You are on page 1of 5

đường thẳng và mặt phẳng

Đại cương về đường thẳng và mặt phẳng


Nguyễn Phi Hùnga)

I. CÁC TIÊN ĐỀ

Tiên đề 1. Có một và chỉ một đường thẳng đi qua hai điểm


phân biệt cho trước.
Tiên đề 2. Có một và chỉ một mặt phẳng đi qua ba điểm
không thẳng hàng cho trước.
Tiên đề 3. Tồn tại bốn điểm không cùng nằm trên một mặt
phẳng.
Tiên đề 4. Nếu hai mặt phẳng phân biệt có một điểm chung
thì chúng có một đường thẳng chung duy nhất chứa tất cả các Hình 1. Ba điểm M, N, P thẳng hàng vì cùng là điểm chung của
hai mặt phẳng phân biệt (P ) và (ABC).
điểm chung của hai mặt phẳng đó.
Đường thẳng chung này gọi là giao tuyến của hai mặt phẳng.
Tiên đề 5. Trong mỗi mặt phẳng, các kết quả đã biết của II. ĐIỀU KIỆN XÁC ĐỊNH MẶT PHẲNG
hình học phẳng đều đúng.
Theo tiên đề (2), ta suy ra
Định lý 1. Nếu một đường thẳng đi qua hai điểm phân biệt
của một mặt phẳng thì mọi điểm của đường thẳng đều nằm Một mặt phẳng được xác định nếu biết nó đi qua
trên mặt phẳng đó. ba điểm không thẳng hàng.

Chứng minh. Xét đường thẳng ∆ đi qua hai điểm phân biệt Ngoài ra, một đường thẳng đi qua hai điểm của một mặt
A và B của mặt phẳng (P ). Theo tiên đề 5, trong mặt phẳng phẳng thì nằm trên mặt phẳng ấy. Kết hợp với điều kiện xác
(P ), có một đường thẳng ∆′ đi qua A và B. Theo tiên đề 1, định mặt phẳng nói trên ta suy ra
chỉ kẻ được duy nhất một đường thẳng đi qua hai điểm phân
Một mặt phẳng được xác định nếu biết nó đi qua
biệt, nên ∆ trùng ∆′ , do đó ∆ nằm trên mặt phẳng (P ).
một đường thẳng và một điểm không thuộc đường
Như vậy, để tìm giao tuyến của hai mặt phẳng, ta chỉ cần thẳng đó.
tìm hai điểm chung A và B của chúng. Vì đường thẳng AB
thuộc cả hai mặt phẳng, nên AB chính là giao tuyến của hai Một mặt phẳng được xác định nếu biết nó đi qua
mặt phẳng đó. hai đường thẳng cắt nhau.

Ví dụ 1. Trong mp(P ) cho tứ giác lồi ABCD có các cạnh


AB và CD không song song; ngoài mp(P ) cho một điểm S.
Hãy tìm giao tuyến của III. HÌNH CHÓP VÀ TỨ DIỆN

(a) Hai mặt phẳng (SAC) và (SBD); A. Hình chóp


(b) Hai mặt phẳng (SAB) và (SCD).
Định nghĩa 1. Cho đa giác A1 A2 . . . An và một điểm S nằm
Ví dụ 2. Cho bốn điểm O, A, B, C không đồng phẳng. Trên ngoài mặt phẳng chứa đa giác đó. Nối S với các đỉnh của đa
các đường thẳng OA, OB, OC lần lượt lấy các điểm A′ , B ′ , giác, ta được n tam giác. Hình gồm n tam giác đó và đa giác
C ′ khác O sao cho các đường thẳng sau đây cắt nhau: BC và A1 A2 . . . An gọi là hình chóp S.A1 A2 . . . An .
B ′ C ′ , CA và C ′ A′ , AB và A′ B ′ .
Điểm S gọi là đỉnh của hình chóp. Đa giác A1 A2 . . . An
(a) Hãy xác định giao điểm của mỗi đường thẳng A′ B ′ , gọi là mặt đáy của hình chóp. Các cạnh của mặt đáy gọi
B ′ C ′ C ′ A′ với mp(ABC). là cạnh đáy của hình chóp. Các đoạn thẳng SA1 , . . . , SAn
gọi là các cạnh bên của hình chóp. Mỗi tam giác SA1 A2 ,
(b) Chứng minh rằng các giao điểm trên thẳng hàng. . . . , SAn A1 gọi là một mặt bên của hình chóp.
Ghi chú.
Nếu đáy của hình chóp là một tam giác, tứ giác, ngũ giác,
• Để tìm giao điểm của đường thẳng d với mặt phẳng (P ), . . . thì hình chóp tương ứng gọi là hình chóp tam giác, hình
ta tìm một đường thẳng nào đó nằm trên (P ) mà cắt chóp tứ giác, hình chóp ngũ giác. . .
d. Khi đó, giao điểm của hai đường thẳng này là giao
điểm cần tìm.
• Để chứng minh các điểm thằng hàng, ta có thể chứng
tỏ rằng chúng là những điểm chung của hai mặt phẳng
phân biệt.
Hình 2. Ba cách xác định mặt phẳng. Mặt phẳng đi qua ba điểm
không thẳng hàng A, B, C, ký hiệu mp(ABC); mặt phẳng đi qua
đường thẳng a và điểm A không nằm trên nó, ký hiệu mp(a, A);
mặt phẳng đi qua hai đường thẳng cắt nhau a và b, ký hiệu
a) www.hungnguyen.blog mp(a, b).
đường thẳng và mặt phẳng 2

