You are on page 1of 4

1.

Hàng ngày, bạn và người thân, bạn bè, đồng nghiệp vẫn trao đổi,
tương tác thông tin với nhau, theo dõi tất cả những tình hình trên thế
giới thông qua Facebook, TV, báo chí… Đó chính là nhờ truyền thông
đã giúp chúng ta trở nên gắn kết với nhau hơn. Trong thời đại bùng
nổ thông tin như hiện nay, truyền thông nắm một vai trò hết sức quan
trọng, nó đã trở thành một khái niệm được sử dụng phổ biến trong
các hoạt động truyền bá, quảng cáo. Nhưng thực sự bạn có hiểu
Truyền thông là gì? Truyền thông có những đặc điểm như thế nào và
tại sao doanh nghiệp cần thực hiện các kế hoạch truyền thông?
2. Truyền thông là hiện tượng xã hội phổ biến, ra đời và phát triển cùng
với sự
phát triển của xã hội loài người, tác động và liên quan đến mọi người
trong xã hội. Do đó, đã có rât nhiều định nghĩa nhưng Hiền lấy 2 định
nghĩa khá đầy đủ đó là:
3. Các công ty sử dụng Truyền thông Marketing để tạo ra và truyền đi
những thông tin về thương hiệu (công ty, sản phẩm, dịch vụ) tới
khách hàng mục tiêu nhằm thuyết phục khách hàng mua, đồng thời
thiết lập và duy trì mối quan hệ với họ. Để đạt được những mục tiêu
này, bạn có thể sử dụng nhiều công cụ  truyền thông khác nhau,
trong đó cơ bản nhất đó là:
Tổ hợp các công cụ truyền thông được công ty sử dụng đồng thời để
tác động vào thị trường mục tiêu được gọi là Phối thức Truyền thông
Marketing (Marketing Communication Mix).
4. Truyền thông Marketing tích hợp (Integrated Marketing
Communication – IMC) là một phần căn bản và không thể thiếu trong
những nỗ lực tiếp thị của một doanh nghiệp. Nói một cách đơn giản,
truyền thông trong Marketing có thể được mô tả như là tất cả các
thông điệp và phương tiện truyền thông mà doanh nghiệp có thể triển
khai để tiếp cận tới thị trường tiềm năng của mình.
- Bên cạnh đó, các khách hàng của doanh nghiệp cũng có những
thay đổi rất lớn trong hành vi tiêu dùng của họ. Với sự hỗ trợ của
công nghệ, kỹ thuật và các thiết bị, phương tiện, khách hàng ngày
nay nắm bắt thông tin tốt hơn và có quyền lực ngày càng cao hơn
trong giao tiếp. Thay vì dựa trên những thông tin do công ty cung
cấp (thông qua các phương tiện truyền thông đại chúng), khách
hàng có thể sử dụng Internet để tự tìm hiểu. Khách hàng cũng có
thể kết nối với khách hàng khác để bàn luận, đánh giá về sản
phẩm. Khách hàng thậm chí có thể tự tạo ra và truyền đi các thông
tin liên quan đến thương hiệu, sản phẩm của công ty theo đánh
giá của cá nhân họ. Trong những nghiên cứu về hành vi người
tiêu dùng, nhiều số liệu còn chỉ ra rằng ngày nay một người tiêu
dùng có thể sử dụng nhiều phương tiện truyền thông trong cùng
một lúc. Trong lúc họ xem TV, họ có thể vừa đọc tạp chí, vừa kiểm
tra email gửi đến họ trong ngày, vừa nói chuyện “chat” với bạn bè
qua mạng xã hội…
- Với những sự thay đổi trên, giải pháp cho các công ty là áp dụng
Truyền thông Marketing tích hợp, nghĩa là tích hợp một cách bài
bản nhiều phương tiện truyền thông, kênh truyền thông nhằm đem
đến cho khách hàng một thông điệp nhất quán, rõ ràng và hấp dẫn
về công ty cũng như thương hiệu của mình.
5. Điện Máy Xanh cũng kết hợp nhuần nhuyễn hình ảnh, chủ đề những
nhân vật “Người Xanh” thích nhảy nhót qua điệu nhạc ngộ nghĩnh.
Điện Máy Xanh đã xây dựng hình ảnh quảng cáo sáng tạo, gây bất
ngờ, đánh vào tâm lý sợ hãi, thích thú, tò mò của người xem. Từ đó
tạo được ấn tượng cho khách hàng. Khách hàng nhớ đến thương
hiệu Điện Máy Xanh với những hình ảnh nhân vật quảng cáo màu
xanh tuy kỳ dị nhưng không kém hài hước, ngộ nghĩnh và trẻ trung. 
6. Truyền thông gồm những yếu tố cơ bản như:
 Nguồn: Là nơi bắt đầu hay khởi xướng cho mọi
thông tin lan truyền.
 Nội dung: Là thông tin hay thông điệp để có thể
sản xuất ra những tác phẩm có ý nghĩa như những câu chuyện, bài viết,
video và hình ảnh…
 Kênh truyền tải: Thông qua các hình thức như
truyền hình, phát thanh, báo chí, truyền miệng… để truyền tải thông tin
đến công chúng.
 Người nhận: Là đối tượng tiếp nhận thông tin.
 Phản hồi: Là những thông tin, ý kiến của người
tiếp nhận thông tin phản hồi lại.
 Nhiễu: Là những thông tin bị sai lệch trong quá
trình lan truyền.

