nước về SHTT, thúc đẩy tăng
trưởng kinh tế giao thoa văn hóa, đặc biệt các nền văn học dân gian để hội
nhập vào nền kinh tế, văn hóa thế giới.
Đặc biệt, tác giả công trình đã mạnh dạn đề xuất một phương án dự
thảo Luật SHTT (lúc đó Luật chưa ban hành) trên cơ sở nghiên cứu một
cách khoa học, đúc kết kinh nghiệm về Luật SHTT ở các nước và hệ thống
pháp luật của nước ta. Đây có thể coi là công trình luật học đầu tiên ở Việt
Nam về QSHTT nói chung.
Cuốn sách đã góp phần phục vụ các nhà làm luật, nhà thực thi luật;
giới nghiên cứu, quản lý; luật sư về QSHTT; doanh nghiệp; giảng viên và
sinh viên ngành kinh tế - xã hội và tất cả những ai quan tâm đến sự nghiệp
phát triển của QSHTT. Các tổ chức, cá nhân hoạt động trong lĩnh vực luật
pháp trong và ngoài nước có thể tìm thấy những thông tin bổ ích từ cuốn
sách này.
12

Nhóm tác giả Nguyễn Bình, Nguyễn Thị Chính, Nguyễn Huy Ngát,
Nguyễn Bích Ngọc: Bình luận về quyền tác giả theo pháp luật Việt Nam [1].
Cuốn sách giải thích các quy định của pháp luật Việt Nam liên quan đến
quyền tác giả, có sự đối chiếu, so sánh với các điều ước quốc tế về quyền tác
giả mà Việt Nam đã hoặc sẽ tham gia hoặc ký kết. Việc giải thích cũng được
làm rõ hơn bằng các quy định hướng dẫn thi hành Bộ luật dân dự và bằng
các ví dụ thực tế. Bên cạnh việc giải thích các quy định pháp luật, cuốn sách
cũng có những gợi ý về cách thức và cơ sở pháp lý trong việc giải quyết một
số vấn đề đã hoặc có thể phát sinh trong thực tiễn áp dụng pháp luật. Do
vậy, cuốn sách sẽ là tài liệu nghiên cứu hữu ích đối với đối tượng nghiên
cứu khoa học cũng như với những nhà hoạt động thực tiễn về bảo hộ quyền
tác giả.
Một số cuốn sách giới thiệu pháp luật và thông lệ quốc tế trong lĩnh
vực quyền tác giả cũng đã được xuất bản để phục vụ quá trình hội nhập quốc
tế của Việt Nam:
“Cẩm nang sở hữu trí tuệ: chính sách, pháp luật và áp dụng”, do Cục
Sở hữu trí tuệ dịch từ cuốn “WIPO Intellectual Property Handbook: Policy,
Law anh Use” [22] trong khuôn khổ Chương trình Hợp tác đặc biệt Việt
Nam - Thụy Sĩ về sở hữu trí tuệ (Chương trình SPC), đề cập các vấn đề quan
trọng hiện nay như thương mại điện tử, công nghệ sinh học, tri thức truyền
thống và quản lý các quyền liên quan đến quyền tác giả, đồng thời phác họa
tầm nhìn, chính sách và chiến lược mới của Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới
trong việc theo đuổi cách tiếp cận mới nhằm đối mặt với các thách thức mới,
bao gồm phát triển đối tác cộng đồng sở hữu trí tuệ nói riêng, với giới pháp
luật và kinh doanh cũng như cả xã hội dân sự nói chung.
“Cẩm nang quyền tác giả khu vực châu Á” của tác giả Tamotsu Hozumi
[64], với sự hỗ trợ của Cục Bản quyền Nhật Bản, cung cấp những khái niệm
và kiến thức cơ bản về quyền tác giả cũng như những ứng dụng của nó, đặc
13

biệt cho đối tượng là những người trực tiếp liên quan đến việc xuất bản sách
như người biên tập, nhà văn, họa sĩ minh họa, nhà nhiếp ảnh… Cuốn sách
bao gồm cả phần hỏi - đáp về những vấn đề cụ thể thường hay gặp phải liên
quan đến quyền tác giả và bảo hộ quyền tác giả trong nghiệp vụ xuất bản, rất
bổ ích cho những người làm công tác xuất bản.
“Quản lý tập thể quyền tác giả và quyền liên quan” của tác giả Mihaly
Ficsor [45] trong khuôn khổ Chương trình hợp tác về sở hữu trí tuệ giữa Liên
minh châu Âu và các nước ASEAN (Dự án ECAP II), đề cập đến các khái
niệm cơ bản, vai trò và ý nghĩa của hệ thống quản lý tập thể, chức năng quản
lý của các tổ chức tập thể, việc cấp phép, thu và phân phối tiền bản quyền ở
các nhóm quyền khác nhau, sự giám sát của Chính phủ, Chương trình hợp tác
phát triển của Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO) trong lĩnh vực quản lý
tập thể quyền tác giả và quyền liên quan. Cuốn sách trình bày về cơ sở và
chức năng của quản lý tập thể và các hệ thống cùng thực thi các quyền khác;
phác họa các mục tiêu và hoạt động của WIPO trong lĩnh vực liên đới quản
lý; mô tả các hình thức đặc trưng nhất của quản lý tập thể và cấp phép quyền;
đề cập đến những thách thức do công nghệ số và đặc biệt là Internet, và do
các xu hướng tập trung hóa, khu vực hóa và toàn cầu hóa, cùng với những
phản ứng khả dĩ đi kèm; phân tích sơ lược theo chủ đề qua vài vấn đề chung
về quản lý tập thể và những hệ thống liên đới thực hiện quyền khác; đưa ra
một số kết luận chung về việc thiết lập và hoạt động của quản lý tập thể và
các hệ thống liên đới thực hiện khác về quyền tác giả và quyền liên quan.
Cuốn sách này rất bổ ích cho Việt Nam trong những năm đầu triển khai hệ
thống quản lý tập thể quyền tác giả và quyền liên quan.
- Thứ ba, về thực hiện pháp luật nói chung và thực hiện pháp luật trong
một số lĩnh vực, có các công trình sau:
Trong giáo trình Lý luận chung về Nhà nước và pháp luật (Tập I)
[85], ở Chương II, từ trang 269 đến 280, GS. TS. Trần Ngọc Đường đã nêu
14

rõ khái niệm thực hiện pháp luật, các dạng thực hiện pháp luật, đặc biệt Giáo
sư đi sâu phân tích các trường hợp áp dụng pháp luật và đặc điểm của nó;
các giai đoạn của quá trình áp dụng pháp luật, áp dụng pháp luật tương tự.
Nguyễn Minh Đoan, trong tác phẩm Thực hiện pháp luật và văn hóa
pháp lý trong đời sống xã hội [33], tác giả đã đề cập nhiều vấn đề lý luận
thực hiện pháp luật. Đặc biệt từ trang 5 đến 105, tác giả đã dành 100 trang
nói về thực hiện pháp luật và áp dụng pháp luật như: khái niệm thực hiện
pháp luật, các hình thức thực hiện pháp luật, áp dụng pháp luật; quy trình
thực hiện và áp dụng pháp luật; các bảo đảm thực hiện pháp luật; hiệu quả
thực hiện pháp luật ở Việt Nam.
Đây là nguồn tài liệu vô cùng quý, trang bị cho tác giả những kiến
thức rất cơ bản về mặt lý luận khi tiếp cận các khái niệm thực hiện pháp luật
và các hình thức thực hiện pháp luật về QSHTT đối với TPVHNTDG.
Dựa trên lý luận về thực hiện pháp luật, đã có nhiều luận án tiến sĩ,
luận văn thạc sĩ nghiên cứu về thực hiện pháp luật trong một số lĩnh vực
cụ thể.
Đặc biệt, luận án tiến sĩ của Hoàng Minh Thái“Thực hiện pháp luật về
quyền tác giả ở Việt Nam hiện nay” [69], có liên quan trực tiếp đến đề tài
của nghiên cứu sinh.
Luận án này đã đưa ra khái niệm: Thực hiện pháp luật về quyền tác
giả là hành vi xử sự của tác giả/ cộng đồng sáng tạo, chủ sở hữu quyền tác
giả, của người sử dụng tác phẩm và của các cơ quan nhà nước có thẩm
quyền được tiến hành phù hợp với yêu cầu của các quy phạm pháp luật về
quyền sở hữu trí tuệ đối với tác phẩm văn học nghệ thuật dân gian, đảm bảo
quyền và lợi ích hợp pháp của tác giả/ cộng đồng sáng tạo, chủ sở hữu quyền
tác giả văn học nghệ thuật dân gian và của nhà nước được thực hiện một
cách hài hòa, theo đó quyền sở hữu trí tuệ đối với tác phẩm văn học nghệ
15

thuật dân gian được bảo hộ, quyền tiếp cận tác phẩm của cộng đồng xã hội
được đảm bảo, ý chí của Nhà nước được đề cao, từ đó các giá trị tinh thần và
nhân văn của xã hội được bảo hộ phát huy, sáng tạo văn học, nghệ thuật và
khoa học được nảy nở và khuyến khích phát triển.
Tác giả Hoàng Minh Thái nêu các đặc điểm của thực hiện pháp luật về
quyền tác giả, đó là: tính pháp luật, tính xã hội tính tự giác và tính đạo đức
và được tiến hành dưới bốn hình thức là tuân thủ pháp luật, thi hành pháp
luật, sử dụng pháp luật và áp dụng pháp luật.
Đồng thời, luận án của tác giả Hoàng Minh Thái cũng đã phân tích
thực trạng pháp luật về quyền tác giả, thực trạng thực hiện pháp luật về bảo
hộ quyền tác giả. Cách tiếp cận phân tích của tác giả này tập trung vào các
yếu tố bảo đảm và cơ chế tổ chức thực hiện pháp luật về quyền tác giả chứ
không phân tích theo các hình thức thực hiện pháp luật.
Luận án này đã chỉ ra các yêu cầu khách quan của việc đảm bảo thực
hiện pháp luật về quyền tác giả ở Việt Nam trong điều kiện mở cửa hội nhập
hiện nay và đề xuất bảy giải pháp cơ bản đảm bảo thực hiện pháp luật về
quyền tác giả ở Việt Nam.
Những nội dung trên có ý nghĩa tham khảo rất hữu ích cho việc
nghiên cứu thực hiện pháp luật về QSHTT đối với TPVHNTDG.
- Thứ tư, về QSHTT đối với TPVHNTDG có các công trình sau:
Cuốn Ghi chép về văn hoá và âm nhạc của Tô Ngọc Thanh [71]. Tô
Ngọc Thanh đã có một bài viết riêng Về quyền sở hữu trí tuệ đối với văn học
nghệ thuật dân gian [72]. Trong bài này, Giáo sư đã đề cập đến bối cảnh lịch
sử, những đặc trưng của văn học nghệ thuật dân gian, thực trạng về QSHTT
đối với văn hoá dân gian, một vài kinh nghiệm và kiến nghị. Đây là bài viết
mang tính khái quát cao, rất có giá trị, giúp nghiên cứu sinh có kiến thức sâu
hơn khi nghiên cứu tính đặc thù của TPVHNTDG, quyền sở hữu, đối tượng
quyền sở hữu, thực thi quyền sở hữu đối với TPVHNTDG.
16

Cuốn Tìm hiểu về quyền sở hữu trí tuệ đối với tác phẩm văn học nghệ
thuật dân gian ở Việt Nam hiện nay của Đoàn Thanh Nô [50]. Tác giả đưa ra
khái niệm, đặc điểm, QSHTT, quy định của pháp luật Việt Nam, nội dung và
yêu cầu của việc bảo vệ TPVHNTDG. Bài viết này chưa đề cập đến thực
hiện pháp luật về QSHTT đối với TPVHNTDG.
Trong tác phẩm Sự cần thiết hoàn thiện pháp luật về quyền sở hữu trí
tuệ đối với tác phẩm văn học nghệ thuật dân gian ở Việt Nam hiện nay của
Đoàn Thanh Nô [51] đã chỉ ra thực trạng pháp luật về QSHTT đối với
TPVHNTDG ở Việt Nam hiện nay và sự cần thiết phải hoàn thiện pháp luật
về QSHTT đối với TPVNNTDG ở Việt Nam hiện nay.
Trong cuốn sách Hoàn thiện pháp luật về quyền sở hữu trí tuệ đối với
tác phẩm văn học nghệ thuật dân gian ở Việt Nam hiện nay [49], tác giả đã
đưa ra khái niệm TPVHNTDG trong Luật SHTT hiện hành; QSHTT đối với
TPVHNTDG; Trình bày về đặc điểm và vai trò của pháp luật đối với
QSHTT, pháp luật và thực trạng pháp luật, đề xuất phương hướng, giải pháp
hoàn thiện pháp luật về QSHTT đối với TPVHNTDG. Ở công trình nghiên
cứu này, tác giả chưa đề cập đến việc thực hiện pháp luật về QSHTT đối với
TPVHNTDG ở Việt Nam hiện nay.
Trên mạng Internet, Nghiên cứu sinh tìm thấy một số bài phỏng vấn
các nhà quản lý văn hóa, nhà khoa học thuộc lĩnh vực VHNTDG, trong đó
có các vị: Tô Ngọc Thanh, Chủ tịch Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam; Trần
Chiến Thắng, nguyên Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch; Nguyễn
Chí Bền, Viện trưởng Viện Văn hóa Thông tin (nay là Viện Nghiên cứu văn
hóa nghệ thuật Việt Nam); chuyên gia bản quyền của Thụy Sĩ, TS. Emanuel;
Ngô Đức Thịnh, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Văn hoá dân gian
(nay là Viện Nghiên cứu văn hóa); Phó Đức Phương, Giám đốc Trung tâm
Bảo vệ bản quyền các tác phẩm âm nhạc… Và nhiều nhà khoa học, nhà văn
17

hoá cũng bàn về vấn đề này, nhưng chủ yếu là đặt ra tình huống, tỏ thái độ
đồng tình, hay chưa đồng tình đối với vấn đề được đặt ra…
Mặc dù các tác phẩm, công trình đã dẫn trên đề cập chưa nhiều về lĩnh
vực thực hiện pháp luật về QSHTT đối với TPVHNTDG, nhưng những tác
phẩm này rất hữu ích, là nguồn tài liệu quý giá cho Nghiên cứu sinh nghiên
cứu đề tài “Thực hiện pháp luật về QSHTT đối với TPVHNTDG ở Việt
Nam hiện nay”.

1.2. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU NGOÀI NƯỚC


Để trang bị một cách cơ bản, có hệ thống về vấn đề quản lý tập thể
quyền tác giả và quyền liên quan, được sự đồng ý của Tổ chức Sở hữu Trí
tuệ Thế giới (WIPO), Cục bản quyền tác giả văn học nghệ thuật tổ chức dịch
và xuất bản cuốn Quản lý tập thể quyền tác giả và quyền liên quan của
Mihály Ficsor [45], ông đã đưa ra các khái niệm cơ bản, vai trò và ý nghĩa
của hệ thống quản lý tập thể, việc cấp phép, thu và phân phối tiền bản quyền
ở các nhóm quyền khác nhau, sự giám sát của chính phủ, chương trình hợp
tác phát triển của WIPO trong lĩnh vực này được tác giả đề cập rất sâu sắc.
Đồng thời cuốn sách còn chỉ rõ: quản lý tập thể quyền tác giả và
quyền liên quan là vần đề mới mẻ và phức tạp đối với Việt Nam. Nó càng
mới mẽ và phức tạp hơn khi các hoạt động sáng tạo đã đưa đến sự gia tăng
các tác phẩm đa phương tiện, sự phát triển của các cách thức mới để truyền
đạt tác phẩm, làm cho nó sẵn sàng phục vụ công chúng ở bất kỳ địa điểm và
thời gian nào do họ lựa chọn. Công nghệ và phương pháp mới nhằm phổ
biến tác phẩm trên mạng kỹ thuật số toàn cầu, như Internet, đã tác động
mạnh mẽ đến công tác bảo hộ quyền tác giả, quyền liên quan đến kiểm
chứng vấn đề quản lý tập thể đã hình thành trong lịch sử.
Cuốn sách sẽ rất bổ ích khi chúng ta đang trong những năm đầu triển
khai hệ thống quản lý tập thể quyền tác giả và quyền liên quan. Cuốn sách
18

được xuất bản trong khuôn khổ chương trình hợp tác về SHTT giữa Liên
mình Châu Âu và các nước ASEAN (Dự án ECAP II) để phát hành miễn phí
đến các cơ quan quản lý và thực thi về SHTT.
J.Michael Finger, Philip Schuler (đồng chủ biên) xuất bản năm
2004, Kiến thức của người nghèo - Các hoạt động thúc đẩy việc thu lợi từ
tài sản trí tuệ ở các nước đang phát triển [44]. Tác giả đã đề cập rất nhiều
về lĩnh vực lý luận cũng như kinh nghiệm ở một số quốc gia có nền văn
hoá tương đồng với Việt Nam. Bằng cách diễn đạt hệ thống, phần đầu
cuốn sách tác giả đưa ra khái niệm kiến thức người nghèo/tri thức dân
gian/tri thức cổ truyền (tương đồng với văn hoá văn nghệ dân gian/với
TPVHNTDG). Phần thứ hai, tác giả nói đến vai trò của tri thức dân
gian/kiến thức người nghèo trong đời sống đương đại. Phần thứ ba, tác giả
đưa ra những giá trị của “kiến thức người nghèo” để bảo vệ theo luật pháp
của nước sở tại như ở Úc.
Tác giả đã dẫn một số luật trên thế giới về QSHTT đối với
TPVHNTDG (văn hoá truyền thống) cần được bảo vệ hợp pháp, tác giả nêu:
Các tác phẩm văn hoá nghệ thuật truyền thống (như các bức tranh) đã được
sao chép trái phép trên các tấm thảm, vải in, áo thun, váy và những trang
phục khác, những tấm thiệp chúc mừng và đã được phân phối và bán. Các
bức vẽ trên người và các bức vẽ trên đá cũng được chụp hình trái phép và
cũng phân phối hay bán. Các tác phẩm âm nhạc văn hoá truyền thống được
ghi âm điều chỉnh, sắp xếp, biểu diễn trước công chúng và truyền trên
Internet. Âm nhạc truyền thống có thể được tải từ các kho lưu trữ tự do, các
tập tin âm thanh và sau đó nó được “xào xáo lại” theo bất cứ hình thức nào
mà một người có óc sáng tạo thấy thích hợp (Sandler 2001).
Đây là tác phẩm tuy chưa phải là tác phẩm luật học hoàn chỉnh, nhưng
theo Nghiên cứu sinh, tác phẩm này rất có giá trị về mặt tư liệu.
19

Một tài liệu khác rất có giá trị tham khảo đó là tài liệu thuộc Dự án
Việt Nam - Thụy Sỹ về SHTT. Dự án mang tên: Nhiệm vụ 309 “Đánh giá
khả năng xây dựng hệ thống pháp luật về tri thức truyền thống” của Wend
Wendland [86].
Tài liệu đã chú giải các khái niệm, các lựa chọn về luật pháp và chính
sách bảo hộ pháp lý tri thức truyền thống 19/5/2008.
Tài liệu này định hướng và định hình cho việc tư vấn và thảo luận liên
quan đến khả năng xây dựng hệ thống pháp luật của Việt Nam về tri thức
truyền thống. Tài liệu đã được Chuyên gia tư vấn sử dụng làm cơ sở tư vấn
cho các cán bộ, các cộng đồng và các chủ thể liên quan khác ở Việt Nam và
sau đó, phối hợp với chuyên gia của Việt Nam, soạn thảo một báo cáo trình
lên Chính phủ Việt Nam.
Đặc biệt, phần IV của tài liệu đã đề cập đến cơ cấu của nội dung thảo
luận và tư vấn của Chuyên gia. Báo cáo tiếp đó nhằm định hướng và định
hình cho sự phát triển chính sách và luật pháp quốc gia về tri thức truyền
thống ở Việt Nam, trong đó bao hàm TPVHNTDG.
Nội dung cuốn tài liệu mô tả các khái niệm, nguyên tắc và lựa chọn
cơ bản liên quan đến mối quan hệ giữa SHTT và tri thức truyền thống
(TK). Tài liệu này cũng xem xét vai trò của các QSHTT hiện có, các mô
hình hệ thống quyền sở hữu trí tuệ riêng, và từng quyền riêng biệt, cũng
như bảo hộ mang tính bảo vệ chống lại các quyền sở hữu trí tuệ bất hợp
pháp, và các hình thức lưu giữ tư liệu, ghi âm và số hóa tri thức truyền
thống thông qua các số liệu thống kê, cơ sở dữ liệu, xuất bản phẩm và các
bản ghi hình và ghi âm.
Tác giả của cuốn sách cũng xem xét các lựa chọn cho việc hoạch định
chính sách và áp dụng thực tiễn ở bốn cấp độ: địa phương hoặc cộng đồng,
quốc gia, (tiểu) khu vực và quốc tế.
20

Tài liệu còn cho biết, việc bảo hộ SHTT không phải là một giải pháp
đứng riêng rẽ nếu xét theo nhu cầu và mong muốn của các chủ sở hữu trí
thức truyền thống.
Sự phát triển và sử dụng các cơ chế SHTT phải thừa nhận và vận hành
tương thích với các lĩnh vực luật pháp và chính sách phi SHTT khác, như
các quy định pháp luật và các chương trình bảo vệ di sản văn hóa phi vật
thể, thúc đẩy đa dạng văn hóa, bảo tồn đa dạng sinh học và cơ chế chia sẻ lợi
ích đối với nguồn gen và tri thức truyền thống có liên quan.
Tài liệu làm rõ các cách thức tiếp cận về SHTT có thể bổ sung và
tương thích với các cách tiếp cận về luật pháp và chính sách khác.
Để chuẩn bị tài liệu này, Chuyên gia tư vấn đã nghiên cứu, đặc biệt là
các tài liệu Tri thức truyền thống và bảo hộ sở hữu trí tuệ, một báo cáo được
lập năm 2003, Báo cáo về việc triển khai Nhiệm vụ 44 về tri thức truyền
thống và sở hữu trí tuệ trong khuôn khổ Chương trình hợp tác đặc biệt [87].
Mô tả dự án của Chương trình hợp tác đặc biệt Việt Nam - Thụy Sỹ về
SHTT (SPC), một số bài báo và bản tin liên quan đến SHTT, tri thức truyền
thống Việt Nam, và Luật SHTT Việt Nam.
Đây là tài liệu rất hữu ích, có ý nghĩa trong nghiên cứu khoa học nói
chung và nghiên cứu thực hiện pháp luật về QSHTT đối với TPVHNTDG ở
nước ta hiện nay nói riêng.

1.3. NHỮNG VẤN ĐỀ CẦN TIẾP TỤC NGHIÊN CỨU


Từ việc nghiên cứu, khái quát các công trình nghiên cứu nêu trên cho
thấy nhìn chung các công trình đã đề cập đến một số khía cạnh khác nhau
của thực hiện pháp luật trong một số lĩnh vực. Chẳng hạn: đã nêu khái niệm
thực hiện pháp luật trong từng lĩnh vực, các hình thức, đặc điểm, các yếu tố
bảo đảm; đánh giá thực trạng pháp luật về lĩnh vực đó, phân tích những ưu
và nhược điểm của thực trạng thực hiện pháp luật trong một số lĩnh vực cụ
21

thể và tìm ra nguyên nhân của mặt hạn chế. Một số công trình cũng đã nêu
ra các yêu cầu khách quan đối với thực hiện pháp luật và giải pháp bảo đảm
thực hiện pháp luật trong một số lĩnh vực.
Tuy nhiên chưa có một công trình nào nghiên cứu toàn diện, có hệ
thống về thực hiện pháp luật về QSHTT đối với TPVHNTDG dưới góc độ
chuyên ngành lý luận và lịch sử về nhà nước và pháp luật.
Để đạt được mục tiêu của luận án là nghiên cứu toàn diện, sâu sắc về
thực hiện pháp luật về QSHTT đối với TPVHNTDG ở Việt Nam dưới góc
độ của chuyên ngành lý luận và lịch sử về nhà nước và pháp luật, luận án kế
thừa có chọn lọc các kết quả nghiên cứu của các công trình khoa học nêu
trên và tiếp tục làm rõ một số vấn đề:
Về lý luận, luận án tiếp tục nghiên cứu, làm sáng tỏ:
- Khái niệm và đặc điểm của tác phẩm văn học nghệ thuật dân gian,
QSHTT đối với TPVHNTDG. Đây là những khái niệm công cụ để nghiên
cứu sinh xây dựng khái niệm pháp luật về QSHTT đối với TPVHNTDG,
thực hiện pháp luật về QSHTT đối với TPVHNTDG.
- Khái niệm thực hiện pháp luật về QSHTT đối với TPVHNTDG là
vấn đề cơ bản để từ đó phân tích, làm rõ các nội dung lý luận của thực hiện
pháp luật về QSHTT đối với TPVHNTDG.
- Cơ sở lý luận của thực hiện pháp luật về QSHTT đối với tác phẩm
văn học nghệ thuật dân gian, bao gồm: đặc điểm, hình thức, vai trò, các điều
kiện bảo đảm thực hiện pháp luật về QSHTT đối với TPVHNTDG; bài học
có giá trị tham khảo đối với Việt Nam rút ra từ việc nghiên cứu kinh nghiệm
thực hiện pháp luật về QSHTT đối với TPVHNTDG của một số nước trên
thế giới.
Về thực tiễn, luận án cần tập trung làm rõ:
- Nghiên cứu, đánh giá ưu điểm và hạn chế của pháp luật về QSHTT
đối với TPVHNTDG ở Việt Nam.
22

- Phân tích, đánh giá thực trạng thực hiện pháp luật về QSHTT đối với
TPVHNTDG ở Việt Nam theo các hình thức thực hiện pháp luật về QSHTT
đối với TPVHNTDG và từ đó xác định nguyên nhân của thực trạng đó.
Từ việc phân tích cơ sở lý luận và thực tiễn về thực hiện pháp luật về
QSHTT đối với TPVHNTDG, luận án đề xuất các quan điểm và giải pháp
đồng bộ, toàn diện và khả thi bảo đảm thực hiện pháp luật về QSHTT đối
với TPVHNTDG ở Việt Nam thời gian tới.

Kết luận chương 1

Từ những kết quả nghiên cứu chương 1 cho thấy đến nay đã có khá
nhiều công trình nghiên cứu đã được công bố trong và ngoài nước liên quan
đến đề tài luận án. Những công trình này liên quan đến các nhóm vấn đề cơ
bản sau:
Nhóm các công trình nghiên cứu liên quan đến đến VHNTDG chủ
yếu đi sâu vào các lĩnh vực như diện mạo văn học dân gian các dân tộc thiểu
số Việt Nam, sử thi - thể loại quan trọng của văn học dân gian, một số thành
tố văn hóa dân gian, đề cập đến vai trò của VHNTDG, nhưng chưa khái quát
được vai trò, đặc thù của TPVHNTDG ở Việt Nam hiện nay.
Liên quan đến thực hiện pháp luật về quyền tác giả đã nêu khái niệm,
đặc điểm của thực hiện pháp luật về quyền tác giả, phân tích thực trạng pháp
luật về quyền tác giả, thực trạng thực hiện pháp luật về bảo hộ quyền tác giả,
chỉ ra các yêu cầu khách quan của việc đảm bảo thực hiện pháp luật về quyền
tác giả ở Việt Nam trong điều kiện mở cửa hội nhập hiện nay và đề xuất giải
pháp cơ bản đảm bảo thực hiện pháp luật về quyền tác giả ở Việt Nam.
Nhóm công trình về QSHTT đối với TPVHNTDG đã đề cập những
đặc trưng của văn học nghệ thuật dân gian, thực trạng về QSHTT đối với
văn hoá dân gian, một vài kinh nghiệm và kiến nghị.
23

Những công trình của các tác giả nước ngoài và của tác giả Việt Nam
nghiên cứu các vấn đề thực hiện pháp luật về QSHTT đối với TPVHNTDG
của nước ngoài có giá trị tốt cho việc nghiên cứu tìm ra những giá trị tham
khảo cho Việt Nam hiện nay.
Tóm lại, các công trình khoa học được đề cập trong chương 1 của luận
án, ở mức độ khác nhau đều liên quan đến nội dung nghiên cứu của luận án.
Tuy nhiên, cho đến nay chưa có công trình nào nghiên cứu toàn diện, có hệ
thống vấn đề thực hiện pháp luật về QSHTT đối với TPVHNTDG dưới góc
độ lý luận và lịch sử nhà nước và pháp luật. Mặc dù vậy các công trình khoa
học đó là các tài liệu tham khảo có giá trị đối với việc nghiên cứu, giải quyết
mục đích và nhiệm vụ của luận án.
24

Chương 2
CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA THỰC HIỆN PHÁP LUẬT
VỀ QUYỀN SỞ HỮU TRÍ TUỆ ĐỐI VỚI TÁC PHẨM
VĂN HỌC NGHỆ THUẬT DÂN GIAN

2.1. KHÁI NIỆM VỀ QUYỀN SỞ HỮU TRÍ TUỆ ĐỐI VỚI TÁC PHẨM VĂN
HỌC NGHỆ THUẬT DÂN GIAN VÀ KHÁI NIỆM, CÁC HÌNH THỨC THỰC HIỆN
PHÁP LUẬT VỀ QUYỀN SỞ HỮU TRÍ TUỆ ĐỐI VỚI TÁC PHẨM VĂN HỌC
NGHỆ THUẬT DÂN GIAN
2.1.1. Khái niệm về tác phẩm văn học nghệ thuật dân gian và
quyền sở hữu trí tuệ đối với tác phẩm văn học nghệ thuật dân gian
Để nghiên cứu khái niệm QSHTT đối với TPVHNTD, cần phải tìm
hiểu bản chất và đặc điểm của TPVHNTDG.
2.1.1.1. Bản chất và đặc điểm của tác phẩm văn học nghệ thuật dân gian
TPVHNTDG là tổng thể những giá trị vật chất và tinh thần do con
người sáng tạo ra trong cuộc sống. TPVHNTDG bao gồm nhiều loại hình
như: truyện kể dân gian, bài hát dân gian, các tác phẩm khí nhạc, các điệu
múa, vở kịch, hình thức nghệ thuật, các nghi lễ, các tác phẩm hội hoạ, các tác
phẩm chạm trổ, tác phẩm điêu khắc, gốm sứ, các tác phẩm đất nung, tranh
ghép mảnh (hoặc khảm cẩn), đồ gỗ, đồ kim loại, nữ trang, nghề đan rổ (giỏ),
công việc may vá (thêu thùa), dệt vải, dệt thảm, trang phục, nhạc cụ và các
hình thức kiến trúc.
TPVHNTDG là những sáng tạo tập thể của các tầng lớp dân chúng
trong các xã hội, thể hiện đời sống văn hóa, tinh thần của các cộng đồng dân
tộc trên thế giới. Chúng mang những đặc trưng khác biệt so với những loại
hình tác phẩm văn học nghệ thuật khác và có giá trị to lớn về nhận thức, về
nghệ thuật, thẩm mỹ cũng như về giáo dục. Chính vì vậy, mỗi một cá nhân
trong cộng đồng cần chung tay để bảo vệ những tinh hoa văn hóa nhân loại
được thể hiện trong các TPVHNTDG.
25

Thông thường, trong cuộc sống người ta hay sử dụng các cụm từ tương
đồng với VHNTDG như VHNT dân tộc/văn hóa truyền thống/văn hóa dân
gian/văn hóa văn nghệ dân gian/văn hóa bình dân/tri thức dân gian/nghệ thuật
truyền thống… Cách gọi đó tùy thuộc vào góc độ nghiên cứu của mỗi người
hoặc theo thói quen nào đó, nhưng vẫn không làm thay đổi nội hàm của cụm
từ này.
TPVHNTDG được truyền lại từ thế hệ này sang thế hệ khác như một
phần của truyền thống truyền khẩu. Nó có thể là một phần của di sản văn hoá
quốc gia hoặc là một phần của tài sản văn hoá phi vật thể của các cộng đồng
bản địa hay địa phương. Thông thường thì phần phi vật thể này được quản lí
bởi một nhóm người bản địa hay địa phương và gắn chặt với hệ thống các
nghĩa vụ và quyền lợi thường thấy của cá nhân và cộng đồng. TPVHNTDG
cũng có thể bao gồm những kiến thức bí mật và thiêng liêng của cộng đồng
hay bộ tộc.
Ở Việt Nam, đến khi có Luật Sở hữu trí tuệ (LSHTT), khái niệm
TPVHNTDG mới được đề cập.
Theo quy định của LSHTT: TPVHNTDG là sáng tạo tập thể trên nền
tảng truyền thống của một nhóm hoặc các cá nhân nhằm phản ánh khát vọng
của cộng đồng, thể hiện tương xứng đặc điểm văn hoá và xã hội của họ, các
tiêu chuẩn và giá trị được lưu truyền bằng cách mô phỏng hoặc bằng cách
khác [59, tr.27].
TPVHNTDG chính là sản phẩm tinh thần chứa đựng các yếu tố đặc thù
của di sản nghệ thuật, được duy trì và phát triển bởi một cộng đồng trong
nước, hoặc bởi các cá nhân, phản ánh các giá trị truyền thống của một cộng
đồng. TPVHNTDG thường là những sáng tạo mang tính tập thể của người
dân. Thông qua các TPVHNTDG, người ta có thể hiểu đời sống văn hóa, đời
sống tinh thần của các cộng đồng dân tộc trên thế giới.
26

Tác phẩm văn học nghệ thuật dân gian mang trong mình những giá trị to lớn
đối với con người: Giá trị nghệ thuật, thẩm mĩ, giá trị nhận thức và giá trị giáo dục.
Tác phẩm văn học nghệ thuật dân gian có bốn đặc trưng cơ bản:
Thứ nhất, về tính truyền miệng: Văn học dân gian được lưu truyền từ
đời này qua đời khác thông qua hình thức truyền miệng (kể chuyện.
Thứ hai, về tính nguyên hợp: Đặc trưng này biểu hiện ở sự hòa lẫn
những hình thức khác nhau của ý thức xã hội trong các thể loại TPVHNTDG.
TPVHNTDG không chỉ là nghệ thuật ngôn từ thuần túy mà là sự kết hợp của
nhiều phương tiện nghệ thuật khác nhau. Thông thường, chúng tồn tại dưới ba
dạng: 1/ẩn (tồn tại trong trí nhớ của tác giả dân gian); 2/cố định (tồn tại bằng
văn tự) và 3/ hiện (tồn tại thông qua diễn xướng).
Thứ ba, về tính tập thể: TPVHNTDG là sáng tác của nhân dân, nhưng
không phải tất cả nhân dân đều là tác giả. Tính tập thể thể hiện chủ yếu trong
quá trình sử dụng tác phẩm.
Thứ tư, về tính dị bản: TPVHNTDG là sáng tác tập thể và nó ít khi
được cố định trong một văn bản nên khi lưu truyền sang các vùng không gian
khác nhau thì nó dần dà có thể bị thay đổi.
Các đặc trưng trên có liên quan chặt chẽ với nhau, tạo ra sự khác biệt
cơ bản giữa TPVHNTDG với TPVHNT khác. Thể hiện ở chỗ:
Một là: TPVHNTDG được sinh ra trên cơ sở một nền kinh tế nông
nghiệp cũ, độc canh lúa, phụ thuộc rất nhiều vào điều kiện môi trường sinh
thái thiên nhiên. Tác giả của nó là những người nông dân sống trong những
công xã xóm làng cho nên khuôn viên chủ yếu của các hoạt động VHNTDG
là các làng (ở người Việt) và các đơn vị xã hội tương đương như bản, pơlây,
buôn, phum… (ở các tộc người thiểu số).
Hai là: TPVHNTDG gắn chặt với các hoạt động thường ngày trong sản
xuất và sinh hoạt của người nông dân. Mỗi biểu hiện của TPVHNTDG
thường được sáng tạo để phục vụ một hoạt động thường ngày nào đó. Chẳng
27

hạn: để ru trẻ ngủ, người ta sáng tạo bài hát ru và bài hát đó được hát khi cần
ru trẻ ngủ.
Ba là: TPVHNTDG phản ánh cuộc sống, tâm tư, tình cảm của người
nông dân bằng những hoạt động được thể hiện thông qua những biểu đạt đa
yếu tố. Ví dụ, một ngày hội xuân chẳng hạn, chúng ta có thể tìm thấy ở đấy
những trình diễn sử dụng các động tác múa trong tiếng hát hay tiếng đàn sáo
với những bộ trang phục thêu hay dệt đầy những hoa văn nhiều màu, nhiều
đường nét v.v..
Tất cả những yếu tố đó được sử dụng kết hợp với nhau nhằm tạo ra một
tổng thể hoàn chỉnh. Khoa dân gian học gọi đó là phương pháp sáng tạo theo
tư duy tổng thể nguyên hợp.
Bốn là: TPVHNTDG được lưu giữ bằng trí nhớ của con người. Điều
này không phải do người dân không biết chữ mà do cơ chế sáng tạo, truyền bá
và tiếp nhận của TPVHNTDG quyết định. Cơ chế vận hành của TPVHNTDG,
nhất là ở các loại hình nghệ thuật trình diễn, từ khâu sáng tạo (thường là ứng
tác), thực hành, phổ biến đến tiếp nhận thường diễn ra cùng lúc và tại chỗ, sự
phân công, phân tách giữa các khâu đó không rạch ròi.
2.1.1.2. Khái niệm quyền sở hữu trí tuệ đối với tác phẩm văn học
nghệ thuật dân gian
Quyền tác giả nói chung là quyền sở hữu của cá nhân, pháp nhân đối
với TPVHNT và khoa học do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu, thường gọi là bản
quyền tác giả. Còn quyền tác giả đối với TPVHNTDG như đã viết ở phần trên
là quyền sở hữu của cộng đồng, công xã, bộ tộc sáng tạo ra TPVHNTDG
được tồn tại trong trí nhớ và được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác.
Để làm rõ nội hàm của khái niệm QSHTT đối với TPVHNTDG, cần
phân tích sự hình thành, đối tượng, chủ thể của loại quyền này.
- Về sự hình thành: Quyền tác giả đối với TPVHNTDG thường được
xác lập đối với những cộng đồng người sáng tạo ra tác phẩm VHNTDG gốc
28

(tác phẩm gốc về VHNTDG). Quyền này cho phép cộng đồng sáng tạo kiểm
soát được việc khai thác, sao chép, cải biên, công bố tác phẩm của mình.
- Đối tượng của quyền tác giả đối với TPVHNTDG bao gồm: các cuộc
biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng, tín hiệu vệ tinh mang
chương trình mã hoá (Điều 4.3 Luật SHTT).
TPVHNTDG bao gồm bốn nhóm cơ bản sau đây:
Nhóm thứ nhất: là loại hình thể hiện bằng ngôn ngữ (lời nói): truyện
tiếu lâm, ngụ ngôn, sử thi, thần thoại, truyền thuyết, giai thoại, thơ, ca dao, tục
ngữ, câu đố. Khoản 1, Điều 4, Nghị định 85/2011/NĐ - CP sửa đổi bổ sung
Nghị định 100/ 2006/ NĐ - CP của Chính phủ quy định như sau: "Tác
phẩm văn học, nghệ thuật dân gian là các loại hình nghệ thuật ngôn từ như:
Truyện, tiếu lâm, ngụ ngôn, sử thi, thần thoại, truyền thuyết, giai thoại, thơ, ca
dao, tục ngữ, các hình thức thể hiện tương tự khác".
Nhóm thứ hai: loại hình thức được thể hiện bằng âm nhạc như: điệu
hát, làn điệu dân ca như ca trù, quan họ Bắc Ninh, nhã nhạc cung đình Huế,..
Nhóm thứ ba: là loại hình được thể hiện bằng hành động (qua ngôn ngữ
hình thể) như tuồng, chèo, cải lương, điệu múa, vở diễn, trò chơi dân gian, hội
làng, các hình thức nghi lễ dân gian.
Nhóm thứ tư: là loại hình được thể hiện bằng nghệ thuật tạo hình, có
thể nhận thấy qua xúc giác bởi nó được thể hiện qua một hình thức nhất định
như đồ họa, hội họa, điêu khắc, nhạc cụ; hình mẫu kiến trúc (được quy định
tại khoản 3, Điều 4 Nghị định 85/2011/NĐ - CP như cồng, chiêng, khèn,
trống đồng, gốm sứ Bát Tràng, tranh Đông Hồ...).
Ba nhóm đầu không nhất thiết phải đưa về dạng vật chất, ngôn từ
không nhất thiết phải viết ra, âm nhạc không nhất thiết phải biểu thị dưới
dạng nốt nhạc, ký âm, các hình thức thể hiện bằng hình thể (như múa) không
phải mô tả bằng văn bản. Nhưng đối với nhóm thứ tư vì là tác phẩm vật thể
nên phải thể hiện bằng một chất liệu tồn tại hữu hình.
29

