You are on page 1of 11

HỌC VIỆN CÔNG NGHỆ BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG

BỘ MÔN PHÁT TRIỂN KỸ NĂNG

BÀI THI CUỐI KỲ


KỸ NĂNG THUYẾT TRÌNH

Giảng viên HD: Phí Thị Thúy Nga


Tên sinh viên: Đỗ Như Đức
Mã sinh viên: B19DCCN189
Lớp: D19CQCN09-B
Nhóm bài tập: 02
Điện thoại: 0986172791

HÀ NỘI, THÁNG 12/2021


Câu 1: Hãy trình bày kỹ năng kiểm soát sự lo lắng. Anh/chị hãy tự đánh giá kỹ năng
thuyết trình của bản thân và tìm ra những mặt hạn chế để thuyết trình tốt hơn.
Trả lời:
Kỹ năng kiểm soát sự lo lắng:
- Chấp nhận một thực tế, bất cứ ai cũng không hoàn hảo.
Bất cứ ai cũng có thể cảm thấy lo lắng và nôn nóng trong một số trường hợp nào đó.
Và bản thân mình cảm thấy lo lắng khi phải thuyết trình cũng không phải là ngoại
lệ.
- Chọn chủ đề đã biết rõ
Chọn chủ đề quen thuộc với bản thân chắc chắn sẽ cho người thuyết trình lợi thế về
sự tự tin vì người thuyết trình nắm rõ mình cần nói gì và kiểm soát được quá trình
thuyết trình. Trong những tình huống bất thường như trục trặc về công cụ trình
chiếu hay mất giấy ghi chú, vẫn có thể tiếp tục vì trong đầu người thuyết trình đầy
thông tin. Ngoài ra, quen thuộc với chủ để giúp người thuyết trình thấy phần hỏi đáp
trở nên dễ chịu hơn
- Chuẩn bị kĩ càng
Cần bao nhiêu thời gian để chuẩn bị một bài thuyết trình? Một kinh nghiệm đã được
nhiều người thuyết trình nổi tiếng đúc kết ra là: mỗi phút thuyết trình cần đến 1 giờ
chuẩn bị. Theo các chuyên gia về thuyết trình, sự chuẩn bị hợp lí có thể làm giảm
đáng kể nỗi lo lắng. Người thuyết trình sẽ phải tập nói vài lần và thậm chí trình diễn
trước vài ba người bạn thân, điều đó giúp có được sự tự tin.
- Lên kế hoạch sử dụng công cụ hỗ trợ
Công cụ hỗ trợ có thể là máy chiếu, tờ rơi, bảng biểu… Nhờ sử dụng những thiết bị
này, không những ý nói của người thuyết trình được làm sáng tỏ mà còn giúp tự tin
hơn vì thính giả sẽ chuyển hướng nhìn sang tài liệu trình chiếu hơn là nhìn chằm
chằm vào người thuyết trình và để minh chứng những gì mình nói, nên đi lại hay chỉ
trên màn chiếu, điều đó góp phần giúp giải phóng bớt năng lượng gây căng thẳng.
- Đừng bao giờ học thuộc bài nói
Khi học thuộc bài nói, người thuyết trình sẽ phụ thuộc rất nhiều vào những gì mình
nhớ, khiến không thể chủ động ứng biến nếu có tình huống xảy ra ngoài dự kiến.
Mặt khác, trong lúc thuyết trình, có khi chỉ một yếu tố gây nhiễu hay sao nhãng của
chính bản thân, người thuyết trình không thể nhớ ra mình cần nói gì tiếp theo hoặc
bỏ sót cả một ý lớn. Lúc đó, có thể thành trò cười cho thính giả. Kể cả khi nhớ hết
thì giọng đọc của người thuyết trình sẽ như một cái máy, không truyền cảm. Người
nghe sẽ nhanh chán với những gì người thuyết trình đọc từ trí nhớ chứ không phải
những gì người thuyết trình trao đổi và họ sẽ đặt câu hỏi về sự thành thực của người
thuyết trình..
- Tưởng tượng sẽ thuyết trình thành công
Người thuyết trình với suy nghĩ tiêu cực về bản thân và bài thuyết trình thường bị
hạ gục bởi nỗi lo lắng khi đứng trước đám đông. Hãy tự tin rằng mình có thể làm
được. Gạt bỏ cảm giác căng thẳng thần kinh và nên ngủ đầy giấc đêm hôm trước.
- Đừng coi rụt rè là rào cản
Rất nhiều người cho rằng, những người rụt rè khó có thể thuyết trình hay được.
Thực tế không hẳn như vậy, vẫn có rất nhiều thuyết trình viên có lối sống khép kín
và thậm chí hơi nhút nhát nhưng khi lên thuyết trình lại vô cùng sôi nổi. Đó là vì họ
thực sự hứng thú với bài thuyết trình và muốn được truyền cảm hứng đó đến người
nghe. Những người rụt rè thường hay để ý cách người khác nghĩ mình hơn là tập
trung vào nội dung. Một khi chúng ta chỉ chuyên tâm vào những gì cần nói, sự rụt rè
của chúng ta sẽ biến mất!
- Chuẩn bị hình thức bên ngoài phù hợp và ấn tượng
