You are on page 1of 33

TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÔN ĐỨC THẮNG


KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH

BÁO CÁO NHÓM MÔN QUẢN TRỊ VĂN PHÒNG

XÂY DỰNG QUY TRÌNH THỰC HIỆN 5S


VÀ TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ 5S CỦA
MỘT ĐƠN VỊ CỤ THỂ

Giảng viên hướng dẫn: TRẦN THỊ MỸ PHƯỢNG

Nhóm thực hiện: 05

Ca: 1 Thứ: 3

TP HCM, THÁNG 10, NĂM 2021


DANH SÁCH THÀNH VIÊN NHÓM 05

Mức độ
Ghi
STT Họ và tên MSSV Công việc hoàn
chú
thành

- Tổng hợp Word


1 Phạm Thúy An 71901291 100%
- Phân tích S1

- Phân tích S5
2 Phạm Thị Minh Anh 71902019 - Tìm nội dung 100%
chương 1

- Tổng hợp Word


- Thuyết trình
3 Phan Thị Vân Anh 71901301 100%
- Tìm nội dung
chương 2

- Làm PowerPoint
4 Phan Ngọc Mai Hương 71900423 - Tìm hình ảnh 100%
- Phân tích S4

- Phân tích S2
- Mục tiêu 5S
5 Phan Thị Diễm Quỳnh 71902038 100%
- Tìm nội dung
chương 4

- Thuyết trình
- Phân tích S3 Nhóm
6 Phan Thị Bảo Yến 71901571 100%
trưởng
- Tìm nội dung
chương 2
MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU ................................................................................................................. 1


PHẦN NỘI DUNG ......................................................................................................... 2
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU ........................................................................................... 2
1.1. Giới thiệu về quy trình 5S ................................................................................ 2
1.1.1. Khái niệm về 5S .......................................................................................... 2
1.1.2. Lợi ích của 5S ............................................................................................. 3
1.1.3. Mục tiêu của 5S .......................................................................................... 3
1.1.4. Bốn yếu tố cơ bản quyết định sự thành công của 5S ................................ 3
1.2. Giới thiệu doanh nghiệp ................................................................................... 5
CHƯƠNG 2: CHUẨN BỊ VÀ KHỞI ĐỘNG 5S ......................................................... 5
2.1. Thành lập ban chỉ đạo thực hiện..................................................................... 5
2.2. Xác định người thực hiện chính ...................................................................... 6
2.3. Đào tạo thực hiện 5S ......................................................................................... 7
CHƯƠNG 3: ÁP DỤNG 5S ........................................................................................... 8
3.1. S1 – Sort – Sàng lọc .......................................................................................... 8
3.2. S2 – Seiton – Sắp xếp ...................................................................................... 11
3.3. S3 – Shine – Sạch sẽ ........................................................................................ 15
3.4. S4 - Standardize– Săn sóc .............................................................................. 18
3.5. S5 - Sustain - Sẵn sàng ................................................................................... 20
3.6. Tiêu chí đánh giá............................................................................................. 22
CHƯƠNG 4: MỞ RỘNG ............................................................................................ 26
4.1. Những khó khăn có thể gặp phải .................................................................. 26
4.2. Giải pháp ......................................................................................................... 26
PHẦN KẾT LUẬN ....................................................................................................... 27
TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................... 28
DANH MỤC BẢNG BIỂU, HÌNH ẢNH
Bảng 1.1: Các yếu tố của 5S theo 3 ngôn ngữ ................................................................. 2
Bảng 2.1: Người thực hiện chính trong quy trình 5S ....................................................... 6
Bảng 3.1: Bảng phân công duy trì và thực hiện 5S ....................................................... 19
Bảng 3.2: Bảng tiêu chí đánh giá................................................................................... 23

Hình 3.1: Sơ đồ phân loại vật dụng (Ảnh: Việt Quality) ............................................... 10
Hình 3.2: Sơ đồ phân loại tồn kho (Ảnh: Việt Quality) ................................................. 10
Hình 3.3: Sơ đồ cách phân loại và sắp xếp vật dụng cần dùng ..................................... 12
Hình 3.4: Ví dụ về cách sắp xếp vật dụng cần dùng (Nguồn: Lavan) ........................... 13
Hình 3.5: Hình ảnh minh họa trước và sau khi thực hiện S2 (Nguồn: Ida) .................. 14
Hình 3.6: Lựa chọn dụng cụ thực hiện (Nguồn: Lavan) ................................................ 17
Hình 3.7: Sơ đồ tiêu chuẩn (Nguồn: Elearning-ability TDT) ........................................ 18
Hình 3.8: Khái quát về thực hiện S5 (Nguồn: Elearning-ability TDT) ......................... 21
1

LỜI MỞ ĐẦU

Con người là trung tâm của mọi sự phát triển và là yếu tố quyết định đem lại thành công
cho doanh nghiệp. Xuất phát từ quan điểm này mà mô hình thực hành 5S đã được ra đời
và áp dụng tại Nhật Bản như một nền tảng góp phần mang lại sự thành công cho hệ thống
quản lý chất lượng. 5S tạo ra một môi trường sạch sẽ, tiện lợi và giúp ích cho tổ chức,
doanh nghiệp. Từ đó, tạo điều kiện cho việc áp dụng hệ thống quản lý chất lượng, đem
lại niềm tin cho khách hàng.

Ngày nay, chương trình 5S đã được ứng dụng rộng khắp trong mọi lĩnh vực, ngành nghề
cũng như được sự tin tưởng của đông đảo doanh nghiệp trên toàn thế giới và Việt Nam
cũng không ngoại lệ.

Nhằm nâng cao năng xuất, giảm thiểu sai sót và chi phí, đồng thời kiểm soát dịch vụ mà
ngày càng nhiều ngân hàng tại Việt Nam đã áp dụng mô hình 5S vào hệ thống vận hành
của mình. Đó lý do mà nhóm chúng tôi quyết định xây dựng chương trình 5S để áp dụng
tại Ngân hàng thương mại cổ phần Hạnh Phúc.
2

PHẦN NỘI DUNG

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU

1.1. Giới thiệu về quy trình 5S


1.1.1. Khái niệm về 5S

5S bắt đầu như một phần của “Hệ thống sản xuất của Toyota” (TPS), phương thức sản
xuất được bắt đầu áp dụng bởi các nhà lãnh đạo tại Công ty Ô tô Toyota vào khoảng đầu
và giữa thế kỷ 20. Hệ thống này, thường được gọi là sản xuất tinh gọn (Lean
Manufacturing), nhằm mục đích tăng giá trị sản phẩm hoặc dịch vụ cho khách hàng bằng
cách tìm và loại bỏ tiêu hao lãng phí từ các quy trình sản xuất. 5S được coi là một phần
nền tảng của Hệ thống sản xuất của Toyota, vì ngay cả khi nơi làm việc sạch sẽ, sắp xếp
có tổ chức, việc đạt được mục tiêu vẫn luôn cần nhiều sự nỗ lực, cố gắng.