- Về chủ sở hữu quyền tác giả đối với tác phẩm văn học nghệ thuật
dân gian:
TPVHNTDG là những tác phẩm được sáng tác bởi các thế hệ người
dân, cộng đồng xã hội và có sức sống trường tồn, lưu truyền trong đời sống
của nhân dân.Vì thế, các thế hệ nhân dân, cộng đồng xã hội là chủ sở hữu tác
phẩm do mình sáng tạo ra. Chính người dân và cộng đồng của họ là chủ sở
hữu TPVHNTDG và là chủ sở hữu quyền tác giả đối với TPVHNTDG.
Với ý nghĩa đó, về nguyên tắc, chủ sở hữu quyền tác giả có tính pháp lý
thực sự là toàn thể cộng đồng. Trong đó, các nghệ nhân và người thực hành
TPVHNTDG đều là thành viên cộng đồng/công xã, với tài năng và sự hiểu
biết vừa rộng lại vừa sâu về TPVHNTDG, họ trở thành người đại diện cho cả
cộng đồng để ghi nhớ, truyền bá TPVHNTDG. Cộng đồng ghi nhận công lao
của họ bởi vì đặc điểm nổi trội của TPVHNTDG được lưu giữ bằng trí nhớ
của con người. Đây cũng chính là cơ chế sáng tạo, truyền bá và tiếp nhận
TPVHNTDG.
TPVHNTDG, nhất là ở các loại hình nghệ thuật trình diễn có cơ chế
vận hành như sau: các khâu sáng tạo (thường là ứng tác), thực hành, phổ biến,
tiếp nhận thường diễn ra cùng lúc và tại chỗ và sự phân công, phân tách giữa
các khâu đó không rạch ròi. Do đó các hiện tượng, các hình thức thể hiện
TPVHNTDG thường tồn tại dưới hình thức một mô hình. Trên cơ sở đó, khi
thực hành các thành viên công xã/cộng đồng có quyền thêm thắt những sáng
kiến chi tiết của cá nhân mình. Vì thế, TPVHNTDG được hình thành thông
qua hai bộ phận cấu thành: Một là, cái cốt, cái khung (lồng bản/cốt truyện).
Nếu chỉ có cái cốt, cái khung không thôi thì chưa trở thành tác phẩm. Hai là,
các thành viên cộng đồng sử dụng cái cốt, cái khung này theo ý mình thông
qua trình diễn.
Một TPVHNTDG được hình thành bắt buộc phải có hai thành tố nêu
trên, nếu thiếu một trong hai thành tố đó tác phẩm chưa xuất hiện.
30

Với lý do này, về nguyên tắc, chủ sở hữu quyền tác giả có tính pháp lý
đối với TPVHNTDG thực sự là toàn thể cộng đồng. Nhưng các nghệ nhân và
người thực hành TPVHNTDG - thành viên công xã/ cộng đồng, những người
có tài năng, hiểu biết rộng rãi và sâu sắc về một lĩnh vực nào đó của
VHNTDG - trở thành người đại diện cho cả cộng đồng.
Như trên đã phân tích, khuôn viên sáng tạo, lưu truyền, phổ biến, tiếp
nhận VHNTDG cổ truyền là các cộng đồng/ công xã với tên gọi là làng, bản,
buôn phum, sóc (gọi chung là làng). Do đó, có thể xác định làng là đơn vị có
chủ quyền sở hữu TPVHNTDG của làng mình. Trường hợp nhiều làng có
cùng một loại hình VHNTDG thì công nhận TPVHNTDG của từng làng.Thực
tế cho thấy, tuy có cùng loại hình TPVHNTDG nhưng mỗi làng lại thể hiện
không hoàn toàn giống nhau.
Qua thực tiễn hoạt động cũng như căn cứ Điều lệ của của Hội Văn nghệ
dân gian Việt Nam đã được Nhà nước phê chuẩn, Hội đã công nhận những
thực thể và cá thể sau đây tham gia chủ sở hữu quyền tác giả đối với
TPVHNTDG:
+ Cộng đồng công xã: Như trên đã nói, khuôn viên sáng tạo, lưu
truyền, phổ biến, tiếp nhận VHNTDG cổ truyền là các cộng đồng công xã
được gọi là làng, bản, buôn, pơlây, phum, sóc…(sau đây gọi chung là làng).
Do đó, làng là đơn vị xã hội có chủ quyền sở hữu (ownership) trên
TPVHNTDG của làng mình. Trường hợp nhiều làng có cùng một loại hình
VHNTDG thì công nhận TPVHNTDG của từng làng.
Kinh nghiệm điền dã cho thấy, tuy có cùng loại hình TPVHNTDG
nhưng mỗi làng lại thể hiện không hoàn toàn giống nhau. Cùng là làng quan
họ, nhưng quan họ làng này khác quan họ làng khác.
+ Nghệ nhân dân gian: Những người được cộng đồng công nhận là
người hàng đầu trong việc nắm giữ và thực hành, truyền dạy vốn VHNTDG
của cộng đồng. Không phải mọi thành viên đều nắm được một số lượng các
31

biểu đạt VHNTDG như nhau và cùng có một trình độ thực hành như nhau (có
những người có tài năng nổi bật hơn những thành viên khác). Đây là người
nắm được nhiều nhất vốn VHNTDG của cộng đồng, có khả năng thực hành
hay trình diễn vốn ấy thành thạo nhất với kỹ năng cao nhất, có khả năng sáng
tạo, bổ sung làm giàu thêm vốn ấy và cũng là người thầy truyền dạy vốn văn
hóa đó cho các thế hệ tiếp theo. Chính nhờ những người này mà di sản
VHNTDG của các tộc người Việt Nam được lưu giữ và truyền lại cho đến
hôm nay.
+ Người thực hành: là những người trình diễn, biến những giá trị
VHNTDG vốn chỉ được lưu giữ trong trí nhớ được “vật chất hóa - hiện thực
hóa”. Nhóm thứ hai này thường bao gồm những người trẻ tuổi yêu mến vốn
VHNTDG của cộng đồng mình hoặc được cộng đồng phân công. Họ chính là
những người được các nghệ nhân truyền dạy và có khả năng thực hành các
biểu đạt VHNTDG.
Những người thực hành này đã làm cho vốn VHNTDG của cộng đồng
được lưu giữ trong trí nhớ dưới dạng tiềm năng nay trở thành hiện thực sống
động. Bằng những sáng tạo mà thường xảy ra dưới hình thức ứng tác, họ góp
phần sáng tạo bổ sung, làm phong phú thêm cho kho vốn VHNTDG của
cộng đồng.
Kinh nghiệm cũng như hiểu biết được tích lũy trong nhiều năm tham
gia thực hành sẽ giúp họ trưởng thành dần và đó chính là thế hệ các nghệ
nhân tiếp theo.
+ Người sưu tầm, nghiên cứu: Ngày nay còn có các nhà sưu tầm,
nghiên cứu chia sẻ ở một mức độ nhất định quyền sở hữu đối với các biểu đạt
VHNTDG. Bằng cách nào đó, họ đến cộng đồng và được cộng đồng cung cấp
vốn VHNTDG. Những người này cũng được coi là chủ sở hữu về những tư
liệu mà họ sưu tầm được.
32

Từ những phân tích trên, có thể đưa ra khái niệm QSHTT đối với
TPVHNTDG như sau:
QSHTT đối với TPVHNTDG là quyền của cộng đồng ((làng/ xã/ thôn/
buôn bản/ phum/ sóc/), cá nhân (nghệ nhân, người sưu tầm, nghiên cứu) đối
với tài sản trí tuệ, bao gồm quyền tác giả, tức là quyền của cộng đồng sáng
tạo ra TPVHNTDG và quyền liên quan đến quyền tác giả/quyền cộng đồng
sáng tạo ra TPVHNTDG.
2.1.2. Khái niệm thực hiện pháp luật và các hình thức thực hiện
pháp luật về quyền sở hữu trí tuệ đối với tác phẩm văn học nghệ thuật
dân gian
2.1.2.1. Khái niệm thực hiện pháp luật về quyền sở hữu trí tuệ đối với
tác phẩm văn học nghệ thuật dân gian
Thực hiện pháp luật về QSHTT đối với TPVHNTDG cũng là một hiện
tượng xã hội mang tính pháp lý giống như thực hiện pháp luật nói chung. Do
đó quá trình hoạt động thực hiện pháp luật về QSHTT đối với TPVHNTDG
cũng được diễn ra đồng thời và tiếp nối với quá trình xây dựng và hoàn thiện
pháp luật về QSHTT đối với TPVHNTDG.
Thực hiện pháp luật là nghĩa vụ của mọi cơ quan, tổ chức, mọi công
dân Việt Nam và các tổ chức, công dân nước ngoài làm việc, sinh sống trên
đất nước Việt Nam. Nhà nước quản lý xã hội bằng pháp luật và trách nhiệm
thực hiện pháp luật mang tính nguyên tắc do Hiến pháp quy định: “Nhà nước
được tổ chức và hoạt động theo Hiến pháp và pháp luật, quản lý xã hội bằng
Hiến pháp và pháp luật…” (Điều 8 Hiến pháp năm 2013).
Pháp luật về quyền sở hữu trí tuệ đối với tác phẩm văn học nghệ thuật
dân gian là tổng thể các quy tắc xử sự chung về quyền sở hữu trí tuệ đối với
tác phẩm văn học nghệ thuật dân gian do Nhà nước ban hành hoặc thừa nhận,
thể hiện ý chí của Nhà nước, được đảm bảo bởi sự cưỡng chế của Nhà nước
và được thực hiện thông qua quyền và nghĩa vụ của chủ thể có liên quan.
33

Các bên tham gia vào quan hệ pháp luật về quyền sở hữu trí tuệ đối với
tác phẩm văn học nghệ thuật dân gian là tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả,
người sử dụng tác phẩm và các cơ quan nhà nước, tổ chức... Các chủ thể nêu
trên đều có quyền và nghĩa vụ được quy định rõ ràng. Các quyền và nghĩa vụ
này được thể hiện những hành vi cụ thể của các bên do các quy phạm pháp
luật về quyền sở hữu trí tuệ đối với tác phẩm văn học nghệ thuật dân gian
điều chỉnh cho phù hợp với lợi ích của tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả, với
lợi ích của cộng đồng và lợi ích của Nhà nước.
Thực hiện pháp luật về QSHTT đối với TPVHNTDG là hành vi xử sự
của con người được tiến hành phù hợp với yêu cầu của các quy phạm pháp
luật về QSHTT đối với TPVHNTDG. Thực hiện pháp luật về QSHTT đối với
TPVHNTDG bao hàm các hành vi (hành động hay không hành động) của cá
nhân, tổ chức phù hợp với các quy định của pháp luật. Khoa học pháp lý gọi
đó là những hành vi hợp pháp.
Thực hiện pháp luật về QSHTT đối với TPVHNTDG là quá trình hoạt
động có mục đích làm cho những quy định của pháp luật về QSHTT đối với
TPVHNTDG trở thành hiện thực trong cuộc sống, tạo ra cơ sở pháp lý cho
hoạt động thực tế của các chủ thể pháp luật.
Từ những phân tích trên, có thể nêu khái niệm về thực hiện pháp luật
về quyền sở hữu trí tuệ đối với tác phẩm văn học nghệ thuật dân gian như sau:
Thực hiện pháp luật về quyền sở hữu trí tuệ đối với tác phẩm văn học
nghệ thuật dân gian là hành vi xử sự của chủ sở hữu quyền tác giả (cộng
đồng công xã, nghệ nhân dân gian, người thực hành, người sưu tầm, nghiên
cứu TPVHNTDG) của người sử dụng tác phẩm VHNTDG (cá nhân, tổ chức)
của công dân và của các cơ quan, tổ chức có thẩm quyền phù hợp với yêu cầu
của các quy phạm pháp luật về QSHTT đối với TPVHNTDG, đảm bảo để
quyền và lợi ích hợp pháp của chủ sở hữu quyền tác giả, của cộng đồng và
của Nhà nước được thực hiện nhằm bảo vệ và phát huy các giá trị tinh thần,
nhân văn của TPVHNTDG.
34

2.1.2.2. Các hình thức thực hiện pháp luật về quyền sở hữu trí tuệ
đối với tác phẩm văn học nghệ thuật dân gian
Căn cứ vào tính chất của hoạt động thực hiện pháp luật, khoa học pháp
lý chia thực hiện pháp luật theo bốn hình thức sau: tuân thủ pháp luật, chấp
hành pháp luật, sử dụng pháp luật, áp dụng pháp luật. Theo đó, thực hiện hiện
pháp luật về QSHTT đối với TPVHNTDG cũng có bốn hình thức:
- Tuân thủ pháp luật về quyền sở hữu trí tuệ đối với tác phẩm văn học
nghệ thuật dân gian:
Tuân thủ pháp luật về QSHTT đối với TPVHNTDG là một hình thức
thực hiện pháp luật về QSHTT đối với TPVHNTDG, trong đó chủ thể pháp
luật không thực hiện hành vi vi phạm pháp luật về QSHTT đối với
TPVHNTDG, tức là không thực hiện hành vi bất hợp pháp. Hành vi khai thác
bất hợp pháp ở đây được hiểu là sử dụng tác phẩm không trích dẫn loại hình
tác phẩm và xuất xứ cộng đồng dân cư nơi tác phẩm được hình thành, không
trả thù lao cho cá nhân, cộng đồng lưu giữ tác phẩm đó. Hành vi khai thác bất
hợp pháp này sẽ làm người tiếp nhận mất phương hướng và ảnh hưởng lớn tới
việc duy trì sự phát triển của một TPVHNTDG.
Hành vi làm sai lệch tác phẩm cũng là hành vi bị nghiêm cấm. Hành vi
này được thể hiện ở những hành động cắt xén, bóp méo, sửa chữa, xuyên tạc
nội dung tác phẩm, vi phạm tới giá trị đích thực của tác phẩm, ảnh hưởng tới
thuần phong mỹ tục, những nét đẹp văn hóa của cộng đồng dân tộc. Ví dụ như
những biến tướng của hình thức kinh doanh ở Chợ Đêm phố cổ Hà Nội. Đó là
một minh chứng rõ nét trong việc làm sai lệch những nét đẹp văn hoá của
người Tràng An được gìn giữ từ bao đời trong lịch sử.
Như vậy, tuân thủ pháp luật về QSHTT đối với TPVHNTDG là hình
thức thực hiện những quy phạm pháp luật về QSHTT đối với TPVHNTDG
mang tính chất tự giác thực hiện các quyền và kiềm chế không làm những
việc pháp luật cấm về bảo hộ QSHTT đối với TPVHNTDG.
35

- Chấp hành pháp luật về quyền sở hữu trí tuệ đối với tác phẩm văn
học nghệ thuật dân gian:
Chấp hành pháp luật về QSHTT đối với TPVHNTDG là một hình thức
thực hiện pháp luật mà trong đó các chủ thể thực hiện các nghĩa vụ pháp lý
của mình với hành động tích cực. Ví dụ: khi khai thác, sử dụng TPVHNTDG
phải xin phép chủ sở hữu (cộng đồng sáng tạo ra TPVHNTDG). Khác với
việc thực hiện các nghĩa vụ pháp lý khi vi phạm pháp luật, các nghĩa vụ pháp
lý nói ở đây là các nghĩa vụ pháp lý mang tính đương nhiên của công dân, của
cán bộ công chức nhà nước. Đây là bổn phận và trách nhiệm mà các chủ thể
phải thực hiện theo quy định của pháp luật về QSHTT đối với TPVHNTDG
nhưng có ý nghĩa khuyến khích và mang tính hiệu quả cao.
Hoạt động chấp hành pháp luật về QSHTT đối với TPVHNTDG cũng
là cơ sở pháp lý để đánh giá công trạng, thành tích và danh dự, phẩm giá tốt
đẹp của công dân, tổ chức và của cán bộ, công chức nhà nước. Ví dụ: Một
công dân, cán bộ, công chức chấp hành tốt nghĩa vụ của mình tức là người đó
phát hiện có người sử dụng TPVHNTDG mà không dẫn chiếu xuất xứ, làm
sai lệnh tính nguyên bản của nó, người công dân hay người cán bộ công chức
đó có hành động dũng cảm ngăn chặn những hành vi vi phạm pháp luật. Đó
chính là việc người cán bộ, công chức đã thực hiện tốt bổn phận và công vụ
của mình.
- Sử dụng pháp luật về quyền sở hữu trí tuệ đối với tác phẩm văn học
nghệ thuật dân gian:
Sử dụng pháp luật về QSHTT đối với TPVHNTDG cũng là một trong
những hình thức thực hiện pháp luật mà trong đó, các chủ thể pháp luật về
QSHTT đối với TPVHNTDG sử dụng các quyền năng pháp lý để bảo vệ các
quyền và lợi ích hợp pháp khác của mình. Pháp luật khuyến khích các chủ thể
chủ động sử dụng quyền để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình và của
36

người khác. Nói một cách khác, các quyền chủ thể được pháp luật cho phép
thực hiện hành vi theo ý chí của chủ thể.
Trong một chế độ dân chủ, chủ thể pháp luật có nhiều quyền năng
pháp lý như: quyền khiếu nại, quyền tố cáo, quyền khởi kiện vi phạm bản
quyền... Các chủ thể pháp luật về QSHTT đối với TPVHNTDG được dùng
các quyền này để bảo vệ các lợi ích nhà nước, lợi ích tập thể, quyền và lợi ích
hợp pháp của công dân. Khi công dân thực hiện các quyền này, phải thực hiện
theo quy định của pháp luật về QSHTT đối với TPVHNTDG.
- Áp dụng pháp luật về quyền sở hữu trí tuệ đối với tác phẩm văn học
nghệ thuật dân gian:
Áp dụng pháp luật về QSHTT đối với TPVHNTDG là một hình thực
thực hiện pháp luật về QSHTT đối với TPVHNTDG, trong đó nhà nước
thông qua các cơ quan nhà nước hoặc cán bộ, công chức có thẩm quyền tổ
chức cho các chủ thể thực hiện những quy định của pháp luật hoặc tự mình
căn cứ vào các quy định của pháp luật về QSHTT đối với TPVHNTDG ra các
quyết định áp dụng pháp luật làm phát sinh, chấm dứt hay thay đổi những
quan hệ pháp luật về QSHTT đối với TPVHNTDG cụ thể nào đó. Ví dụ: Khi
phát hiện cá nhân công dân nào đó có hành vi xâm phạm quyền tác
giả/quyền cộng đồng sáng tạo TPVHNTDG như sử dụng, công bố, phổ biến,
trình diễn, sao chép, tái bản, chuyển thể, ghi âm, ghi hình TPVHNTDG mà
không xin phép chủ sở hữu tác phẩm, thì nhà nước thông qua các cơ quan
nhà nước hoặc cán bộ, công chức có thẩm quyền ra quyết định áp dụng pháp
luật ngăn cấm, hoặc chấm dứt hành vi đó, cũng như khắc phục hậu quả khi
xảy ra sai phạm. Ở nước ta, trong một số trường hợp, theo quy định của
pháp luật, các tổ chức chính trị xã hội cũng được giao quyền áp dụng pháp
luật. Theo Điều lệ của Hội Văn học Nghệ thuật Dân gian được cơ quan có
thẩm quyền phê chuẩn, Hội được phép ra quyết định đình chỉ những ấn
phẩm công bố vi phạm bản quyền thuộc phạm vi quản lý. Trong trường hợp
37

xảy ra tranh chấp về nguồn gốc của một TPVHNTDG nào đó giữa hai địa
phương, mà các bên không thể giải quyết được, khi đó cơ quan có thẩm
quyền sẽ áp dụng pháp luật về QSHTT đối với TPVHNTDG để đưa ra quyết
định đối với tranh chấp đó.
Tóm lại, áp dụng pháp luật về QSHTT đối với TPVHNTDG vừa là một
hình thức thực hiện pháp luật diễn ra trong quá trình thực hiện quyền hành
pháp và quyền tư pháp của nhà nước. Đây vừa là hoạt động thực hiện pháp
luật về QSHTT đối với TPVHNTDG của cá nhân công dân và của cả các cơ
quan nhà nước có thẩm quyền được xem như là đảm bảo của nhà nước cho
các quy phạm pháp luật về QSHTT đối với TPVHNTDG được thực hiện có
hiệu quả trong đời sống xã hội.

2.2. ĐẶC ĐIỂM, VAI TRÒ VÀ CÁC ĐIỀU KIỆN ĐẢM BẢO THỰC HIỆN
PHÁP LUẬT VỀ QUYỀN SỞ HỮU TRÍ TUỆ ĐỐI VỚI TÁC PHẨM VĂN HỌC
NGHỆ THUẬT DÂN GIAN
2.2.1. Đặc điểm của thực hiện pháp luật về quyền sở hữu trí tuệ đối
với tác phẩm văn học nghệ thuật dân gian
Đặc điểm của thực hiện pháp luật về QSHTT đối với TPVHNTDG là
những dấu hiệu đặc trưng để phân biệt với đặc điểm của thực hiện pháp luật
về QSHTT đối với TPVHNT khác và đặc điểm của thực hiện pháp luật về
QSHTT nói chung. Theo đó, đặc điểm của thực hiện pháp luật về QSHTT đối
với TPVHNTDG được quy định bởi đặc điểm của pháp luật về QSHTT đối
với TPVHNTDG, tính đặc thù về đối tượng, chủ thể của QSHTT đối với
TPVHNTDG quy định.
Thực hiện pháp luật về quyền sở hữu trí tuệ đối với tác phẩm văn học
nghệ thuật dân gian cũng giống như việc thực hiện pháp luật đối với các tác
phẩm văn học khác đều phải dựa trên các quy định của pháp luật. Bởi lẽ, Nhà
nước cũng ban hành nhiều văn bản quy phạm pháp luật để điều chỉnh hành vi
của con người trong lĩnh vực bảo hộ QSHTT đối với TPVHNTDG.
38

Tuy nhiên, thực hiện pháp luật về QSHTT đối với TPVHNTDG có một
số đặc điểm đặc thù sau đây:
- Thứ nhất, thực hiện pháp luật về quyền sở hữu trí tuệ đối với tác
phẩm văn học nghệ thuật dân gian mang tính xã hội rộng rãi hơn so với thực
hiện pháp luật về QSHTT đối với các TPVHNT khác.
Như trên đã phân tích, chủ sở hữu quyền tác giả đối với TPVHNTDG
mang tính xã hội rất phong phú: từ các thế hệ người dân, cộng đồng xã hội,
nghệ nhân dân gian, người thực hành đến những người sưu tầm, nghiên cứu…
Việc thực hiện pháp luật về bảo hộ quyền tác giả đối với TPVHNTDG
mang tính xã hội, nên việc bảo vệ QSHTT đối với TPVHNTDG đòi hỏi ý
thức pháp luật của xã hội phải cao hơn so với việc bảo vệ QSHTT đối với các
TPVHNT khác.
- Thứ hai, thực hiện pháp luật về bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với
tác phẩm văn học nghệ thuật dân gian không những đòi hỏi ý thức pháp luật
của xã hội cao mà còn đòi hỏi tính tự giác và tính đạo đức xã hội cao.
Trong lĩnh vực quyền sở hữu trí tuệ đối với tác phẩm văn học nghệ
thuật dân gian, các xâm phạm rất dễ xảy ra mà lại rất khó phát hiện được do
tính chất vô hình của thứ tài sản đặc biệt này. Đặc biệt, khi có sự trợ giúp của
kỹ thuật và công nghệ hiện đại, tinh vi thì QSHTT đối với TPVHNTDG rất dễ
bị xâm phạm. Khi đó, hiệu quả của việc thực hiện pháp luật quyền sở hữu trí
tuệ đối với tác phẩm văn học nghệ thuật dân gian phụ thuộc rất nhiều vào
công tác tuyên truyền phổ biến và giáo dục pháp luật để thay đổi nhận thức, ý
thức pháp luật của đối tượng, từ đó thay đổi hành vi và thực hiện nghiêm các
quy định của pháp luật một cách tự giác. Đồng thời, tăng cường công tác bảo
hộ của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với TPVHNTDG. Một người
nào đó khi khai thác, sử dụng một tác phẩm của một người khác, mặc dù biết
rõ các quy định của pháp luật về quyền và nghĩa vụ của họ khi khai thác, sử
dụng vẫn có thể trốn tránh nghĩa vụ của mình đối với tác giả của tác phẩm,
39

nếu họ không tự giác. Hơn nữa cũng có thể vì quá trình khai thác, sử dụng tác
phẩm đem lạicho họ nhiều lợi ích, đặc biệt là lợi ích kinh tế, họ đã sẵn sàng,
bất chấp đạo lý cố tình không thực hiện nghĩa vụ của mình, trở thành kẻ “ăn
cắp bản quyền” đối với TPVHNTDG.
- Thứ ba, thực hiện pháp luật về QSHTT đối với TPVHNTDG còn có
những đặc thù do những đặc tính của TPVHNTDG quy định. Đó là tính
nguyên hợp, tính tập thể, tính truyền miệng và tính dị bản của TPVHNTDG.
Bốn đặc trưng này của TPVHNTDG có mối quan hệ hữu cơ không thể tách
rời. Do đó, khi thực hiện pháp luật về QSHTT đối với TPVHNTDG phải tôn
trọng cả bốn thuộc tính của TPVHNTDG.
Như trên đã phân tích: tính nguyên hợp của TPVHNTDG được biểu
hiện ở sự hòa lẫn những hình thức khác nhau của ý thức xã hội trong các thể
loại. TPVHNTDG không chỉ là nghệ thuật ngôn từ thuần túy mà là sự kết hợp
của nhiều phương tiện nghệ thuật khác nhau, tồn tại dưới nhiều dạng khác
nhau: dạng ẩn (tồn tại trong trí nhớ của tác giả dân gian), dạng cố định (tồn tại
bằng văn tự) và dạng hiện (tồn tại thông qua diễn xướng). Với đặc điểm này,
các chủ thể khi tham gia thực hiện pháp luật về QSHTT đối với TPVHNTDG
không tôn trọng tính nguyên hợp của TPVHNTDG đồng nghĩa với việc các
chủ thể đó không chấp hành pháp luật, không sử dụng pháp luật theo đúng các
yêu cầu của pháp luật.
TPVHNTDG có tính tập thể, nên khi thực hiện pháp luật về QSHTT
đối với TPVHNTDG phải chú ý đến đặc thù này. Tính tập thể của
TPVHNTDG thể hiện ở chỗ: chúng là kết quả của sáng tạo tập thể (một người
khởi xướng và tác phẩm hình thành, sau đó tập thể tiếp nhận và người khác
lưu truyền và sáng tạo). Với đặc điểm này, quá trình thực hiện pháp luật cần
nâng cao tinh thần bảo vệ QSHTT đối với TPVHNTDG của tập thể những
người sáng tạo ra tác phẩm, đồng thời đề cao ý thức pháp luật, đề cáo trách
nhiệm và nghĩa vụ công dân trong cộng đồng các chủ thể sáng tạo
40

TPVHNTDG. Đây là điều kiện tiên quyết để quá trình thực hiện pháp luật về
QSHTT đối với TPVHNTDG có hiệu quả cao nhất.
Vì TPVHNTDG có tính truyền miệng, được lưu truyền từ đời này qua
đời khác thông qua hình thức kể chuyện nên rất khó xác định đâu là
TPVHNTDG đâu là TPVHNT khác, nhất là thể loại văn học. Ranh giới giữa
văn học dân gian với văn học viết rất khó phân biệt. Do đó, nhiều khi khó xác
định và phân biệt hành vi vi phạm pháp luật về QSHTT đối với các tác phẩm
văn học viết và hành vi vi phạm pháp luật về QSHTT đối với TPVHNTDG.
Vì vậy, các chủ thể rất khó và ít khi thực hiện hình thức sử dụng pháp luật về
QSHTT đối với TPVHNTDG.
Ngoài ra, khi thực hiện pháp luật về QSHTT đối với TPVHNTDG cần
chú ý đến tính dị bản của TPVHNTDG. TPVHNTDG là sáng tác của tập thể
và nó không được cố định trong một văn bản nên khi lưu truyền sang các
vùng không gian khác nhau thì nó dần dần thay đổi. Điều này có thể gây khó
khăn cho các chủ thể thực hiện hình thức tuân thủ pháp luật hoặc áp dụng
pháp luật về QSHTT đối với TPVHNTDG. Bởi lẽ, các chủ thể có thể không
phân biệt được đặc trưng riêng của TPVHNTDG, có thể thực hành không
đúng với “tinh thần” của TPVHNTDG, từ đó dẫn đến sử dụng sai các quyền
và nghĩa vụ của chủ thể QSHTT đối với TPVHNTDG. Đây là một đặc thù
đáng lưu ý của thực hiện pháp luật về QSHTT đối với TPVHNTDG. Đặc biệt,
đối với các cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền áp dụng pháp luật về
QSHTT đối với TPVHNTDG.
- Thứ tư, thực hiện pháp luật về QSHTT đối với TPVHNTDG khác với
thực hiện pháp luật về QSHTT đối với TPVHNT nói chung còn ở đối tượng
bảo hộ.
Đối tượng bảo hộ của pháp luật về QSHTT đối với TPVHNTDG gồm
các nhóm đối tượng sau đây: Nhóm phong tục, tập quán; Nhóm ngữ văn, lý
luận văn học nghệ thuật dân gian; Nhóm nghệ thuật biểu diễn; Nhóm nghệ
thuật tạo hình; Nhóm tri thức bản địa.
41

Các nhóm đối tượng bảo hộ theo pháp luật về QSHTT đối với
TPVHNTDG này rất nhạy cảm về chính trị, văn hóa, tâm lý xã hội, nên các
chủ thể khi tham gia vào quá trình thực hiện pháp luật đòi hỏi phải có sự hiểu
biết nhất định về loại hình TPVHNTDG. TPVHNTDG rất phong phú về thể
loại, rất đậm đặc về tính nguyên hợp, tính tập thể, tính truyền miệng và tính dị
bản như: Then cấp sắc Tày, Then Thái, các hội thoát hồn như Nàng Hai Tày,
Nàng Quắc Thái, các loại cúng cầu an, chữa bệnh như Then, Mo, Tào, Bụt
(Pựt) của Thái, Tày, Nùng, Mường, Pơ Jâu Tây Nguyên, Ajiặc Khơ Me Nam
Bộ, diễn xướng sử thi… thuộc nhóm phong tục, tập quán. Các thể loại ca dao,
hò, vè, tục ngữ, thành ngữ, truyện kể, ngụ ngôn, truyện thơ, đồng dao, truyện
trạng, truyện cười… thuộc nhóm ngữ văn, lý luận văn học nghệ thuật dân
gian. Ca nhạc, múa, sân khấu, múa rối, trò diễn, trò chơi… thuộc nhóm nghệ
thuật biểu diễn; Tranh, tượng, kiến trúc, trang phục, trang trí, nghệ thuật ứng
dụng… thuộc nhóm nghệ thuật tạo hình. Làng nghề, ẩm thực dân gian, chữa
bệnh bằng thảo dược… thuộc nhóm tri thức bản địa. Với các loại tác phẩm
nêu trên, rất khó phân biệt đâu là dị bản, đâu là bản gốc, ai là chủ sở hữu,
phạm vi bảo hộ, hình thức bảo hộ của pháp luật ra sao?… Vì vậy các chủ thể
pháp luật sẽ gặp nhiều lúng túng trong quá trình thực hiện pháp luật về
QSHTT đối với TPVHNTDG. Đặc biệt, đối với cơ quan nhà nước, tổ chức, cá
nhân có thẩm quyền áp dụng pháp luật cần phải rất am hiểu về các loại hình
TPVHNTDG mới có thể tổ chức cho các chủ thể thực hiện những quy định
của pháp luật hoặc tìm đúng quy định pháp luật về QSHTT đối với
TPVHNTDG để ra các quyết định áp dụng pháp luật làm phát sinh, chấm dứt
hay thay đổi những quan hệ pháp luật về QSHTT đối với TPVHNTDG nhất
định. Sự đa dạng, phong phú của các nhóm, loại TPVHNTDG ở Việt Nam
nêu trên làm cho các cơ quan, tổ chức, cá nhân khó phát hiện hành vi xâm
phạm quyền tác giả/quyền cộng đồng sáng tạo TPVHNTDG (khó xác định
hành vi sử dụng, công bố, phổ biến, trình diễn, sao chép, tái bản, chuyển thể,
42

ghi âm, ghi hình TPVHNTDG mà không xin phép chủ sở hữu tác phẩm vì
bản thân cơ quan có thẩm quyền chưa biết chủ sở hữu là ai, tác phẩm thuộc
thể loại gì, phạm vi quyền được bảo hộ đến đâu,… Do đó, cơ quan nhà nước,
tổ chức hoặc cán bộ, công chức có thẩm quyền không kịp thời ra quyết định
áp dụng pháp luật ngăn cấm, hoặc chấm dứt hành vi vi phạm pháp luật, yêu
cầu khắc phục hậu quả khi xảy ra sai phạm.
2.2.2. Vai trò của thực hiện pháp luật về quyền sở hữu trí tuệ đối
với tác phẩm văn học nghệ thuật dân gian
Thực hiện pháp luật về QSHTT đối với TPVHNTDG nhằm làm cho
pháp luật về QSHTT đối với TPVHNTDG đi vào cuộc sống, trở thành hiện
thực. Vì vậy, thực hiện pháp luật về QSHTT đối với TPVHNTDG có các vai
trò sau đây:
- Một là: Thực hiện pháp luật về QSHTT đối với TPVHNTDG là hình
thức để bảo hộ QSHTT đối với TPVHNTDG, làm cho việc bảo hộ QSHTT
đối với TPVHNTDG trở thành hiện thực. Thực hiện pháp luật về QSHTT đối
với TPVHNTDG là bảo đảm phòng, chống vi phạm pháp luật về QSHTT đối
với TPVHNTDG: phòng, chống việc ăn cắp bản quyền; sao chép làm biến
dạng tác phẩm gốc; khai thác không xin phép; sử dụng không ghi xuất xứ;
trích dẫn không đúng nơi TPVHNTDG sinh ra. Đồng thời, THPL về QSHTT
đối với TPVHNTDG giúp phòng ngừa có hiệu quả hành vi kiếm tiền phi pháp
từ sự vi phạm quyền tác giả, ngăn chặn việc lợi dụng tính dị bản của
TPVHNTDG làm biến dạng, xuyên tạc bản sắc dân tộc, xâm hại lợi ích quốc
gia dân tộc, làm mất tự tôn dân tộc, gây mất ổn định chính trị, xuyên tạc chủ
trương đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước.
THPL về QSHTT đối với TPVNHTDG nhằm bảo đảm sự phát triển
một cách lành mạnh của TPVHNTDG. Vì TPVHNTDG mang tính chất
truyền miệng và dị bản, do đó phải bảo đảm chúng phát triển đúng và duy trì
được nét đẹp văn hóa mà chúng mang theo. Thông qua các hình thức THPL
43

về QSHTT đối với TPVHNTDG góp phần giúp cho việc phát triển các tác
phẩm này một cách toàn vẹn, sao cho các hành động khai thác, chuyển thể các
TPVHNTDG không ảnh hưởng, phương hại tới nét đẹp, bản sắc văn hóa mà
nó mang theo, nhưng cũng không kìm hãm sự sáng tạo của bản thân những
người phát triển chúng.
- Hai là: Thực hiện pháp luật về QSHTT đối với TPVHNTDG góp
phần nâng cao ý thức pháp luật của công dân, đề cao trách nhiệm của tổ chức,
của cán bộ, công chức có thẩm quyền trong việc giữ gìn, bảo tồn, bảo hộ
QSHTT đối với TPVHNTDG; góp phần làm giàu bản sắc dân tộc. Thực hiện
pháp luật về QSHTT đối với TPVHNTDG còn góp phần phát triển nền văn
hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, hội nhập với thế giới nhưng
không hòa tan, duy trì và phát triển nền văn hóa phong phú, đa dạng, giàu bản
sắc Việt Nam.
Quá trình THPL về QSHTT đối với TPVHNTDG cũng chính là quá
trình cơ chế điều chỉnh pháp luật vận hành để ngăn chặn các hành vi xâm
phạm tới TPVHNTDG. Ngày nay, toàn cầu hóa và những mặt trái của kinh tế
thị trường đã ảnh hưởng không nhỏ tới sự tồn tại và phát triển của các
TPVHNTDG. Vì vậy, cần có một cơ chế pháp lý bảo vệ các TPVHNTDG,
tránh cho TPVHNTDG bị phương hại và mai một dưới những tác động tiêu
cực của thời đại toàn cầu hoá và kinh tế thị trường. Thực hiện pháp luật về
QSHTT đối với TPVHNTDG là một yếu tố quan trọng của cơ chế pháp lý đó.
Bởi mỗi dân tộc trên thế giới có những nét văn hóa đặc trưng khác nhau,
chúng đươc lưu giữ trong các TPVHNTDG nói riêng và các TPVHNT nói
chung. Thông qua một TPVHNTDG ta có thể hiểu những phong tục, tập
quán, cách sống của mỗi dân tộc. Vì vậy, thực hiện pháp luật về QSHTT đối
với TPVHNTDG là phương tiện góp phần bảo vệ, giữ gìn những phong tục,
tập quán, kinh nghiệm sống quý báu của các thế hệ cha ông trong cuộc sống
hiện tại và tương lai.
44

- Ba là: Thực hiện pháp luật về QSHTT đối với TPVHNTDG góp phần
phát triển kinh tế, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của cộng đồng.
Kinh nghiệm cho thấy quốc gia nào, địa phương nào, cộng đồng nào có nhiều
di sản, có nhiều TPVHNTDG thì nơi đó có thể phát triển được du lịch, qua du
lịch có thể phát triển được đời sống của người dân. Do đó thực hiện pháp luật
về QSHTT đối với TPVHNTDG góp phần phát triển đời sống cộng đồng,
phát triển kinh tế địa phương, làm cho kinh tế quốc gia phát triển bền vững.
- Bốn là: Thực hiện pháp luật về QSHTT đối với TPVHNTDG còn góp
phần phát huy chủ nghĩa yêu nước và truyền thống đại đoàn kết dân tộc, ý
thức độc lập tự chủ, tự cường, xây dựng, bảo vệ Tổ quốc là những giá trị tinh
thần cao đẹp của dân tộc Việt Nam. Những giá trị này đã được giữ gìn, bảo
lưu, sáng tạo và phát huy qua các thế hệ, trở thành truyền thống văn hóa dân
tộc, là cơ sở để liên kết xã hội và liên kết các thế hệ, tạo nên sức sống bất diệt
của dân tộc Việt Nam.
- Năm là: Thực hiện pháp luật về QSHTT đối với TPVHNTDG góp
phần duy trì và phát huy những giá trị to lớn về giáo dục, nhận thức và thẩm
mĩ cho con người. TPVHNTDG là một kho kiến thức đồ sộ của các dân tộc,
nhìn vào một TPVHNTDG ta dễ dàng nhận thấy lối suy nghĩ, nét văn hóa của
dân tộc đó; đồng thời một TPVHNTDG còn có tác dụng giáo dục sâu sắc,
hình thành tinh thần lạc quan, nhiều phẩm chất tốt đẹp như lòng yêu nước,
tình yêu thiên nhiên, lòng vị tha... Một TPVHNTDG được hình thành chứa
đựng nhiều giá trị nghệ thuật lớn lao, với văn phong dễ thuộc, dễ ghi nhớ, sử
dụng nhiều hình ảnh nhân hóa, ẩn dụ làm cho tác phẩm càng thêm độc đáo,
người nghe dễ cảm nhận.
- Sáu là: Thực hiện pháp luật về QSHTT đối với TPVHNTDG là đảm
bảo Điều ước quốc tế về SHTT nói chung, trong đó có Điều ước quốc tế liên
quan trực tiếp đến QSHTT đối với TPVHNTDG được tôn trọng và thực hiện
một cách đầy đủ và nghiêm chỉnh. Thông qua các hình thức thực hiện pháp
45

luật về QSHTT đối với TPVTNTDG, các điều ước quốc tế liên quan đến vấn
đề này mà Việt Nam đã tham gia, ký kết và phê chuẩn được tôn trọng và trở
thành hiện thực. Đây là vấn đề có ý nghĩa hết sức quan trọng nhằm nâng cao
vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế và đáp ứng các yêu cầu ngày càng
cao trong điều kiện hội nhập quốc tế hiện nay.
2.2.3. Các điều kiện bảo đảm thực hiện pháp luật về quyền sở hữu
trí tuệ đối với tác phẩm văn học nghệ thuật dân gian
Để thực hiện pháp luật về quyền sở hữu trí tuệ đối với tác phẩm văn
học nghệ thuật dân gian có hiệu lực và hiệu quả, cần phải có các bảo đảm
sau đây:
2.2.3.1. Bảo đảm về pháp lý
QSHTT đối với TPVHNTDG không thể được bảo hộ tốt nếu không có
pháp luật bảo vệ một cách vững chắc. Bảo đảm pháp lý về bảo hộ QSHTT đối
với TPVHNTDG của một quốc gia là hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật
được xây dựng thống nhất, đồng bộ từ trên xuống dưới bao gồm Hiến pháp, Bộ
luật Dân sự, Luật về SHTT, các văn bản quy phạm pháp luật khác về QSHTT
đối với TPVHNTDG do các cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền ban
hành. Ngoài ra, trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế, việc bảo hộ QSHTT
đối với TPVHNTDG còn phải có đảm bảo pháp lý quốc tế trong trường hợp
quan hệ pháp luật QSHTT đối với TPVHNTDG có yếu tố nước ngoài.
Đảm bảo pháp lý quốc tế bảo hộ QSHTT đối với TPVHNTDG bao
gồm hệ thống các điều ước quốc tế mà Nhà nước ta là thành viên như:
- Công ước Berne về bảo hộ các tác phẩm văn học và nghệ thuật;
- Công ước toàn cầu về bản quyền (Công ước UCC);
- Hiệp ước của Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới về quyền tác giả (Hiệp
ước WTC);
- Hiệp ước của tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới về biểu diễn và bản ghi
âm (Hiệp ước WPPT)…
46