Hình 3. Hình chóp tam giác S.A1 A2 A3 , hình chóp tứ giác


S.A1 A2 A3 A4 , hình chóp ngũ giác S.A1 A2 A3 A4 A5 .

Cách 2. Gọi K là giao điểm của AB và CD, B ′ là giao điểm


? Có hình chóp nào mà số cạnh (cạnh bên và cạnh đáy) của
của A′ K và SB.
nó là một số lẻ không? Tại sao? Một hình chóp có 16 cạnh
thì có bao nhiêu mặt?
Ghi chú. Tứ giác A′ B ′ CD có các cạnh nằm trên giao tuyến
Ví dụ 3. Cho hình chóp tứ giác S.ABCD. Một mặt phẳng của mặt phẳng (A′ CD) với các mặt của hình chóp S.ABCD.
(P ) cắt các cạnh SA, SB, SC, SD lần lượt tại A′ , B ′ , C ′ , D′ . Tứ giác đó được gọi là thiết diện (hay mặt cắt) của hình chóp
Chứng minh rằng các đường thẳng A′ C ′ , B ′ D′ và SO đồng S.ABCD khi cắt với mp(A′ CD).
quy (O là giao điểm hai đường chéo AC và BD của đáy). Tổng quát, thiết diện (hay mặt cắt) của hình H khi cắt
với mp(P ) là phần chung của mp(P ) và hình H .

B. Tứ diện

Cho bốn điểm A, B, C, D không đồng phẳng. Hình gồm bốn


tam giác ABC, ACD, ABD, và BCD gọi là hình tứ diện
(hay ngắn gọn là tứ diện) và được ký hiệu là ABCD. Các
điểm A, B, C, D gọi là các đỉnh của tứ diện. Các đoạn thẳng
AB, BC, CD, DA, CA, BD gọi là các cạnh của tứ diện. Hai
cạnh không có điểm chung gọi là hai cạnh đối diện. Các
tam giác ABC, ACD, ABD, và BCD gọi là các mặt của tứ
diện. Đỉnh không nằm trên một mặt gọi là đỉnh đối diện
với mặt đó.

? Một tứ diện ABCD có thể coi là hình chóp tam giác bằng
những cách nào? Gọi tên cụ thể mỗi cách.
Ví dụ 4. Cho hình chóp S.ABCD với hai đường thẳng AB Đặc biệt, một tứ diện có bốn mặt là những tam giác đều
và CD cắt nhau. Gọi A′ là một điểm nằm giữa hai điểm S gọi là hình tứ diện đều. Tứ diện đều có tất cả các cạnh
và A. Hãy tìm giao tuyến của mp(A′ CD) với các mặt phẳng bằng nhau.
(ABCD), (SAB), (SBC), (SCD), (SDA).

IV. MỘT SỐ VÍ DỤ VÀ PHƯƠNG PHÁP GIẢI TOÁN

A. Tìm giao tuyến của hai mặt phẳng

phương pháp Để tìm giao tuyến của hai mặt phẳng, ta tìm
hai điểm chung của chúng. Đường thẳng đi qua hai điểm
chung là giao tuyến cần tìm.

Ví dụ 5. Cho S là một điểm không thuộc mặt phẳng hình


bình hành ABCD. Tìm giao tuyến của hai mặt phẳng (SAC)
và (SBD).