7. T21 Bài toán định vị thương hiệu chính là cốt lõi của thông điệp
thuyền thông. Tổ chức, doanh nghiệp cần phải tự trả lời các câu hỏi
quan trọng trong bài toán định vị đó là: Làm cái gì? Làm cho ai? Thỏa
mãn cho nhu cầu gì? Tạo ra được giá trị như thế nào? Và tại sao
người ta cần dùng nó? Trả lời được các câu hỏi này càng cụ thể
chừng nào thì khả năng cạnh tranh của sản phẩm, dịch vụ càng cao
chừng đó. Chính vì thế, doanh nghiệp có thể thuyết phục người tiêu
dùng lựa chọn mình hay không là do chiến lược định vị thương hiệu
của doanh nghiệp có tạo nên những giá trị khác biệt mà người tiêu
dùng cần hay không. Theo đó, thông điệp truyền thông qua mỗi
slogan, mỗi chiến dịch… của doanh nghiệp cần chuyển tải được
những điều đó. Do vậy, thông điệp truyền thông của doanh nghiệp
được hiểu một cách đơn giản đó là:
-Thông điệp truyền thông là bất kỳ điều gì mà doanh nghiệp
muốn nói đến công chúng mục tiêu. Thông điệp truyền thông
còn là sự phản ánh, là phương tiện truyền tải chiến lược định vị
của thương hiệu và đưa định vị đó đến tác động vào nhận thức, cảm
xúc và hành vi của công chúng mục tiêu.
8. T20 AIDA là một mô hình phễu Marketing căn bản chứa đựng 4
yếu tố Attention (Thu hút), Interest (Thích thú), Desire (Khao
khát) và Action (Hành động). Đây là 4 nhân tố đã hình thành nên
một quy trình chuyển đổi tâm lý của khách hàng trong quá trình
mua hàng.
Ví dụ: 1 khách hàng đang tìm kiếm thông tin về sản phẩm A và “đập ngay vào
mắt” chính là website của bạn nằm ở vị trí top. Bị thu hút bởi dòng tiêu đề, khách
hàng tiếp tục click vào website để tìm hiểu thêm thông tin.
Khi truy cập vào website, khách hàng vô cùng thích thú với những thông điệp
trên website của bạn. Dù tại bước này, phần lớn khách hàng chưa ngay lập tức
ra quyết định. Nhưng khách hàng cũng đã có tín hiệu quan tâm về thương hiệu
của bạn.  
9. T24 Xác định ngân sách cho hoạt động truyền thông là một quyết
định marketing khó khăn và chi phối đến sự thành công, hiệu quả của
hoạt động truyền thông. Các ngành kinh doanh khác nhau có mức
ngân sách dành cho truyền thông khác nhau. Xác định ngân sách
truyền thông thường áp dụng các phương pháp sau:

a. Phương pháp tùy khả năng


Phương pháp này là công ty có khả năng tới đâu thì quyết định mức
ngân sách tới đó; không tính đến sự tác động của truyền thông đối
với lượng hàng hóa tiêu thụ, tới  doanh số bán ra. Vì thế, ngân sách
này không ổn định hàng năm và gây trở ngại cho việc hình thành
chiến lược dài hạn về truyền thông của công ty.

a. Phương pháp xác định theo tỷ lệ % trên doanh số bán

Phương pháp này yêu cầu công ty ấn định ngân sách cho truyền thông
bằng một mức tỷ lệ % so với doanh số bán dự kiến. Các công ty thường
lấy doanh số bán của năm trước hoặc chu kỳ kinh doanh trước liền kề
để ấn định tỷ lệ.

Ưu điểm: Ngân sách có thể thay đổi theo chừng mực, gắn liền với sự
tăng giảm doanh số bán của công ty trong chu kỳ kinh doanh, kích thích
nhà quản lý quyết định trong khuôn khổ của mối quan hệ giữa chi phí
truyền thông với giá bán và lợi nhuận của mỗi đơn vị sản phẩm.

Nhược điểm: Khó khăn cho doanh nghiệp khi lập kế hoạch truyền thông
dài hạn, coi kết quả doanh thu là nguyên nhân của mức độ hoạt động
truyền thông.

b. Phương pháp cân bằng cạnh tranh


Phương pháp này yêu cầu công ty xác định ngân sách truyền thông
bằng với mức ngân sách của các đối thủ cạnh tranh trong khu vực thị
trường và trong chu kỳ kinh doanh. Tuy nhiên, thực tế khó biết được
mức chi cụ thể ngân sách này ở các công ty.

c. Phương pháp căn cứ vào mục tiêu và nhiệm vụ phải hoàn thành
Phương pháp này yêu cầu doanh nghiệp phải hình thành ngân sách
truyền thông của mình trên cơ sở mục tiêu và nhiệm vụ cụ thể cần phải
giải quyết.

Ưu điểm: Phương pháp có cơ sở khoa học vì các nhà quản lý phải trình
bày rõ yêu cầu, nhiệm vụ của truyền thông phải thực hiện.

Nhược điểm: Ngân sách hoạt động truyền thông không vượt ra ngoài
ngân sách marketing của công ty.

d.

You might also like