Các quốc gia thành viên của các Công ước, Hiệp ước và Thỏa thuận
này phải điều chỉnh hệ thống pháp luật quốc gia của mình phù hợp với các
công cụ pháp lý quốc tế.
Như vậy, số lượng các văn bản quy phạm pháp luật về bảo hộ QSHTT
đối với TPVHNTDG quốc gia và quốc tế khá nhiều và phức tạp. Để bảo đảm
thực hiện một cách thuận tiện, nhất quán và kịp thời các văn bản pháp luật đó,
đòi hỏi các quy phạm pháp luật về bảo hộ QSHTT đối với TPVHNTDG phải
thống nhất, đồng bộ, minh bạch, rõ ràng, công khai, khả thi, hữu ích... Mặt
khác, sau khi Nhà nước ban hành pháp luật về bảo hộ QSHTT đối với
TPVHNTDG, cần phải tổ chức tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật để
mọi chủ thể pháp luật QSHTT đối với TPVHNTDG, từ tác giả, chủ sở hữu
QSHTT đối với TPVHNTDG, đến người sử dụng tác phẩm, và cả đội ngũ cán
bộ thực thi pháp luật hiểu được pháp luật, từ đó tôn trọng và tự giác thực hiện
pháp luật, hạn chế tình trạng vi phạm pháp luật.
Tính thống nhất, đồng bộ của hệ thống các quy phạm pháp luật về
QSHTT đối với TPVHNTDG là yêu cầu quan trọng hàng đầu. Nhiệm vụ của
các cơ quan xây dựng pháp luật là phải thể chế hóa kịp thời và đầy đủ các
nguyên tắc, định hướng của Hiến pháp, bảo đảm tính hợp hiến, hợp pháp của
các VBQPPL về QSHTT đối với TPVHNTDG. Đồng thời, nhanh chóng nội
luật hóa các công ước, điều ước quốc tế về lĩnh vực này mà Việt Nam đã
tham gia ký kết và phê chuẩn cũng là một đòi hỏi rất cấp bách và cần thiết.
Tính minh bạch, công khai của các quy phạm pháp luật về QSHTT đối
với TPVHNTDG là một yêu cầu của đảm bảo pháp lý trong việc thực hiện
pháp luật. Văn bản quy phạm pháp luật phải được đăng trên Công báo, đăng
tải công khai trên hệ thống các phương tiện thông tin đại chúng (báo chí, đài
phát thanh, đài truyền hình), được niêm yết tại trụ sở các cơ quan chính
quyền, được in thành sách để đưa ra thị trường hoặc lưu giữ trong hệ thống
thư viện công cộng, được in thành tờ rơi, tờ gấp để phát hành trong nhân dân,
47

được đưa lên mạng internet để phát hành rộng rãi hơn. Do vậy, người dân có
một hệ thống đa dạng các kênh thông tin để tìm hiểu pháp luật về bảo hộ
QSHTT đối với TPVHNTDG.
Các quy phạm pháp luật về bảo hộ QSHTT đối với TPVHNTDG còn
phải mang tính rõ ràng, hữu ích, khả thi và dễ dàng thực hiện. Các quy định
có liên quan đến việc đăng ký QSHTT đối với TPVHNTDG, hồ sơ, thủ tục
cấp, cấp lại, đổi giấy chứng nhận đăng ký QSHTT đối với TPVHNTDG cần
phải rõ ràng, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho tác giả, chủ sở hữu QSHTT đối
với TPVHNTDG khi nộp đơn đăng ký. Pháp luật cũng cho phép tác giả, chủ
sở hữu QSHTT đối với TPVHNTDG, vì lý do sức khỏe hoặc do khó khăn về
đi lại mà không thể tự mình nộp đơn đăng ký, có thể ủy quyền cho người khác
hoặc cho tổ chức tư vấn, dịch vụ để làm thủ tục này. Hồ sơ đăng ký QSHTT
đối với TPVHNTDG có thể nộp tại cơ quan quản lý nhà nước về QSHTT đối
với TPVHNTDG ở Trung ương hoặc tại cơ quan quản lý nhà nước về văn hóa
và thông tin cấp tỉnh nơi tác giả, chủ sở hữu QSHTT đối với TPVHNTDG cư
trú. Pháp luật quy định khi có xâm phạm về QSHTT đối với TPVHNTDG, tác
giả, chủ sở hữu QSHTT đối với TPVHNTDG bị thiệt hại có thể tùy từng
trường hợp mà nộp đơn yêu cầu xử lý xâm phạm tới một trong số các cơ quan
Tòa án, Thanh tra, Quản lý thị trường, Hải quan, Công an, Ủy ban nhân dân
các cấp. Đây là đảm bảo pháp lý quan trọng cho việc xử lý nhanh chóng các
vi phạm pháp luật, hạn chế thiệt hại cho tác giả, chủ sở hữu QSHTT đối với
TPVHNTDG.
2.2.3.2. Ý thức pháp luật và văn hóa pháp lý của các chủ thể pháp
luật về quyền sở hữu trí tuệ đối với tác phẩm văn học nghệ thuật dân gian
Ý thức pháp luật là tổng thể những quan điểm lý luận khoa học, tư
tưởng, tình cảm, thái độ, sự đánh giá của con người về pháp luật, về những
hành vi của con người và hoạt động của các cơ quan, tổ chức trong việc thực
hiện pháp luật. Pháp luật về bảo hộ QSHTT đối với TPVHNTDG dù được
48

xây dựng đầy đủ và hoàn thiện đến đâu, sẽ không được thực hiện nghiêm
chỉnh nếu ý thức pháp luật của tác giả, chủ sở hữu QSHTT đối với
TPVHNTDG, của người sử dụng tác phẩm hoặc của cơ quan nhà nước có
thẩm quyền không đầy đủ.
Đối với tác giả, chủ sở hữu QSHTT đối với TPVHNTDG, ý thức pháp
luật thể hiện ở chỗ, họ nhận thức đúng quyền và nghĩa vụ của mình: họ có
quyền được xin phép, được trả nhuận bút, thù lao, được đứng tên trên tác
phẩm, được bảo vệ sự toàn vẹn của tác phẩm, nhưng họ cũng có nghĩa vụ để
người khác tiếp cận được tác phẩm, khai thác và sử dụng hợp pháp tác phẩm,
thụ hưởng những giá trị tinh thần của tác phẩm.
Bên cạnh quyền được khai thác, sử dụng hợp pháp tác phẩm đã công
bố, người sử dụng tác phẩm lại phải nhận thức được nghĩa vụ tuân thủ pháp
luật khi khai thác, sử dụng tác phẩm: họ phải xin phép, trả nhuận bút, thù lao
cho tác giả, chủ sở hữu QSHTT đối với TPVHNTDG, phải ghi thông tin về
tác giả, xuất xứ tác phẩm, không cắt xén, sửa chữa, đảm bảo sự toàn vẹn của
tác phẩm.
Cơ quan nhà nước có thẩm quyền, trong quá trình thực thi pháp luật về
bảo hộ QSHTT đối với TPVHNTDG, phải nắm vững các quy định của pháp
luật để xem xét, đánh giá và lựa chọn quy phạm pháp luật thích hợp, ra văn
bản áp dụng pháp luật và tổ chức thi hành.
Khi ý thức của các chủ thể quan hệ pháp luật về bảo hộ QSHTT đối với
TPVHNTDG về quyền và nghĩa vụ của mình được thể hiện đầy đủ, tự giác,
khi nhận thức trong xã hội về sự cần thiết của việc bảo hộ QSHTT đối với
TPVHNTDG, đặc biệt là bảo hộ bằng pháp luật, được nâng cao, sẽ hình thành
văn hóa pháp lý trong xã hội.
Văn hóa pháp lý là việc mọi chủ thể pháp luật điều chỉnh hành vi của
mình một cách tự giác, phù hợp với quy định của pháp luật, không làm những
việc mà pháp luật cấm. Trình độ văn hóa pháp lý cao về QSHTT đối với
49

TPVHNTDG thể hiện ở chỗ người sáng tạo khi sáng tạo ra một tác phẩm, đều
sẵn lòng đưa tác phẩm đến với công chúng, đem lại những giá trị tinh thần và
nhân văn cao đẹp cho xã hội. Người khai thác, sử dụng tác phẩm, khi được
hưởng lợi từ tác phẩm, có nghĩa vụ trả nhuận bút, thù lao, coi đó là sự đền bù
mà người sáng tạo xứng đáng được hưởng để tiếp tục sáng tạo ra những tác
phẩm mới. Nhà nước xây dựng và tổ chức THPL về QSHTT đối với
TPVHNTDG, hướng dẫn cộng đồng, công dân thực hiện tốt quyền và nghĩa
vụ do pháp luật quy định, là trọng tài phân xử các tranh chấp phát sinh, áp
dụng các chế tài đối với các hành vi xâm phạm QSHTT đối với TPVHNTDG.
Như vậy, ý thức pháp luật cao và văn hóa pháp lý dựa trên nhận thức
đúng đắn về tầm quan trọng của việc bảo hộ quyền tác giả nói chung và bảo
vệ QSHTT đối với TPVNHTDG nói riêng của các cơ quan nhà nước, tổ chức,
cá nhân có thẩm quyền là bảo đảm có ý nghĩa cực kỳ quan trọng đối với
THPL về QSHTT đối với TPVHNTDG.
2.2.3.3. Bảo đảm về tổ chức
Pháp luật về bảo hộ QSHTT đối với TPVHNTDG được thực hiện bởi
một hệ thống các cơ quan nhà nước có thẩm quyền bao gồm các cơ quan quản
lý nhà nước về QSHTT đối với TPVHNTDG, cơ quan tài phán, cơ quan thanh
tra, điều tra, kiểm tra. Đó là: Bộ Văn hóa - Thông tin - Truyền thông (cụ thể là
các đơn vị: Cục Bảo hộ quyền tác giả, Cục Quản lý Di sản văn hóa, Cục Nghệ
thuật biểu diễn); Ủy ban nhân dân các cấp, Tòa án nhân dân, Thanh tra, Quản
lý thị trường, Hải quan, Công an…
Các cơ quan này được Nhà nước trao quyền trong THPL về QSHTT
đối với TPVHNTDG để đảm nhận nhiều nhiệm vụ khác nhau:
- Tổ chức tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về bảo hộ QSHTT
đối với TPVHNTDG trong cộng đồng những người sáng tạo, trong công
chúng và ngay trong đội ngũ cán bộ thực thi công tác bảo hộ QSHTT đối với
TPVHNTDG, để tạo sự chuyển biến mạnh mẽ trong tình cảm tôn trọng pháp
50

luật và ý thức chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật, hình thành thói quen sống
và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật của mọi tầng lớp nhân dân;
- Tổ chức các hoạt động thực hiện quyền và nghĩa vụ của cá nhân/ tập
thể cộng đồng liên quan đến QSHTT đối với TPVHNTDG; tăng cường khả
năng tiếp cận và sử dụng pháp luật của nhân dân;
- Xét xử công minh và kịp thời các tranh chấp về QSHTT đối với
TPVHNTDG, làm cho người dân tin vào công lý, sử dụng có hiệu quả cách
giải quyết tranh chấp bằng con đường tố tụng;
- Thực hiện công tác thanh tra, điều tra, kiểm tra và áp dụng các chế tài
nghiêm khắc đối với các hành vi xâm phạm QSHTT đối với TPVHNTDG bị
phát hiện.
Bên cạnh các cơ quan nhà nước nêu trên, Hội Văn nghệ dân gian Việt
Nam cũng là một tổ chức xã hội có vai trò quan trọng trong THPL về QSHTT
đối với TPVHNTDG.
Hội Văn nghệ Dân gia Việt Nam là cơ quan chuyên môn, là tổ chức
chính trị - xã hội - nghề nghiệp, Hội có trách nhiệm lưu giữ, bảo vệ quyền
lợi chính đáng về QSHTT và các quyền liên quan cho cộng đồng, cho các
nghệ nhân, người sưu tầm theo Luật SHTT hiện hành của Nước CHXHCN
Việt Nam.
Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam thay mặt các cộng đồng sáng tạo
TPVHNTDG thực thi QSHTT đối với TPVHNTDG; Các tổ chức, cá nhân khi
sử dụng TPVHNTDG với mục đích thương mại phải được phép và thanh toán
tiền nhuận bút cho chủ sở hữu quyền tác giả TPVHNTDG qua Hội Văn nghệ
dân gian Việt Nam.
Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam, vừa là cơ quan bảo trợ, vừa làm
nhiệm vụ quản lý tiền nhuận bút thu được từ việc cho phép sử dụng
TPVHNTDG để lập quỹ bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa từ
TPVHNTDG.
51

Để có bảo đảm về mặt tổ chức cho thực hiện pháp luật về QSHTT đối
với TPVHNTDG đòi hỏi các các cơ quan nhà nước phải được thiết kế sao cho
cơ cấu gọn nhẹ, khoa học; cơ chế vận hành nhịp nhàng, trôi chảy, bảo đảm
phối hợp chặt chẽ, thống nhất, tránh chồng chéo, lẫn lộn hoặc đùn đẩy, né
tránh trách nhiệm lẫn nhau giữa các cơ quan. Đồng thời, cũng cần có quản lý
chặt chẽ, sự phối hợp ăn khớp giữa các cơ quan quản lý nhà nước về
VHNTDG với Hội văn nghệ dân gian Việt Nam trong hoạt động THPL về
QSHTT đối với TPVHNTDG.
2.2.3.4. Cơ chế hỗ trợ mang tính xã hội được thiết lập và vận hành
một cách hiệu quả
Khi phát hiện quyền của mình bị xâm phạm, tác giả, chủ sở hữu
QSHTT đối với TPVHNTDG có quyền tự bảo vệ và quyền yêu cầu Nhà nước
bảo vệ, đồng thời còn có thể nhờ đến sự bảo vệ từ các cơ quan bổ trợ và các tổ
chức tập thể bảo hộ QSHTT đối với TPVHNTDG. Sau khi đã áp dụng các
biện pháp tự bảo vệ do pháp luật cho phép mà vẫn thấy khó bảo vệ được
quyền và lợi ích hợp pháp của mình, tác giả, chủ sở hữu QSHTT đối với
TPVHNTDG có thể ủy quyền cho tổ chức tư vấn, dịch vụ QSHTT đối với
TPVHNTDG thực hiện các thủ tục xin đăng ký QSHTT đối với TPVHNTDG
đối với tác phẩm của họ, tham gia các quan hệ pháp luật khác về QSHTT đối
với TPVHNTDG để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của họ, chẳng hạn bảo
vệ trước tòa khi xử tranh chấp QSHTT đối với TPVHNTDG. Mặc dù phải trả
chi phí khi được tư vấn và làm dịch vụ, nhưng tác giả, chủ sở hữu QSHTT đối
với TPVHNTDG, do gặp khó khăn về đi lại, do hạn chế về hiểu biết pháp luật
về bảo hộ QSHTT đối với TPVHNTDG, vẫn trông cậy vào các tổ chức tư
vấn, dịch vụ, coi đây là một sự hỗ trợ xã hội cần thiết để bảo vệ quyền và lợi
ích hợp pháp của mình.
Việc thành lập các tổ chức đại diện tập thể QSHTT đối với
TPVHNTDG là thể hiện một sự chủ động hơn của các tác giả, chủ sở hữu
52

QSHTT đối với TPVHNTDG trong việc bảo vệ quyền và lợi ích của mình.
Thường mỗi tổ chức đại diện tập thể QSHTT đối với TPVHNTDG hoạt động
trong một lĩnh vực nhất định (âm nhạc, văn học, ghi âm, ghi hình…), đại diện
cho một giới tác giả nhất định (nhạc sĩ, nhà văn, nhà sản xuất xuất bản ghi
âm…). Với một hình thức đại diện tập thể của các tổ chức phi chính phủ như
vậy, tiếng nói của một tác giả sẽ được tăng thêm “uy lực”, “trọng lượng” gấp
nhiều lần, để tự mình bảo vệ hoặc để yêu cầu Nhà nước bảo vệ khi bị thiệt hại
một cách hiệu quả nhất.
Tổ chức đại diện tập thể, được sự ủy quyền của tác giả, sẽ thực hiện
việc thu và phân chia nhuận bút, thù lao cho tác giả, tham gia bảo vệ quyền và
lợi ích hợp pháp cho các thành viên của mình. Tổ chức đại diện tập thể
QSHTT đối với TPVHNTDG là cầu nối giữa các tác giả là hội viên với các tổ
chức, cá nhân sử dụng tác phẩm, tạo thuận lợi cho việc sử dụng tác phẩm,
khai thác có hiệu quả các quyền của tác giả, chủ sở hữu QSHTT đối với
TPVHNTDG là hội viên.
2.2.3.5. Sự trang bị năng lực đầy đủ của chủ thể quyền sở hữu trí tuệ
đối với tác phẩm văn học nghệ thuật dân gian
Chủ thể QSHTT đối với TPVHNTDG là chủ sở hữu QSHTT đối với
TPVHNTDG. Như trên đã phân tích, chủ sở hữu QSHTT đối với
TPVHNTDG bao gồm: cộng đồng công xã ((làng/ xã/ thôn/ buôn bản/ phum/
sóc) và cá nhân (nghệ nhân, người sưu tầm, nghiên cứu). Như vậy, chủ sở hữu
QSHTT đối với TPVHNTDG vừa có thể là cá nhân, vừa có thể là tổ chức. Dù
là cá nhân hay tổ chức, chủ sở hữu QSHTT đối với TPVHNTDG, trong quan
hệ tài sản và quan hệ nhân thân do pháp luật dân sự điều chỉnh, đều phải có
đầy đủ năng lực pháp luật dân sự và năng lực hành vi dân sự.
Đối với trường hợp chủ sở hữu QSHTT đối với TPVHNTDG là cá
nhân (nghệ nhân, người sưu tầm, nghiên cứu), năng lực pháp luật hành vi dân
sự của họ là khả năng của những cá nhân đó có quyền và nghĩa vụ dân sự.
53

Pháp luật dân sự quy định mọi cá nhân sinh ra đều có năng lực dân sự như
nhau và năng lực dân sự chấm dứt khi người đó chết. Năng lực pháp luật dân
sự của cá nhân không thể bị hạn chế, trừ trường hợp do pháp luật dân sự quy
định. Quyền và nghĩa vụ dân sự của cá nhân trong quan hệ pháp luật về bảo
hộ QSHTT đối với TPVHNTDG bao gồm: quyền nhân thân và quyền tài sản;
quyền sở hữu, quyền thừa kế và các quyền khác đối với tác phẩm; quyền tham
gia quan hệ pháp luật dân sự và nghĩa vụ phát sinh từ quan hệ đó. Năng lực
hành vi dân sự của cá nhân (nghệ nhân, người sưu tầm, nghiên cứu) được hiểu
là khả năng của những cá nhân đó, bằng hành vi của mình xác lập và thực
hiện quyền và nghĩa vụ dân sự trong quan hệ pháp luật về bảo hộ QSHTT đối
với TPVHNTDG.
Đối với trường hợp chủ sở hữu QSHTT đối với TPVHNTDG là cộng
đồng, tức là tổ chức thì tổ chức đó phải là một pháp nhân. Theo quy định của
pháp luật dân sự, một tổ chức được coi là pháp nhân khi có đủ các điều kiện:
được cơ quan nhà nước có thẩm quyền thành lập, cho phép thành lập, đăng ký
hoặc công nhận; có cơ cấu tổ chức chặt chẽ; có tài sản độc lập với cá nhân, tổ
chức khác và tự chịu trách nhiệm bằng tài sản đó; nhân danh mình tham gia
các quan hệ pháp luật một cách độc lập. Năng lực pháp luật dân sự của pháp
nhân phát sinh từ thời điểm được cơ quan nhà nước có thẩm quyền thành lập
hoặc cho phép thành lập; nếu pháp nhân phải đăng ký hoạt động thì năng lực
pháp luật dân sự phát sinh từ thời điểm đăng ký. Có năng lực pháp luật dân
sự, pháp nhân mới có năng lực hành vi dân sự, có quyền tham gia vào các
quan hệ pháp luật dân sự, quan hệ pháp luật về bảo hộ QSHTT đối với
TPVHNTDG.
2.2.3.6. Môi trường quốc tế thuận lợi
Trong bối cảnh hội nhập quốc tế và giao lưu văn hóa sâu rộng như hiện
nay, giá trị văn hóa, nghệ thuật, giáo dục, nghiên cứu của các TPVHNTDG
của các nước phát triển có thể được khai thác, sử dụng ở một nước đang phát
54

triển, và ngược lại, giá trị văn hóa phong phú của các TPVHNTDG của các
tác giả ở nước đang phát triển có thể được phổ biến và tìm hiểu ở một nước
phát triển. Vì vậy, THPL về QSHTT đối với TPVHNTDG ngày nay còn được
bảo đảm bởi một môi trường quốc tế hoà bình, hợp tác, hữu nghị chứ không
thể chỉ giới hạn trong việc bảo hộ bên trong lãnh thổ quốc gia.
Tác giả, chủ sở hữu QSHTT đối với TPVHNTDG cần được bảo hộ
bao gồm cả tác giả, chủ sở hữu QSHTT đối với TPVHNTDG mang quốc
tịch nước ngoài. Hơn nữa, trong bối cảnh của nền kinh tế tri thức, sở hữu trí
tuệ nói chung và QSHTT đối với TPVHNTDG nói riêng đang được cả thế
giới coi trọng, Việc bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ, trong đó có bảo hộ QSHTT
đối với TPVHNTDG cần phải được tiếp cận trong một môi trường ở đó các
quốc gia đang hòa nhập rộng rãi về kinh tế, thương mại, khoa học, công
nghệ, văn hóa, nghệ thuật, hướng tới một thế giới đang chuyển dần sang nền
kinh tế tri thức.
Bảo đảm quan trọng nhất trong môi trường quốc tế thuận lợi của việc
THPL về QSHTT đối với TPVHNTDG là phải hình thành một hệ thống các
công cụ pháp luật quốc tế bao gồm các công ước, hiệp ước, hiệp định điều
chỉnh quan hệ pháp luật về bảo hộ QSHTT đối với TPVHNTDG trên quy mô
song phương và đa phương.
Các quy phạm pháp luật của các công cụ pháp lý quốc tế này phải được
các quốc gia nội luật hóa, để pháp luật quốc gia ngày càng tiếp cận gần hơn
với pháp luật quốc tế trong lĩnh vực này. Một tác giả, chủ sở hữu QSHTT đối
với TPVHNTDG do vậy luôn được bảo đảm là tác phẩm của mình, dù đang
được khai thác, sử dụng ở bất kỳ đâu trên thế giới cũng được bảo hộ đúng với
quy định của pháp luật quốc gia và quốc tế.
Môi trường quốc tế thuận lợi như nêu trên thực sự là rất quan trọng đối
với việc THPL về QSHTT đối với TPVHNTDG tại bất kỳ quốc gia nào trên
thế giới.
55

2.3. THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ QUYỀN SỞ HỮU TRÍ TUỆ ĐỐI VỚI
TÁC PHẨM VĂN HỌC NGHỆ THUẬT DÂN GIAN Ở MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ
GIỚI VÀ MỘT SỐ BÀI HỌC KINH NGHIỆM
2.3.1. Quy định pháp luật bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với tác phẩm
văn học nghệ thuật dân gian trong các điều ước quốc tế và ở một số nước
Trên thế giới, quyền của những người sáng tạo được công nhận
là quyền cá nhân, ghi tại Điều 27 Tuyên ngôn nhân quyền ngày 10-12-1948.
Các nước Anh, Mỹ, Hàn quốc, Nhật bản, Úc... đều là thành viên của
một hay nhiều Điều ước quốc tế, khi thực hiện pháp luật về QSHTT đối với
TPVHNTDG, tức là họ cùng thực hiện việc bảo hộ nhằm đảm bảo rằng tác
phẩm được bảo hộ quyền tác giả/quyền cộng đồng sáng tạo TPVHNTDG
được tạo ra ở một nước sẽ tự động được bảo hộ ở tất cả các nước thành viên
của các Điều ước quốc tế đó, ngoài các quyền lợi khác.
Điều ước quốc tế quan trọng nhất về bảo hộ quyền tác giả là Công ước
Berne về bảo hộ các TPVHNT. Nếu một người là công dân hay cư dân của
một nước là thành viên Công ước Berne, hoặc một người đã công bố tác phẩm
của mình tại một trong số các nước thành viên của Công ước, thì tác phẩm
của người đó sẽ tự động được hưởng sự bảo hộ quyền tác giả theo quy định
trong Công ước Berne ở tất cả các nước thành viên còn lại của Công ước này.
Ngoài ra, tác phẩm của người đó cũng sẽ được bảo hộ ở các nước thành viên
khác giống như các nước đó bảo hộ các tác phẩm của công dân, cộng đồng
nước mình.
Tuy nhiên, cần lưu ý rằng thực hiện pháp luật về QSHTT đối với
TPVHNTDG ở một số nước nói trên, là thực hiện pháp luật về QSHTT đối
với TPVHNTDG ở nước sở tại, chính là việc bảo hộ quyền tác giả có tính
chất lãnh thổ. Tác phẩm của một người chỉ được hưởng sự bảo hộ quyền tác
giả nếu đáp ứng được các tiêu chuẩn pháp lý được quy định bởi pháp luật về
quyền tác giả của nước mà người đó muốn bảo hộ tác phẩm của mình. Vì vậy,
56

mỗi nước có hệ thống bảo hộ quyền tác giả riêng biệt, dựa trên một hay nhiều
đạo luật quy định.
Công ước Bern nêu rõ: “Trong trường hợp những tác phẩm không được
xuất bản hay vô danh, nhưng tác giả là một dân tộc của một nước tham gia
Công ước thì quốc gia đó có quyền chỉ định một cơ quan có thẩm quyền phù
hợp để đại diện bảo vệ và thực hiện các quyền tác giả” [16, tr.23].
Năm 1967 Hội nghị Stockholm đã sửa đổi Công ước Berne, theo đó các
thành viên tham gia Hội nghị đã thực hiện một nỗ lực để giới thiệu bảo hộ
quyền tác giả đối với TPVHNTDG ở cấp độ quốc tế. Kết quả là, Điều 15 (4)
của Stockholm (1967) và Paris (1971) Hành vi của Công ước Bern có chứa
quy định sau:
(a) Trong trường hợp công trình chưa được công bố danh tính của tác
giả không biết, nhưng nơi có cơ sở để cho rằng tác giả là công dân của một
quốc gia Liên minh, nó sẽ là một vấn đề cho pháp luật tại nước đó để chỉ định
cơ quan có thẩm quyền có trách nhiệm đại diện cho tác giả và được quyền bảo
vệ và thực thi quyền của mình trong các nước thành viên Liên hiệp; (b) các
nước của Liên minh mà làm cho chỉ định theo các điều khoản của quy định
này phải thông báo cho Tổng Giám đốc của WIPO bằng văn bản tuyên bố đưa
ra thông báo đầy đủ liên quan đến cơ quan được chỉ định do đó Tổng Giám
đốc tại một lần thông báo cho tất cả các nước khác của Liên minh [16, tr.9].
Vào thời điểm Hội nghị Stockholm tiến hành chỉnh lý Công ước Bern,
tháng 6 năm 1967, có một sự chuyển biến quan trọng từ phía các nước đang
phát triển trong nhận thức về hoàn cảnh đặc biệt của quốc gia mình. Do đó, từ
năm 1967 một số lượng lớn các nước đang phát triển đã áp dụng luật Bản
quyền để bảo vệ TPVHNTDG của mình (điển hình là Châu Phi, nơi có hơn
30 quốc gia sử dụng Luật Bản quyền và tỏ ra có hiệu quả). Những nước đang
phát triển thực hiện các nỗ lực đầu tiên để triển khai việc thực hiện pháp luật
về QSHTT đối với TPVHNT đã cố gắng để bảo vệ trong khuôn khổ của pháp
57

luật bản quyền về SHTT của các quốc gia đang phát triển. (Bolivia năm 1968
và 1992; Benin năm 1984; Indonesia năm 1987…).
Để tiện cho việc áp dụng pháp luật quốc tế phù hợp với các nước thành
viên, tháng 4 năm 1973, Chính phủ Bolivia đã gửi một bản ghi nhớ tới Tổng
Giám đốc UNESCO yêu cầu tổ chức này xem xét soạn thảo một văn bản pháp
lý quốc tế về bảo hộ các TPVHNTDG dưới hình thức một Nghị định kèm
theo Công ước về quyền tác giả do UNESCO điều hành.
Theo nghị quyết được thông qua bởi Hội nghị toàn thể UNESCO tại
Belgrede, vào tháng 9 - 10 năm 1980 và theo quyết định ban hành bởi Cơ
quan lãnh đạo Tổ chức SHTT thế giới (WIPO) tháng 11 năm 1981, một hội
đồng chuyên gia chính phủ về khía cạnh SHTT của việc bảo hộ TPVHNTDG
đã được triệu tập. Sau một loạt các cuộc hợp, Hội đồng này đã xây dựng nên
Quy định mẫu của WIPO/UNESCO cho luật quốc gia về bảo hộ tác phẩm dân
gian chống lại việc khai thác bất hợp pháp và các hành vi gây tổn hại khác,
được thông qua bởi hai tổ chức này vào năm 1985. Hội nghị toàn thể
UNESCO trong phiên họp thứ 25 năm 1989 đã thông qua một Bản khuyến
nghị về bảo hộ văn hóa truyền thống và tác phẩm dân gian, đề xuất các biện
pháp cần triển khai ở cấp quốc gia nhằm xác định, gìn giữ, bảo hộ và truyền
bá các tác phẩm dân gian của người bản địa.
Pháp luật về QSHTT đối với TPVHNTDG ở các nước Anh, Mỹ, Úc,
Nhật bản đều xác định hành vi sau đây là xâm phạm QSHTT đối với
TPVHNTDG:
- "Khai thác bất hợp pháp" TPVHNTDG được hiểu trong các Quy định
mẫu (Quy định mẫu cho luật quốc gia về bảo hộ các TPVHNTDG chống lại
việc khai thác trái phép và những hành động gây phương hại khác, thông qua
vào năm 1982 dưới sự bảo trợ của WIPO và UNESCO) là bất kỳ việc sử
dụng nào được thực hiện nhằm mục đích thu lợi, ngoài phạm vi truyền thống
hay tập quán và không được sự đồng ý của cơ quan có thẩm quyền hoặc
58

cộng đồng liên quan tới nó. Nghĩa là, việc sử dụng - kể cả nhằm mục đích
thu lợi - trong phạm vi truyền thống hoặc tập quán thì cũng không phải là
đối tượng được phép. Mặt khác, việc sử dụng, kể cả bởi các thành viên của
cộng đồng nơi sự thể hiện dân gian được phát triển và duy trì, cũng đòi hỏi
phải được đồng ý nếu nó được tiến hành ngoài phạm vi đó và với mục đích
thu lợi [17, tr.15].
Việc giữ cho nghệ thuật truyền thống bình dân sống mãi có mối liên hệ
gần gũi với việc nhân bản, trình tấu hoặc trình diễn, trong một lối trình bày
phong phú và có phong cách, các hình thức thể hiện truyền thống trong cộng
đồng khởi thủy.
Quy định mẫu cho phép bất kỳ thành viên nào trong cộng đồng của một
quốc gia được tự do nhân bản hoặc trình diễn các hình thức thể hiện dân gian
của cộng đồng mình trong phạm vi truyền thống và tập quán của họ, bất kể họ
làm việc đó nhằm hoặc không nhằm mục đích thu lợi. Thậm chí, việc nhân
bản hoặc trình diễn các tác phẩm dân gian có thể được thực hiện bằng phương
tiện công nghệ hiện đại nếu công nghệ đó được cộng đồng chấp nhận như một
trong các phương tiện dẫn tới sự phát triển của nền văn hóa dân gian sống
động của họ.
Tuy nhiên, bên cạnh việc quy định những hành vi bị coi là sự xâm
phạm tới việc bảo hộ TPVHNTDG, Quy định mẫu cũng đã đưa ra bốn trường
hợp đặc biệt không cần xin phép, kể cả khi việc khai thác hình thức thể hiện
dân gian được thực hiện để lấy tiền và ngoài phạm vi truyền thống hay tập
quán. Các trường hợp đặc biệt này không bị coi là hành vi xâm phạm việc bảo
hộ, việc quy định này làm cho Quy định mẫu trở lên thực sự là một thiết chế
mềm dẻo. Các trường hợp này gồm có:
+ Sử dụng hoặc khai thác nhằm mục đích giáo dục, ví dụ như sử dụng
trong mục đích giảng dạy, các bài giảng của giáo viên trên lớp, các bài tập
thuyết trình của sinh viên.
59

+ Sử dụng “bằng cách minh họa” trong bất kỳ tác phẩm gốc nào của
một tác giả, với điều kiện việc sử dụng đó thích hợp với thực tiễn hợp lý như
được hiểu ở quốc gia liên quan. Ví dụ như một tác phẩm bình giảng một bài
ca dao hoặc một bài thơ có thể sử dụng TPVHNTDG để minh họa cho bài
viết đó.
+ Khi hình thức thể hiện dân gian được “vay mượn” để sáng tạo nên
tác phẩm gốc của một tác giả. Ngoại lệ quan trọng này phục vụ mục đích
cho phép phát triển tự do khả năng sáng tạo cá nhân lấy cảm hứng từ dân
gian. Một bài hát được tạo nên dựa trên cảm hứng từ một bài ca dao hay
một bộ phim cũng được hình thành dựa trên một câu chuyện cổ tích, truyện
ngụ ngôn...
+ "Sử dụng ngẫu nhiên", đặc biệt bao gồm việc sử dụng để làm báo cáo
về các sự kiện hiện tại và sử dụng các hình ảnh nơi hình thức thể hiện dân
gian được đặt cố định tại một địa điểm công cộng.
Các hành vi xâm phạm khác, có hại cho các lợi ích liên quan tới việc sử
dụng các TPVHNTDG, bao gồm bốn dạng hành vi và là các hành vi chịu các
chế tài hình sự. Quy định mẫu còn yêu cầu trong tất cả các xuất bản phẩm
dạng in và bất kỳ sự truyền bá nào tới công chúng đối với bất kỳ
TPVHNTDG nào thì nguồn của nó phải được chỉ rõ một cách thích hợp, cộng
đồng hoặc địa điểm địa lý nơi phát sinh hình thức thể hiện dân gian được sử
dụng và quy định việc không tuân thủ yêu cầu chỉ dẫn về nguồn sẽ bị phạt.
Việc sử dụng không xin phép đối với các TPVHNTDG cũng cấu thành
hành vi xâm phạm. Điều này được hiểu là, nếu việc sử dụng vượt quá giới hạn
hoặc trái với các điều kiện đã được cấp phép thì cũng được coi là hành vi xâm
phạm QSHTT. Việc lừa gạt công chúng bằng cách tạo ra ấn tượng rằng một
vật nào đó là hình thức thể hiện dân gian của một cộng đồng mà trên thực tế
không phải vậy, thì cũng sẽ bị phạt.
60

Việc sử dụng nhằm mục đích công làm méo mó TPVHNTDG, với bất
kỳ cách thức trực tiếp hay gián tiếp nào “gây tổn hại tới các lợi ích văn hoá
của cộng đồng liên quan”, đều là hành vi xâm phạm. Khái niệm “làm méo
mó” bao gồm bất kỳ hành động nào làm sai lệch, cắt xén hoặc làm giảm giá
trị của hình thức thể hiện dân gian được công bố, nhân bản, phân phối, trình
diễn hoặc truyền bá bằng cách nào đó khác tới công chúng bởi người vi
phạm. Tất cả bốn loại hành vi nêu trên phải là hành động cố ý thì mới là
hành vi xâm phạm.
Tuy nhiên, liên quan tới việc không tuân thủ pháp luật về QSHTT đối
với TPVHNTDG yêu cầu về chỉ dẫn nguồn và yêu cầu xin phép sử dụng
TPVHNTDG, Quy định mẫu cũng cho phép xử phạt các hành vi được thực
hiện do vô ý. Điều này cũng tính đến bản chất của hành vi vi phạm liên quan
và các khó khăn trong việc chứng minh sự cố ý trong các trường hợp bỏ sót.
2.3.2. Thực hiện pháp luật về quyền sở hữu trí tuệ đối với tác phẩm
văn học nghệ thuật dân gian ở một số nước trên thế giới
Thực hiện pháp luật về QSHTT đối với TPVHNTDG ở các nước Nhật,
Hàn Quốc, Hoa Kỳ, Anh, Úc thực chất là bảo hộ TPVHNTDG.
Khi thực hiện pháp luật quốc tế, sử dụng các Điều ước quốc tế, có một
số vấn đề cần lưu ý: Dạng sử dụng các TPVHNTDG nào cần phải xin phép;
liệu nó có nhằm mục đích thu lợi hay không; TPVHNTDG do người ngoài
hay thành viên của cộng đồng nơi tác phẩm đó được hình thành sử dụng; và
liệu việc sử dụng tác phẩm có ra ngoài khuôn khổ truyền thống hay phong
tục không. Uỷ ban đã nhất trí rằng việc sử dụng tác phẩm cả với mục đích
thu lợi nhuận và không nằm trong khuôn khổ truyền thống và phong tục đều
phải xin phép.
Điều này có nghĩa là việc thực hiện pháp luật, cụ thể là việc tuân thủ
theo luật pháp quốc tế về QSHTT đối với TPVHNT nói chung, trong đó có
TPVHNTDG khi sử dụng tác phẩm trong khuôn khổ truyền thống và phong
61

tục, thậm chí nếu có mục đích thu lợi, không cần phải xin phép. Nhưng việc
sử dụng nếu ra ngoài khuôn khổ trên và có mục đích thu lợi thì dù có thực
hiện bởi thành viên của cộng đồng tạo ra tác phẩm ấy cũng phải xin phép.
Đây chính là điểm tương đồng trong thực hiện pháp luật về QSHTT đối với
TPVHNTDG ở các nước có nền văn hóa pháp lý tương thích.
Giữa các quốc gia thành viên tham gia Điều ước, khi thực hiện pháp
luật, họ đều chú ý thuật ngữ “nội dung truyền thống” được hiểu là bao hàm
cách sử dụng TPVHNTDG trong khuôn khổ nghệ thuật thích hợp của nó
dựa trên việc sử dụng liên tục bởi cộng đồng. Trái lại, thuật ngữ “bối cảnh
phong tục” bao hàm việc sử dụng các TPVHNTDG theo các ứng dụng
trong cuộc sống hàng ngày của cộng đồng, chẳng hạn như cách thức thông
thường của việc bán các sản phẩm vật thể văn hoá dân gian của các thợ thủ
công địa phương.
Khi tham gia thực hiện pháp luật về QSHTT đối với TPVHNTDG ở
các nước có nền văn hóa pháp lý tương đồng, họ đều xác định rõ ràng cách
thức phải xin phép ở nơi sử dụng. Bằng cách đó, một mặt nó phân biệt được
các trường hợp liên quan đến bản sao của các tác phẩm, mặt khác nó phân
biệt được các trường hợp không nhất thiết phải liên quan đến các bản sao của
các tác phẩm như thế. Trường hợp đầu, những cách thức sử dụng đòi hỏi phải
xin phép gồm: xuất bản, tái bản, phát hành; ở trường hợp sau, các cách thức
sử dụng gồm: đọc trước công chúng, biểu diễn trước công chúng, truyền đi
bằng các phương tiện hữu tuyến hay vô tuyến, và “bất cứ hình thức truyền
thông nào khác đến công chúng”.
Các quốc gia có thể chỉ định một cơ quan có thẩm quyền hoặc một “cơ
quan giám sát” với những chức năng đặc biệt. Chức năng của cơ quan có
thẩm quyền là cấp phép cho một số loại hình sử dụng các TPVHNTDG, nhận
đơn xin phép sử dụng, giải quyết đơn, và khi đã cấp phép thì cơ quan này có
62

nhiệm vụ ấn định và thu phí khi được yêu cầu. Bất cứ quyết định nào của cơ
quan có thẩm quyền cũng phải chịu sự kháng nghị.
Ở các quốc gia thành viên của Điều ước, các chủ thể khi tham gia
thực hiện pháp luật về QSHTT đối với TPVHNTDG không cần phải xin
phép khi sử dụng cho mục đích giáo dục hoặc minh hoạ. Đó là khi các
TPVHNTDG “được mượn”, để tạo ra một tác phẩm hoàn toàn mới, hoặc
trong trường hợp “sử dụng ngẫu nhiên” (phần 4), chẳng hạn như tường
thuật về các sự kiện thời sự hoặc khi TPVHNTDG đó là một vật thể thường
xuyên đặt ở nơi công cộng.
Điều đáng lưu ý rằng những ngoại lệ này rất quan trọng, như là những
đối sách với sự bảo vệ quá mức các tác phẩm đó. Bằng việc bảo vệ quá mức,
tài sản công cộng bị co lại, có nghĩa là ngày càng có ít nỗ lực phát triển thêm
các tác phẩm mới. Vì vậy, các nghệ nhân truyền thống nghệ thuật (ở Việt
Nam gọi là nghệ nhân dân gian) bằng cách tái thể hiện các chủ đề và tư tưởng
truyền thống, sáng tạo TPVHNTDG theo những cách thức không truyền
thống (mới lạ) có thể bị kiềm chế bằng sự bảo vệ thái quá (Wendland 2002).
Vấn đề nguy hiểm là việc bảo vệ thái quá có thể “làm đóng băng” văn hoá
truyền thống vào một thời điểm lịch sử nhất định.
Các Điều khoản mẫu mực được soạn thảo từ rất lâu (trước thời đại kỹ
thuật số), vì vậy, Hiệp ước bản quyền WIPO đã được thông qua để cập nhật
Luật bản quyền sao cho giải quyết thành công vấn đề luật bản quyền do mạng
Internet đặt ra.
Đây là những điều khoản mẫu cho luật quốc gia, chúng không được
soạn thảo như là một Hiệp ước quốc tế mẫu cho việc bảo vệ các
TPVHNTDG.
Theo đó, các quốc gia khi áp dụng pháp luật về QSHTT đối với
TPVHNTDG đều phân chia TPVHNTDG thành các loại hình thể hiện là: thể
hiện bằng ngôn ngữ, bao gồm truyện thơ, câu đối dân gian; thể hiện bằng âm
63

nhạc bao gồm bài hát và nhạc cụ dân gian; thể hiện bằng hành động bao gồm
các điệu múa, vở kịch và nghi lễ nghệ thuật dân gian; thể hiện lồng trong một
vật thể tồn tại ở dạng hữu hình bao gồm các bức tranh vẽ, tượng, tác phẩm
điêu khắc, đồ gốm, khảm, mộc, tác phẩm kim loại, đá quý, dệt, thảm, trang
phục, nhạc cụ và các hình mẫu kiến trúc dân gian.
Còn ở Liên minh Châu Âu, rất nhiều chỉ thị để thống nhất quyền tác giả
trong toàn liên minh Châu Âu cũng được đề ra. Theo Chỉ thị phần mềm
(91/259/EWG) ra đời vào năm 1991 thì các chương trình máy tính được bảo
vệ như là các TPVHNT theo ý nghĩa về quyền tác giả. Trong năm 1993,
thông qua chỉ thị về hòa hợp thời gian bảo vệ quyền tác giả và một số quyền
bảo vệ có liên quan (còn gọi là Chỉ thị về thời gian bảo vệ). Thời gian bảo vệ
của các TPVHNT được ấn định thống nhất là cho đến 70 năm sau khi tác giả
qua đời. Các quyền lợi của những nhà nghệ thuật biểu diễn chấm dứt 50 năm
sau khi biểu diễn.
Với chỉ thị quyền tác giả của liên minh Châu Âu (Chỉ thị 2001/29/EG)
các quy định luật pháp Châu Âu về quyền tác giả được nâng lên cùng với các
định ước quốc tế được thực hiện thông qua Tổ chức SHTT thế giới (WIPO).
Ở các quốc gia thành viên tham gia Điều ước, các chủ thể khi tham gia
thực hiện pháp luật về QSHTT đối với TPVHNTDG có thể bảo vệ được
TPVHNTDG ở nước sở tại nhờ vào việc buộc phải tôn trọng bản quyền
TPVHNTDG như là những tác phẩm văn chương và nghệ thuật chuyên
nghiệp, mà không cần đăng ký hoặc tuân thủ bất cứ thủ tục nào.
Có hai quyền thuộc tác quyền được bảo vệ - quyền công bố quyền
tác giả đối với tác phẩm (được biết đến là “quyền của người sáng tạo ra đứa
con tinh thần”) và quyền bác bỏ bất cứ sự xuyên tạc, nhân bản, sửa đổi
hoặc những hành động xúc phạm khác liên quan đến tác phẩm làm ảnh
hưởng đến danh dự, danh tiếng của tác giả (được biết đến là quyền “toàn
vẹn”) (Điều 6b).
64

