You are on page 1of 13

Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội

Viện Điện tử - Viễn thông

BÁO CÁO THỰC TẬP CƠ BẢN


MÔ PHỎNG MẠCH SỐ TRÊN ALTIUM
Họ tên sinh viên: Nguyễn Sỹ Duy– MSSV: 20203691

Lớp: Điện tử 03 – K65

Mã lớp học: 713612

Giảng viên hướng dẫn: Thầy Vũ Hồng Vinh

Hà Nội, 2021
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lời nói đầu
Kính gửi thầy giáo, em là sinh viên năm 2, viện Điện tử - Viễn thông.
Bước sang năm học này, em được làm quen với nhiều môn học chuyên
ngành và cơ sở cốt lõi ngành nên có nhiều bỡ ngỡ vì chưa quen và thiếu kiến
thức; đặc biệt hơn nữa môn Thực tập cơ bản là cũng là một môn chuyên
ngành. Những tiết học trên lớp giúp em có thể làm quen với nhiều linh kiện,
máy đo điện tử … giúp em bước đầu làm quen với các công việc học tập sau
này
2. Mục đích học tập
Giúp sinh viên nắm chắc, bổ sung thêm được nhiều kiến thức mang tính
chuyên ngành.
Trong thực hành, được tiếp xúc, làm quen, tìm hiểu các thiết bị điện tử, đo
lường điện tử và cách sử dụng đúng cách, chính xác.
Hiểu rõ kiến thức mà học phần cần học.
NỘI DUNG 
1. Mục đích thực hành. 
 Thành thạo kĩ năng sử dụng máy tính. 
 Làm quen với phần mềm mô phỏng mạch điện tử Orcad và Altium. 
 Sử dụng thành thạo các công cụ trong phần mềm mô phỏng Orcad
và Altium.
 Thực hiện mô phỏng các mạch điện tử số bằng phần mềm Orcad. 
 Thực hiện thiết kế mạch nguồn ổn áp tuyến tính bằng phần mềm 
Altium. 
2. Trang thiết bị cần thiết. 
 Máy tính chạy hệ điều hành Windows. 
 Thư viện cho phần mềm Ocad và Altium. 
3. Lý thuyết. 
1. Thông tin về phần mềm Proteus. 
 Proteus là phần mềm mô phỏng mạch điện tử của Lancenter 
Electronics, cho phép mô phỏng hầu hết các linh kiện điện tử thôn
g dụng, đặc biệt phần mềm còn hỗ trợ việc mô phỏng các dòng vi 
điều khiển phổ thông như PIC, 8051, AVR, Motorola. 
 Phần mềm bao gồm 2 chương trình:
ISIS cho phép mô phỏng mạch và ARES dùng để vẽ mạch in. Bên 
cạnh việc mô phỏng các mạch số và mạch tương tự một cách rất
 hiệu quả,
Proteus còn là công cụ mô phỏng cho các loại Vi Điều Khiển khá 
tốt, nó hỗ trợ các dòng VĐK PIC, 8051, PIC, dsPIC, AVR, HC11,
MSP430, ARM7/LPC2000 ... các giao tiếp I2C, SPI, CAN,
USB, Ethenet... 

 Phiên bản mới nhất của phần mềm là Proteus8.x. Một số tính 
năng nổi bật của phiên bản này có thể kể đến như: 
+ Một khung ứng dụng mới cho phép bạn xem các module của 
proteus như các tab trong một cửa sổ duy nhất thông qua việc
kéo thả chuột
+ Một bộ cơ sở dữ liệu mới cho phép bạn update giữa mạch 
nguyên lí và mạch in ngay lập tức. 
+ Netlist linh hoạt cho phép cập nhật sự thay đổi trong sơ đồ 
nguyên lí. Hiển thị mạch 3D: ché độ xem 3D sẽ cập nhật ngay
lập tức các thay đổi trong hồ sơ mạch in.
+  VSMStudio: Là một phần của ứng dụng Proteus duy nhất. 
Điều này có những ợi ích như Firmware được tự động nạp vào
bộ xử lý sau khi biên dịch thành công và gỡ bỏ lỗi bên trong
IDE hoặc sơ đồ nguyên lý. 
 
 
2. Thông tin về phần mềm Altium 
Altium Designer là một trong những phần mềm thiết kế mạch điện tử PCB 
(Printed Circuit Board). Altium
Designer 20 là phiên bản mới nhất cho tới thời điểm bây giờ. Một số tính
năng cơ bản của phần mềm Altium Designer: 
 Giao diện thiết kế, quản lý và chỉnh sửa thân thiện, dễ dàng biên dịch, 
quản lý file, quản lý phiên bản cho các tài liệu thiết kế.
 Hỗ trợ mạnh mẽ cho việc thiết kế tự động, đi dây tự động theo thuật 
toán tối ưu, phân tích lắp ráp linh kiện
Hỗ trợ việc tìm các giải pháp thiết kế hoặc 
chỉnh sửa mạch, linh kiện, netlist có sẵn từ trước theo các tham số mới. 
 Mở, xem và in các file thiết kế mạch dễ dàng với đầy đủ các thông tin 
linh kiện, netlist, dữ liệu bản vẽ, kích thước, số lượng… 

