You are on page 1of 19

TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI

KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ


****************

TIỂU LUẬN MÔN HỌC


KINH TẾ CHÍNH TRỊ MÁC-LÊNIN
(Mã học phần SSH 1121)

ĐỀ TÀI: Cách mạng công nghiệp 4.0, những cơ hội và thách thức đối với sức
cạnh tranh của nền kinh tế Việt Nam trong xu thế toàn cầu hóa

ĐIỂM NHẬN XÉT VÀ CHỮ KÝ CỦA GIẢNG VIÊN

Sinh viên thực hiện: Bùi Duy Khánh


Lớp: Điện tử 05
Giảng viên hướng dẫn: ThS. Ngô Quế Lân

Hà Nội, 16 tháng 6 năm 2021


Mục lục

Phần mở đầu
1. Sự cần thiết của đề tài
2. Đối tượng nghiên cứu
3. Phạm vi nghiên cứu
4. Phương pháp nghiên cứu

Phần nội dung


Chương I: Khái quát lý luận về sự phát triển của lực lượng sản xuất xã hội
1. Một số khái niệm cơ bản
2. Mối quan hệ giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất
3. Quy luật phát triển quan hệ sản xuất xã hội
Chương II: Ảnh hưởng của Cách mạng Công nghiệp 4.0 đến sức cạnh tranh của Việt
Nam
1. Khái quát tiến trình Việt Nam hội nhập kinh tế thế giới trong xu thế toàn cầu
hóa
2. Khái quát thành tựu của các cuộc Cách mạng KHKT trong lịch sử nhân loại
3. Cơ hội nâng cao sức cạnh tranh của Việt Nam do Cách mạng Công nghiệp 4.0
4. Thách thức với khả năng cạnh tranh của Việt Nam
Chương III: Một số khuyến nghị để khai thác cơ hội và vượt qua thách thức từ Cách
mạng Công nghiệp 4.0
1. Mục tiêu
2. Một số khuyến nghị

Phần kết luận

Danh mục tài liệu tham khảo

2
Phần mở đầu

1. Sự cần thiết của đề tài


Việt Nam ta đang trên đà xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ
nghĩa và trong thời gian qua đã không ngừng tiến hành công nghiệp hóa, hiện đại hóa
trước sự bùng nổ mạnh mẽ của cuộc Cách mạng Công nghiệp 4.0. Đồng thời, trong
công cuộc phát triển đất nước, Việt Nam đẩy mạnh quá trình toàn cầu hóa, hội nhập sâu
rộng với khu vực và thế giới. Tốc độ phát triển của những đột phá trong cách mạng
công nghiệp lần thứ tư này là không có tiền lệ trong lịch sử. Nếu như các cuộc cách
mạng công nghiệp trước đây diễn ra với tốc độ theo cấp số cộng (hay tuyến tính) thì tốc
độ phát triển của cách mạng công nghiệp lần thứ tư này là theo cấp số nhân. Trên thế
giới đã có những bước tiến vô cùng mạnh mẽ trong nhiều lĩnh vực đi đầu trong ứng
dụng công nghệ như: trí tuệ nhân tạo, sản xuất tên lửa, sinh học,... Chính vì vậy, để
không bị tụt hậu so với thế giới, chúng ta cần phải nắm lấy cơ hội cuộc cách mạng công
nghiệp 4.0 này và tận dụng triệt để thế mạnh của đất nước (mà cụ thể là giới trẻ năng
động, trẻ trung, sáng tạo).

2. Đối tượng nghiên cứu


Lý luận về sự phát triển của lực lượng sản xuất và cuộc cách mạng 4.0, những
thời cơ và thách thức của nền kinh tế Việt Nam trong xu thế hội nhập.

3. Phạm vi nghiên cứu


Bài tiểu luận chủ yếu nghiên cứu những tác động của cuộc “Cách mạng công
nghiệp 4.0” đối với nền kinh tế Việt Nam trong phạm vi môn kinh tế chính trị Mác -
Lênin và những đường lối, chủ trương của Nhà nước.

4. Phương pháp nghiên cứu


Bài tiểu luận chủ yếu nghiên cứu dựa trên phương pháp phân tích, tổng hợp và
phương pháp nghiên cứu lý luận.

Bài làm của em còn nhiều sai sót, em rất mong thầy có thể nhận xét, đánh giá cụ thể để
bài làm được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn!
3
Phần nội dung

Chương I: Khái quát lý luận về sự phát triển của lực lượng sản xuất xã hội

1. Một số khái niệm cơ bản

1.1. Lực lượng sản xuất


- Lực lượng sản xuất là toàn bộ các nhân tố vật chất, kỹ thuật của quá trình sản xuất,
chúng tồn tại trong mối quan hệ biện chứng với nhau tạo ra sức sản xuất làm cải biến
các đối tượng trong quá trình sản xuất, tức tạo ra năng lực thực tiễn làm biến đổi các đối
tượng vật chất của giới tự nhiên theo nhu cầu nhất định của con người và xã hội. Nhu
vậy, lực lượng sản xuất là những nhân tố có tính sáng tạo và có tính lịch sử. Cũng do
đó, trình độ phát triển của lực lượng sản xuất phản ánh trình độ chinh phục giới tự nhiên
của con người.
- Trong các nhân tố tạo thành lực lượng sản xuất, nhân tố người lao động là nhân tố giữ
vai trò quyết định bởi vì suy đến cùng thì các tư liệu sản xuất chỉ là sản phẩm lao động
của con người, đồng thời giá trị và hiệu quả thực tế của các tư liệu sản xuất phụ thuộc
vào trình độ thực tế sử dụng và sáng tạo của người lao động. Mặt khác, trong tư liệu sản
xuất thì nhân tố công cụ lao động là nhân tố phản ánh rõ nhất trình độ phát triển của lực
lượng sản xuất và thể hiện trình độ con người chinh phục giới tự nhiên.

1.2. Quan hệ sản xuất


Quan hệ sản xuất là mối quan hệ kinh tế giữa người với người trong quá trình sản xuất
(sản xuất và tái sản xuất xã hội). Quan hệ sản xuất bao gồm: quan hệ sở hữu đối với tư
liệu sản xuất, quan hệ trong tổ chức - quản lý quá trình sản xuất và quan hệ trong phân
phối kết quả của quá trình sản xuất đó. Những quan hệ này tồn tại trong mối quan hệ
thống nhất và chi phối, tác động lẫn nhau trên cơ sở quyết định của quan hệ sở hữu về
tư liệu sản xuất.