Điều thuận lợi nhiều nhất của luật bản quyền là trên cơ sở nguyên tắc
xử lý của quốc gia, sau đó vượt qua biên giới quốc gia, luật quy định các tác
giả ở tất cả các quốc gia thành viên của Hiệp hội Berne và WTO phải thi
hành. Việc thương mại TPVHNTDG làm tăng nguy cơ chiếm dụng loại hình
tác phẩm này. Vì vậy, các quốc gia đang phát triển cũng như các cộng đồng
bản địa và địa phương đang tìm kiếm các phương thức bảo vệ tài sản văn hoá
phi vật thể của họ.
Quá trình phát triển của QSHTT (IPR) và vai trò của IPR trong việc đạt
được những những mục tiêu chung đã minh chứng cho nhận định này. Việc
bảo vệ QSHTT đóng một vai trò sống còn trong quá trình phát triển kinh tế,
văn hóa, xã hội. Nhưng chỉ bảo vệ QSHTT, nhất là “trí tuệ của người nghèo”
không thôi sẽ không thể có được những phát triển về kinh tế, văn hóa, xã hội.
Một quốc gia khó có thể đạt được những mục tiêu phát triển nếu không có sự
bảo vệ này. Nói cách khác, các nước, các quốc gia thành viên tham gia Điều
ước, các chủ thể đều phải thực hiện pháp luật về QSHTT đối với
TPVHNTDG một cách tích cực.
2.3.3. Một số bài học kinh nghiệm
Từ việc nghiên cứu thực hiện pháp luật về QSHTT đối với
TPVHNTDG ở một số quốc gia nêu trên, có thể rút ra một số bài học sau đây:
Một là: Xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật chuyên biệt về
QSHTT, trong đó có chế định về QSHTT đối với TPVHNTDG. Quá trình đó
phải được tiến hành song song với việc nội luật hóa các Điều ước quốc tế liên
quan đến VHNTDG thành pháp luật của nước mình và tổ chức thực hiện các
quy định của Điều ước quốc tế về QSHTT đối với TPVHNTDG một cách linh
hoạt, phù hợp điều kiện của quốc gia
Kinh nghiệm này đã được tiến hành hết sức thành công ở một số nước,
điển hình nhất là Nhật Bản.
65

Sự phát triển của Nhật Bản được xây dựng dựa trên một chính sách
cạnh tranh với thị trường thế giới thông qua các sản phẩm có hàm lượng trí
tuệ cao và giá cả phù hợp. Nhân tố quan trọng khuyến khích sự phát triển của
khoa học công nghệ và việc tạo ra các sản phẩm có sức cạnh tranh như trên
chính là chính sách quốc gia về bảo hộ QSHTT nói chung, trong đó có bảo hộ
QSHTT đối với TPVHNTDG của Nhật Bản.
Nhận thức vai trò của SHTT trong sự sinh tồn của quốc gia, Chính phủ
Nhật Bản đã sớm xây dựng một chiến lược tổng thể quốc gia về bảo hộ
QSHTT. Ngày 3 tháng 7 năm 2002, Hội đồng Chiến lược QSHTT được thành
lập để thảo ra chiến lược bảo hộ QSHTT của Nhật Bản.
Nội dung của chiến lược mang tính khái quát nhưng đã đưa ra các
nguyên tắc cơ bản trong việc giải quyết các vấn đề liên quan đến bảo hộ
QSHTT ở Nhật Bản và làm đất nước này trở thành một đất nước kiểu mẫu
trong việc bảo hộ quyền về SHTT trên thế giới. Chiến lược quốc gia trên được
chia thành 4 chính sách cơ bản sau:
Chính sách 1- Xúc tiến sự sáng tạo tạo ra tài sản trí tuệ: Tăng cường sự
sáng tạo tài sản trí tuệ ở các công ty và các trường đại học. Tuyên truyền,
khuyến khích việc bồi dưỡng những sáng tạo và giúp đỡ các chuyên gia
nghiên cứu.
Chính sách 2 - Củng cố và tăng cường hệ thống bảo hộ QSHTT: Việc
này được thực hiện thông qua sự xét xử và kiểm tra các xâm phạm QSHTT
một cách nhanh chóng và chính xác; Trao quyền cho toà án địa phương
Tokyo và Osaka xét xử các tranh chấp đối với quyền sáng chế (Patent rights);
Tăng cường việc trừng trị nghiêm đối với các hành vi sao chép và giả mạo;
Bảo đảm sự hài hoà với hệ thống SHTT quốc tế và xúc tiến sự hợp tác quốc tế
liên quan đến lĩnh vực này; Tăng cường sự bảo vệ những bí mật công nghiệp;
Xúc tiến bảo hộ QSHTT trong các lĩnh vực mới.
66

Chính sách 3 - Sử dụng tài sản trí tuệ: Xúc tiến việc chuyển giao công
nghệ từ các viện và trường đại học; Đánh giá hiệu quả hoạt động nghiên cứu
và sử dụng tài sản trí tuệ.
Chính sách 4 - Mở rộng các yêu cầu để củng cố và nâng cao trình độ
nhân lực: Nuôi dưỡng sự lớn mạnh của các chuyên gia trong lĩnh vực này;
Khuyến khích, khuấy động nhận thức của con người về SHTT.
Với 4 chính sách lớn trong Chiến lược Quốc gia về SHTT của Nhật Bản
cho chúng ta thấy được một chu trình khép kín của việc xây dựng một hệ
thống SHTT bền vững. Với chiến lược này, sự tồn tại và phát triển bền vững
của hệ thống SHTT phải dựa trên việc sáng tạo ra tài sản trí tuệ. Đây có thể
coi là cái gốc của việc phát triển hệ thống SHTT và điều đó mang lại hiệu
quả, lợi ích thiết thực cho quốc gia. Có thể khái quát 4 nội dung lớn trong
Chiến lược trên của Nhật Bản thành một chu trình khép kín sau: Sáng tạo tài
sản trí tuệ - Bảo hộ tài sản trí tuệ - Sử dụng tài sản trí tuệ - Nâng cao trình độ
của con người.
Dựa trên các nội dung cơ bản của Chiến lược Quốc gia về SHTT,
Chính phủ Nhật Bản đã xây dựng luật cơ bản về SHTT.
Liên quan đến vấn đề này, nhiều quốc gia đang phát triển trên thế giới
cũng đã nội luật hóa pháp luật quốc tế bằng qui định việc sử dụng các
TPVHNTDG trong phạm vi luật bản quyền của họ. Các quốc gia này đã tận
dụng, một cách nhanh chóng hoặc ngấm ngầm, một điều khoản đặc biệt trong
Công ước Berne cho rằng tác giả là công dân của nước đó, thì luật pháp nước
đó có thể chỉ định một cơ quan có thẩm quyền để đại diện cho tác giả bảo vệ
và củng cố các quyền của họ [Điều 15 (4)(a)]. Đôi khi, các tác phẩm có vẻ
như là những TPVHNTDG nhưng có thể truy ra tác giả của nó. Sau đó tác giả
hoặc người thừa kế của tác giả sẽ được hưởng tiền tác quyền [17, tr.29].
Các tác phẩm văn hoá truyền thống/TPVHNTDG được đồng hoá trong
các TPVHNTDG nguyên thuỷ, do đó quyền lợi về kinh tế của những tác
67

phẩm như thế có thể được thực thi bởi cơ quan được chỉ định. Nhưng các
TPVHNTDG lại không thích hợp với mô hình bản quyền. Do đó chúng
thường là kết quả của quá trình tiếp diễn chậm chạp của các hoạt động sáng
tạo được một cộng đồng nào đó thực hiện theo cách lặp đi lặp lại, trong khi
tác phẩm được bảo vệ bản quyền theo truyền thống thì phải có tính sáng tạo
của cá nhân. Nói một cách ngắn gọn, bản quyền lấy tác giả làm trung tâm,
trong đó TPVHNTDG về cơ bản đều thiếu vắng những ý niệm về tác giả
trong bản quyền (Ficsor 1997).
Vì khái niệm bảo vệ bản quyền thường được quyết định kèm theo việc
xác định tác giả, sự vắng mặt của tác giả trong bối cảnh các tác phẩm văn hoá
truyền thống/TPVHNTDG làm cho họ trở thành “vung méo” trong “nồi tròn”
bản quyền. TPVHNTDG cứ phát triển và đã phát triển nhiều thế kỷ qua, vì
vậy bất cứ ý niệm về một thuật ngữ bảo vệ cố định nào liên quan đến
TPVHNTDG cũng phủ nhận đặc tính này.
Trong quá trình áp dụng pháp luật, hay sử dụng pháp luật nhiều quốc
gia như ở Úc, Mỹ, họ thường đánh đồng các khái niệm như kiến thức người
nghèo/tri thức dân gian/tri thức cổ truyền tương đồng với văn hoá văn nghệ
dân gian/với TPVHNTDG để xác lập QSHTT và bảo vệ theo luật pháp của
nước sở tại. Đây là bài học kinh nghiệm rất có ý nghĩa đối với Việt Nam trong
quá trình thực hiện pháp luật về QSHTT đối với TPVHNTDG hiện nay.
Hai là: Thiết lập cơ quan quản lý nhà nước chuyên trách về SHTT
đối với TPVHNTDG và phân định rõ ràng chức năng, quyền hạn, trách
nhiệm của các cơ quan nhà nước có liên quan trong việc bảo vệ QSHTT
đối với TPVHNTDG
Nhiều nước đã thành lập cơ quan chuyên trách về QSHTT đối với
TPVHNTDG. Chẳng hạn, ở Nhật bản, Chính phủ đã thành lập Hội đồng quốc
gia về SHTT. Hội đồng này được xây dựng dựa trên quy định của Luật
SHTT, trong đó đích thân Thủ tướng Koizumi làm Chủ tịch. Hàng năm, trên
68

cơ sở thực tiễn tình hình đất nước, Hội đồng này đưa ra các chương trình cụ
thể cho hoạt động SHTT của đất nước. Khẩu hiệu được Hội đồng trên đưa ra
có tên: "Hành động quốc gia để tạo ra tài sản trí tuệ - nền tảng quốc gia."
Tương tự như vậy, ở Úc, Hội đồng phát triển cộng đồng văn hoá truyền
thống (CCDU) là một cơ quan của Chính phủ thúc đẩy các nghệ thuật cộng
đồng bằng cả lý thuyết và thực tiễn, hỗ trợ các tổ chức văn hoá cộng đồng và
khuyến khích việc nghiên cứu và phát triển.
Đơn vị thuộc Hội đồng Phát triển cộng đồng văn hoá truyền thống Úc
giúp đỡ và khuyến khích các cộng đồng trong việc phát triển văn hoá của
cộng đồng mình. Đơn vị này đã tập trung chủ yếu vào việc xác định và phát
triển các cơ hội đào tạo trong nghệ thuật cộng đồng, quảng bá, tư liệu và phổ
biến về việc phát triển văn hóa cộng đồng, hỗ trợ chính cho các tổ chức, giúp
đỡ mạng lưới và trung tâm văn hóa cộng đồng.
Ba là: Xây dựng hệ thống tổ chức xã hội quản lý tập thể về QSHTT nói
chung và QSHTT đối với TPVHNTDG
Các tổ chức quốc gia khác cũng đóng một vai trò đặc biệt trong bảo
quản các mục văn hóa và cung cấp cho khán giả địa phương và quốc tế. Các
tổ chức này chấp nhận công nghệ trực tuyến để cung cấp truy cập rộng hơn và
nhiều hơn sự phối hợp nắm giữ mang tính tập thể của họ.
Bốn là: Tăng cường hợp tác quốc tế về bảo hộ QSHTT đối với
TPVHNTDG
Hợp tác văn hoá quốc tế, trách nhiệm về trao đổi văn hoá truyền thống
thường được trao cho Bộ Ngoại giao. Đây là cầu nối trao đổi văn hoá nói
chung trong đó có văn hóa truyền thống.
Chẳng hạn: Mối quan tâm chủ yếu của Úc tập trung vào phát triển các
mối liên kết văn hoá với Châu Á, đặc biệt là với Nhật Bản, Trung Quốc và
các nước trong khối ASEAN (Hiệp Hội các quốc gia Đông Nam Á). Những
trao đổi với các nước láng giềng Châu Á nhằm nâng cao kiến thức và hiểu
69

biết của người dân về di sản văn hoá truyền thống và tăng tính ôn hoà trong
các liên kết giữa các nền văn hoá với nhau.
Úc cũng là thành viên của Tổ chức Đa phương quốc tế kể cả Liên Hợp
Quốc và Liên hiệp Anh. Đây là cơ quan hỗ trợ các đơn vị địa phương như Uỷ
ban Nam Thái Bình Dương.
Một yếu tố đầy ý nghĩa trong các chương trình trao đổi văn hoá truyền
thống ở hai thập kỷ trước là Úc đã có các cuộc triển lãm với quy mô lớn diễn
ra tại Trung Quốc, Italia, Colombia đến các buổi triển lãm quan trọng về hội
hoạ Úc, từ các bảo tàng nghệ thuật. Ngoài ra, còn tham gia các buổi triển lãm
tranh Châu Âu quan trọng ở các bảo tàng Mỹ và Liên bang Xô Viết, và nhiều
buổi triển lãm đặc biệt khác nữa.
Năm là: Tôn trọng giá trị văn hóa của các dân tộc ít người cũng là một
bài học quý giá trong THPL về QSHTT đối với TPVHNTDG
Ở Úc, nghệ thuật thổ dân, các cương lĩnh dựa trên giả thuyết rằng văn
hoá thổ dân - nền văn hóa chứa đựng chiều sâu của quá khứ, là thứ văn hóa
được truyền từ đời này sang đời khác bằng nhiều phương tiện khác nhau,
không chỉ là dấu tích của quá khứ mà là những năng lượng của cuộc sống với
động lực của chính nó. Ban Nghệ thuật Thổ dân được thành lập với các mục
đích là tạo ra năng lượng cuộc sống này là một phần kinh nghiệm của toàn thể
các tộc Thổ dân và nguồn kiêu hãnh cho toàn thể nhân dân Úc.
Trung ương đã tiếp cận với nguyên tắc của người thổ dân và người Đảo
Torres Strait, kiểm soát sự phát triển các loại hình biểu hiện nghệ thuật của
chính họ. Cơ sở để phát triển văn hoá thổ dân là các trung tâm nghệ thuật và
thủ công được các cộng đồng Thổ dân thiết lập.
Người ta có thể khám phá nền văn hóa Úc theo cách mà những Thổ dân
Úc đã truyền xuống trong suốt 50.000 năm qua thông qua những tác phẩm
nghệ thuật, điệu nhảy, truyền thuyết, âm nhạc và chính mảnh đất này. Ta có
thể nhìn thấy nghệ thuật và những điệu nhảy truyền thống của Thổ dân trong
70

các thành phố. Người ta có thể đến những vùng hẻo lánh và ngồi bên đống lửa
trại lắng nghe những truyền thuyết về thời kỳ sáng tạo thế giới; Đi bụi và đi
lặn biển, thưởng thức thức ăn của Thổ dân hay học cách sử dụng giáo và bắt
cá theo cách truyền thống. Chính quyền Úc khuyến khích Thổ dân Úc giúp du
khách hiểu về vùng đất cổ xưa này cũng như giá trị tinh thần và những điều
kỳ diệu của nó.
Đó cũng là bài học về bảo vệ di sản, bảo vệ văn hoá truyền thống/
VHNTDG/ tài sản trí tuệ ở Úc mà Việt Nam có thể tham khảo và học tập
trong thực hiện pháp luật về QSHTT đối với TPVHNTDG.

Kết luận chương 2

TPVHNTDG là sáng tạo tập thể trên nền tảng truyền thống của một
nhóm hoặc các cá nhân nhằm phản ánh khát vọng của cộng đồng, thể hiện đặc
điểm văn hoá và xã hội của họ.TPVHNTDG mang những giá trị to lớn về
nghệ thuật, thẩm mĩ, nhận thức và giáo dục. TPVHNTDG có bốn đặc trưng
cơ bản, đó là: Tính truyền miệng, tính nguyên hợp, tính tập thể và tính dị bản.
QSHTT đối với TPVHNTDG là quyền của cộng đồng ((làng/ xã/ thôn/
buôn bản/ phum/sóc), cá nhân (nghệ nhân, người sưu tầm, nghiên cứu) đối
với tài sản trí tuệ, bao gồm quyền tác giả, tức là quyền của cộng đồng sáng tạo
ra TPVHNTDG và quyền liên quan đến quyền tác giả/quyền cộng đồng sáng
tạo ra TPVHNTDG. Từ khái niệm chung về thực hiện pháp luật và QSHTT
đối với TPVHNTDG, luận án đưa ra định nghĩa: Thực hiện pháp luật về
quyền sở hữu trí tuệ đối với tác phẩm văn học nghệ thuật dân gian là hành vi
xử sự của chủ sở hữu quyền tác giả (cộng đồng công xã, nghệ nhân dân gian,
người thực hành, người sưu tầm, nghiên cứu TPVHNTDG) và của các cơ
quan, tổ chức có thẩm quyền được tiến hành phù hợp với yêu cầu của các quy
phạm pháp luật về QSHTT đối với TPVHNTDG, đảm bảo để quyền và lợi ích
71

hợp pháp của chủ sở hữu quyền tác giả, của cộng đồng và của Nhà nước được
thực hiện, nhằm bảo hộ và phát huy các giá trị tinh thần, nhân văn của
TPVHNTDG.
Giống như thực hiện pháp luật về QSHTT nói chung, thực hiện pháp
luật về QSHTT đối với TPVHNTDG cũng được tiến hành dưới bốn hình thức
là: tuân thủ pháp luật, chấp hành pháp luật, sử dụng pháp luật và áp dụng
pháp luật. Thực hiện pháp luật về QSHTT đối với TPVHNTDG mang những
đặc điểm: tính xã hội rộng rãi hơn so với thực hiện pháp luật về QSHTT đối
với các TPVHNT khác; đòi hỏi ý thức pháp luật của xã hội cao, tính tự giác
và tính đạo đức xã hội cao. Bên cạnh đó, thực hiện pháp luật về QSHTT đối
với TPVHNTDG có những đặc thù do tính nguyên hợp, tính tập thể, tính
truyền miệng và tính dị bản của loại hình văn học nghệ thuật này.
Thực hiện pháp luật về QSHTT đối với TPVHNTDG có vai trò vô
cùng quan trọng trong cuộc sống. Đó là hình thức để bảo hộ QSHTT đối với
TPVHNTDG, là bảo đảm phòng, chống vi phạm pháp luật về QSHTT đối với
TPVHNTDG. Đồng thời, THPL về QSHTT đối với TPVHNTDG giúp phòng
ngừa có hiệu quả đối với các hành vi kiếm tiền phi pháp từ sự vi phạm quyền
tác giả, làm biến dạng, xuyên tạc bản sắc dân tộc, xâm hại lợi ích quốc gia
dân tộc, làm mất tự tôn dân tộc, phá rối khối đại đoàn kết toàn dân, gây mất
ổn định chính trị, xuyên tạc chủ trương đường lối, chính sách của Đảng, pháp
luật của Nhà nước. Thực hiện pháp luật về QSHTT đối với TPVHNTDG
cũng góp phần nâng cao ý thức pháp luật của công dân, đề cao trách nhiệm
của tổ chức, của cán bộ, công chức có thẩm quyền trong việc giữ gìn, bảo tồn,
bảo hộ QSHTT đối với TPVHNTDG; góp phần làm giàu bản sắc dân tộc.
Thực hiện pháp luật về QSHTT đối với TPVHNTDG còn góp phần phát triển
nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, làm cho dân tộc hội
nhập tốt với thế giới, nhưng không hòa tan, duy trì và phát triển nền văn hóa
phong phú, đa dạng, giàu bản sắc Việt Nam. Thực hiện pháp luật về QSHTT
72

đối với TPVHNTDG còn góp phần phát triển kinh tế, nâng cao đời sống vật
chất và tinh thần của cộng đồng. Ngoài ra, thực hiện pháp luật về QSHTT đối
với TPVHNTDG còn góp phần phát huy chủ nghĩa yêu nước và truyền thống
đại đoàn kết dân tộc, ý thức độc lập tự chủ, tự cường, xây dựng, bảo vệ Tổ
quốc; đảm bảo Điều ước quốc tế về SHTT nói chung, trong đó có Điều ước
quốc tế liên quan trực tiếp đến QSHTT đối với TPVHNTDG được tôn trọng
và thực hiện.
Thực hiện pháp luật về QSHTT đối với TPVHNTDG được bảo đảm
bởi các yếu tố sau: bảo đảm về pháp lý; bảo đảm về ý thức pháp luật, văn hóa
pháp lý; bảo đảm về tổ chức; cơ chế hỗ trợ mang tính xã hội được thiết lập và
vận hành một cách hiệu quả; năng lực của các chủ thể và môi trường quốc tế
thuận lợi.
Từ nghiên cứu kinh nghiệm THPL về QSHTT đối với TPVHNTDG, có
thể rút ra một số bài học cho Việt Nam như sau: 1/ Xây dựng các văn bản quy
phạm pháp luật chuyên biệt về QSHTT, trong đó có chế định về QSHTT đối
với TPVHNTDG. Quá trình đó phải được tiến hành song song với việc nội
luật hóa các Điều ước quốc tế liên quan đến VHNTDG thành pháp luật của
nước mình và tổ chức thực hiện các quy định của Điều ước quốc tế về
QSHTT đối với TPVHNTDG một cách linh hoạt phù hợp điều kiện của quốc
gia; 2/Thiết lập hệ thống cơ quan quản lý nhà nước về VHNTDG và phân
định rõ ràng chức năng, quyền hạn, trách nhiệm của các cơ quan đó; 3/ Xây
dựng hệ thống tổ chức xã hội quản lý tập thể về QSHTT nói chung và
QSHTT đối với TPVHNTDG; 4/ Tăng cường hợp tác quốc tế về bảo hộ
QSHTT đối với TPVHNTDG; và 5/ Tôn trọng giá trị văn hóa của các dân tộc
ít người cũng là một bài học quý giá trong THPL về QSHTT đối với
TPVHNTDG.
73

Chương 3
THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VÀ THỰC HIỆN PHÁP LUẬT
VỀ QUYỀN SỞ HỮU TRÍ TUỆ ĐỐI VỚI TÁC PHẨM
VĂN HỌC NGHỆ THUẬT DÂN GIAN Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

3.1. THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ QUYỀN SỞ HỮU TRÍ TUỆ ĐỐI VỚI
TÁC PHẨM VĂN HỌC NGHỆ THUẬT DÂN GIAN Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
3.1.1. Những ưu điểm của pháp luật về quyền sở hữu trí tuệ đối với
tác phẩm văn học nghệ thuật dân gian ở Việt Nam hiện nay
Một là: Nguyên tắc hiến định về bảo hộ QSHTT nói chung và QSHTT
đối với các TPVHNTDG nói riêng đã được xác định ngày càng rõ hơn
Ở Việt Nam, ý tưởng về bảo hộ quyền tác giả đã bước đầu được ghi
nhận ngay từ bản Hiến pháp đầu tiên năm 1946 (Điều 10, 12, 13). Nhà nước
Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã thừa nhận quyền tự do ngôn luận, tự do xuất
bản của công dân, quyền nghiên cứu khoa học, sáng tác VHNT và bảo đảm
quyền tư hữu tài sản cùng quyền lợi của trí thức.
Đến Hiến pháp năm 1959, vấn đề quyền tác giả đước thể hiện rõ ràng hơn:
“Công dân nước Việt Nam dân chủ cộng hoà có quyền tự do nghiên
cứu khoa học, sáng tác văn học, nghệ thuật, và tiến hành các hoạt động văn
hoá khác. Nhà nước khuyến khích và giúp đỡ tính sáng tạo của những công
dân theo đuổi sự nghiệp khoa học, văn học, nghệ thuật và các sự nghiệp văn
hoá khác” (Điều 34).
Đến Hiến pháp năm 1980, Điều 72 quy định về quyền tác giả và bảo hộ
quyền tác giả như sau:
“Công dân có quyền nghiên cứu khoa học, kỹ thuật, sáng tác văn học,
nghệ thuật và tham gia các hoạt động văn hoá khác.
Nhà nước khuyến khích và giúp đỡ công dân theo đuổi sự nghiệp khoa
học, kỹ thuật, văn học, nghệ thuật nhằm phục vụ đời sống, phục vụ công cuộc
xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc; bồi dưỡng, phát huy sở trường
và năng khiếu cá nhân.
74

Quyền lợi của tác giả và của người sáng chế, phát minh được bảo đảm”.
Hiến pháp năm 1992, lần đầu tiên, vấn đề quyền tác giả được quy định
đúng với bản chất của nó:
“Công dân có quyền nghiên cứu khoa học, kỹ thuật, phát minh, sáng
chế, sáng kiến cải tiến kỹ thuật, hợp lý hoá sản xuất, sáng tác, phê bình văn
học, nghệ thuật và tham gia các hoạt động văn hoá khác. Nhà nước bảo hộ
quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp” (Điều 60).
Hiến pháp năm 2013 quy định: Mọi người có quyền nghiên cứu khoa
học và công nghệ, sáng tạo văn học, nghệ thuật và thụ hưởng lợi ích từ các
hoạt động đó (Điều 40). Đồng thời, Điều 41 quy định: Mọi người có quyền
hưởng thụ và tiếp cận các giá trị văn hoá, tham gia vào đời sống văn hóa, sử
dụng các cơ sở văn hóa.
Như vậy, Hiến pháp hiện hành đã khẳng định một cách rất rõ ràng sự
tôn trọng, bảo đảm thực hiện và bảo vệ QSHTT đối với TPVHNT nói chung
và TPVHNTDG nói riêng. Theo đó, tất cả mọi người (công dân Việt Nam và
người nước ngoài) có quyền hưởng thụ và tiếp cận các giá trị văn hóa, tham
gia vào đời sống văn hóa của cộng đồng, dân tộc, có quyền sáng tạo
TPVHNTDG và được thụ hưởng các lợi ích vật chất và tinh thần từ các hoạt
động sáng tạo đó. Đây là bước phát triển thể hiện sự tiến bộ vượt bậc của các
nguyên tắc Hiến pháp Việt Nam về QSHTT đối với TPVHNTDG. Những
nguyên tắc này chính là nền tảng pháp lý vững chắc cho việc tiếp tục cụ thể
hóa các quy định liên quan đến QSHTT đối với TPVHNTDG một cách rõ
ràng, thống nhất và toàn diện.
Hai là: Các văn bản quy phạm pháp luật chuyên biệt về QSHTT, quyền
tác giả (trong đó có các quy định về QSHTT đối với TPVHNTDG) được xây
dựng, sửa đổi, bổ sung ngày càng hoàn thiện
Năm 1986 đánh dấu một mốc mới trong hoạt động bảo hộ SHTT nói
chung và quyền tác giả nói riêng: Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa
75

Việt Nam đã ban hành Nghị định 142/CP, văn bản riêng biệt đầu tiên để điều
chỉnh các quan hệ xã hội về quyền tác giả.
Tiếp đó, năm 2005, Quốc hội ban hành Luật Sở hữu trí tuệ. Luật này đã
quy định những vấn đề chung về quyền tác giả, quyền liên quan. Phần thứ
năm của luật này quy định về bảo vệ QSHTT, quyền tác giả và quyền liên
quan. Các nội dung về quyền tác giả bao gồm: điều kiện bảo hộ quyền tác gải.
quyền liên quan; nội dung, giới hạn quyền, thời hạn bảo hộ quyền tác giả,
quyền liên quan; chủ sở hữu quyền tác giả, quyền liên quan; chuyển giao
quyền tác giả, quyền liên quan; chứng nhận đăng ký quyền tác giả, quyền liên
quan; tổ chức đại diện, tư vấn, dịch vụ quyền tác giả, quyền liên quan.
Năm 2009, Quốc hội đã thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều
của Luật sở hữu trí tuệ năm 2005 (có hiệu lực từ ngày 01/01/2010).
Đồng thời, Việt Nam cũng đã ký kết một số hiệp định song phương liên
quan đến bảo hộ quyền tác giả và trở thành thành viên của một số Công ước
quốc tế về quyền tác giả và quyền liên quan (Công ước Berne về bảo hộ các
tác phẩm văn học và nghệ thuật; Công ước quốc tế Rome về bảo hộ người
biểu diễn, nhà sản xuất bản ghi âm, tổ chức phát sóng; Công ước Genève về
bảo hộ nhà sản xuất bản ghi âm chống việc sao chép trái phép bản ghi âm của
họ; Công ước Bruxelles liên quan tới việc phân phối các tín hiệu mang
chương trình truyền qua vệ tinh…). Việc ký kết các Công ước đó đã góp phần
hết sức quan trọng đẩy nhanh quá trình hội nhập quốc tế của Việt Nam.
Ba là: Một số nội dung cụ thể liên quan trực tiếp đến QSHTT đối với
TPVHNTDG đã được quy định chi tiết, rõ ràng, bước đầu bảo đảm tính
minh bạch, tính phù hợp và tính khả thi của pháp luật về QSHTT đối với
TPVHNTDG
- Về đối tượng của QSHTT đối với TPVHNTDG:
Trước đây, đối với những TPVHNTDG, tại khoản 1 Điều 748, Bộ luật
Dân sự quy định việc bảo hộ các TPVHNTDG được thực hiện theo quy định
76

riêng của pháp luật. Đến năm 2005, Luật SHTT bỏ sự phân biệt các loại tác
phẩm khác nhau, thông qua việc loại bỏ quy định các tác phẩm được Nhà
nước bảo hộ riêng theo Bộ luật Dân sự 1995. Như vậy, các TPVHNTDG
được xếp ngang hàng với các tác phẩm khác.
QSHTT đối với TPVHNTDG được đảm bảo một cách cân bằng giữa
việc chống lại những lạm dụng, ngăn cản sự bộc lộ chính nó và việc sưu tầm,
khai thác làm tổn hại đến giá trị đích thực của nó. Mặt khác, pháp luật cũng
đảm bảo sự tự do sáng tạo, phổ biến những tác phẩm độc đáo lấy cảm hứng từ
những TPVHNTDG.
Mục đích này cũng được coi là nguyên tắc cơ bản để bảo hộ các hình
thức thể hiện TPVHNTDG.
Về đối tượng bảo hộ, TPVHNTDG được hiểu là sự bao hàm các sản
phẩm chứa đựng các yếu tố đặc thù của di sản nghệ thuật, được duy trì và
phát triển bởi một cộng đồng trong nước, hoặc bởi các cá nhân phản ảnh các
TPVHNT truyền thống của một cộng đồng.
Điều 14 và Điều 23 Luật SHTT năm 2005 đã có quy định về đối tượng
và các hình thức thể hiện TPVHNTDG được bảo hộ. Đây là sự tiến bộ rõ nét
về pháp luật QSHTT đối với TPVHNTDG.
Theo đó, có 4 nhóm đối tượng cơ bản, nói cách khác là 4 loại của “hình
thức” thể hiện TPVHNTDG là:
+ Loại hình thức thể hiện bằng ngôn ngữ (lời nói) bao gồm truyện, thơ,
câu đối dân gian;
+ Loại hình được thể hiện bằng âm nhạc (nhạc) gồm bài hát và nhạc cụ
dân gian;
+ Loại hình được biểu đạt bằng hành động (qua ngôn ngữ hình thể) bao
gồm các điệu múa, vở kịch và nghi lễ nghệ thuật dân gian;
+ Loại biểu đạt lồng trong một vật thể, có thể nhận thấy qua xúc giác
bởi lẽ nó tồn tại dưới dạng hữu hình, bao gồm các bức tranh vẽ, tượng, tác
77

phẩm điêu khắc, đồ gốm, khảm, mộc, tác phẩm kim loại, đá quý, dệt, thảm,
trang phục, nhạc cụ và các hình mẫu kiến trúc dân gian.
Pháp luật quy định: Ba loại hình đầu không nhất thiết đưa về dưới dạng
vật chất. Ngôn từ không cần phải viết ra. Âm nhạc không cần phải tồn tại
dưới dạng nốt nhạc, ký âm. Các hình thức thể hiện bằng hình thể (như múa)
cũng không phải mô tả bằng văn bản, viết ra dưới dạng ký tự múa. Nhưng đối
với loại thứ tư, vì là tác phẩm vật thể nên nhất thiết phải được thể hiện bằng
một chất liệu tồn tại hữu hình.
- Về việc sử dụng TPVHNTDG:
Pháp luật hiện hành về QSHTT đối với TPVHNTDG đã quy định về
việc sử dụng TPVHNTDG; mục đích của việc sử dụng là vì lợi nhuận hay
không vì lợi nhuận; tổ chức, cá nhân trong hoặc ngoài thành viên của cộng
đồng nơi tác phẩm đó được hình thành sử dụng và việc sử dụng có ra ngoài
khuôn khổ truyền thống và phong tục hay không…
Điểm 2, Điều 23 Luật SHTT quy định: Tổ chức, cá nhân khi sử dụng
TPVHDG phải dẫn xuất xứ của loại hình tác phẩm đó và bảo đảm giữ gìn giá
trị đích thực của TPVHDG.
Luật SHTT hiện hành quy định khá cụ thể về các trường hợp sử dụng
TPVHNTDG không phải trả tiền và xác định các trường hợp còn lại sẽ phải
trả tiền.
Theo Khoản 1, Điều 25, Luật SHTT, các trường hợp sau không phải trả
tiền: Tự sao chép một bản nhạc nhằm mục đích nghiên cứu khoa học, giảng
dạy cá nhân; trích dẫn tác phẩm mà không làm sai ý tác giả để bình luận hoặc
minh họa trong tác phẩm; trích dẫn tác phẩm mà không làm sai ý tác giả để
viết báo, dùng trong ấn phẩm định kỳ, trong chương trình phát thanh, truyền
hình, phim tài liệu; ao chép tác phẩm để lưu giữ trong thư viện với mục đích
nghiên cứu; biểu diễn tác phẩm sân khấu, loại hình biễu diễn nghệ thuật khác
trong các biểu diễn sinh hoạt văn hóa, tuyên truyền, cổ động nhưng không thu
78

tiền dưới bất cứ hình thức nào; ghi âm, ghi hình trực tiếp, đưa tin thời sự,
hoặc giảng dạy; chụp ảnh, truyền hình tác phẩm tạo hình, kiến trúc, nhiếp ảnh,
mỹ thuật ứng dụng được trưng bày tại nơi công cộng nhằm giới thiệu hình
ảnh của tác phẩm đó; chuyển tác phẩm sang dạng chữ nổi hoặc ngôn ngữ khác
cho người khiếm thị; nhập khẩu bản sao TPVHNTDG của người khác để sử
dụng rộng rãi.
Khi sử dụng TPVHNTDG vào mục đích trên là không thu tiền, còn các
trường hợp khác như có mục đích kinh doanh đều phải thu tiền.
- Luật SHTT còn quy định các hành vi được xem là sao chép bất hợp
pháp, khai thác lợi ích kinh tế bất hợp pháp và xâm hại giá trị đích thực của
TPVHNTDG trong môi trường kỹ thuật số.
- Về vấn đề cấp phép TPVHNTDG: Khi luật quốc gia quy định việc
cấp phép thì phải chỉ định cơ quan có thẩm quyền hoặc do cộng đồng có liên
quan thực hiện việc thụ lý hồ sơ, xem xét cấp phép bản quyền. Trường hợp
cấp phép có thu phí bản quyền thì số tiền đó thuộc cộng đồng có văn hoá dân
gian, sau khi đã trừ các chi phí cấp phép của các cơ quan có thẩm quyền, Nhà
nước có thể đánh thuế từ khoản thu đó hoặc số tiền thu được để lập quỹ quốc
gia bảo vệ và phát huy văn hoá dân gian.
Trong trường hợp quy định hình thức sử dụng phải xin phép thì cũng
phải đưa ra quy định các hình thức sử dụng không phải xin phép bao gồm: sử
dụng cho mục đích giáo dục; sử dụng hợp lý để minh hoạ cho tác phẩm;
“mượn” nó để sáng tạo với ý nghĩa lấy cảm hứng từ nó để sáng tạo tác phẩm
mới; sử dụng để tường thuật về sự kiện, thời sự, hoặc nó là vật thể thường
xuyên được đặt tại nơi công cộng.
Với mục đích bảo vệ TPVHNTDG, Luật nghiêm cấm việc sử dụng
“xuyên tạc” TPVHNTDG (bóp méo, cắt xén dẫn đến biến đổi); đòi hỏi tổ
chức, cá nhân sử dụng phải dẫn chiếu nguồn gốc, xuất xứ (chỉ dẫn địa lý) của
loại hình văn học - nghệ thuật dân gian.
79

