You are on page 1of 43

ĐẠI HỌC Y DƯỢC THÁI NGUYÊN

-CLUB HỌC TỐT K47-

ĐỀ CƯƠNG
GIẢI PHẪU II

1
Edit by Hà Vinh

Câu 1: Mô tả vị trí, giới hạn, cấu tạo vùng vai nách; phân tích mối liên quan của các
thành phần chính trong ổ nách và áp dụng?
Chi trên dính vào thân bởi vai và nách. Đây là vùng trung gian qua lại của mạch máu và thần kinh
từ cổ xuống chi trên và ngược lại.

Vị trí, giới hạn

- Vùng vai nách là tất cả các phần mềm nằm ở khoảng giữa xương cánh tay và khớp vai ở ngoài,
thành ngực ở trước trong, khu vai ở sau.
- Nách được coi là 1 hình tháp 4 cạnh với 4 thành (trước, sau, trong, ngoài), 1 nền ở dưới và 1 đỉnh
ở trên.

Cấu tạo

4 thành, 1 đỉnh, 1 nền.

- Thành trước: có xương đòn nằm ngang hình chữ S, lồi ở trong, lõm ở ngoài. Từ nông vào sâu:
+ Lớp da, tổ chức dưới da và lá cân nông: giữa 2 chẽ cân nông ở nách là nguyên ủy của các
cơ bám da cổ, trong lớp dưới da có nhánh thần kinh trên đòn.
+ Cân cơ nông: cơ ngực to được bọc trong 1 cân cơ ngực. Giữa 2 cơ Delta và cơ ngực to có
rãnh Delta ngực, trong đáy rãnh có thể sờ thấy mỏm quạ.
+ Cân cơ sâu: có 3 cơ là cơ dưới đòn, cơ ngực bé, cơ quạ cánh tay được bọc trong cân đòn
quạ nách gồm cân đòn ngực và dây chằng treo nách. Giữa 2 lớp là 1 khoang chứa mỡ và
TK cơ ngực to, 1 vài nhánh của ĐM cùng vai ngực phân nhánh ở mặt sau cơ ngực to.
- Thành sau: tạo bởi xương vai, cơ dưới vai, trên gai, dưới gai, tròn to, tròn bé.
Hai cơ tròn và xương cánh tay tạo thành tam giác cơ tròn, đầu dài cơ tam đầu đi qua đây chia làm
2 phần:
+ Tam giác bả vai tam đầu: ĐM vai dưới đi qua.
+ Tứ giác Velpeau: bó mạch TK mũ đi qua.
Phần dài cơ tam đầu, bờ dưới cơ tròn to và xương cánh tay tạo nên tam giác cánh tay tam đầu, có
bó mạch TK quay đi qua
- Thành trong: cơ răng to bám từ 9 xương sườn trên đến bờ trong xương bả vai.
- Thành ngoài: tạo bởi xương cánh tay, cơ nhị đầu, cơ quạ cánh tay, cơ Delta.
- Đỉnh: là khe giữa xương sườn 1 và xương đòn, ngoài khe có mỏm quạ, ĐM nách và nhánh của
đám rối TK cánh tay đi qua khe xuống nách.
- Da: mềm, có Nền: có 4 lớp
+ Nhiều lông, tuyến mồ hôi.
+ Tổ chức dưới da: có nhiều các cuộn mỡ.
+ Cân nông: rất mỏng, căng từ cơ ngực to đến cơ lưng to.
+ Cân sâu: là cân sâu của cơ ngực bé và là chẽ gân của dây chằng treo nách đi từ dây chằng
treo nách ở trước đến cơ lưng to ở sau. Bên ngoài dính vào cơ quạ cánh tay, trong phủ cơ
răng to rồi bám vào xương bả vai tạo thành cung nách – nơi mạch và TK chạy qua xuống
cánh tay.

Mối liên quan

Trong nách có: bó mạch nách, đám rối TK cánh tay và các nhánh của nó, bạch huyết, ngoài ra còn có
tổ chức mỡ nhão.

2
Lấy ĐM nách làm mốc, ta có mối liên quan của các thành phần như sau:

- Liên quan xa (với các thành phần của ổ nách): từ giữa xương đòn, ĐM chạy chếch xuống dưới ra
ngoài, lúc đầu rất gần thành trong, sau gần thành ngoài và thành trước.
- Liên quan gần (với các thành phần trong ổ nách): có cơ ngực bé chạy ngang trước ĐM, chia làm 3
đoạn liên quan:
+ Đoạn trên cơ ngực bé: rất gần thành trước, ngay sau cân đòn ngực, tất cả các thân TK đều
ở phía ngoài ĐM, khi tạo thành các thân TK thì quây xung quanh ĐM.
+ Đoạn sau cơ ngực bé:
• Ngoài: TK cơ bì.
• Trước: TK giữa, 2 rễ trong ngoài.
• Trong: giữa ĐM và TM có TK trụ, TK bì cánh tay trong, trong TM có TK bì cẳng
tay trong.
• Sau: TK quay, TK mũ.
+ Đoạn dưới cơ ngực bé: chỉ còn TK giữa ở trước ngoài ĐM, liên hệ mật thiết với ĐM.
- TM nách: do 2 TM đi từ dưới lên trên rồi hợp lại thành, TM nách ở phía trong ĐM. Đến gần
xương đòn thì ra trước ĐM.
- Bạch huyết: có 3 toán hạch lần lượt trải dọc bó mạch nách, ĐM ngực ngoài và vai dưới.

Áp dụng

- Tìm Động Mạch nách:


+ Lý thuyết cổ điển: quai TK ngực ôm lấy phía trước ĐM nách.
+ Lý thuyết hiện đại: tìm ĐM trong chạc 3 TK giữa, ôm lấy ĐM nách.
- Thắt ĐM nách: thắt ở trên chỗ tách ra của ĐM vai dưới (tìm ĐM vai dưới trong tam giác bả vai
tam đầu), do có các vòng nối quanh vai (các nhánh vai trên, vai sau của ĐM dưới đòn nối với
nhánh vai dưới của ĐM nách); quanh ngực (nhánh ngực trong của ĐM dưới đòn và nhánh ngực
của ĐM nách và nhánh liên sườn của ĐM chủ ngực), quanh cánh tay (nhánh ngực trong của ĐM
dưới đòn và nhánh ngực của ĐM nách và nhánh liên sườn của ĐM chủ ngực).
- Đoạn nguy hiểm: giữa ĐM vai dưới và ĐM mũ, vì đoạn này ĐM không tiếp nối với nhau.
- Trong phẫu thuật ở vai, phải tránh dây mũ (thoát ra ở tứ giác Velpeau).
- Hõm nách có nhiều tổ chức mỡ nhão, nhiều lông và tuyến nên khi viêm nhiễm rất dễ bị lây lan.
- Sai khớp vai biểu hiện mất rãnh Delta ngực.
- Sập ụ vai có dấu hiệu nhát rìu dẫn đến tổn thương khớp vai.
- Rãnh Delta ngực là đường vạch để đi vào vùng khớp vai, vùng vai nách vì không có mạch TK đi
trong rãnh.
- Bờ trong cơ quạ cánh tay là mốc để tìm ĐM nách vì cơ quạ cánh tay là cơ tùy hành của ĐM nách.
- Gây tê đám rối thần kinh cánh tay trong phẫu thuật.

Câu 2: Mô tả vị trí, giới hạn, cấu tạo vùng cánh tay trước; phân tích mối liên quan
của các thành phần chính trong ống cánh tay và áp dụng?
Vị trí, giới hạn

- Vị trí: là tất cả phần mềm che phủ mặt trước xương cánh tay và 2 vách gian cơ.
- Giới hạn:
+ Giới hạn trên: bờ dưới cơ ngực to.
+ Giới hạn dưới: đường vòng trên nếp khuỷu 3cm.

3
+ Giới hạn sau: xương cánh tay và 2 vách gian cơ.

Cấu tạo

- Lớp nông:
+ Da: mỏng, mềm, di dộng.
+ Tổ chức tế bào dưới da: mỏng.
+ TM nông: trong lớp tổ chức dưới da có TM đầu chạy dọc phía ngoài cơ nhị đầu tới rãnh
delta ngực rồi chọc qua cân đòn ngực vào sâu đổ vào TM nách.
+ TK nông: nhánh bì của TK nách, nhánh của TK bì cẳng tay trong, TK bì cánh tay trong.
- Lớp mạc: mỏng, liên tiếp với mạc bọc các cơ, tách ra 2 vách gian cơ trong và ngoài bám vào
xương cánh tay, ngăn cách vùng cánh tay trước và sau.
- Lớp dưới mạc: cơ, mạch, TK ở sâu.
+ Cơ: từ sâu ra nông: cơ cánh tay, cơ nhị đầu, cơ quạ cánh tay.
Tác dụng chung là gấp cẳng tay vào cánh tay.
+ Mạch, TK sâu: bó mạch TK cánh tay nằm trong ống cánh tay, dây TK cơ bì nằm giữa lớp
nông và lớp sâu.

Mối liên quan

- Ống cánh tay:


+ Giới hạn trước:
• Ở trên là cơ quạ cánh tay, cơ nhị đầu cánh tay
• Ở dưới là cơ nhị đầu cánh tay, cơ cánh tay trước
+ Giới hạn trong: mạc bọc cánh tay, tổ chức dưới da, da
+ Giới hạn sau: vách liên cơ trong.
- Trong ống cánh tay: bó mạch cánh tay, TK giữa, TK trụ, TK quay, TK bì cẳng tay trong, TM nền.
- Lấy ĐM cánh tay làm mốc, ta có mối liên quan như sau:
+ TK giữa: lúc đầu ở ngoài ĐM, sau bắt chéo trước ĐM ở giữa cánh tay để xuống dưới thì nằm
trong ĐM.
+ TK trụ: ở trong ĐM, chọc qua vách liên cơ trong ra khu sau.
+ TK quay: lúc đầu ở sau ĐM, sau chọc qua tam giác cánh tay tam đầu ra sau cánh tay.
+ TK cơ bì: chọc qua cơ quạ cánh tay ra khu cánh tay trước nằm giữa cơ nhị đầu và cơ cánh tay.
+ TM cánh tay: 2 TM sâu đi kèm 2 bên ĐM, nhận các nhánh bên tương ứng với các nhánh bên
của ĐM.
+ TM nền: là TM từ nông chọc qua mạc cánh tay để vào ống cánh tay ở giữa cánh tay.
+ TK bì cẳng tay trong: đi ở phía trong ĐM khi đến giữa ống cánh tay, chọc qua lỗ vào của TM
nền ra nông.

Áp dụng

- Tìm ĐM cánh tay: theo bờ trong của cơ nhị đầu cánh tay hoặc ĐM ở ngay sau TK giữa
- Thắt ĐM cánh tay: có thể thắt ĐM ở dưới ĐM cánh tay sâu, tốt nhất là thắt dưới ĐM bên trụ trên,
vì thắt ở vị trí này vẫn đảm bảo sự lưu thông máu với phần dưới chỗ thắt qua 3 vòng nối: quanh
cánh tay (do nhánh lên của ĐM cánh tay sâu nối với nhánh xuống của ĐM mũ), trên lồi cầu (do
nhánh xuống của ĐM cánh tay sâu nối với nhánh quặt ngược quay trước của ĐM quay và nhánh
quặt ngược quay sau của ĐM trụ) và trên ròng rọc (do nhánh bên trụ trên, dưới nối với 2 nhánh
trước và sau của thân ĐM quặt ngược trụ).
- Đoạn thắt nguy hiểm là giữa ĐM mũ và ĐM cánh tay sâu.

4
- Đo huyết áp ĐM: đo ở đoạn ĐM chạy trong ống cánh tay do đoạn này ĐM ở nông.
- Cơ quạ cánh tay có TK cơ bì chọc qua nên tránh làm tổn thương hoặc rạch vào cơ quạ cánh tay vì
dễ làm tổn thương TK cơ bì (là thần kinh chi phối vận động cho tất cả các cơ vùng cánh tay
trước).

Câu 3: Mô tả vị trí, giới hạn, cấu tạo; phân tích mối liên quan vùng khuỷu và áp
dụng?
Vị trí, giới hạn

- Là tất cả phần mềm bọc xung quanh khớp khuỷu.


- Giới hạn: đường vòng ngang trên và dưới nếp khuỷu 3cm.
- Khớp khuỷu ở giữa chia vùng khuỷu làm 2 phần: vùng khuỷu trước và sau.

Cấu tạo

Vùng khuỷu trước

- Lớp nông:
+ Da: mịn, xô đẩy dễ dàng.
+ Tổ chức dưới da: mỏng, lỏng lẻo. Có:
• TM trụ nông, TM quay nông, TM giữa cẳng tay, TM giữa khuỷu, TM giữa đầu, TM
giữa nền. Một số trường hợp, chúng nối với nhau tạo M tĩnh mạch.
• TK nông: nhánh bì của TK cơ bì đi trước TM giữa đầu, nhánh bì của TK bì cẳng tay
trong đi dưới TM giữa nền.
+ Mạc nông: liên tiếp với mạc bọc cánh tay và cẳng tay, được tăng cường thêm bởi trẽ gân
cơ nhị đầu.
- Lớp sâu: cơ, mạch, TK sâu
+ Toán cơ trên ròng rọc: cơ sấp tròn, cơ gan tay lớn và bé, cơ trụ trước, cơ gấp chung nông
và sâu. Đều có nguyên ủy từ mỏm trên ròng rọc và đi xuống cẳng tay.
+ Toán cơ trên lồi cầu: cơ ngửa dài, cơ quay I, cơ quay II, cơ ngửa ngắn. Đều có nguyên ủy
từ bờ ngoài xương cánh tay hoặc mỏm trên lồi cầu đi xuống cẳng tay.
+ Toán cơ giữa: phần dưới cơ cánh tay và cơ nhị đầu.
 Ba toán cơ trên tạo nên rãnh nhị đầu (trong và ngoài), ngăn cách nhau bởi gân cơ nhị đầu.

Rãnh nhị đầu ngoài: 4 thành

+ Thành trước: da, mạc nông.


+ Thành ngoài: toán cơ trên lồi cầu.
+ Thành trong: gân cơ nhị đầu cánh tay.
+ Thành sau: khớp khuỷu và cơ cánh tay trước.

Trong rãnh: TK quay nằm ngoài nhánh quặt ngược quay trước của ĐM quay.

Rãnh nhị đầu trong: 4 thành

+ Thành trước: da, mạc nông.


+ Thành ngoài: gân cơ nhị đầu.
+ Thành trong: toán cơ trên ròng rọc.
+ Thành sau: khớp khuỷu và cơ cánh tay trước.

5
Trong rãnh: ĐM cánh tay nằm ngoài TK giữa.

Vùng khuỷu sau: gồm 2 rãnh

- Rãnh ngoài (rãnh lồi cầu): mỏm trên lồi cầu và mỏm khuỷu tạo nên. Rãnh rộng, nông, có cơ
khuỷu lấp đầy rãnh.
- Rãnh trong (rãnh ròng rọc): mỏm trên ròng rọc và mỏm khuỷu tạo nên. Rãnh hẹp, sâu, có TK trụ
đi giữa 2 bó cơ trụ trước.

Mối liên quan

- Vùng khuỷu trước: Lấy TK giữa làm mốc


+ ĐM cánh tay: ở phía ngoài TK giữa, xuống dưới ĐM cánh tay chia nhánh từ ngoài vào
trong là: ĐM quay, ĐM trụ đều nằm ngoài TK giữa. Cơ sấp tròn bắt chéo trước ĐM trụ ở
dưới và TK giữa ở trên (TK giữa đi trong 2 bó của cơ).
+ TK quay từ vùng sau tách 2 nhánh vào máng nhị đầu ngoài.
ĐM quặt ngược quay trước của ĐM quay nằm phía trong TK quay.
Cả 2 thành phần nằm trong máng nhị đầu ngoài và nằm ngoài ĐM cánh tay và TK giữa.
- Vùng khuỷu sau: TK trụ đi giữa 2 bó cơ trụ trước.

Áp dụng

- Tiêm truyền dịch, truyền máu, lấy máu ở vùng TM chữ M do TM ở nông và to
- TK quay ở chỗ tách ra làm 2 nhánh nằm sát xương, nếu như có va chạm gẫy xương có thể làm
đứt, liệt dây TK quay, dây quay là dây duỗi và ngửa => khi liệt có dấu hiệu bàn tay cổ cò.
- Thăm khám dây TK trụ đánh giá tổn thương tại rãnh trong vùng khuỷu sau.

Câu 4: Mô tả vị trí, giới hạn, cấu tạo; phân tích mối liên quan của các thành phần
chính trong vùng cẳng tay trước và áp dụng?
Vị trí, giới hạn

- Gồm tất cả các thành phần che phủ mặt trước 2 xương cẳng tay, màng gian cốt cùng hai vách gian
cơ.
- Giới hạn:
+ Trên : Đường vòng dưới nếp gấp khuỷu 3cm
+ Dưới : Đường vòng ngang qua nếp gấp cổ tay xa nhất.