Trong mọi trường hợp, mỗi người chỉ có 90 giây để tạo cho người khác ấn tượng tốt
về mình. Nghiên cứu đã chỉ ra rằng, 93% ấn tượng đầu tiên đó được tạo nên bởi
những tín hiệu không lời như cách chúng ta nói, vẻ bề ngoài và cách cư xử. Vì thế,
để tạo ấn tượng tốt, để có thể tự tin đứng trước đám đông thính giả, người thuyết
trình cần bảo đảm rằng vẻ bề ngoài của mình gửi đi những tín hiệu thích hợp nhất,
tạo ấn tượng tốt nhất. Do mọi người thường phán xét tính tin cậy của bài thuyết
trình trên cơ sở hình thức bên ngoài, nên mọi cử chỉ, dáng điệu, nét mặt và thái độ
của người thuyết trình cần tự nhiên và nhẹ nhàng. Nếu người thuyết trình đứng một
cách cứng nhắc, thở mạnh và không có sự tạm nghỉ trong bài thuyết trình, mọi
người sẽ rất dễ dàng nhận thấy sự thiếu tự tin ở họ.
- Dành thời gian cho câu hỏi
Tùy vào đối tượng và số lượng thính giả, chúng ta nên dành thời gian để giải đáp
câu hỏi họ nêu ra sau khi kết thúc bài thuyết trình. Nếu số lượng người tham dự
đông, chúng ta cần nhiều thời gian hơn để trả lời những câu hỏi mà họ không có thời
gian nghiên cứu. Tuy nhiên, một mình chúng ta chắc chắn không thể giải đáp hết
mọi thắc mắc của mọi người, "đừng để rơi vào cảm giác căng thẳng, như đang bị
nén trong nồi áp suất đầy hơi” thay vào đó, hãy xin phép sắp xếp những cuộc trò
chuyện riêng để cung cấp cho họ thông tin chi tiết.
- Đừng băn khoăn về chuyên môn của mình
Chúng ta không phải chuyên gia về lĩnh vực đó không có nghĩa là chúng ta không
thể cung cấp cho người nghe một bài thuyết trình với nhiều nội dung hữu ích.
- Không đọc lại nguyên văn slide
Những slide đã chuẩn bị sẵn là tài liệu tốt nhưng đừng lúc nào cũng nhìn chằm
chằm và đọc lần lượt từng slide một. Theo Thomas, chúng ta nên học cách thuyết
trình theo ý mình, diễn đạt theo văn phong đối thoại để người nghe cảm thấy hứng
thú chứ không phải đọc cho họ nghe những gì hiển hiện trên màn hình máy chiếu.
- Cơ thể
Di chuyển nhẹ nhàng vài mét trước khi thuyết trình, hít thở đều và sâu, tạo sự thư
giãn cần thiết. Đối với hai bàn tay thì nên nắm chặt rồi thả lỏng càng chậm càng tốt
và chúng ta có thể làm nhiều lần.Trong quá trình thuyết trình chúng ta có thể di
chuyển vị trí của mình trong phạm vi giới hạn, ví dụ chúng ta có thể tiến đến gần
thính giả. Khi đó chúng ta sẽ cảm thấy thoải mái vì cơ thể được giải phóng về không
gian và khoảng cách, luôn đứng với tư thế thoải mái và hướng về phía thính giả.
- Trước khi thuyết trình phải luyện tập cơ mặt để tạo sự tự nhiên nhất. Nên
làm như sau:
+ Nhắm nghiền mắt lại thật chặt, ngậm môi và nhăn mặt, sau đó thư
giãn để tập lần tiếp theo. Với bài tập này, có thể tập đi tập lại nhiều lần.
+ Há miệng và mở mắt thật to đến mức có thể, sau đó thư giãn. Cách
này sẽ giúp cho tất cả các cơ mặt được hoạt động căng ra và sẽ linh hoạt hơn.
Nên tập đi tập lại liên tục nhiều lần.
+ Mím môi và nhắm nghiền mắt chặt đến mức có thể, sau đó từ từ thư
giãn. Với cách tập này sẽ giúp không bị cơ cứng khi nói, giọng nói sẽ mạch
lạc, rõ ràng và không bị líu lưỡi…
- Kiểm soát hơi thở và giọng nói
Tâm lý căng thẳng sẽ làm cho hơi thở của không đều, ức chế về tâm lý, chính vì vậy
trước khi thuyết trình nên tìm một không gian thoáng đãng cho riêng mình và hít thở
nhiều lần thật sâu. Tập hít thở một cách từ từ để điều hoà tốt được hơi thở của mình.
Giọng nói cũng có tác động không nhỏ đến buổi thuyết trình: tốt nhất nhấp một chút
nước, nên tránh những đồ uống như cà phê đặc, đồ uống có ga, đồ uống có đường…
như vậy sẽ tránh được những kích thích có thể xảy ra ngoài ý muốn. Trong quá trình
thuyết trình, nếu chúng ta cảm thấy hơi thở cũng như giọng nói có vấn đề, ngay lập
tức phải điều chỉnh. Nếu đang nói nhanh quá thì cần phải giảm cường độ, điều tiết
một cách nhịp nhàng mà vẫn gây hấp dẫn cho người nghe.