Bảng 1.1: Các yếu tố của 5S theo 3 ngôn ngữ


Tiếng Nhật Tiếng Anh Tiếng Việt

Seiri Sort Sàng lọc

Seiton Straighten Sắp xếp

Seiso Shine Sạch sẽ

Seiketsu Standardize Săn sóc

Shitsuke Sustain Sẵn sàng

Các yếu tố 5S:


 Sàng lọc: Phân loại, di dời, bỏ đi những thứ không cần thiết.
 Sắp xếp: Tổ chức vật dụng theo tiêu chí dễ tìm, dễ thấy, dễ lấy, dễ trả lại.
 Sạch sẽ: Giữ gìn nơi làm việc, thiết bị, dụng cụ luôn sạch sẽ.
3

 Săn sóc: Duy trì 3S (Sàng lọc, Sắp xếp, Sạch sẽ) mọi lúc mọi nơi.
 Sẵn sàng: Rèn luyện, tạo thói quen nề nếp, tác phong thực hiện 5S.
1.1.2. Lợi ích của 5S
 Nâng cao năng suất (P-Productivity)
 Nâng cao chất lượng (Q-Quality)
 Giảm chi phí (C-Cost)
 Giao hàng đúng hạn (D-Delivery)
 Đảm bảo an toàn (S-Safety)
 Nâng cao tinh thần (M-Morale)
 5S có thể áp dụng với mọi loại hình tổ chức và mọi quy mô doanh nghiệp
1.1.3. Mục tiêu của 5S

5S là một phương pháp được nhiều doanh nghiệp sử dụng nhằm huy động con người,
cải tiến môi trường làm việc và nâng cao năng suất doanh nghiệp. Mục tiêu của chương
trình 5S bao gồm:

 Xây dựng ý thức cải tiến cho mọi người ở nơi làm việc
 Tiết kiệm, tránh lãng phí thời gian, công sức
 Nâng cao ý thức, trách nhiệm và đạo đức của nhân viên
 Xây dựng, nâng cao tinh thần đồng đội giữa mọi người
 Xây dựng cơ sở để đưa vào các cải thuật cải tiến
 Xây dựng môi trường làm việc an toàn, gọn gàng, sạch sẽ
 Tăng cường hiệu suất công việc, hạn chế những sai sót
1.1.4. Bốn yếu tố cơ bản quyết định sự thành công của 5S
 Có sự cam kết lãnh đạo
Lãnh đạo phải luôn đi đầu và thể hiện cam kết bằng chính hành động của mình là
điều kiện tiên quyết cho sự thành công của 5S. Nhiệm vụ của lãnh đạo là hình
thành các cơ chế để thực hiện chương trình và chỉ định người hỗ trợ thực hiện.
4

Để áp dụng hiệu quả chương trình 5S và đạt được kết quả thực sự thì không chỉ
phải hiểu mà phải áp dụng được trong thực tiễn. Do vậy chính những cán bộ điều
hành và hướng dẫn 5S phải thực hiện 5S và làm gương cho mọi người tham gia.
Chỉ nói miệng và chỉ tay năm ngón thì không bao giờ thành công.
 “ĐIỀU KIỆN QUYẾT ĐỊNH THÀNH CÔNG”
 Đào tạo và hướng dẫn mọi cán bộ nhân viên
Trước hết, người hỗ trợ chương trình nên tham gia vào chương trình đào tạo dành
cho lãnh đạo và nên tổ chức chương trình đào tạo toàn công ty. Sau đó, cần phác
thảo kế hoạch dài hạn thực hiện và thực hiện kế hoạch đó.
Trưởng Khoa/Phòng tăng cường công tác đào tạo, huấn luyện đối với nhân viên
mới. Mọi người thường xuyên học tập, chia sẻ kinh nghiệm thực hành tốt 5S với
các đơn vị ban trong công ty. Từ đó, mọi người biết việc đúng phải làm và biết
cách làm đúng việc.
 Sự tự giác tham gia của tất cả mọi người
Bí quyết thành công là tạo ra một môi trường thích hợp giúp mọi người có thể
tham gia. Sau đó, nhân viên cần được khuyến khích đưa ra sáng kiến thực hiện
chương trình. Nói cách khác, để đảm bảo cho sự thành công của chương trình, tổ
chức nên lập kế hoạch và thực hiện với tất cả mọi người. Thể hiện “5S cho chính
mình”, từ đó tự nguyện, tự giác tham gia.
 “ĐIỀU KIỆN ĐẢM BẢO THÀNH CÔNG BỀN VỮNG”
 Duy trì và cải thiện không ngừng
Quy trình 5S là sự lặp lại liên tục ở mức cao hơn và được thiết kế cải tiến việc
quản lý. Sự nhận thức đúng đắn và phương pháp thực hiện chương trình có tính
hệ thống. Hơn nữa, ban 5S cần tiếp tục duy trì hoạt động kiểm tra hiện trường
hàng ngày. Giám sát, hướng dẫn, chia sẻ kinh nghiệm thực hành tốt 5S với tất cả
các nhân viên và cùng nhau xây dựng, cải tiến để phát triển.
5

1.2. Giới thiệu doanh nghiệp

Ngân hàng thương mại cổ phần Hạnh Phúc, với phương châm “Đến với chúng tôi, hạnh
phúc sẽ đến với bạn”. Được thành lập vào ngày 30/1/2012, trụ sở chính ở quận 3, thành
phố Hồ Chí Minh.
Hiện nay, Hạnh Phúc đã xây dựng được mạng lưới lớn mạnh với 16 chi nhánh và phòng
giao dịch, hơn 200 máy ATM trên toàn quốc. Ngân hàng Hạnh Phúc là ngân hàng tư
nhân với đội ngũ nhân viên hơn 1000 người làm việc.
Sau gần 10 năm hoạt động và phát triển, ngân hàng vẫn còn tồn tại nhiều vấn đề làm ảnh
hưởng đến chất lượng dịch vụ của ngân hàng.
 Xử lý công việc còn nhiều sai sót
 Nơi làm việc không gọn gàng sạch sẽ
 Tinh thần làm việc thấp
 Một số thiết bị, dụng cụ nhanh chóng bị xuống cấp nhìn cũ kỹ.
Để có thể nâng cao chất lượng dịch vụ đi lên, ngân hàng triển khai kế hoạch đưa quy
trình 5S vào hoạt động. Theo kế hoạch quy trình sẽ được thực hiện tại văn phòng tại một
chi nhánh trong Thành phố Hồ Chí Minh, từ ngày 27/10/2021 đến 27/10/2022. Khi đạt
được kết quả tốt, sẽ triển khai quy trình này trong toàn bộ chi nhánh của ngân hàng.
CHƯƠNG 2: CHUẨN BỊ VÀ KHỞI ĐỘNG 5S