Cấu tạo

- Lớp nông:
+ Da: mỏng, mịn, dễ di động.
+ Tổ chức dưới da:
• Mỏng ở nam, dày ở nữ và trẻ em
• Mạch ở nông: TM quay nông, TM trụ nông, TM giữa cẳng tay.
• TK nông: ở ngoài có nhánh bì của dây TK cơ bì; ở trong có TK bì cẳng tay trong.
+ Mạc nông: bọc xung quanh cẳng tay. Ở trên liên tiếp với mạc khuỷu, tách ra 2 vách gian cơ.
+ Hai vách gian và màng gian cốt chia vùng cẳng tay làm 2 vùng trước và sau.
- Các cơ (4-1-2-1):
+ Nông (4 cơ): cơ sấp tròn, cơ gan tay lớn, cơ gan tay bé, cơ trụ trước.

6
+ Giữa (1 cơ): cơ gấp chung nông.
+ Sâu (2 cơ): cơ gấp sâu các ngón, cơ gấp dài ngón cái.
+ Sát xương (1 cơ): cơ sấp vuông.
Tác dụng : Sấp bàn tay, cổ tay. Gấp cổ tay, bàn tay, ngón tay. Nghiêng bàn tay, cổ tay.
- Mạch và TK:
+ Mạch: ĐM quay, ĐM trụ là ngành cùng của động mạch cánh tay. Mỗi ĐM có 2 TM đi kèm 2
bên.
+ Thần kinh: TK quay, TK giữa, TK trụ.

Mối liên quan

Lấy ĐM quay làm mốc, ta có liên quan sau:

- 1/3 trên: ĐM đi dọc bờ trong cơ ngửa dài, nằm trên cơ ngửa ngắn, bắt chéo trước cơ sấp tròn. ĐM
nằm trong chẽ gân cơ sấp tròn. TK quay nằm ngoài ĐM.
- 1/3 giữa: ĐM nằm giữa cơ ngửa dài và cơ gan tay lớn, nằm trên cơ gấp dài ngón cái.
TK quay đi ngoài ĐM, sau đó vòng quanh xương quay, đi dưới cơ ngửa dài rồi chạy ra sau.
- 1/3 dưới: ĐM nằm giữa cơ ngửa dài và cơ gan tay lớn.
- Cổ tay: Đi vòng quanh mỏm trâm rồi quay ra sau tới hộp lào giải phẫu đến khoang liên cốt I vào
vùng gan tay.

Lấy ĐM trụ làm mốc, ta có liên quan sau:

- 1/3 trên: chạy chếch vào sâu, bắt chéo sau dây TK giữa, dưới cơ sấp tròn, sau cung cơ gấp nông,
giữa cơ gấp nông và sâu.
- 1/3 giữa: đi giữa cơ gấp chung nông và sâu, chạy dần vào trong tới gần cơ trụ trước.
- 1/3 dưới: đi giữa cơ gấp chung nông và gân cơ trụ trước.

Các liên quan khác:

- TK quay đi ngoài ĐM quay, cách mỏm trâm quay 10cm thì vòng ra sau.
- TK trụ đi phía trong ĐM trụ.
- TK giữa nằm trong ĐM cánh tay, chui dưới cung cơ gấp chung nông, bắt chéo trước ĐM trụ.
Xuống đến vùng cẳng tay, nằm giữa cơ gấp chung nông và sâu tới 1/3 dưới chạy ra nông, nằm
trong rãnh giữa cơ gan tay lớn và bé, nằm rất nông, chỉ có da và cân che phủ.

Áp dụng

- ĐM quay:
+ Nối với ĐM cánh tay qua vòng nối trên lồi cầu
+ Nối với ĐM trụ qua các nhánh cơ, nhánh ngang trước cổ tay, nhánh mu cổ tay, 2 cung mạch
gan tay.
- ĐM trụ:
+ Nối với ĐM cánh tay qua vòng nối trên ròng rọc
+ Nối với ĐM cánh tay sâu qua vòng nối trên lồi cầu
+ Nối với ĐM quay qua các nhánh cơ, nhánh ngang trước cổ tay, nhánh mu cổ tay và 2 cung
ĐM gan tay nông sâu.

Có thể thắt 2 ĐM này mà vẫn đảm bảo tuần hoàn

- Tìm ĐM trụ: đường chuẩn đích là đường vạch từ mỏm trên ròng rọc đến bờ ngoài xương đậu.

7
- Tìm ĐM quay: đường chuẩn đích là đường vạch từ giữa nếp gấp khuỷu đến rãnh giữa cơ ngửa dài
và cơ gan tay lớn.
- Bắt ĐM ở cổ tay: bắt ĐM quay (do ĐM nằm ở nông và trên nền xương cứng).
- TK trụ khi bị liệt hay đứt dẫn tới hội chứng bàn tay vuốt trụ.
- TK quay dễ bị tổn thương khi gãy cổ xương quay.
- Khi xương bị gãy, động tác sấp ngửa bị giảm hoặc mất.
- Giới hạn trong: bờ sau xương trụ mỏm ròng rọc.
Giới hạn ngoài: bờ trước xương quay.
Hai giới hạn trên không bắt chéo với TK vận động nên khi phẫu thuật có 2 đường rạch vào.
- Khi gấp và nắm chặt bàn tay thì nếp gấp cổ tay dưới cùng hằn rõ nhất, nổi lên 2 gân: gân cơ gan
tay dài, gân cơ gấp cổ tay quay. Giữa 2 gân là rãnh dọc, đây là mốc định vị dây TK giữa ở dưới.
- TK giữa liệt hoặc đứt dẫn tới hội chứng bàn tay khỉ.

Câu 5: Mô tả cấu tạo, mạch, thần kinh vùng gan tay và áp dụng?
Cấu tạo

- Lớp nông:
+ Da: dày, dính chắc trừ ô mô cái.
+ Mạch nông: nhỏ, ít.
+ TK nông: nhánh bì của TK giữa ở ngoài, nhánh bì của TK trụ ở trong, nhánh bì của TK
quay ở trên, TK cơ bì ở trên.
+ Mạc nông: căng từ xương đốt bàn I đến V; tách ra thành 2 vách liên cơ.
+ Mạc sâu: che phủ xương đốt bàn và cơ liên cốt.
- Lớp sâu và ô gan tay: 4 ô, 2 lớp
+ Các ô gan tay nông: đi từ mạc nông đến mạc sâu, được 2 vách ngăn chia làm 3 ô. Ô giữa
chứa hầu hết mạch và TK quan trọng.
• Ô mô cái: cơ dạng ngắn ngón cái, cơ gấp ngắn ngón cái, cơ đối chiếu ngón cái, cơ khép
ngón cái.
• Ô mô út: cơ gan tay ngắn, cơ dạng ngón út, đối chiếu ngón út, gấp ngắn ngón út.
• Ô gan tay giữa:
▪ Trước: 4 gân gấp nông
▪ Sau: 4 gân gấp sâu
▪ 4 cơ giun
+ Ô gan tay sâu: nằm dưới mạc sâu và các xương bàn tay. Có cung mạch gan tay sâu, cơ
gian cốt, ngành sâu của TK trụ. Ô gan tay sâu có 8 cơ gian cốt.
- Bao hoạt dịch các gân gấp:
+ Bao hoạt dịch quay
+ Bao hoạt dịch trụ
+ Bao hoạt dịch các ngón giữa

Mạch và thần kinh

- Cung ĐM gan tay nông:


+ Nhánh cùng của ĐM trụ và nhánh quay gan tay của ĐM quay
+ Đường đi: đi theo 2 đường kẻ
• Đường kẻ chếch: từ bờ ngoài xương đậu đến kẽ ngón III, IV
• Đường kẻ ngang: kẻ ngang khi ngón cái dạng hết sức.
+ Nhánh: 4 nhánh

8
• ĐM bên trong ngón út
• Ba nhánh gan ngón chung, mỗi nhánh lại chia 2 ĐM gan ngón riêng.
Liên quan:
+ TM và nhánh TK trụ đi kèm ĐM.
+ Cung ĐM nằm ngay dưới cân gan tay giữa, trên gân cơ gấp. Chú ý mạch máu, TK gan
ngón tay không tiếp xúc với xương đốt ngón tay mà tiếp xúc với bao xơ nên khi phẫu tích
dọc ngón tay có thể rạch chỗ da tiếp xúc với xương mà không gây tổn thương mạch, TK.
Khi tiến hành các thủ thuật ở bàn tay nên tiến hành phía dưới đường Boeckel để tránh cắt
vào cung ĐM gan nông.
- Cung ĐM gan tay sâu:
+ Nhánh cùng của ĐM quay và nhánh trụ gan tay của ĐM trụ.
+ Đường đi:
• ĐM quay bắt chéo hộp lào giải phẫu qua khoang liên cốt I, lách giữa 2 bó cơ khép
ngón cái, đi ngang tới gặp ĐM trụ.
• ĐM trụ: đi từ đỉnh xương đậu vào sâu đến gặp ĐM quay.
+ Nhánh:
• Lõm: nhánh cổ tay
• Lồi: 4 nhánh liên cốt, 3 nhánh đổ nông, nhánh còn lại tách 2 nhánh bên ngón trỏ và
ngón cái.
• Sau: 3 nhánh xiên.
Liên quan:
+ Nằm sát xương đốt bàn II, III, IV
+ Có 2 TM đi kèm.
+ Nhánh sâu TK trụ bắt chéo trước.
- TK giữa: sau khi chui dưới dây chằng vòng cổ tay chia 2 nhánh trong, ngoài.
- TK trụ: cùng ĐM trụ đi trên dây chằng vòng cổ tay tới gan tay chia 2 nhánh nông và sâu.
- TK quay: luồn dưới cơ ngửa dài, vòng quanh xương quay ra sau, chi phối cảm giác cho ô mô cái.

Áp dụng

- 2 cung ĐM gan tay nông và sâu có các nhánh nối chằng chịt nên có thể thắt bất cứ chỗ nào.
- Tổn thương:
• Dây giữa gây hội chứng bàn tay khỉ.
• Dây trụ gây hội chứng bàn tay vuốt trụ.
• Dây quay gây hội chứng bàn tay cổ cò.
- Cung ĐM gan tay nông nằm từ đường Boeckel trở lên nên có thể đi vào bằng đường này: áp dụng
tìm cung ĐM.
- Viêm bao hoạt dịch các ngón gây sưng phồng, càng cua.
- Bao hoạt dịch gân gấp ngón cái, út thông nhau nên viêm 1 bên có thể lây lan sang bên còn lại.
- Bao hoạt dịch trụ kéo dài lên tận cổ tay nên khi viêm sẽ khó điều trị.
- Hội chứng ống cổ tay: các gân cơ gấp trong ống cổ tay bị viêm gây chèn ép TK giữa dẫn đến tê
liệt bàn tay.

Câu 6: Mô tả cấu tạo, mạch, thần kinh vùng mông và áp dụng?


Vùng mông gồm các phần mềm che lấp mặt sau ngoài xương chậu và khớp chậu đùi. Là một vùng
quan trọng, có nhiều cơ, đặc biệt nhiều mạch máu thần kinh từ trong chậu hông đi ra.

9
Cấu tạo

- Da và tổ chức dưới da: có nhiều tổ chức mỡ và các nhánh TK nông


+ Ở trên: nhánh dây TK liên sườn XII
+ Ở dưới: TK đùi bì sau
+ Ở ngoài: TK đùi bì ngoài
- Mạc nông: chia 2 lá bọc cơ mông lớn; xuống dưới dính vào mạc đùi, ra ngoài dính dải chậu chày
và cơ căng mạc đùi.
- Cơ: chia 2 loại
+ Cơ chậu hông mấu chuyển: tác dụng duỗi, dạng, xoay đùi.
+ Cơ ụ ngồi mấu chuyển: tác dụng xoay ngoài đùi.
Phân làm 3 lớp cơ:
+ Nông: cơ mông lớn, cơ căng mạc đùi.
+ Giữa: cơ mông nhỡ.
+ Sâu: cơ mông bé, 2 cơ sinh đôi, 2 cơ bịt, cơ hình lê, cơ vuông đùi.
- Cân sâu: giữa 2 lớp cơ có cân mông, trên dính mào chậu, dưới là cân đùi.

Mạch và thần kinh

❖ Bó mạch TK trên cơ hình lê


+ ĐM mông trên:
• Ngành cùng của thân sau ĐM chậu trong
• Chia 2 ngành, cấp máu cho 3 cơ mông
• Nối với ĐM mông dưới và ĐM mũ đùi ngoài.
+ TK mông trên
• Thân thắt lưng cùng và TK cùng I hợp thành
• Thường nằm ngoài ĐM
• Chia 2 ngành, chi phối cơ mông bé, mông nhỡ và cơ căng mạc đùi
❖ Bó mạch TK dưới cơ hình lê
- TK đùi bì sau:
• Tách từ dây sống cùng I, II, III.
• Cảm giác da, cơ quan sinh dục ngoài.

- TK ngồi:
• Gồm
▪ TK mác chung: nhánh thắt lưng IV, V và nhánh cùng I, II.
▪ TK chày: nhánh thắt lưng IV, V và nhánh cùng I, II, III.
• Chi phối cảm giác và vận động cho chi dưới.
• Đi trước cơ mông lớn, sau nhóm cơ chậu hông mấu chuyển tới vùng đùi.
- Bó mạch TK mông dưới:
+ ĐM mông dưới
• Ngành cùng của ĐM chậu trong
• Chia 2 ngành:
▪ Ngành lên cấp máu cơ mông, nối với ĐM mông trên
▪ Ngành xuống cấp máu cho cơ đùi sau, nối với ĐM mũ đùi, các nhánh xiên
ĐM đùi sâu.
+ TK mông dưới: vận động cơ mông lớn.
- Bó mạch TK thẹn:

10
+ ĐM thẹn trong: đi từ khuyết hông to dưới cơ hình lê vòng qua gai ngồi tới khuyết ngồi bé
tới ống thẹn vào vùng đáy chậu, bộ phận sinh dục,…
+ TK thẹn:
• TK cùng II, III, IV
• Đi theo ĐM

Áp dụng

- TK ngồi bị viêm hay bị tổn thương do trật khớp hông, gãy xương chậu, tiêm không đúng dẫn đến
không gấp được cẳng chân, không đứng được trên gót chân, ngón chân ảnh hưởng đến động tác đi
bộ. Thăm khám dây TK ngồi bằng cách ấn vào điểm Valleix (từ ụ ngồi tới mấu chuyển lớn trên
xương đùi).
- Tiêm mông: 1/4 trên ngoài vì vùng này mạch máu đã chia nhỏ, ít TK
+ Đường ngang: gốc rãnh liên mông ra ngoài.
+ Đường dọc: đường thẳng góc và đường ngang, cách rãnh liên mông 2 đến 3 khoát ngón
tay.
- Các ĐM mông trên đều thắt được.
- Sau ĐM có 1 đám rối tĩnh mạch nên bộc lộ mạch khó.
- ĐM mông dễ bị tổn thương khi xương chậu gãy, rạn hay tiêm mông bị áp xe lan tới.
- Tìm ĐM mông: dựa vào cơ hình lê(vạch từ gai chậu sau trên tới cơ mông lớn xương đùi) do ĐM ở
trên cơ này.

Câu 7: Mô tả vị trí, giới hạn, cấu tạo; phân tích mối liên quan của các thành phần
chính vùng đùi trước và áp dụng?
Vị trí, giới hạn

- Trên: nếp lằn bẹn


- Dưới: đường ngang phía trên xương bánh chè 2 khoát ngón tay
- Ngoài: Đường từ gai chậu trước trên đến lồi cầu ngoài
- Trong: Đường từ khớp mu tới lồi cầu trong

Cấu tạo

- Lớp nông
+ Da: mềm, mỏng, đặc biệt là vùng bẹn
+ Tổ chức dưới da:
• Nhiều mỡ
• Mạch nông:
▪ ĐM nông: nhánh bên ĐM đùi
▪ TM nông: TM hiển lớn
▪ Hạch bạch huyết nông
• Thần kinh nông: là các nhánh cảm giác
▪ TK bì đùi ngoài, nhánh sinh dục
▪ TK sinh dục đùi, nhánh bì TK đùi, nhánh hiển TK đùi, nhánh bì TK bịt
- Mạc đùi: dày, chắc
+ Tách ra thành 2 vách gian cơ ngoài và trong bám vào đường ráp xương đùi
+ Trên: dây chằng bẹn

11
+ Ngoài: tách ra bọc cơ căng mạc đùi ở trên, bọc dải chậu chày ở dưới
+ Trước: bọc cơ may, đến bờ trong chia 2 lá nông và sâu; 2 lá này lại chập lại ở bờ ngoài cơ
khép dài tạo nên bao mạc có mạch đùi nằm trong.
- Lớp dưới mạc:
+ Cơ:
• Nhóm trước: cơ may, cơ tứ đầu đùi, cơ thắt lưng chậu.
Tác dụng chung duỗi cơ chân, gấp đùi.
• Nhóm trong:
▪ Ở nông: Cơ lược, cơ thon, cơ khép dài
▪ Ở giữa: Cơ khép ngắn
▪ Ở sâu: Cơ khép lớn
Tác dụng chung là khép đùi và gấp cẳng chân
+ Mạch máu:
• Động mạch:
ĐM bịt
ĐM đùi: chia nhánh là ĐM thượng vị nông, ĐM mũ chậu nông, ĐM thẹn ngoài,
ĐM đùi sâu, ĐM gối xuống
• Tĩnh mạch: TM đùi và TM bịt
+ Thần kinh:
• TK đùi: chia nhánh cơ, nhánh bì, TK hiển.
• TK bịt.