 Hệ thống các thư viện linh kiện phong phú,gồm 
chi tiết và hoàn chỉnh bao gồm tất cả các linh kiện nhúng, số, tương tự… 
 Đặt và sửa đối tượng trên các lớp cơ khí, định nghĩa các luật thiết kế,
chỉnh các lớp mạch in, chuyển từ schematic sang PCB, đặt vị trí linh kiện 
trên PCB. 
 Mô phỏng mạch PCB3D, đem lại hình ảnh mạch điện trung thực trong 
không gian 3 chiều, hỗ trợ MCAD-ECAD, liên kết trực tiếp với mô hình 
STEP, kiểm tra khoảng cách cách điện, cấu hình cho cả 2D và 3D 
 Hỗ trợ thiết kế PCB sang FPGA và ngược lại. 
4. Thực hành
1.Thiết kế mạch đếm thuận từ 00-99 bằng phần mềm PROTEUS:
A, Mở phần mềm và cài đặt các tùy chỉnh:
Ở đây em dùng Proteus Design Suite phiên bản 8.10 vì thấy nó ổn
định và ít lỗi vặt. Hoặc có thể Update lên các phiên bản mới hơn như
8.11 để trải nghiệm nhiều tính năng mới.
Tại màn hình hiển thị đầu tiên của phần mềm, ta chọn New
project. Sau đó sẽ có các lựa chọn cài đặt như đặt tên,kích cỡ mạch in,
cài đặt mạch PCB,... tùy theo yêu cầu bài thì sẽ cài đặt chúng cho phù
hợp với Project.
Hình 1: Cửa sổ khởi động của Proteus
B, Lựa chọn linh kiện và sắp xếpchúng theo sơ đồ nguyên lý:
Màn hình làm việc chính của Proteus:
Hình 2: Cửa số làm việc của Proteus.
Để lấy linh kiện từ thư viện Proteus,ta chọn Library->Pick Part hoặc
nhấn phím P. Cửa sổ lựa chọn linh kiện xuất hiện:

Hình 3. Cửa sổ thư viện chọn linh kiện.


Ta có sơ đồ nguyên lý của mạch đếm thuận:

Hình 4. Sơ đồ nguyên lý của mạch đếm thuận

Dựa vào sơ đồ mạch nguyên lý ta biết được mạch bao gồm các linh
kiện sau:
+ LED 7 thanh: 7SEG-COM-ANODE số lượng 2.
+ Điện trở 4k7 số lượng 2.
+Tụ 100uF số lượng 1.
+IC 74LS00 số lượng 2.
+IC 74LS47 số lượng 2.
+IC 74LS90 số lượng 2.
Mở cửa sổ chọn linh kiện, nhập tên các linh kiện trên vào keyword, ví
dụ ta tìm IC7447 :

Hình 5. Lựa chọn Tụ điện trong Library


Lần lượt với các linh kiện còn lại, lưu ý nên sắp xếp chúng theo sơ đồ
mạch nguyên lý để tiện cho việc đi dây. Sau khi thực hiện ta được như
hình:
Hình 5. Các linh kiện sau khi sắp xếp vào vị trí
C, Đi dây và sửa lại giá trị linh kiện và chạy:
Đi dây theo sơ đồ nguyên lý:
Click chuột trái vào chân của các linh kiện và nối chúng với nhau
Dùng công cụ Wire Label Node để đặt tên chân các linh kiện, các
chân có cùng tên với nhau sẽ tự kết nối với nhau
Ta được mạch sau khi đi dây như hình:
Hình 7. Mạch điện tử sau khi đi dây

Sửa các giá trị linh kiện cho đúng với số liệu:
- Chuột phải vào linh kiện cần thay đổi số liệu, chọn Edit Properties
Hoặc nhấn Ctrl E
- Tại cửa sổ Edit Component, nhập giá trị linh kiện sau khi thay đổi
vào ô Resistant:
Hình 8. Cửa sổ thay đổi giá trị linh
kiện
Sau đó ta được mạch như hình:

Hình 9. Mạch sau khi đi dây và thay đổi giá trị linh kiện
D, Kết nối nguồn và mô phỏng mạch:
- Kết nối GND: sử dụng công cụ Terminal Node, lựa chọn Ground<
nối Ground vào các vị trí nối nguồn GND.
- Kết nối VCC: sử dụng công cụ Terminal Node, lựa chọn Power, nối
Power vào các vị trí nối nguồn VCC.
Để mô phỏng mạch ta chọn Debug – Run Simulation (F12), sau đó
mạch sẽ mô phỏng như hình:

Hình 10. Mô phỏng mạch đếm số đang chạy


Kết quả: sau khi bấm mô phỏng bắt đầu, 2 Led 7 thanh sẽ hiển thị từ 00
– 99, hoàn thành mô phỏng.

You might also like