2.1. Thành lập ban chỉ đạo thực hiện

Việc thành lập ban chỉ đạo và các ban chức năng để thực hiện 5S nhằm đảm bảo sự tham
gia của tất cả mọi người trong một hệ thống nhất quán, cùng hướng tới các mục tiêu của
5S. Với các ban như sau:

 Ban chỉ đạo 5S: là ban lãnh đạo của ngân hàng, có trách nhiệm xây dựng kế
hoạch triển khai tổng thể, cung cấp các nguồn lực cần thiết, kiểm tra và theo
dõi việc thực hiện 5S, chỉ đạo hoạt động 5S trong toàn công ty.
6

 Ban đào tạo và đánh giá 5S: là bộ phận nhân sự của ngân hàng, thực hiện việc
đào tạo về 5S cho mọi người, xem xét mức độ thực hiện 5S tại các bộ phận
trong công ty, thiết lập các tiêu chí đánh giá, lập các báo cáo về tình hình thực
hiện 5S trong toàn công ty.
 Ban quảng bá 5S: là bộ phận truyền thông của ngân hàng, cung cấp thông tin,
thúc đẩy tinh thần thực hiện 5S qua các cuộc thi, thiết lập bản tin về 5S, đảm
bảo mọi người đều biết trách nghiệm của mình trong hoạt động 5S của bộ phận
và của cả công ty.
2.2. Xác định người thực hiện chính

Bảng 2.1: Người thực hiện chính trong quy trình 5S


Vị trí Người đảm nhiệm Công việc
- Đảm bảo sự tham gia của toàn công ty
Trưởng ban 5S Giám đốc ngân hàng - Quy định trách nhiệm cho từng vị trí
- Cam kết và hỗ trợ các hoạt động 5S
- Trao đổi thông tin với tất cả những người
liên quan
Điều phối viên Phó Giám đốc ngân - Hỗ trợ các hoạt động triển khai 5S của các
5S hàng nhóm
- Động viên và giám sát hoạt động triển khai
5S
- Hỗ trợ việc triển khai áp dụng 5S
- Đảm bảo kế hoạch triển khai 5S của các
Ủy viên 5S Trưởng các bộ phận nhân viên
- Giám sát hệ thống đo lường kết quả thực
hiện
- Tham gia vào hoạt động 5S của nhóm một
Thực hiện 5S Toàn bộ nhân viên
cách tích cực.
7

2.3. Đào tạo thực hiện 5S


Chương trình đào tạo 5S là vô cùng cần thiết, hoạt động này tập trung truyền đạt thông
tin đến các cấp quản lý, nhân viên về cách thức hoạt động và tầm quan trọng của 5S đối
sự thành công của doanh nghiệp. Khi tất cả nhân viên từ trên xuống dưới đã nắm vững
kiến thức về 5S sẽ tạo ra được sự đồng bộ trong quá trình thực hiện 5S tại doanh nghiệp,
việc thực hiện cũng sẽ được chú trọng và chú tâm hơn ở nhân viên.

 Các nội dung đào tạo


- Thông báo về ý nghĩa của 5S cho tất cả những người có liên quan
- Nhận thức chung về 5S cho các nhà quản lý
- Nhận thức chung về 5S cho nhân viên
- Từng bước triển khai 5S
- Đánh giá (tiêu chuẩn và tiêu chí) hoạt động 5S
- Xác định kết quả kỳ vọng và mong muốn về một hệ thống 5S
- Kết quả được đảm bảo bởi những người có liên quan
 Hình thức đào tạo
- Mở lớp đào tạo theo chiều dọc: đào tạo cho các cấp quản lý là trưởng
phòng, triển khai theo mỗi phòng ban do trưởng phòng hướng dẫn nhân
viên cấp dưới.
- Thông qua các bảng tin, tờ gấp, khẩu hiệu
- Tổ chức các cuộc thi tìm hiểu về 5S, thi ảnh đẹp 5S... trong toàn công ty
 Ban hành tài liệu và cẩm nang 5s với các nội dung
- Tiêu chuẩn 5S
- Cẩm nang thực hiện 5S
- Quy định thực hiện 5S tại Ngân hàng thương mại cổ phần Hạnh Phúc

Sau quá trình đào tạo là bài phần kiểm tra để đảm bảo tất cả mọi người hiểu được những
kiến thức cơ bản về 5S.
8

CHƯƠNG 3: ÁP DỤNG 5S

3.1. S1 – Sort – Sàng lọc


 Khái quát

Sàng lọc là bước đầu tiên của quy trình 5S, nó bao gồm các công việc xem xét, phân
loại, chọn lựa và loại bỏ các công cụ, thiết bị và đồ đạc… không cần thiết trong khu vực
làm việc. Cụ thể là phân loại những thứ cần thiết và không cần thiết.

Đối với những thứ không cần thiết, di chuyển chúng đến những khu vực lưu trữ khác,
bán hay tặng cho, hoặc giải pháp cuối cùng là tiêu hủy hay vứt bỏ chúng. Còn đối với
những thứ cần thiết, còn giá trị sử dụng sẽ được giữ lại. Lưu ý, công việc này sẽ được
tiến hành theo tuần suất định kỳ. Chúng ta nên:

- Xem xét kỹ lưỡng, phân loại rõ ràng những vật dụng và đưa chúng vào các khu
vực hợp lý.
- Loại bỏ hoặc tiêu hủy các thiết bị, máy móc, vật dụng… không cần thiết ra khỏi
khu vực làm việc.
- Kiểm tra cẩn thận, loại bỏ dứt khoát các vật dụng không cần thiết hặc chuyển sang
các bộ phận phù hợp.
 Nguyên tắc
- Phân loại những thứ cần thiết và không cần thiết.
- Xác định đủ số lượng cần dùng.
- Loại bỏ những thứ không cần thiết.
 Các bước thực hiện

Bước 1: Chuẩn bị khu vực để chứa những vật sẽ bị loại bỏ.

Xác định các vị trí, khu vực phù hợp để chứa những vật bị loại bỏ:
9

- Những vật dụng không có giá trị sử dụng ở phòng ban này nhưng lại có giá trị sử
dụng ở phòng ban khác, nhân viên phải tiến hành chuyển chúng đến ngay các
phòng ban phù hợp.

- Thực hiện các công việc tái chế, bán đi những thiết bị, máy móc bị hư hỏng hay
vứt bỏ những hồ sơ, thông tin, dữ liệu lỗi thời, quá hạn sử dụng.