Mối liên quan

Lấy động mạch đùi làm mốc, chia làm 3 đoạn

- Đoạn sau dây chằng bẹn


+ Được chia thành 2 ô bởi dải chậu lược, ô cơ nằm ngoài, ô mạch nằm trong.
+ Trong ô mạch: ĐM nằm ngoài, TM nằm giữa, bạch huyết nằm trong; cả 3 được bọc trong
bao mạch đùi, bao này tách 2 vách chia thành ô ĐM, ô TM, ô bạch huyết (ống đùi; là điểm
yếu của vùng bẹn thường gây thoát vị đùi).
- Đoạn đi trước tam giác đùi (tam giác Scarpa)
Là một khe hình tháp tam giác, có:
+ Nền: dây chằng bẹn ở trước, ở sau là bờ trước xương chậu.
+ Đỉnh: nơi cơ may gặp cơ khép dài.
+ Thành ngoài: cơ may, cơ thắt lưng chậu.
+ Thành trong: cơ lược, cơ khép dài.
+ Thành trước: mạc đùi
Trong tam giác đùi: TK đùi nằm ngoài, ĐM đùi nằm giữa, TM đùi nằm trong.
- Đoạn đi trong ống cơ khép (ống đùi Hunter)
Ống có 3 mặt:
+ Mặt trước trong: trên là cơ may, dưới là mạc rộng – khép
+ Mặt trước ngoài: cơ rộng trong
+ Mặt sau: cơ khép dài nằm trên, gân cơ khép lớn nằm dưới
Các thành phần trong ống cơ khép:
+ ĐM, TM đùi; ĐM bắt chéo trước TM để vào trong TM
+ Nhánh thần kinh vận động cơ rộng trong

12
+ TK hiển; ban đầu nằm ngoài ĐM sau đi ra trước vào trong ĐM để chọc ra nông.

Áp dụng

- Da mềm mỏng, có nhiều tuyến bì (vùng bẹn) nên ở trẻ nhỏ dễ bị viêm.
- TK bịt đi vào rãnh bịt, áp sát vào xương nên khi thoát vị bịt, TK bịt bị chèn ép sẽ gây đau vùng
bẹn và đùi trong.
- Tìm ĐM đùi ở ống đùi:
+ Cơ may: cơ tùy hành
+ Thừng cơ khép
- Vì ĐM đùi liên quan: TK ở ngoài, TM ở trong
+ Khi rạch thấy nhiều TK là đã lạc quá ra ngoài
+ Chảy nhiều máu là đã lạc quá vào trong
- ĐM đùi nối với ĐM chậu trong bởi các nhánh ĐM mũ đùi, xiên, mông dưới là vòng nối quan
trọng nhất vì thế nên thắt ĐM đùi ở phía trên chỗ tách của ĐM đùi sâu càng cao càng tốt.
- Tiêm truyền vào TM hiển lớn.
- Ống đùi là điểm yếu của vùng bẹn hay bị thoát vị đùi.

Câu 8: Mô tả vị trí, giới hạn, cấu tạo; phân tích mối liên quan của các thành phần
chính vùng cẳng chân trước và áp dụng?
Vị trí, giới hạn

- Vị trí: tất cả phần mềm che phủ mặt trước 2 xương cẳng chân
- Giới hạn:
+ Trên: đường vòng ngang lồi củ chày trước
+ Dưới: đường vòng ngang hai mắt cá chân

Cấu tạo

- Nông:
+ Da: mỏng, ít di động, ít mạch máu, đôi khi có lông
+ Tổ chức dưới da:
• Mỏng
• Mạch nông: TM hiển lớn, TM hiển bé
• Thần kinh: TK mác nông, TK hiển

- Mạc
+ Trên: liên tiếp mạc đùi
+ Trong: bám sát mặt trong xương chày
+ Ngoài: liên tiếp mạc cẳng chân sau và vách gian cơ
+ Dưới: dầy lên tạo mạc hãm các gân duỗi
- Sâu
+ Cơ:
• Khu trước (4 cơ): cơ chày trước, cơ duỗi dài ngón cái, cơ duỗi chung các ngón chân,
cơ mác ba.
Tác dụng chung duỗi bàn chân, ngón chân.
• Khu ngoài (2 cơ): cơ mác dài, cơ mác ngắn.

13
Tác dụng chung nâng đỡ vòm gan chân gấp, xoay bàn chân.
+ Mạch: ĐM chày trước; có 2 TM đi kèm, cơ tùy hành là cơ chày trước.
+ Thần kinh: TK mác sâu, TK mác nông.

Mối liên quan

Lấy ĐM chày trước làm mốc, ta có liên quan:

- 1/3 trên: ĐM chày trước nằm giữa cơ chày trước ở trong, cơ duỗi chung các ngón ở ngoài.
- 1/3 giữa và dưới cẳng chân: ĐM chày trước nằm giữa cơ chày trước ở trong, ở ngoài là cơ duỗi
chung ngón chân và cơ duỗi dài ngón cái.
- Tại cổ chân: gân cơ duỗi ngón cái bắt chéo ĐM chày trước đi vào trong.
- TK mác sâu:
+ Ở trên: nằm ngoài ĐM chày trước
+ Giữa cẳng chân: bắt chéo mặt trước ĐM từ ngoài vào trong
+ Xuống dưới: nằm trong ĐM

Áp dụng

- Tìm ĐM chày trước: Vì ĐM nằm giữa cơ chày trước ở trong, cơ duỗi chung(trên) và cơ duỗi ngón
cái (dưới). Đi theo khe này tới 1/3 dưới cẳng chân, banh gân cơ chày trước ra sẽ thấy ĐM.
- Có 2 vòng nối quan trọng là vòng nối quanh gối và vòng nối quanh mắt cá chân nên có thể thắt mà
vẫn đảm bảo tuần hoàn.
- Bờ trước xương chày sắc chỉ có dải mạc che phủ nên dễ bị tổn thương.
- TM hiển lớn ở trước mắt cá trong, nằm ở nông, dễ tìm nên ứng dụng trong tiêm truyền.
- Xương mác xoắn vặn từ sau vào trong, là chỗ chủ yếu gãy xương.

Câu 9: Mô tả vị trí, giới hạn, cấu tạo; phân tích mối liên quan của các thành phần
chính vùng cẳng chân sau và áp dụng?
Vị trí, giới hạn

- Vùng giữa khoeo và sên cẳng chân


- Giới hạn:
+ Trên: đường vòng ngang lồi củ chày trước
+ Dưới: đường vòng ngang hai mắt cá chân
+ Trước: 2 xương cẳng chân và màng gian cốt

Cấu tạo

- Nông:
+ Da: ít đàn hồi
+ Tổ chức dưới da:
• Mạch nông: TM hiển bé
• TK nông: TK đùi bì sau, TK bì bắp chân ngoài, TK bì bắp chân trong
- Mạc:
+ Mạc nông:
• Trong: bờ trước xương chày
• Ngoài: liên tiếp với mạc cẳng chân trước

14
• Giữa: chia làm 2 trẽ bọc TM hiển bé và TK bì bắp chân
+ Mạc sâu: Ngăn cách 2 lớp cơ vùng cẳng chân sau
- Sâu:
+ Cơ:
• Nông: cơ tam đầu cẳng chân, cơ gan chân dài.
• Sâu: cơ khoeo, cơ chày sau, cơ gấp dài ngón cái, cơ gấp dài ngón chân
Tác dụng chung gấp cẳng chân, ngón chân, bàn chân; nghiêng trong bàn chân.
+ Mao mạch, thần kinh
• Động mạch: ĐM chày sau, ĐM mác
• Tĩnh mạch: 2 TM đi kèm 2 bên ĐM cùng đổ vào TM khoeo
• Thần kinh: TK chày

Mối liên quan

- ĐM chày sau
+ Đi giữa 2 lớp cơ, dưới mạc sâu. Ban đầu đi giữa 2 xương, sau cơ chày sau chạy chếch vào
trong sau cơ gấp dài ngón chân.
+ Cùng TK chày chui ra nông ở 1/3 dưới
+ TK đi ngoài ĐM
- ĐM mác
+ Đi giữa cơ chày sau và cơ gấp dài ngón cái
+ Xuống 1/3 dưới lách vào giữa xương và chỗ bám của cơ gấp dài cái.

Áp dụng

- Đứng lâu bị tê bì do ứ máu TM, dẫn đến thiếu oxi và chèn ép TK bì bắp chân
- Gãy xương cẳng chân máu chảy tụ lại ở khoang sau bắp chân gây chèn ép, bầm tím dẫn đến hoại
tử.
- Tìm ĐM chày sau:
+ Nằm giữa 2 lớp cơ, dưới mạc sâu
+ TK chày nằm ngoài ĐM
- Tổn thương TK chày gây hội chứng bàn chân bột vì TK chày sau cho phối cho các cơ vận động
vùng cẳng chân sau – các cơ gấp, nên khi tổn thương TK, không gấp được. Đặc biệt là ở 1/3 dưới,
TK chày sau chạy ra nông, dễ bị tổn thương bởi các xương nhỏ, chịu nhiều áp lực.

Câu 10:Mô tả vị trí, giới hạn, cấu tạo, mối liên quan của các thành phần chính vùng
gan chân và áp dụng?
Bàn chân được giới hạn từ hai mắt cá chân tới đầu các ngón chân, gồm có 2 phần mu chân và gan chân.

Vị trí, giới hạn

- Tất cả phần mềm nằm dưới xương và khớp bàn chân


- Giới hạn bởi các bờ viền xung quanh mặt dưới bàn chân

Cấu tạo

- Da: dày, chắc, dính liền với mô tế bào dưới da.


- Tổ chức dưới da:

15
+ TM nông hợp thành lưới TM.
+ Nhánh bì của dây TK gan chân trong và gan chân ngoài.
- Cân gan chân và các ô gan chân:
+ Bám từ xương gót, chia 5 chẽ cho 5 ngón chân.
+ Dày ở giữa, mỏng ở 2 bên.
+ Có 2 vách gian cơ chia làm 3 ô: ô trong, ô giữa, ô ngoài. Ở dưới mạc sâu còn có ô gian cốt.
- Cơ:
+ Nông: cơ dạng ngón cái, cơ dạng ngón út, cơ gấp ngắn các ngón.
+ Giữa: gân cơ gấp dài ngón cái, gân cơ gấp chung các ngón, cơ vuông gan chân, cơ giun.
+ Sâu:
• 1/3 sau: dây chằng khớp cổ bàn chân, gân cơ chày sau, gân cơ mác dài.
• 1/3 trước: cơ gấp ngắn ngón cái, cơ khép ngón cái, cơ gấp ngắn ngón út, cơ đối ngón
út.
+ Sát xương: cơ liên cốt.
- Mạch thần kinh:
Hai bó mạch thần kinh đều do ngành cùng của ĐM chày sau và TK chày tạo nên.
+ Tầng trên ống gót: bó mạch thần kinh gan chân trong
+ Tầng dưới ống gót: bó mạch thần kinh gan chân ngoài

Mối liên quan

- ĐM gan chân trong: đi từ tầng trên ống gót, đi cùng TK gan chân trong, đi ra phía trước dọc bờ
trong gân cơ gấp dài ngón cái thì nối tiếp với nhánh bên trong của gan chân.
+ Đầu tiên TK nằm phía trong ĐM
+ Đến chỗ TK tách ra làm 2 nhánh, TK nằm ngoài ĐM
+ Có 2 TM cùng tên đi kèm 2 bên ĐM.
- ĐM gan chân ngoài: đi từ tầng dưới ống gót chạy chếch ra ngoài tới đầu sau xương đốt bàn chân I
thì nối tiếp với ĐM mu chân
+ Có 2 đoạn liên quan:
• Đoạn chếch: đi giữa cơ vuông gan chân và cơ gấp ngắn các ngón chân.
• Đoạn ngang: chui vào sâu, nằm dưới xương đốt và các cơ gian cốt
+ Có 2 TM đi kèm 2 bên ĐM
+ Thần kinh đi phía trog ĐM

Áp dụng

- Các ô gan chân thông với nhau do 2 vách gian cơ của cân nông tạo thành nên khi viêm nhiễm sẽ
lan tỏa chứ không khu trú như ở vùng bàn tay
- Các xương đốt bàn tiếp khớp tạo vòm gan chân, có tác dụng chịu đựng sức nặng của thân người
và bảo vệ các mạch, thần kinh không bị chèn ép. Nếu vòm thấp hay bị sụp vòm sẽ gây đau khi đi
hoặc khi đứng lâu.
- Cân gan chân dày và chắc, dính vào da và tổ chức dưới da nên khi phẫu thuật có thể rạch thẳng từ
da tới xương.

16
Câu 11: Mô tả vị trí, giới hạn, cấu tạo, mối liên quan của các thành phần trong tam
giác cảnh và áp dụng ?
Là vùng chứa bó mạch cảnh, là bó mạch quan trọng nhất của vùng đầu mặt cổ.

Vị trí, giới hạn

- Vị trí: Nằm ở vùng cổ trước


- Giới hạn:
+ Ở trên bởi bụng sau cơ hai bụng,
+ Ở dưới bởi bụng trên cơ vai móng
+ Ở sau bởi bờ trước cơ ức đòn chũm.

Cấu tạo

Từ nông vào sâu :

- Da và tổ chức mỡ dưới da:


+ Da: mỏng, mềm mại
+ Tổ chức dưới da:
- Cơ bám da cổ
- Lá nông mạc cổ phần dưới móng.
- Các lớp dưới mạc:
+ Cơ: xếp thành 2 lớp
• Lớp nông: cơ ức móng, cơ vai móng
• Lớp sâu: cơ ức giáp, cơ giáp móng
+ Mạch: gồm ĐM cảnh chung, ĐM cảnh trong, ĐM cảnh ngoài, TM cảnh trong, TK X, TK
XII và ngành bên các mạch nói trên.

Liên quan

- Trong tam giác cảnh có tam giác Farabeuff được giới hạn bởi:
+ Cạnh sau ngoài là TM cảnh trong;
+ Cạnh trước trên là TK XII và bụng sau cơ hai bụng;
+ Cạnh trước dưới là phần tận của TM mặt đổ vào TM cảnh trong.
Trong tam giác Farabeuff chứa: TK X, TK XII, đoạn cuối của ĐM cảnh chung, xoang cảnh, ĐM
cảnh trong, ĐM cảnh ngoài và các nhánh bên của nó: ĐM giáp trên, ĐM lưỡi, ĐM mặt, ĐM hầu
lên, ĐM chẩm.
- Lấy ĐM cảnh trong làm mốc:
+ ĐM cảnh trong từ phình cảnh (ngang mức bờ trên sụn giáp) sau đó đi lên qua vùng hàm
hầu, tới mặt dưới nền sọ thì chui vào sọ.
+ TM cảnh trong : đi ở phía ngoài ĐM, sau đó tiếp tục chạy dọc bờ ngoài ĐM cảnh chung.
+ ĐM cảnh ngoài : đoạn đầu nằm ở trước hơn và trong hơn so với ĐM cảnh trong và cho
một số nhánh bên ở vùng này (là đặc điểm để phân biệt ĐM cảnh trong). Các nhánh của
ĐM cảnh ngoài gồm: ĐM giáp trên, ĐM lưỡi, ĐM mặt, ĐM hầu lên, ĐM chẩm.
+ TK X đi xuống trong góc nhị diện mở ra sau giữa TM cảnh trong và ĐM cảnh trong, rồi
ĐM cảnh chung.
+ TK XII từ khe giữa TM cảnh trong và ĐM cảnh trong lách ra, bắt chéo trước ĐM cảnh
ngoài và nguyên ủy ĐM chẩm để tới tam giác dưới hàm. Ở ngoài cơ móng lưỡi và ĐM
lưỡi

17
+ Rễ trên của quai cổ tách ra khỏi dây XII, khi dây này bắt chéo ĐM cảnh ngoài ở sát
nguyên ủy của ĐM chẩm, rồi đi trước bó mạch cảnh trong một chẽ của bao cảnh.