1.3. Phương thức sản xuất


- Bất cứ một quá trình sản xuất vật chất nào cũng được tiến hành với mục đích nhất
định và đựợc tiến hành theo những cách thức xác định. Cách thức tiến hành đó chính là
phương thức sản xuất. Vậy khái niệm phương thức sản xuất dùng dể chỉ những cách

4
thức mà con người sử dụng để tiến hành quá trình sản xuất của xã hội ở những giai đoạn
lịch sử nhất định.
- Mỗi xã hội ở mỗi giai đoạn lịch sử nhất định đều có phương thức sản xuất của nó với
những đặc điểm riêng.
- Mỗi phương thức sản xuất đều có hai phương diện cơ bản là kỹ thuật và kinh tế của
nó.

2. Mối quan hệ giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất
- Mối quan hệ giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất là mối quan hệ thống
nhất biện chứng, trong đó lực lượng sản xuất quyết định quan hệ sản xuất và quan hệ
sản xuất tác động trở lại lực lượng sản xuất.
Lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất là hai mặt cơ bản, tất yếu của quá trình sản
xuất, trong đó, lực lượng sản xuất là nội dung vật chất của quá trình sản xuất, còn quan
hệ sản xuất là hình thức kinh tế của quá trình đó. Như vậy, lực lượng sản xuất và quan
hệ sản xuất tồn tại trong tính qui định lẫn nhau, thống nhất với nhau. Đây là yêu cầu tất
yếu, phổ biến diễn ra trong mọi quá trình sản xuất hiện thực của xã hội. Tương ứng với
thực trạng phát triển nhất định của lực lượng sản xuất cũng tất yếu đòi hỏi phải có quan
hệ sản xuất phù hợp với thực trạng đó trên cả ba phương diện: sở hữu tư liệu sản xuất,
tổ chức, quản lý và phân phối. Chỉ có như vậy, lực lượng sản xuất mới có thể được duy
trì, thai thác - sử dụng và phát triển trong một hình thức kinh tế nhất định, không thể tồn
tại lực lượng sản xuất bên ngoài các hình thức kinh tế nhất định. Mối thống nhất biện
chứng giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất tuân theo nguyên tắc khách quan
quan hệ sản xuất phụ thuộc vào thực trạng phát triển thực tế của lực lượng sản xuất hiện
thực trong mỗi giai đoạn lịch sử xác định. Tuy nhiên, quan hệ sản xuất, với tư cách là
hình thức kinh tế của quá trình sản xuất, nó luôn luôn có tác động trở lai lực lượng sản
xuất. Sự tác động này có thể diễn ra theo chiều hướng tích cực hoặc tiêu cực, điều đó
phụ thuộc vào tính phù hợp hay không phù hợp của quan hệ sản xuất với thực trạng và
nhu cầu khách quan của sự phát triển lực lượng sản xuất. Nếu “phù hợp” nó sẽ có tác
dụng tích cực và ngược lại, nếu “không phù hợp” nó sẽ có tác dụng tiêu cực.
- Mối quan hệ giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất là mối quan hệ thống
nhất có bao hàm khả năng chuyển hóa thành các mặt đối lập và phát sinh mâu thuẫn.
Trong phạm vi tương đối ổn định của một hình thức kinh tế xác định, lực lượng sản
xuất của xã hội được bảo tồn, không ngừng được khai thác - sử dụng và phát triển trong
quá trình sản xuất và tái sản xuất của xã hội. Tính ổn định, phù hợp của quan hệ sản
xuất đối với lực lượng sản xuất càng cao thì lực lượng sản xuất càng có khă năng phát
triển, nhưng chính sự phát triển của lực lượng sản xuất lại luôn luôn tạo ra khả năng phá
vỡ sự thống nhất của nó với những hình thức kinh tế hiện thực. Những hình thức kinh tế

5
hiện thực này, từ chỗ là những hình thức phù hợp và cần thiết cho sự phát triển của các
lực lượng sản xuất đã trở thành những hình thức kìm hãm sự phát triển đó, nó đã tạo ra
một mâu thuẫn giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất, từ đó xuất hiện nhu cầu
khách quan phải thiết lập mối quan hệ thống nhất giữa chúng theo nguyên tắc quan hệ
sản xuất phải phù hợp với nhu cầu phát triển của lực lượng sản xuất. Như vậy, mối quan
hệ giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất là mối quan hệ mâu thuẫn biện chứng
giữa nội dung vật chất, kỹ thuật với hình thức kinh tế của quá trình sản xuất xã hội. Sự
vận động của mâu thuẫn này là một quá trình đi từ sự thống nhất đến những sự khác
biệt và đối lập, từ đó làm xuất hiện nhu cầu khách quan phải được giải quyết theo
nguyên tắc quan hệ sản xuất phải phù hợp với thực trạng phát triển của lực lượng sản
xuất. Sự vận động của mâu thuẫn này cũng tuân theo qui luật: từ những sự thay đổi về
lượng thành những sự thay đổi về chất và ngược lại”, qui luật “phủ định của phủ định”,
khiến cho quá trình phát triển của nền sản xuất xã hội vừa diễn ra với tính chất tiệm
tiến, tuần tự lại vừa có tính nhảy vọt với những bước đột biến, kế thừa và vượt qua của
nó ở trình độ ngày càng cao hơn.

3. Quy luật phát triển lực lượng sản xuất xã hội


Lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất là hai mặt của phương thức sản xuất, chúng
tồn tại không tách rời nhau, tác động qua lại lẫn nhau một cách biện chứng, tạo thành quy
luật phù hợp của quan hệ sản xuất với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất – quy
luật cơ bản nhất của sự vận động, phát triển xã hội.
Khuynh hướng chung của sản xuất vật chất là không ngừng phát triển. Sự phát
triển đó xét đến cùng là bắt nguồn từ sự biến đổi và phát triển của lực lượng sản xuất,
trước hết là công cụ lao động.
Trình độ lực lượng sản xuất trong từng giai đoạn lịch sử thể hiện trình độ chinh
phục tự nhiên của con người trong giai đoạn lịch sử đó. Trình độ lực lượng sản xuất biểu
hiện ở trình độ của công cụ lao động, trình độ, kinh nghiệm và kĩ năng lao động của con
người, trình độ tổ chức và phân công lao động xã hội, trình độ ứng dụng khoa học vào
sản xuất.
Gắn liền với trình độ lực lượng sản xuất là tính chất của lực lượng sản xuất. Trong
lịch sử xã hội, lực lượng sản xuất đã phát triển từ chỗ có tính chất cá nhân lên tính chất
xã hội hóa. Khi sản xuất dựa trên công cụ thủ công, phân công lao động kém phát triển
thì lực lượng sản xuất chủ yếu có tính chất cá nhân. Khi sản xuất đạt đến trình độ cơ khí,
hiện đại, phân công lao động xã hội phát triển thì lực lượng sản xuất có tính chất xã hội
hóa.