- Tiến hành công việc lưu trữ đối với những hồ sơ, dữ liệu, thông tin, thiết bị, máy
móc không bị hư hỏng và có thể có giá trị sử dụng sau này bằng cách nhập vào
các ổ đĩa hay kho lưu trữ của ngân hàng.

Bước 2: Tiến hành chiến lược nhãn dán: thẻ xanh, thẻ đỏ, thẻ vàng.

Nhân viên làm việc trực tiếp tại trong phòng ban nào sẽ là người phụ trách tiến hành
đánh giá, phân loại sự cần thiết của vật dụng tại phòng ban đó bằng cách dán các thẻ
xanh, đỏ, vàng.

- Dán thẻ xanh đối với những vật dụng có đầy đủ chức năng yêu cầu tại thời điểm
cần thiết để sử dụng với số lượng được đảm bảo.

- Dán thẻ đỏ đối với những vật dụng chỉ có thể đáp ứng 2 trong 3 tiêu chí bên dưới.

- Dán thẻ vàng đối với một số vật dụng thỏa tiêu chí của nhóm được dán thẻ xanh
nhưng lại rất hiếm khi được sử dụng tới.
10

Hình 3.1: Sơ đồ phân loại vật dụng (Ảnh: Việt Quality)

Bước 3: Chụp ảnh toàn cảnh và cận cảnh trước khi thực hiện Sàng lọc.

Nhân viên chụp ảnh trước khi thực hiện sàng lọc để làm báo cáo cũng như để dễ dàng
so sánh việc trước và sau khi áp dụng S1. Đây là một bước vô cùng quan trọng giúp
chúng ta có sự nhìn nhận rõ ràng của việc trước và sau khi sử dụng S1 để từ đó khắc
phục bản thân và luôn tuân theo quy tắc 5S.

Bước 4: Di chuyển những vật không cần dùng đến khu vực chờ xử lý.

Hình 3.2: Sơ đồ phân loại tồn kho (Ảnh: Việt Quality)


11

Để thực hiện công việc di chuyển những vật không cần dùng đến, nhân viên phải tiến
hành phân chia tồn kho thành 2 nhóm chính:

Nhóm 1 - Những vật có thể không được dùng hay chưa xác định: nhân viên tiến
hành sẽ loại bỏ trực tiếp.

Nhóm 2 - Những vật có thể dùng được, bao gồm:

- Hiếm khi được sử dụng: nhân viên tiến hành lưu trữ tại một khu vực riêng biệt,
gần nơi sẽ dùng chúng.

- Thỉnh thoảng được sử dụng: nhân viên tiến hành lưu giữ ở gần khu vực mà chúng
sẽ được sử dụng.

- Thường xuyên được sử dụng: nhân viên tiến hành lưu giữ tại khu vực làm việc,
thậm chí là bố trí chúng ngay trong tầm với vì chúng là vật được sử dụng hàng
ngày, hàng giờ.

Bước 5: Loại bỏ những vật không cần dùng theo quyết định của lãnh đạo

Sau khi đã thực hiện các bước phân loại ở trên, nhân viên tiến hành bán đi hay tiêu hủy,
loại bỏ theo như quy định.

 Tiêu chuẩn
- Phân loại những thứ cần thiết và không cần thiết.
- Loại bỏ những thứ không cần thiết ra khỏi khu vực làm việc hay bố trí chúng ở
nơi thích hợp, giúp dễ dàng phân biệt và nhận biết rõ ràng, không gây cản trở
công việc.
3.2. S2 – Seiton – Sắp xếp
 Khái quát
12

Sắp xếp là bố trí, sắp đặt mọi thứ ngăn nắp theo trật tự hợp lý để dễ dàng, nhanh chóng
cho việc sử dụng, giảm thiểu thời gian tìm kiếm, loại bỏ những hành động dư thừa gây
lãng phí thời gian.

Sau khi thực hiện bước Sàng lọc và giữ lại những vật dụng thật sự cần thiết, ta cần phải
sắp xếp chúng lại trong không gian của mình hợp lí, một cách khoa học, dễ nhớ và dễ
tìm. Mục tiêu bước này là đảm bảo dòng chảy lao động của các nhân viên được diễn ra
trơn tru và đạt hiệu quả tốt. Việc tất cả các vật dụng được sắp xếp một cách công khai ở
khu vực làm việc, thuộc về nguyên tắc quản lý bằng nhận thức thị giá (visual
management). Điều này sẽ giúp cho các nhân viên dễ dàng nhận biết, dễ lấy, dễ nhớ và
dễ trả lại vị trí cũ.

 Nguyên tắc
- Mọi vật đều được xác định vị trí đặt.
- Mỗi vật đều được đặt đúng vị trí đã xác định.
Vật dụng cần dùng

Đặt gần nơi làm việc,


Thường dùng trong tầm mắt

Để ở nơi dễ tìm,dễ lấy,


Ít khi dùng dễ cất giữ

Cất vào tủ/kho chứa và


Rất ít khi dùng có dấu hiệu nhận biết

Hình 3.3: Sơ đồ cách phân loại và sắp xếp vật dụng cần dùng
13

Hình 3.4: Ví dụ về cách sắp xếp vật dụng cần dùng (Nguồn: Lavan)

 Các bước thực hiện

Bước 1: Xem xét thực trạng, chuẩn bị dụng cụ văn phòng để đánh dấu, kẻ vạch… xác
định vị trí sắp xếp vật dụng.

- Ban kiểm tra 5S xem xét thực trạng hiện tại của các vị trí/ khu vực. Chụp ảnh toàn
cảnh và cận cảnh của tất cả các khu vực để hỗ trợ cho việc kiểm tra, đánh giá kết
quả sau khi thực hiện 5S.
- Các nhân viên quan sát và xem xét thực trạng cùng Ban kiểm tra 5S.
- Chuẩn bị các dụng cụ để đánh dấu: thước kẻ, thước dây, băng dính các màu, nhãn
dán khác nhau... để xác định vị trí sắp xếp các vật dụng.

Bước 2: Phác thảo/dự kiến sơ bộ vị trí, layout

Dựa theo ảnh đã chụp ở bước 1 và việc quan sát thực tế, các nhân viên ở mỗi khu vực sẽ
họp mặt, đề xuất những ý kiến sắp xếp vật dụng sao cho đạt tiêu chuẩn. Sau đó, một nhân
viên sẽ phụ trách tổng hợp ý kiến, lọc ra những ý kiến tốt và thuận theo số đông; rồi ghi
chú, phác thảo/ dự kiến sơ bộ vị trí theo các tiêu chuẩn đã đề ra.