Áp dụng

- Dựa vào vị trí giới hạn của tam giác cảnh ta xác định được tam giác Farabeuf để tìm ĐM cảnh
chung, trong, ngoài.
- Thắt ĐM cảnh :
+ Thắt ĐM cảnh ngoài : ở trên ngành bên đầu tiên (ĐM giáp trên) vì nó có các vòng nối
với ĐM cảnh ngoài bên đối diện và với ĐM dưới đòn.
• Vòng nối với ĐM cảnh ngoài bên đối diện : Ở tuyến giáp là 2 ĐM giáp trên, quanh
miệng là các nhánh môi trên và dưới của ĐM mặt, ở hầu là 2 ĐM hầu lên, ở vùng
chẩm là 2 ĐM chẩm, ở lưỡi là 2 ĐM lưỡi.
• Vòng nối với ĐM dưới đòn : ở tuyến giáp bởi các nhánh giáp trên và dưới.
+ Thắt ĐM cảnh trong rất nguy hiểm vì nó không cho nhánh bên nào ở cổ và nó cấp máu
chủ yếu cho não.
+ Hạn chế thắt ĐM cảnh chung ( điều trị phình mạch não) : Máu sẽ đi vào vòng nối giữa
ĐM cảnh ngoài bên đối diện, ĐM dưới đòn bên đối diện để tới ĐM cảnh trong.
- Rạch bờ trước cơ ức đòn chũm để tìm bó mạch TK cảnh
- Rạch cơ ức đòn chũm để cắt bỏ u và các hạch bạch huyết.

Câu 12: Mô tả vị trí, giới hạn, cấu tạo, phân tích mối liên quan các thành phần chính
trong vùng ức đòn chũm và áp dụng:
Vị trí, giới hạn

- Vị trí: định mốc bởi cơ ức đòn chũm.


- Giới hạn:
+ Ở nông bởi khoang giữa hai bờ cơ ức đòn chũm
+ Ở sâu bởi lá trước sống của mạc cổ.

Cấu tạo

Từ nông vào sâu

- Các lớp nông gồm:


+ Da mềm mại dễ di động ở dưới dính ở trên, lớp mỡ dưới da mỏng.
+ Lớp mô tế bào dưới da: cơ bám da cổ, TM cảnh ngoài (bắt chéo mặt trên cơ ức đòn chũm),
các nhánh của đám rối TK cổ.
- Lá nông mạc cổ bọc vòng quanh cổ, khi tới cơ ức đòn chũm thì tách làm 2 lá bọc lấy cơ. Cơ ức
đòn chũm bám từ 2 đầu ức và đầu đòn đến tận hết ở mặt ngoài mỏm chũm và nửa ngoài đường
gáy trên.
- Các cơ dưới mạc: cơ vai móng, các cơ dưới móng như: cơ ức móng, cơ giáp móng, cơ ức giáp
được bọc bởi mạc các cơ dưới móng.
- Bao cảnh và ống cảnh: có bó mạch TK cảnh và chuỗi hạch bạch huyết cổ sâu. Bó mạch TK cảnh
chứa: ĐM cảnh chung, TM cảnh trong, TK X, nhánh của TK XII. Bao cảnh nằm trong 1 khoang
lặng trụ tam giác gọi là ống cảnh.

18
Ống cảnh được giới hạn bởi:
+ Thành sau: mỏm ngang các đốt sống cổ, các cơ trước sống, các cơ bậc thang. Giữa các lớp
cơ có đám rối TK cổ và cánh tay. Trước các cơ dựng sống có chuỗi hạch giao cảm cạnh
sống. Trước cơ bậc thang trước có dây thần kinh hoành.
+ Thành trong là các tạng ở cổ: hầu, thực quản, thanh quản, khí quản, tuyến giáp, tuyến cận
giáp.
+ Thành trước ngoài là cơ ức đòn chũm và cơ vai móng lần lượt được bọc trong lá nông mạc
cổ và mạc các cơ dưới móng.
- Bó mạch dưới đòn: ĐM dưới đòn, TM dưới đòn, bên phải có 3 quai TK: TK X và quai TK thanh
quản quặt ngược phải, quai dưới đòn, TK hoành , bên trái có TK X trái.

Liên quan

- Của các thành phần trong bao cảnh:


+ ĐM cảnh chung nằm ở trong cùng
+ TM cảnh trong nằm ngoài, sau ĐM
+ TK X nằm trong góc nhị diện giữa ĐM và TM.
+ TK XII tách nhánh rễ trên quai cổ nằm trong một chẽ của bao.
- Của bó mạch dưới đòn:
+ ĐM dưới đòn nằm ở sâu
+ TM dưới đòn nằm ở nông hơn, trước ĐM, bắt chéo trước ĐM
+ Bên phải: TK X và quai TK thanh quản quặt ngược ở trong nhất, TK hoành ở ngoài nhất
+ Bên trái: TK X ở giữa ĐM cảnh chung và ĐM dưới đòn.

Áp dụng

- Cơ ức đòn chũm là cơ tùy hành của ĐM cảnh, bờ trước của cơ là mốc tìm ĐM.
- Tìm ĐM cảnh chung ở hố trên đòn bé ( phần lõm giữa đầu ức và đầu đòn).

Câu 13: Trình bày vị trí, giới hạn, cách phân chia trung thất, các thành phần trong
trung thất. Mối liên quan các thành phần trong trung thất sau và áp dụng.
Vị trí, giới hạn

- Vị trí: trung thất là một khoang trong lồng ngực giữa 2 ổ màng phổi, là nơi chứa hầu hết các thành
phần quan trọng của ngực.
- Giới hạn: nằm trong khoang ngực
+ Phía trước bởi mặt sau tấm ức sườn.
+ Phía sau là mặt trước cột sống ngực.
+ Ở trên là lỗ trên của lồng ngực.
+ Phía dưới là cơ hoành.
+ Hai bên là lá thành trung thất của màng phổi.

Phân chia và các thành phần trong trung thất

Hai cách

- Theo quan niệm cổ điển: trung thất gồm trung thất trước và sau được phân chia bởi 1 mặt
phằng đứng ngang đi qua khí quản gốc

19
+ Trung thất trước : chiếm 2/3 trước, chứa : tim, màng ngoài tim, tuyến ức và các mạch
máu lớn.
+ Trung thất sau : chiếm 1/3 sau, chứa : Thực quản, ĐM chủ ngực, TM chủ trên, HBH
+ Giữa trung thất trước và trung thất sau có khí quản và dây chằng tam giác.
- Theo quan điểm hiện nay: trung thất chia 4 phần
+ Trung thất trên: nằm ở phía trên mặt phẳng đi ngang qua ngay phía trên màng ngoài
tim ( tức ở phía sau ngang mức khe đốt sống ngực IV và V , ở phía trước ngang mức
góc ức). Chứa : tuyến ức, khí quản, các mạch máu lớn của tim và các nhánh của nó,
thân ĐM phổi, TM chủ trên, dây TK X, dây TK hoành.
+ Trung thất trước: là 1 khoang hẹp nằm ngay trước màng ngoài tim và xương ức. Chỉ
chứa một số tổ chức liên kết và một số HBH nhỏ.
+ Trung thất giữa: chứa tim và màng ngoài tim
+ Trung thất sau: nằm sau tim và màng ngoài tim. Chứa : Thực quản, hệ TM đơn, ống
ngực, 2 dây X, chuỗi hạch giao cảm ngực và ĐM chủ ngực.

Mối liên quan

Lấy thực quản làm mốc:

- Phía trước trên TQ là khí phế quản, phía trước dưới là tâm nhĩ trái và xoang chếch màng ngoài tim
- Phía sau TQ: ở giữa là ống ngực, bên trái là ĐM chủ ngực và các TM bán đơn, bên phải là TM
đơn. Sau nữa và ở xa 2 bên sườn cột sống là chuổi hạch giao cảm ngực.
- Hai bên TQ là 2 dây TK X nhưng xuống dưới thì dây X trái lấn ra trước, dây X phải đi ra sau TQ.

Áp dụng

- Các áp xe ở vùng trung thất sau có thể lan tới các vùng lân cận đó (vùng nền cổ, trung thất trước,
tổ chức dưới phúc mạc).
- Khi tâm nhĩ trái bị phì đại đè vào mặt trước thực quản gây khó nuốt.
- Khi các hạch viêm sưng to hoặc 1 khối u trong trung thất có thể gây chèn ép vào các thành phần
trong trung thất sau gây hội chứng trung thất (khó nuốt, khó thở, phù nền cổ và phần trên ngực).

Câu 14: Phân tích mối liên quan của các tạng nằm trên mạc treo KTN và áp dụng?
Ổ phúc mạc được mạc treo KTN chia làm 2 tầng trên và dưới mạc treo có cấu tạo và bệnh lý hoàn
toàn khác nhau.

Các tạng ở tầng trên mạc treo kết tràng ngang bao gồm: dạ dày, gan, lách và khối tá tụy; các tạng
đều quây quanh túi mạc nối.

Mối liên quan và áp dụng:

- Gan:
+ Nằm ở bên phải túi mạc nối, trong khoảng gian sườn IV đến khoảng gian sườn IX.
+ Được cố định vào vòm hoành bằng các dây chằng, TM chủ dưới và vào các tạng lân cận
bằng cuống gan.
+ Mặt trên gan áp sát vào vòm hoành phải, qua cơ hoành liên quan đến màng phổi, nền phổi
phải.
+ Mặt dưới gan áp vào các tạng phía dưới, từ sâu ra nông là tuyến thượng thận và cực trên
thận phải ở sâu, môn vị tá tràng ở giữa, góc gan của kết tràng ở trước.

20
+ Phần trái của mặt trước gan úp lên đáy vị của dạ dày. Túi mật áp vào thùy vuông gan và
cùng với thùy này áp vào các tạng ở phần giữa và nông.
+ Ở mặt dưới gan có cuống gan gồm TM cửa, ĐM gan và ống mật.
• TM cửa là mạch máu to, thành mỏng, phía trước sườn trái có ĐM gan, khi đến rốn
gan thì cả 2 tách làm 2 ngành trái và phải đi vào gan. Trước sườn phải của TM cửa
là các đường mật, các ống mật trong gan hợp thành 2 ống gan trái và phải, 2 ngành
hợp lại thành ống gan chung hợp với ống túi mật tạo thành ống mật chủ.
• Ống gan chung, ống túi mật và rốn gan tạo thành tam giác mật có ĐM mật chạy
qua.
• ĐM vị tràng chạy qua tam giác cửa chủ do TM cửa và bờ trên khúc ngang tá tràng
tạo nên.
- Dạ dày:
+ Là chỗ phình của ống tiêu hóa, nối giữa thực quản và tá tràng.
+ Mặt trước: ở trên liên quan với phổi và màng phổi, tim và màng tim qua cơ hoành, dưới
liên quan thành bụng trước.
+ Mặt sau: là thành trước hậu cung mạc nối
+ Bờ cong nhỏ liên quan gan và mạc nối nhỏ.
+ Bờ cong lớn liên quan mạc nối lớn, mạc nối vị tỳ, mạc treo vị hoành.
+ Đầu dưới liên quan phía trước với thùy vuông gan và túi mật.
- Lách:
+ Nằm sâu trong ô hạ sườn trái, bên trái túi mạc nối.
+ Mặt dạ dày liên quan dạ dày qua mạc nối vị tỳ, liên quan tụy qua mạc nối tụy tỳ.
+ Mặt hoành liên quan cơ hoành
+ Mặt thận liên quan thận, tuyến thượng thận trái.
+ Mặt kết tràng liên quan góc kết tràng trái.
- Tụy và tá tràng:
+ Ở sau túi mạc nối
+ Nằm đè lên TM cửa, ống mật chủ ở sau đầu tụy. Với thận và tuyến thượng thận ở sau.
+ Mặt trước có rễ mạc treo kết tràng ngang bắt chéo, ở trên là gan và túi mật, ở dưới có các
quai tiểu tràng.

Áp dụng của mối liên hệ các tạng nằm trên mạc treo KTN

- Khi có va chạm ở vùng dưới lồng ngực bên phải gan có thể tổn thương, chảy máu trong ổ
bụng.
- Vùng đối chiếu của gan là khoảng từ khoang liên sườn 4 đến 9 bên phải, là vùng gõ tìm vùng
đục ở gan.
- Áp xe mặt trên gan có triệu chứng đau dọc lên vai phải giống như tràn dịch màng phổi phải và
áp xe nền phổi phải.
- Trong viêm túi mật gây lỗ dò túi mật thì sỏi mật có thể qua lỗ dò đến tá tràng hoặc kết tràng
nên trong phân BN có thể có sỏi mật.
- Khi cần cắt bỏ túi mật thì phải thắt ĐM mật ở cổ túi mật.
- Khi bị thủng dạ dày, dịch tiêu hóa chảy vào ổ phúc mạc, đặc biệt đọng ở túi mạc nối, tràn
xuống hố chậu phải, đọng ở túi cùng Douglas. Liềm hơi xuất hiện ở giữa vòm hoành và gan,
khi gõ vùng đục trước gan thì ta nghe được tiếng vang ở khoảng gian sườn IV, V.
- Lách là tạng mềm hơn gan nên những chấn thương mạnh ở mạn sườn trái có thể gây dập, vỡ
lách gây chảy máu trong. Chảy máu nhiều làm cho bờ cong lớn của dạ dày rõ lên và góc lách
của kết tràng hạt hấp. Có thể thấy rõ trong chụp X-quang.

21
- Khi u đầu tụy gây tắc ống mật, TM cửa, giãn khung tá tràng.
- Do các tạng đều bao quanh túi mạc nối nên khi mở vào túi mạc nối sẽ thăm khám được 1 số
thành phần của các tạng.

Câu 15: Mô tả phân khu ổ bụng, các khái niệm về phúc mạc, phân khu ổ phúc mạc
và áp dụng?
Phân khu ổ bụng

Ổ bụng là 1 khoang kín được giới hạn bởi xung quanh là thành bụng, trên là cơ hoành, dưới là đáy
chậu. Trong ổ bụng chứa tất cả các tạng và phúc mạc.

Người ta phân chia ổ bụng dựa trên 4 bình diện:

- 2 bình diện nằm ngang: bình diện trên là đường nối hai đầu ngoài sụn sườn IX. Bình diện dưới
đi qua 2 gai chậu trước trên.
- 2 bình diện đứng trái và phải nằm song song vs nhau cắt qua điểm giữa đường nối gai chậu
trước trên và đầu trên khớp mu.

4 bình diện chia ổ bụng thành 3 tầng, 9 khu:

- Tầng trên:
+ Khu hạ sườn phải có chứa các tạng: thùy phải gan, túi mật, góc gan, cực trên thận và
tuyến thượng thận phải.
+ Khu hạ sườn trái có chứa: dạ dày, góc lách, cực thận và tuyến thượng thận trái, lách.
+ Khu thượng vị có chứa: thùy trái gan, tâm vị, môn vị.
- Tầng giữa:
+ Khu mạn sườn phải có chứa: đại tràng lên, ruột non, thận phải.
+ Khu mạn sườn trái có chứa: đại tràng xuống, thận trái.
+ Khu quanh rốn có chứa: Mạc nối lớn, các quai ruột non, kết tràng ngang, niệu quản.
- Tầng dưới:
+ Khu hố chậu phải có chứa: khối manh trùng tràng, buồng trứng (nữ)
+ Khu hố chậu trái chứa: đại tràng Sigma, buồng trứng.
+ Khu hạ vị có chứa: ruột non, mạc nối lớn, bàng quang, niệu quản.

Các khái niệm về phúc mạc

- Phúc mạc: là 1 thanh mạc phủ tất cả các thành của ổ bụng, bao bọc các tạng thuộc bộ máy tiêu
hóa (kể cả các bó mạch thần kinh của các tạng đó) và che phủ phía trước hoặc phía trên của
các tạng sinh dục, tiết niệu.
- Phần phúc mạc che phủ mặt trong thành bụng là phúc mạc thành.
- Phần phúc mạc bọc các tạng là phúc mạc tạng.
- Ổ phúc mạc là 1 khoang ảo do các thành của nó áp sát vào nhau và áp sát vào thành bụng, là
khoang kín (trừ ở nữ) nằm trong ổ bụng giới hạn bởi phúc mạc tạng và phúc mạc thành.
- Liên tiếp giữa phúc mạc thành và phúc mạc tạng là các nếp phúc mạc gồm:
+ Mạc treo: treo các tạng thuộc ống tiêu hóa vào thành bụng. VD: mạc treo tiểu tràng,
mạc treo kết tràng ngang.
+ Mạc nối: nối tạng này vào tạng kia và có mạch, thần kinh đi kèm.