Ví dụ 6. Cho tứ diện ABCD. Lấy điểm M trên đoạn AB,


điểm N trên đoạn AC, và điểm I trong tam giác BCD. Giả
sử M N không song song với BC. Tìm giao tuyến của mặt
phẳng (M N I) với các mặt phẳng (BCD), (ABD), (ACD).

Ví dụ 7. Cho tứ giác ABCD có các cặp cạnh đối không


song song và điểm S không thuộc mặt phẳng của tứ giác. Tìm
Cách 1. Gọi I là giao điểm của SO và CA′ , B ′ là giao điểm giao tuyến của các mặt phẳng: (SAC) và (SBD), (SAB) và
của DI với cạnh SB. (SCD) , (SAD) và (SBC).
đường thẳng và mặt phẳng 3

Bài tập

1. Trong mặt phẳng α cho hai đường thẳng d1 và d2 cắt


nhau tại O. Điểm M không thuộc mặt phẳng α. Tìm giao
tuyến của hai mặt phẳng (M, d1 ) và (M, d2 ).
2. Cho S là một điểm không thuộc mặt phẳng hình thang
ABCD (AB ∥ CD và AB > CD). Tìm giao tuyến của hai
mặt phẳng (SAD) và (SBC).
3. Cho tứ diện ABCD. Lấy điểm M trên AC, điểm N
trên BD và điểm I trên AD. Tìm giao tuyến của mặt phẳng
(M N I) với các mặt của tứ diện ABCD.
4. Cho tứ diện ABCD. Lấy điểm I trên AB, điểm J trong
tam giác BCD, và điẻm K trong tam giác ACD. Tìm giao
tuyến của mặt phẳng IJK với các mặt của tứ diện.
Ví dụ 10. Cho tứ diện ABCD. Lấy điểm M trên AB, điểm
N trong tam giác BCD và điểm K trong tam giác ACD.
B. Tìm giao điểm của đường thẳng và mặt phẳng Dựng giao điểm của CD và AD với mặt phẳng (M N K).

phương pháp tìm giao điểm của đường thẳng d và mặt phẳng
(α)
– Nếu trong mặt phẳng (α) có đường thẳng d′ sao cho d′
cắt d tại I thì điểm I là giao điểm cần tìm.
– Trường hợp trong (α) không tồn tại đường thẳng như
vậy, ta tìm mặt phẳng (β) chứa d và cắt (α) theo giao
tuyến d′ . Khi đó giao điểm I của d và d′ là giao điểm
cần tìm.
Ví dụ 8. Cho tứ diện ABCD. Gọi M và N lần lượt là trung
điểm của AC và BC, K là điểm trên BD sao cho KD < KB.
Dựng giao điểm của CD và AD với mặt phẳng (M N K).

Ví dụ 11. Cho hình chóp S.ABCD. Lần lượt lấy trên SA,
AB, và BC các điểm M , N , P sao cho N P không song song
với AD và CD. Dựng giao điểm của SD, SC với mặt phẳng
(M N P ).

Ví dụ 9. Cho tứ diện ABCD. Gọi I, J, K lần lượt là các điểm


trên cạnh AB, BC, và CD sao cho JK không song song với
BD. Tìm giao điểm của mặt phẳng (IJK) với đường thẳng
AD.