Câu 2: Anh/chị hãy xác định mục đích; xây dựng nội dung và lên kế hoạch cho một
bài thuyết trình hoàn chỉnh về một chủ đề (gợi ý: Thành công, Hạnh phúc, Biết ơn,
Sống tử tế, Nghị lực, Ước mơ, Vô cảm, Khí hậu, Môi trường, Cảnh đẹp, Tình yêu,
Tình bạn …)
Trả lời:
Viết chuyên đề: “Sinh viên với mạng xã hội”.
Phần mục đích:
 Hiểu biết thêm về mạng xã hội: mặt lợi và hại
 Nắm bắt được thực trạng xã hội ngày nay
 Rút ra được bài học về cách sử dụng mạng xã hội sao cho hiệu quả nhất

Phần nội dung:


I. Khái quát về mạng xã hội
Xã hội ngày càng phát triển là kết quả của các cuộc cách mạng công nghiệp, là điều
mà mọi người mong muốn vươn xa và vươn xa hơn nữa để thực hiện ước mơ vượt
xa vũ trụ.Trải qua thời gian cùng với những sự đóng góp to lớn của con người trong
lĩnh vực công nghệ, xã hội loài người từng bước phát triển đi lên và luôn tìm các
biện pháp để cải tiến xã hội hơn nữa. Những cuộc cách mạng, những biện pháp,
những đóng góp to lớn trong quá khứ đã góp phần quan trọng tạo nên một xã hội
hiện đại như bây giờ, một xã hội với những công nghệ 4.0, thời đại công nghệ thông
tin.
Công nghệ phát triển ta không thể không nhắc tới một mấu chốt quan trọng đó là sự
ra đời của internet.
Internet ra đời nhằm truyền tải thông tin, lưu trữu dữ liệu,… Internet dần dần phát
triển có mặt khắp mọi nơi trên thế giới. Những nơi có internet có thể kết nối mọi thứ
với nhau dù là ở bất kì đâu, xa bao nhiêu, có thể kết nối người với người, người với
vật,…. Ta gọi đó là internet kết nối vạn vật.