22
• Mạc nối lớn: là 1 nếp thanh mạc đi từ bờ cong lớn dạ dày tới kết tràng ngang
nên còn được gọi là dây chằng vị kết tràng.
• Mạc nối nhỏ: là 1 nếp thanh mạc nối dạ dày với gan, bọc các thành phần của
cuống gan.
• Túi mạc nối: là một ngách của ổ phúc mạc
▪ Phía trước: dạ dày, mạc nối nhỏ
▪ Bên trái: tỳ, mạc nối tụy tỳ, mạc nối vị tỳ
▪ Sau: khối tạ tụy và mạc dính của nó
▪ Trên: gan và cơ hoành
▪ Dưới: kết tràng ngang và mạc treo kết tràng ngang
▪ Phải: khe Wisllow
+ Mạc chằng hay dây chằng: buộc vào thành bụng các tạng không thuộc ống tiêu hóa.
VD: dây chằng tròn, dây chằng liềm.
Khoang nằm giữa các thành phần trên là ổ phúc mạc.
Ngoài ra còn có 1 số cấu trúc khác như: túi cùng, hố, ngách…

Phân khu ổ phúc mạc:

Các nếp phúc mạc phân chia ổ bụng thành từng khu làm cho mủ đọng lại trong khu hay làm cô lập
1 vùng phúc mạc bị viêm. Các mạc nối, mạc treo và các nếp phúc mạc chia ổ phúc mạc thành 5 vùng:

- Mạc treo kết tràng ngang chia ổ phúc mạc lớn thành 2 tầng trên và dưới
+ Tầng trên có gan, lách, dạ dày, khối tá tụy quay quanh hậu cung. Dây chằng treo gan
chia mặt dưới hoành thành 2 ô: ô dưới hoành phải và trái.
+ Tầng dưới bị mạc treo tiểu tràng chia thành 2 khu bên trái và phải rễ mạc treo tiểu
tràng.
- Kết tràng lên và xuống tạo với thành bụng bên rãnh thành kết tràng phải và trái. Rãnh phải
thông gan với hố chậu phải. rãnh trái thông ô dạ dày, ô tỳ với đáy chậu trái.
- Mạc treo kết tràng đáy chậu hông đậy như 1 cái nắp trên chậu hông bé tạo thành ô chậu hông
bé tách riêng biệt các tạng ở đây khỏi ổ phúc mạc lớn.

Áp dụng:

- Phân chia ổ phúc mạc để khi có dịch tự do trong ổ bụng thì có thể xác định nguồn gốc, hướng
di chuyển của dịch.
- Các đường vào túi mạc nối:
+ Đi qua khe winslow để thăm khám các thành phần của cuống gan
+ Làm sập phần mỏng của mạc nối nhỏ để thăm khám phần sau dạ dày
+ Rạch 2 lá trước của mạc nối lớn dọc bờ cong lớn dạ dày (trên hay dưới cung mạch vị mạc
nối lớn)
+ Bóc mạc dính giữa 2 lá sau mạc nối lớn và mạc treo kết tràng ngang rồi đi qua 2 lá sau của
mạc nối lớn
+ Làm 1 lỗ thủng ở mạc treo kết tràng ngang và 2 lá sau mạc nối lớn (nối vị tràng)
- Xác định vị trí đau có thể định hướng được là do những thành phần hoặc mối liên quan nào.

23
Câu 16: Mô tả vị trí, giới hạn, phân chia, liên quan của các tạng trong khoang chậu
dưới phúc mạc và ứng dụng?
Vị trí giới hạn

- Khoang chậu hông dưới phúc mạc là phần dưới ổ bụng chính, được giới hạn:
+ Trước và hai bên: phần dưới 2 xương chậu và cơ bịt
+ Ở sau: xương cùng xương cụt và cơ hình lê
+ Ở dưới: hoành chậu và đáy chậu.

Phân chia

- Hai vách đứng dọc (hay mảnh cùng mu) chia khoang chậu hông dưới phúc mạc thành 3 khu: hai
khu mạch ở 2 bên và khu tạng ở giữa.
- Khu tạng bị phân chia bởi 4 vách đứng ngang:
+ Vách trước bàng quang: ngăn ra ô trước bàng quang và ô bàng quang
+ Vách sau bàng quang: ngăm cách bàng quang với ô sinh dục
+ Vách sinh dục - trực tràng: ngăn cách ô sinh dục với trực tràng
+ Mảnh sau trực tràng: mảnh này tạo với xương cùng 1 khoảng sau trực tràng
- Trên cơ chậu hông có các tạng: bàng quang, tử cung hoặc túi tinh, trực tràng. Có phúc mạc phủ
lên trên 3 tạng nhưng không tới tận hoành chậu hông nên có 1 khoang ở giữa hoành chậu và phúc
mạc gọi là khoang chậu hông dưới phúc mạc. Ngoài các tạng còn có các mạch máu,thần kinh đi
qua để tới các tạng trong chậu hông bé.

Liên quan

- Qua phúc mạc, trực tràng liên quan trước với bàng quang (BQ), túi tinh; sau liên quan đến tấm
xương cụt.
- Ở nam: Hai túi tinh và hai ống dẫn tinh liên quan ở phía trước với bàng quang, phía sau với trực
tràng
- Ở nữ: Tử cung (TC) nằm chính giữa chậu hông bé, sau bàng quang, trước trực tràng, ở trên âm
đạo, dưới quai ruột và đại tràng chậu hông. Tử cung rất đặc biệt vừa gấp vừa ngả ra trước.
+ Thân tử cung liên quan mặt trước dưới liên quan đến túi cùng BQ - TC, qua đó liên quan
đến bàng quang; sau trên liên quan đến túi cùng Douglass, trực tràng, quai ruột.
+ Hai bên TC liên quan với dây chằng rộng và động mạch TC dọc theo bờ bên TC
+ Ở 2 góc trên là sừng TC, liên tiếp với vòi trứng, liên quan DC tròn, DC tử cung - buồng
trứng.
+ Eo TC liên quan ở trước với đáy túi cùng tử cung bàng quang,ở sau với đáy túi cùng
Douglass và trực tràng.
+ Cổ TC dính chặt vào âm đạo, âm đạo chụp lấy cổ tử cung, ở mặt sau âm đạo dính 1/3 trên,
ở mặt trước âm đạo dính 1/3 dưới.

Áp dụng

- Một trong những nguyên tắc để chữa sa tử cung là làm tử cung gấp và ngả ra trước.
- Thành âm đạo dính chặt vào thành niệu đạo và trực tràng bằng những thớ sợi sít nên trong đẻ khó
có thể gây rò BQ âm đạo hoặc trực tràng âm đạo.
- Thăm khám tạng sinh dục bằng cách đi từ trực tràng thông qua túi cùng Douglass
- Âm đạo chụp lấy cổ tử cung theo 1 đường chếch tạo thành 2 cùng đồ trước và sau, có thể thăm
khám qua đường âm đạo nữ qua 2 cùng đồ thăm khám túi cùng.

24
- Niệu đạo đoạn màng nằm ngay dưới xương mu nên khi ngã theo kiểu ngồi ngựa thì niệu đạo dễ bị
dập, dứt; hoặc khi vỡ xương chậu, cân đáy chậu giữa giằng cứa gây đứt niệu đạo đoạn màng, khó
cầm máu dễ nhiễm trùng.
- Khi đứt 2 đầu niệu đạo cách xa nhau, nước tiểu dễ ngấm vào tổ chức xương và khó tìm để khâu
nối.
- Ngoài ra, tại lớp này có nhiều hốc, tuyến nhờn, là nơi khu trú vi trùng gây nhiễm.

Câu 17: Mô tả các lớp của đáy chậu nam; so sánh đáy chậu trước, đáy chậu sau, đáy
chậu nam, đáy chậu nữ và áp dụng?
Đáy chậu là tất cả phần mềm gồm các cân cơ và các dây chằng đậy chậu hông ở phía dưới, có
niệu đạo, hậu môn.

Các lớp của đáy chậu nam

Đáy chậu trước

Là phần niệu đạo đi qua. Từ nông vào sâu :

- Lớp nông
+ Da và tổ chức dưới da:
• Da có nhiều lông
• Liên tiếp với bìu, ở dương vật và ở bụng.
+ Mạc đáy chậu nông: ngay dưới da và phủ mặt dưới các cơ nông.
• Trước: liên tiếp lớp thớ chun dương vật.
• Hai bên: dính vào ngành ngồi mu.
• Sau: tiếp nối với lá dưới của cân đáy chậu giữa.
+ Các cơ cương:
• Cơ ngồi hang:
▪ Bám ở ụ ngồi, ngành ngồi mu
▪ Ôm quanh 3 mặt vật hang
▪ Tác dụng: làm cương dương vật.
• Cơ hành hang:
▪ Từ trung tâm gân đáy chậu và đường giữa đến hoành niệu dục dưới, vật xốp,
mặt trên dương vật
▪ Tác dụng: làm cương dương vật.
• Cơ ngang nông:
▪ Từ ngành ngồi mu, bám vào trung tâm gân đáy chậu.
▪ Ba cơ này tạo thành tam giác ngồi hành, trong đó có mạch, TK đáy chậu nông.
+ Các tạng cương gồm vật xốp và vật hang.
- Lớp giữa: gồm cân đáy chậu giữa và các cơ nằm trong cân đó.
+ Cân đáy chậu giữa: gồm 2 lá dính vào nhau ở trước và sau, hình tam giác; giữa 2 lá cân này
có:
• Cơ thắt ngoài niệu đạo: từ mặt trong ngành dưới xương mu chạy ra trước, sau niệu đạo,
đan vào sợi bên đối diện
• Cơ ngang sâu: từ mặt trong ngành dưới xương ngồi tới bám trung tâm gân đáy chậu.
- Lớp sâu:
+ Hoành chậu hông: do cơ nâng hậu môn, cơ ngồi cụt tạo nên.

25
• Cơ nâng hậu môn: gồm 3 phần
▪ Cơ mu cụt: Từ mặt sau thân xương mu và cung gân cơ nâng hậu môn đến
xương cụt.
▪ Cơ mu trực tràng: Từ mặt sau thân xương mu chạy ra sau nối với cơ bên đối
diện.
▪ Cơ chậu cụt: Từ gai ngồi và cung gân cơ nâng hậu môn đến xương cụt và dây
chằng hậu môn cụt.
• Cơ ngồi cụt: Từ gai ngồi đến đốt SIV, SV, CoI.
+ Cân đáy chậu sâu: là cân dày phủ trên hoành cơ chậu hông.
+ Khoang chậu hông dưới phúc mạc: nằm giữa hoành cơ với cân sâu và phúc mạc, trong khoang
có 2 mảnh cùng háng chia làm 3 khu.

Đáy chậu sau

Gồm: phần cuối trực tràng, ống hậu môn, cơ thắt ngoài hậu môn, cơ nâng hậu môn, cơ cụt. Là một vùng
kín và chắc.

- Lớp nông: từ nông vào sâu


+ Da và hậu môn: da dày ở bên ngoài và mỏng dần khi gần hậu môn.
+ Tổ chức dưới da: có nhiều mạch máu thần kinh thuộc hệ thống đáy chậu nông. Tổ chức dưới
da liên tiếp với tổ chức tế bào mỡ của trực tràng.
+ Cơ thắt ngoài hậu môn:
▪ Là cơ vân vòng quanh ống hậu môn.
▪ Chia làm 3 phần có chức phận co thắt hậu môn: phần dưới da, phần nông, phần sâu.
- Lớp giữa

Có 2 hố trực tràng: là hai hố ngồi bên trực tràng và ở dưới cơ nâng hậu môn.

+ Thành trong: cơ nâng hậu môn, cơ thắt ngoài hậu môn, cơ cụt.
+ Thành ngoài: mặt trong của ụ ngồi.
+ Thành dưới: da.

Đầu trước: rất hẹp, dưới cơ nâng hậu môn. Nằm ở trên tầng giữa đáy chậu trước đến xương mu.

Đầu sau: lách dưới cơ mông lớn. Đầu sau của 2 hố ngăn cách nhau bởi các thớ hậu môn cụt.

- Lớp sâu: (giống đáy chậu trước)


So sánh đáy chậu trước và đáy chậu sau
Giống nhau
- Đều có 3 lớp, lớp sâu giống nhau.
- Chung 1 hệ thống mạch TK.
- Đáy chậu trước và đáy chậu sau đều sít chặt vào nhau bởi các nút nông sâu.

Khác nhau

Các lớp Đáy chậu trước – Đáy chậu niệu dục Đáy chậu sau – Đáy chậu tiết phân
- Cân đáy chậu nông. - Không có cân đáy chậu nông.
- Các cơ cương: cơ hành hang, cơ ngồi hang, - Cơ thắt ngoài hậu môn.
cơ ngang nông.
Lớp nông
- Tạng cương:
+ Nam: vật hang, vật xốp.
+ Nữ: âm vật, hành xốp.

26
- Cân đáy chậu giữa
Lớp giữa - Hai hố ngồi trực tràng
- Cơ thắt vân niệu đạo và cơ ngang sâu

So sánh đáy chậu nam và đáy chậu nữ


Giống nhau:
- Ở đáy chậu sau
- Ở đáy chậu trước:
+ Lớp nông: Da, mạc đáy chậu nông.
+ Lớp giữa: Cân đáy chậu giữa.
+ Lớp sâu

Khác nhau

Lớp Nam Nữ
- Cơ hành xốp và cơ hành hang bị chia
đôi bởi âm đạo.
- Cơ hành hang tạo thành máng đỡ đầu - Các cơ cương và tạng cương nhỏ hơn
Lớp nông
dương vật. Làm cương dương vật. ở nam.
- Cơ hành hang bao quanh hành tiền
đình. Tác dụng khít âm đạo
- Cơ ngang sâu kém phát triển hơn ở
Lớp giữa - Cơ ngang sâu phát triển
nam, bị chia đôi bởi âm đạo

Áp dụng
- Ngoài rìa hậu môn có nhiều lông, tuyến, rất dễ gây nhiễm trùng gây áp xe thường vỡ ra ngoài da,
nhưng có trường hợp vỡ vào ống hậu môn vào đường dò hậu môn.
- Các thành phần trong trong hố ngồi trực tràng chứa nhiều tổ chức mỡ nhão dễ phá hủy khi viêm
mủ hố lâu đầy, dễ dò.
- Hai hố ngồi trực tràng có đầu sau lách dưới cơ mông lớn, ngăn cách nhau bởi đường hậu môn cụt
nên khi ứ mủ thì mủ có thể lách qua bó ngoài sang bên còn lại, tạo nên ròng mủ quanh hậu môn.
- Cắt nút thớ trung tâm đáy chậu để đi vào các tạng sau bàng quang và túi cùng Douglass.
- Cắt nút thớ trung tâm đáy chậu là điểm cố dịnh của đáy chậu, ứng dụng trong sản khoa: thường
rạch sang 2 bên,tránh rạch thẳng làm đứt nút thớ trung tâm đáy chậu, sẽ rất khó khâu nối lại.
- Vị trí cắt tầng sinh môn là 5h và 7h.
- Muốn tới bàng quang và túi cùng thì cắt nút thớ trung tâm đáy chậu.

Câu 18: Mô tả các lớp của đáy chậu nữ, so sánh đáy chậu trước, đáy chậu sau, đáy
chậu nam, đáy chậu nữ và áp dụng?
Đáy chậu là tất cả phần mềm gồm các cân cơ và các dây chằng đậy chậu hông ở phía dưới, có
niệu đạo, hậu môn.

Mô tả

Đáy chậu trước

- Lớp nông:
+ Da, tổ chức tế bào dưới da: da nhiều lông.

27
+ Mạc đáy chậu nông (giống ở nam)
+ Có các tạng cương và các cơ cương:
• Cơ hành xốp và cơ hành hang bị tách đôi bởi âm đạo.
• Hành xốp được gọi là hành tiền đình.
• Cơ hành hang:
▪ Từ trung tâm gân đáy chậu, bao quanh hành tiền đình bám vào xương mu
và gốc, lưng âm vật.
▪ Tác dụng: khít âm đạo.
- Lớp giữa: Gồm
+ Cân đáy chậu giữa
+ Cơ thắt niệu đạo:
• Từ mặt trong ngành dưới xương mu
• Đa số các sợi tới bám vào thành bên âm đạo, 1 số ít đi ra trước niệu đạo và đi giữa
niệu đạo - âm đạo.
+ Cơ ngang sâu:
• Bị chia đôi bởi âm đạo
• Từ vào mặt trong ngành ngồi mu, bám vào trung tâm gân đáy chậu và thành bên
âm đạo.
- Lớp sâu: (giống ở nam)

Đáy chậu sau (giống ở nam – câu 17)

So sánh đáy chậu đáy chậu trước và sau, nam và nữ. Áp dụng (giống câu 17)

Câu 19: Mô tả các màng nhãn cầu và áp dụng:


Các màng nhãn cầu

Từ nông vào sâu gồm 3 lớp: màng thớ, màng cơ mạch, màng thần kinh.

- Màng thớ

Gồm 2 phần: giác mạc ở phía trước, củng mạc ở sau

+ Củng mạc:
• Là phần ở sau, màu trắng đục, chiếm 5/6 sau nhãn cầu.
• Phía trước là lòng trắng có kết mạc che phủ, có thể nhìn thấy mạch máu dưới
kết mạc.
• Dày nhất ở phía sau, gần chồ thoát ra cùa dây TK thị giác
• Mỏng nhất ở khoảng rãnh sau củng mạc, nơi các cơ vận nhãn bám vào.
• Mặt ngoài liên tiếp với giác mạc ở phía trước, vỏ ngoài dây TK thị giác ở sau,
có các lỗ cho ĐM, TM, TK đi qua và có chỗ cho cơ vận nhãn bám vào.
• Mặt trong củng mạc sát với màng mạch, ngăn cách bằng tấm fusca có mạch,
thần kinh đi qua.
+ Giác mạc:
• Chiếm 1/6 trước nhãn cầu, biệt hóa trong suốt cho ánh sáng đi qua.
Chỗ tiếp nối giữa giác mạc và củng mạc là dây chằng lược.