6
Sự vận động, phát triển quá trình sản xuất quyết định và làm thay đổi quan hệ sản
xuất cho phù hợp với nó. Khi một phương thức sản xuất mới ra đời, khi đó quan hệ sản
xuất phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất. Sự phù hợp của quan hệ sản
xuất với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất là một trạng thái mà trong đó quan hệ
sản xuất là hình thức phát triển của lực lượng sản xuất.
Trong trạng thái đó, tất cả các mặt của quan hệ sản xuất đề tạo địa bàn đầy đủ cho
lực lượng sản xuất phát triển. Điều đó nghĩa là, nó tạo điều kiện sử dụng và kết hợp một
cách tối ưu giữa người lao động và tư liệu sản xuất và do đó lực lượng sản xuất có cơ sở
để phát triển hết khả năng của nó.
Sự phát triển của lực lượng sản xuất đến một trình độ nhất định làm cho quan hệ
sản xuất từ chỗ phù hợp trở nên không phù hợp. Khi đó quan hệ sản xuất trở thành “xiềng
xích” của lực lượng sản xuất, kiềm hãm lực lượng sản xuất phát triển.
Quy luật quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất
là quy luật phổ biến tác động trong toàn bộ quá trình lịch sử nhân loại. Sự thay thế phát
triển của lịch sử nhân loại từ chế độ công xã nguyên thủy, qua chế độ chiếm hữu nô lệ,
chế độ phong kiến, chế độ tư bản chủ nghĩa và đến xã hội cộng sản tương lai là do sự tác
động của hệ thống các quy luật xã hội, trong đó quy luật quan hệ sản xuất phù hợp với
trình độ phát triển của lực lượng sản xuất là quy luật cơ bản nhất.

7
Chương II: Ảnh hưởng của Cách mạng Công nghiệp 4.0 đến sức cạnh
tranh của Việt Nam

1. Khái quát tiến trình Việt Nam hội nhập kinh tế thế giới trong xu thế toàn cầu hóa
Trong công cuộc phát triển đất nước ở thời đại cách mạng công nghiệp 4.0, Việt
Nam đẩy mạnh quá trình toàn cầu hóa, hội nhập sâu rộng với khu vực và thế giới. Hiện
nay, tiến trình hội nhập quốc tế của Việt Nam đang được triển khai tích cực trong bối
cảnh mới của thế giới có nhiều biến động.
Trước Đại hội IX năm 2001, văn kiện của Đảng chỉ nói đến “quốc tế hóa”, chưa
đề cập tới “toàn cầu hóa”. Từ Đại hội IX của Đảng, Việt Nam đề cập đến “toàn cầu hóa
kinh tế”. Khi đó, Báo cáo chính trị Đại hội IX nhận định: “Toàn cầu hóa kinh tế là một
xu thế khách quan, lôi cuốn ngày càng nhiều nước tham gia; xu thế này đang bị một số
nước phát triển và các tập đoàn kinh tế tư bản xuyên quốc gia chi phối, chứa đựng nhiều
mâu thuẫn, vừa có mặt tích cực vừa có mặt tiêu cực, vừa có hợp tác vừa có đấu tranh”.
Qua hai nhiệm kỳ Đại hội IX và Đại hội X của Đảng, Việt Nam nhấn mạnh tới “toàn
cầu hóa kinh tế”. Đến Đại hội XI của Đảng (năm 2011), Việt Nam chuyển từ nhận thức
về “toàn cầu hóa kinh tế” sang nhận thức về “toàn cầu hóa”. Báo cáo chính trị Đại hội
XI nhận định: “Toàn cầu hóa và cách mạng khoa học - công nghệ phát triển mạnh mẽ,
thúc đẩy quá trình hình thành xã hội thông tin và kinh tế tri thức”. Đại hội XII của Đảng
(năm 2016) tiếp tục khẳng định: “Toàn cầu hóa, hội nhập quốc tế, cách mạng khoa học -
công nghệ, kinh tế tri thức tiếp tục được đẩy mạnh”. Báo cáo chính trị Đại hội XIII của
Đảng (năm 2021) nhấn mạnh: “Toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế tiếp tục tiến triển
nhưng đang phải đối mặt với sự trỗi dậy của chủ nghĩa dân tộc...”