Cùng với sự phát triển của internet, hàng loạt các trang mạng xã hội đã lần lượt
nối tiếp nhau ra đời: Yahoo, Facebook, Youtube, Twitter, Instagram, Zalo,…

Chúng ta thường hiểu nôm na mạng xã hội là những trang mạng mà mọi người có
thể kết nối, chia sẻ, gặp gỡ, thấy nhau gián tiếp mà không cần phải gặp mặt mặt trực
tiếp. Vậy mạng xã hội là gì? Mạng xã hội là hệ thống thông tin cung cấp cho cộng
đồng người sử dụng mạng các dịch vụ lưu trữ, cung cấp, sử dụng, tìm kiếm, chia sẻ
và trao đổi thông tin với nhau, bao gồm dịch vụ tạo trang thông tin điện tử cá nhân,
diễn đàn (forum), trò chuyện (chat) trực tuyến, chia sẻ âm thanh, hình ảnh và các
hình thức dịch vụ tương tự khác. Dịch vụ mạng xã hội xuất hiện lần đầu tiên năm
1995 với sự ra đời của trang Classmate với mục đích kết nối bạn học. Tiếp theo là
sự xuất hiện của SixDegrees vào năm 1997 với mục đích giao lưu kết bạn dựa theo
sở thích. Sau đó mạng xã hội ra đời ngày càng nhiều và hoàn thiện để phụ vụ nhu
cầu của người dùng. Năm 2004, sự ra đời của Facebook đã đánh dấu bước ngoặt mới
cho hệ thống mạng xã hội trực tuyến.
Theo thống kê về mạng xã hội trên toàn cầu vào năm 2020:
+ Số lượng người sử dụng mạng xã hội (MXH) trên toàn thế giới đã chạm tới con số
3.5 tỷ người, chiếm khoảng 46% tổng dân số trên thế giới.
+ Một người sử dụng có trung bình 9 tài khoản mạng xã hội khác nhau và dành ra
trung bình 2 tiếng 16 phút một ngày trên mạng xã hội.
+ 91% người sử dụng mạng xã hội truy cập bằng điện thoại thông minh.
+ Instagram Stories là ngôi sao đang lên. Chỉ trong 2 năm, Instagram stories
tăng từ 150 triệu đến 500 triệu người xem hàng ngày.
+ Facebook và Instagram là 2 nền tảng mạng xã hội phổ biến nhất hiện nay.
Tuy nhiên, trong những năm gần đây, rất nhiều nền tảng mạng xã hội đã nhanh chóng
trở nên phổ biến trong thời gian ngắn, điển hình trong số đó là TikTok - mạng xã hội
đã có 500 triệu người sử dụng chỉ trong vòng 3 năm thành lập.
Và những con số này vẫn còn đang tiếp tục tang nhanh chưa có dấu hiệu dừng lại:
Với những số liệu thông kê trên, ta có thể thấy được mạng xã hội đang ngày càng
trở lên phổ biến trên toàn cầu, người người sử dụng, nhà nhà sử dụng. Sử dụng mạng
xã hội dần trở lên như một nhiệm vụ không thể thiếu trong cuộc sống hàng ngày của
con người. Mạng xã hội ra đời đã có những đóng góp to lớn, góp phần thay đổi xã
hội. Vậy những đóng góp của mạng xã hội có thực sự to lớn như những con số thống
kê ở trên?
Hay đây là những con số mà ta phải xem xét lại và suy ngẫm?
II. Thực trạng mạng xã hội với sinh viên
Mạng xã hội ra đời đã góp phần to lớn thay đổi cuộc sống của con người, đóng góp
vào phát triển nhiều mặt về kinh tế, văn hóa, giáo dục, quốc phòng,… Tuy nhiên,
bên cạnh những đóng góp to lớn về mặt tích cực, mạng xã hội cũng đã tạo ra không
ít ảnh hưởng tiêu cực cho xã hội cũng như con người.
1) Về thế giới:
Số lượng người dùng mạng xã hội trên thế giới là một con số không hề nhỏ,
đơn vị trăm triệu thậm chí là tỷ người dùng.

-Đóng góp của mạng xã hội:


+ Người dùng mạng xã hội có thể dễ dàng kết nối, trao đổi, chia sẻ thông tin với
nhau, giao lưu kết bạn với tất cả mọi người trên thế giới mà không cần phải đi xa để
gặp trực tiếp. Dễ dàng tìm kiếm các thông tin hữu ích theo nhu cầu của người dùng.

+ Sử dụng mạng xã hội vào mục đích kinh doanh góp phần tăng trưởng nền
kinh tế thế giới.

