You are on page 1of 6

Interviewer: Trần Trọng Quang

Interviewee: Nhân viên kế toán Lê Thị Hằng


Date and time: 25/10/2021 7:00
Location: Công ty TNHH xi măng và sắt thép Thực Hằng 

Quang : Em chào chị ạ. Em rất vui khi chị nhận lời phỏng vấn ạ.
Chị Hằng: Chào Quang.  Chị cũng rất vui khi có thể chia sẻ về lĩnh vực nghề
nghiệp.
Quang: Em được biết là chị làm kế toán tại công ty xi măng và sắt thép ạ. Chị có
thể chia sẻ cho em về công việc của chị được không ạ?
Chị Hằng: Nhìn chung, công việc của một kế toán quản trị sẽ là quản lý các
khoản mục trong doanh nghiệp, đưa ra báo cáo quản trị cho các nhà quản trị khi
có nhu cầu. Từ đó, nhà quản trị nhìn nhận và đưa ra quyết định trong hướng đi
của công ty. 
Công việc của chị chủ yếu sẽ làm các báo cáo tài chính. 
Quang: Khi làm báo cáo tài chính chị gặp khó khăn gì không ạ?
Chị Hằng: Nói chung là rất nhiều dữ liệu em ạ. Để có thể làm nhanh và chính
xác thì em cần phải biết cách xử lý data, học thật kỹ Excel nhé. Ví dụ, để làm
được báo cáo tài chính thì chị sẽ phải theo dõi sổ sách thu mua của công ty: như
hôm nay nhập bao nhiêu bao xi măng, bao nhiêu cây thép,... Thứ hai, chị cũng
thực hiện hạch toán về doanh thu, phân bổ hợp lý chi phí chung nữa. Sau đó, chị
sẽ làm Báo cáo thu nhập theo số dư đảm phí. Em học về CVP rồi thì cũng biết
thật ra Báo cáo thu nhập theo số dư đảm phí rất quan trọng. Nhìn vào đó, sếp
của em sẽ biết được tình trạng kinh doanh của công ty đang như thế nào: lãi hay
lỗ. Ta cũng tính được điểm hòa vốn từ đó….
Quang: Wow. Kế toán cũng phải dự đoán điểm hòa vốn ạ?
Chị Hằng: Có chứ em. Đôi khi kế toán quản trị sẽ phải dự đoán điểm hòa vốn và
phân tích cả lợi nhuận mục tiêu nữa. Dự đoán điểm hòa vốn thì em có thể làm
theo số dư đảm phí. Còn về phân tích lợi nhuận thì đôi khi chị cũng được tham
gia cùng các sếp. Chủ yếu là dựa vào  Báo cáo thu nhập theo số dư đảm phí và
1
phân tích doanh thu để đưa ra hướng đi mới của công ty, nên đẩy mạnh sản
phẩm nào, số lượng bao nhiêu. 
Quang: Chị có thể cho em xin một ít số liệu của công ty để làm báo cáo được
không ạ?
Chị Hằng: Để chị hỏi lại kế toán trưởng cho nhé.
Quang: Ngoài những việc trên thì chị còn làm gì nữa không ạ?
Chị Hằng: Nhân viên kế toán quản trị trong doanh nghiệp còn cần tập hợp các
thông tin đến giá thành của đầu vào - giá của nguyên vật liệu, công của nhân
viên,..Tóm lại là tất cả các chi phí có liên quan làm cơ sở để tính chính xác cho
sản phẩm. Ví dụ về nguyên vật liệu, em sẽ phải tìm hiểu và so sánh giá đầu vào
của các bên đưa ra khác nhau, để mình chọn được bên nào tốt nhất về giá cả và
chất lượng cho công ty mình. Đôi khi giá cả nó chỉ là một phần, chủ yếu mình
còn phải xem xét về chất lượng. 
Quang: Dạ. 
Chị Hằng: Ừ. Chắc có lẽ giờ chị phải đi rồi, vì chị sắp có một cuộc họp. Em còn
cần hỏi gì thì nhắn tin cho chị nhé. Chị sẽ hỏi báo cáo tài chính xem được
không, rồi chị gửi cho?
Quang: Vâng. Em cảm ơn chị về buổi nói chuyện ngày hôm nay ạ.
Chị Hằng: Ừ, có gì trao đổi sau nhé. Chào em. 

2
PHÂN TÍCH CÔNG VIỆC CỦA MỘT KẾ TOÁN TÀI CHÍNH
I. Giới thiệu
Trong bài phân tích này, tôi sẽ phân tích về công việc của một kế toán quản trị
làm tại Công ty TNHH xi măng và sắt thép Thực Hằng dựa trên lý thuyết CVP
Nhìn chung, công việc của một kế toán quản trị sẽ là quản lý các khoản mục
trong doanh nghiệp, đưa ra báo cáo quản trị cho các nhà quản trị khi có nhu cầu.
Từ đó, nhà quản trị nhìn nhận và đưa ra quyết định trong hướng đi của công ty
II. Khái quát về CVP
Phân tích CVP nghiên cứu ảnh hưởng của sự thay đổi mức hoạt động của doanh
nghiệp lên chi phí, doanh thu, và lợi nhuận. Phân tích này còn xem xét sự thay
đổi của giá bán, chi phí, thuế thu nhập doanh nghiệp, cơ cấu sản phẩm lên lợi
nhuận của doanh nghiệp. Phân tích CVP là một trong các công cụ phân tích cơ
bản nhất của các nhà quản lý sử dụng trong việc lập kế hoạch và các tình huống
ra quyết định.
III. Phân tích công việc
1. Báo cáo thu nhập theo số dư đảm phí
Báo cáo thu nhập được sử dụng trong phân tích CVP được thiết lập trên cơ sở
phân loại chi phí theo biến phí và định phí. 
Để thuận lợi cho việc phân tích, chúng ta hãy cùng xem số liệu của Công ty
TNHH xi măng và sắt thép Thực Hằng tháng 3 năm 2018 (ĐVT:1.000đ)
Biến phí đơn vị : 150
Giá bán đơn vị : 400
Tổng định phí cả năm: 400.000
Sản lượng tiêu thụ : 2.500
Với những thông tin trên, chúng ta thiết lập báo cáo thu nhập của Công ty
TNHH xi măng và sắt thép Thực Hằng như sau:

3
Công ty TNHH xi măng và sắt thép Thực Hằng
Báo cáo thu nhập theo số dư đảm phí
Tháng 3 năm 2018
ĐVT: ngàn đồng

Số tiền Tỷ lệ (%)
Doanh số  1.000.000 100,0
Trừ: Tổng biến phí  375.000 37,5
Số dư đảm phí  625.000 62,5
Trừ: Tổng định phí 400.000
Lợi nhuận 225.000

Một người kế toán sẽ cần phải làm báo cáo thu nhập số dư đảm phí, đảm bảo
báo cáo này  phân biệt rõ các chi phí trong kỳ thành chi phí biến đổi và chi phí
cố định. Các nhà quản lý thích sử dụng báo cáo thu nhập theo số dư đảm phí hơn
báo cáo thu nhập truyền thống vì dạng báo cáo này hữu ích cho việc lập kế
hoạch, nó thể hiện rõ mối quan hệ giữa chi phí, sản lượng và lợi nhuận. Dựa vào
báo cáo này, nhà quản lý dễ dàng dự báo sự thay đổi của lợi nhuận khi doanh số
biến độ.
Trong báo cáo thu nhập theo số dư đảm phí, số dư đảm phí là chỉ tiêu đo lường
được khả năng trang trải các chi phí cố định và tạo ra lợi nhuận cho doanh
nghiệp. Theo ví dụ ở trên, chi phí cố định của công ty là 150.000đ nên công ty
đang lãi.
2. Phân tích điểm hòa vốn
Điểm hoà vốn là khối lượng hoạt động (đo lường bằng sản lượng hoặc doanh
thu) tại đó doanh thu và chi phí của doanh nghiệp cân bằng nhau. Tại điểm hoà
vốn, doanh nghiệp không lãi, cũng không lỗ hay nói một cách ngắn gọn là doanh
nghiệp hoà vốn.
4
Một kế toán quản trị sẽ phải dự đính được điểm hòa vốn của công ty. Đó là một
điều rất quan trọng đối với các nhà quản lý.
Công ty TNHH xi măng và sắt thép Thực Hằng sử dụng hai phương pháp để xác
định điểm hòa vốn là phương pháp số dư đảm phí và phương pháp sử dụng
phương trình lợi nhuận.
2.1. Phương pháp số dư đảm phí
Nếu doanh nghiệp bán sản phẩm với giá là P và chi phí biến đổi đơn vị là UVC,
mỗi sản
phẩm bán ra doanh nghiệp sẽ thu được số dư đảm phí đơn vị là “P-UVC”, nghĩa
là doanh nghiệp sẽ có được “P-UVC” đồng để trang trải được một phần chi phí
cố định (FC) . Doanh nghiệp phải bán được bao nhiêu sản phẩm (Q) để trang trải
toàn bộ chi phí cố định (FC) , tức đạt hoà vốn?
Ta sẽ có công thức: 
Sản lượng hòa vốn = Tổng chi phí cố định/ Số dư đảm phí đơn vị
2.2. Phương pháp phương trình
Một phương pháp khác để xác định sản lượng hoà vốn là dựa theo phương trình
lợi nhuận.
Thực ra, hai phương pháp này là tương tự nhau.
3. Phân tích lợi nhuận mục tiêu
Một trong những quyết định quan trọng và thường xuyên của các nhà quản lý là
“cần sản xuất và tiêu thụ bao nhiêu sản phẩm để đạt được mức lợi nhuận mong
muốn?” Bởi vậy, kế toán quản trị cũng cần phải phân tích được lợi nhuận mục
tiêu. 
Bài toán này có thể giải quyết bằng một trong hai phương pháp chúng ta đã thảo
luận ở trên.
3.1. Phương pháp số dư đảm phí
3.2. Phương pháp phương trình
3.3. Phương pháp đồ thị
3.4. Phân tích ảnh hưởng của thuế thu nhập doanh nghiệp

5
Các doanh nghiệp hoạt động vì mục tiêu lợi nhuận phải đóng thuế thu nhập
doanh nghiệp.
Lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp được xác định bằng lợi nhuận trước thuế 
trừ cho thuế thu nhập doanh nghiệp.
Lợi nhuận ròng sau thuế = Lợi nhuận trước thuế - Thuế thu nhập doanh nghiệp
Lợi nhuận ròng sau thuế = Lợi nhuận trước thuế - t x Lợi nhuận trước thuế
trong đó, t là thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp.

You might also like