Bốn là: Pháp luật Việt Nam đã khẳng định ngày càng sâu sắc tinh thần
tôn trọng và quyết tâm xây dựng, bảo vệ, duy trì các giá trị văn hóa truyền
thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam
Trong suốt tiến trình lịch sử dựng nước và giữ nước, dân tộc Việt Nam
đã tạo lập được nền văn hoá phong phú, đa dạng, giàu bản sắc dân tộc. Trong
đó TPVHNTDG là dòng chảy lớn bắt nguồn từ bản chất nhân dân, thể hiện
sắc thái và khát vọng của các cộng đồng cư dân khác nhau cùng chung sống
trên lãnh thổ quốc gia. Vì vậy, bản thân nó có sức sống trường tồn, góp phần
làm nên sức mạnh của dân tộc trong quá khứ, hiện tại và tương lai.
“Đề cương văn hoá Việt Nam” năm 1943 đã sớm đề cập tới 3 nguyên
tắc cơ bản là: “dân tộc, đại chúng và khoa học”. Hiến pháp Việt Nam năm
1992 tiếp tục ghi nhận giá trị đã được khẳng định từ bản Hiến pháp 1980:
“Các dân tộc có quyền dùng tiếng nói, chữ viết, giữ gìn bản sắc dân tộc và
phát huy những phong tục, tập quán, truyền thống và văn hoá tốt đẹp của
mình…” (Điều 5 Hiến pháp 1992). “Nhà nước và xã hội bảo tồn, phát triển
nền văn hoá Việt Nam: dân tộc, hiện đại, nhân văn; kế thừa và phát huy
những giá trị của nền văn hiến các dân tộc Việt Nam…; phát huy mọi tài
năng sáng tạo trong nhân dân” (Điều 30 Hiến pháp 1992).
Đặc biệt, Hiến pháp năm 2013 tiếp tục khẳng định:
Nhà nước, xã hội chăm lo xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt
Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại.
Nhà nước, xã hội phát triển văn học, nghệ thuật nhằm đáp ứng nhu cầu
tinh thần đa dạng và lành mạnh của Nhân dân; phát triển các phương tiện
thông tin đại chúng nhằm đáp ứng nhu cầu thông tin của Nhân dân, phục vụ
sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Nhà nước, xã hội tạo môi trường xây dựng gia đình Việt Nam ấm no,
tiến bộ, hạnh phúc; xây dựng con người Việt Nam có sức khỏe, văn hóa, giàu
80

lòng yêu nước, có tinh thần đoàn kết, ý thức làm chủ, trách nhiệm công dân
(Điều 60).
Đây là chính sách hết sức đúng đắn và có ý nghĩa cực kỳ quan trọng
của Nhà nước Việt Nam đối với việc bảo tồn và phát huy các giá trị của văn
hoá nghệ thuật nói chung và VHNTDG nói riêng.
Đặc biệt, gần đây, Chính phủ đã ban hành Nghị định 62/2014/NĐ-CP
ngày 25 tháng 6 năm 2014 về xét tặng danh hiệu “Nghệ nhân nhân dân” và
“Nghệ nhân ưu tú” trong lĩnh vực di sản văn hóa phi vật thể.
Nghị định này là cơ sở pháp lý khá cụ thể cho việc vinh danh các nghệ
nhân dân gian như bằng các danh hiệu cao quý như Nghệ sĩ Nhân dân và
Nghệ sĩ ưu tú. Căn cứ vào Nghị định này, Hội Văn nghệ Dân gian Việt Nam
sẽ phong tặng danh hiệu Nghệ nhân dân gian, ghi nhận những đóng góp bền
bỉ của các nghệ nhân trong việc gìn giữ và phát huy giá trị VHNTDG.
Như vậy, Nhà nước Việt Nam đã khẳng định việc bảo vệ quyền con
người trong lĩnh vực quyền tác giả và quyền sở hữu công nghiệp, chống lại
bất cứ hành vi sử dụng các đối tượng sở hữu công nghiệp và quyền tác giả mà
không được phép của chủ sở hữu đối tượng đó. Việc ban hành Luật SHTT và
các Nghị định có liên quan không chỉ góp phần thúc đẩy hoạt động sáng tạo,
nghiên cứu, bảo vệ nền văn hóa truyền thống/văn hóa dân gian, là một trong
những yếu tố quan trọng, quyết định sự thành công của quá trình hội nhập
kinh tế quốc tế, mà trước mắt là gia nhập Tổ chức thương mại thế giới
(WTO). Bởi vì, bảo hộ SHTT nói chung trong đó có bảo hộ QSHTT đối với
TPVHNTDG ở Việt Nam vừa xuất phát từ nhu cầu tự thân của nền kinh tế -
xã hội nước ta trong quá trình phát triển, vừa là một yêu cầu bắt buộc khi
tham gia các quan hệ quốc tế.
TPVHNTDG không chỉ được bảo hộ theo quy định chung về quyền tác
giả, vì chúng là di sản văn hóa của cộng đồng mà tác giả của nó là nhân dân.
81

Nó chính là kết quả lao động trí tuệ sáng tạo của nhiều thế hệ nhân dân và thể
hiện bản sắc riêng của cộng đồng dân tộc. Vì vậy, việc Nhà nước cơ cơ chế
pháp lý bảo hộ, duy trì và giữ gìn các giá trị nhân văn thể hiện trong các
TPVHNTDG là hết sức cần thiết. THPL về QSHTT đối với TPVHNTDG
chính là một trong những nhiệm vụ quan trọng nhằm bảo vệ và giữ gìn bản
sắc văn hóa của dân tộc.
Tóm lại: Pháp luật về QSHTT đối với TPVHNTDG đã được Nhà nước
ta quan tâm xây dựng và hoàn thiện. Thông qua đó đã khẳng định việc Nhà
nước Việt Nam bảo vệ quyền con người trong lĩnh vực quyền tác giả và
quyền liên quan, chống lại các hành vi sử dụng các đối tượng sở hữu quyền
tác giả và quyền liên quan đến TPVHNTDG mà không được phép của chủ sở
hữu đối tượng đó. Các quy định của luật pháp Việt Nam về QSHTT nói chung
và đối với TPVHNTDG nói riêng đã bước đầu tạo cơ sở pháp lý cho hoạt
động của các cơ quan, tổ chức và cá nhân thực hiện các quyền và nghĩa vụ
liên quan đến QSHTT đối với TPVHNTDG. Đồng thời, các VBQPPL về lĩnh
vực này cũng dần dần phù hợp với pháp luật quốc tế về QSHTT để Việt Nam
từng bước tham gia các công ước và hiệp ước quốc tế, đặc biệt là về các khía
cạnh của QSHTT liên quan đến thương mại (TRIPs).
3.1.2. Những bất cập, hạn chế trong pháp luật về quyền sở hữu trí
tuệ đối với tác phẩm văn học nghệ thuật dân gian
Một là: Còn một số mâu thuẫn giữa các quy định pháp luật về QSHTT
đối với TPVHNTDG
Luật SHTT hiện hành có một số điểm mâu thuẫn giữa các điều (Điều
14, Điều 23 và Điều 41) khi đề cập việc bảo hộ TPVHNTDG. Khoản 1, Điều
14 quy định TPVHNTDG là tác phẩm được bảo hộ quyền tác giả. Nhưng điều
này lại mâu thuẫn với Điều 23: "Tác phẩm văn học dân gian là sáng tạo tập
thể trên nền tảng truyền thống của một nhóm hoặc các cá nhân, nhằm phản
82

ánh khát vọng của cộng đồng" và Điều 41: "Nhà nước là chủ quyền sở hữu
đối với tác phẩm khuyết danh".
Trong phần nói về chủ sở hữu quyền tác giả và quyền liên quan, Luật
SHTT không đề cập đến cộng đồng, nghệ nhân, người sưu tầm là những chủ
sở hữu quyền tác giả. Mặc dù điều đương nhiên có thể hiểu chủ sở hữu
TPVHNTDG là cộng đồng, chia sẻ lợi ích quyền tác giả là nghệ nhân, người
sưu tầm, nhưng Luật SHTT chỉ đề cập đến các chủ sở hữu quyền tác giả và
quyền liên quan khác.
Sự hạn chế của Luật SHTT nêu trên gây ra rất nhiều khó khăn cho việc
thực hiện pháp luật về QSHTT đối với TPVHNTDG ở Việt Nam hiện nay.
Hai là: Một số quy định của Luật SHTT chưa bảo đảm tính nhất quán
Sự thiếu nhất quán này thể hiện ở Điểm 2, Điều 23 và điểm a Điều 27
về đối tượng được bảo hộ quyền nhân thân và quyền tài sản. Điều 23, điểm 2
Luật SHTT quy định: Tổ chức, cá nhân khi sử dụng TPVHDG phải dẫn xuất
xứ của loại hình tác phẩm đó và bảo đảm giữ gìn giá trị đích thực của
TPVHDG.
Trong khi đó tại điểm a, Điều 27 thì TPVHNTDG lại là đối tượng được
bảo hộ đầy đủ quyền nhân thân và quyền tài sản, việc bảo hộ đó là suốt đời.
Như vậy, nếu dừng lại ở điểm 2, điều 23 của luật, thì sử dụng
TPVHNTDG không phải trả tiền chỉ dẫn xuất xứ, không làm sai lệch giá trị
tác phẩm. Còn áp dụng ở Điểm a, Điều 27 thì khi sử dụng TPVHNTDG,
đương nhiên người sử dụng tác phẩm đó phải trả tiền. Đây là sự bất hợp lý
của Luật SHTT hiện nay.
Ba là: Nhiều quy định hiện hành chưa đủ mức cụ thể, rõ ràng để bảo
hộ QSHTT đối với TPVHNTDG một cách hiệu quả
Mặc dù Luật SHTT đã quy định về việc bảo hộ QSHTT đối với
TPVHNTDG, nhưng những quy phạm pháp luật thể hiện trong luật vẫn chưa
đủ để bảo hộ quyền này trên thực tế.
83

- Hàng loạt các vấn đề chưa được xác định rõ ràng như: cơ quan nào có
trách nhiệm tổ chức thực hiện bảo hộ đối với các TPVHNTDG? Các
TPVHNTDG này được bảo hộ dưới khía cạnh gì? Việc bảo hộ được thực hiện
theo cơ chế nào? Các loại hình TPVHNTDG nào sẽ được bảo hộ quyền tác
giả? Đây là những vấn đề hết sức quan trọng tác động tới THPL về QSHTT
đối với TPVHNTDG.
- Vấn đề thu tiền và trả tiền phí bản quyền chưa được quy định rõ ràng:
Điều 23 Luật SHTT chỉ yêu cầu việc sử dụng TPVHNTDG phải "dẫn
chiếu xuất xứ của loại hình tác phẩm đó và bảo đảm giữ gìn giá trị đích thực
của tác phẩm" [62, tr.21]. Điều này được hiểu là, Luật chỉ yêu cầu thực hiện
nghĩa vụ tinh thần đối với TPVHNTDG chứ không yêu cầu các nghĩa vụ kinh
tế, bao gồm việc trả tiền bản quyền. Với cách quy định như vậy, nhiều người
cho rằng việc thu phí bản quyền TPVHNTDG là không cần thiết. Sự thiếu rõ
ràng như vậy dẫn đến việc thực hiện thu và trả tiền phí bản quyền trên thực tế
gặp nhiều khó khăn.
- Việc bảo hộ quyền tài sản của chủ sở hữu QSHTT chưa được quy
định rõ trong Luật SHTT:
Khoản 1 Điều 23 của Luật sở hữu trí tuệ định nghĩa: “Tác phẩm văn
học, nghệ thuật dân gian là sáng tạo tập thể trên nền tảng truyền thống của
một nhóm hoặc các cá nhân nhằm phản ánh khát vọng của cộng đồng, thể
hiện tương xứng đặc điểm văn hoá và xã hội của họ, các tiêu chuẩn và giá trị
được lưu truyền bằng cách mô phỏng hoặc bằng cách khác”.
Sau đó Khoản 2 Điều 23 của Luật sở hữu trí tuệ quy định: “Tổ chức, cá
nhân khi sử dụng tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian phải dẫn chiếu xuất
xứ của loại hình tác phẩm đó và bảo đảm giữ gìn giá trị đích thực của tác
phẩm văn học, nghệ thuật dân gian”.
Như vậy, với quy định tại Khoản 2 Điều 23, TPVHNTDG được bảo hộ
như tác phẩm thuộc về công chúng như quy định tại điều 43 của Luật, có
84

nghĩa là Luật chỉ bảo hộ quyền nhân thân chứ không bảo hộ quyền tài sản đối
với TPVHNTDG.
Tuy nhiên, Khoản 2 và 3, Điều 20, Nghị định 100/2006/NĐ-CP ngày
21.9.2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn một số điều của Bộ
luật dân sự, Luật SHTT về quyền tác giả và quyền liên quan quy định: “Sử
dụng tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian quy định tại khoản 2 Điều 23
của Luật Sở hữu trí tuệ là việc nghiên cứu sưu tầm, giới thiệu giá trị đích
thực của tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian” và “Người sử dụng tác
phẩm văn học, nghệ thuật dân gian quy định tại khoản 2 Điều này phải thoả
thuận về việc trả thù lao cho người lưu giữ tác phẩm văn học, nghệ thuật
dân gian và được hưởng quyền tác giả đối với phần nghiên cứu sưu tầm,
giới thiệu của mình”.
Như vậy, thuật ngữ “sử dụng” trong Khoản 2 điều 20 Nghị định
100/2006/NĐ-CP quy định là việc nghiên cứu sưu tầm, giới thiệu giá trị đích
thực TPVHNTDG. Đây thực chất là hành vi “phi thương mại”, nếu hành vi
phi thương mại mà phải trả thù lao thì lại trái với quy định tại điều 25 của
Luật SHTT.
- Một số văn bản liên quan đến QSHTT đối với TPVHNTDG có các
quy định chưa rõ ràng, không phù hợp thực tiễn, gây khó khăn cho các chủ
thể khi thực hiện, thậm chí là không thể khả thi.
Chẳng hạn, Theo Nghị định 62 về việc xét tặng danh hiệu nghệ nhân,
muốn trở thành “nghệ nhân nhân dân” người thực hành di sản buộc phải đạt
danh hiệu “nghệ nhân ưu tú”. Nghị định 62 không có điều khoản nào nhắc
đến việc xét “đặc cách” danh hiệu nghệ nhân nhân dân. Vì vậy, những điều
kiện để được công nhận là nghệ nhân dân thực sự là “đánh đố” đối với các
nghệ nhân cao tuổi [114].
Hiện nay, nhiều địa phương đang rất băn khoăn vì một số quy định
trong Nghị định 62 về xét tặng danh hiệu nghệ nhân dân gian chưa được làm
85

sáng tỏ, chưa có Thông tư hướng dẫn thực hiện Nghị định, trong khi đó thời
hạn thực hiện Nghị định bắt đầu từ ngày 25 tháng 8 năm 2014.
Bốn là: Còn nhiều vấn đề liên quan đến QSHTT đối với TPVHNTDG
chưa được quy định
Trong các VBQPPL về QSHTT đối với TPVHNTDG còn thiếu một số
quy định về người lưu giữ TPVHNTDG, về mối quan hệ giữa tác giả gốc và
tác giả phái sinh… Xem xét các quy định hiện hành, chưa xác định ai là người
lưu giữ TPVHNTDG, chưa có quy định về mối quan hệ giữa tác giả của tác
phẩm phái sinh từ tác phẩm gốc là TPVHNTDG với người lưu giữ
TPVHNTDG (nếu xác định được).
Luật SHTT năm 2005 không đề cập đến cộng đồng, nghệ nhân, người
sưu tầm là những chủ sở hữu quyền tác giả, chỉ đề cập đến các chủ sở hữu
quyền tác giả và quyền liên quan khác.
Tóm lại: Pháp luật về QSHTT đối với TPVHNTDG ở Việt Nam còn
khá nhiều bất cập, hạn chế, mẫu thuẫn và thiếu hụt, chưa đáp ứng các yêu cầu
của pháp luật trong Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, chưa tạo lập được
môi trường pháp lý thuận lợi và lành mạnh cho việc thực hiện QSHTT đối với
TPVHNTDG, bảo tồn và phát huy các giá trị tốt đẹp của TPVHNTDG.

3.2. THỰC TRẠNG THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ QUYỀN SỞ HỮU TRÍ
TUỆ ĐỐI VỚI TÁC PHẨM VĂN HỌC NGHỆ THUẬT DÂN GIAN Ở VIỆT NAM
HIỆN NAY
3.2.1. Những ưu điểm trong thực hiện pháp luật về quyền sở hữu
trí tuệ đối với tác phẩm văn học nghệ thuật dân gian
Thứ nhất: Việc thực hiện các nghĩa vụ pháp lý trong thực hiện pháp
luật về QSHTT đối với TPVHNTDG bằng hành động tích cực của các chủ thể
đã ngày càng có ý thức tự giác và chủ động hơn
Thực hiện pháp luật về QSHTT nói chung và bảo hộ QSHTT đối với
TPVHNTDG nói riêng ở nước ta được bắt đầu triển khai từ những năm 80,
86

nhưng chỉ từ khi Quốc hội ban hành bộ Luật Dân sự (năm 1995) thì hoạt
động này mới bắt đầu tiến triển mạnh mẽ. Đặc biệt, từ khi Quốc hội ban
hành Luật SHTT (năm 2005) và Việt Nam là thành viên chính thức của
WTO thì hoạt động này trở nên sôi động với tất cả các dạng tài sản trí tuệ
được bảo hộ, bao gồm: bản quyền tác giả và các sáng chế, kiểu dáng công
nghiệp, nhãn hiệu hàng hóa, tên gọi xuất xứ và chỉ dẫn địa lý, giống cây
trồng mới...
Từ năm 2005 đến nay, việc đăng ký và cấp chứng nhận bảo hộ tăng
bình quân hằng năm 20% [40, tr.18].
Nhiều cơ quan, tổ chức đã chủ động thi hành pháp luật về QSHTT đối
với TPVHNTDG thông qua các hoạt động thống kê, nghiên cứu, sưu tầm,
công bố các hình thức TPVHNTDG. Các TPVHNTDG đã được thống kê,
nghiên cứu, sưu tầm, công bố cho thấy những những thành tựu đáng khích lệ
trong công tác này. Nhiều công trình nghiên cứu, sưu tầm có chất lượng về
sử thi, lễ hội và các bộ môn nghệ thuật đã được công bố. Các bộ sách lớn về
TPVHNTDG của người Việt, dân tộc ít người, công trình kiến trúc, điêu
khắc, hội hoạ, tôn giáo đã được xuất bản hoặc ghi trên băng đĩa lưu hành
rộng rãi. Các hoạt động nghiên cứu dàn dựng vở diễn sân khấu, các cuộc
liên hoan, và việc tổ chức khôi phục các lễ hội truyền thống trong những
năm qua đã được thực hiện ở nhiều địa phương.
Hội Văn nghệ dân gian đã đề ra Kế hoạch “Tầm nhìn 2010” nhằm
thống kê TPVHNTDG của cha ông để lại, xây dựng chương trình phát huy
giá trị. Kế hoạch “Tầm nhìn 2010” đã thu hút sự quan tâm bước đầu của các
cộng đồng trong việc sưu tầm ghi chép, phục dựng các TPVHNTDG. Hội đã
có sáng kiến trao danh hiệu “Nghệ nhân dân gian” để ghi nhận công lao của
những người có nhiều cống hiến cho việc nghiên cứu, bảo tồn và phát huy
giá trị TPVHNTDG.
87

Kết quả thực hiện giai đoạn 1 (2008-2012) dự án “Công bố, phổ biến
tài sản văn hóa dân gian các dân tộc Việt Nam” của Hội Văn nghệ dân gian
Việt Nam đã cho thấy: Các chủ thể thực hiện pháp luật về QSHTT đối với
TPVHNTDG đã ưu tiên lựa chọn các công trình, tác phẩm tiêu biểu, đặc sắc
về văn hóa, văn nghệ các dân tộc, các vùng miền.
Các tổ chức, hội văn nghệ dân gian trong cả nước đã tập trung nghiên
cứu, sáng tác nhiều lĩnh vực, chủ đề chủ yếu của văn hóa văn nghệ dân gian
các dân tộc Việt Nam như văn học dân gian (ca dao, hò vè, truyện kể, sử
thi); nghệ thuật biểu diễn dân gian (ca, múa, nhạc, sân khấu); nghệ thuật
kiến trúc, trang trí trong nhà, trên nền vải, trên áo mũ; các phong tục tập
quán, hội xuân; các công trình địa chí cho tỉnh, xã, huyện; các tri thức dân
gian khác (nghề thủ công, kinh nghiệm dự báo thời tiết).
Thông qua việc thi hành pháp luật về QSHTT đối với TPVHNTDG,
Trong những năm qua thì Hội Văn nghệ dân gian cũng đã cùng với các
địa phương khôi phục lại những giá trị văn hóa phi vật thể như: hát xoan
Phú Thọ, Nghệ thuật diễn xướng chèo Tầu Tân Hội, huyện Đan Phượng,
TP. Hà Nội…
Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam đã phối hợp với Bộ Văn hóa, Thể
thao và Du lịch và các ngành hữu quan, các tỉnh xây dựng đề án trình
UNESCO công nhận di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại như: Nhã nhạc
cung đình Huế; Cồng chiêng Tây Nguyên; Hát Xoan, Hát Quan họ, Ca Trù,
Lễ giỗ tổ Hùng Vương; Đờn ca tài tử Nam Bộ.
Về việc thi hành pháp luật về QSHTT đối với TPVHNTDG bởi các
nhà nghiên cứu, người sưu tầm TPVHNTDG: Các chủ thể này đã sưu tầm,
giới thiệu truyền bá rất nhiều tác phẩm mang đậm bản sắc văn hóa các dân
tộc Kinh, Thái, Tày, Mông, Mường, Dao, Cao Lan, Sán Chay, Sán Chỉ,
Kháng, Mảng, Khơ Mú, Phù Lá, Pú Nả, Bố Y, Pu Péo, Tà Ôi, Vân Kiều, Ka
88

Tu, Kơho, Châu Ro, Chăm, Bana, Giơ rai, Êđê, Mơ Nông, Giẻ Triêng, Chăm
Hroi, Bana Kriêm, Stiêng, Rơ Ngao, Sơ Đăng, Kh’Mer.
Theo Báo cáo thực hiện dự án “Công bố, phổ biến tài sản văn hóa dân
gian các dân tộc Việt Nam” giai đoạn 2008 -2013của Hội Văn nghệ dân gian
Việt Nam: có gần 2.000 công trình VHNTDG của 446 tác giả về VHNTDG
các dân tộc đã được công bố và bảo tồn thông qua khối lượng sách quý được
lưu giữ, bảo quản trong kho sách của hệ thống thư viện công cộng nhằm
phục vụ hoạt động nghiên cứu, giảng dạy, học tập. Các công trình
TPVHNTDG được công bố có nội dung phong phú, đa dạng, phản ánh sâu
sắc truyền thống dựng nước và giữ nước của dân tộc [37, tr.34].
Những kết quả sưu tầm, nghiên cứu góp phần bổ sung khối lượng kiến
thức về dân tộc và văn hóa các dân tộc, tăng cường khối đại đoàn kết dân tộc
trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; khơi dậy, thúc đẩy sự tìm tòi về cội
nguồn, lịch sử văn hóa đối với thế hệ trẻ. Dự án góp phần khơi dậy việc học
tập, nghiên cứu về lịch sử văn hóa dân tộc nói chung và văn hóa dân gian
nói riêng của bạn đọc; tuyên truyền và quảng bá về đất nước, con người và
văn hóa các dân tộc Việt Nam tới độc giả quốc tế.
Chỉ trong hơn chục năm trở lại đây có hơn 5000 (năm ngàn) đề tài
thuộc các lĩnh vực khác nhau của hội viên đã được hoàn thành. Riêng sử thi
Tây Nguyên đã được tổ chức diễn xướng ghi vào trên 60 đĩa DVD với dung
lượng hàng chục nghìn trang khổ A4.
Trong cộng đồng, nhiều câu lạc bộ đã được hình thành và hoạt động
thường xuyên hoặc theo định kỳ để lưu giữ, truyền bá và phát huy các giá trị
VHNTDG. Đến nay đã có 36 câu lạc bộ văn nghệ dân gian đã được Hội Văn
nghệ dân gian thành lập và công nhận. Nổi bật nhất là các câu lạc bộ hát
xướng đã và đang hoạt động rất hiệu quả. Chẳng hạn: Ca Trù, hát Chèo Tàu,
hát Dô, hát Cửa Đình, múa hát Bài Bông, Chèo Thất Gian, Chèo Căng
Khuốc, Hát Dặm, Ca Công, Ca Huế, Đờn Ca Tài Tử.
89

Ở một số địa phương, các tổ chức và cá nhân đã rất tích cực sưu tầm,
giới thiệu TPVHNTDG và đã có kết quả đáng trân trọng. Ví dụ, việc phổ
biến các tranh dân gian Đông Hồ, Hàng Trống v.v…
Nhà nước đã ban hành chương trình quốc gia về bảo tồn và phát huy
các giá trị VHNTDG. Dự án điều tra, sưu tầm, bảo quản, biên dịch, xuất bản
kho tàng sử thi Tây Nguyên đã cho ra nhiều thành quả tốt đẹp. Các đơn vị có
chức năng ở các địa phương và trung ương đã có nhiều kế hoạch cụ thể cho
mục tiêu bảo tồn và phát triển TPVHNTDG.
Thứ hai: Việc áp dụng pháp luật và tổ chức thi hành pháp luật của các
cơ quan nhà nước đã được triển khai ngày càng tích cực, chủ động, phù hợp
với chức năng, thẩm quyền của cơ quan. Thông qua đó tạo lập những bảo
đảm về tổ chức và cơ chế cụ thể cho các tổ chức, cá nhân và cộng đồng thực
hiện pháp luật về QSHTT đối với TPVHNTDG được thuận lợi, dễ dàng hơn
Ngày 19/01/2006, Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Văn hoá - Thông
tin (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch), Bộ Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn, Bộ Tài chính, Bộ Thương mại và Bộ Công an (sau đó có bổ sung
Bộ Bưu chính Viễn thông) đã ký kết Chương trình Hành động số
168/CTHĐ/VHTT-KHCN-NN&PTNT-TC-TM-CA về hợp tác phòng và
chống xâm phạm QSHTT giai đoạn 2006 - 2010 (gọi tắt là Chương trình
Hành động 168). Đồng thời, các cơ quan trên đã hướng dẫn Uỷ ban nhân dân
các tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương (gọi chung là UBND cấp tỉnh)
triển khai thực hiện ở các địa phương. Sự phối hợp hành động giữa các cơ
quan quản lý nhà nước ở các ngành, ở các địa phương rất chặt chẽ như vậy
đã góp phần nâng cao hiệu quả và hữu ích cho hoạt động THPL về QSHTT
đối với TPVHNTDG.
Theo Báo cáo chính và các tham luận tại Hội nghị toàn quốc về thực
thi quyền sở hữu trí tuệ, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã tổ chức và phối
90

hợp tổ chức 11 hội nghị, hội thảo, tập huấn cho các cán bộ làm nhiệm vụ
quản lý, thực thi trong ngành văn hoá, thông tin, ngành hải quan, các tổ chức
phát sóng, doanh nghiệp sản xuất chương trình máy tính, các tổ chức quản lý
tập thể quyền tác giả và quyền liên quan.
Bên cạnh đó Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã tổ chức xuất bản và
phát hành một số sách như: “Quản lý tập thể quyền tác giả và quyền liên
quan”, “Niên giám đăng ký quyền tác giả năm 2005”, “Các quy định pháp
luật Việt Nam về quyền tác giả và quyền liên quan”…
Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch đã tổ chức Hội thảo “Quản lý tập thể
quyền tác giả và quyền liên quan” và “Tư vấn cho các tổ chức quản lý tập
thể của Việt Nam” tại Hà Nội trong khuôn khổ chương trình hợp tác về
SHTT giữa Liên minh châu Âu và các nước ASEAN (Dự án ECAP II).
Đồng thời chỉ đạo các Sở Văn hoá, Thể theo và Du lịch về việc quản lý, thực
thi quyền tác giả và quyền liên quan (trong đó có quyền tác giả, quyền liên
quan đến TPVHNTDG) tại các địa phương.
Chương trình Hành động 168 của Trung ương và Chương trình hợp
tác về phòng và chống xâm phạm QSHTT nói chung, trong đó có QSHTT
đối với TPVHNTDG đã tiến hành các hoạt động đào tạo, tập huấn về
QSHTT đối với TPVHNTDG. Nhiều địa phương đã đẩy mạnh việc hỗ trợ
các hoạt động của các tổ chức quản lý tập thể QSHTT tại địa phương mình.
Các cơ quan chuyên môn của địa phương đã tham mưu cho UBND tỉnh ban
hành các chỉ thị về tăng cường hoạt động SHTT ở địa phương; hỗ trợ hoạt
động của các tổ chức quản lý tập thể QSHTT nói chung trong đó có QSHTT
đối với TPVHNTDG.
Bên cạnh đó, nhiều tỉnh/thành phố đã chủ động tập huấn hoặc phối
hợp với các cơ quan Trung ương thực hiện các hoạt động đào tạo nghiệp vụ
bảo hệ QSHTT cho các cơ quan thực thi, các doanh nghiệp, tổ chức, cá
91

nhân. Theo Báo cáo về thực trạng vi phạm quyền tác giả đối với tác phẩm
văn học nghệ thuật dân gian tại Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Hội
văn nghệ dân gian Việt Nam: đã có 33 tỉnh, thành phố đã tổ chức 74 lớp, hội
nghị tập huấn với 6.889 lượt cán bộ và các tổ chức, doanh nghiệp tại địa
phương [40, tr.15].
Thông qua các lớp và hội nghị tập huấn đó đã góp phần nâng cao năng
lực cho các lực lượng thực thi và nhận thức về bảo hộ QSHTT nói chung và
QSHTT đối với TPVHNTDG nói riêng cho các chủ thể quyền và các đơn vị,
cá nhân khác. Những địa phương thực hiện tốt nội dung này là: An Giang,
Bắc Giang, Bến Tre, Bình Định, Bình Dương, Bình Thuận, Cà Mau, Cần
Thơ, Đồng Tháp, Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Lâm Đồng, Nam Định,
Nghệ An, Phú Thọ, Quảng Ngãi, Tây Ninh, Thừa Thiên Huế, Tuyên Quang,
Vĩnh Long, Yên Bái [40, tr.19].
Ngoài ra, một số địa phương đã rất chủ động ban hành quy chế và tổ
chức thực hiện các hoạt động có liên quan đến bảo hộ QSHTT đối với
TPVHNTDG, góp phần bảo vệ, phát huy các giá trị của TPVHNTDG một
cách có hiệu quả, được cộng đồng ghi nhận và đánh giá rất cao. Điển hình là
tỉnh Bắc Ninh: Từ năm 2009, tỉnh Bắc Ninh đã đi trước một bước khi ban
hành Quy chế xét tặng danh hiệu “Nghệ nhân dân ca Quan họ” với những
quy định, quy trình rất cụ thể, chặt chẽ. Ngoài mức tiền thưởng 5 triệu đồng,
hàng tháng mỗi Nghệ nhân dân ca quan họ đều được hưởng 1 tháng lương
cơ bản và được hỗ trợ bảo hiểm y tế.
Thứ ba: Các cơ quan nhà nước và tổ chức có thẩm quyền đã bước đầu
có kế hoạch chủ động, tích cực tuyên truyền, phổ biến, tập tuấn pháp luật về
QSHTT nói chung và QSHTT đối với TPVHNTDG nói riêng
Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã có gần 1000 tin, bài tuyên
truyền, phổ biến về lĩnh vực quyền tác giả và quyền liên quan (hầu hết các
92

đài truyền hình Trung ương và địa phương đều có tin, bài, chương trình về
lĩnh vực này) [40, tr.21].
Nhiều địa phương đã tích cực triển khai và thực hiện tốt các hoạt động
tuyên truyền phổ biến về Luật SHTT và các văn bản liên quan trên các
phương tiện thông tin đại chúng. Cụ thể là: Đã tổ chức được 98 đợt tuyên
truyền và đưa nhiều tin bài liên quan đến pháp luật về SHTT trên đài truyền
hình, báo, tạp chí với những nội dung phong phú.
Nhiều địa phương như: Bắc Kạn, Bình Định, Bình Thuận, Bến Tre, Cà
Mau, Cao Bằng, Cần Thơ, Điện Biên, Đồng Tháp, Hà Nội, Thành phố Hồ
Chí Minh, Lạng Sơn, Nam Định, Phú Thọ, Phú Yên, Quảng Ngãi, Sơn La,
Tây Ninh, Thừa Thiên Huế, Tuyên Quang, Vĩnh Long, Yên Bái cũng thực
hiện tốt việc giáo dục, tuyên truyền, phổ biến pháp luật về QSHTT và
QSHTT đối với TPVHNTDG cho các tổ chức và cá nhân [40, tr.21]. Hoạt
động này đã có ý nghĩa hết sức quan trọng góp phần nâng cao ý thức pháp
luật và tính tự giác chủ động, tích cực bảo vệ QSHTT đối với TPVHNTDG,
đồng thời hạn chế vi phạm phạm pháp luật trong lĩnh vực này.
Thứ tư: Việc thành lập và vận hành các tổ chức xã hội chuyên trách
về lĩnh vực VHNTDG đã giúp cho hoạt động THPL về QSHTT đối với
TPVHNTDG được triển khai rộng khắp hơn, thường xuyên và đạt hiệu quả
cao hơn
Với đặc thù của TPVHNTDG, như trên đã phân tích, hoạt động THPL
về QSHTT đối với TPVHNTDG mang tính xã hội rộng rãi. Vì vậy, việc
thành lập và vận hành các tổ chức xã hội có ý nghĩa hết sức quan trọng đối
với việc nghiên cứu, sưu tầm, truyền bá, gìn giữ, bảo tồn các giá trị của
TPVHNTDG. Nhận thức tầm quan trọng của vấn đề này, nhiều trường đại
học và trung tâm nghiên cứu ở Trung ương và một số địa phương đã thành
lập các viện và các khoa nghiên cứu giảng dạy về TPVHNTDG.
93

Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam là tổ chức xã hội nghề nghiệp cũng
được ra đời với 73 chi hội hoạt động ở Trung ương và các địa phương. Đội
ngũ các chuyên gia về VHNTDG được hình thành đông đảo ở hầu hết các
lĩnh vực từ âm nhạc, mỹ thuật, kiến trúc, điêu khắc đến múa và lễ hội v.v…
[36, tr.24].
Đồng thời, tất cả các địa phương trong cả nước đã rất quan tâm tới
việc xây dựng các thiết chế văn hoá phù hợp với địa phương mình. Các thiết
chế văn hóa đã từng bước được hình thành nhằm sưu tầm, khôi phục để bảo
tồn và phát huy các giá trị VHNTDG của các cộng đồng dân tộc.
3.2.2. Những hạn chế, bất cập trong thực hiện pháp luật về quyền
sở hữu trí tuệ đối với tác phẩm văn học nghệ thuật dân gian
Thứ nhất: Việc tuân thủ pháp luật, tự kiềm chế không vi phạm những
điều cấm của pháp luật về QSHTT đối với TPVHNTDG chưa cao, nên còn
nhiều chủ thể vi phạm pháp luật về QSHTT đối với TPVHNTDG
Như trên đã phân tích, các chủ thể như công xã/ làng, người nghiên
cứu, người sưu tầm TPVHNTDG có quyền bảo vệ sự toàn vẹn tác phẩm của
mình, không cho người khác sửa chữa, cắt xén hoặc xuyên tạc tác phẩm
dưới bất kỳ hình thức nào gây phương hại đến danh dự và uy tín của tác giả.
Quyền thân nhân này đòi hỏi mọi tổ chức, cá nhân khi khai thác, sử dụng tác
phẩm không được sữa chữa, cắt xén nếu không được tác giả cho phép. Tuy
nhiên, trên thực tế, vi phạm liên quan đến khai thác, sử dụng sai hoặc sửa
chữa, cắt xén TPVHNTDG diễn ra khá phổ biến.
Giáo sư Tô Ngọc Thanh, Chủ tịch Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam
đã có nhận xét: “thực tế việc sử dụng các TPVHNTDG còn có rất nhiều chỗ
sai lạc nghiêm trọng” [37, tr.36]. Vì thế, vấn đề sở hữu TPVHNTDG cho các
hoạt động nhằm “chỉnh lý, cải biên, nâng cao” vốn VHNTDG của các nhà
nghiên cứu lâu nay cũng thường gặp nhiều sai sót, có khi gây phản cảm cho
94

chính cộng đồng dân cư đang sở hữu loại hình VHNTDG ấy. Chẳng hạn
điệu múa vòng quanh cái mu rùa trong lễ cấp Sắc của người Dao bị hiểu là
điệu múa ba ba với ý nghĩa nuôi ba ba tăng gia sản xuất. Việc “dựa vào chất
liệu VHNTDG để sáng tác các tác phẩm mới” cũng có nhiều trường hợp bị
xem là “chiếm hữu của cải của nhân dân thành của riêng các tác giả” khi
việc sáng tác chỉ là “sửa lại chút ít” những gì có sẵn trong dân gian.
Thứ hai: Một số cơ quan, tổ chức chưa thực hiện đầy đủ nghĩa vụ
pháp lý của mình trong quá trình chấp hành pháp luật về QSHTT đối với
TPVHNTDG dẫn đến TPVHNTDG ở nhiều địa phương bị sử dụng sai mục
đích, làm hạn chế giá trị của TPVHNTDG
Theo quy định của pháp luật về QSHTT đối với TPVHNTDG, các cơ
quan, tổ chức có thẩm quyền trong lĩnh vực VHNTDG có nghĩa vụ bảo tồn
các giá trị của TPVHNTDG, trong đó có việc trùng tu các giá trị phi vật thể.
Về nguyên tắc, khi trùng tu các di tích danh lam thắng cảnh được Nhà nước
quy định, các cơ quan, tổ chức không được làm khác với nguyên bản văn
hóa vật thể; TPVHNTDG, văn hóa phi vật thể tồn tại gắn với di tích thì phải
được bảo tồn nguyên giá trị. Nhưng nhiều khi người ta tự do xâm phạm “với
một thiện ý rất hồn nhiên rằng họ đang “nâng cao, làm giàu TPVHNTDG”.
Dó tác động bởi những mặt trái của cơ chế thị trường và việc giao lưu,
hội nhập quốc tế đã xuất hiện những động cơ vụ lợi, dẫn đến sự băng hoại,
biến dạng của các giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể. Nhiều công trình
nghiên cứu, sưu tầm, phục dựng tiến triển chậm trong khi các nghệ nhân là
kho tư liệu lưu giữ các giá trị này tuổi tác đã quá cao, thời gian vật chất
không còn nhiều cho việc khai thác.
Thứ ba: Việc thi hành pháp luật về QSHTT đối với TPVHNTDG liên
quan đến đăng ký, sử dụng TPVHNT của nhiều chủ thể chưa nghiêm túc,
tình trạng vi phạm pháp luật về QSHTT đối với TPVHNTDG còn diễn ra khá
phổ biến
95

Trong mấy năm gần đây, ở trong nước tình trạng xuất bản ấn phẩm
VHNTDG, nghệ thuật tạo hình dân gian đang bị sao chép rất nhiều.
Việc sao chép tác phẩm bất hợp pháp không chỉ xảy ra với các sản
phẩm giải trí như băng đĩa ca nhạc, phim ảnh và không chỉ thực hiện bởi
những người buôn bán thuần túy, mà còn xảy ra cả với các sản phẩm nghiên
cứu, sáng tác, phần mềm... Việc mạo nhận tác giả, sao chép từng phần hoặc
toàn bộ tác phẩm, xào xáo lại tác phẩm xuất hiện ở một số lĩnh vực. Cùng
với đà phát triển công nghệ, phương tiện và công nghệ sao chép, bắt chước
ngày càng được cải tiến và có mặt ở Việt Nam ngày một nhiều, nên sản
phẩm vi phạm được sản xuất với số lượng lớn và tốc độ tăng nhanh. Thực tế,
nhiều người buôn bán, nhiều cửa hàng băng đĩa ở các thành phố lớn đều bán
băng đĩa sao chép lậu, thậm chí tỷ lệ còn lớn hơn băng đĩa có bản quyền.
Về quyền tác giả, những vi phạm với tác giả nước ngoài đã giảm (chỉ
xảy ra một, hai vụ bị kiện) trong mấy năm gần đây, nhưng trong nước thì
tình trạng xuất bản, điện ảnh, nhiếp ảnh, nghệ thuật tạo hình bị sao chép
nhiều (như tranh ký tên Bùi Xuân Phái hay Nguyễn Tư Nghiêm trên thị
trường nhiều gấp ba, bốn lần số tranh đích thực do hai họa sĩ này vẽ).
Nghệ thuật biểu diễn, công nghiệp ghi âm, ghi hình, sao chép lậu sách
báo, phim ảnh, các chương trình biểu diễn ca nhạc, chương trình truyền hình
cũng ở tình trạng tương tự (như các phim do Trung tâm truyền hình Việt
Nam, Chương trình “Gặp nhau cuối tuần” bị in bán tràn lan trên thị trường,
nguy hiểm hơn đã có nhiều phim và chương trình truyền hình của VTV bị
đánh cắp, biên tập lại và phát hành băng đĩa lậu tại Việt Nam, Mỹ, Úc, châu
Âu…). Sự xâm phạm quyền tác giả của các TPVHNT, của TPVHNTDG,
thậm chí cả khoa học và nổi bật nhất là những phần mềm máy tính vẫn diễn
biến phức tạp (đặc biệt có vụ in lậu số lượng lớn sách giáo khoa mới phát
hiện vào tháng 8-2007).
96

