You are on page 1of 8

Thực trạng ngành mây tre đan xuất khẩu của Việt Nam trong bối

cảnh dịch bệnh Covid-19


ThS. Vũ Thiện Bách
Email: Bach12360@gmail.com
Số điện thoại: 0918.688.166
Trong giai đoạn 2020 nửa đầu 2021, đại dịch Covid – 19 đã làm sụt giảm
nghiêm trọng nền kinh tế thế giới đặc biệt là những thị trường xuất khẩu chính của
Việt Nam như châu Âu (GDP giảm 6.1%), Hoa Kỳ (GDP giảm 3.5%), Nhật Bản
(4.8%). Tuy nhiên, trước tình hình nó, một số ngành của nước ta vẫn đạt được mức
tăng trưởng ấn tượng, điển hình như lĩnh vực sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ mây
tre đan phục vụ xuất khẩu. Vừa qua, tổng kim ngạch xuất khẩu của ngành này đã
tăng 50% trong năm 2020 và tiếp tục tăng trưởng với 60% trong những tháng đầu
năm 2021. Nhờ những động lực mới, ngành mây tre đan xuất khẩu của Việt Nam
được dự đoán sẽ có sự phát triển mạnh mẽ hơn trong giai đoạn tới, bất chấp những
khó khăn do đại dịch Covid-19.

1. Thực trạng ngành mây tre đan xuất khẩu của Việt Nam trong bối cảnh
đại dịch Covid-19.
Ngành thủ công mỹ nghệ mây tre đan xuất khẩu ở Việt Nam không phải là
một ngành mới, đã xuất hiện từ những năm 70-80 của thế kỷ trước, là một trong
những ngành đem lại ngoại tệ đầu tiên cho nước ta, tại thời điểm đó, thị trường chú
yếu của ngành là thị trường các nước thuộc Liên Xô cũ. Sau này, cùng với việc cấm
xuất khẩu nguyên liệu mây tre đan thô của chính phủ, việc xuất khẩu từ 1993 – 1995
bị giảm xuống. Kể từ năm 1996 với sự mở cửa của nền kinh tế, cũng như việc tăng
cường hội nhập với các thị trường lớn như EU, Nhật Bản, Mỹ, ngành thủ công mỹ
nghệ xuất khẩu có những bước thay đổi vượt bậc.
Ngành mây tre đan xuất khẩu trong thời kỳ covid hiện nay dang diễn ra với 2
đặc tính sau: Tăng trưởng nóng và sự thiếu chuẩn bị trong các ngành phụ trợ.
Theo số liệu của Tổng cục Hải quan, ngành mây tre đan phục vụ xuất khẩu ở
Việt Nam tăng trưởng vượt bậc, từ kim ngạch 48.2 triệu USD năm 1999 lên tới 610.2
triệu USD năm 2020, với mức tăng trưởng trung bình là khoảng 12.9%, đặc biệt trong
2 năm trở lại đây tốc độ tăng trưởng đạt mức cao kỷ lục ở mức khoảng 50%/ năm.
Biểu đồ 1: Kim ngạch XK mây tre đan trong giai đoạn 1999-2020 (triệu
USD)
700.0

600.0

500.0

400.0

300.0

200.0

100.0

0.0
99 000 001 0 02 0 03 004 005 0 06 0 07 008 009 0 10 0 11 012 013 0 14 0 15 016 017 0 18 0 19 020
19 2 2 2 2 2 2 2 2 2 2 2 2 2 2 2 2 2 2 2 2 2