28
Giữa giác mạc và củng mạc có 1 ống chạy vòng tròn theo chu vi giác mạc là ống Schlemn thuộc
hệ tĩnh mạch ở củng mạc có tác dụng thông thủy dịch với các tĩnh mạch bên ngoài
- Màng cơ mạch:
Là màng nuôi dưỡng nhãn cầu gồm: mống mắt, thể mi ,mạch mạc.
+ Mống mắt (lòng đen):
• Là 1 màn chắn sáng, thẳng đứng ngay trước nhân mắt. Ở giữa có 1 lỗ nhỏ gọi là
lỗ đồng tử (con ngươi), to nhỏ tùy thuộc xa gần, sáng tối. Đó gọi là sự điều tiết
của mắt
• Có 2 vòng tròn đồng tâm: Vòng ngoài liên tiếp với thể mi và giác mạc bởi dây
chằng lược, vòng trong là vòng mống mắt nhỏ
• Mặt trước mống mắt liên quan với tiền phòng, sau liên quan với hậu phòng và
nhân mắt
• Chu vi mống mắt dính vào củng mạc và giác mạc bởi dây chằng lược Hueck
+ Thể mi: là phần dày lên của màng mạch.
Trên thiết đồ cắt dọc qua thể mi là 1 hình tam giác:
• Đỉnh dính vào vòng thắt,
• Nền trông vào trục nhãn cầu và liên quan với thủy tinh dịch;
• Mặt trước giáp với giác mạc
• Mặt trong có mống mắt bám và có dây treo thấu kính
Thể mi gồm: vành mi, tụ mạch mi
• Vành mi: có các sợi cơ trơn, có 9/10 các sợi hướng dọc trước sau, 1/10 là sợi
vòng
• Tụ mạch mi: gồm những cuộn mạch ở sau cơ mi, có 70-80 cuộn thành vành mi,
ở sau vành mi là vòng mi
+ Màng mạch: chiếm 2/3 sau, nhiều mạch máu, có nhiều tế bào chứa sắc tố đen làm
thành buồng tối, thuận lợi cho sự nhìn.
• Mặt ngoài màng mạch liên quan với củng mạc, ngăn cách với củng mạc bởi tấm
fusca,
• Mặt trong nhẵn, liên quan với võng mạc nhưng cũng không dính vào võng mạc
- Màng thần kinh (võng mạc): gồm 3 phần: Võng mạc thị giác, võng mạc thể mi, võng mạc mống
mắt
+ Võng mạc thị giác:
• Ở phía sau, chứa đựng các tế bào thần kinh cảm thụ ánh sáng.
• Mặt ngoài liên quan với màng mạch (không dính vào mạch mạc)
• Mặt trong liên quan với dịch thủy tinh, có điểm mù và điểm vàng
▪ Điểm mù: là 1 vòng tròn d=1,5mm, là nơi thần kinh thị giác thoát ra,, ở
giữa lõm là chỗ động mạch trung tâm võng mạc đi vào
▪ Điểm vàng: chính giữa cực sau nhãn cầu, nơi ảnh hiện rõ nhất.
+ Võng mạc thể mi: phần võng mạc phủ mặt trong thể mi, gồm 1 lớp tế bào thượng bì
không có sắc tố ở trong và 1 lớp có sắc tố ở ngoài
+ Võng mạc mống mắt: phần võng mạc phủ mặt sau mống mắt cho đến bờ con ngươi, cả
2 lớp tế bào đều chứa sắc tố.

Áp dụng

- Trong giác mạc không có mạch máu nên có thể ghép giác mạc mà không lo thải ghép (tránh được
các phản ứng miễn dịch trên cơ thể)

29
- Điểm vàng là nơi hiện ảnh rõ nhất, mắt bình thường sẽ có ảnh vật hiện đúng điểm vàng. Khi kích
thước trục nhãn cầu thay đổi (quá dài hoặc quá ngắn) thì cần sử dụng kính để điểu chỉnh hình ảnh
hiện trên đúng điểm vàng.
- Tắc ống Schlemm: thủy dịch không được chuyển từ buồng trước ra TM bên ngoài gây tăng áp lực
thủy dịch có thể dẫn tới vỡ nhãn cầu.
- Cơ vận nhãn bám vào củng mạc bị tổn thương dẫn tới các kiểu lác: lác trong, ngoài,…
- Khi bị chấn thương, va đập mạnh có thể làm bong giác mạc.

Câu 20: Mô tả cấu tạo của hòm tai và áp dụng?


Hòm tai là bộ phận chính của tai giữa, gồm có 2 phần: hòm nhĩ thật sự nằm đối diện với màng
nhĩ; ngách thượng nhĩ là phần trên màng nhĩ.

- Hòm nhĩ giống như 1 thấu kính lõm 2 mặt, chếch xuống dưới, ra ngoài và ra trước.
+ Thành trên (trần hòm tai) là 1 mảnh xương mỏng thuộc phần đá xương thái dương, ngăn
cách ngách thượng nhĩ của hòm tai với hố sọ giữa
+ Thành dưới (thành tĩnh mạch cảnh): là 1 mảnh xương hẹp, mỏng ngăn cách hòm nhĩ với lỗ
tĩnh mạch cảnh. Thành dưới hòm tai thấp hơn thành dưới ống tai ngoài 1mm
+ Thành trong (thành mê đạo): mặt này liên quan với tai trong. Có:
• Gò nhô: là 1 lồi tròn, do vòng thứ nhất của ốc tai tạo nên,trên có những rãnh gò
nhô, cho các nhánh của đám rối nhĩ thuộc thần kinh nhĩ nằm
• Cửa sổ ốc tai (cửa sổ tròn): ở sau ụ nhô, được đậy bởi màng nhĩ phụ
• Cửa sổ tiền đình (cửa sổ bầu dục):phía sau trên ụ nhô,có nền xương bàn đạp lắp
vào.
Hòm nằm giữa cửa sổ tiền đình và cửa sổ ốc tai là xoang nhĩ, liên quan với đoạn
bóng của ống bán khuyên sau.
• Lồi thần kinh mặt: do đoạn 2 của ống thần kinh mặt tạo nên
• Lồi ống bán khuyên ngoài: nằm phía trên lồi ống thần kinh mặt
• Mỏm hình ốc (mỏm thìa): nằm phía trước trên ụ nhô, có gân cơ căng màng nhĩ
thoát ra ở đỉnh chỏm
+ Thành sau: rộng ở trên, hẹp ở dưới, có:
• Đường vào hang (ống thông hang): thông ngách thượng nhĩ với phần trên của hang
chũm ở phía sau
• Lồi ống bán khuyên ngoài và lồi ống thần kinh mặt: đều ở phía sau đường vào hang
chũm.
• Lồi tháp: thấp hơn, ở trước lồi thần kinh mặt, ở dưới lỗ ống thông hang có gân cơ
bàn đạp thoát ra ở đỉnh tháp để vào hòm nhĩ.
• Lồi hòm nhĩ của ống thừng nhĩ: nằm ở phía ngoài lồi tháp, có thừng nhĩ chui qua
để vào hòm nhĩ
+ Thành trước (thành động mạch cảnh): thành này có ống cơ căng màng nhĩ ở trên và lỗ hòm
nhĩ của vòi tai ở dưới. Dưới lỗ hòm nhĩ của vòi tai là 1 vách xương mỏng, ngăn cách hòm
nhĩ với động mạch cảnh trong
+ Thành ngoài (thành màng nhĩ):được tạo bởi màng nhĩ, ngăn cách hòm nhĩ với ống tai
ngoài
- Các thành phần trong hòm nhĩ:
+ Chuỗi xương con:

30
• Xương búa
• Xương đe
• Xương bàn đạp

Tạo hệ thống xương dẫn truyền âm thanh vào tai trong.

+ Các khớp, dây chằng:


• Dây chằng trên
• Dây chằng ngoài
• Dây chằng đe sau
• Dây chằng vòng bàn đạp

Giúp cố định và nối các xương với nhau.

+ Các cơ vận động:


• Cơ bàn đạp: làm chùng màng nhĩ
• Cơ búa: làm căng màng nhĩ

Áp dụng

- Ngách thượng nhĩ của hòm tai ngăn cách với hố sọ giữa bởi 1 mảnh xương mỏng, khi viêm tai
giữa có thể truyền qua trần hòm tai để tới màng não
- Do lớp xương bọc thần kinh mặt rất mỏng, khi viêm tai giữa thần kinh mặt có thể bị tổn thương
- Hòm nhĩ ngăn cách với thành động mạch cảnh trong bởi 1 vách xương mỏng, khi viêm tai giữa
có thể bị đau tai theo nhịp đập của động mạch cảnh trong.
- Chọc hút dịch :
Khi soi thấy màng nhĩ là một màng hồng bóng. Vạch 1 đường dọc theo cán búa, 1 đường thẳng
góc với rốn màng nhĩ, chia màng nhĩ thành 4 khu. Chọc hút dịch ở khu sau dưới vì đây là khu thấp
nhất.
Lưu ý :
• Không chọc hút dịch khu trước dưới vì sàn hõm nhĩ thấp hơn sàn ống tai ngoài 1mm. Khi
nằm khu trước dưới không phải là khu thấp nhất, chọc hút dịch không hết.
• Không chọc hút dịch 2 khu trên vì dễ làm tổn thương hệ thống xương con và dây TK mặt.

Câu 21: Mô tả các màng não và áp dụng?


Não và tủy là cơ quan quan trọng vì vậy chúng được bảo vệ tốt hơn. Ngoài hộp sọ và cột sống, chúng
được bảo vệ bởi 3 lớp màng, từ ngoài vào trong gồm: màng cứng, màng nhện, màng mềm.

Mô tả

- Màng cứng: gồm màng cứng não và màng cứng tủy sống.
+ Màng cứng não
• Dai, khó bị rách trong chấn thương sọ vùng mà nó không dính vào xương, chỗ dính
chặt vào xương thì rách theo đường xương vỡ.
• Màng não cứng dính vào xương sọ nhưng không đều ở các vị trí: ở vòm sọ dính ít, ở
vùng chẩm dính không chắc, ở vùng thái dương hầu như không dính (giới hạn: trên là
liềm đại não, dưới là bờ trên xương đá, trước là bờ sau cánh nhỏ xương bướm, sau là

31
trước ụ chẩm trong 2cm); ở nền sọ dính chặt vào các mấu, các mỏm, các lỗ các khe
như: mào gà, mỏm yên, bờ trên xương đá, cánh nhỏ xương bướm.
• Gồm 2 lớp, thường dính sát vào nhau, tách ra rõ rệt nhất ở các xoang tĩnh mạch. Lớp
trong nhẵn bóng dính vào lá thành màng nhện, từ mặt trong tách ra các vách ngăn các
phần hộp sọ. Có 5 vách ngăn đó là:
▪ Liềm đại não: ngăn cách 2 bán cầu đại não.
▪ Liềm tiểu não: ngăn cách 2 bán cầu tiểu não.
▪ Lều tiểu não: ngăn cách giữa tiểu não ở dưới và đại não ở trên.
▪ Lều tuyến yên: căng giữa 4 mỏm yên.
▪ Lều hành khứu: căng ở trên mảnh sàng và ép hành khứu vào xương.
- Màng nhện
Có 2 lớp, bao bọc não và tủy, nằm giữa màng cứng và màng mềm.
Giữa 2 lá - khoang nhện, giữa màng nhện và màng cứng - khoang dưới cứng, cả 2 khoang này đều
là khoang áo, giữa màng nhện và màng mềm là khoang dưới nhện chứa dịch não tủy.
+ Đi ngang qua các khe, các rãnh bề mặt não mà không đi sâu như màng mềm (trừ ở
rãnh gian bán cầu), trên: mỏng và trong; nền não màng dày hơn đục hơn; và không có
ở tuyến yên.
+ Tạo ra 1 khoang rộng ở giữa 2 thùy thái dương và mặt trước cầu não.
+ Có các hạt nhện là các nụ nhỏ tạo thành búi, xuyên qua màng cứng, nằm dọc theo
xoang TM sọ, có thể đào sâu vào xương. Chức năng hấp thu dịch não tủy vào các
xoang TM sọ.
- Màng mềm (màng nuôi)
+ Đi sâu vào các khe, các rãnh, cùng với các mạch máu tạo nên các đám rối màng mạch
não thất 3, 4, bên.
+ Bao bọc các ĐM đi vuông góc vào trong não và các nhân xám dưới vỏ.
+ Khoang dưới nhện ở não rộng hơn ở tủy gồm 3 khoang: Bể Sylvius, bể gian cuống, bể
hành - tiểu não.
Áp dụng

- Ở vùng thái dương màng não cứng không dính vào xương sọ và vùng này có ĐM màng não giữa
chạy qua đào thành rãnh trong xương nên khi chấn thương sọ vùng này, ĐM dễ bị rách, chảy máu
sẽ bóc tách màng cứng, gây ra ổ máu tụ ngoài màng cứng rất nguy hiểm.
- Vì 1 lý do nào đó mà dịch não tủy lưu thông kém với các xoang TM sọ hoặc đường lưu thông bị
tắc, khiến dịch não tủy ngày càng ứ đọng nhiều gây nên hội chứng tăng áp lực nội sọ sẽ chèn ép
các thành phần gây nên nhiều triệu chứng lâm sàng nguy hiểm.

Câu 22: Mô tả mạch máu nuôi dưỡng cho não và áp dụng?


Não bộ là cơ quan chỉ chiếm 2% khối lượng cơ thể, nhưng do tầm quan trọng, não tiêu thụ đến
20% lượng oxy cần thiết cho toàn bộ cơ thể.

Động mạch cấp máu cho não

- ĐM cảnh trong:
Là ĐM chính cấp máu cho não và mắt.
+ Nguyên uỷ: là ngành cùng của ĐM cảnh chung
+ Đường đi: từ phình đi lên qua vùng hàm hầu, tới nền sọ thì chui vào ống ĐM cảnh trong
xương đá, rồi vào xoang tĩnh mạch hang và tận hết ở khoang thủng trước.
+ Nhánh: 4 nhánh cùng.
- ĐM đốt sống:

32
+ Nguyên uỷ: nhánh của của ĐM dưới đòn
+ Đường đi: đi lên trên chui qua lỗ mỏm ngang 6 đốt sống cổ trên rồi vòng ra sau khối bên
đốt đội, qua lỗ chẩm vào trong sọ hợp với ĐM đốt sống bên đối diện thành thân ĐM nền.
+ Nhánh: tách nhánh cấp máu cho tuỷ sống, thân não, tiểu não, phần sau đồi thị, thùy chẩm,
mặt dưới trong thùy thái dương.
Đa giác Willis

Là một vòng mạch vây xung quanh yên bướm và nằm dưới nền não, do sự nối của 6 đến 7 ĐM
với nhau tạo thành.

Gồm: Cặp ĐM não trước, thông sau, não sau, đôi khi có ĐM thông trước.

Động mạch cấp máu cho trám não

- Cấp máu cho hành não: các nhánh tách ở ĐM đốt sống và các thân ĐM gai sống trước và ĐM gai
sống sau.
- Cấp máu cho cầu não: các nhánh cầu não của ĐM nền và các nhánh tách ở ĐM tiểu não.
- Cấp máu cho tiểu não có 3 nhánh ĐM:
+ ĐM tiểu não sau tách ở ĐM đốt sống;
+ ĐM tiểu não trước dưới và tiểu não trên tách ở ĐM nền.
Động mạch cấp máu cho trung não

Là các nhánh tách nhánh ở ĐM nền hay ĐM não sau hay ĐM tiểu não trên.

Động mạch cấp máu cho gian não và đoan não

Có 3 loại ĐM cấp máu cho não: ĐM vỏ não, ĐM trung ương, ĐM mạch mạc.

