You are on page 1of 2

BÀI TẬP HÓA 8 (LẦN 5)

Bài 1: Hãy nêu sự giống nhau và khác nhau của sự cháy và sự oxi hoá chậm? Cho ví dụ.
Bài 2: Cân bằng các SĐPƯ sau, cho biết PƯ nào là PƯ hóa hợp, PƯ nào là PƯ phân hủy? Vì
sao?
a. MgCl2   +   KOH   - - - →   Mg(OH)2   +  KCl
b. NO   +   O2   - - - →  NO2
c. NO2   +  O2   +  H2O  - - - → HNO3
d. Fe2 (SO4)3   +   NaOH   - - - →   Fe(OH)3   +   Na2SO4
e. CaCO3  +  H2O  +  CO2  - - - →  Ca(HCO3)2   
f. C4H10   +   O2    - - - →   CO2    +   H2O
g. C2H5OH   +   Na   - - - →  C2H5ONa    +   H2
h. CH3COOH+   Na2CO3  - - - →   CH3COONa  +   H2O +  CO2  
i. Al(OH)3   +   H2SO4   - - - →  Al2(SO4)3   +   H2O
j. KMnO4   - - - →  K2MnO4    +   MnO2   +   O2
k. MnO2   +   HCl   - - - →    MnCl2   +  Cl2  +   H2O  
l. KNO3   - - - →   KNO2   +   O2
m. C3H6+       O2      - - - →    CO2   +       H2O
n. CxHy       +       O2          - - - →     CO2   +       H2O
o. CxHyOz   +       O2        - - - →       CO2   +       H2O
p. FeCl2   +   Cl2  - - - →  FeCl3
q. CnH2n + 2  +       O2     - - - →     CO2   +       H2O
Bài 3: Hợp chất A do 3 nguyên tố Ca, C và O tạo nên có %Ca và %O lần lượt là 40% và 48%.
Biết khối lượng mol của hợp chất là 100 g/mol. Tìm CTHH của hợp chất.
Bài 4: Tính thành phần phần trăm theo khối lượng các nguyên tố hóa học có trong mỗi hợp
chất sau:
a. Đinitơpentaoxit.
b. Sắt(III)oxit.
Bài 5: Cho các chất có CTHH: HCl, Mg(OH)2, SiO2, KOH, Ba3(PO4)2, N2O5, H2S, Li2O, Cu2O,
Zn(OH)2, CO, FeO, NaNO3, PbSO4, SO2, H3PO3. Chất nào là oxit axit? Chất nào là oxit bazơ?
Gọi tên và viết CTHH hợp chất axit hay bazơ tương ứng với mỗi oxit.
Bài 6: Đốt cháy hoàn toàn 5,6 lít khí Metan (đo ở ĐKTC) trong không khí.
a. Tính thể tích không khí cần dùng, biết khí Oxi chiếm 20% thể tích không khí.
b. Tính thể tích sản phẩm khí và khối lượng sản phẩm hơi thu được sau phản ứng.
Bài 7: Đốt cháy 18,6g Photpho trong bình chứa 22,4g Oxi, sau khi phản ứng xảy ra xong thì:
a. Chất nào hết? Chất nào dư? dư mấy gam?
b. Chất nào được tạo thành? Khối lượng là bao nhiêu gam?
Bài 8: Đem nung 4,9g Kaliclorat với xúc tác sau khi phản ứng kết thúc:
a. Điều chế mấy ml khí Oxi? (ĐKT)
b. Tính khối lượng sản phẩm rắn thu được.
c. Sau khi điều chế thu được mấy bình Oxi (mỗi bình có dung tích bình 180ml), Biết
khi thu Oxi bị hao hụt 25%.
Bài 9: Ở ĐKTC lấy 11,2 lit hỗn hợp A (gồm khí Hiđro và khí Oxi) đem cân thấy nặng 5,5g.
a. Tính thành phần khối lượng và thành phần thể tích hỗn hợp A.
b. Làm nổ hỗn hợp A để phản ứng xảy ra thì được mấy gam hơi nước?
Bài 10: Nung a gam Kalipemanganat và b gam Kaliclorat thu được cùng một lượng khí Oxi.
Tính tỉ lệ a/b.

You might also like