+Các quốc gia dễ dàng trao đổi thông tin, góp phần vào hợp tác quốc tế, ngoại
giao, giúp đỡ nhau nâng cao nền quốc phòng, cập nhật nhanh những tin tức nóng
trên thế giới, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại, phổ biến được nền văn hóa dân tộc
cho nhiều người biết.
-Ảnh hưởng của mạng xã hội:
+ Các phần tử khủng bố có thể lợi dụng những lỗ hổng thông tin để tiến hành
chiếm đoạt tài sản trục lợi cá nhân, tiến hành công kích vào chính quyền các quốc
gia, xúi giục phát động chiến tranh…

2) Việt Nam:
Ở Việt Nam, số lượng người dùng mạng xã hội là rất lớn, phổ biến nhất là mạng
xã hội Facebook.
- Đóng góp :
+ Mạng xã hội ngày càng góp phần quan trọng trong việc củng cố niềm tin của
quần chúng nhân dân đối với sự lãnh đạo của Đảng, Nhà nước và điều hành của
Chính phủ, giúp thu hẹp khoảng cách với người dân.
+ Mạng xã hội góp phần tích cực vào sự phát triển nhận thức, tư duy và kỹ năng
sống của con người. Mạng xã hội đang ngày càng trở thành nơi cung cấp tin tức,
kiến thức về tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội.
+ Bên cạnh đó, trên mạng xã hội có nhiều trang dạy kỹ năng sống như ngoại ngữ,
nấu ăn, sửa chữa, giao tiếp, tâm lý, thể thao… giúp người dùng có những kỹ năng
cơ bản cần thiết trong cuộc sống hiện đại mà không cần đến lớp hay đóng học phí.
+ Mạng xã hội góp phần tích cực vào sự phát triển của văn hóa cộng đồng. Thực
tế từ khi MXH phát triển, việc “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra” được thực
hiện sinh động hơn. Công tác xã hội như cứu trợ thiên tai, xóa đói giảm nghèo… có
nhiều khởi sắc. Nội lực của cộng đồng được phát huy hiệu quả hơn trong công cuộc
phát triển kinh tế- xã hội.
+ Thông qua mạng xã hội, con người Việt Nam biết được nhiều hơn về nét đẹp
bản sắc văn hóa các vùng miền, người dân thế giới biết nhiều hơn về Việt Nam.
-Ảnh hưởng:
+ Mạng xã hội đã và đang trở thành công cụ hàng đầu để các thế lực thù địch lợi
dụng tiến hành phá hoại tư tưởng. Trong những năm qua, các thế lực thù địch, phản
động đã lập ra và sử dụng hàng ngàn trang mạng xã hội vào các hoạt động tuyên
truyền phá hoại tư tưởng. Chúng tập trung xuyên tạc, nói xấu chủ nghĩa Mác- Lênin,
tư tưởng Hồ
Chí Minh và vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam.
Hiện nay, nhiều trang mạng xã hội của bọn phản động trong- ngoài như “Dân
làm báo”, “Quan làm báo”… thường xuyên đăng tải những bài viết với lời lẽ chống
Đảng, chống chế độ một cách điên cuồng, mù quáng.
+ Mạng xã hội làm gia tăng nguy cơ lộ lọt bí mật nhà nước. Trong số hàng triệu
người dân Việt Nam sử dụng mạng xã hội, có không ít người là cán bộ, đảng viên,
làm việc trong các cơ quan, đơn vị có liên quan đến bí mật nhà nước. Trong khi đó,
hiểu biết về công tác bảo vệ bí mật nhà nước của một số cán bộ, đảng viên chưa cao,
trách nhiệm ý thức bảo mật chưa tốt, làm gia tăng nguy cơ lộ lọt bí mật nhà nước.
+ Mạng xã hội tác động tiêu cực đối với sự phát triển văn hóa, làm gia tăng nguy
cơ xói mòn bản sắc văn hóa dân tộc. Xuất hiện các trào lưu tuyên truyền, cổ vũ lối
sống, các giá trị phương Tây, như tôn thờ tự do cá nhân, lối sống thực dụng, văn hóa
đồi trụy, bạo lực… đi ngược lại truyền thống văn hóa dân tộc. Tình trạng nhiễu loạn
thông tin, thật giả lẫn lộn trên mạng xã hội đang ở mức báo động, ảnh hưởng đến các
giá trị văn hóa tốt đẹp của cộng đồng. Hoạt động tung tin đồn, giật gân câu “like”
trên mạng xã hội ngày càng gia tăng, gây hoang mang trong dư luận.
Một số vụ việc trên mạng xã hội thu hút số lượng rất lớn người quan tâm, theo dõi,
hình thành tâm lý đám đông, áp lực dư luận, có thể tạo ra các giá trị lệch lạc hay
khuynh hướng phức tạp trong văn hóa ứng xử.
Trong thời điểm dịch bệnh đang diễn ra, nhiều thông tin giả gây hoang mang
dư luận.
+ Mạng xã hội đang trở thành công cụ, môi trường “màu mỡ” để tội phạm lợi
dụng hoạt động. Với đặc tính ảo, mạng xã hội thường xuyên được các đối tượng
phạm tội về hình sự, kinh tế, ma túy lợi dụng để hoạt động với các thủ đoạn như tạo
tài khoản ảo để kết bạn, làm quen sau đó lừa đảo chiếm đoạt tiền, tài sản; tiến hành
đánh cắp mật khẩu, chiếm giữ quyền kiểm soát tài khoản trái phép để thu thập các
thông tin cá nhân, nhất là những thông tin bí mật về tài chính, từ đó tìm cách đánh
cắp, trục lợi. Một số đối tượng còn sử dụng mạng xã hội làm công cụ liên lạc trong
quá trình mua bán, vận chuyển các loại hàng cấm, ma túy, vũ khí, vật liệu nổ và các
hoạt động phạm tội khác.