2. Khái quát thành tựu của các cuộc Cách mạng KHKT trong lịch sử nhân loại

2.1. Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ nhất


Bắt đầu vào khoảng năm 1784. Đặc trưng của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ nhất
này là việc sử dụng năng lượng nước, hơi nước và cơ giới hóa sản xuất. Cuộc cách mạng
công nghiệp này được đánh dấu bởi dấu mốc quan trọng là việc James Watt phát minh ra
động cơ hơi nước năm 1784. Phát minh vĩ đại này đã châm ngòi cho sự bùng nổ của công
nghiệp thế kỷ 19 lan rộng từ Anh đến châu Âu và Hoa Kỳ.
Cuộc cách mạng công nghiệp đầu tiên đã mở ra một kỷ nguyên mới trong lịch sử nhân
loại – kỷ nguyên sản xuất cơ khí, cơ giới hóa. Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ nhất
đã thay thế hệ thống kỹ thuật cũ có tính truyền thống của thời đại nông nghiệp (kéo dài
17 thế kỷ), chủ yếu dựa vào gỗ, sức mạnh cơ bắp (lao động thủ công), sức nước, sức gió
8
và sức kéo động vật bằng một hệ thống kỹ thuật mới với nguồn động lực là máy hơi nước
và nguồn nguyên, nhiên vật liệu và năng lượng mới là sắt và than đá. Nó khiến lực lượng
sản xuất được thúc đẩy phát triển mạnh mẽ, tạo nên tình thế phát triển vượt bậc của nền
công nghiệp và nền kinh tế. Đây là giai đoạn quá độ từ nền sản xuất nông nghiệp sang
nền sản xuất cơ giới trên cơ sở khoa học. Tiền đề kinh tế chính của bước quá độ này là
sự chiến thắng của các quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa, còn tiền đề khoa học là việc
tạo ra nền khoa học mới, có tính thực nghiệm nhờ cuộc cách mạng trong khoa học vào
thế kỷ XVII.
2.2. Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 2
Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 2 diễn ra từ khoảng năm 1870 đến khi Thế Chiến I
nổ ra. Đặc trưng của cuộc cách mạng công nghiệp lần này là việc sử dụng năng lượng
điện và sự ra đời của các dây chuyền sản xuất hàng loạt trên quy mô lớn. Cuộc cách mạng
công nghiệp lần thứ hai diễn ra khi có sự phát triển của ngành điện, vận tải, hóa học, sản
xuất thép, và (đặc biệt) là sản xuất và tiêu dùng hàng loạt. Cuộc CMCN lần thứ 2 đã tạo
nên những tiền đề mới và cơ sở vững chắc để phát triển nền công nghiệp ở mức cao hơn
nữa.
Cuộc cách mạng này được chuẩn bị bằng quá trình phát triển 100 năm của các lực lượng
sản xuất trên cơ sở của nền sản xuất đại cơ khí và bằng sự phát triển của khoa học trên
cơ sở kỹ thuật. Yếu tố quyết định của cuộc cách mạng này là chuyển sang sản xuất trên
cơ sở điện - cơ khí và sang giai đoạn tự động hóa cục bộ trong sản xuất, tạo ra các ngành
mới trên cơ sở khoa học thuần túy, biến khoa học thành một ngành lao động đặc biệt.
Cuộc cách này đã mở ra kỷ nguyên sản xuất hàng loạt, được thúc đẩy bởi sự ra đời của
điện và dây chuyền lắp ráp. Công nghiệp hóa thậm chí còn lan rộng hơn tới Nhật Bản sau
thời Minh Trị Duy Tân, và thâm nhập sâu vào nước Nga, nước đã phát triển bùng nổ vào
đầu Thế Chiến I. Về tư tưởng kinh tế - xã hội, cuộc cách mạng này tạo ra những tiền đề
thắng lợi của chủ nghĩa xã hội ở quy mô thế giới.
2.3. Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 3
Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 3 xuất hiện vào khoảng từ 1969, với sự ra đời và
lan tỏa của công nghệ thông tin (CNTT), sử dụng điện tử và công nghệ thông tin để tự
động hóa sản xuất. Cuộc cách mạng này thường được gọi là cuộc cách mạng máy tính
hay cách mạng số bởi vì nó được xúc tác bởi sự phát triển của chất bán dẫn, siêu máy
tính, máy tính cá nhân (thập niên 1970 và 1980) và Internet (thập niên 1990).
Cuộc cách mạng này đã tạo điều kiện tiết kiệm các tài nguyên thiên nhiên và các nguồn
lực xã hội, cho phép chi phí tương đối ít hơn các phương tiện sản xuất để tạo ra cùng một
khối lượng hàng hóa tiêu dùng. Kết quả, đã kéo theo sự thay đổi cơ cấu của nền sản xuất
9
xã hội cũng như những mối tương quan giữa các khu vực I (nông - lâm - thủy sản), II
(công nghiệp và xây dựng) và III (dịch vụ) của nền sản xuất xã hội. Làm thay đổi tận gốc
các lực lượng sản xuất, cuộc Cách mạng KH&CN hiện đại đã tác động tới mọi lĩnh vực
đời sống xã hội loài người, nhất là ở các nước tư bản chủ nghĩa phát triển vì đây chính là
nơi phát sinh của cuộc cách mạng này.
2.4. Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4
Cách mạng Công nghiệp 4.0 (hay Cách mạng Công nghiệp lần thứ Tư) xuất phát từ khái
niệm “Industrie 4.0” trong một báo cáo của chính phủ Đức năm 2013. “Industrie 4.0” kết
nối các hệ thống nhúng và cơ sở sản xuất thông minh để tạo ra sự hội tụ kỹ thuật số giữa
Công nghiệp, Kinh doanh, chức năng và quy trình bên trong.
Cuộc Cách mạng Công nghiệp Thứ tư đang nảy nở từ cuộc cách mạng lần ba, nó kết hợp
các công nghệ lại với nhau, làm mờ ranh giới giữa vật lý, kỹ thuật số và sinh học. Khi so
sánh với các cuộc cách mạng công nghiệp trước đây, 4.0 đang tiến triển theo một hàm số
mũ chứ không phải là tốc độ tuyến tính. Hơn nữa, nó đang phá vỡ hầu hết ngành công
nghiệp ở mọi quốc gia. Và chiều rộng và chiều sâu của những thay đổi này báo trước sự
chuyển đổi của toàn bộ hệ thống sản xuất, quản lý và quản trị.
Những yếu tố cốt lõi của Kỹ thuật số trong CMCN 4.0 sẽ là: Trí tuệ nhân tạo (AI), Vạn
vật kết nối - Internet of Things (IoT) và dữ liệu lớn (Big Data). Trên lĩnh vực công nghệ
sinh học, Cách mạng Công nghiệp 4.0 tập trung vào nghiên cứu để tạo ra những bước
nhảy vọt trong Nông nghiệp, Thủy sản, Y dược, chế biến thực phẩm, bảo vệ môi trường,
năng lượng tái tạo, hóa học và vật liệu. Cuối cùng là lĩnh vực Vật lý với robot thế hệ mới,
máy in 3D, xe tự lái, các vật liệu mới (graphene, skyrmions…) và công nghệ nano.