Bài tập
đường thẳng và mặt phẳng 4

5. Cho tứ diện ABCD. Lấy điểm M trên AB và điểm N 8. Trong mặt phẳng (α) cho hai đường thẳng d1 và d2 . Lấy
trên AC sao cho M N không song song với BC, lấy điểm I hai điểm A và B không thuộc (α) sao cho đường thẳng AB
nằm trong tam giác BCD. Dựng giao điểm của BD. CD với cắt (α) tại I. Mặt phẳng (β) qua AB cắt d1 tại M và d2 tại
mặt phẳng (IM N ). N . Chứng tỏ ba điểm I, M, N thẳng hàng.
6. Cho hình chóp S.ABCD với AB không song song CD, và 9. Cho hình chóp S.ABCD trong đó AD và BC không song
điểm M nằm trên cạnh SB. Dựng giao điểm của SC với mặt song. Lấy điểm M trên SB và O là giao điểm hai đường chéo
phẳng (ADM ). AC và BD.
7. Cho hình chóp S.ABCD có đáy là hình bình hành tâm
(a) Dựng giao điểm N của SC với mặt phẳng (ADM );
O. Gọi M , N , I là ba điểm lấy trên AB, BC, và SO. Tìm
thiết diện của hình chóp với mặt phẳng (M N I).
(b) AN và DM cắt nhau tại I. Chứng tỏ ba điểm S, I, O
thẳng hàng.
C. Chứng minh ba điểm thẳng hàng
10. Cho tứ diện ABCD; M và N là trung điểm AB, CD; G
phương pháp Chứng minh ba điểm đó thuộc hai mặt phẳng là một điểm bất kỳ trên đoạn M N . Gọi K là giao điểm của
phân biệt, khi đó chúng phải thẳng hàng vì cùng nằm trên AG với mp(BCD). Chứng minh rằng
giao tuyến của hai mặt phẳng đó.
(a) Ba điểm B, K, N thẳng hàng.
Ví dụ 12. Cho mặt phẳng (Q) và ba điểm không thẳng hàng
A, B, C nằm ngoài (P ). Chứng minh rằng nếu ba đường thẳng (b) K là trọng tâm tam giác BCD khi và chỉ khi G là trung
AB, BC, CA đều cắt mp(P ) thì các giao điểm đó thẳng hàng. điểm M N .

D. Chứng minh ba đường thẳng đồng quy

phương pháp Để chứng minh ba đường thẳng đồng quy, ta


có thể chứng minh:

• Hai đường thẳng cắt nhau tại một điểm nằm trên đường
thẳng thứ ba.

• Trong ba đường có hai đường thẳng cắt nhau, và chúng


thuộc hai mặt phẳng có giao tuyến là đường thẳng thứ
ba.
Chứng minh. Vì các giao điểm M, N, P vừa thuộc mặt phẳng
(Q), vừa thuộc mp(ABC), nên chúng thẳng hàng vì cùng nằm Ví dụ 14. Cho tứ diện ABCD. Gọi E, F, G lần lượt là ba
trên giao tuyến của hai mặt phẳng này. điểm trên ba cạnh AB, AC, BD sao cho EF cắt BC tại I,
EG cắt AD tại J (I khác C và J khác D). Chứng minh CD,
Ví dụ 13. Cho ba tia Ox, Oy, Oz không đồng phẳng. Lấy IG, và JF đồng quy.
hai điểm phân biệt A, A′ trên Ox, hai điểm phân biệt B, B ′
trên Oy, hai điểm C, C ′ trên Oz sao cho BC cắt B ′ C ′ tại D, Chứng minh. IG là giao tuyến của hai mặt phẳng (EF G)
CA cắt C ′ A′ tại E, và AB cắt A′ B ′ tại F . Chứng minh ba và (BCD); JF là giao tuyến của hai mặt phẳng (EF G) và
điểm D, E, F thẳng hàng. (ACD). Trong mặt phẳng (EF G), gọi O là giao điểm của IG
và JF . Vì O vừa thuộc mặt phẳng (BCD) vừa thuộc mặt
phẳng (ACD) nên O phải nằm trên giao tuyến CD của hai
mặt phẳng này. Vậy ba đường CD, IG, JF đồng quy (tại
O).

11. Cho hình chóp S.ABCD. Một mặt phẳng (α) lần lượt
cắt các cạnh SA, SB, SC, SD tại A′ , B ′ , C ′ , D′ . Gọi O là
giao điểm hai đường chéo AC và BD. Chứng minh ba đường
thẳng A′ C ′ , B ′ D′ , và SO đồng quy.
12. Cho hai tam giác ABC và A′ B ′ C ′ không cùng nằm trong
một mặt phẳng. Giả sử BC cắt B ′ C ′ , AC cắt A′ C ′ , và AB
cắt A′ B ′ . Chứng minh nếu trong ba đường thẳng AA′ , BB ′ ,
CC ′ có hai đường cắt nhau thì chúng đồng quy tại một điểm.
13. Cho hình chóp S.ABCD trong đó đáy ABCD là một
Chứng minh. D, E, F là ba điểm chung của hai mặt phẳng hình bình hành. Gọi G là trọng tâm tam giác SAD, M là
(ABC) và (A′ B ′ C ′ ), nên chúng thẳng hàng trên giao tuyến trung điểm SB, I là trung điểm AD. Chứng minh ba đường
của hai mặt phẳng này. GM , BI, CD đồng quy.
đường thẳng và mặt phẳng 5