Việc sao chép tác phẩm không chỉ xảy ra với các sản phẩm giải trí như
băng đĩa ca nhạc, phim ảnh và không chỉ thực hiện bởi những người buôn
bán thuần túy, mà còn xảy ra cả với các sản phẩm nghiên cứu, sáng tác, phần
mềm…Việc mạo nhận tác giả, sao chép từng phần hoặc toàn bộ tác phẩm,
xào xáo lại tác phẩm xuất hiện ở một số lĩnh vực.
Mặt khác, một bộ phận lớn dân cư không có khả năng tiếp cận với sản
phẩm chính hiệu giá cao, nhu cầu chất lượng bị giá cả của sản phẩm đẩy
xuống hàng thứ yếu, do đó trong thực tế đang tồn tại một mâu thuẫn lớn giữa
cung và cầu đối với TPVHNTDG đích thực.
Thứ tư: Ý thức pháp luật, văn hóa pháp lý của nhiều chủ thể liên quan
đến QSHTT đối với TPVHNTDG nhìn chung còn thấp. Đa số các loại chủ
thể chưa chủ động thi hành pháp luật, thiếu tự giác, chưa tích cực sử dụng
pháp luật về QSHTT đối với TPVHNTDG
Vốn di sản VHNTDG của 54 tộc người Việt Nam rất phong phú và đa
dạng, được Nhà nước khuyến khích bảo tồn để phát huy, kế thừa và phát
triển. Tuy nhiên, việc hiểu về tính pháp lý của QSHTT đối với TPVHNTDG
chưa đầy đủ, rõ ràng, nhiều người chưa biết đến quy định của văn bản luật
pháp nào khẳng định TPVHNTDG thuộc về ai. Tình trạng này đã khiến cho
việc sử dụng các TPVHNTDG rất tùy tiện.
Thực hiện pháp luật về QSHTT đối với TPVHNTDG là quá trình hoạt
động có mục đích làm cho những quy định của pháp luật về QSHTT đối với
TPVHNTDG trở thành hiện thực trong cuộc sống, tạo ra cơ sở pháp lý cho
hoạt động thực tế của các chủ thể pháp luật. Hoạt động này đòi hỏi hành vi
xử sự của mọi chủ thể quan hệ pháp luật về QSHTT đối với TPVHNTDG
được tiến hành phù hợp với yêu cầu của các quy phạm pháp luật về QSHTT
đối với TPVHNTDG. Nhưng trên thực tế nhiều chủ thể thiếu chủ động thi
hành pháp luật, thiếu tự giác, thiếu tích cực sử dụng pháp luật về QSHTT
đối với TPVHNTDG.
97

Người dân, cộng đồng sáng tạo TPVHNTDG do ý thức công dân, ý
thức cộng đồng và nhận thức pháp luật về QSHTT đối với TPVHNTDG
không đầy đủ nên họ không quan tâm đến việc ai là chủ sở hữu của
TPVHNTDG. Đa số họ không biết mình chính là chủ nhân, chủ SHTT đối
với TPVHNTDG mà họ đã sáng tạo ra. Trong nguồn gốc, như đã nói ở trên,
chủ sở hữu là các cộng đồng công xã. Nhưng trong thực tế diễn ra hiện nay,
TPVHNTDG tiếp tục được coi là thuộc sở hữu công cộng, nhưng thay vì sở
hữu công cộng của cộng đồng xưa kia thì nay trở thành sở hữu toàn dân.
Mọi công dân Việt Nam đều tự cho mình quyền sử dụng, khai thác. Ngay cả
những thành viên cộng đồng cũng không thấy cần thiết phải bảo vệ vốn di
sản VHNTDG của mình, vì đa phần nhân dân chưa được hiểu rằng họ là chủ
nhân thực thụ của tài sản đó/tài sản trí tuệ. Do đó họ chưa cần sử dụng pháp
luật để bảo vệ quyền tài sản, cũng như quyền tinh thần mà pháp luật quy
định. Thậm chí khi sử dụng TPVHNTDG họ không cần dẫn chiếu xuất xứ
tác phẩm.
Những nhà sáng tác TPVHNT và các nghệ sỹ là những người đầu tiên
và “hăng hái” nhất trong việc này. Theo chính sách của Nhà nước, họ “có
quyền” đươc sử dụng TPVHNTDG làm chất liệu để sáng tác những tác
phẩm mới của họ. Thêm nữa, đã từng phổ biến một quan niệm cho rằng
TPVHNTDG sinh ra trong xã hội cũ, nó có những nhược điểm cố hữu không
thể chấp nhận được trong xã hội xã hội chủ nghĩa ngày nay. Nên họ cải biên,
cải tiến, viết lời mới… làm méo mó tác phẩm gốc, nhưng họ chưa nhận thức
được hành vi đó là vi phạm pháp về QSHTT đối với TPVHNTDG.
Hành vi vi phạm pháp về QSHTT đối với TPVHNTDG còn xuất phát
từ hai quan điểm cho rằng TPVHNTDG là sinh ra trong xã hội cũ, nó mang
nặng hệ ý thức tư tưởng của giai cấp thống trị khi đó là giai cấp phong kiến
và thực dân. Thực chất TPVHNTDG là sáng tạo của người dân lao động, là
98

của nhân dân các dân tộc, cả đa số lẫn thiểu số, lại gắn rất chặt với đời sống
thường ngày của người dân, nên nó không đạt được đến trình độ kỹ năng và
nghệ thuật cao. Trong thực tế hiện nay còn diễn ra hành vi xâm hại
TPVHNTDG, điển hình nhất là việc nhân danh là người được học hành, đào
tạo đến nơi đến chốn, các “nhà chuyên nghiệp” có nhiệm vụ phải giúp nhân
dân “chỉnh lý, cải biên, nâng cao”. Công việc này được gọi là “làm giàu, là
cách tân” TPVHNTDG. Trên cơ sở nhận thức như trên, các nhà chuyên
nghiệp đã sử dụng TPVHNTDG trong những hình thức vi phạm pháp luật
thường thấy sau đây:
+ Một là: Sử dụng hình thức vốn có của TPVHNTDG cổ truyền,
nhưng đặt lời mới mang nội dung mới (đối với âm nhạc, bài hát), hoặc sắp
xếp lại đôi chút đội hình và giải thích nội dung khác với quan niệm cổ
truyền. Đây là cách làm được gọi là “bình cũ rượu mới”.
+ Hai là: các “Nhà chuyên nghiệp” gọi là “nâng cao - cải biên - cải
tiến” với ý định rất tốt đẹp là “làm giàu - trau chuốt - tăng cường giá trị
nghệ thuật” cho TPVHNTDG. Mặt khác, người ta cho rằng TPVHNTDG
vốn mang những yếu tố “lạc hậu - lỗi thời”. Nhiệm vụ của chúng ta ngày
nay là phải “hiện đại hóa” nó. Để đạt được mục đích cao cả và tốt đẹp đó,
các “Nhà chuyên nghiệp” nói trên thường mượn các phương pháp tư duy và
các thủ pháp nghệ thuật của các nước “hiện đại” mà thực chất là các nước
phương Tây.
Cũng cùng một cách “thêm thắt” là việc “cải thiện nhạc cụ” để cho
các nhạc cụ dân gian trở nên “hiện đại hơn, đa năng hơn” và tiến tới thành
lập dàn nhạc dân tộc theo công thức dàn nhạc giao hưởng phương Tây. Theo
chủ trương này, để “cải tiến”, người ta lắp thêm dây cho đàn, khoét thêm lỗ
cho sáo kèn, đặt thêm ống cho Kloong Put, Tơ Rưng và đặc biệt, chế tạo các
cỡ nhạc cụ thành ba loại cao, trung, trầm để thành các bộ như trong dàn nhạc
99

giao hưởng v.v… và tất cả đều cố làm sao cho các nhạc cụ cải tiến này có
hàng âm thanh càng giống hàng âm thanh của nhạc cổ điển châu Âu càng tỏ
ra là tiên tiến và “hiện đại”!? Cách làm thứ nhất và thứ hai đã dẫn đến không
ít những sáng tạo không dùng được, nhiều trường hợp kết quả của việc cải
tiến thực ra là “cải lùi”, tạo ra những sản phẩm mà Bác Hồ đã gọi là “Gieo
vừng ra ngô” hoặc “Râu ông nọ cắm cằm bà kia”.
+ Ba là: được gọi là “phát triển” với chủ trương là “dựa vào chất liệu
của TPVHNTDG để sáng tác các tác phẩm mới”. Cách làm này tuy có tạo ra
được một số tác phẩm hay nhưng cũng không hiếm tác phẩm gần như là sự
sao chép sản phẩm của VHNTDG và để cho có vẻ là có sáng tạo, tác giả chỉ
sửa sang chút ít mà nhiều trường hợp những cái sửa sang đó lại làm hỏng vẻ
đẹp vốn có của nguyên bản. Trên thực tế, những trường hợp như thế phải
được gọi là sự chiếm hữu của cải của nhân dân thành của riêng tác giả hoặc
là tư hữu hóa tài sản văn hóa của cộng đồng.
Tất cả những cách sử dụng TPVHNTDG cổ truyền như trên đều ít
nhiều làm biến dạng hình thức và sai lạc về nội dung của TPVHNTDG.
Bên cạnh đó, một bộ phận cộng đồng lớn dân cư không có khả năng
tiếp cận Luật SHTT đối với TPVHNTDG, nhu cầu sử dụng, khai thác
TPVHNTDG chưa được coi trọng, do đó trong thực tế đang tồn tại một
mâu thuẫn lớn giữa cộng đồng sáng tạo với người sử dụng, khai thác
TPVHNTDG.
Đồng thời, nhiều nếp sống sinh hoạt của một số dân tộc không còn
phù hợp với đời sống hiện đại, các tệ nạn mê tín ở vùng đồng bào dân tộc
thiểu số vẫn tồn tại. Các loại hình văn học dân gian truyền thống như: truyện
cổ tích, thần tích, thần phả, sắc phong, ca dao, tục ngữ, văn học dân gian…
đã được nghiên cứu, sưu tầm, nhưng chưa được tổng hợp, biên tập một cách
khoa học và có hệ thống. Nếu như tình trạng trên tiếp tục diễn ra thì trong
100

tương lại không xa những đặc trưng văn hóa truyền thống, TPVHNTDG tiêu
biểu của dân tộc sẽ bị “hòa tan” dưới ảnh hưởng của nền kinh tế thị trường
cùng sự du nhập của những “nền văn hóa ngoại lai”, đặc trưng nền văn hóa
truyền thống, TPVHNTDG sẽ dần bị mai một và biến mất, thay vào đó là sự
pha tạp, lai căng của nhiều nền văn hóa khác nhau.
Ngoài ra, nhiều chủ thể rất khó khăn trong việc chấp hành và sử dụng
pháp luật về QSHTT đối với TPVHNTDG do một số quy định liên quan đến
bảo hộ QSHTT đối với TPVHNTDG không cụ thể, thiếu tính khả thi, chưa
phù hợp với đặc thù của đối tượng và chủ thể QSHTT đối với loại hình văn
học nghệ thuật dân gian đặc biệt này. Chẳng hạn: Việc chấp hành và sử dụng
pháp luật theo quy định của Nghị định 62/CP về xét tặng nghệ nhân dân gian
đang gặp rất nhiều vướng mắc, khó khăn.
Chẳng hạn: Gia đình cụ Nguyễn Văn Mùi có 7 đời theo nghiệp ca trù,
là một trong những giáo phường ca trù có tiếng nhất của Hà Nội. Cả đời cụ
cùng con cháu vượt qua bao khó khăn để giữ tiếng trống tiếng phách, nhưng
chưa có bất cứ một chế độ đãi ngộ hay danh hiệu nào từ Nhà nước. Đặc biệt,
với hàng ngàn nghệ nhân dân gian, nhất là những người ở vùng sâu vùng xa
thì việc lưu giữ tư liệu hay có giải thưởng trong các cuộc thi là điều rất khó
khăn, việc để được xét tặng danh hiệu nghệ nhân dân gian cho họ là vô cùng
phức tạp và gần như là không thể thành hiện thực [114].
Do những quy định liên quan đến tiêu chí thành tích, giải thưởng còn
chung chung, quy định bất hợp lý rằng muốn trở thành “nghệ nhân nhân
dân” thì người thực hành di sản buộc phải đạt danh hiệu “nghệ nhân ưu
tú”…, Nghị định 62 đang bị coi là không thể khả thi đối với các nghệ nhân ở
tuổi xế chiều.
Hiện nay, Bộ Văn hoá Thể thao và Du lịch đã ban hành Kế hoạch xét
tặng danh hiệu “Nghệ nhân Ưu tú” trong lĩnh vực di sản văn hóa phi vật thể
101

lần thứ Nhất. Theo đó, thời gian các Sở Văn hoá Thể thao và Du lịch nhận
hồ sơ đề nghị xét tặng chậm nhất là ngày 30/9/2014. Kế hoạch này rất khó
khả thi bởi lẽ ở nhiều địa phương, cán bộ, công chức có thẩm quyền về lĩnh
vực này vẫn chưa hiểu rõ về các tiêu chí, tiêu chuẩn, vẫn đang đang băn
khoăn về quy trình, cách thức xét tặng danh hiệu rất cao quý đối với các
nghệ nhân dân gian.
Tóm lại: Thời gian qua, việc tuân thủ pháp luật, chấp hành pháp luật,
sử dụng pháp luật, áp dụng pháp luật về QSHTT đối với TPVHNTDG còn
nhiều bất cập. Trong xã hội còn có nhận thức không đúng đắn và thái độ đối
xử không công bằng đối với TPVHNTDG. Nhiều cơ quan, tổ chức, cá nhân
chưa thực sự coi trọng pháp luật về QSHTT đối với TPVHNTDG. Việc tuân
thủ pháp luật, chấp hành hành pháp luật, chấp hành pháp luật, sử dụng pháp
luật, áp dụng pháp luật về QSHTT đối với TPVHNTDG chưa nghiêm, nên
TPVHNTDG chưa được phát huy đúng mức. Hơn nữa, nhiều nếp sống sinh
hoạt của một số dân tộc không còn phù hợp với đời sống hiện đại, các tệ nạn
mê tín ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số vẫn tồn tại; các loại hình văn học
dân gian truyền thống đã được nghiên cứu, sưu tầm tuy nhiên chưa được
tổng hợp, biên tập một cách khoa học và có hệ thống. Việc bảo tồn và phát
huy TPVHNTDG còn chậm, chưa được như mong muốn, việc sưu tầm, bảo
tồn và phát huy các di sản này chưa tương xứng với tiềm năng hiện có; công
tác nghiên cứu, sưu tầm còn mang tính dàn trải, chưa sâu và còn mang tính
phiến diện, nhiều công trình TPVHNTDG tuy đã được sưu tầm nhưng lại
chưa được đưa phổ biến.
3.2.3. Nguyên nhân của những hạn chế trong thực hiện pháp luật
về quyền sở hữu trí tuệ đối với tác phẩm văn học nghệ thuật dân gian
Những hạn chế trong thực hiện pháp luật về QSHTT đối với
TPVHNTDG là do các nguyên nhân sau đây:
102

Thứ nhất: Tổ chức cơ quan bảo đảm thực hiện pháp luật về QSHTT
đối với TPVHNTDG chưa hoàn thiện và phát huy hiệu lực
Hiện nay, ở Việt Nam tuy có nhiều cơ quan (mỗi cơ quan lại có nhiều
cấp: tỉnh, huyện) có chức năng và thẩm quyền quản lý nhà nước về QSHTT
đối với TPVHNTDG, nhưng năng lực chuyên môn của chính hệ thống này
lại chưa đáp ứng với đòi hỏi của thực tế. Hiện nay, tại các tòa án và các cơ
quan bảo đảm thực thi SHTT khác có rất ít cán bộ được đào tạo về lĩnh vực
QSHTT đối với TPVHNTDG.
Thực tế cho thấy, số vụ việc vi phạm pháp luật về QSHTT đối với
TPVHNTDG được giải quyết ở tòa án rất ít ỏi, mà chủ yếu được giải quyết
ở các cơ quan hành chính. Cơ chế tài phán bằng Tòa án đã được quy định
nhưng mới chỉ dừng ở nguyên tắc chứ chưa đủ chi tiết. Dó đó, việc áp dụng
pháp luật của các cơ quan tư pháp để xử lý vi phạm QSHTT đối với các
TPVHNTDG còn ít, nhiều khi các chế tài được áp dụng một cách lẫn lộn
và thiếu hiệu quả. Trình tự dân sự đáng lẽ phải được coi là biện pháp chủ
yếu, nhưng các quan hệ dân sự thông thường đã bị hành chính hóa một
cách quá mức.
Thứ hai: Sự hiểu biết của toàn xã hội đối với pháp luật về QSHTT đối
với TPVHNTDG còn hạn chế, chưa hình thành tập quán tôn trọng QSHTT
Thực tế hiện nay nhiều nhà nghiên cứu TPVHNTDG vẫn chưa hề biết
Luật SHTT có điều khoản bảo hộ TPVHNTDG và cũng không tin tưởng là
có thể bảo hộ được TPVHNTDG. Nhiều người còn chưa yên tâm, thường
nghĩ rằng bảo hộ được thì tốt, nhưng chưa biết làm cách nào để bảo hộ.
Khó khăn nhất vẫn là nhận thức của nhân dân và kể cả lãnh đạo các
cấp. Xưa nay nói dân gian nghĩa là “của chùa”, ai dùng cũng được. Thậm chí
có nhạc sĩ chép cả bài dân ca, chỉ thay lời, rồi ngang nhiên đề tên mình vào.
103

Một trong những nguyên nhân quan trọng dẫn đến hạn chế của thực
hiện pháp luật về QSHTT đối với TPVHNTDG là các cơ quan nhà nước, tổ
chức xã hội chưa có chiến lược tuyên truyền, giáo dục và vận động quần
chúng nhân dân một cách bài bản, thiết thực và hiệu quả.. Chính sách, cơ
chế đầu tư cho thực hiện pháp luật về QSHTT đối với TPVHNTDG để nhân
dân hiểu biết pháp luật và có ý thức, trách nhiệm hơn về việc hành động theo
luật pháp về QSHTT đối với TPVHNTDG vẫn còn chưa phù hợp với thực
tiễn, chưa được đông đảo quần chúng tiếp nhận và thực hiện.
Các chủ thể QSHTT chưa chủ động thực hiện việc bảo vệ quyền và
tài sản của mình mà còn mang nặng tâm lý trông chờ, ỷ lại vào Nhà nước.
Đây còn là lĩnh vực mới mẻ với đa số cán bộ, công chức Nhà nước và gần
như hầu hết các doanh nghiệp mang tính dịch vụ có hàm lượng văn hóa cao,
nhất là các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Mạng lưới dịch vụ về SHTT còn rất
mỏng, số chuyên gia dịch vụ mới chỉ có khoảng gần 200 người với trên 30
công ty cung cấp dịch vụ này. Thông tin SHTT đang là một trong các khâu
yếu nhất của hoạt động SHTT, với năng lực tài nguyên thông tin có tại Việt
Nam về SHTT thuộc loại trung bình, song chưa được phát huy đầy đủ, số
lượt người khai thác thông tin sáng chế rất thấp chỉ khoảng hơn 1.000 lượt
người/năm ở cả ba trung tâm tư liệu sáng chế: Hà Nội, Thành phố Hồ Chí
Minh và Đà Nẵng và phần lớn các yêu cầu tra cứu là về nhãn hiệu hàng hóa
và kiểu dáng công nghiệp. Riêng lĩnh vực SHTT đối với TPVHNTDG, việc
khai thác thông tin còn quá ít ỏi.
Thứ ba, công tác xã hội hóa việc bảo vệ QSHTT đối với TPVHNTDG
còn chậm
Việc xã hội hóa công tác quản lý và thực thi QSHTT đối với
TPVHNTDG, tuyên truyền, xã hội hóa các TPVHNT truyền thống mang
đậm bản sắc dân tộc tuy đã có được những kết quả đáng khích lệ, nhưng vẫn
104

chưa thu hút được đông đảo các tổ chức xã hội và quần chúng quan tâm thực
sự. Đặc biệt, đa số lớp trẻ hiện nay có xu hướng vọng ngoại, chủ yếu tìm đọc
những TPVHNT nước ngoài, TPVHNT trên mạng Internet, còn
TPVHNTDG, TPVHNT truyền thống chưa được quan tâm.
Thứ tư: Các cấp ủy Đảng, chính quyền chưa thực sự quan tâm và
đầu tư cơ sở vật chất, kinh phí cho công tác THPL về QSHTT đối với
TPVHNTDG
Trong thời gian dài ở nhiều nơi, cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương
chưa nhận thức đầy đủ vai trò của việc thực hiện pháp luật về QSHTT đối
với TPVHNTDG, chưa đầu tư công sức và kinh phí cho công tác bảo tồn
TPVHNTDG, chưa đưa ra các biện pháp tích cực, hữu hiệu cho việc bảo tồn,
phát huy giá trị các TPVHNTDG.

Kết luận chương 3

Thực trạng thực hiện pháp luật về QSHTT đối với TPVHNTDG phụ
thuộc rất nhiều vào pháp luật quy định về lĩnh vực này. Luận văn đã chỉ rõ
những ưu điểm và hạn chế của pháp luật về quyền sở hữu trí tuệ đối với tác
phẩm văn học nghệ thuật dân gian ở Việt Nam hiện nay.
Pháp luật về QSHTT đối với TPVHNTDG đã được Nhà nước ta quan
tâm xây dựng và hoàn thiện. Nguyên tắc hiến định về bảo hộ QSHTT nói
chung và QSHTT đối với các TPVHNTDG đã được xác định ngày càng rõ
hơn; các văn bản quy phạm pháp luật chuyên biệt về QSHTT, quyền tác giả
(trong đó có các quy định về QSHTT đối với TPVHNTDG) đã được xây
dựng, sửa đổi, bổ sung ngày càng hoàn thiện; một số nội dung cụ thể liên
quan trực tiếp đến QSHTT đối với TPVHNTDG đã được quy định chi tiết,
rõ ràng, bước đầu bảo đảm tính minh bạch, tính phù hợp và tính khả thi của
pháp luật về QSHTT đối với TPVHNTDG; Đồng thời, pháp luật Việt Nam
105

đã khẳng định ngày càng sâu sắc tinh thần tôn trọng và quyết tâm xây dựng,
bảo vệ, duy trì các giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt
Nam.Thông qua đó đã khẳng định việc Nhà nước Việt Nam bảo vệ quyền
con người trong lĩnh vực quyền tác giả và quyền liên quan, chống lại các
hành vi sử dụng các đối tượng sở hữu quyền tác giả và quyền liên quan đến
TPVHNTDG mà không được phép của chủ sở hữu đối tượng đó. Các quy
định của luật pháp Việt Nam về QSHTT nói chung và đối với TPVHNTDG
nói riêng đã bước đầu tạo cơ sở pháp lý cho hoạt động của các cơ quan, tổ
chức và cá nhân thực hiện các quyền và nghĩa vụ liên quan đến QSHTT đối
với TPVHNTDG. Đồng thời, các VBQPPL về lĩnh vực này cũng dần dần
phù hợp với pháp luật quốc tế về QSHTT để Việt Nam từng bước tham gia
các công ước và hiệp ước quốc tế liên quan đến QSHTT.
Tuy nhiên, trong pháp luật về quyền sở hữu trí tuệ đối với tác phẩm
văn học nghệ thuật dân gian vẫn còn một số bất cập, hạn chế như: Có một số
quy định mâu thuẫn lẫn nhau, chưa bảo đảm tính nhất quán; Nhiều quy định
hiện hành chưa đủ mức cụ thể, rõ ràng để bảo hộ QSHTT đối với
TPVHNTDG một cách hiệu quả; Một số vấn đề liên quan đến người lưu giữ
TPVHNTDG, về mối quan hệ giữa tác giả gốc và tác giả phái sinh QSHTT
đối với TPVHNTDG chưa được quy định. Nhìn chung pháp luật về QSHTT
đối với TPVHNTDG ở Việt Nam chưa đáp ứng các yêu cầu của pháp luật
trong Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, chưa tạo lập môi trường pháp
lý thuận lợi và lành mạnh cho việc thực hiện QSHTT đối với TPVHNTDG
để bảo tồn và phát triển TPVHNTDG.
Trên cơ sở hệ thống quy phạm pháp luật nêu trên, thực hiện pháp luật
về quyền sở hữu trí tuệ đối với tác phẩm văn học nghệ thuật dân gian đã có
những ưu điểm như sau: Việc thi hành pháp luật về QSHTT đối với
TPVHNTDG thông qua thực hiện các nghĩa vụ pháp lý bằng hành động tích
106

cực của các chủ thể đã ngày càng thường xuyên, chủ động, tích cực và thu
được kết quả đáng khích lệ; Việc áp dụng pháp luật và tổ chức thi hành pháp
luật của các cơ quan nhà nước đã được triển khai ngày càng tích cực, chủ
động, phù hợp với chức năng, thẩm quyền của cơ quan. Thông qua đó tạo
lập những bảo đảm về tổ chức và cơ chế cụ thể cho các tổ chức, cá nhân và
cộng đồng THPL về QSHTT đối với TPVHNTDG được thuận lợi, dễ dàng
hơn; Các cơ quan nhà nước và tổ chức có thẩm quyền đã bước đầu chủ
động, tích cực tuyên truyền, phổ biến, tập huấn pháp luật về QSHTT nói
chung và QSHTT đối với TPVHNTDG nói riêng. Việc thành lập và tổ chức
vận hành các tổ chức xã hội chuyên trách về lĩnh vực VHNTDG đã giúp cho
hoạt động THPL về QSHTT đối với TPVHNTDG được triển khai rộng khắp
hơn, thường xuyên và đạt hiệu quả cao hơn.
Tuy vậy, cho đến nay thực hiện pháp luật về quyền sở hữu trí tuệ
đối với tác phẩm văn học nghệ thuật dân gian vẫn còn tồn tại nhiều hạn
chế: Việc tuân thủ pháp luật, tự kiềm chế không phạm vào những quy
định cấm của pháp luật về QSHTT đối với TPVHNTDG của các chủ thể
còn nhiều hạn chế; một số cơ quan, tổ chức chưa thực hiện đầy đủ nghĩa
vụ pháp lý của mình trong quá trình THPL về QSHTT đối với
TPVHNTDG dẫn đến TPVHNTDG ở nhiều địa phương bị sử dụng sai
mục đích, làm hạn chế giá trị của TPVHNTDG; Việc thi hành các quy
định pháp luật về QSHTT đối với TPVHNTDG liên quan đến đăng ký, sử
dụng TPVHNT của nhiều chủ thể chưa nghiêm túc, tình trạng vi phạm
pháp luật về QSHTT đối với TPVHNTDG còn diễn ra khá phổ biến; Ý
thức pháp luật, văn hóa pháp lý của nhiều chủ thể liên quan đến QSHTT
đối với TPVHNTDG nhìn chung còn thấp. Đa số các loại chủ thể thiếu
chủ động thi hành pháp luật, thiếu tự giác, chưa tích cực sử dụng pháp
luật về QSHTT đối với TPVHNTDG.
107

Luận án đã chỉ ra những nguyên nhân dẫn đến hạn chế trong thực hiện
pháp luật về QSHTT đối với TPVHNTDG bao gồm: Cơ cấu tổ chức bảo
đảm thực thi pháp luật về QSHTT đối với tác phẩm văn học nghệ thuật dân
gian chưa thực sự phù hợp; cơ chế bảo đảm thực thi pháp luật chưa được
hoàn thiện và chưa phát huy đúng mức; sự hiểu biết của toàn xã hội đối với
pháp luật về QSHTT đối với TPVHNTDG còn hạn chế, chưa hình thành tập
quán tôn trọng QSHTT; công tác xã hội hóa việc bảo vệ QSHTT đối với tác
phẩm văn học nghệ thuật dân gian còn chậm; các cấp ủy Đảng, chính quyền
chưa thực sự quan tâm và đầu tư cơ sở vật chất, kinh phí cho công tác thực
hiện pháp luật về QSHTT đối với TPVHNTDG.
108

Chương 4
QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP BẢO ĐẢM THỰC HIỆN PHÁP LUẬT
VỀ QUYỀN SỞ HỮU TRÍ TUỆ ĐỐI VỚI TÁC PHẨM
VĂN HỌC NGHỆ THUẬT DÂN GIAN Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

4.1. QUAN ĐIỂM BẢO ĐẢM THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ QUYỀN SỞ
HỮU TRÍ TUỆ ĐỐI VỚI TÁC PHẨM VĂN HỌC NGHỆ THUẬT DÂN GIAN Ở
VIỆT NAM HIỆN NAY
4.1.1. Nắm vững quan điểm đường lối của Đảng về văn hóa nghệ
thuật nói chung, văn học nghệ thuật dân gian nói riêng, tiếp tục xây dựng
và hoàn thiện pháp luật về quyền sở hữu trí tuệ đối với tác phẩm văn học
nghệ thuật dân gian
Nhận thức rõ tầm quan trọng của văn hóa, văn học, nghệ thuật nói
chung và VHNTDG nói riêng, Đảng Cộng sản Việt Nam đã đề ra nhiều chủ
trương, quan điểm ngày càng toàn diện, sâu sắc và đúng đắn về vấn đề này.
Từ Hội nghị Trung ương 5 khóa VIII, Đảng ta đã xác định:
Phương hướng chung của sự nghiệp văn hoá nước ta là phát huy
chủ nghĩa yêu nước và truyền thống đại đoàn kết dân tộc, ý thức
độc lập tự chủ, tự cường xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ
nghĩa, xây dựng và phát triển nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm
đà bản sắc dân tộc, tiếp thụ tinh hoa văn hoá nhân loại, làm cho văn
hoá thấm sâu vào toàn bộ đời sống và hoạt động xã hội, vào từng
người, từng gia đình, từng tập thể và cộng đồng, từng địa bàn dân
cư, vào mọi lĩnh vực sinh hoạt và quan hệ con người, tạo ra trên đất
nước ta đời sống tinh thần cao đẹp, trình độ dân trí cao, khoa học
phát triển, phục vụ đắc lực sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá
vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, văn minh, tiến
bước vững chắc lên chủ nghĩa xã hội [26, tr.15].
109

Nghị quyết Trung ương 5 khóa VIII cũng đã chỉ rõ nhiệm vụ bảo tồn
và phát huy giá trị của VHNTDG. Nghị quyết nêu rõ: “Bảo tồn và phát huy
những di sản văn hoá tốt đẹp của dân tộc, sáng tạo nên những giá trị văn
hoá mới, xã hội chủ nghĩa, làm cho những giá trị ấy thấm sâu vào cuộc
sống của toàn xã hội và mỗi con người, trở thành tâm lý và tập quán tiến
bộ, văn minh là một quá trình cách mạng đầy khó khăn, phức tạp, đòi hỏi
nhiều thời gian” [26, tr.16].
Đồng thời, Đảng ta cũng xác định quan điểm:
Cùng với việc giữ gìn và phát triển những di sản văn hoá quí báu
của dân tộc, tiếp thu những tinh hoa văn hoá thế giới, sáng tạo,
vun đắp nên những giá trị mới, phải tiến hành kiên trì cuộc đấu
tranh bài trừ các hủ tục, các thói hư tật xấu, nâng cao tính chiến
đấu, chống mọi mưu toan lợi dụng văn hoá để thực hiện “diễn biến
hoà bình [26, tr.17].
Liên quan đến vấn đề bảo tồn và phát huy các di sản văn hoá, Nghị
quyết Trung ương 5, Khóa VIII đã nhấn mạnh:
Di sản văn hoá là tài sản vô giá, gắn kết cộng đồng dân tộc, là cốt
lõi của bản sắc dân tộc, cơ sở để sáng tạo những giá trị mới và giao
lưu văn hoá. Hết sức coi trọng bảo tồn, kế thừa, phát huy những giá
trị văn hoá truyền thống (bác học và dân gian), văn hoá cách mạng,
bao gồm cả văn hoá vật thể và phi vật thể.
Nghiên cứu và giáo dục sâu rộng những đạo lý dân tộc tốt đẹp do
cha ông để lại [26, tr.17].
Đặc biệt, ngày 16 tháng 6 năm 2008, Bộ Chính trị đã thông qua Nghị
quyết về tiếp tục xây dựng và phát triển văn học, nghệ thuật, trong đó có nhấn
mạnh đến VHNTDG. Trên cơ sở tiếp tục quán triệt các quan điểm chỉ đạo
được xác định trong Nghị quyết Trung ương 5 (khoá VIII), riêng đối với lĩnh
110

vực văn học, nghệ thuật, Nghị quyết 23 bổ sung các quan điểm: Văn học,
nghệ thuật là lĩnh vực rất quan trọng, đặc biệt tinh tế của văn hoá; là nhu cầu
thiết yếu, thể hiện khát vọng chân, thiện, mỹ của con người; là một trong
những động lực to lớn trực tiếp góp phần xây dựng nền tảng tinh thần của xã
hội và sự phát triển toàn diện của con người Việt Nam. Văn học, nghệ thuật
Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước và hội
nhập quốc tế phải phát triển toàn diện và mạnh mẽ, thấm nhuần sâu sắc tinh
thần nhân văn, dân chủ.
Liên quan đến VHNTDG, Nghị quyết 23 nhấn mạnh:
Trên cơ sở giữ gìn, phát triển, phát huy những giá trị của văn học,
nghệ thuật dân tộc, tiếp tục mở rộng hợp tác quốc tế, tiếp thu có
chọn lọc các giá trị nhân văn, khoa học, tiến bộ của nước ngoài,
đồng thời kiên quyết ngăn chặn, làm thất bại âm mưu, thủ đoạn áp
đặt, xâm lăng văn hóa của các thế lực thù địch [113].
Để thực hiện quan điểm nêu trên, Bộ Chính trị đã xác định các giải
pháp, trong đó nêu rõ: “Xây dựng đề án và cơ chế bảo tồn, truyền bá các loại
hình văn học, nghệ thuật cổ truyền; có chính sách đặc biệt hỗ trợ sự phát triển
của ngôn ngữ, chữ viết và văn học, nghệ thuật các dân tộc thiểu số” [113].
Đặc biệt, Bộ Chính trị yêu cầu phải củng cố, đổi mới hoạt động của các
hội văn học, nghệ thuật ở Trung ương, các địa phương và tăng cường các biện
pháp xây dựng, phát triển văn nghệ quần chúng, hướng dẫn, khuyến khích
quần chúng tham gia sáng tạo, bảo tồn, truyền dạy và phát huy các giá trị văn
hoá, văn nghệ truyền thống của dân tộc.
Gần đây, Hội nghị lần thứ 9, Ban Chấp hành Trung ương khóa XI đã ra
Nghị quyết về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng
yêu cầu phát triển bền vững đất nước. Nghị quyết nêu rõ quan điểm: Văn hóa
là nền tảng tinh thần của xã hội, là mục tiêu, động lực phát triển bền vững đất
111

nước. Văn hóa phải được đặt ngang hàng với kinh tế, chính trị, xã hội. Xây
dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, thống nhất
trong đa dạng của cộng đồng các dân tộc Việt Nam, với các đặc trưng dân tộc,
nhân văn, dân chủ và khoa học.
Một trong các nhiệm vụ mà Nghị quyết Hội nghị lần thứ 9 Khóa XI đề
ra là: Giữ gìn và phát huy di sản văn hóa các dân tộc thiểu số, nhất là tiếng
nói, chữ viết, trang phục, lễ hội truyền thống; các giá trị văn hóa tích cực
trong tôn giáo, tín ngưỡng [113].
Trong số các giải pháp thực hiện các nhiệm vụ về VHNT, Bộ Chính trị
nhấn mạnh một số giải pháp liên quan đến QSHTT đối với TPVHNTDG:
Hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật, cơ chế, chính
sách về văn hóa, về quyền tác giả và các quyền liên quan, phù hợp
với chuẩn mực quốc tế và thực tiễn Việt Nam.
Điều chỉnh và hoàn thiện cơ chế, chính sách phù hợp với tính đặc
thù của văn hóa, nghệ thuật. Bổ sung chính sách kinh tế trong văn
hóa, văn hóa trong kinh tế, xử lý hài hòa mối quan hệ giữa phát
triển kinh tế và phát triển văn hóa; có chính sách văn hóa đặc thù
đối với đồng bào dân tộc thiểu số.
Đẩy mạnh quá trình chuyển đổi cơ chế quản lý, tổ chức và hoạt
động của các đơn vị sự nghiệp văn hóa, các hội nghề nghiệp trong
lĩnh vực văn hóa theo hướng tự chủ, tự chịu trách nhiệm theo quy
định của pháp luật [113].
Trong điều kiện hội nhập và mở cửa, bảo vệ TPVHNTDG/di sản văn
hóa dân tộc đã được Đảng ta xác định như là một tất yếu khách quan. Bảo vệ
QSHTT nói chung, QSHTT đối với TPVHNTDG nói riêng có ý nghĩa hết sức
quan trọng trong quá trình hình thành một nền chính trị ổn định, một nền văn
hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, một nền kinh tế phát triển toàn diện,
bền vững, một xã hội dân chủ, công bằng, văn minh.
112