3. Cơ hội nâng cao sức cạnh tranh của Việt Nam do Cách mạng Công nghiệp 4.0
- Đầu tiên, phải nói tới cơ hội do tính chất của thời đại, do bối cảnh tình hình
quốc tế ngày nay tạo ra. Đảng CSVN luôn xác định, để sự nghiệp cách mạng của Việt
Nam thắng lợi phải phát huy cao nhất sức mạnh của dân tộc và kết hợp với sức mạnh
của thời đại. Việt Nam là một nước kinh tế phát triển còn thấp, chưa qua giai đoạn phát
triển tư bản chủ nghĩa, nhưng Việt Nam có thể phát triển theo định hướng xã hội chủ
nghĩa, có thể phát triển quá độ lên chủ nghĩa xã hội là do tính chất của thời đại ngày nay
là thời đại quá độ lên chủ nghĩa xã hội, đúng như nguyên lý mà C.Mác, đã nêu ra: loài
người chỉ đặt ra những vấn đề mà điều kiện, những yếu tố để giải quyết vấn đề đó đã
xuất hiện. Thời đại quá độ lên chủ nghĩa xã hội trên phạm vi toàn thế giới đã tạo ra cơ
hội để một đất nước chưa qua giai đoạn phát triển tư bản chủ nghĩa có thể phát triển
theo con đường định hướng xã hội chủ nghĩa.
10
- Ngày nay, trong thời đại toàn cầu hóa, hội nhập quốc tế trở thành xu thế chung
của tất cả các quốc gia để phát triển. Hàng hóa, dịch vụ, tiền tệ, vốn đầu tư của các nước
đều có thể lưu thông, luân chuyển trên quy mô toàn cầu; phân công và hợp tác sản xuất
cũng có thể diễn ra ở nhiều quốc gia trên quy mô toàn cầu; doanh nghiệp của một nước
có thể tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu… Toàn cầu hóa tạo ra cơ hội cho mọi quốc
gia, đặc biệt là các quốc gia nghèo, chậm phát triển. Việt Nam, trong hơn 30 năm đổi
mới vừa qua, thực hiện đường lối phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ
nghĩa, đã sớm chủ trương hội nhập quốc tế, bắt đầu từ hội nhập kinh tế quốc tế, từng
bước mở rộng ra các lĩnh vực khác. Đến nay, Việt Nam đã hội nhập quốc tế ngày càng
sâu rộng, có quan hệ ngoại giao, kinh tế với gần 200 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế
giới; tham gia, trở thành thành viên của nhiều tổ chức quốc tế có uy tín, toàn cầu và khu
vực (Liên hợp quốc, Tổ chức thương mại quốc tế, Ngân hàng thế giới, Quỹ tiền tệ quốc
tế, tổ chức ASEAN…), đã ký 16 hiệp định thương mại tự do song phương, đa phương,
trong đó có những hiệp định thương mại tự do thế hệ mới. Nhờ hội nhập, Việt Nam đã
mở rộng thị trường cho xuất, nhập khẩu hàng hóa, dịch vụ; thu hút đầu tư trực tiếp nước
ngoài, các nguồn vốn, thành tựu khoa học – công nghệ, để đạt được những thành tựu
phát triển như những năm qua. Trong những năm tới, những nền tảng hội nhập kinh tế
quốc tế đã xây dựng được, những hiệp định thương mại tự do thế hệ mới đã ký kết sẽ có
hiệu lực và những hiệp định sẽ được ký kết mới, sẽ tiếp tục mở ra cơ hội cho Việt Nam
tiếp tục phát triển.
- Những biến động phức tạp gần đây trên thế giới, trong quan hệ quốc tế, sự nổi
lên của chủ nghĩa dân tộc, chủ nghĩa dân túy, chủ trương bảo hộ thị trường trong nước,
cản trở toàn cầu hóa ở một số nước lớn, nhất là cuộc chiến tranh thương mại Mỹ -
Trung Quốc, đang và sẽ ảnh hưởng lớn tới lưu thông hàng hóa, đầu tư quốc tế, tăng
trưởng kinh tế thế giới. Bối cảnh này có những ảnh hưởng nhất định tới Việt Nam, tạo
ra những khó khăn, thách thức cho Việt Nam; nhưng đồng thời, cũng tạo ra cơ hội cho
Việt Nam, khi Việt Nam có thể đẩy mạnh xuất khẩu vào thị trường Mỹ, vào thị trường
Trung Quốc thay thế cho hàng hóa của một số nước bị cản trở xuất khẩu vào những thị
trường này. Việt Nam có cơ hội thu hút các nhà đầu tư nước ngoài rút khỏi Trung Quốc
và thu hút cả các doanh nghiệp Trung Quốc đầu tư vào Việt Nam sản xuất hàng hóa để
xuất khẩu vào Mỹ, đi vòng, tránh thuế quan cao và hàng rào thương mại của Mỹ với
hàng hóa Trung Quốc.
- Thời đại ngày nay là thời đại cách mạng khoa học – công nghệ, trực tiếp hiện
nay là cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư (4.0) đang diễn ra mạnh mẽ, tạo ra những
bước phát triển nhảy vọt của lực lượng sản xuất xã hội; trong đó, khoa học – công nghệ,
tri thức trở thành nguồn lực và động lực quan trọng nhất đối với sự phát triển. Vai trò
của các yếu tố sản xuất khác, như vốn, đất đai, tài nguyên thiên nhiên, trước đây từng là

11
yếu tố quyết định đối với sự phát triển của các quốc gia, giảm xuống. Với sự phát triển
của hệ thống internet và các mạng thông tin kết nối toàn cầu, tạo ra điều kiện thuận lợi
cho việc tiếp cận và truyền bá tri thức. Những điều này tạo ra cho Việt Nam, một nước
luôn quan tâm tới phát triển giáo dục, có nền giáo dục phát triển; có hệ thống hạ tầng
công nghệ thông tin, tỷ lệ người sử dụng internet cao so với nhiều nước có thu nhập
bình quân đầu người như Việt Nam, cơ hội để có thể đi ngày vào hiện đại, phát triển
theo hình thức rút gọn, đi tắt đón đầu, phát triển kinh tế nhanh, rút ngắn khoảng cách về
phát triển kinh tế với các nước tiên tiến trên thế giới.
- Khu vực châu Á - Thái Bình Dương, trong đó có khu vực Đông Nam Á, trở
thành khu vực phát triển năng động, có vai trò ngày càng quan trọng đối với phát triển
kinh tế thế giới. Trong khu vực, có nhiều nền kinh tế lớn, có tiềm lực tài chính, khoa
học – công nghệ mạnh, phát triển năng động như Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn
Quốc, Đài Loan, có những thị trường lớn, các nguồn vốn đầu tư lớn. Là một nước nằm
trong khu vực phát triển năng động nay, thu hút được sự quan tâm của cộng đồng quốc
tế, cũng tạo ra những cơ hội phát triển cho Việt Nam.
- Việt Nam là đất nước có sự ổn định chính trị - xã hội cao, con người thông
minh, nhân hậu, mến khách, có phong cảnh thiên nhiên tươi đẹp, nhiều danh lam thắng
cảnh nổi tiếng, nhiều bãi biển đẹp, nhiều di sản văn hóa - lịch sử có sức thu hút lớn, có
nhiều món ăn và nghệ thuật ẩm thực được bạn bè quốc tế yêu thích. Sau nhiều năm phát
triển, đã xây dựng được hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông, sân bay, cảng biển, đường
cao tốc, hệ thống điện, nước, công nghệ thông tin, viễn thông khá đồng bộ, hiện đại, kết
nối quốc tế. Nền kinh tế của Việt Nam hiện nay là nền kinh tế thị trường đã có nhiều
yếu tố của kinh tế thị trường hiện đại, hội nhập ngày càng phù hợp với các thông lệ và
tiêu chuẩn quốc tế. Cải cách các thủ tục hành chính được đẩy mạnh, các quy định về
điều kiện kinh doanh, lĩnh vực kinh doanh có điều kiện được thu hẹp, ngày càng công
khai, minh bạch; môi trường kinh doanh ngày càng được cải thiện, thông thoáng, được
nâng bậc theo xếp hạng của các tổ chức quốc tế có uy tín. Nền kinh tế năng động, đạt
được tốc độ tăng trưởng hàng năm ở mức cao hàng đầu các quốc gia trên thế giới; dân
số Việt Nam đông, gần 100 triệu người với mức thu nhập ngày càng được cải thiện,
đang ở giai đoạn dân số vàng, là thị trường và địa chỉ đầu tư hấp dẫn đối với các doanh
nghiệp, các nhà đầu tư trên thế giới. Nền kinh tế Việt Nam đang được cơ cấu lại, đổi
mới mô hình tăng trưởng để phát triển nhanh, bền vững trên nền tảng khoa học - công
nghệ và nguồn nhân lực chất lượng cao… Những điều này tạo ra cơ hội lớn cho kinh tế
Việt Nam phát triển nhanh, bền vững trong những năm tới.