Bước 3: Thực hiện quy trình sắp xếp vào vị trí đã định sẵn
14

- Nhân viên của mỗi khu vực tự phân và hỗ trợ nhau sắp xếp các vật dụng vào
những vị trí đã định sẵn vào ngày tổng vệ sinh phòng ban.
- Mỗi cá nhân tự sắp xếp bàn làm việc riêng theo tiêu chuẩn.

Bước 4: Điều chỉnh vị trí vận dụng đảm bảo thỏa mãn các yêu cầu: đúng, an toàn, thuận
tiện, mỹ quan

Sau khi thực hiện quy trình sắp xếp, các nhân viên ở mỗi khu vực tự chia nhau đi kiểm
tra sơ bộ, xem xét tình trạng hiện tại và so sánh với nguyên tắc, tiêu chuẩn đã đề ra.
Những vật dụng nào chưa đảm bảo các nguyên tắc, tiêu chuẩn thì điều chỉnh cho phù
hợp.

Bước 5: Đánh giá định kỳ

- Ban kiểm tra 5S phân công người đi kiểm tra và đánh giá vào Chủ Nhật hàng tuần
để tránh làm ảnh hưởng công việc hằng ngày của nhân viên.
- Khi phát hiện lỗi, Ban kiểm tra 5S chụp hình lại để làm minh chứng.
- Dựa vào các tiêu chí chi tiết để chấm điểm cho từng khu vực.
- Tổng hợp điểm, các lỗi của từng khu vực và minh chứng kèm theo; sau đó báo
cáo lên web 5S của công ty.

Hình 3.5: Hình ảnh minh họa trước và sau khi thực hiện S2 (Nguồn: Ida)
15

 Tiêu chuẩn

Các đối tượng tại nơi làm việc sau khi đã xác định là cần dùng được sắp xếp đảm bảo
đúng chỗ, an toàn, thuận tiện và mỹ quan.

- Đúng = Đúng vị trí đã phát thảo + Đúng số lượng cần thiết.

- An toàn = Dễ đi lại + Dễ thao tác + Dễ vận chuyển.

- Thuận tiện = Dễ tìm + Dễ thấy + Dễ lấy + Dễ kiểm tra + Dễ vệ sinh.

- Mỹ quan = Gọn gàng + Ngăn nắp + Đẹp mắt.

3.3. S3 – Shine – Sạch sẽ


 Khái quát
Sạch sẽ là giữ gìn vệ sinh tại nơi làm việc, máy móc, thiết bị để đảm bảo môi trường, mỹ
quan tại nơi làm việc. Công việc vệ sinh là việc làm thường xuyên của mọi người trong
tổ chức và ban lãnh đạo thường xuyên kiểm tra nhắc nhở việc thực hiện.
Làm sạch khu vực làm việc là điều quan trọng. Bước làm sạch này giúp loại bỏ bụi bẩn,
giảm căng thẳng để cơ thể và tâm trí được thoải mái, khỏe mạnh và sẵn sàng cho một
ngày mới. Việc vệ sinh thường xuyên sẽ giúp kiểm tra và tránh được việc hỏng hóc của
đồ vật nơi làm việc.
Ngoài ra, cần lên kế hoạch cho việc thường xuyên kiểm tra vệ sinh để duy trì một môi
trường làm việc gọn gàng, ngăn nắp, sạch sẽ. Gắn trách nhiệm, quy định cho từng nhân
viên ở từng khu vực, bởi như vậy khi làm việc người ta mới biết được trách nhiệm và
nhiệm vụ của mình cần làm ở khu vực này là gì. Thiết lập được các chu trình một cách
thường xuyên, đảm bảo được rằng môi trường làm việc luôn được sạch sẽ hàng ngày và
hàng tuần. Việc đảm bảo vệ sinh cần phải có sự giám sát của cấp trên một cách liên tục,
mọi nhân viên sẽ coi đó là niềm tự hào và sự đóng góp sâu sắc của mình đối với tổ chức.
16

 Nguyên tắc
- Từ trên xuống dưới, từ trong ra ngoài
- Phân công nhiệm vụ cụ thể và thực hiện theo sự phân công
- Kết hợp công tác vệ sinh với kiểm tra
- Thực hiện chu trình: quét dọn - lau chùi - đánh bóng - kiểm tra - chỉnh đốn
 Các bước thực hiện
Bước 1: Xác định khu vực, phân công trách nhiệm và lập lịch vệ sinh cụ thể
(ngày/tuần/tháng)
- Mỗi ngày các nhân viên cần dành từ 5-10 phút để lau dọn trước và sau giờ làm
việc ở các khu vực bàn làm việc cá nhân. Các đối tượng cần vệ sinh ở khu vực
này: các thiết bị bao gồm máy tính, tủ đựng dụng cụ, bàn, ghế làm việc và sàn nhà
ngay bàn làm việc. Các khu vực chung như lối đi, hành lang mỗi phòng ban lên
lịch phân công cụ thể cho nhân viên.
- Vào cuối mỗi tháng các nhân viên sẽ tổng vệ sinh ở khu vực văn phòng làm việc
theo phòng ban của mình, các khu vực chung (sảnh, khu vực giao dịch). Mỗi
phòng ban tự lên biểu đồ nhiệm vụ: Sử dụng các bản đồ bố trí khu vực làm việc.
Tên và nhiệm vụ của người chịu trách nhiệm thực hiện vệ sinh sẽ được đánh dấu
trên từng khu vực cụ thể. Các đối tượng cần vệ sinh ở khu vực này bao gồm các
thiết bị, máy móc, bàn làm việc, ghế, tủ, dụng cụ, lối đi, tường, sàn nhà, thảm
kính, cửa sổ và cửa chính.
Bước 2: Chuẩn bị đầy đủ thiết bị dụng cụ vệ sinh phù hợp với vật cần vệ sinh
Dụng cụ vệ sinh cần thiết công ty chuẩn bị: khăn lau, bình xịt phun sương, xô đựng nước,
lọ kem tẩy đa năng, máy hút bụi, chổi quét bàn và sàn nhà, đồ hốt rác, cây lau sàn, túi
đựng rác và thùng đựng rác mini.
17

Hình 3.6: Lựa chọn dụng cụ thực hiện (Nguồn: Lavan)

Bước 3: Tiến hành thực hiện vệ sinh theo lịch đã xác định và theo sơ đồ phân công.
- Cần phải loại trừ/ hạn chế nguồn gây dơ bẩn.
- Mọi vấn đề bất thường được phát hiện phải được xử lý ngay hoặc báo cáo cho
trường phòng ban đang làm việc.
- Chụp ảnh toàn cảnh và cận cảnh trước và sau khi thực hiện S3 – Sạch sẽ và up
lên trang web 5S của công ty để báo cáo.
 Tiêu chuẩn
- Không có rác thải, bụi bẩn, mạng nhện hoặc bất cứ dấu hiệu nào của tình trạng
mất vệ sinh tại nơi làm việc, trên các lối đi chung và riêng trong toàn công ty
- Các nguồn gây dơ bẩn được ngăn chặn, giảm thiểu, loại trừ.
- Tất cả các đối tượng (dụng cụ, trang thiết bị làm việc) được sử dụng trong tình
trạng sạch sẽ và an toàn.
- Nơi làm việc luôn được duy trì ở tình trạng vệ sinh tốt.
18