- Các nhánh vỏ não:


+ ĐM não trước:
• Tách từ: ĐM cảnh trong.
• Cấp máu: mặt trong bán cầu đại não, mặt ngoài 2 hồi trán trên và giữa, nửa
trong hồi ổ mắt của mặt dưới thùy trán.
+ ĐM não giữa:
• Tách từ: ĐM cảnh trong.
• Cấp máu: mặt ngoài bán cầu đại não (trừ 2 hồi trán trên và giữa, 1 phần thùy
chẩm).
+ ĐM não sau:
• Chẽ đôi của ĐM nền.
• Cấp máu: mặt dưới thùy thái dương, mặt dưới và ngoài thùy chẩm.
- Các ĐM trung ương:
+ Các ĐM trước trong:
• Tách từ: ĐM não trước, ĐM thông trước, 1 số tách từ ĐM cảnh trong.
• Cấp máu: phần trước vùng dưới đồi (bao gồm vùng trước thị và vùng trên giao
thoa thị giác).
+ Các ĐM sau trong:
• Tách từ: ĐM não sau hoặc ĐM thông sau.
• Cấp máu: tuyến yên, thể vú, hố gian cuống.
+ Các ĐM sau ngoài:
• Tách từ: ĐM não sau.
• Cấp máu: đuôi đồi thị.
+ Các ĐM trước ngoài:

33
• Tách từ: ĐM não giữa, ĐM não trước.
• Cấp máu: phần dưới nhân đuôi, nhân bèo, bao trong.
- ĐM mạch mạc:
+ ĐM mạc mạch trước:
• Nhánh cùng của ĐM cảnh trong.
• Tạo đám rồi màng mạch trên.
+ ĐM mạc mạch sau bên:
• Từ ĐM não sau.
• Tạo đám rồi màng mạch bên.
+ ĐM mạch mạc sau giữa:
• Từ ĐM tiểu não trên.
• Tạo đám rồi màng mạch giữa và trên.
Áp dụng

- ĐM cảnh trong là ĐM chính cấp máu cho não và mắt nên thắt nguy hiểm vì não không chịu được
thiếu máu kéo dài.
- Khi thắt ĐM cảnh ngoài ở thấp dòng máu xoáy ngược trở lại rất lớn gây biến chứng sang ĐM
cảnh trong giống như là bị thắt nên không được thắt ĐM cảnh ngoài ở quá thấp.
- Ở bệnh nhân bị xơ vữa ĐM hay có các hội chứng về tim, có nguy cơ tạo cục máu đông tới mạch
máu não làm tắc mạch máu não gây đột quỵ.
- Động mạch trước ngoài có nhánh vân hay bị tổn thương, còn gọi là ĐM ưa chảy máu Charcot.

Câu 23: Mô tả hệ xoang TM sọ và áp dụng?


Mô tả

Các xoang TM sọ đều đổ về: xoang hang và hội lưu Herophile.

Giáo trình trang 203 đến 205, từ: “+ Xoang tĩnh mạch hang (sinus cavernosus) xoang hang……”
đến “…đổ vào vịnh tĩnh mạch cảnh trong.”

Áp dụng

- Các xoang TM sọ nằm giữa xương sọ và màng cứng hoặc trẽ 2 màng cứng, cấu tạo chỉ có 1 lớp
nội mạc nên khi tổn thương hay toạc rộng, máu chảy dữ dội chỉ có thể cầm máu bằng nhồi chặt
với gạc, không thể khâu nối hay thắt mạch được .
- Hệ TM sọ có các TM liên lạc (đường phụ) có vai trò dẫn máu về tim chồng lại sự tăng áp lực thất
thường, khi TM này bị tắc gây phình to các xoang TM ở não, gây đè vào các thùy thần kinh vỏ
não gây liệt
- Hội lưu TM Herophile nằm ở ụ chẩm trong sát xương chẩm nên khi chấn thương vùng chẩm có
thể gây tụ máu, bệnh nhân có thể tử vong.

Câu 24: Mô tả các buồng não thất, sự lưu thông dịch não tủy và áp dụng?
Mô tả các buồng não thất

Do sự phát triển của não bộ, phần tiếp tục của ống nội tủy ở não bộ biến đổi thành các buồng não thất.
Gồm 4 buồng não thất là não thất IV, III và 2 não thất bên.

- Não thất IV: Thuộc trám não, gồm nền và mái

34
+ Nền: hướng xuống dưới, ra trước, được giới hạn:
• Dưới: các củ nhân Goll, nhân Burdach và thể thừng.
• Trên: các cuống tiểu não trên.
• Hai góc bên là các túi cùng bên.
Nền não thất IV có:
• Vân thính giác.
• Tam giác hạ thiệt chứa nhân của dây TK sọ số XII. Phía ngoài tam giác hạ thiệt là
tam giác lang thang, chứa nhân lưng của dây TK sọ số X.
• Lồi tròn: do gốc sợi dây VII và nhân dây VI tạo nên.
• Diện tiền đình: ở góc ngoài, chứa nhân dây TK sọ số VIII.
+ Mái: do màn tủy trên căng giữa 2 cuống tiểu não trên và màn tủy dưới căng giữa 2 cuống tiểu
não dưới tạo nên.
Não thất IV thông với khoang dưới nhện bởi 3 lỗ ở màng mái, lỗ giữa, ở góc dưới và 2 lỗ bên,
thông với ống nội tủy ở góc dưới và cống não ở góc trên của nền.
- Não thất III: là 1 khe đứng dọc thuộc gian não, gồm 6 thành.
+ Thành trước: do mảnh các trụ trước thể tam giác và mép trắng trước tạo nên. Có lỗ Monro
thông não thất III với não thất bên.
+ Thành sau: là mép cuống tuyến tùng, mép trắng sau.
+ Thành dưới (nền): do chất thủng sau, phần trước cuống đại não, củ núm vú, củ xám, cuống
tuyến yên, giao thoa thị giác tạo nên. Có ngách phễu và ngách thị giác.
+ Thành trên (mái): nằm dưới thể vòm, thể trai, gồm tấm màng mạch não thất III và lá biểu mô
não thất.
+ Hai thành bên: là mặt trong của 2 đồi thị.
- Não thất bên:
+ Sừng trán (sừng trước): lấn vào thùy trán bán cầu. Gồm 3 thành là thành trên, thành dưới và
thành trong.
+ Sừng thái dương (sừng dưới): lấn vào thùy thái dương của bán cầu. Gồm 2 thành là thành trên
ngoài và dưới trong.
+ Sừng chẩm (sừng sau): chạy thẳng ra sau từ ngã 3 tới 3cm cách đầu sau của bán cầu, lấn vào
thủy chẩm. Gồm 2 thành là trên ngoài và dưới trong.
+ Ngã 3 (trung tâm): nằm ở thùy đỉnh của bán cầu, là nơi hội tụ của 3 sừng não thất. Gồm:
• Mái: thể trai.
• Nền: than nhân đuôi, tia tận và đám rối màng mạch não thất bên dính vào đồi thị và
phía sau thể vòm.
+ Đối chiếu não thất bên lên nền sọ, não thất chiếm 1 diện 4 cạnh.

Sự lưu thông dịch não tủy

Dịch nào tủy là dịch trong suốt, có tính chất bảo vệ, dinh dưỡng cho não và tủy sống; nằm trong
ống nội tủy, khoang dưới nhện, trong các não thất, khoảng gian bào của hệ thần kinh trung ương.

+ Dịch não tủy được tiết ra từ nhiều nguồn: các đám rối màng mạch, màng ống nội tủy, các não
thất, màng nhện, các mô thần kinh.
+ Lưu thông dịch não tủy: Từ não thất bên, dịch não tủy chảy qua lỗ Monro vào não thất III, qua
cống Sylvius xuống buồng não thất IV, rồi qua các lỗ của màng mãi não thất IV tới khoang
dưới nhện của não và tủy sống. Một phần rất nhỏ chảy vào ống nội tủy.
+ Sự hấp thu dịch não tủy:

35
• Phần lớn: qua hệ thống TM và từ khoang dưới nhện theo nhiều hướng bởi các hạt
Pachioni đổ vào xoang TM sọ.
• Phần nhỏ: theo các khe quanh và trong dây TK sọ não để vào các mạch BH rồi vào
TM.
• Một phần dịch qua khoang dưới nhện qua màng nhện vào khe dưới cứng và từ đó thấm
vào các mao mạch BH rồi đổ vào các hạch bạch huyết

Có thể tóm tắt dưới sơ đồ sau:

Tấm mạch mạc

Não thất bên

Lỗ monro

Não thất III

Cống sylvius

Não thất IV

Lỗ luska

Khoang dưới nhện

Hạt màng nhện

Hệ thống tĩnh mạch

Áp dụng

- Những bệnh của hệ thống thần kinh trung ương và các bệnh ở màng não thường thể hiện sự thay
đổi về số lượng các tế bào có trong dịch não tủy, cũng như sự thay đổi các chất có trong dịch não
tủy. Khi bị các bệnh có sự biến đỏi lưu thông dịch não tủy thì biểu hiện ở thay đổi áp lực dịch não
tủy.
- Khi tắc lỗ thông dịch não tủy sẽ gây ứ trệ, làm chèn ép, tổn thương.
- Lấy mẫu dịch não tủy để xét nghiệm có thể chọc ở nhiều vị trí khác nhau. Thường chọc ở khoang
gian đốt sống LIII – LIV , có thể chọc ở các vị trí đặc biệt khác để chẩn đoán u ở tủy sống và não,
như chọc vào bể hành tiểu não, chọc vào não thất bên…
- Chọc ống thắt lưng để xác định áp lực dịch não tủy, màu sắc, nồng độ Albumin, các tế bào hồng
cầu, bạch cầu…

Câu 25: Mô tả đường dẫn truyền vận động hệ tháp và áp dụng?


Hệ tháp có những tế bào tháp vì các sợi của các tế bào đó tạo thành tháp trước của hành não. Hệ
tháp gồm 2 bó: bó vỏ gai và bó vỏ nhân.

Bó vỏ gai (bó tháp): Là đường vận động ở cổ, thân và tứ chi được tạo nên bởi các sợi đi từ vỏ não
đến sừng trước tủy sống.

36
- Ở đoan não: Bó vỏ gai qua gối và đoạn sau của bao trong, ở bao trong thì các sợi vận động xen lẫn
các sợi cảm giác và các sợi liên hợp.
- Ở trung não: Bó vỏ gai ở phía trước liềm đen và chiếm 3/5 giữa của chân cuống đại não, bó vỏ cầu
ở 1/5 ngoài và bó gối ở 1/5 trong.
- Ở cầu não: Bó vỏ gai bị các sợi cơ ngang cầu não tách thành các bó nhỏ.
- Ở hành não: Bó vỏ gai tạo thành bó tháp trước và khi tới gần giới hạn của dưới của hành não thì
phân làm hai bó:
+ Bó to gồm 9/10 các sợi, bắt chéo đường giữa gọi là bắt chéo tháp và tạo nên bó vỏ gai bên
(bó tháp chéo). Sau khi bắt chéo, bó vỏ gai bên tới cột trắng bên của tủy gai, nằm ở phía
trong các bó tiểu não, ở phía ngoài bó căn bản và ở sau bó cung.
+ Bó nhỏ gồm 1/10 sợi, chạy thẳng xuống tủy gai và tạo nên bó vỏ gai trước (bó tháp thẳng).
Ở tủy gai, bó vỏ gai tách dần các sợi bắt chéo đường giữa và chạy vào các nhân sừng trước
bên đối diện. Bó vỏ gai trước tận hết ở dây cùng của tủy gai.
Bó vỏ nhân (bó gối):

- Là đường vận động của các cơ đầu và cổ. Được tạo nên bởi các sợi đi từ vỏ não sau đó dừng ở các
nhân vận động bên đối diện của dây thần kinh sọ.
- Bó vỏ nhân xen lẫn với sợi của bó vỏ gai. Ở bao trong của đoan não, chiếm 1/5 trong của chân
cuống đại não, khi đi xuống tách dần các sợi để bắt chéo đường giữa và chạy vào các nhân vận
động bên đối diện của dây thần kinh sọ III và IV ở trung não, của các dây sọ V, VI, VII ở cầu não
và các nhân IX, X, XI, XII ở hành não.
Đường dẫn truyền vận động

Gồm có hai chặng:


- Chặng 1: là chặng đi từ tế bào tháp ở vỏ não, sau khi bắt chéo đường giữa đến dừng ở các nhân vận
động của dây thần kinh sọ hoặc dừng lại ở các nhân của sừng trước tủy đối với các dây thần kinh
gai.
- Chặng 2: là chặng đi từ các nhân này, các nhánh trục thoát ra khỏi tủy gai chạy vào rễ trước của các
dây thần kinh sọ hay dây thần kinh gai, để đến cơ vân ở đầu mặt cổ (đối với bó vỏ nhân), thân và
tứ chi (đối với bó vỏ gai).
Áp dụng:

- Tổn thương hệ tháp ở chặng 1 gây liệt trung ương. Tùy theo vị trí của tổn thương ở trên hay dưới
chỗ bắt chéo mà liệt trung ương ở cùng bên hay ở bên đối diện.
- Tổn thương hệ tháp ở chặng 2 sẽ gây liệt ngoại vi cùng bên.

Câu 26: Mô tả đường dẫn truyền vận động ngoại tháp và áp dụng?
Hệ ngoại tháp tạo nên đường vận động ngoài ý muốn, dẫn truyền các cử động đơn giản tự động
hoặc nửa tự động, điều hòa trương lực ở cơ và các điều hòa cử động.

Hệ ngoại tháp gồm hai đường: đường vỏ đại não-tiểu não-tủy gai (hay đường vận động phụ) và
đường dưới vỏ.

Đường vận động phụ có nhiệm vụ kiểm tra sự phối hợp các cử động. Đường vận động phụ xuất
phát từ vỏ đại não, gồm các sợi trước bắt nguồn từ vỏ não hồi trán 2 và cùng với bó vỏ gai đi xuống và
các sợi sau bắt nguồn từ vỏ hồi thái dương 2, 3 và đi xuống chiếm 1/5 ngoài của chân cuống đại não và
tạo nên bó thái dương cầu.

37
Các sợi trước và sợi sau, khi đi tới cầu não tiếp xúc với các nhân cầu. Từ nhân cầu, các sợi qua
cuống tiểu não giữa để tới vỏ tiểu não, phần lớn ở bên đối diện và phần nhỏ ở cùng bên.

Rồi từ vỏ tiểu não, các sợi tới trám tiểu não cùng bên và từ trám tiểu não, các sợi đi lên qua cuống
tiểu não trên và bắt chéo đường giữa để tới nhân đỏ của trung não. Bó mái gai, trám gai, đỏ gai, lưới gai
dừng lại ở đoạn tủy cổ, còn bó tiền đình gai dừng lại ở đoạn tủy thắt lưng.

Đường vận động dưới vỏ đi từ thể vân, đặc biệt từ bèo nhạt qua đồi thị và các nhân dưới đồi
(nhân đỏ, thể Luys và liềm đen...) xuống các nhân vận động ở hành não và tuỷ gai.

Các bó ngoại tháp xuất phát từ các nhân dưới vỏ, có liên hệ mật thiết với tiểu não, nhưng chịu sự
kiểm soát của vỏ đại não bằng các sợi liên hợp.

Thuộc hệ ngoại tháp ở tuỷ sống có các bó sau đây:

- Bó đỏ gai hay bó hồng gai được tạo nên bỏi các sợi đi từ nhân đỏ ở trung não. Các sợi bắt
chéo đường giữa trong trung não, qua cầu hành não, tới cột trắng bên của tuỷ gai, ở đầu trước
của bó vỏ gai bên và dừng ở sừng trước. Bó đỏ gai dẫn truyền các xung động về trương lực cơ
và vận động trong các phản xạ thăng bằng.
- Bó mái gai tiếp những sợi từ lồi não (củ não sinh tư) đi lại, qua cầu hành não, tới cột trắng
trước của tuỷ gai và dừng ở tuỷ trước. Bó mái gai dẫn truyền các xung động về phản xạ nhìn
và nghe.
- Bó tiền đình gai tiếp những sợi ở nhân tiền đình của của dây VIII và tạo nên hai bó: bó thẳng
và bó chéo. Bó tiền đình gai ở phía trước của rễ trước tuỷ gai và dừng ở sừng trước. Dẫn
truyền xung động về thăng bằng.
- Bó trám gai tiếp những sợi ở trám hành, đi xuống tuỷ gai và dừng ở sừng trước. Bó này liên hệ
với thể vân, liềm đen, thể Luys. Bó trám gai là một bộ phận của đường kiểm soát tiểu não và
tuỷ gai.
- Bó lưới gai gồm các sợi đi từ các nhân lưới tới sừng trước tuỷ gai. Có hai bó:
+ Bó lưới gai ngoài đi từ các nhân lưới trên, dẫn truyền các xung động làm dễ dàng các
cử động của sừng trước bên đối diện.
+ Bó lưới gai trong đi từ các nhân lưới dưới, dẫn truyền các xung động làm ức chế các
hoạt động của sừng trước cùng bên.
- Bó cạnh tháp: ngoài các bó ngoại tháp nói trên, còn có bó cạnh tháp. Bó này gồm các sợi phát
sinh từ vỏ đại não, đi theo bó vỏ gai trước (bó vỏ gai thẳng), xuống tuỷ gai dừng ở sừng trước.
Đảm bảo sự phối hợp các cử động nửa tự động và nửa theo ý muốn.
Áp dụng
Rối loạn vận động hệ ngoại tháp (có thể do thoái hóa, tổn thương tế bào thần kinh do xơ cứng
động mạch, viêm não, chấn thương, u não,...) có thể gây ra tình trạng bất thường về cử động và tư thế.
Rối loạn này được phân thành hai loại: Rối loạn giảm động như hội chứng Parkinson (động tác chậm
chạp, co cứng) và rối loạn tăng động như: múa giật, rung giật cơ,...

Câu 27: Mô tả đường dẫn truyền cảm giác sâu và áp dụng?