4. Thách thức với khả năng cạnh tranh của Việt Nam

12
Trong những năm tới, sự phát triển kinh tế của Việt Nam không chỉ có cơ hội,
mà còn có không ít thách thức, thậm chí cả những nguy cơ. Điều đáng chú ý là nhiều
thách thức trong đó lại xuất phát từ những mặt khác của chính những yếu tố tạo ra cơ
hội cho phát triển kinh tế đất nước.
- Hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng sẽ đặt doanh nghiệp Việt Nam, các sản
phẩm hàng hóa của Việt Nam trước thách thức phải cạnh tranh quyết liệt với các doanh
nghiệp, các sản phẩm hàng hóa của nước ngoài không chỉ ở thị trường nước ngoài mà
ngay cả ở thị trường trong nước của Việt Nam; trong khi các doanh nghiệp Việt Nam
phổ biến là doanh nghiệp nhỏ và vừa, trình độ công nghệ thấp, năng lực tài chính hạn
chế, phải cạnh tranh với những doanh nghiệp lớn, công nghệ cao, tiềm lực tài chính
hùng hậu, có những sản phẩm có thương hiệu nổi tiếng trên thế giới. Doanh nghiệp Việt
Nam tham gia vào chuỗi giá trị sản xuất toàn cầu, hiện nay, phần lớn là ở những công
đoạn có trình độ công nghệ thấp, gia công, lắp ráp.
- Hội nhập quốc tế, kinh tế Việt Nam đứng trước thách thức sẽ chịu tác động trực
tiếp, nhanh chóng từ những biến động kinh tế từ bên ngoài, từ những biến động trên thị
trường khu vực, thế giới về giá cả, lãi suất, tỷ giá của các đồng tiền, nhất là những đồng
tiền có ảnh hưởng lớn; từ những thay đổi của các luồng hàng hóa, tài chính, đầu tư quốc
tế và nghiêm trọng hơn là chịu sự tác động, ảnh hưởng rất nhanh của các cuộc khủng
hoảng kinh tế, tài chính khu vực và trên thế giới. Tác động với nền kinh tế đất nước sẽ
rất nghiêm trọng nếu Việt Nam không chủ động có biện pháp ứng phó và nếu nội lực
của nền kinh tế yếu. Đồng thời, các doanh nghiệp Việt Nam còn đối mặt với những
thách thức từ những cuộc tấn công mạng vào các hệ thống quản lý, hệ thống dữ liệu để
ăn cắp dữ liệu, ăn cắp công nghệ, kế hoạch, các bí quyết kinh doanh, nhất là của những
đối thủ cạnh tranh.
- Thách thức rất lớn đối với Việt Nam là vấn đề tốc độ phát triển rất nhanh của
cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư, của những thay đổi, phát triển công nghệ diễn
ra nhanh chóng trên thế giới. Theo kịp tốc độ phát triển này đối với Việt Nam là một
thách thức lớn. Hơn nữa, trong khi ở Việt Nam, hệ thống thể chế cho các hoạt động, các
lĩnh vực, các mô hình kinh doanh mới, việc bảo vệ sở hữu trí tuệ, bảo vệ người tiêu
dùng, xử lý tranh chấp,… việc quản lý các hoạt động kinh tế, sinh hoạt xã hội trong thời
đại cách mạng công nghiệp lần thứ tư còn chưa hình thành; việc đào tạo, bồi dưỡng
nguồn nhân lực, phát triển khoa học - công nghệ, xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng…
đáp ứng đòi hỏi phát triển kinh tế đất nước trong cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ
tư cũng không phải là nhiệm vụ đơn giản, dễ dàng.
-Thách thức khác đối với Việt Nam là trình độ khoa học - công nghệ rất cao, rất
mới, diễn ra trên diện rất rộng, hầu như tất cả các lĩnh vực kinh tế, phạm vi tác động rất
lớn của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư. Để nắm bắt được cơ hội, đòi hỏi phải

13
đáp ứng được đồng thời tất cả các yêu cầu đặt ra, đòi hỏi đất nước cũng phải có trình độ
phát triển cao về khoa học - công nghệ, có nguồn nhân lực chất lượng cao, từ cán bộ
nghiên cứu khoa học, sáng tạo công nghệ, thiết kế sản phẩm đến những người trực tiếp
sản xuất; đòi hỏi cả những thay đổi tâm lý, nếp sống của các tầng lớp xã hội, thay đổi tổ
chức, quản lý của hệ thống chính quyền các cấp, các ngành; đây không phải là vấn đề
dễ dàng, mà thật sự là những thách thức. Không vượt qua được những thách thức nhỏ,
cụ thể này thì thách thức lớn nhất với Việt Nam sẽ là tụt hậu xa hơn, so với các nước
khác
- Khu vực châu Á - Thái Bình Dương, trong đó có khu vực Đông Nam Á phát
triển năng động, nhưng cũng là khu vực có sự cạnh tranh, tranh giành ảnh hưởng mạnh
mẽ, kìm chế lẫn nhau giữa các nước lớn, đặc biệt là Mỹ và Trung Quốc. Đặc biệt là
tranh chấp chủ quyền Biển Đông giữa các nước trong khu vực hết sức căng thẳng, có
nguy cơ gây mất ổn định khu vực. Giữ vững chủ quyền biển, đảo của đất nước, đồng
thời phải giữ vững môi trường hòa bình, ổn định để phát triển kinh tế đất nước là thách
thức lớn đối với Việt Nam.
- Kinh tế Việt Nam phát triển chưa ổn định, bền vững. Nợ công, thâm hụt ngân
sách nhà nước cao, kéo dài. Doanh nghiệp trong nước 95-96% là doanh nghiệp nhỏ,
trình độ công nghệ thấp. Nền kinh tế cơ bản còn phát triển theo chiều rộng, dựa vào vốn
đầu tư, tài nguyên thiên nhiên, lao động phổ thông, chuyển dịch sang phát triển theo
chiều sâu dựa trên khoa học – công nghệ và nguồn nhân lực chất lượng cao còn chậm.
Năng suất, chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh kinh tế thấp, chuyển biến chậm.
- Hiện nay, Việt Nam đang ở thời kỳ dân số vàng, nhưng theo dự báo, thời kỳ dân
số vàng của Việt Nam sẽ kết thúc sớm hơn so với một số nước, dân số già nhanh. Kinh
nghiệm các nước cho thấy, các nước cất cánh được trở thành nước phát triển, vượt qua
bẫy thu nhập trung bình đều diễn ra trong thời kỳ dân số vàng. Nếu kinh tế Việt Nam
không cất cánh được trong thời kỳ dân số vàng, Việt Nam sẽ khó thoát khỏi bẫy thu
nhập trung bình, chưa giàu đã già.
- Đời sống nhân dân được cải thiện, nhưng khoảng cách giàu nghèo, phân tầng xã
hội có xu hướng mở rộng không chỉ ảnh hưởng tới ổn định xã hội mà còn ảnh hưởng tới
sử dụng có hiệu quả các nguồn lực vào phát triển kinh tế. Tình trạng ô nhiễm môi
trường được quan tâm ngăn ngừa, xử lý, nhưng chưa ngăn chặn được, vẫn có xu hướng
tăng lên, nguồn lực, chi phí cho bảo vệ môi trường cũng ngày càng tăng lên. Kinh tế
phát triển, thu nhập bình quân đầu người tăng lên, điều kiện sống được cải thiện, nhưng
môi trường văn hóa, đạo đức xã hội bị suy thoái, xuống cấp; tình trạng tham nhũng,
lãng phí, nhũng nhiễu của một bộ phận cán bộ, công chức làm ảnh hưởng xấu đến môi
trường đầu tư, làm giảm hiệu quả sử dụng các nguồn lực và hoạt động của các doanh
nghiệp.