Định hướng về văn hóa nghệ thuật nói chung và VHNTDG nói riêng
nêu trên cần được các cơ quan có thẩm quyền thể chế thành pháp luật, bảo
đảm cho đường lối, quan điểm của Đảng trở thành hiện thực thông qua việc
thực hiện pháp luật về QSHTT đối với TPVHNTDG.
Đồng thời, ngay trong quá trình thực hiện pháp luật về QSHTT đối với
TPVHNTDG cũng phải quán triệt sâu sắc các quan điểm, đường lối của Đảng
để tổ chức thực hiện pháp luật về QSHTT đối với TPVHNTDG một cách có
hiệu quả nhất, tuân thủ nghiêm chỉnh nguyên tắc: “Nhà nước ban hành pháp
luật; tổ chức, quản lý xã hội bằng pháp luật và không ngừng tăng cường pháp
chế xã hội chủ nghĩa” mà Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ
năm 2011 đã đề ra.
4.1.2. Tăng cường tính pháp quyền trong thực hiện pháp luật về
quyền sở hữu trí tuệ đối với tác phẩm văn học nghệ thuật dân gian
Quan điểm này đòi hỏi toàn bộ hoạt động THPL về QSHTT đối với
TPVHNTDG phải tuân thủ nghiêm chỉnh các quy định trong Hiến pháp và
các VBQPPL khác liên quan đến QSHTT đối với TPVHNTDG.
Đây là vấn đề mang tính nguyên tắc trong Nhà nước pháp quyền Việt
Nam xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân. Tính pháp
quyền của Nhà nước CHXHCN Việt Nam thể hiện ở sự tuân thủ nghiêm minh
pháp luật của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền, của các tổ chức và cá
nhân công dân. Nguyên tắc pháp quyền trong Nhà nước CHXHCN Việt Nam
cũng đòi hỏi trật tự hiệu lực pháp lý của các quy định của Hiến pháp, các đạo
luật và VBQPPL dưới luật phải được bảo đảm, trong đó Hiến pháp là đạo luật
gốc, là văn bản có hiệu lực pháp lý cao nhất.
Ở Việt Nam, Hiến pháp và pháp luật là phương tiện thể chế hóa đường
lối lãnh đạo của Đảng. Đối với Nhà nước, Hiến pháp và pháp luật là phương
tiện tổ chức và quản lý bản thân Nhà nước, là sự ghi nhận về mặt pháp lý
113

trách nhiệm của Nhà nước đối với xã hội và công dân, là phương tiện quản lý
nhà nước có hiệu quả đối với mọi mặt đời sống xã hội. Đối với các tổ chức
chính trị, xã hội, nghề nghiệp, Hiến pháp và pháp luật là phương tiện đảm bảo
cho nhân dân tham gia quản lý nhà nước, quản lý xã hội thông qua các tổ
chức của mình, là phương tiện thể chế, ghi nhận sự phát triển của nền dân
chủ, đảm bảo cho tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân. Đối với cá
nhân, pháp luật là phương tiện ghi nhận và thể chế hóa các quyền con người,
quyền công dân và đảm bảo về mặt pháp lý cho các quyền đó được thực hiện,
các thành viên của xã hội có điều kiện bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của
mình. Theo đó, pháp luật về QSHTT đối với TPVHNTDG cũng như pháp luật
nói chung phải được các cơ quan nhà nước, các tổ chức và công dân tôn trọng
và chấp hành một cách nghiêm chỉnh và tự giác. Bởi thực hiện pháp luật về
QSHTT đối với TPVHNTDG chính là phương tiện để khuyến khích và phát
huy khả năng sáng tạo của cộng đồng và cá nhân con người, để lưu giữ và
truyền bá TPVHNTDG có giá trị, phục vụ nhu cầu của công chúng trong việc
tiếp cận, khai thác và sử dụng các tài sản trí tuệ tinh hoa của dân tộc, dưới sự
quản lý có hiệu quả của Nhà nước.
Tính pháp quyền trong thực hiện pháp luật về QSHTT đối với
TPVHNTDG đòi hỏi các chủ thể trước hết tôn trọng và tuân thủ các nguyên
tắc, quy định của Hiến pháp và luật. Đồng thời, các nguyên tắc, quy định Hiến
pháp và luật phải được kịp thời cụ thể hóa trong các văn bản dưới luật để tổ
chức thực hiện. Trong hệ thống các quy định pháp luật về QSHTT đối với
TPVHNTDG, quy định của Hiến pháp có hiệu lực pháp lý cao nhất. Tất cả
các quy định trái với Hiến pháp cần phải được coi là vô hiệu và không có hiệu
lực thực thi. Hiệu lực pháp lý tiếp theo sau đó là các quy định trong Luật Sở
hữu trí tuệ. Tiếp đến là Nghị định 100/2006/NĐ-CP ngày 21 tháng 9 năm
2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn một số điều của Bộ luật
114

dân sự. Về nguyên tắc, đối với cùng một vấn đề, trong quá trình thực hiện
pháp luật về QSHTT đối với TPVHNTDG nếu phát hiện có sự mâu thuẫn
giữa các quy định pháp luật trong các VBQPPL khác nhau thì phải áp dụng
VBQPPL có hiệu lực cao hơn.
4.1.3. Nâng cao trách nhiệm của Nhà nước và các tổ chức xã hội
trong việc thực hiện pháp luật về quyền sở hữu trí tuệ đối với tác phẩm
văn học nghệ thuật dân gian
Hiến pháp năm 2013, Điều 14 khoản 1 quy định: “Ở nước CHXHCH
Việt Nam, các quyền con người, quyền công dân về chính trị, dân sự, kinh tế,
văn hoá, xã hội được công nhận, tôn trọng, bảo vệ, bảo đảm theo Hiến pháp
và pháp luật”.
Quy định này của Hiến pháp đòi hỏi phải nâng cao trách trách nhiệm
của Nhà nước trong việc thừa nhận, tôn trọng, bảo vệ và bảo đảm quyền con
người, quyền công dân, trong đó có QSHTT đối với TPVHNTDG.
Theo đó, Nhà nước thực hiện pháp luật về QSHTT đối với
TPVHNTDG chủ yếu thông qua hoạt động quản lý nhà nước trong bảo hộ
QSHTT đối với TPVHNTDG. Hệ thống pháp luật về QSHTT đối với
TPVHNTDG được Nhà nước ban hành một cách đồng bộ, tương thích với
pháp luật và thông lệ quốc tế, nhưng Nhà nước tổ chức thực hiện không tốt
hoặc thực hiện không đầy đủ, thể hiện công tác quản lý nhà nước kém hiệu
quả. Theo đó, quyền và lợi ích hợp pháp của tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả
bị xâm phạm nghiêm trọng, dẫn tới hạn chế sáng tạo; hạn chế khả năng tiếp
cận, khai thác, sử dụng những tinh hoa trí tuệ do con người sáng tạo ra. Điều
đó cũng có nghĩa là Nhà nước không làm tròn chức năng quản lý nhà nước, tổ
chức thực hiện pháp luật, bảo vệ trật tự pháp luật, tăng cường pháp chế xã hội
chủ nghĩa. Trách nhiệm của Nhà nước là phải thiết kế các cơ quan quản lý
nhà nước về VHNTDG sao cho cơ cấu gọn nhẹ, khoa học, tương thích với
115

chức năng, nhiệm vụ; Hoạt động của các cơ quan đó phải theo một cơ chế rõ
ràng, minh bạch, nhịp nhàng, trôi chảy; có sự phối hợp chặt chẽ, thống nhất,
tránh chồng chéo, lẫn lộn hoặc đùn đẩy, né tránh trách nhiệm lẫn nhau giữa
các cơ quan. Nhà nước, với công cụ pháp luật, bộ máy hành chính, sự đầu tư
tài chính, các tổ chức quản lý giúp các chủ thể QSHTT đối với TPVHNTDG
bảo vệ tài sản của mình một cách tốt nhất, khai thác được những giá trị nhân
văn sâu sắc nhất, góp phần làm thành nền tảng tinh thần cho xã hội, khơi
nguồn sức mạnh tiềm ẩn trong mỗi con người tiếp tục sáng tạo vì sự phát triển
của cộng đồng sáng tạo TPVHNTDG.
Các tổ chức xã hội cũng có vai trò hết sức quan trọng trong thực hiện
pháp luật về QSHTT đối với TPVHNTDG.
Chẳng hạn, Hội Văn nghệ Dân gian Việt Nam là tổ chức chính trị - xã
hội - nghề nghiệp, có trách nhiệm lưu giữ, bảo vệ quyền lợi chính đáng về
QSHTT và các quyền liên quan cho cộng đồng, cho các nghệ nhân, người sưu
tầm TPVHNTDG. Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam là tổ chức thay mặt cộng
đồng sáng tạo TPVHNTDG thực thi QSHTT đối với TPVHNTDG. Đồng
thời, Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam còn là cơ quan bảo trợ TPVHNTDG.
Tổ chức này còn có nhiệm vụ quản lý tiền lệ phí sử dụng TPVHNTDG, lập
quỹ bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa từ TPVHNTDG.
Đồng thời, cũng cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan quản lý
nhà nước về VHNTDG với các tổ chức xã hội trong hoạt động thực hiện pháp
luật về QSHTT đối với TPVHNTDG.
Chỉ có trên cơ sở nâng cao trách nhiệm của các cơ quan có thẩm quyền
và các tổ chức xã hội thì các cá nhân công dân Việt Nam và người nước ngoài
mới có điều kiện thực hiện quyền tham gia sáng tạo, sử dụng, hưởng thụ…
TPVHNTDG, tích cực sử dụng pháp luật về QSHTT đối với TPVHNTDG,
đồng thời tuân thủ các nghĩa vụ liên quan đến việc sử dụng, hưởng thụ… các
giá trị của TPVHNTDG.
116

4.1.4. Thực hiện pháp luật về quyền sở hữu trí tuệ đối với tác phẩm
văn học nghệ thuật dân gian phải được tiến hành toàn diện, linh hoạt, sáng
tạo, phù hợp điều kiện cụ thể của đất nước, đồng thời đáp ứng yêu cầu hội
nhập quốc tế
Thực hiện pháp luật về QSHTT đối với TPVHNTDG là một quá trình
phức tạp, đòi hỏi phải được triển khai một cách toàn diện, gắn bó chặt chẽ với
quá trình điều chỉnh pháp luật, hướng tới hai yêu cầu: thực hiện hành vi hợp
pháp hoặc không thực hiện hành vi trái với pháp luật về QSHTT đối với
TPVHNTDG. Tổ chức thực hiện pháp luật về QSHTT đối với TPVHNTDG
một cách toàn diện, sáng tạo, phù hợp điều kiện cụ thể của đất nước đòi hỏi
phải đáp ứng các yêu cầu sau đây:
Thứ nhất: Công tác tuyên truyền pháp luật về QSHTT đối với
TPVHNTDG phải được tăng cường thường xuyên, rộng rãi, thông qua những
hình thức, phương pháp để truyền tải những nội dung cơ bản nhất của pháp
luật về QSHTT đối với TPVHNTDG. Đây là vấn đề có ý nghĩa rất quan trọng
giúp cho mọi chủ thể hiểu biết pháp luật và nghiêm chỉnh thực hiện pháp luật
về QSHTT đối với TPVHNTDG;
Thứ hai: Bảo đảm thanh tra, kiểm tra, giám sát việc thực hiện pháp luật
về QSHTT đối với TPVHNTDG một cách chặt chẽ, thường xuyên, kịp thời
phát hiện và xử lý các vi phạm pháp luật về QSHTT đối với TPVHNTDG.
Đây là nội dung vô cùng quan trọng nhằm răn đe, đảm bảo thực thi pháp luật
về QSHTT đối với TPVHNTDG trong thực tế.
Thứ ba: Bảo đảm xã hội hóa ngày càng nhiều hơn các công việc liên
quan đến bảo trợ, quản lý việc sử dụng, truyền bá các TPVHNTDG nhằm
giảm gánh nặng cho các cơ quan nhà nước, đồng thời, phát huy tính chủ động,
sáng tạo và sự tham gia tích cực của các tổ chức xã hội, cộng đồng và cá nhân
trong THPL về QSHTT đối với TPVHNTDG.
117

Thứ tư: Bảo đảm QSHTT đối với TPVHNTDG được bảo hộ toàn diện
cả quyền về vật chất và tinh thần. Thực hiện pháp luật trong lĩnh vực này phải
dựa trên nguyên tắc: chủ thể sáng tạo là chủ sở hữu và cũng là những người
khai thác, lưu giữ các TPVHNTDG. Nhà nước hay các bộ, ngành quản lý văn
hóa, các cơ quan nghiên cứu có tư cách đại diện của chủ thể thực hiện các
công việc có liên quan tới việc kiểm kê trữ lượng TPVHNTDG, nghiên cứu
và nhận diện các dạng thức tồn tại của TPVHNTDG, trên cơ sở đó mà tổ chức
bảo vệ và khai thác TPVHNTDG một cách hợp lý, hợp pháp đúng theo quy
định của pháp luật hiện hành.
Quan điểm này đòi hỏi khi thực hiện pháp luật về QSHTT đối với
TPVHNTDG phải nhằm bảo hộ các quyền kinh tế và quyền tinh thần của
những cộng đồng nơi sản sinh ra nó, những người nắm giữ. Chẳng hạn như
quyền bảo đảm sự toàn vẹn của tác phẩm, quyền cấm người khác xuyên tạc,
cắt xén, sửa đổi tác phẩm của mình, quyền được ghi nhận dưới danh nghĩa tác
giả và quyền ngăn cấm người khác thương mại hóa TPVHNTDG của chính
cộng đồng sáng tạo của mình.
Thứ năm: Bảo đảm sự chủ động và tích cực hội nhập quốc tế trong quá
trình tổ chức thực hiện pháp luật về QSHTT đối với VHNTDG. Các hoạt
động nêu trên phải được tiến hành trên cơ sở bảo đảm tiến tới sự tương thích
với pháp luật quốc tế về quyền tác giả nói chung và QSHTT đối với
TPVHNTDG nói riêng.
Trên đây là những quan điểm và là những định hướng cơ bản trong việc
thực hiện pháp luật về QSHTT đối với TPVHNTDG ở nước ta trong thời gian
tới. Các quan điểm, các định hướng này có mối quan hệ biện chứng, tác động
qua lại lẫn nhau, đòi hỏi phải được tiến hành đồng bộ, linh hoạt và sáng tạo,
phù hợp thực tiễn Việt Nam và đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế. Điều đó
cũng có nghĩa là THPL về QSHTT đối với TPVHNTDG có sự lãnh đạo, chỉ
đạo sáng suốt của Đảng, sự quản lý có hiệu quả của cơ quan nhà nước ở các
118

cấp, sự tích cực, chủ động, sáng tạo, linh hoạt các đoàn thể chính trị - xã hội và
của cộng đồng.

4.2. GIẢI PHÁP BẢO ĐẢM THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ QUYỀN SỞ HỮU
TRÍ TUỆ ĐỐI VỚI TÁC PHẨM VĂN HỌC NGHỆ THUẬT DÂN GIAN Ở VIỆT
NAM HIỆN NAY
Để đảm bảo thực hiện pháp luật về QSHTT đối với TPVHNTDG theo
các định hướng nêu trên, cần thực hiện các giải pháp sau đây:
4.2.1. Tiếp tục xây dựng và hoàn thiện pháp luật về quyền sở hữu
trí tuệ đối với tác phẩm văn học nghệ thuật dân gian, nội luật hóa kịp
thời các Điều ước quốc tế về quyền sở hữu trí tuệ đối với tác phẩm văn
học nghệ thuật dân gian mà Nhà nước Việt Nam là thành viên
Việc xây dựng và hoàn thiện pháp luật về QSHTT đối với
TPVHNTDG phải bảo đảm thể chế hóa đầy đủ, đúng đắn và thống nhất quan
điểm bảo tồn, phát huy, kế thừa và phát triển văn học nghệ thuật truyền thống
(VHNTDG) của Đảng Cộng sản Việt Nam đã được đề cập ở phần 4.1.1 nêu
trên. Theo đó, cần tập trung vào các giải pháp cụ thể sau đây:
Thứ nhất: Sửa đổi Luật Sở hữu trí tuệ, bổ sung các quy phạm pháp luật
liên quan đến về quyền sở hữu trí tuệ đối với tác phẩm văn học nghệ thuật
dân gian
Xuất phát từ tính đặc thù, vai trò, từ thực trạng pháp luật về QSHTT
đối với TPVHNTDG ở nước ta hiện nay và từ những yêu cầu khách quan của
công cuộc đổi mới đất nước, tác giả đề xuất việc sửa đổi, hoàn thiện pháp luật
về QSHTT đối với TPVHNTDG ở Việt Nam hiện nay như sau:
- Hoàn thiện các quy phạm pháp luật về QSHTT, trước hết là các
quy phạm về QSHTT đối với TPVHNTDG. Trong đó Luật quy định trình
tự dân sự phải được áp dụng phổ biến và triệt để nhằm điều chỉnh các
quan hệ liên quan đến TPVHNTDG. Đặc biệt, các quy phạm và chế tài
bảo đảm thực thi pháp luật phải theo hướng lấy chế tài dân sự làm biện
119

pháp chủ yếu, còn chế tài hành chính, hình sự chỉ áp dụng như một biện
pháp bổ sung cho chế tài dân sự khi mà sự xâm phạm QSHTT vượt quá
mức dân sự.
- Như trên đã nêu, một số quy phạm pháp luật trong Luật SHTT hiện
hành về QSHTT đối với TPVHNTDG ở Việt Nam hiện nay còn nhiều vướng
mắc và mâu thuẫn ở Khoản 2, Điều 23, theo đó Luật chỉ bảo hộ quyền nhân
thân chứ không bảo hộ quyền tài sản đối với TPVHNTDG.
Vì vậy, cần phải bổ sung phần giải thích lại thuật ngữ “sử dụng” tại
Khoản 2, Điều 20 của Nghị định 100/2006/NĐ-CP ngày 21.9.2006 của Chính
phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật dân sự,
Luật SHTT về quyền tác giả và quyền liên quan theo hướng “sử dụng” với
nghĩa là hành vi thực hiện quyền tài sản đối với TPVHNTDG.
Nếu không định nghĩa lại thuật ngữ “sử dụng” tại Khoản 2, Điều 20,
Nghị định 100/2006/NĐ-CP thì phải bỏ quy định tại Khoản 3 Điều 20 Nghị
định 100 ngày 21 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ vì quy định như vậy là
ngăn cản các nhà nghiên cứu khi nghiên cứu sưu tầm, giới thiệu giá trị đích
thực của TPVHNTDG.
- Cần bổ sung khái niệm TPVHNTDG như đã nói ở phần chương 2,
nếu không sửa đổi hoặc bổ sung thì các loại hình TPVHNTDG có giá trị sẽ bị
mai một.
- Về chủ sở hữu quyền tác giả, nên bổ sung điều luật về chủ sở hữu
quyền tác giả gồm: cộng đồng, nghệ nhân, người thực hành, người sưu tầm,
nghiên cứu TPVHNTDG.
Luật SHTT hiện hành quy định chủ sở hữu quyền tác giả chỉ bao
gồm: tác giả, đồng tác giả, tổ chức cá nhân giao nhiệm vụ cho tác giả hoặc
giao ký hợp đồng với tác giả, người thừa kế, người được giao quyền, nhà
nước, công chúng.
120

Luật SHTT hiện hành không có điều nào nói về chủ sở hữu quyền tác giả là
gồm cộng đồng, nghệ nhân, người thực hành, người sưu tầm TPVHNTDG.
- Quy định trả tiền bản quyền tác giả đối với TPVHNTDG theo hướng
thỏa thuận dân sự. Trên thế giới họ phân chia theo tỷ lệ: người ta trả 30% cho
diễn viên, 10% cho ông trùm, 30% cho đại diện của làng để đưa vào ngân
sách làng, 20% để truyền dạy bọn trẻ, 10% thuộc về các công ty du lịch.
Hiện nay du lịch ở ta cứ khai thác thoải mái mà không chịu trả tiền.
Cũng một phần vì ta có tâm lý cái gì của chuyên nghiệp mới là giỏi, của dân
gian chỉ là "nôm na mách qué".
Trong thực tế, có những làn điệu dân ca nhưng hai, ba cộng đồng đều
nhận là của mình, ví dụ như chèo Nam Định, Thái Bình, Hà Nam.
Theo tác giả, ai khai thác ở đâu thì trả tiền ở đó! Xin lấy ví dụ: Quan họ
có 49 làng, mỗi làng có đặc trưng riêng của nó, nếu ai đến làng Diềm thì anh
ta trả tiền cho làng Diềm, ai sang làng Lim thì người đó trả tiền cho làng Lim.
Việc này cần phải cụ thể hóa bằng những quy định của pháp luật.
- Luật SHTT cần bổ sung thêm phần xác định rõ thế nào là "cải biên",
"giữ nguyên gốc", "sao chép", "sáng tạo", “xâm phạm”, “bóp méo”, thế nào là
"làm giàu vốn cổ".
- Luật SHTT cần được bổ sung quy định về tiêu chuẩn, quyền lợi và
nghĩa vụ của giám định viên về VHNTDG để đảm bảo sự nghiêm minh của
pháp luật.
- Tiếp tục nội luật hóa các điều ước quốc tế liên quan đến QSHTT đối
với TPVHNTDG mà Việt Nam đã tham gia, ký kết và phê chuẩn.
Các quy định của luật pháp Việt Nam về QSHTT đối với TPVHNTDG
cần tiến tời phù hợp với pháp luật quốc tế về QSHTT nói chung để Việt Nam
từng bước tham gia các Công ước và Hiệp ước quốc tế, nhất là về các khía
cạnh của QSHTT liên quan đến thương mại (TRIPs).
121

Thứ hai: Quy định các loại hình tác phẩm văn học nghệ thuật dân gian
cần bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ và xác định phạm vi bảo hộ QSHTT của từng
loại hình TPVHNTDG
Chúng tôi cho rằng không nhất thiết tất cả TPVHNTDG đều được bảo
hộ như nhau. Cần tùy theo tính chất, quy mô, vai trò của TPVHNTDG và theo
yêu của xã hội đương đại, mà định ra sự ưu tiên bảo hộ, cấp độ bảo hộ, hình
thức bảo hộ TPVHNTDG.
Những TPVHNTDG được bảo hộ theo Luật SHTT trước tiên đó là
những TPVHNTDG có nguy cơ bị thất truyền, có ảnh hưởng trực tiếp đến
công cuộc xây dựng đất nước, có tác dụng quảng bá cho hình ảnh, bản sắc
Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay và không trái với
những tiêu chí ưu tiên sau đây:
- TPVHNTDG của 54 dân tộc người hiện đang sinh sống trên đất nước
Việt Nam; Mỗi tộc người sẽ lựa chọn nhiều tác phẩm công trình thuộc nhiều
thể loại (gồm: thể loại văn học dân gian, phong tục tập quán và địa chí, nghệ
thuật biểu diễn, nghệ thuật tạo hình, tri thức bản địa), trong đó sẽ lựa chọn
nhiều tác phẩm, công trình tiêu biểu phản ánh cho nhiều thể loại khác nhau.
Trong trường hợp có công trình tổng hợp nhiều thể loại mang tính tiêu
biểu cho VHNTDG của tộc người đó thì lựa chọn thay thế cho loại hình
TPVHNTDG có thể loại đơn lẻ;
- TPVHNTDG mô tả hay nghiên cứu về các đặc trưng hay văn hóa,
nghệ thuật của một tộc người nào đó được các nhà nghiên cứu, khoa học đánh
giá cao và có ý nghĩa bổ trợ không thể thiếu cho các thể loại VHNTDG cho
mỗi tộc người;
- TPVHNTDG có tác dụng tìm hiểu, nghiên cứu tiêu biểu mang tính
tìm tòi, phát hiện mới và ý nghĩa trong công tác nghiên cứu khoa học, xã hội
nhân chủng học;
122

- TPVHNTDG phản ảnh về các hiện tượng trong đời sống - xã hội thể
hiện sự giao lưu văn hóa giữa các tộc người Việt Nam;
- TPVHNTDG thuộc về kỹ năng, bí quyết, thủ pháp sáng tạo phục vụ
đời sống cộng đồng.
Như vậy, cần bảo hộ các TPVHNTDG có ý nghĩa thiết thực đối với đời
sống xã hội, địa phương, vùng miền, tộc người; có nội dung hấp dẫn người
đọc, người nghe, người xem, phù hợp với phong tục tập quán của một tộc
người nói riêng và cộng đồng các dân tộc Việt Nam nói chung; TPVHNTDG
không trái với quan điểm, đường lối, chủ trương của Đảng, pháp luật của Nhà
nước về chính sách đại đoàn kết các dân tộc Việt Nam.
Thứ ba: Quy định các hình thức bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với tác
phẩm văn học nghệ thuật dân gian
Trên thế giới có rất nhiều hình thức bảo hộ, nhưng ở Việt Nam theo tác
giả nên có những hình thức bảo hộ sau đây:
Một là, công nhận địa chỉ VHNTDGVN. Đây là hình thức bảo tồn
VHNTDG tại cộng đồng có hiệu quả nhất. Trong khi chờ Luật điều chỉnh,
Hội VNDGVN đã công nhận được 36 địa chỉ văn hoá văn nghệ dân gian
giống như chỉ dẫn địa lý cho các tổ chức cá nhân. Đây cũng là hình thức cấp
bằng bảo hộ QSHTT nói chung, giống như UNESCO công nhận Không gian
văn hoá cồng chiêng Tây Nguyên là Kiệt tác di sản văn hoá phi vật thể của
nhân loại.
Hai là, trả tiền bản quyền (thù lao/nhuận bút) cho các chủ sở hữu
TPVHNTDG tương ứng với giá trị mà tác phẩm tạo ra.
Ba là, phong tặng nghệ nhân dân gian Việt Nam. Đây là một trong
những hình thức mà pháp luật về QSHTT đối với TPVHNTDG cần phải được
thể hiện trong văn bản pháp luật. Nghệ nhân dân gian Việt Nam là người đầu
đàn, người có khả năng thực hành thành thạo những TPVHNTDG, là người
123

lưu giữ những TPVHNTDG. Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam đã phong tặng
trên 400 nghệ nhân dân gian.
Bốn là, mở lớp tập huấn truyền dạy, phổ biến tác phẩm văn học nghệ
thuật dân gian trong cộng đồng các dân tộc có TPVHNTDG tồn tại. Đây cũng
là hình thức bảo hộ hữu hiệu mà Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam cần tiếp
tục phát huy.
Năm là, tổng kiểm kê TPVHNTDG hiện đang lưu truyền trong 54 dân
tộc. Thông qua kết quả tổng kiểm kê mới có cơ sở để quy hoạch tổng thể, từ
đó mới có kế hoạch khai thác, sử dụng bảo hộ QSHTT đối với TPVHNTDG
có hiệu quả.
Sáu là, đầu tư cho các nhà nghiên cứu, sưu tầm, phổ biến, truyền dạy
VHNTDGVN để họ có điều kiện cùng với nghệ nhân, cùng với cộng đồng
đang lưu giữ TPVHNTDG sưu tầm, nghiên cứu, bảo tồn và phổ biến
TPVHNTDG.
Bảy là, công bố, phổ biến các TPVHNTDG. Đây cũng là hình thức bảo
hộ QSHTT đối với TPVHNTDG. Vừa qua, theo ý kiến của Hội Văn nghệ dân
gian Việt Nam, Ban Bí thư Trung ương Đảng đã có chủ trương giao cho Hội
Văn nghệ dân gian Việt Nam lập dự án “Công bố, phổ biến tài sản VHVNDG
các dân tộc Việt Nam”. Dự án sẽ được thực hiện trong nhiều giai đoạn, mỗi
giai đoạn là 5 năm, khởi đầu từ năm 2008, với tổng số TPVHNTDG đã, sẽ
công bố là trên 3.000 tác phẩm.
Ngoài ra, cần xây dựng mối quan hệ có tính chất cân bằng cùng có lợi
giữa chủ sở hữu và người tiêu dùng. Tích cực tìm kiếm các giải pháp thay thế
cho các loại sản phẩm/hàng hóa có nhu cầu sử dụng lớn hoặc liên quan đến
nhiều người. Cần khuyến khích mở các cuộc thương lượng giữa những người
có nhu cầu khai thác với các chủ sở hữu TPVHNTDG nhằm cung cấp những
giá trị chân, thiện, mỹ cho xã hội.
124

4.2.2. Kiện toàn tổ chức, cơ chế phối hợp và tăng cường năng lực
của các cơ quan bảo đảm thực hiện pháp luật về quyền sở hữu trí tuệ đối
với tác phẩm văn học nghệ thuật dân gian
Hệ thống các cơ quan bảo đảm THPL về QSHTT đối với TPVHNTDG
gồm cơ quan quản lý nhà nước về QSHTT đối với TPVHNTDG, cơ quan
tài phán, cơ quan thanh tra, điều tra, kiểm tra… cần được kiện toàn, nâng
cao năng lực, phân định rõ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm
và cơ chế phối hợp. Thực hiện giải pháp này, cần tiến hành các biện pháp
cụ thể sau:
- Hoàn thiện cơ chế phối hợp trong hệ thống các cơ quan bảo đảm
THPL về QSHTT đối với TPVHNTDG.
Cơ chế phối hợp trong hệ thống các cơ quan bảo đảm THPL về QSHTT
đối với TPVHNTDG cần phải được hoàn thiện theo hướng sau:
+ Hoàn thiện chức năng, nhiệm vụ của Cục Bản quyền tác giả phù
hợp với quy định của Luật Sở hữu trí tuệ, tăng cường tổ chức, bộ máy, biên
chế của Cục, tạo điều kiện phương tiện vật chất, kỹ thuật, công nghệ để
Cục đủ sức thực hiện công tác quản lý nhà nước; nối mạng các thông tin về
QSHTT trong hệ thống quản lý từ Trung ương đến địa phương; củng cố,
xây dựng hệ thống tổ chức và cán bộ chuyên trách về QSHTT các Sở Văn
hóa, Thể thao và Du lịch, nhất là Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh, những
địa bàn phức tạp, có nhiều vi phạm về QSHTT đối với TPVHNTDG. Nâng
cao trách nhiệm của các cơ quan có liên quan như Cục Điện ảnh, Cục Nghệ
thuật biểu diễn, Cục Mỹ thuật, Nhiếp ảnh và Triển lãm (Bộ Văn hóa, Thể
thao và Du lịch), Cục Xuất bản, Cục Báo chí, Cục Phát thanh, Truyền hình
và Thông tin điện tử (Bộ Thông tin và Truyền thông), trong việc phối hợp
với Cục Bản quyền tác giả để quản lý tốt QSHTT đối với TPVHNTDG
thuộc lĩnh vực mình quản lý.
125

+ Xác định rõ thẩm quyền và cơ chế phối giữa các cơ quan thanh tra,
Ủy ban nhân dân các cấp, cơ quan Quản lý thị trường và Cảnh sát kinh tế
trong hoạt động kiểm tra và xử lý các sản phẩm vi phạm về QSHTT đối với
TPVHNTDG. Cần phân công chức năng, quyền hạn của từng cơ quan theo
hướng để một cơ quan làm đầu mối tiếp nhận các đơn yêu cầu xử lý hành
chính, thụ lý các đơn đó, đề xuất biện pháp xử lý và cơ quan thực hiện biện
pháp xử lý, gửi đơn yêu cầu cùng kết quả thụ lý để cơ quan này xem xét và ra
quyết định xử lý. Cơ quan đầu mối này là Thanh tra văn hóa, thể thao và du
lịch. Cơ quan có thẩm quyền ra quyết định xử phạt là Ủy ban nhân dân,
Thanh tra và Quản lý thị trường (tùy theo hình thức và mức phạt). Cơ quan
cảnh sát kinh tế chỉ thực hiện điều tra chứ không xử phạt. Sự phối hợp giữa
lực lượng Quản lý thị trường với Thanh tra văn hóa, thể thao và du lịch trên
toàn thị trường nội địa cần phải chặt chẽ hơn.
+ Thành lập Tòa chuyên trách xét xử án về sở hữu trí tuệ. Trong khi
chưa thành lập được tòa chuyên trách, cần phải tuyên truyền các thông tin
pháp luật về sở hữu trí tuệ, nhất là các vụ án và vụ xử lý vi phạm trong lĩnh
vực này, để người dân nhận thức rõ hơn hiệu quả của việc giải quyết bằng con
đường tố tụng tư pháp.
- Đầu tư cơ sở vật chất, kỹ thuật hiện đại cho hệ thống các cơ quan bảo
đảm THPL về QSHTT đối với TPVHNTDG.
Cần đầu tư thiết bị kỹ thuật công nghệ cao cho phép các cơ quan THPL
về QSHTT đối với TPVHNTDG có thể nhanh chóng xác định chính xác mức
độ vi phạm, từ đó có quyết định xử lý phù hợp.
- Thường xuyên tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra, xử lý nghiêm
các hành vi vi phạm.
Cần nâng cao trách nhiệm của các cơ quan và cán bộ làm công tác
thanh tra, kiểm tra, nhất là thanh tra văn hóa, thể thao và du lịch, đồng thời,
126

tăng cường về số lượng và chất lượng thanh tra viên để có thể đáp ứng yêu
cầu của công tác thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm.
4.2.3. Nhà nước uỷ quyền cho Hội Văn nghệ Dân gian giữ chức
năng đại diện quyền sở hữu trí tuệ đối với tác phẩm văn học nghệ thuật
dân gian ở Việt Nam và đổi mới tổ chức và hoạt động của tổ chức này
Một là: Nhà nước uỷ quyền cho Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam chức
năng đại diện QSHTT đối với TPVHNTDG
Theo tác giả, để thực hiện có hiệu quả pháp luật về QSHTT đối với
TPVHNTDG cần có một cơ quan quốc gia đứng ra cấp phép để thu tiền và rà
soát, giám sát. Bởi vì một tác giả hoặc cộng đồng tác giả không thể tự mình
biết được việc sử dụng TPVHNTDG của mình đang diễn ra như thế nào trên
phạm vi cả nước; nếu biết thì việc đem ra kiện tụng sẽ rất tốn kém cho tác giả.
Các cộng đồng làng, cộng đồng các dân tộc ở Việt Nam là chủ nhân
của các TPVHNTDG, sau khi được bảo hộ, các TPVHNTDG đó lại được trả
về với các cộng đồng làng, cộng đồng dân tộc (các nghệ nhân, các già làng,
trưởng bản và chính quyền cấp xã và cấp huyện).
Việc đại diện QSHTT đối với TPVHNTDG Nhà nước nên quỷ quyền
cho Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam làm đầu mối. Hội với tư cách là cơ
quan chuyên môn, là tổ chức chính trị - xã hội - nghề nghiệp, có trách nhiệm
lưu giữ, bảo vệ quyền lợi chính đáng về QSHTT và các quyền liên quan cho
cộng đồng, cho các nghệ nhân, người sưu tầm theo Luật SHTT hiện hành của
Nước CHXHCN Việt Nam.
Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam thay mặt các cộng đồng sáng tạo
TPVHNTDG thực thi QSHTT đối với TPVHNTDG; Các tổ chức, cá nhân khi
sử dụng TPVHNTDG với mục đích thương mại phải được phép và thanh toán
tiền nhuận bút cho chủ sở hữu quyền tác giả TPVHNTDG qua Hội Văn nghệ
dân gian Việt Nam.
127

Cần quy định trao cho Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam tư cách là tổ
chức bảo trợ. Tổ chức này có nhiệm vụ quản lý tiền nhuận bút thu được từ
việc cho phép sử dụng TPVHNTDG để lập quỹ bảo tồn và phát huy các giá trị
văn hóa từ TPVHNTDG. Bộ Tài chính quy định về việc quản lý và sử dụng
quỹ bảo tồn và phát huy các giá trị các TPVHNTDG do Hội Văn nghệ dân
gian Việt Nam quản lý được thu từ bản quyền tác giả TPVHNTDG và được
hạch toán theo quy định của pháp luật.
Hai là: Thành lập Trung tâm bảo trợ QSHTT đối với TPVHNTDG
Để có thể thu được tiền cho cộng đồng sáng tạo TPVHNTDG, theo tác
giả, nên có một Trung tâm bảo trợ QSHTT đối với TPVHNTDG, gọi tắt là
Trung tâm bản quyền TPVHNTDG.
Trung tâm này tương tự với Trung tâm Bảo vệ quyền tác giả âm nhạc
thuộc Hội Nhạc sĩ Việt Nam. Trung tâm trực thuộc Hội Văn nghệ dân gian sẽ
do Cục trưởng Cục Bản quyền tác giả văn học nghệ thuật thuộc Bộ Văn hóa,
Thể thao và Du lịch cho phép thành lập.
- Về thu tiền bản quyền, theo tác giả có hai hình thức để thu tiền bản
quyền: Một là, qua các cơ quan đại diện; Hai là, trả tiền trực tiếp. Nhưng theo
tác giả cách tốt nhất là qua cơ quan đại diện.
Về mức thu thì có nhiều mức khác nhau. Mức thu hiện nay các cán bộ
sưu tầm trả là trả công lao động, thường từ 50.000 - 100.000/ngày cho nghệ
nhân. Chúng tôi cho rằng mức thu như thế vẫn chưa hợp lý.
Mức thu đó phải dựa trên vai trò của TPVHNTDG cụ thể trong đời
sống, trong truyền thống. Ví dụ giữa múa rối nước và múa rối cạn thì múa rối
nước là cái điển hình hơn, nên chắc chắn giá trị hơn. Cũng như thế một bản
tình ca giao duyên với nhau như hát ví không thể bằng quan họ.
Nhiều nhà nghiên cứu cho rằng: những vấn đề nêu trên phải được phổ
biến, tuyên truyền cho dân chúng. Hiện nay hầu hết người dân chưa ý thức
128

được quyền của mình. Các báo, đài cứ mặc sức đến quay phim, chụp ảnh;
người dân thì chỉ nghĩ rằng được lên báo, lên đài là vinh dự, họ không bận
tâm tới việc đòi tác quyền sở hữu trí tuệ của mình.
4.2.4. Đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về
quyền sở hữu trí tuệ đối với tác phẩm văn học nghệ thuật dân gian;
thống nhất nhận thức về tầm quan trọng của thực hiện pháp luật về
quyền sở hữu trí tuệ đối với tác phẩm văn học nghệ thuật dân gian nhằm
bảo tồn và phát huy vai trò của văn học nghệ thuật dân gian trong cộng
đồng các dân tộc Việt Nam
Trong điều kiện phát triển kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế hiện
nay, cần phải nhận thức sâu sắc rằng: TPVHNTDG là sản phẩm văn hóa và
là một sản phẩm hàng hóa đặc biệt, hoàn toàn khác với sản phẩm hàng hóa
thông thường khác. Đây là phương tiện để biểu đạt đời sống tinh thần của
mỗi dân tộc. Vì vậy, Đảng, Nhà nước và toàn xã hội cần có giải pháp hữu
hiệu để bảo vệ và phát triển nền VHNTDG của dân tộc mình, chống nguy cơ
bị đồng hóa về văn hóa, sự xâm hại đến bản sắc dân tộc, vi phạm QSHTT
đối với TPVHNTDG.
Cần giáo dục, tuyên truyền để mọi người hiểu rằng bảo vệ QSHTT đối
với TPVHNTDG không tốt sẽ tổn hại đến kinh tế, làm tổn hại đến nền văn
hóa nước nhà. Việc tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật phải bảo đảm
mọi người hiểu rằng Luật SHTT có quy định về QSHTT đối với TPVHNTDG
là để bảo tồn, phát huy, kế thừa và phát triển nền VHNT dân tộc. Và do vậy,
thực hiện pháp luật về QSHTT đối với TPVHNTDG là sự khẳng định quyết
tâm của Nhà nước Việt Nam bảo vệ quyền con người trong lĩnh vực quyền tác
giả/quyền cộng đồng sáng tạo TPVHNTDG, chống lại bất cứ hành vi vi phạm
bản quyền tác giả đối với TPVHNTDG.
Tăng cường các hoạt động dịch vụ thông tin về QSHTT đối với
TPVHNTDG, giúp cho mọi người hiểu rằng TPVHNTDG là sản phẩm
129

sáng tạo trong quá trình hoạt động sống của người Việt Nam và là tài sản
quý giá của cộng đồng các dân tộc ở Việt Nam. Như vậy, TPVHNTDG là
của cộng đồng, những chủ thể sáng tạo và tất nhiên họ sẽ là người sở hữu.
Từ đó, toàn xã hội tích cực tham gia xây dựng nền văn hoá tiên tiến, đậm
đà bản sắc dân tộc, thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng và bảo
vệ Tổ quốc.
4.2.5. Tiếp tục xã hội hóa, củng cố và nâng cao vai trò của các Hội
về quyền sở hữu trí tuệ, các Hội văn học nghệ thuật dân gian… trong việc
thực hiện pháp luật về quyền sở hữu trí tuệ đối với tác phẩm văn học
nghệ thuật dân gian
Cần mở rộng đội ngũ những người tham gia hoạt động bảo vệ QSHTT
đối với TPVHNTDG. Nhanh chóng tổ chức các hình thức bồi dưỡng kiến
thức về QSHTT nói chung, QSHTT đối với TPVHNTDG nói riêng trước hết
cho đội ngũ luật sư, các chủ sở hữu và những người có liên quan.
Tiếp tục hình thành hệ thống tổ chức xã hội thông tin về SHTT nói
chung, SHTT đối với tác phẩm văn học nghệ thuật dân gian nói riêng với mục
tiêu nâng cao năng lực tài nguyên thông tin và năng lực vận hành của cả hệ
thống. Mở rộng diện những người dùng tin, tạo sự gần gũi, hấp dẫn đối với
toàn xã hội, thành lập các Trung tâm bảo vệ bản quyền cho các loại hình
TPVHNTDG.
Các Hội SHTT, các Hội VHNTDG… cần phối kết hợp với các cơ
quan quản lý nhà nước và các cơ quan thông tin đại chúng để tuyên truyền,
phổ biến kiến thức, pháp luật và thông tin, hướng dẫn nhận thức bằng những
vụ việc cụ thể trong hoạt động thực thi QSHTT. Đồng thời, Nhà nước cần có
chính sách khuyến khích, động viên các đối tượng trong xã hội, nhất là thu
hút các doanh nghiệp tham gia tích cực hơn vào bảo vệ QSHTT đối với tác
phẩm văn học nghệ thuật dân gian .
130

Vai trò của TPVHNTDG trong lịch sử và ảnh hưởng của nó trong xã
hội ngày nay ở Việt Nam là vô cùng quan trọng. Chúng ta phải biết tận dụng
những mặt mạnh này để bảo vệ văn hoá dân tộc để xây dựng một nền văn hoá
tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. Nguyên tắc của việc giữ gìn và phát huy
văn hoá dân gian là coi sự nghiệp gìn giữ và phát huy VHNTDG thực sự của
nhân dân, trả về cho nhân dân.
Để thực hiện phương châm xã hội hóa, coi sự nghiệp gìn giữ và phát
huy VHNTDG thực sự của nhân dân, trả về cho nhân dân cần tiến hành các
biện pháp sau đây:
- Phát động phong trào trong toàn quốc, miền xuôi cũng như miền núi,
nô nức phục hồi và phát triển các sinh hoạt VHNTDG bổ ích lành mạnh. Các
sinh hoạt đó bao gồm ca hát, nhảy múa, biểu diễn nhạc cụ, hội lễ: hoạt động
của các làng dân ca, làng kể chuyện, làng tranh, làng nghề thủ công nghệ, câu
lạc bộ ca trù, hát xoan, đờn ca tài tử…
- Nhà nước động viên khuyến khích về tinh thần, hướng dẫn hỗ trợ về
nghệ thuật, kỹ thuật. Các địa phương tổ chức các hội thi, hội diễn để biểu
dương các tài năng xuất sắc nhằm tác động thúc đẩy phong trào và từ các hội
diễn, nhà nước chọn nghệ nhân xuất sắc, có chế độ chính sách đãi ngộ thích
đáng. Khuyến khích các làng, các hội, các vùng nghệ thuật đặc trưng, bồi
dưỡng lực lượng trẻ từ con cháu của các làng, các nghệ nhân theo phương
pháp truyền tay, truyền miệng, truyền nghề để đào tạo bồi dưỡng lớp kế thừa
cho đời sau.
- Trên cơ sở phong trào đã được đẩy mạnh, tổ chức việc sưu tầm, ghi
chép, chụp ảnh, quay phim. Công việc này trước hết dựa vào những cán bộ
đương chức và hưu trí, giáo viên, học sinh địa phương. Nhà nước hỗ trợ về
phương pháp, kinh nghiệm, lực lượng chuyên gia và kinh phí.
131

Sưu tầm phải đi đôi với việc nhanh chóng biên soạn, nghiên cứu, đánh
giá, in thành sách và phổ biến, trước hết cho nhân dân địa phương vốn là chủ
nhân các giá trị TPVHNTDG được sưu tầm. Chú ý thu nhập ý kiến của nhân
dân để hoàn chỉnh, bổ sung.
Khuyến khích các nghệ sỹ sáng tác, dựa vào chất liệu sống của
VHNTDG và chất liêu sưu tầm được, để sáng tạo những sản phẩm thơ, ca
khúc, múa, kịch, tượng tranh, điêu khắc, kiến trúc… mang màu sắc văn
hoá dân gian, phổ biến rộng rãi cho nhân dân thưởng thức và góp ý,
nhưng phải trích dẫn xuất xứ và thỏa thuận thù lao với cộng đồng, nếu tác
phẩm kinh doanh.
Muốn thực hiện được các nhiệm vụ giữ gìn và phát huy TPVHNTDG
ngoài đông đảo nhân dân, phải dựa vào lực lượng chủ chốt là các nghệ nhân.
Nghệ nhân là bộ phận tinh tuý của nền VHNTDG, ở đây có những bàn tay
vàng, những giọng hát vàng, những bộ óc tuyệt vời ghi nhớ và hát lại cả một
pho sử thi. Họ vừa có công lớn trong việc giữ gìn kho tàng quý báu của văn
hoá dân tộc, lại là người có công lao dạy dỗ đào tạo đội ngũ kế tiếp bằng
truyền miệng, truyền tay, truyền nghề. Họ có thể làm giàu nền văn hoá; đồng
thời góp phần làm giàu nền kinh tế của chúng ta. Nhưng, phần lớn những
nghệ nhân giỏi đã cao tuổi, sức yếu hoặc là sắp ra đi. Mỗi nghệ nhân tài năng
ra đi là mang theo một kho tàng văn hoá nghệ thuật quý hiếm có ngàn vàng
không dễ mua được.
Nếu để lãng phí một nguồn nhân lực như vậy là có tội với tiền nhân và
cả hậu thế. Nhà nước cần sớm triển khai thực hiện Nghị định 62/CP về xét
tặng danh hiệu “Nghệ nhân nhân dân” và “Nghệ nhân ưu tú” trong lĩnh vực
di sản văn hóa phi vật thể. Cần kịp thời phong tặng danh hiệu nghệ nhân đối
với những người xuất sắc nhất; khen thưởng các sản phẩm đặc sắc của các
nghệ nhân; khen thưởng về đào tạo và xây dựng phong trào; tổ chức các hội
132

thi tuyển chọn nhân tài. Đây cũng là một trong những hình thức bảo hộ
TPVHNTDG.
Ngoài ra, cần tổ chức nhiều cuộc hội nghị, hội thảo khoa học chuyên đề
ở cơ sở, khu vực và quốc gia về QSHTT đối với TPVHNTDG, từ đó đề xuất
với Quốc hội sửa đổi Luật SHTT phần nói về bảo hộ QSHTT đối với
TPVHNTDG ở Việt Nam hiện nay.