Đường cảm giác sâu có ý thức (bó thon và bó chêm)

- Là cảm giác bản thể từ gân – cơ – khớp.


- Đường dẫn truyền gồm 3 chặng neuron.
Chặng 1

38
- Thân neuron: nằm ở hạch gai.
- Đường đi:
+ Các sợi gai chạy ra ngoại vi tới gân – cơ – khớp để nhận cảm giác bản thể.
+ Các sợi trục chạy vào qua rễ sau dây TK sống rồi hợp lại ở thừng trắng sau tạo nên bó thon
ở trong và bó chêm ở ngoài.
+ Bó thon dẫn truyền cảm giác bản thể cho nửa dưới cơ thể.
+ Bó chêm dẫn truyền cảm giác bản thể cho nửa trên cơ thể.
Sau khi đi qua tủy sống, các bó này dừng ở nhân thon và nhân chêm ở hành não.

Chặng 2

- Thân neuron: nằm ở nhân thon và nhân chêm của hành não.
- Đường đi:
+ Các sợi trục bắt chéo đường trắng giữa để sang bên đối diện (bắt chéo liềm) rồi đi ngược
lên để tạo thành liềm trong.
+ Cuối cùng các sợi của liềm trong tận cùng ở đồi thị.
+ Tại hành não trên: liềm trong nằm ngay sau tháp hành, giữa 2 trám hành.
+ Tại cầu não: liềm trong nằm sát 2 bên đường trắng giữa.
+ Tại trung não: liềm trong nằm ngoài nhân đỏ, sau chất đen.
Chặng 3

- Thân neuron: nằm ở đồi thị.


- Các sợi trục chạy qua bao trong để lên dừng ở vỏ não hồi sau trung tâm.
Đường cảm giác sâu không có ý thức

- Là đường dẫn truyền cảm giác về độ căng của cơ, gân cơ, dây chằng khớp, trong việc giữ tư
thế và trong các phản xạ giữ vững tư thế.
- Có 2 đường:
+ Đường gai - tiểu - đồi: có 2 bó
• Bó gai - tiểu não trước còn gọi là bó tiểu não trước, bó tiểu não chéo hay bó Gowers:
dẫn truyền cảm giác sâu của tứ chi
▪ Neuron 1: hạch gai, qua rễ sau dừng lại ở cột nhân Bechterew ở sừng sau của tủy
sống (neuron 2). Các sợi bắt chéo ngang đường giữa để chạy ra rìa cột trắng bên và
tạo nên bó gai tiểu não trước. Bó tiếp tục đi lên hành, cầu, trung não rồi bắt chéo 1
lần nữa và kết thúc ở vỏ thùy giun của tiểu não (neuron 3)
• Bó gai - tiểu não sau còn gọi là bó tiểu não sau, bó tiểu não thẳng hay bó Flechsig : dẫn
truyền cảm giác sâu của thân người
▪ Các sợi từ hạch gai, qua rễ sau và dừng ở cột Clacrke của sừng sau tủy sống.
▪ Các sợi chạy thẳng ra sừng bên của tủy cùng bên và tạo thành bó gai tiểu não sau.
▪ Ở hành não bó chạy chếch ra ngoài tạo nên thể thừng và cuống tiểu não dưới để
chạy vào tiểu não tới dừng ở thùy giun.
+ Đường trám hành - tiểu não - đồi thị
• Đường này chưa được xác định rõ ràng.
• Gồm có một số sợi đi từ trám hành, qua thể thừng để vào vỏ tiểu não ở bên đối diện
gọi là bó trám tiểu não. Rồi từ đó chạy vào đồi thị.
Áp dụng

- Tổn thương ngoại vi: gây tê bì bao giờ cũng đau theo khoanh da, đau kiểu rễ, đau cháy…
- Tổn thương tủy sống: rối loạn cảm giác cảm thụ và phân tích.

39
- Tổn thương thân não: khi tổn thương một bên vùng hành cầu, lâm sàng là hội chứng cảm giác
giao bên rất đặc trưng.
- Tổn thương đồi thị: đau nửa đầu bên đối diện, ưu thế hơn ở ngọn chi, có khi khu trú ở một chi,
cảm giác đau rất khó mô tả .
- Tổn thương vỏ não thùy đỉnh: rối loạn cảm giác chủ quan thường xảy ra đột ngột dưới dạng
kịch phát như cơn động kinh phát, cũng có thể đau dai dẳng nhưng trội hơn.

Câu 28: Mô tả dây thần kinh sinh ba và áp dụng?


Dây tam thoa hay dây sinh ba hay dây V: là một dây hỗn hợp, nhận cảm giác ở mặt, ở mắt, ở mũi
và miệng; vận động cơ nhai.

Mô tả

Dây TK sinh ba:

- Là 1 dây hỗn hợp, nhận cảm giác ở mặt, ở mắt, ở mũi và ở miệng; vận động cơ nhai.
- Có 2 rễ như ở dây TK sống :
+ Rễ vận động tách ở 2 nhân :
• Nhân chính (nhân nhai) ở cầu não.
• Nhân phụ từ trung não xuống (coi như 1 nhân thực vật).
+ Rễ cảm giác : từ hạch Gasser tách ra làm 3 nhánh : Nhánh mắt, nhánh hàm trên và nhánh hàm
dưới.

Cả hai rễ đều tách ra ở mặt bên cầu não rồi chui vào hố Meckel, rễ cảm giác vào hạch Gasser, cò
rễ vận động luồn dưới hạch.

Dây mắt

- Nguyên ủy và đường đi: Từ hạch Gasser qua thành ngoài xoang TM hang tới khe bướm vào mắt
chia 3 nhánh .
- Chi phối:
+ Nhánh lệ: chi phối trong mi trên và thành ngoài ổ mắt
+ Nhánh trán: chạy sát trần ổ mắt, nhận cảm giác ở trán, mũi và mi trên.
+ Nhánh mũi: cảm giác ở hạch mắt, nhãn cầu, xoang sàng, xoang bướm, đường lệ và da sống
mũi.

Dây hàm trên

- Nguyên ủy và đường đi: Từ hạch Gasser chạy ra trước qua thành ngoài xoang TM hang, qua lỗ
tròn to ra sọ, qua hố chân bướm hàm, qua ống dưới ổ mắt rồi tận hết ở lỗ dưới ổ mắt.
- Chi phối :
+ Vùng thái dương giữa, dưới ổ mắt tới môi trên, niêm mạc mũi, miệng, màn hầu, toàn bộ răng
hàm trên.
+ Tách nhánh màng não chi phối cho vùng thái dương đỉnh.
+ Mang các sợi TV của dây VII’ (tiết nước mắt, nước mũi)

Dây hàm dưới

- Nguyên ủy và đường đi :

40
Có 2 rễ :

+ Rễ vận động (dây V) từ 1 nhân xám ở cầu não


+ Rễ cảm giác từ hạch Gasser

Hai rễ tới hỗ bầu dục thì tụm lại để ra ngoài sọ, vào khu chân bướm hàm và phân nhánh.

+ Nhánh quặt ngược đi vào màng não qua lỗ tròn bé


+ Nhánh tận vận động cơ nhai, màn hầu, cơ búa.
+ Cảm giác 2/3 trước lưới, niêm mạc má, da từ cằm, môi dưới tới thái dương và răng hàm dưới
+ Nhận sợi vị giác của dây VII’ tới 2/3 trước lưỡi. Mang sợi tiết dịch của dây VII’ vào tuyến
nước bọt dưới lưỡi, dưới hàm và sợi tiết dịch của dây IX vào tuyến mang tai.

Áp dụng

- Khi nhổ răng hàm dưới, phải gây tê ở lỗ ống răng dưới (cạnh gai spix) nơi dây răng dưới (nhánh
tận của dây hàm dưới) cùng động mạch chui vào.
- Khi dây bị liệt hay đứt sẽ gây mất cảm giác vùng trán, vùng mũi và vùng mi trên (là vùng được
chi phối bởi nhánh mắt là nhánh cảm giác).
- Khi dây bị tổn thương sẽ không nhai được gây lệch hàm (vì nó chi phối cho các cơ nhai), màng
nhĩ không căng được (do nó chi phối cho cơ búa), …
- Khi dây bị tổn thương sẽ làm khô mắt (do nó mang các sợi thực vật của dây VII’ - là các sợi tiết
nước mắt).

Câu 29: Mô tả dây thần kinh mặt và áp dụng?


Nguyên uỷ

Có 3 phần.

- Sợi vận động từ một nhân xám ở cầu não.


- Sợi cảm giác VII’ từ hạch gối tới 1/3 trên bó đơn độc.
- Sợi thực vật của dây VII tách ỏ nhân lệ tỵ và các sợi dây VII tách ở nhân bọt trên. Các sợi (VII,
VII’) thoát ra ở rãnh hành cầu (giữa dây VIII và dây VI).
Đường đi và liên quan

Từ não chui vào lỗ ống tai trong, chạy qua cống Fallope, tới lỗ châm chũm ra ngoài sọ, chui vào nằm
trong tuyến nước bọt mang tai, nên có 3 đoạn liên quan:

- Đoạn trong sọ: từ rãnh hành cầu chui vào lỗ ống tai trong để vào xương đá.
- Đoạn trong xương đá: dây VII, VII’ nằm trên dây VIII, cống Fallope có 3 đoạn:
+ Đoạn đầu: dài 14mm thẳng góc với trục xương đá, giữa ốc tai và tiền đình (đoạn mê nhĩ).
+ Đoạn hai: dài 10mm song song với trục xương đá, trên trần hòm nhĩ (đoạn màng nhĩ) giữa
khúc một và khúc hai có hạch gối.
+ Đoạn ba: dài 15mm chạy thẳng tới lỗ châm chũm (đoạn chũm) cách lỗ tai ngoài 2mm và ở
sâu 15mm. Giữa đoạn 1 và đoạn 2 có hạch gối, từ đó dây VII và VII’ không còn phân biệt
được nữa.
- Đoạn ngoài sọ: chui qua lỗ châm chũm ra ngoài sọ rồi vào giữa các thuỳ tuyến mang tai, tại đây
liên quan với động mạch và tĩnh mạch cảnh ngoài.
Phân nhánh

41
- Ngành bên: có 3 ngành chính
+ Dây đá nông lớn nối với dây đá sâu lớn của dây IX tạo thành dây thần kinh Vidien tới hạch
bướm khẩu cái, mang sự tiết dịch cho tuyến lệ và các tuyến niêm mạc mũi, miệng và hầu.
+ Dây đá nông bé nối với dây đá sâu bé của dây IX chạy vào hạch tai, tiết dịch tuyến mang tai.
+ Dây thừng nhĩ: tách ở dây VII (trước khi ra ngoài sọ) vào hòm tai (chỗ ranh giới màng nhĩ và
màng Schrapnel) rồi qua đường tiếp Glasser ra ngoài, nối với dây lưỡi (của dây hàm dưới)
mang sợi vị giác (VII’) cho 2/3 trước lưỡi và tiết dịch tuyến dưới lưỡi, dưới hàm. Ngoài ra
còn có nhánh nối vối dây IX thành quai haller, nhánh tai sau và nhánh cơ bàn đạp,...
- Ngành tận có hai nghành chia tại tuyến mang tai:
+ Ngành trên chi phối các cơ bám da ở trên đường qua mép, (trong đó có cơ trán, cơ mày, cơ
vòng mi). Ngành này bị liệt, mắt không nhắm được và dấu hiệu Sachlebel (+).
+ Ngành dưới chi phối cho các cơ bám da từ dưới đường ngang mép tới các cơ bám da cổ.
Áp dụng

- Khi bị liệt dây thần kinh mặt, các triệu chứng thường gặp là lệch mặt về bên lành, nhân trung kéo
về bên không liệt.
- Mắt bên liệt nhắm không kín nếu liệt dây thần kinh ngoại biên. Có người liệt rõ, có người liệt kín
đáo (chỉ nhìn rõ khi cười, há miệng, huýt sáo), ăn và uống nước hay bị rơi vãi, đôi khi nói khó.
Nguyên nhân là do bị chảy máu não, nhũn não (tai biến mạch máu não), u não thường kèm liệt
nửa thân.
- Tổn thương dây số 7 ngoại biên do viêm màng não, bệnh ở tai giữa, vỡ xương đá, do can thiệp sản
khoa bằng focxep, do viêm đa dây thần kinh, Zona và liệt do lạnh.

Câu 30: Mô tả các đám rối thần kinh thực vật, so sánh sự khác nhau giữa thần kinh
thực vật và thần kinh động vật, giữa thần kinh giáo cảm và phó giao cảm.
Mô tả đám rối thần kinh thực vật:

- Ở đầu mặt: Không có đám rối rõ rệt, mà chỉ thấy có các hạch phó giao cảm:
+ Hạch mắt ở trong hốc mắt (ngoàỉ dây thần kinh II).
+ Hạch bướm khẩu cái ở hố chân bướm hàm.
+ Hạch tai ở dưới lỗ bầu dục.
+ Hạch dưới hàm, dưới lưỡi.
Các sợi phó giao cảm từ trung khu theo các dây thần kinh sọ đi tới còn các sợi giao cảm thì từ các
hạch cổ trung thất trước.

- Vùng cổ: có đám rối hầu


+ Hạch ở đám rối hầu (phó giao cảm).
+ Sợi đến: các dây X và dây IX (phó giao cảm).
+ Sợi giao cảm từ hạch cổ.
- Ở ngực: có 2 đám rối
+ Đám rối phổi: các nhánh của dây X và từ hạch giao cảm cổ.
+ Đám rối tim: gồm các sợi tim (dây X) và các sợi tim của các hạch giao cảm co tới hạch
Wrisberg dưới quai động mạch chủ.
- Ở bụng: có 2 đám rối
+ Đám rối dương: Đám rối này có tầm quan trọng đặc biệt thông qua các đám rối trung gian
khác để chi phối hầu hết các tạng trong bụng gồm có:
• Ba đôi hạch ngoại biên.
• Hai hạch bán nguyệt (ở hai bên gốc động mạch thân tạng).

42

Hai hạch mạc treo tràng trên.

Hai hạch thận nằm trước gốc các động mạch này.

Sợi đến phó giao cảm là hai nhánh tận của dây X phải.

Sợi đến giao cảm là hai dây tạng lớn cùng với hai nhánh tận dây X phải và hạch bán
nguyệt, tạo nên quai thần kinh đáng nhớ Wrisberg.
 Từ đám rối này, có các sợi ngoại vi tạo thành đám rối theo các động mạch (động mạch hoành,
thân tạng, mạch mạc treo tràng trên...) tới các tạng. Một chấn thương vào vùng thượng vị là
rất nguy hiểm.
+ Đám rối hạ vị: gồm có
• Hai hạch hạ vị ở hai bên khu mạch chậu hông bé.
• Sợi phó giao cảm từ đoạn tuỷ cùng.
• Đoạn giao cảm từ hạch chậu hông.
 Chỉ phối cho các tạng trong chậu hông (bàng quang, sinh dục, trực tràng).
So sánh sự khác nhau giữa thần kinh thực vật và thần kinh động vật

Thần kinh thực vật Thần kinh động vật


- Chi phối đời sống nội tạng dinh dưỡng,
- Chi phối đời sống ngoại tiếp, vận
vận động cho các cơ trơn (kể cả cơ tim)
động cho các cơ vân (cơ xương) trừ
và các tuyến.
Về mặt sinh lý cơ tim.
- Hoạt động không tùy ý, không hoàn
- Hoàn toàn chịu sự chi phối của vỏ
toàn tự chủ mà vẫn bị kiểm soát bởi vỏ
não
não.
- Dây TK thực vật chỉ xuất phát ở vài nơi
- Dây TK động vật xuất phát ở cả
(não và tủy).
thân não và tủy.
- Dây TK thực vật không có bao Myelin
- Dây TK động vật có bao Myelin
Về mặt giải phẫu hoặc có rất mỏng.
bao bọc.
- Thần kinh thực vật phải qua một hay
- Thần kinh động vật tới thẳng cơ
nhiều hạch hoặc mượn đường các dây
quan chi phối.
TK động vật tới cơ quan chi phối.

So sánh sự khác nhau giữa thần kinh giao cảm và phó giao cảm

Hệ giao cảm Hệ phó giao cảm

- Trung khu chỉ có ở tủy. - Trung khu có cả ở thân não và tủy


Về nguyên ủy
- (CIII – LIII). sống.
- Hạch ngoại biên (cạnh tạng hay nội
Các hạch - Hạch cạnh sống (gần trung khu).
thành)
Sợi - Sợi trước hạch ngắn, sau hạch dài. - Sợi trước hạch dài, sau hạch ngắn.
Khu vực - Phân bố rộng. - Phân bố hẹp hơn.

- Dẫn truyền chậm, duy trì hưng phấn - Dẫn truyền nhanh nhưng duy trì hưng
lâu hơn. phấn ngắn.
Tác dụng
- Kích thích giao cảm gây giãn đồng tử, - Kích thích phó giao cảm gây co đồng
giãn phế quản. tử, co phế quản.

43

You might also like