14
Chương III: Một số khuyến nghị để khai thác cơ hội và vượt qua thách thức
từ CM Công nghiệp 4.0

1. Mục tiêu
Chủ động tận dụng có hiệu quả các cơ hội của cuộc Cách mạng công nghiệp lần
thứ tư; cơ bản làm chủ và ứng dụng rộng rãi công nghệ mới trong các lĩnh vực kinh tế -
xã hội; từng bước sáng tạo được công nghệ mới nhằm thúc đẩy quá trình đổi mới mô
hình tăng trưởng, cơ cấu lại nền kinh tế gắn với thực hiện các đột phá chiến lược và
hiện đại hoá đất nước; phát triển mạnh mẽ kinh tế số; phát triển nhanh và bền vững dựa
trên khoa học và công nghệ, đổi mới sáng tạo và nhân lực chất lượng cao; nâng cao chất
lượng cuộc sống, phúc lợi và sức khỏe của người dân; bảo đảm vững chắc quốc phòng,
an ninh, bảo vệ môi trường sinh thái; nâng cao hiệu quả hội nhập quốc tế và gắn kết
chặt chẽ quá trình ứng dụng Cách mạng công nghiệp lần thứ tư với công tác bảo vệ an
ninh mạng.
Chiến lược đặt mục tiêu đến năm 2030 duy trì xếp hạng Đổi mới sáng tạo toàn cầu
(GII) của WIPO thuộc nhóm 40 nước dẫn đầu thế giới; Chỉ số An toàn, an ninh mạng
toàn cầu của ITU thuộc nhóm 30 nước đứng đầu; Chỉ số Chính phủ điện tử theo xếp hạng
của Liên hợp quốc thuộc nhóm 50 nước đứng đầu.

Kinh tế số chiếm khoảng 30% GDP; năng suất lao động tăng bình quân trên
7,5%/năm.

Phổ cập dịch vụ mạng Internet băng rộng cáp quang; phổ cập dịch vụ mạng di động
5G; hoàn thành xây dựng Chính phủ số.

Hình thành một số chuỗi đô thị thông minh tại các khu vực kinh tế trọng điểm phía
Bắc, phía Nam và miền Trung; từng bước kết nối với mạng lưới đô thị thông minh trong
khu vực và thế giới.

Nâng cao chất lượng thể chế và năng lực xây dựng chính sách; phát triển hạ tầng
kết nối, xây dựng và khai thác cơ sở dữ liệu; phát triển nguồn nhân lực; xây dựng Chính
phủ điện tử hướng tới Chính phủ số; phát triển và nâng cao năng lực đổi mới sáng tạo
quốc gia; đầu tư, nghiên cứu, phát triển một số công nghệ ưu tiên để chủ động tham gia
cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư như công nghệ rô-bốt, vật liệu tiên tiến, năng
lượng tái tạo, trí tuệ nhân tạo, công nghệ trong y học, internet vạn vật, dữ liệu lớn, chuỗi
khối...; mở rộng hợp tác quốc tế và hội nhập về khoa học và công nghệ, nhất là trong các
lĩnh vực công nghệ ưu tiên để chủ động tham gia cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ
tư.
15
Đẩy mạnh phát triển internet tốc độ cao, hạ tầng số an toàn, đáp ứng nhu cầu về
kết nối và xử lý dữ liệu lớn; ứng dụng mạnh mẽ công nghệ số vào quản lý nhà nước
trong tất cả các lĩnh vực; đầu tư, phát triển các ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ
quản lý nhà nước (GovTech) và cung cấp dịch vụ công. Xây dựng hệ thống thông tin
kinh tế - xã hội thời gian thực phục vụ chỉ đạo, điều hành của Chính phủ…

2. Một số khuyến nghị


Trong bối cảnh CMCN lần thứ 4 đang diễn ra trên toàn cầu nên chăng chúng ta cần
phải có chiến lược phát triển ngành tự động hóa và công nghệ cao với 5 nội dung:
* Hợp tác mạnh mẽ giữa khoa học công nghệ và sản xuất, kinh doanh.
* Đẩy mạnh đổi mới công nghệ trong khu vực doanh nghiệp tư nhân.
* Triển khai ứng dụng mạnh mẽ và rộng rãi các công nghệ mới.
* Hợp tác quốc tế trong nghiên cứu phát triển và chuyển giao công nghệ.
* Ưu tiên tài trợ cho các tổ chức, cá nhân có thành tích khoa học công nghệ xuất sắc.
Cùng với đó là hai nhóm giải pháp cho các doanh nghiệp tại Việt Nam:

Nhóm giải pháp kết nối theo chiều dọc:


- Tích hợp công nghệ thông tin: cần phát triển những giải pháp CNTT mới, tích hợp từ
các nhà cung ứng: cảm biến, hệ thống điều khiển, mạng truyền thông, các ứng dụng kinh
doanh và chăm sóc khách hàng.
- Khoa học phân tích và quản lý dữ liệu: CMCN lần thứ 4 sẽ tạo ra một lượng lớn dữ liệu.
Thu thập, phân tích và xử lý dữ liệu lớn sẽ tạo ra những tri thức mới, hỗ trợ việc đưa ra
quyết định và tạo lợi thế cạnh tranh.
- Ứng dụng điện toán đám mây: Hệ thống mạng dựa trên các giải pháp đám mây tạo cơ
hội tuyệt vời để lưu trữ và sử dụng hiệu quả các dữ liệu lớn được tạo ra bởi CMCN lần
thứ 4. Các giải pháp dựa trên đám mây sẽ trở nên ngày càng quan trọng đối với CMCN
lần thứ 4.
- Hiệu quả hoạt động: CMCN lần thứ 4 tạo ra những cơ hội mới để nâng cao hiệu quả
hoạt động. Các phân tích hiệu quả, đánh giá và áp dụng các dữ liệu thu thập được từ máy
móc và cảm biến cho phép nhanh chóng đưa ra quyết định để cải thiện an toàn, hiệu quả
hoạt động, quy trình làm việc, dịch vụ và bảo trì.
- Tổ chức học hỏi: Các doanh nghiệp phải trở thành các tổ chức học hỏi.