Kết luận chương 4

Trong quá trình xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, phát
triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế
hiện nay của nước ta, việc tăng cường thực hiện pháp luật về QSHTT đối với
TPVHNTDG sao cho thực sự có chất lượng và hiệu quả cao có ý nghĩa vô
cùng quan trọng. Luận án đã xác định 6 quan điểm bảo đảm thực hiện pháp
luật về QSHTT đối với TPVHNTDG bao gồm: 1/Nắm vững quan điểm,
đường lối của Đảng về văn học nghệ thuật nói chung, VHNTDG nói riêng,
tiếp tục xây dựng và hoàn thiện pháp luật về QSHTT đối với tác phẩm văn
học nghệ thuật dân gian; 2/ Tăng cường tính pháp quyền trong thực hiện pháp
luật về QSHTT đối với TPVHNTDG; 3/Nâng cao trách nhiệm của Nhà nước
và các tổ chức xã hội trong việc thực hiện pháp luật về QSHTT đối với
TPVHNTDG; 4/ Tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật; thanh
tra, kiểm tra, giám sát việc thực hiện pháp luật về QSHTT đối với
TPVHNTDG; 5/Đẩy mạnh công tác xã hội hóa trong tổ chức thực hiện pháp
luật về QSHTT đối với TPVHNTDG; 6/ Chủ động hội nhập quốc tế trong
việc thực hiện pháp luật về QSHTT đối với TPVHNTDG.
Trên cơ sở các quan điểm nêu trên, luận án đề xuất năm giải pháp bảo
đảm thực hiện pháp luật về QSHTT đối với TPVHNTDG bao gồm:
133

Một là: Tiếp tục xây dựng và hoàn thiện pháp luật về QSHTT đối với
TPVHNTDG, nội luật hóa kịp thời các Điều ước quốc tế về QSHTT đối với
TPVHNTDG mà Nhà nước Việt Nam là thành viên. Cụ thể là: Sửa đổi Luật
Sở hữu trí tuệ, bổ sung các quy phạm pháp luật liên quan đến quyền sở hữu trí
tuệ đối với tác phẩm văn học nghệ thuật dân gian; Quy định các loại hình tác
phẩm văn học nghệ thuật dân gian cần bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ và xác
định phạm vi bảo hộ QSHTT của từng loại hình TPVHNTDG; Quy định các
hình thức bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ đối với tác phẩm văn học nghệ thuật
dân gian như: công nhận địa chỉ VHNTDGVN; trả tiền bản quyền (thù
lao/nhuận bút) cho các chủ sở hữu TPVHNTDG tương ứng với giá trị mà tác
phẩm tạo ra; phong tặng nghệ nhân dân gian Việt Nam; mở lớp tập huấn
truyền dạy, phổ biến TPVHNTDG trong cộng đồng các dân tộc có
TPVHNTDG tồn tại; tổng kiểm kê TPVHNTDG hiện đang lưu truyền trong
54 dân tộc; đầu tư cho các nhà nghiên cứu, sưu tầm, phổ biến, truyền dạy
VHNTDGVN để họ có điều kiện cùng với nghệ nhân, cùng với cộng đồng
đang lưu giữ TPVHNTDG sưu tầm, nghiên cứu, bảo tồn và phổ biến
TPVHNTDG; công bố, phổ biến các TPVHNTDG.
Hai là: Kiện toàn tổ chức, cơ chế phối hợp và tăng cường năng lực của
các cơ quan bảo đảm THPL về QSHTT đối với TPVHNTDG: Hoàn thiện cơ
chế phối hợp trong hệ thống các cơ quan bảo đảm THPL về QSHTT đối với
TPVHNTDG; Đầu tư cơ sở vật chất, kỹ thuật hiện đại cho hệ thống các cơ
quan bảo đảm THPL về QSHTT đối với TPVHNTDG; Thường xuyên tăng
cường công tác kiểm tra, thanh tra, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm.
Ba là: Nhà nước ủy quyền cho Hội Văn nghệ Dân gian giữ chức năng
đại diện quyền sở hữu trí tuệ đối với tác phẩm văn học nghệ thuật dân gian ở
Việt Nam và đổi mới tổ chức và hoạt động của tổ chức này; thành lập Trung
tâm bảo trợ QSHTT đối với TPVHNTDG.
134

Bốn là: Đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về quyền
hữu trí tuệ đối với tác phẩm văn học nghệ thuật dân gian; thống nhất nhận
thức về tầm quan trọng của thực hiện pháp luật về QSHTT đối với
TPVHNTDG nhằm bảo tồn và phát huy vai trò của văn học nghệ thuật dân
gian trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam.
Năm là: Tiếp tục xã hội hóa, củng cố và nâng cao vai trò của các Hội
về QSHTT, các Hội văn học nghệ thuật dân gian… trong việc thực hiện pháp
luật về QSHTT đối với TPVHNTDG.
Những giải pháp nêu trên phải được được tiến hành đồng bộ để tiếp
tục thúc đẩy sự sáng tạo, bảo tồn và phát huy giá trị của TPVHNTDG, góp
phần phát triển kinh tế, xây dựng nền văn hóa Việt Nam hiện đại, đậm đà
bản sắc dân tộc.
135

KẾT LUẬN

TPVHNTDG là sáng tạo tập thể trên nền tảng truyền thống của một
nhóm hoặc các cá nhân nhằm phản ánh khát vọng của cộng đồng, thể hiện đặc
điểm văn hoá và xã hội của cộng đồng. TPVHNTDG có các đặc thù như: tính
truyền miệng, tính nguyên hợp, tính tập thể và tính dị bản. Đây là loại hình
VHNT mang những giá trị to lớn về nghệ thuật, thẩm mĩ, nhận thức và giáo
dục trong cộng đồng.
Luận án đã xây dựng khái niệm QSHTT đối với TPVHNTDG. Đó
được hiểu là quyền của cộng đồng (làng/xã/thôn/buôn bản/phum/sóc/), cá
nhân (nghệ nhân, người sưu tầm, nghiên cứu) đối với tài sản trí tuệ, bao gồm
quyền tác giả, tức là quyền của cộng đồng sáng tạo ra TPVHNTDG và quyền
liên quan đến quyền tác giả/quyền cộng đồng sáng tạo ra TPVHNTDG.
Từ khái niệm chung về thực hiện pháp luật và QSHTT đối với
TPVHNTDG, luận án đã xây dựng định nghĩa về thực hiện pháp luật về
quyền sở hữu trí tuệ đối với tác phẩm văn học nghệ thuật dân gian. Theo đó,
thực hiện pháp luật về quyền sở hữu trí tuệ đối với tác phẩm văn học nghệ
thuật dân gian là hành vi xử sự của chủ sở hữu quyền tác giả (cộng đồng công
xã, nghệ nhân dân gian, người thực hành, người sưu tầm, nghiên cứu
TPVHNTDG) và của các cơ quan, tổ chức có thẩm quyền được tiến hành phù
hợp với yêu cầu của các quy phạm pháp luật về QSHTT đối với
TPVHNTDG, đảm bảo để quyền và lợi ích hợp pháp của chủ sở hữu quyền
tác giả, của cộng đồng và của Nhà nước được thực hiện, nhằm bảo hộ và phát
huy các giá trị tinh thần, nhân văn của TPVHNTDG.
Giống như thực hiện pháp luật về QSHTT nói chung, thực hiện pháp
luật về QSHTT đối với TPVHNTDG cũng được tiến hành dưới bốn hình thức
là tuân thủ pháp luật, thi hành pháp luật, sử dụng pháp luật và áp dụng pháp
luật. Thực hiện pháp luật về QSHTT đối với TPVHNTDG mang những đặc
136

điểm: tính xã hội rộng rãi hơn so với thực hiện pháp luật về QSHTT đối với
các TPVHNT khác; đòi hỏi ý thức pháp luật của xã hội cao, tính tự giác và
tính đạo đức xã hội cao. Bên cạnh đó, thực hiện pháp luật về QSHTT đối với
TPVHNTDG có một số điểm đặc thù do tính nguyên hợp, tính tập thể, tính
truyền miệng và tính dị bản của loại hình VHNT này. Vì vậy, việc giáo dục
ý thức pháp luật của tập thể sáng tạo ra tác phẩm, đề cao trách nhiệm và
nghĩa vụ công dân trong cộng đồng sáng tạo TPVHNTDG có ý nghĩa vô
cùng quan trọng.
Thực hiện pháp luật về QSHTT đối với TPVHNTDG có vai trò vô
cùng quan trọng trong cuộc sống: để bảo hộ QSHTT đối với TPVHNTDG,
phòng, chống vi phạm pháp luật về QSHTT đối với TPVHNTDG; góp phần
nâng cao ý thức pháp luật của công dân, đề cao trách nhiệm của tổ chức, của
cán bộ, công chức có thẩm quyền trong việc giữ gìn, bảo tồn giá trị của
TPVHNTDG; góp phần phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà
bản sắc dân tộc, hội nhập tốt với thế giới.
Luận án cũng đã phân tích các điều kiện bảo đảm THPLvề QSHTT đối
với TPVHNTDG, bao gồm: bảo đảm về pháp lý; bảo đảm về ý thức pháp luật,
văn hóa pháp lý; bảo đảm về tổ chức; cơ chế hỗ trợ mang tính xã hội được
thiết lập và vận hành một cách hiệu quả; năng lực của các chủ thể và môi
trường quốc tế thuận lợi.
Từ nghiên cứu kinh nghiệm thực hiện pháp luật về QSHTT đối với
TPVHNTDG, có thể rút ra một số bài học cho Việt Nam như sau: 1/ Xây
dựng các văn bản quy phạm pháp luật chuyên biệt về QSHTT, trong đó có
chế định về QSHTT đối với TPVHNTDG. Quá trình đó phải được tiến hành
song song với việc nội luật hóa các Điều ước quốc tế liên quan đến VHNTDG
thành pháp luật của nước mình và tổ chức thực hiện các quy định của Điều
ước quốc tế về QSHTT đối với TPVHNTDG một cách linh hoạt phù hợp điều
kiện của quốc gia; 2/Thiết lập hệ thống cơ quan quản lý nhà nước về
137

VHNTDG và phân định rõ ràng chức năng, quyền hạn, trách nhiệm của các
cơ quan đó; 3/ Xây dựng hệ thống tổ chức xã hội quản lý tập thể về QSHTT
nói chung và QSHTT đối với TPVHNTDG; 4/ Tăng cường hợp tác quốc tế về
bảo hộ QSHTT đối với TPVHNTDG; và 5/ Tôn trọng giá trị văn hóa của các
dân tộc ít người cũng là một bài học quý giá trong thực hiện pháp luật về
QSHTT đối với TPVHNTDG.
Luận văn đã phân tích chỉ rõ những ưu điểm và hạn chế của pháp luật
về quyền sở hữu trí tuệ đối với tác phẩm văn học nghệ thuật dân gian ở Việt
Nam hiện nay.
Về phương diện thực tiễn, luận án đã phân tích làm rõ những thành tựu
của thực hiện pháp luật về quyền sở hữu trí tuệ đối với tác phẩm văn học nghệ
thuật dân gian: Việc thi hành pháp luật về QSHTT đối với TPVHNTDG
thông qua thực hiện các nghĩa vụ pháp lý bằng hành động tích cực của các
chủ thể đã ngày càng thường xuyên, chủ động, tích cực và thu được kết quả
đáng khích lệ; Việc áp dụng pháp luật và tổ chức thi hành pháp luật của các
cơ quan nhà nước đã được triển khai ngày càng tích cực, chủ động, phù hợp
với chức năng, thẩm quyền của cơ quan; tạo lập những bảo đảm về tổ chức và
cơ chế cụ thể cho các tổ chức, cá nhân và cộng đồng thực hiện pháp luật về
QSHTT đối với TPVHNTDG được thuận lợi, dễ dàng hơn; Các cơ quan nhà
nước và tổ chức có thẩm quyền đã bước đầu chủ động, tích cực tuyên truyền,
phổ biến, tập tuấn pháp luật về QSHTT nói chung và QSHTT đối với
TPVHNTDG nói riêng.Việc thành lập và tổ chức vận hành các tổ chức xã hội
chuyên trách về lĩnh vực VHNTDG đã giúp cho hoạt động thực hiện pháp
luật về QSHTT đối với TPVHNTDG được triển khai rộng khắp hơn, thường
xuyên và đạt hiệu quả cao hơn.
Luận án cũng chỉ ra các hạn chế của thực hiện pháp luật về quyền sở
hữu trí tuệ đối với tác phẩm văn học nghệ thuật dân gian như: Việc tuân thủ
pháp luật, tự kiềm chế không phạm vào những quy định cấm của pháp luật về
138

QSHTT đối với TPVHNTDG của các chủ thể còn nhiều hạn chế; Một số cơ
quan, tổ chức chưa thực hiện đầy đủ nghĩa vụ pháp lý của mình trong quá
trình thực hiện pháp luật về QSHTT đối với TPVHNTDG dẫn đến
TPVHNTDG ở nhiều địa phương bị sử dụng sai mục đích, làm hạn chế giá trị
của TPVHNTDG; Việc thực hiện các quy định pháp luật về QSHTT đối với
TPVHNTDG liên quan đến đăng ký, sử dụng TPVHNT của nhiều chủ thể
chưa nghiêm túc, tình trạng vi phạm pháp luật về QSHTT đối với
TPVHNTDG còn diễn ra khá phổ biến; Ý thức pháp luật, văn hóa pháp lý của
nhiều chủ thể liên quan đến QSHTT đối với TPVHNTDG nhìn chung còn
thấp. Đa số các loại chủ thể thiếu chủ động thi hành pháp luật, thiếu tự giác,
chưa tích cực sử dụng pháp luật về QSHTT đối với TPVHNTDG.
Luận án đã chỉ ra những nguyên nhân dẫn đến hạn chế trong thực hiện
pháp luật về QSHTT đối với TPVHNTDG bao gồm: Cơ cấu tổ chức bảo đảm
thực thi pháp luật về QSHTT đối với TPVHNTDG chưa thực sự phù hợp; cơ
chế bảo đảm thực thi pháp luật chưa được hoàn thiện và chưa phát huy đúng
mức; Sự hiểu biết của toàn xã hội đối với pháp luật về QSHTT đối với
TPVHNTDG còn hạn chế, chưa hình thành tập quán tôn trọng QSHTT; Thứ
tư, công tác xã hội hóa việc bảo vệ QSHTT đối với TPVHNTDH còn chậm;
Các cấp ủy Đảng, chính quyền chưa thực sự quan tâm và đầu tư cơ sở vật
chất, kinh phí cho công tác thực hiện pháp luật về QSHTT đối với
TPVHNTDG.
Luận án đã đưa ra 6 quan điểm bảo đảm thực hiện pháp luật về QSHTT
đối với TPVHNTDG ở Việt Nam hiện nay: 1/Nắm vững quan điểm, đường
lối của Đảng về văn học nghệ thuật nói chung, VHNTDG nói riêng, tiếp tục
xây dựng và hoàn thiện pháp luật về QSHTT đối với tác phẩm văn học nghệ
thuật dân gian; 2/ Tăng cường tính pháp quyền trong thực hiện pháp luật về
QSHTT đối với TPVHNTDG; 3/Nâng cao trách nhiệm của Nhà nước và các
tổ chức xã hội trong việc thực hiện pháp luật về QSHTT đối với
139

TPVHNTDG; 4/ Tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật; thanh
tra, kiểm tra, giám sát việc thực hiện pháp luật về QSHTT đối với
TPVHNTDG; 5/Đẩy mạnh công tác xã hội hóa trong tổ chức thực hiện pháp
luật về QSHTT đối với TPVHNTDG; 6/ Chủ động hội nhập quốc tế trong
việc thực hiện pháp luật về QSHTT đối với TPVHNTDG.
Trên cơ sở các quan điểm nêu trên, luận án đề xuất năm nhóm giải
pháp bảo đảm thực hiện pháp luật về QSHTT đối với TPVHNTDG bao gồm:
1/Tiếp tục xây dựng và hoàn thiện pháp luật về QSHTT đối với TPVHNTDG,
nội luật hóa kịp thời các Điều ước quốc tế về QSHTT đối với TPVHNTDG
mà Nhà nước Việt Nam là thành viên; 2/ Kiện toàn tổ chức, cơ chế phối hợp
và tăng cường năng lực của các cơ quan bảo đảm THPL về QSHTT đối với
TPVHNTDG; 3/ Ủy quyền cho Hội Văn nghệ Dân gian giữ chức năng đại
diện quyền sở hữu trí tuệ đối với tác phẩm văn học nghệ thuật dân gian ở Việt
Nam và đổi mới tổ chức và hoạt động của tổ chức này; thành lập Trung tâm
bảo trợ QSHTT đối với TPVHNTDG; 4/Đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến,
giáo dục pháp luật về quyền hữu trí tuệ đối với tác phẩm văn học nghệ thuật
dân gian; Thống nhất nhận thức về tầm quan trọng của thực hiện pháp luật về
QSHTT đối với tác phẩm văn học nghệ thuật dân gian nhằm bảo tồn và phát
huy vai trò của văn học nghệ thuật dân gian trong cộng đồng các dân tộc Việt
Nam; 5/Tiếp tục xã hội hóa, củng cố và nâng cao vai trò của các Hội về
QSHTT, các Hội văn học nghệ thuật dân gian… trong việc thực hiện pháp
luật về QSHTT đối với TPVHNTDG.
140

DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ


ĐÃ CÔNG BỐ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN

1. Đoàn Thanh Nô (5-2009), “Tìm hiểu về quyền sở hữu trí tuệ đối với tác
phẩm văn học nghệ thuật dân gian ở Việt Nam hiện nay”, Tạp chí Tòa án
nhân dân, số 10.

2. Đoàn Thanh Nô (8-2010), “Sự cần thiết phải hoàn thiện pháp luật về
quyền sở hữu trí tuệ đối với tác phẩm văn học nghệ thuật dân gian ở
Việt Nam hiện nay”, Tạp chí Tòa án nhân dân, số 16.

3. Đoàn Thanh Nô (2010), Hoàn thiện pháp luật về quyền sở hữu trí tuệ
đối với tác phẩm Văn học Nghệ thuật dân gian ở Việt Nam hiện nay,
Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội.
141

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tài liệu tiếng Việt

1. Nguyễn Bình, Nguyễn Thị Chính, Nguyễn Huy Ngát, Nguyễn Bích
Ngọc (2005), Bình luận về quyền tác giả theo pháp luật Việt Nam,
Nxb Tư pháp.
2. Nguyễn Bá Bình, Phạm Thanh Tùng (2006), Công ước Berne 1886, công
cụ hữu hiệu bảo hộ quyền tác giả, Nxb Tư pháp.
3. Bộ Văn hóa - Thông tin (2001), Thông tư số 27/2001/TT-BVHTT, ngày
10/5/2001 hướng dẫn thực hiện Nghị định số 76/CP, ngày 29/11/1996
và Nghị định số 60/CP ngày 6/6/1997 của Chính phủ hướng dẫn thi
hành một số quy định về quyền tác giả trong Bộ Luật dân sự.
4. Bộ Văn hóa - Thông tin và Bộ Tài chính (2003), Thông tư liên tịch số
58/2003/TTLT-BVHTT-BTC, ngày 17/10/2003 hướng dẫn bảo hộ quyền
tác giả tại cơ quan Hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu nhập khẩu.
5. Bộ Văn hóa thông tin - Bộ Khoa học công nghệ (2004), Báo cáo chính và
các tham luận tại hội nghị toàn quốc về thực thi quyền sở hữu trí tuệ
tại Việt Nam.
6. Bộ Văn hoá - Thông tin (2007), Tài liệu tập huấn Luật Sở hữu trí tuệ.
7. Bộ Tài chính (1998), Thông tư số 166/1998/TT-BTC, ngày 19/12/1998
hướng dẫn chế độ thu lệ phí đăng ký quyền tác giả.
8. Chính phủ (1996), Nghị định số 76/CP, ngày 29/11/1996 hướng dẫn thi
hành một số quy định về bảo hộ quyền tác giả.
9. Chính phủ (1997), Nghị định số 60/CP, ngày 06/6/1997 của Chính phủ
hướng dẫn thi hành một số quy định của Bộ Luật dân sự về quan hệ
dân sự có yếu tố nước ngoài.
10. Chính phủ (2001), Nghị định số 31/2001/NĐ-CP, ngày 26/6/2001 về xử
phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa thông tin.
142

11. Chính phủ (2002), Nghị định số 61/2002/NĐ-CP, ngày 11/6/2002 về chế
độ nhuận bút.
12. Chính phủ (2002), Nghị định số 101/2001/NĐ-CP, ngày 31/12/2002 quy
định chi tiết hành một số điều của Luật Hải quan về thủ tục hải
quan, chế độ kiểm tra, giám sát hải quan.
13. Chính phủ (2006), Nghị định số 100/2006/NĐ-CP, ngày 21/9/2006 quy
định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ Luật dân sự,
Luật SHTT về quyền tác giả và quyền liên quan.
14. Chính phủ (2006), Nghị định 105/2006/NĐ-CP ngày 22/9/2006 quy định
chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật sở hữu trí tuệ về
bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ và quản lý nhà nước về sở hữu trí tuệ.
15. Chính phủ (2009), Nghị định số 47/2009/NĐ-CP, ngày 13/5/2009 quy
định xử phạt vi phạm hành chính về quyền tác giả, quyền liên quan.
16. Công ước Berne (2005), Về bảo hộ các tác phẩm văn học và nghệ thuật.
Việt Nam tham gia từ năm 2005.
17. Cục Bản quyền tác giả văn học - nghệ thuật (1997), Các quy định pháp
luật về Bảo hộ quyền tác giả, Hà Nội.
18. Cục Bản quyền tác giả văn học - nghệ thuật (2006), Các quy định pháp
luật Việt Nam về quyền tác giả và quyền liên quan, Hà Nội.
19. Cục Bản quyền tác giả văn học - nghệ thuật (2006), Hội thảo về quản lý
tập thể quyền tác giả và quyền liên quan, Hà Nội.
20. Cục Bản quyền tác giả văn học - nghệ thuật (2006), Tài liệu hội nghị tập
huấn bộ luật dân sự, luật sở hữu trí tuệ về quyền tác giả và quyền
liên quan, Hà Nội.
21. Cục Bản quyền tác giả văn học - nghệ thuật (2010), Hội nghị tập huấn
luật sở hữu trí tuệ về quyền tác giả, quyền liên quan, Hà Nội.
143

22. Cục Sở hữu trí tuệ (2005), Cẩm nang sở hữu trí tuệ: chính sách, pháp
luật và áp dụng”, bản dịch từ cuốn “WIPO Intellectual Property
Handbook: Policy, Law anh Use” của Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế
giới (WIPO) xuất bản.
23. Quốc Cường (2006), Luật sở hữu trí tuệ và văn bản hướng dẫn thi hành,
Nxb Lao động - Xã hội.
24. Chu Xuân Diên (2006), Văn hóa dân gian - mấy vấn đề phương pháp
luận và nghiên cứu thể loại, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.
25. Đảng Cộng sản Việt Nam (1996), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc
lần thứ VIII, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
26. Đảng Cộng sản Việt Nam (1998), Văn kiện Hội nghị lần thứ năm Ban
Chấp hành Trung ương khoá VIII, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
27. Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc
lần thứ X, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
28. Đảng Cộng sản Việt Nam (2007), Văn kiện Hội nghị lần thứ tư Ban
Chấp hành Trung ương Khoá X, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
29. Đảng Cộng sản Việt Nam (2007), Văn kiện Hội nghị lần thứ năm Ban
Chấp hành Trung ương Khoá X, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
30. Đảng Cộng sản Việt Nam (2007), Văn kiện Hội nghị lần thứ sáu Ban
Chấp hành Trung ương Khoá X, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
31. Đảng Cộng sản Việt Nam (2007), Văn kiện Hội nghị lần thứ bảy Ban
Chấp hành Trung ương Khoá X, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
32. Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc
lần thứ XI, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
33. Nguyễn Minh Đoan (2013), Thực hiện pháp luật và văn hóa pháp lý
trong đời sống xã hội, Nxb Hồng Đức, Hà Nội.
34. Lê Quý Đức (1996), "Thực trạng lễ hội dân gian cổ truyền ở nước ta
hiện nay", Tạp chí Văn hoá dân gian (3).
144

35. Diệp Đình Hoa (1996), "Tính duy lý của truyền thuyết, huyền thoại,
người Việt cổ chiếm lĩnh vùng đồng bằng Bắc Bộ", Tạp chí Văn hoá
dân gian (2).
36. Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam (2007), Hội Văn nghệ dân gian Việt
Nam 40 năm xây dựng và trưởng thành, Sách tham khảo, Nxb Khoa
học xã hội, Hà Nội.
37. Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam (2008), Dự án công bố phổ biến tài
sản văn hoá dân gian các dân tộc Việt Nam giai đoạn 2008 - 2012,
Hà Nội.
38. Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam (2008), Danh mục các công trình tác
phẩm văn hoá văn nghệ dân gian Việt Nam.
39. Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam (2008), Thống kê di sản văn hoá văn
nghệ dân gian các dân tộc Việt Nam.
40. Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam, Báo cáo về thực trạng vi phạm quyền
tác giả đối với tác phẩm văn học nghệ thuật dân gian tại hội nghị
Ban Chấp hành Trung ương Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam lần
thứ 6 khóa VI.
41. Đinh Gia Khánh (1996), “Về một số hiện tượng văn hóa dân gian đang
sống động trong xã hội”, Tạp chí Văn hóa dân gian, (2).
42. Nguyễn Xuân Kính (1997), "Việt Nam, một chặng đường nghiên cứu
văn hóa trong thập kỷ thế giới phát triển văn hóa", Tạp chí Văn hóa
dân gian (1).
43. Nguyễn Xuân Kính (2006), Thi pháp ca dao, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.
44. J.Michael Finger, Philip Schuler (đồng chủ biên) (2004), Kiến thức của
người nghèo - Các hoạt động thúc đẩy việc thu lợi từ tài sản trí tuệ
ở các nước đang phát triển, Nxb Tổng hợp thành phố Hồ Chí Minh.
45. Mihaly Ficsor (2006), Quản lý tập thể quyền tác giả, quyền liên quan,
Cục Bản quyền tác giả văn học nghệ thuật tổ chức dịch và xuất bản.
145

46. Phan Đăng Nhật (2009), Văn hoá các dân tộc thiểu số - Những giá trị
đặc sắc, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.
47. Đoàn Thanh Nô (1995), Quyền tác giả trong nền kinh tế thị trường, Nxb
Văn hóa - Thông tin, Hà Nội.
48. Đoàn Thanh Nô (1998), Thường thức về quyền tác giả, Nxb Thanh niên,
Hà Nội.
49. Đoàn Thanh Nô (2005), Hoàn thiện pháp luật về quyền sở hữu trí tuệ
đối với tác phẩm văn học nghệ thuật dân gian ở Việt Nam hiện nay,
Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội,
50. Đoàn Thanh Nô (2009), "Tìm hiểu về quyền sở hữu trí tuệ đối với tác
phẩm văn học nghệ thuật dân gian ở Việt Nam hiện nay", Tạp chí
Tòa án nhân dân, (10), tháng 5.
51. Đoàn Thanh Nô (2010), "Sự cần thiết hoàn thiện pháp luật về quyền sở
hữu trí tuệ đối với tác phẩm văn học nghệ thuật dân gian ở Việt Nam
hiện nay", Tạp chí Tòa án nhân dân, (16), tháng 8.
52. Từ Phong (1998), “Bảo tồn khai thác tài sản văn hóa kinh nghiệm từ
Nhật Bản”, Tạp chí Văn hóa nghệ thuật, (1).
53. Quốc hội (1992), Hiến pháp năm 1992, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
54. Quốc hội (1995), Bộ Luật dân sự: Các quy định mang tính nguyên tắc
(khoản 4 điều 13, Điều 47 và Điều 188); Phần thứ sáu: các điều
khoản về quyền tác giả và sở hữu công nghiệp.
55. Quốc hội (1999), Bộ Luật hình sự (Điều 131 - về quyền tác giả), Nxb
Tư pháp.
56. Quốc hội (2001), Luật Hải quan năm 2001, Nxb Tài chính.
57. Quốc hội (2004), Bộ Luật tố tụng dân sự, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
58. Quốc hội (2005), Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hải quan
năm 2005, Nxb Tài chính
59. Quốc hội (2005), Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005, Nxb Tư pháp.
146

60. Quốc hội (2007), Luật Sở hữu trí tuệ, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
61. Quốc hội (2009), Luật Sở hữu trí tuệ của nước Cộng hòa xã hội chủ
nghĩa Việt Nam, Nxb Hồng Đức.
62. Quốc hội (2009), Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi bổ sung năm 2009, Nxb
Lao động.
63. Từ Sơn (1998), “Giữ gìn và phát huy thuần phong mỹ tục một phương
diện của chiến lược văn hóa giáo dục lòng yêu nước”, Tạp chí Văn
hóa nghệ thuật, (2).
64. Tamotsu Hozumi (2005), Cẩm nang quyền tác giả khu vực châu Á, Nxb
Kim Đồng xuất bản.
65. Trần Nhật Tấn (1997), “Tranh dân gian Đông Hồ”, Tạp chí Văn hóa
nghệ thuật, (3).
66. Hoàng Minh Thái (2002), “Những quy định về bảo hộ quyền tác giả
trong Hiệp định Thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ và việc thực thi tại
Việt Nam”, Tạp chí Nhà nước và pháp luật, (5), tr.12-18.
67. Hoàng Minh Thái (2006), “Điểm mới về quyền tác giả và quyền liên
quan đến quyền tác giả trong Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005”, Tạp chí
Giáo dục lý luận, (4), tr.51-56.
68. Hoàng Minh Thái (2006), “Một số quy định về quyền tác giả và quyền
liên quan đến quyền tác gỉ trong Bộ luật Dân sự và Luật Sở hữu trí
tuệ”, Tạp chí Nhà nước và Pháp luật, (9), tr.50-55.
69. Hoàng Minh Thái (2010), Thực hiện pháp luật về quyền tác giả ở Việt
Nam hiện nay, Luận án tiến sĩ Luật học, Học viện Chính trị - Hành
chính quốc gia Hồ Chí Minh.
70. Huỳnh Quốc Thắng (1998) “Xu hướng dân gian hóa các yếu tố lịch sử
trong lễ hội dân gian của người Việt ở Nam Bộ”, Tạp chí Văn hóa
nghệ thuật, (2).
147

71. Tô Ngọc Thanh (2007), Cuốn Ghi chép về văn hoá và âm nhạc, Nxb
Khoa học xã hội.
72. Tô Ngọc Thanh, Về quyền sở hữu trí tuệ đối với văn học nghệ thuật dân gian.
73. Trần Hậu Thành, Nguyễn Thế Thuấn (2006), Hỏi đáp Nhà nước và
pháp luật, phần 2, Nxb Lý luận chính trị, Hà Nội.
74. Lê Xuân Thảo (1994), “Về các biện pháp xử lý đối với hành vi vi phạm
quyền sở hữu trí tuệ”, Tạp chí Dân chủ và pháp luật - Bộ Tư pháp
(12), Hà Nội.
75. Lê Xuân Thảo (2005), Đổi mới và hoàn thiện pháp luật về sở hữu trí
tuệ, Nxb Tư pháp, Hà Nội.
76. Ngô Đức Thịnh (1998), “Nguyễn Văn Huyên với các công trình nghiên
cứu về tín ngưỡng dân gian”, Tạp chí Văn hóa dân gian, (4).
77. Thủ tướng Chính phủ (2007), Chỉ thị số 04/CT-TTg, ngày 22/2/2007 về
tăng cường bảo hộ quyền tác giả đối với chương trình máy tính.
78. Thượng Thuận (1995), Quyền tác giả trong nền kinh tế thị trường, Nxb
Văn hoá - Thông tin.
79. Tòa án nhân dân tối cao (1997), Công văn số 97-KHXX, ngày 21/8/1997
về việc xác định thẩm quyền giải quyết tranh chấp về quyền tác giả,
quyền sở hữu công nghiệp.
80. Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm soát nhân dân tối cao và Bộ Văn
hóa - Thông tin (2001), Thông tư Liên tịch số 01/2001/TTLT-
TANDTC-VKSNDTC-BVHTT, ngày 05/11/2001 hướng dẫn áp dụng
một số quy định của Bộ Luật dân sự trong việc giải quyết các tranh
chấp liên quan đến quyền tác giả tại Tòa án nhân dân.
81. Vũ Khắc Trai (1996), Một số vấn đề chung về SHTT của Việt Nam, Tài
liệu hội thảo, Cục Sở hữu công nghiệp, Hà Nội.
82. Trường Đại học Luật Hà Nội (1994), Giáo trình lý luận Nhà nước và
pháp luật, Hà Nội.
148

83. Ủy ban Thường vụ Quốc hội (2002), Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính.
84. Văn phòng Trung ương Đảng (2008), Công văn số 4814-CV/VPTW
ngày 22/4/2008 về Dự án xuất bản, công bố, phổ biến tài sản văn
hoá, văn nghệ dân gian các dân tộc Việt Nam.
85. Viện Nhà nước và Pháp luật - Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh
(2005), Lý luận chung về Nhà nước và pháp luật (Tập I), Tài liệu
tham khảo, Hà Nội, Nxb Lý luận chính trị, Hà Nội.
86. Wend Wendland (chủ biên), Dự án: Nhiệm vụ 309 “Đánh giá khả năng
xây dựng hệ thống pháp luật về tri thức truyền thống”, Bộ Khoa học
và Công nghệ Hà Nội.
87. Wend Wendland (2003), Tri thức truyền thống và bảo hộ sở hữu trí tuệ,
Báo cáo về việc triển khai nhiệm vụ 44 về tri thức truyền thống và sở
hữu trí tuệ trong khuôn khổ Chương trình hợp tác đặc biệt, Bộ Khoa
học và Công nghệ Hà Nội.
88. Wend Wendland (2008), Báo cáo khái niệm - Sở hữu trí tuệ và tri thức
truyền thống - Việt Nam.

Tài liệu tiếng Anh


89. Andrew CHRISTIE & Stephen GARE (2004), Blackstone’s Statutes on
Intellectual Property, Oxford University Press, New York.
90. M.C. DOCK (1960), Contribution historique à l’étude des droits
d’auteur, Librairie Générale de Droit et de Jurisprudence, Paris.
91. Paul ROBERT (1988), Le Petit Robert 1, Dictionnaire alphabétique et
analoghique de la langue francaise, Paris.
92. Shu ZHANG (1994), De l’OMPI au GATT, la protection internationale
des droits de la propriété intellectuelle, Litec, Paris.
93. Xavier Linant de BELLEFONDS (2002), Droits d’auteur et droits
voisins, Dalloz, Paris.
149

Tài liệu trên trang website


94. Anh: Luật quyền tác giả ngày 31-10-2003, tại trang www.wipo..int/new
and inforation resourcesl collection of Law for Electronic Access/
Legislative Texts, [truy cập ngày 2/5/2010].
95. Đức: Luật quyền tác giả ngày 06-08-1998, tại trang www.wipo..int/new
and inforation resourcesl collection of Law for Electronic Access/
Legislative Texts, [truy cập ngày 2/7/2010].
96. Hoa kỳ: Luật quyền tác giả ngày 13-12-2003, tại trang
www.wipo..int/new and inforation resourcesl collection of Law for
Electronic Access/ Legislative Texts, [truy cập ngày 10/1/2011].
97. Hàn Quốc: Luật quyền tác giả ngày 06-12-1995, tại trang
www.wipo..int/new and inforation resourcesl collection of Law for
Electronic Access/ Legislative Texts, [truy cập ngày 15/2/2011].
98. Indonesia: Luật quyền tác giả ngày 29-07-2002, tại trang
www.wipo..int/new and inforation resourcesl collection of Law for
Electronic Access/ Legislative Texts, [truy cập ngày 3/7/2012].
99. Nhật Bản: Luật sáng chế ngày 22-12-1999, tại trang www.wipo..int/new
and inforation resourcesl collection of Law for Electronic Access/
Legislative Texts, [truy cập ngày 18/1/2013].
100. Malaysia: Luật quyền tác giả năm 1997, tại trang www.wipo..int/new
and inforation resourcesl collection of Law for Electronic Access/
Legislative Texts, [truy cập ngày 25/3/2013].
101. Nga: Luật quyền tác giả và quyền liên quan 01-2001, tại trang
www.wipo..int/new and inforation resourcesl collection of Law for
Electronic Access/ Legislative Texts, [truy cập ngày 9/5/2013].
102. Pháp: Bộ Luật SHTT ngày 01-01-1994, tại trang www.wipo..int/new
and inforation resourcesl collection of Law for Electronic Access/
Legislative Texts, [truy cập ngày 27/5/2013].
150

103. Philippines: Bộ Luật SHTT ngày 01-01-1998, tại trang www.wipo..int/new


and inforation resourcesl collection of Law for Electronic Access/
Legislative Texts, [truy cập ngày 5/11/2013].
104. Singapore: Luật quyền tác giả, tại trang www.wipo..int/new and
inforation resourcesl collection of Law for Electronic Access/Legislative
Texts, [truy cập ngày 18/12/2013].
105. Trung Quốc: Luật bản quyền tác giả ngày 27-10-2001, tại trang
www.wipo..int/new and inforation resourcesl collection of Law for
Electronic Access/Legislative Texts, [truy cập ngày 20/12/2013].
106. Thái Lan: Luật quyền tác giả năm 1994, tại trang www.wipo..int/new
and inforation resources l collection of Law for Electronic Access/
Legislative Texts, [truy cập ngày 25/12/2013].
107. S&B LAW Beyond satisfactim, tại trang www.trademarks.vn, [truy
cập ngày 1/1/2014].
108. Trang http://www.tapchicongsan.org.vn/details.asp?Object=4&news_ID=259568,
[truy cập ngày 15/1/2014].
109. Trang http://www.nciec.gov.vn, [truy cập ngày 29/1/2014].
110. Trang http://wto.nciec.gov.vn, [truy cập ngày 3/2/2014].
111. Trang http://bdt.daknong.gov.vn/content/b%E1%BA%A3ns%E1%BA%AFc-,
[truy cập ngày 28/2/2014].
112. Trang http://khoahoctritue.com/bao-ho-cac-bieu-hien-nghe-thuat-truyen-thong-
dan-gian-p1-678.html, [truy cập ngày 2/3/2014].
113. Trang http://123.30.190.43:8080/tiengviet/tulieuvankien/vankiendang,
[truy cập ngày 17/3/2014].
114. Trang http://vtv.vn/van-hoa-giai-tri/xet-tang-danh-hieu-nghe-nhan-nghi- dinh-
danh-do/129376.vtv, [truy cập ngày 25/3/2014].

You might also like