Hình 3.7: Sơ đồ tiêu chuẩn (Nguồn: Elearning-ability TDT)

3.4. S4 - Standardize– Săn sóc


 Khái quát
Săn sóc là việc tạo nên sự nhất quán để duy trì 3S đầu tiên, cốt lõi của quy trình Săn sóc
trong 5S là xây dựng một hệ thống duy trì sự sạch sẽ, ngăn nắp, gọn gàng và kiểm soát
các công cụ dụng cụ tại nơi làm việc. Hơn nữa, săn sóc giúp doanh nghiệp tránh được
vấn đề trở lại tình trạng ban đầu theo thời gian thông qua sự duy trì một hệ thống kiểm
tra, giám sát. Chính vì vậy, mọi người trong tổ chức sẽ phải tuân thủ đúng theo quy trình
và để ngân hàng trở thành một thể thống nhất để phát triển.
 Nguyên tắc

Nguyên tắc 3 Không: “Không có vật vô dụng – Không bừa bãi – Không dơ bẩn”

- Không có vật vô dụng (S1): Chủ động kiểm tra, loại bỏ các vật dụng dư thừa. Chỉ
để lại các vật dụng cần thiết, đúng số lượng và thời điểm.
- Không bừa bãi (S2): Tránh để tình trạng đồ đạc sắp xếp không đúng vị trí. Tối ưu
hóa việc kiểm tra bố trí vật dụng. Quản lý công cụ, dụng cụ bằng cách thiết lập
và duy trì các quy chuẩn thao tác.
19

- Ngăn ngừa sự dơ bẩn (S3): Phát hiện và khắc phục các tác nhân gây bụi bẩn, làm
mất vệ sinh, cảnh quan khu vực làm việc. Tiến hành kiểm tra đảm bảo việc vệ
sinh sạch sẽ từng vị trí thường xuyên.

 Các bước thực hiện

Bước 1: Phân công người chịu trách nhiệm thực hiện

- Tất cả nhân viên phải hiểu rõ nhiệm vụ và cách thức thực hiện nhiệm vụ.

- Các cấp quản lý hướng dẫn và phân công cụ thể cho nhân viên, đứng ra động viên
nhân viên thực hiện săn sóc trong quy trình 5S.

Bước 2: Quy trình 5S phải được thực hiện gắn liền với công việc hàng ngày

Cần phải duy trì thực hiện 3S đầu tiên: sàng lọc, sắp xếp, sạch sẽ, tránh để tình trạng 5S
bị lơ là.

Bảng 3.1: Bảng phân công duy trì và thực hiện 5S

Thời gian thực hiện Tần suất thực hiện Người thực hiện

Thực hiện 2 lần/ngày trước và


Hàng ngày 5 phút
sau khi kết thúc công việc.

Hàng tuần 10-30 phút Thực hiện vào cuối tuần


Mọi người
Hàng tháng 30-60 phút Thực hiện vào cuối tháng

Hàng quý 1- 2 giờ Thực hiện vào cuối quý

Hàng năm 2-4 giờ Thực hiện vào cuối năm


20

Bước 3: Kiểm tra tình trạng duy trì

Tạo thói quen kiểm tra tình trạng và hiệu quả thực hiện thông qua bảng đánh giá các tiêu
chí 5S. Bên cạnh việc duy trì thói quen 3S hàng ngày, thì có thêm những chính sách khen
thưởng nhằm khích lệ nhân viên:

- Chọn ra nhân viên/ nhóm nhân viên xuất sắc nhất thực hiện tốt quy trình 5S
- Khen thưởng nhân viên trước cuộc họp tổng kết
- Giao cho nhân viên đó trở thành trưởng nhóm bộ phận quản lý quy trình 5S cho
bộ phận của họ.
- Có thể tặng cho nhân viên hoàn thành tốt nhất bằng 1 voucher mua sắm hoặc 1
cặp vé xem phim.

 Tiêu chuẩn

- Các hoạt động “Sàng lọc”, “Sắp xếp” và “Sạch sẽ” được tiêu chuẩn hóa và được
mọi nhân viên thấu hiểu, thực hiện thường xuyên.
- Không còn những vật dụng dư thừa, đồ dùng không cần thiết.
- Không gian làm việc gọn gàng, thao tác nhanh.
- Môi trường làm việc sạch sẽ.
- Khắc phục được những hạn chế, thiếu sót qua quá trình thực hiện và kiểm tra.
3.5. S5 - Sustain - Sẵn sàng

 Khái quát
Sẵn sàng được thể hiện ở ý thức tự giác của người lao động đối với hoạt động 5S. Các
thành viên đều nhận thức rõ tầm quan trọng của 5S, tự giác và chủ động kết hợp nhuần
nhuyễn các chuẩn mực 5S với công việc để đem lại năng suất công việc cá nhân, tăng
năng suất chung của công ty. Cần duy trì S5 này trong dài hạn và dần biến 5S trở thành
một phần của văn hoá doanh nghiệp và sẽ nhận được kết quả tích cực lâu dài và đảm bảo
21

tất cả nhân viên mới (hoặc nhân viên chuyển phòng ban) được đào tạo về các quy trình
5S trong phạm vi việc làm của họ để giúp duy trì thực hành 5S.

Hình 3.8: Khái quát về thực hiện S5 (Nguồn: Elearning-ability TDT)

 Nguyên tắc thực hiện: Lặp lại liên tục các công cụ 5S.
 Cách bước thực hiện
Bước 1: Duy trì thực hiện và giám sát
- Đảm bảo các nhân viên cấp quản lý tham gia đầy đủ các buổi đào tạo về 5S
- Theo dõi tiến độ triển khai của các trưởng phòng đến với nhân viên
- Thường xuyên kiểm tra tình trạng thực hiện 4S trên của nhân viên, đặc biệt là vào
giai đoạn đầu từ 2-3 tháng, mỗi tuần ban 5S sẽ thực hiện đi đánh giá và ghi nhận
kết quả. Mỗi ngày trưởng phòng là người giám sát nhân viên thực hiện. Các giai
đoạn tiếp theo tùy theo thực trạng nhân viên thực hiện để đưa ra các mốc thời gian
đánh giá hợp lý đảm bảo các S được duy trì thực hiện.
Bước 2: Khuyến khích, động viên nhân viên
- Đưa 5S vào các tiêu chí trong quản lý chất lượng làm việc tại công ty.
22

- Áp dụng phương pháp Kaizen với những phần thưởng nhỏ cho nhân viên khi học
thực hiện tốt mỗi S vào cuối tháng.
- Tổ chức các cuộc thi đua 5S giữa các phòng ban.