3)Sinh viên:
Hiện nay, mạng xã hội đang phát triển mạnh ở Việt Nam. Trong đó, những người sử
dụng chủ yếu là thanh thiếu niên và sinh viên
Kết quả điều tra mức độ sử dụng mạng xã hội trong sinh viên cho thấy trong
tổng số 4.247 sinh viên được khảo sát, có đến 4.205 sinh viên (chiếm 99%) có sử
dụng mạng xã hội. Như vậy, việc sử dụng mạng xã hội trong sinh viên hiện nay là
phổ biến.
-Tích cực:
+ Thông qua mạng xã hội, sinh viên có thể tự trang bị cho mình nguồn tri thức,
nâng cao giá trị bản thân. Sử dụng mạng xã hội để tham gia các khóa học tri thức,
kỹ năng miễn phí, tiết kiệm thời gian công sức.
+ Mạng xã hội là nơi để gắn kết cộng đồng, sẻ chia những bất hạnh, niềm vui
của những người có cùng trái tim biết thông cảm và giúp đỡ những người có hoàn
cảnh đáng thương, cần sự trợ giúp của xã hội.
+ Qua mạng xã hội, các sinh viên đã kịp thời biểu dương rộng rãi những tấm
gương tiêu biểu, những cá nhân xuất sắc có đóng góp thiết thực vào đời sống.
+ Có rất nhiều sinh viên cũng sử dụng mạng xã hội là nơi quảng cáo, kinh doanh
và các hoạt động buôn bán khác rất hiệu quả đem lại nguồn thu nhập giúp đỡ gia
đình.