Nguồn: Tổng cục Thống Kê


Sự phát triển nóng kéo theo hàng loạt các hệ lụy lớn như thiếu nguồn nguyên
liệu trầm trọng hay thiếu hụt các cơ sở vật chất phụ trợ. Theo thống kê của tổng cục
lâm nghiệp, chỉ tính riêng trong ngành chế biến tre, nước ta có thể có vùng nguyên
liệu với trữ lượng 6 tỷ cây tre/năm. Tuy nhiên trên thực tế, việc trồng tre chỉ cung cấp
được 350 triệu cây/năm, đáp ứng được 30% tổng nhu cầu. Việc bị động nguồn nguyên
vật liệu là yếu tố then chốt khiến sự phát triển của ngành không bền vững. Ngoài ra,
sản phẩm mây tre là mặt hàng khó bảo quản trong điều kiện khí hậu nóng ẩm ở Việt
Nam, mây tre dễ bị mốc, giảm chất lượng và tính thẩm mỹ, cần các kho chứa đặc biệt,
có hệ thống hút ẩm, quy trình đóng gói tốt đòi hỏi việc đầu tư cơ sở vất chất lớn, có
tính ổn định lâu dài. Bên cạnh đó, nhu cầu xuất khẩu tăng vọt khiến việc thiếu cơ sở
vật chất trở thành một rào cản rất lớn của việc tăng trưởng ngành mây tre đan.
2. Một số động lực thúc đẩy sự phát triển của ngành mây tre đan tại Việt
Nam trong tương lai:
Cùng với sự phát triển và hội nhập của kinh tế toàn cầu, nhu cầu tiêu dùng của
người dân trên toàn thế giới tăng mạnh làm thay đổi đáng kể trong thị hiếu và hành vi
giao dịch ngoại thương trong ngành thủ công mỹ nghệ trên toàn thế giới đặc biệt trong
lĩnh vực mây tre đan. Dưới đây là một số những động lực chính và những lợi thế tiềm
năng của Việt Nam:
- Xu hướng đặt các đơn hàng nhỏ, đa dạng mẫu thiết kế trong sản xuất
mây tre đan xuất khẩu: sự phát triển của ngành thiết kế đã giúp các sản phẩm nhỏ
được sản xuất chi tiết hơn, đồng thời có mẫu mã, hình thức đẹp, phong phú, theo kịp
xu hướng hiện nay. Nhu cầu của người tiêu dùng ngày càng đa dạng hơn do sự khác
biệt về địa lý, khí hậu, lãnh thổ, sự phân mảnh trong sở thích và thu nhập của khách
hàng. Hơn nữa, những đơn hàng nhỏ cũng giúp các nhà bán lẻ giảm thiểu chi phí
logistic, kho bãi, rủi ro hàng tồn. Điều này hoàn toàn phù hợp với ngành mây tre đan
khi nguyên liệu phong phú, có ưu thế trong việc tạo kiểu dáng, thời gian triển khai sản
xuất sản phẩm mới thấp.
Biểu đồ 2: Biểu đồ thống kê giá trị đơn hàng ngành mây tre đan xuất khẩu
4000