 Tiêu chuẩn

- Các nguyên tắc thực hành 5S được nhận thức và luôn gắn liền với công việc, chức
năng, nhiệm vụ được phân công tại từng bộ phận một cách tự giác và trở thành
thói quen hàng ngày của cán bộ nhân viên.
- Cán bộ nhân viên trong đơn vị được đào tạo và tái đào tạo về thực hành tốt 5S và
các quy trình, thủ tục, hướng dẫn công việc liên quan.
- Các kết quả đánh giá 5S, các biểu đồ thể hiện kết quả hoạt động 5S đạt được, các
bài học kinh nghiệm và các kế hoạch cải tiến sau đó được lập, công khai, duy trì,
cập nhật và phổ biến thực hiện.

3.6. Tiêu chí đánh giá


Phương thức: Đánh dấu X vào điểm số tương đương sao cho phù hợp với vấn đề, nội
dung, bằng chứng đã quan sát được tại vị trí/khu vực đó.
 Thang điểm đánh giá:
- Không có bằng chứng tốt nào – 1 điểm.
- Chỉ có một ít bằng chứng tốt – 2 điểm.
- Có số bằng chứng tốt ở một số vị trí/ khu vực – 3 điểm.
- Có khá nhiều bằng chứng tốt – 4 điểm.
- Có thể thấy bằng chứng tốt ở mọi nơi – 5 điểm.
 Đánh giá tổng điểm:
- 80-100 điểm: Rất tốt => Tuyên dương + Khen thưởng.
- 60-80 điểm: Tốt => Tuyên dương.
- 40-60 điểm: Tạm được => Động viên.
23

- 20-40 điểm: Kém => Phê bình.


- 0-20 điểm: Rất kém => Phê bình + Phạt.
Bảng 3.2: Bảng tiêu chí đánh giá

S1 – Sàng lọc 1 2 3 4 5

1. Có sự tồn tại của những thứ không cần thiết tại khu vực
làm việc không ?

2. Nếu có, chúng có được nhận biết một cách trực quan
để có thể dễ dàng phân biệt với những thứ còn giá trị sử
dụng trong cùng khu vực không?

3. Có bằng chứng nào về việc xác định được số lượng các


vật dụng, phương tiện cần cho công việc để không “lưu
kho quá mức cần thiết” không? (ví dụ: lượng văn phòng
phẩm, giấy in, mực in...)

S2 – Sắp xếp 1 2 3 4 5

1. Vật dụng cá nhân có đầy đủ, sắp xếp gọn gàng, an toàn,
xếp đúng theo nguyên tắc: Vật thường dùng – Ít khi dùng
–Rất ít khi dùng ?

2.Hệ thống hồ sơ/tài liệu... giấy có được sắp xếp theo


nhóm/nghiệp vụ/chủng loại, theo tần suất sử dụng và lưu
trữ theo hệ thống và có tính trực quan? (ví dụ: đánh số thứ
tự, ghi tên, gán màu sắc…)
24

3. Hệ thống hồ sơ/tài liệu dạng điện tử có được sắp xếp


theo nhóm/nghiệp vụ/chủng loại vào các file/folder/ổ đĩa
và đúng vị trí ấn định theo hệ thống và trực quan? (ví dụ:
đánh số thứ tự, gắn mã, tên gọi…..)

4. Bàn ghế, giá, tủ, kệ, máy tính, máy in, điện thoại, các
vật dụng dùng chung có được bố trí, hợp lý khoa học,
thuận tiện, an toàn, thẩm mỹ?

5. Hệ thống dây điện, dây mạng, dây điện thoại…trong


khu vực có được bó buộc hợp lý, an toàn, dễ nhận diện và
thẩm mỹ?

S3 – Sạch sẽ 1 2 3 4 5

1. Trách nhiệm thực hiện 5S, trong đó có việc làm vệ sinh,


giữ cho mọi thứ ở nơi làm việc được sạch sẽ có được xác
định rõ ràng (ví dụ: sơ đồ trách nhiệm 5S ở khu vực, lịch
phân công vệ sinh định kỳ, tiêu chuẩn 3S ở khu vực...) và
được thực hiện đúng theo đó không?

2. Trên tường, tủ tài liệu/ hồ sơ, bảng tin nội bộ... có tồn
tại các thông tin đã lỗi thời, không còn giá trị, không thể
đọc được hoặc có có dấu hiệu cho thấy không được chăm
sóc, duy trì cập nhật khi cần không?

3. Các thùng rác có được trang bị đủ với mức phát thải


không, và chúng có được đặt tại vị trí nhất định, được giữ
sạch sẽ và được chăm sóc (đổ rác) thường xuyên không?
25

4. Kiểm tra thực tế xem các lối đi, sàn nhà, tường, rèm
cửa và các vật dụng khác như tủ, kệ, giá, bàn ghế, các
thiết bị văn phòng... có rác thải, bụi bám, mạng nhện hoặc
bất cứ dấu hiệu nào của tình trạng vệ sinh, thẩm mỹ kém
không?

5. Các thiết bị, dụng cụ làm việc của nhân viên có bị hư


hỏng không?

S4 – Săn sóc 1 2 3 4 5

1. Các cán bộ nhân viên tại khu vực có thấu hiểu và nhận
thức rõ các nguyên tắc và mục đích của từng “S” của công
cụ cải tiến 5S hay không?

2. Có thấy bất cứ bằng chứng cho thấy 3S (Seiri–Seiton–


Seiso) đang được duy trì và cải tiến thường xuyên không?

3. Có xem xét và thực hiện kịp thời các biện pháp khắc
phục thích hợp đối với các nội dung chưa phù hợp và các
khuyến nghị sau lần đánh giá 5S trước đó?

4. Có áp dụng các biện pháp cần thiết để đảm bảo việc


thực hiện 5S được duy trì thường xuyên và được cải tiến
liên tục hay không (Như các sơ đồ trách nhiệm 5S tại khu
vực, Bảng phân công vệ sinh,...) ?

S5- Sẵn sàng 1 2 3 4 5


26

1. Nhân viên trong đơn vị đã được đào tạo về thực hành


5s và các quy trình, thủ tục, hướng dẫn công việc liên
quan không, nhất là đối với các nhân viên mới không?

2. Nhân viên trong đơn vị có duy trì tính kỷ luật cao và


nghiêm túc trong việc thực hiện các quy định đề ra mà
không cần lãnh đạo nhắc nhở hay không?

