You are on page 1of 3

DÀN Ý VĂN NGHỊ LUẬN CHỨNG MINH

I. Đề về tư tưởng đạo lí (VD: Chứng minh tính đúng đắn/ nhân dân ta luôn
sống theo/ ông cha ta thường nói/ “Uống nước nhớ nguồn/Ăn quả nhớ kẻ
trồng cây”)
1. Mở bài:
- Nêu luận điểm cần chứng minh, khẳng định luận điểm
+ Trực tiếp:
 Từ xa xưa ông cha ta đã nói, “Uống nước nhớ nguồn/ Ăn quả nhớ
kẻ trồng cây”. Trải qua bao năm tháng thăng trầm lịch sử, nước
Việt Nam ta vẫn phát triển và giữ vững truyền thống tốt đẹp này.
+ Gián tiếp (điểm cao hơn):
 Trong kho tàng các câu ca dao tục ngữ của nhân dân Việt Nam, có
rất nhiều câu hay và mang đậm bản sắc, phong tục, cách sống, của
đất nước ta. Trải qua bao thăng trầm lịch sử, vẫn sừng sững là một
dân tộc anh hùng với truyền thống yêu nước, luôn biết ơn lớp cha
anh đi trước đã hy sinh cho độc lập tự do. Truyền thống đẹp đẽ
đáng tự hào ấy được khắc rõ qua hai câu tục ngữ “Uống nước nhớ
nguồn/Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”.
2. Thân bài:
- Giải thích sơ lược các từ ngữ nổi bật, đặc sắc của câu tục ngữ, từ
đó nói rõ hơn ý nghĩa của câu.
 Nước, quả: không tự nhiên mà có, phải trải qua một quá trình gieo
hạt, chăm sóc  Ẩn dụ cho hình ảnh thành quả phải đổ mồ hôi
công sức mới có được
 Câu tục ngữ muốn nói khi hưởng thụ thành quả, thì phải nhớ đến
công sức của những người đã xây dựng và gìn giữ.
- Nêu các lí lẽ chứng minh (phải chứng thực, chính xác, hợp lí):
+ Bác Hồ khi đứng trước đền Hùng dịp giỗ tổ Hùng Vương cùng các
thiếu nhi, đã nói: “Các Vua Hùng đã có công dựng nước, Bác cháu ta
phải cùng nhau giữ lấy nước”. Hàng năm, nhân dân ta vẫn duy trì
phong tục giỗ tổ Hùng Vương, đó là một bản sắc văn hóa dân tộc –
“Dù ai đi ngược về xuôi/ Nhớ ngày giỗ tổ mùng Mười tháng Ba”
+ Ngày 27/7 – ngày thương binh liệt sĩ, nước ta vẫn luôn một lòng
hướng về các vị anh hùng, chiến sĩ đã hy sinh cho dân tộc, tri ân các
bà mẹ Việt Nam anh hùng.
+ Thơ văn Việt Nam có những bài thơ rất hay ca ngợi chiến công,
cũng như ghi nhớ công ơn người lính anh dũng.
3. Kết bài:
- Khẳng định lại tính đúng đắn của luận điểm
- Rút ra bài học liên hệ bản thân (Tự hứa sẽ học tập, làm việc, cống
hiến hết mình cho quê hương đất nước)
II. Đề về hiện tượng đời sống (VD: Chứng minh rằng Nói dối có hại cho
bản thân – đề 4/sgk lớp 7/ 65)
1. Mở bài:
- Nêu luận điểm, khẳng định vấn đề cần chứng minh
+ Trực tiếp: Nói dối là một đức tính xấu, có thể gây hại cho những
người xung quanh và cả chính bản thân.
+ Gián tiếp: Trích dẫn câu nói hay về nói dối. VD: Không ai tin kẻ dối
trá, kể cả khi hắn nói sự thật. – Aesop / Một lần bất tín, vạn lần bất
tin)
 Câu mở thường gặp: Aesop – một nhà văn Hy Lạp cổ đại lớn đã
từng nói “Không ai tin kẻ dối trá, kể cả khi hắn nói sự thật.” Quả
đúng như vậy, lời nói không đúng sự thật sẽ làm tổn thương mọi
người sâu sắc, làm ta đánh mất đi lòng tin, gây ra hậu quả to lớn.
Vì vậy việc nói dối gây tổn hại rất nhiều đến đời sống của chúng
ta.
2. Thân bài:
- Giải thích sự việc/hiện tượng:
+ Nói dối là gì? - Nói dối là nói sai sự thật, nói sai những gì mình
nghe thấy hay nhìn thấy.
- Chứng minh bằng các lí lẽ, luận cứ:
+ Kể các câu chuyện về tác hại của nói dối. Ví dụ:
 Chú bé chăn cừu: nói dối 3 lần là có sói đến ăn thịt cừu, lần thứ 4
dân làng không tin  sói ăn thịt bầy cừu

+ Khi chúng ta lừa dối một ai, thì sẽ không có được lòng tin của người
đó nữa. Ví dụ: nói dối cha mẹ, thầy cô, bạn bè.
+ Tuy nhiên, có những lời nói dối vô hại. Ví dụ: Bác sĩ nói dối về tình
hình của bệnh nhân ung thư để tạo động lực cho họ sống tiếp.

 Không phải lời nói dối nào cũng có hậu quả tiêu cực, tuy nhiên
ranh giới của hai vấn đề này rất mong manh, chúng ta phải hết sức
cẩn thận và hạn chế nói dối, để tránh làm tổn thương người khác và
chính mình
III. Kết bài:
- Rút ra bài học kinh nghiệm, đề ra phương hướng phát triển bản thân
+ Cố gắng học tập, rèn luyện đạo đức ngay khi còn ở trên ghế nhà
trường
+ Phát triển bản thân để trở thành công dân có ích cho xã hội, đóng
góp cho đất nước, đưa đất nước sánh vai cùng cường quốc năm châu
xứng đáng với lời căn dặn của Bác Hồ - “Non sông Việt Nam có trở
nên tươi đẹp hay không, nước Việt Nam có sánh vai được với các
cường quốc năm châu hay không, phần lớn nhờ vào công lao của các
em”

You might also like