3500

3000

2500
Số lượng sản phẩm trung
2000 bình 1 đơn hàng
Giá trị trung bình đơn
1500 hàng (USD)

1000

500

0
Q1/2020 Q2/2020 Q3/2020 Q4/2020

Nguồn: Tổng cục Hải quan


Biểu đồ 2 cho thấy, giá trị trung bình và số lượng trung bình của các đơn hàng
xuất khẩu ngành mây tre đan của Việt Nam là rất nhỏ so với các hoạt động ngoại
thương khác. Những đơn hàng xuất khẩu nhỏ vốn không được triển khai ở quy mô
công nghiệp, tuy nhiên, đây lại là lợi thế cho các nhà xuất khẩu ngành mây tre đan của
Việt Nam khi mà nguồn cung lao động lành nghề về thủ công mỹ nghệ sẵn có tại các
làng nghề lớn.
- Xu hướng thiết kế thông minh trong nội thất, mỹ nghệ nói chung và sản
phẩm mây tre đan nói riêng: Bên cạnh tính thẩm mỹ, thời thượng, những sản phẩm
nội thất, mỹ nghệ được ưa chuộng hiện nay còn cần có tính “thông minh”. Với đặc
tính nguyên liệu sẵn có, đa dụng, linh hoạt trong chế tác, các sản phẩm mây tre đan đã
đáp ứng tốt được xu hướng này.
Tùy theo từng thị trường, khái niệm về tính “thông minh” (smart) của sản phẩm
cũng sẽ khác nhau. Khác biệt với xu hướng “đa dụng” của thị trường châu Á, xu
hướng thiết kế thông minh của châu Âu và Bắc Mỹ tập trung vào việc “xếp gọn”
nhằm tiết kiệm chi phí vận chuyển, từ đó thỏa mãn nhu cầu “xê dịch” của đại đa số
dân chúng. Thị trường chủ yếu của các sản phẩm mây tre đan của nước ta là các nước
EU và Bắc Mỹ, vì vậy xu hướng thiết kế “thông minh” để thuận tiện cho việc đóng
gói, vận chuyển hàng hóa được đưa lên hàng đầu. Điển hình cho thiết kế “thông
minh” này là các sản phẩm được thiết kế theo từng “Bộ” dễ lồng ghép, xếp chồng lên
nhau, nhờ vậy việc đóng gói, vận chuyển trở nên gọn gang hơn. Những đơn hàng loại
này chiếm khoảng 25% tổng giá trị xuất khẩu ngành mây tre đan trong năm 2020 và
2021.
Nhờ sự phát triển của ngành thiết kế, ngành mây tre đan có sự tăng trưởng nhanh
hơn về mặt giá trị, các nhà sản xuất Việt Nam cũng tăng vai trò của mình trng chuỗi
giá trị toàn cầu. Tại thời kỳ đầu, Việt Nam chủ yếu sản xuất và xuất khẩu những mặt
hàng sẵn có cho thị trường Đông Âu, sau đó Việt Nam chuyển hướng sang gia công
các hàng OEM (Original Equipment Manufacturer) với mẫu mã đa dạng, thiết kế đẹp
mắt, đem lại giá trị gia tăng cao hơn. Tốc độ tăng trưởng lớn của ngành kéo theo sự
thành lập của các văn phòng đại diện nhằm mục đích thu mua (buying office) của các
hãng lớn với quy mô hàng tỷ USD VD: IKEA, TJX, MTRE, JYSK, WALMART ….
tại Việt Nam, hoạt động ngoại thương của các doanh nghiệp Việt Nam chủ yếu thông
qua các văn phòng đại diện này. Tuy nhiên, những năm trở lại đây, do việc chi phí
nhân công ngành thiết kế của Việt Nam khá rẻ so với các nước khác trên thế giới,
chẳng hạn, chi phí nhân công của Việt Nam rơi vào khoảng $13,777/ năm thì mức chi
phí này tại Mỹ là $97,153/năm và mức trung bình chung trên thế giới là $52,683/năm,
vì vậy, quá trình sản xuất đang chuyển dịch từ OEM (Original Equipment
Manufacturer) sang ODM (Original Design Manufacturing).
- Xu hướng tăng mạnh vai trò của thương mại điện tử: Thương mại điện tử
đã và đang trở thành nhân tố thay đổi cuộc chơi trong thương mại quốc tế, nó hạ thấp
các rào cản trong thương mại quốc tế, đặc biệt là rào cản về bất cân xứng thông tin.
Giờ đây, các sàn thương mại điện tử quốc tế lớn như alibaba.com, amazon.com… đã
giúp các nhà xuất khẩu vừa và nhỏ ở Việt Nam có thể tiếp xúc được với các nhà bán
lẻ ở mọi nơi trên thế giới. Hiện nay, có tới 90% các khách hàng nhập khẩu trong
ngành mây tre đan là những chuỗi siêu thị, phân phối nội thất, các cửa hàng bán lẻ,
các cửa hàng kinh doanh online chứ không phải là các doanh nghiệp thương mại quốc
tế. Tình hình đại dịch covid – 19 làm vô hiệu hóa các phương pháp xúc tiến thương
mại truyền thống như các hội chợ quốc tế, các cuộc viếng thăm nhà máy, và đàm phán
trực tiếp, tuy nhiên, nhờ thương mại điện tử, khoảng trống đó đã được lấp đầy. Hiện
nay hành vi mua hàng của các đối tác thường dựa trên lịch sử, danh tiếng công ty,
việc marketing online, các mẫu mã sản phẩm, và những dịch vụ gia tăng khác. Các
doanh nghiệp Việt Nam, với ưu thế năng động, dễ chuyển biến, hạ tầng cơ sở công