Nhóm giải pháp tích hợp theo chiều ngang:


- Tối ưu hóa mô hình kinh doanh: Để đạt được điều này, các công ty cần phải phát triển
các kỹ năng mới, cho từng cá nhân cũng như cho tổ chức. Nếu chỉ tiếp cận vấn đề từ một

16
phía sẽ dễ tạo ra các phản ứng tiêu cực trong hệ thống tổ chức. Ngược lại nếu tiếp cận từ
hai phía sẽ có tác động tích cực tới người lao động.
- Chuỗi cung ứng thông minh: CMCN lần thứ 4 sẽ tạo ra một mô hình chuỗi cung ứng
mới gắn kết chặt chẽ hơn với nhu cầu của khách hàng. Chuỗi cung ứng mới này sẽ tạo ra
một cơ sở dữ liệu duy nhất, làm cho chuỗi cung ứng thông minh hơn, minh bạch hơn và
hiệu quả hơn ở mọi giai đoạn, từ khi phát sinh nhu cầu cho đến khi giao hàng.
- Hậu cần thông minh: Trong thời đại số, các quá trình hậu cần sẽ phải trở nên thông minh
hơn trong mạng lưới chuỗi giá trị toàn cầu. Bao gồm cả hai quá trình 44 quản lý cung ứng
vật tư và phân phối sản phẩm.
- Quản lý an ninh mạng: CMCN lần thứ 4 đã đẩy cao mức độ chia sẻ thông tin từ đó tạo
ra một nhu cầu rất lớn về an ninh mạng.
- Mô hình thuế mới: Công nghệ in 3D trong tương lai sẽ cho phép sản xuất trên khắp các
quốc gia và châu lục, không có còn biên giới quốc gia nữa. Điều này sẽ tạo ra một nhu
cầu mới về các quy định hải quan, thuế giá trị gia tăng mới.
- Hệ thống quản lý sở hữu trí tuệ mới: Quản lý sở hữu trí tuệ cũng sẽ phải thay đổi để phù
hợp với CMCN lần thứ 4. Những mô hình kinh doanh mới và các mô hình hợp tác mới
xuất hiện yêu cầu phải có những giải pháp tốt hơn trong vấn đề sở hữu trí tuệ thời đại số.

17
Phần kết luận

Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư đang diễn ra với tốc độ nhanh đang làm
thay đổi bối cảnh toàn cầu và có tác động ngày một gia tăng đến Việt Nam, cả tác động
tích cực cũng như bất lợi. Với tư cách là người tiêu dùng, tất cả người dân đều được
hưởng lợi do hàng hóa và dịch vụ sẽ phong phú hơn và giá cả hợp lý hơn. Tuy nhiên,
trong trung hạn nhiều lao động có thể sẽ bị ảnh hưởng, đặc biệt là lao động ít kỹ năng
nên phải chịu tác động mạnh mẽ của quá trình tự động hóa đang tăng tốc ở các nước
phát triển.

Lịch sử tiến bộ khoa học và công nghệ thế giới đã chứng kiến nhiều cuộc cách
mạng trong đó trí tuệ con người đã làm chủ, dẫn dắt sự đổi mới của máy móc để tăng
năng suất, mang lại thêm nhiều giá trị cho xã hội và đóng góp tích cực cho sự phát triển
về thể chất và tinh thần của nhân loại. Tuy nhiên, cuộc CMCN lần thứ tư không chỉ đơn
thuần là sự kế thừa thành quả của ba cuộc cách mạng công nghiệp trước đó với thế giới
kỹ thuật số mà còn tạo ra sự thay đổi toàn diện kinh tế thế giới trên 3 khía cạnh vận tốc,
phạm vi và hệ thống, chứng kiến sự suy giảm của các quốc gia phát triển chủ yếu vào
khai thác tài nguyên, tăng cường vai trò chủ đạo của những nước chú trọng nền công
nghệ sáng tạo. Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đem lại nhiều cơ hội phát triển nhưng
cũng không ít thách thức cho Việt Nam.

Nếu tận dụng tốt cơ hội và vượt qua được các thách thức, Việt Nam sẽ có khả
năng thu hẹp khoảng cách phát triển với các nước tiên tiến hơn, và sớm thực hiện được
mục tiêu trở thành nước được công nghiệp hóa theo hướng hiện đại. Trong trường hợp
ngược lại, khoảng cách phát triển với các nước đi trước sẽ tiếp tục gia tăng. Chúng ta
cần chung tay góp sức để đưa đất nước Việt Nam sớm thoát khỏi lạc hậu, trở thành một
nước công nghiệp hiện đại trong tương lai gần

18
Danh mục tài liệu tham khảo

- Giáo trình “Những Nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin” (NXB Chính trị
Quốc Gia, Hà Nội – 2009)
- Giáo trình “Kinh tế chính trị Mác – Lênin” (NXB Chính trị Quốc Gia, Hà Nội – 2009)
- Bài giảng môn Kinh tế Chính trị (Giảng viên: Ngô Quế Lân – ĐH Bách Khoa Hà Nội)
- Tổng luận “Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4”(Cục Thông tin KH&CN Quốc gia)
- Các Báo cáo của Bộ Khoa học và Công nghệ về Cách mạng công nghiệp lần thứ tư
- Tài liệu nghiên cứu cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư 4.0 (Trung tâm Phân tích
và Dự báo, Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam xây dựng dưới sự chỉ đạo trực
tiếp của GS.TS. Nguyễn Quang Thuấn, Chủ tịch Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt
Nam. Nhóm nghiên cứu bao gồm TS.Nguyễn Thắng (Trưởng nhóm), TS. La Hải Anh,
Ths. Nguyễn Thu Hương, Ths. Phạm Minh Thái, Ths. Nguyễn Thị Kim Thái và Nguyễn
Thị Vân Hà.)

Và một số website khác:


tapchicongsan.org.vn
vtec.edu.vn
moit.gov.vn

19

You might also like