-Tiêu cực:
+ Sử dụng mạng xã hội một các thiếu kiểm soát, lạm dụng thể gây lên hiện tượng
nghiện mạng xã hội, mà sinh viên chính là những con nghiện, không lúc nào là không
sử dụng mạng xã hội, ăn lướt mạng, chơi lướt mạng, ngồi học lướt mạng,…
Ta có thể thấy việc sử dụng mạng xã hội chiếm rất nhiều thời gian trong ngày
của sinh viên. Điều này gây ra ảnh hưởng không hề nhỏ đến cuộc sống của sinh viên
trên nhiều phương diện.
+ Sử dụng mạng xã hội mất kiểm soát làm cho sinh viên sao nhãng việc học
hành, tinh thần uể oải, sa sút, đắm chìm vào thế giới ảo trong đời sống thực.
+ Sử dụng mạng xã hội nhiều đồng nghĩa với việc đôi mắt phải hoạt động nhiều
với điện thoại, laptop dễ gây mỏi mắt, đau đầu, mệt mỏi, lâu dài có thể gây ra bệnh
cận thị. +Mạng xã hội chính là một không gian xã hội thu nhỏ, sinh viên chỉ cần ngồi
một chỗ là có thể trò chuyện kết bạn với mọi người. Điều này làm giảm khả năng
vận động ảnh hưởng sức khỏe, giảm khả năng giao tiếp với đám đông dễ gây ra căn
bệnh tự kỉ.
+ Sinh viên đăng tải các tin tức thiếu chọn lọc, không chính xác gây hoang mang
dư luận.
+ Đăng tải các thông tin hình ảnh gây sốc nhằm câu view, câu like.
+ Sử dụng mạng xã hội để giả mạo người dùng, đăng bài nói xấu bạn bè thầy cô,
nhục mạ người khác…ảnh hưởng đến văn hóa đạo đức học đường, nhân cách con
người, làm mất danh dự người khác.
+ Sinh viên giao lưu kết bạn không kiểm soát dễ bị kẻ xấu lợi dụng, lừa gạt tham
gia các mô hình đa cấp, tham gia các trang cá độ kiếm tiền dẫn đến tha hóa con
người.
III. Biện pháp
Mạng xã hội ra đời nhằm kết nối toàn cầu, cung cấp tri thức, góp phần thay đổi phát
triển, giúp cho thế giới từng bước đi lên ngày càng hiện đại để phục vụ nhu cầu con
người. Tuy nhiên, việc sử dụng sử dụng mạng xã hội thiếu kiểm soát, sử dụng mà
thiếu sự hiểu biết đã làm thay đổi bản chất của nó, làm ảnh hưởng đến sức khỏe, văn
hóa đạo đức,.. cá nhân người dùng cũng như ảnh hưởng đến những người xung
quanh; làm xói mòn văn hóa xã hội dân tộc, quốc gia. Đó là hoàn toàn đi ngược lại
mục đích ra đời ban đầu của mạng xã hội.
Bởi vậy, ngay từ lúc này ta phải có những biện pháp thiết thực cụ thể để thay đổi các
ảnh hưởng của mạng xã hội đi lên theo chiều hướng tích cực, thay đổi cách nhìn
nhận, sử dụng mạng xã hội của con người, đặc biệt là tầng lớp học sinh, sinh viên,
thế hệ trẻ dễ dàng tiếp thu, những chủ nhân tương lai của dân tộc, đất nước, những
người sẽ làm chủ thế giới sau này:
+ Không thể phủ nhận mặt tốt của mạng xã hội. Vì vậy không nên và không thể
cấm dùng nó.
+ Các quốc gia và các cơ quan hữu trách phải nghiên cứu để kiểm soát, quản lí
mạng xã hội một cách chặt chẽ hơn. Phải tăng cường giáo dục và tự giáo dục về “văn
hóa trên mạng”.
+ Nhà trường, gia đình và xã hội phải quản lí, giáo dục, định hướng cho con em
mình chặt chẽ, hiệu quả hơn. Có những biện pháp quản lý con em sử dụng mạng xã
hội không lạm dụng. Đặt ra những nguyên tắc, quy định những điều cấm kị khi sử
dụng mạng xã hội cho con em.
+ Sinh viên cần tích cực biểu dương các hành động người tốt việc tốt trên mạng
xã hội, các tấm gương đẹp, từ đó học hỏi làm theo những hành động tốt, xây dựng
văn hóa xã hội lành mạnh.
+ Sinh viên tham gia mạng xã hội cần thực hiện các chuẩn mực về văn hóa, đặc
biệt là văn hóa chữ viết, không cách tân chữ viết trái quy định, không sử dụng ngôn
từ thiếu chuẩn mực đạo đức.
+ Tuyên truyền về cách sử dụng mạng xã hội đúng đắn cho người thân, gia đình,
bạn bè
+ Học sinh, sinh viên cần trau dồi thêm về kiến thức khi sử dụng mạng xã hội,
điều khoản, văn hóa sử dụng mạng xã hội là như thế nào? phân biệt được cái đúng
cái sai. + Tự đặt ra giới hạn về thời gian sử dụng mạng xã hội cho bản thân
+ Hạn chế like, bình luận, hạn chế đăng những bài viết, không phải cái gì cũng
đăng để câu like, view.
+ Trước khi chia sẻ một vấn đề gì đó cần tìm hiểu thông tin xác thực tránh gây
hoang mang dư luận.
+ Không giao lưu kết bạn với những người không quen biết để tránh bị kẻ xấu
lợi dụng rồi hại mình hại người.

You might also like