nghệ thông tin phát triển đã và đang chiếm một số ưu thế trên thị trường quốc tế. Đặc
thù đơn hàng giá trị thấp như mây tre đan đã trở thành một lợi thế lớn trong việc ứng
dụng thương mại điện tử để tiêu thụ sản phẩm khi rủi ro giao dịch trở nên thấp hơn.
- Xu hướng đón đầu sự chuyển dịch sản xuất ra khỏi Trung Quốc: Việc đầu
tư vào Trung Quốc hiện nay không còn là lựa chọn hàng đầu của các doanh nghiệp
FDI trên thế giời như giai đoạn trước đây. Xu hướng này xuất phát từ nhiều nguyên
nhân, chủ yếu là do như căng thẳng thương mại giữa Mỹ -Trung; sự tăng cao của chi
phí sản xuất tại Trung Quốc và sự thay đổi về định hướng phát triển công nghiệp của
chính phủ nước này. Trong xu hướng chính đó, ngành mây tre đan mỹ nghệ cũng
không ngoại lệ. Cụ thể:
o Căng thẳng trong thương mại Mỹ - Trung. Theo báo cáo của cục dự trữ
liên bang Mỹ, từ năm 2010 đến 2020, thâm hụt cán cân thương mại đã tăng lên gấp
đôi, từ 200 tỷ USD lên tới hơn 400 tỷ USD, tương đương với khoảng 2% GDP của
nước Mỹ. Thêm vào đó, việc đứt gãy chuỗi cung ứng toàn cầu diễn ra khi đại dịch
Covid-19 bùng nổ đã làm cho các tập đoàn bán lẻ quốc tế nhận ra những rủi ro lớn khi
họ chỉ tập trung vào sản xuất tại Trung. Xu hướng này được thể hiện rõ nét thông qua
các hoạt động chuyển dịch các đơn đặt hàng về may mặc, nội thất và thủ công mỹ
nghệ của doanh nghiệp FDI sang các quốc gia khác ngoài Trung Quốc. Điều này tạo
đà cho việc mở rộng thị trường xuất khẩu mặt hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam,
bao gồm cả các sản phẩm mây trẻ đan.
o Chi phí sản xuất của Trung Quốc tăng cao thúc đẩy chuyển dịch sản
xuất sang các nước có thu nhập thấp hơn. Theo thống kê, chi phí nhân công của Trung
Quốc đã tăng từ 2 USD/giờ (2010) 6.5 USD/giờ tại (2021), trong khi đó, chi phí nhân
công ở Việt Nam chỉ ở mức 2.99 USD/ giờ. Đây là mức chênh lệch khá lớn trong
những ngành hàng mà chi phí lao động thủ công chiếm phần lớn như ngành thủ công
mỹ nghệ (chiếm 40 -60% chi phí sản xuất sản phẩm), việc duy trì chi phí nhân công ở
mức thấp là một lợi thế rất lớn. Hơn nữa, đặc thù ngành thủ công mỹ nghệ là tận dụng
được lao động nông nhàn, điều này cũng trở thành lợi thế đặc biệt của Việt Nam khi
tỷ lệ người dân ở nông thôn vẫn giữ mức cao, chiếm tới 60% dân số Việt Nam ở thời
điểm hiện tại. Nhìn chung, nguồn nhân lực thủ công giá rẻ sẵn có đã góp phần thu hút
các doanh nghiệp nước ngoài chuyển hướng sản xuất vào Việt Nam.
o Sự thay đổi về định hướng phát triển công nghiệp của chính phủ Trung
Quốc cũng đem lại những rủi ro cho nhiều ngành nghề tại Trung Quốc. Sau một thời
gian dài làm trung tâm sản xuất của thế giới, chính phủ Trung Quốc đã nhận ra những
rủi ro khi mà chi phí nhân công tăng cao, những rủi ro ngoại giao, chính trị trong
trường quốc tế, và tác động của các cuộc khủng khoảng kinh tế toàn cầu. Chính vì
vậy, từ sau cuộc khủng khoảng kinh tế toàn cầu 2007 – 2008, chính phủ Trung Quốc
đã có những định hướng thay đổi, tập trung vào phát triển công nghệ, đẩy mạnh thị
trường nội địa, điều này đã ảnh hưởng rất lớn tới ngành thủ công mỹ nghệ xuất khẩu
tại Trung Quốc trực tiếp thúc đẩy xu hướng chuyển dịch sản xuất sang các quốc gia
khác.
- Tác động của hiệp định EVFTA và TTP tới xuất khẩu ngành mây tre đan
Việt Nam. Với sự nỗ lực của chính phủ Việt Nam, các hiệp định EVFTA và TTP,
CPTTP được ký kết đã giúp nâng cao khả năng cạnh tranh và tạo ra các bước ngoặt
lớn cho hoạt động xuất khẩu của Việt Nam. Lĩnh vực xuất khẩu mây tre đan được
hưởng lợi từ việc giảm hàng rào thuế quan, đơn giản hóa các thủ tục nhập khẩu. Cụ
thể, hiệp định EVFTA đã giảm phần lớn các thuế nhập khẩu từ 30% xuống còn 3.5%,
trong khi đó, mức thuế nhập khẩu theo hiệp định với TTP và CPTTP từ 2 – 4% xuống
còn 0.1 – 0.2%. Việc giảm thuế này giúp giảm chi phí nhập khẩu từ 4% đến 27% trên
các thị trường đích tương ứng. Đây là lợi thế tuyệt đối so với các đối thủ trong ngành
đến từ các quốc gia khác. Ngoài ra, việc thông thoáng, minh bạch trong quá trình xin
các giấy phép, rào cản thương mại giúp cho các doanh nghiệp Việt Nam (phần lớn là
xuất phát từ làng nghề) có thể dễ dàng tiếp cận được thị trường châu Âu, bắc Mỹ.