3. Các kết quả đánh giá 5S, các biểu đồ thể hiện kết quả
hoạt động 5S đạt được và các kế hoạch cải tiến Kaizen
sau đó có được lập, công khai, duy trì, cập nhật và được
thông tin đến mọi người liên quan không?

CHƯƠNG 4: MỞ RỘNG

4.1. Những khó khăn có thể gặp phải


- Đôi khi còn vướng phải những luồng ý kiến trái ngược nhau từ các nhân viên.
- Nhiều nhân viên còn hay quên, lơ là, khó thay đổi thói quen cũ.
- Thời gian đầu chỉ chú trọng đến 3S đầu, không chú ý đến 2S sau nên không
thành công.
4.2. Giải pháp
- Tổ chức những buổi kiểm tra đột xuất.
- Tạo động lực thúc đẩy tinh thần của nhân viên: động viên, treo thưởng xứng
đáng cho nhân viên hoàn thành xuất sắc.
- Áp dụng biện pháp kỷ luật mạnh tay với những nhân viên không thực hiện/
thực hiện cho có, không có sự tự giác.
27

PHẦN KẾT LUẬN


5S có vai trò quan trọng trong một doanh nghiệp, là một chương trình mang tính cầu
toàn, đòi hỏi sự phối hợp mạnh mẽ của toàn thể công ty. Nếu chúng ta chỉ xem 5S như
là một dự án, nghĩa là có điểm bắt đầu và điểm kết thúc thì chắc chắn việc áp dụng 5S
sẽ thất bại hoàn toàn bởi vì nó là một quá trình dài xuyên suốt.
Một môi trường làm việc ngăn nắp từ khu vực văn phòng đến khu vực đón tiếp khách
hàng…tất cả đều được sắp xếp gọn gàng, sạch sẽ và khoa học, giảm lãng phí thời gian
và thao tác thừa, nâng cao năng suất sản xuất và chất lượng dịch vụ, môi trường làm việc
an toàn và sạch sẽ. Mọi người đều cảm thấy tự hào, thuận tiện với nơi làm việc của mình.
Khách hàng ấn tượng về tác phong ngày một chuyên nghiệp của tổ chức. Đó là thành
quả có được sau khi thực hiện phương pháp 5S tại Ngân hàng thương mại cổ phần Hạnh
Phúc.
Rất hy vọng chương trình 5S của nhóm chúng tôi xây dựng sẽ đóng góp vào sự phát triển
của Ngân hàng thương mại cổ phần Hạnh Phúc nói riêng cũng như các doanh nghiệp
khác nói chung.
28

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Quy trình 5s là gì? Ứng dụng thực tế trong doanh nghiệp. ITD Việt Nam. Truy
cập ngày 19/10/2021, Truy xuất từ: https://vncmd.com/chuyen-de/lanh-dao/quy-
trinh-5s/

2. Ái Lê. (2020). Cách "phân loại" để thực hiện S1 - Sàng lọc trong 5S. Việt Quality.
Truy cập ngày 19/10/2021. Truy xuất từ: https://vietquality.vn/cach-phan-loai-de-
thuc-hien-s1-sang-loc-trong-5s/

3. (2019). Tiêu chuẩn 5S trong quản lý kho hàng. SEC Saigon Express. Truy cập
ngày 20/10/2021. Truy xuất từ: https://sec-warehouse.vn/tieu-chuan-5s-trong-
quan-ly-kho-hang.html

4. VnResource. Tường tận tiêu chuẩn 5S trong sản xuất của người Nhật. Truy cập
ngày 18/10/2021. Truy xuất từ: https://vnresource.vn/tin-chuyen-nganh/337-
tuong-tan-tieu-chuan-5s-trong-san-xuat-cua-nguoi-nhat
5. Điện máy đa năng. Bí quyết vệ sinh bàn làm việc cực hay cho dân văn phòng. Truy
cập ngày 18/10/2021. Truy xuất từ: https://dienmaydanang.com.vn/news/bi-
quyet-ve-sinh-ban-lam-viec-cuc-hay-cho-dan-van-phong-404.html
6. Lavan. Sạch sẽ trong 5S – Bí quyết cho việc thực hiện hiệu quả S3 (Sạch sẽ). Truy
cập ngày 18/10/2021. Truy xuất từ: https://lavan.com.vn/sach-se-trong-5s/
7. Group chia sẻ kiến thức Quản trị sản xuất. Thực hiện S3 (Seiso). Truy cập ngày
18/10/2021. Truy xuất từ: https://bitly.com.vn/0qlozu
8. Elearning-ability TDT. Sile học online. Truy cập ngày 18/10/2021. Truy xuất từ:
https://bitly.com.vn/92ss5h
9. Tài liệu tươi. Thuyết trình: Áp dụng 5S tại ngân hàng TMCP Á Châu (ACB). Truy
cập ngày 18/10/2021. Truy xuất từ: https://bitly.com.vn/44p0ne
29

10. Khởi nguồn thành công theo phương pháp Nhật. 5S là gì? Thực hiện kaizen 5S tại
nơi làm việc như thế nào?. Truy cập ngày 18/10/2021. Truy xuất từ:
https://thanhmo.com/5s-la-gi-thuc-hien-5s-tai-noi-lam-viec/

11. OOC digiiMS, 5s là gì? Tổng quan về 5s. Truy cập ngày 18/10/2021. Truy xuất
từ: https://ooc.vn/5s-la-gi/
12. Joshin, 5s và tầm quan trọng của 5s. Truy cập ngày 18/10/2021. Truy xuất từ:
https://joshin.vn/5s-va-tam-quan-trong-cua-5s/
13. Ngân hàng Việt, ACB là ngân hàng gì? Thông tin đầy đủ về ngân hàng ACB. Truy
cập ngày 19/10/2021. Truy xuất từ: https://nganhangviet.org/acb-la-ngan-hang-gi/
14. Trung tâm học liệu Đại học điện lực, Thực hiện 5s. Truy cập ngày 19/10/2021.
Truy xuất từ: https://arc.epu.edu.vn/trang/thuc-hien-5s-2445-29.html

15. Kilala. (2017). "Sàng lọc" và "Sắp xếp" bàn làm việc. Truy cập ngày 18/10/2021.
Truy xuất từ : https://kilala.vn/cong-ty-nhat/sang-loc-va-sap-xep-ban-lam-
viec.html

16. QUẢN TRỊ NĂNG SUẤT. Quy tắc 5S và câu chuyện lạ đời: Dọn dẹp khu vực
làm việc sạch sẽ có thể tăng năng suất lao động. Truy cập ngày 18/10/2021. Truy
xuất từ: https://resources.base.vn/productivity/phuong-phap-5s-ve-sinh-van-
phong-cai-thien-nang-suat-520

You might also like