V. BÀI TẬP 24. Vẽ hình biểu diễn của một hình chóp tứ giác trong các
trường hợp đáy là tứ giác lồi, đáy là hình bình hành, đáy là
14. Trong các mệnh đề sau, mệnh đề nào đúng? hình thang.
25. Thiết diện của một hình tứ diện có thể là tam giác, tứ
(a) Có duy nhất một mặt phẳng đi qua ba điểm cho trước;
giác, hoặc ngũ giác được không?
(b) Có duy nhất một mặt phẳng đi qua ba điểm không
thẳng hàng cho trước; 26. Dùng bìa cứng cắt và dán lại để thành

(c) Ba điểm không thẳng hàng cùng thuộc một mặt phẳng (a) Một tứ diện đều;
duy nhất.
(b) Một hình chóp tứ giác có đáy là hình vuông và các mặt
bên là những tam giác đều.
15. Hãy giải thích tại sao các đồ vật có bốn chân như bàn,
ghế,. . . thường dễ bị cập kênh. 27. Cho hình chóp tứ giác S.ABCD. Ba điểm A′ , B ′ , C ′ lần
16. Với một cái thước thẳng, làm thể nào để phát hiện một lượt nằm trên ba cạnh SA, SB, SC nhưng không trùng với
mặt bàn có phẳng hay không? Nói rõ căn cứ vào đâu mà ta S, A, B, C. Xác định thiết diện của hình chóp khi cắt bởi
làm như vậy. mp(A′ B ′ C ′ ).

17. Cho hai mặt phẳng (P ) và (Q) cắt nhau theo giao tuyến 28. Cho hình chóp S.ABCD. Gọi M là một điểm nằm trong
∆. Trên (P ) cho đường thẳng a và trên (Q) cho đường thẳng tam giác SCD.
b. Chứng minh rằng nếu a và b cắt nhau thì giao điểm của
(a) Tìm giao tuyến của hai mặt phẳng (SBM ) và (SAC).
chúng nằm trên ∆.
(b) Tìm giao điểm của đường thẳng BM và mp(SAC).
18. Trong các mệnh đề sau, mệnh đề nào đúng?
(c) Xác định thiết diện của hình chóp khi cắt bởi
(a) Có duy nhất một mặt phẳng đi qua một điểm và một
mp(ABM ).
đường thẳng cho trước;
(b) Có duy nhất một mặt phẳng đi qua một điểm và một
đường thẳng chứa điểm đó;
TÀI LIỆU
(c) Có duy nhất một mặt phẳng đi qua một điểm và một
đường thẳng không chứa điểm đó. 1 Đoàn Quỳnh, Văn Như Cương, Phạm Khắc Ban, Tạ Mẫn. Hình học
nâng cao 11. Nhà xuất bản Giáo dục, 2006.
2 Trần Thành Minh. Giải toán hình học 11. Nhà xuất bản Giáo dục,
19. Hãy tìm các mệnh đề đúng trong các mệnh đề sau đây: 1999.

(a) Có duy nhất một mặt phẳng đi qua hai đường thẳng
cho trước;
(b) Có duy nhất một mặt phẳng đi qua hai đường thẳng
cắt nhau cho trước;
(c) Có duy nhất một mặt phẳng đi qua hai đường thẳng mà
hai đường thẳng đó lần lượt nằm trên hai mặt phẳng
cắt nhau.

20. Cho hai đường thẳng a và b cắt nhau. Một đường thẳng
c cắt cả a và b. Có thể kết luận rằng ba đường thẳng a, b, c
cùng nằm trong một mặt phẳng hay không?
21. Cho ba đường thẳng a, b, c không cùng nằm trong một
mặt phẳng sao cho chúng đôi một cắt nhau. Chứng mình rằng
chúng đồng quy.
22. Cho hai đường thẳng a và b cắt nhau tại điểm O và
đường thẳng c cắt mp(a, b) ở điểm I khác O. Gọi M là điểm
di động trên c và khác I. Chứng minh rằng giao tuyến của các
mặt phẳng (M, a), (M, b) nằm trên một mặt phẳng cố định.
23. Cho hình bình hành ABCD nằm trong mặt phẳng (P )
và một điểm S nằm ngoài mp(P ). Gọi M là điểm nằm giữa S
và A; N là điểm nằm giữa S và B; giao điểm của hai đường
thẳng AC và BD là O.
(a) Tìm giao điểm của mặt phẳng (CM N ) với đường thẳng
SO.
(b) Xác định giao tuyến của hai mặt phẳng (SAD) và
(CM N ).

You might also like