3. Một số giải pháp góp phần thúc đẩy sự phát triển của ngành mây tre đan
tại Việt Nam trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19:

Sự phát triển của ngành mây tre đan trong thời gian qua chủ yếu được thúc đẩy từ
những xu hướng phát triển mới trong ngành thiết kế, nhu cầu của người tiêu dùng, sự
chuyển dịch sản xuất của các doanh nghiệp và từ những cơ chế chính sách thông
thoáng, các hiệp định thương mại quốc tế mà chính phủ đã nỗ lực thực hiện. Chúng ta
cũng có thể cũng ghi nhận sự nỗ lực, mạnh mẽ đối mới sáng tạo trong quá trình sản
xuất kinh doanh của cộng đồng doanh nghiệp trong ngành, góp phần thúc đẩy sự tăng
trưởng nhanh chóng của ngành này.
Tuy nhiên, ngành mây tre đan xuất khẩu của Việt Nam cũng không tránh khỏi
những bất lợi do dịch bênh Covid-19 bùng nổ trên toàn cầu. Để vượt qua được giai
đoạn khó khăn và duy trì sự tăng trưởng, các doanh nghiệp trong lĩnh vực mây tre đan
có thể cân nhắc áp dụng một số giải pháp như sau:
- Tối ưu hóa khâu tổ chức sản xuất thông minh tại các vùng đan: Hiện nay,
các vùng đan được xây dựng dựa trên các cơ sở làng nghề truyền thống trài dài khắp
các miền cả nước. Đặc tính của làng nghề này là cơ cấu chuỗi giá trị xơ cứng, tổ chức
kém hiệu quả dựa trên chủ nghĩa kinh nghiệm, rất dễ bị tổn thương bởi việc tăng
mạnh quy mô sản xuất trong thời gian ngắn. Do đó, các doanh nghiệp cần trực tiếp
tham gia khâu tổ chức sản xuất nhằm giúp tối ưu quá trình sản xuất tại các làng nghề.
- Chủ động trong việc điều phối logistic: Khủng hoảng kinh tế và tác động
của đại dịch làm chuỗi cung ứng bị rối loạn. Các vấn đề về sự tăng cao, bất ổn trong
giá cước tàu, cũng như tắc nghẽn trong quá trình vận chuyển làm chậm trễ trong công
tác bán hàng, và không kịp mùa của các thị trường đích, gây ra những thiết hại lớn
cho các đối tác Việt Nam. Chủ động có kế hoạch và làm việc với các hãng vận tải một
cách khoa học sẽ góp phần giảm thiếu rủi ro trong quá trình này.
- Việc chuyển dịch từ OEM sang ODM: Các doanh nghiệp Việt Nam đang có
xu hướng chuyển dịch từ OEM (Original Equipment Manufacturer) sang ODM
(Original Design Manufacturing), tuy nhiên tốc độ chuyển dịch vẫn cần nhanh hơn
nữa để bỏ xa các đối thủ khác trên thế giới. Điều này đòi hỏi các doanh nghiệp trong
nước từ bỏ một phần lợi nhuận trước mắt, đầu tư nhiều hơn vào đội ngũ thiết kế, phát
triển sản phẩm, nhằm giúp tăng khả năng cạnh tranh, mang lại giá trị lâu dài cho
khách hàng, nhờ đó đem lại sự tăng trưởng bền vững cho doanh nghiệp trong tương
lai.

Tài liệu tham khảo


1. Báo cáo khảo sát thu nhập của nhân viên thiết kể của UX Designer Salaries.
Nguồn: uxdesignersalaries.com
2. Chu Khôi (2020). Xuất khẩu mây tre tăng trưởng mạnh. Nguồn:
https://vnbusiness.vn
3. Hunter L. Clark and Anna Wong (2021). Did the U.S. Bilateral Goods Deficit With
China Increase or Decrease During the US-China Trade Conflict? Nguồn:
https://www.federalreserve.gov
4. Tổng cục thống kê - https://www.gso.gov.vn/
5. Tổng cục Hải Quan - www.customs.gov.vn/Lists/ThongKeHaiQuan/
6. VITIC (2019). Ngành mây, tre đan Việt Nam: Tiềm năng phát triển còn rất lớn.
Nguồn: www.viexpo.vn

You might also like