You are on page 1of 2

BÀI SOẠN LỊCH SỬ ĐẢNG

1. 3 bước đột phá kinh tế:


- Bước đột phá đầu tiên:
+ Hội nghị TW 6 (8-1979):
 Chủ trương khắc phục những khuyết điểm, sai lầm trong quản lý kinh tế, trong cải tạo xã hội chủ
nghĩa, phá bỏ những rào cản để cho “sản xuất bung ra”
 Nông nghiệp: chỉ thị số 100-CT/TW (1-1981): nhận mức khoán theo diện tích và tự làm rồi thu
hoạch, thu hoạch vượt mức khoán được hưởng và tự do mua bán.
 Công nghiệp:
 Quyết định số 25-CP (1-1981) về quyền chủ động sản xuất kinh doanh và quyền tự chủ về
tài chính của các xí nghiệp quốc doanh
 Quyết định số 26-CP về việc mở rộng hình thức trả lương khoán, lương sản phẩm và vận
dụng hình thức tiền thưởng trong các đơn vị sản xuất kinh doanh của nhà nước.
- Bước đột phá thứ hai:
+ Hội nghị TW 8 khóa V (6-1985): xóa bỏ cơ chế tập trung quan liêu hành chính bao cấp, lấy giá lương
tiền là khâu đột phá để chuyển sang cơ chế hạch toán, kinh doanh xã hội chủ nghĩa.
 Thực chất, các chủ trương của hội nghị TW 8 khóa V (6-1985) đã thừa nhận sản xuất hàng hóa và
những quy luật sản xuất hàng hóa trong nền kinh tế quốc dân.
- Bước đột phá thứ ba:
Hội nghị bộ chính tị khóa V (8-1986) là bước đột phá KT thứ 3, đồng thời cũng là bước quyết định cho
sự ra đời của đường lối đổi mới của Đảng.
+ Về cơ cấu sản xuất:
 Điều chỉnh cơ cấu sản xuất và cơ cấu đầu tư theo hướng thật sự lấy nông nghiệp làm mặt trận hàng
đầu
 Ra sức phát triển công nghiệp nhẹ
 Phát triển công nghiệp nặng phải lựa chọn quy mô và nhịp độ, chú trọng quy mô vừa và nhỏ, phát
triển hiệu quả nhanh nhằm phục vụ đắc lực yêu cầu phát triển nông nghiệp, công nghiệp nhẹ và xuất
khẩu
 Tập trung vốn, nguồn lực,… phát triển cho được 3 chương trình quan trọng nhất: LTTP, hàng tiêu
dùng thiết yếu và hàng xuất khẩu.
+ Về cải tạo xã hội chủ nghĩa:
 Phải lựa chọn bước đi và hình thức thích hợp trên quy mô cả nước cũng như từng vùng, từng lĩnh
vực: đi qua từng bước trung gian, quá độ từ thấp lên cao, từ quy mô nhỏ đến trung bình rồi quy mô
lớn
 Phải nhận thức đúng đắn đặc trưng của thời kì quá độ lên CNXH nước ta là nền kinh tế nhiều thành
phần, sử dụng đúng đắn các thành phần kinh tế
 Cải tạo XHCN không chỉ là sự thay đổi về chế độ sở hữu, mà còn thay đổi cả chế độ quản lý, phân
phối

+ Về cơ chế quản lý kinh tế: Bố trí lại cơ cấu kinh tế phải đi đôi với đổi mới cơ chế quản lý kinh tế, làm
cho hai mặt ăn khớp với nhau tạo ra động lực mới thúc đẩy sản xuất phát triển.

2. Đổi mới kinh tế theo đại hội VI:


- Thực hiện nhât quán chính sách phát triển nhiều thành phần kinh tế
- Nhiệm vụ chặng đường đầu tiên
+ Sản xuất đủ tiêu dùng và có tích lũy, bước đầu tạo ra một cơ cấu kinh tế hợp lý, chú trọng 3 chương
trình kinh tế lớn:
 Lương thực – thực phẩm
 Hàng tiêu dùng
 Hàng xuất khẩu
- 5 phương hướng phát triển kinh tế:
+ Bố trí lại cơ cấu sản xuất
+ Điều chỉnh cơ cấu đầu tư xây dựng và củng cố quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa
+ Sử dụng và cải tạo đúng đắn thành phần kinh tế
+ Đổi mới cơ chế quản lý kinh tế, phát huy mạnh mẽ động lực khoa học kĩ thuật
+ Mở rộng và nâng cao hiệu quả kinh tế đối ngoại
3. 6 quan điểm công nghiệp hóa trong thời kì mới đại hội VIII:
- Giữ vững độc lập, tự chủ, đi đôi với mở rộng quan hệ quốc tế, đa phương hóa, đa dạng quan hệ đối
ngoại
- Công nghiệp hóa, hiện đại hóa là sự nghiệp toàn dân, mọi thành phần kinh tế, trong đó lấy kinh tế nhà
nước giữ vai trò chủ đạo
- Lấy việc phát huy nguồn lực con người là yếu tố cơ bản cho sự phát triển nhanh và bền vững
- Khoa học công nghệ là động lực của công nghiệp hóa, hiện đại hóa
- Lấy hiệu quả kinh tế làm chuẩn cơ bản đẻ xác định phương án đầu tư, lựa chọn dự án đầu tư và công
nghệ
- Kết hợp kinh tế với quốc phòng và an ninh
4.
Đảng, Nhà nước chủ trương thực hiện nhất quán và lâu dài nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ
nghĩa, coi đây là mô hình kinh tế tổng quát của nước ta tỏng thời kỳ quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội. Đó là
nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, có nghiều hình thức sở hữu, nhiều thành phần kinh tế, nhiều hình
thức phân phối, chủ yếu phân phối theo kết quả lao động và hiệu quả kinh tế.

You might also like